Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 103 trang )

HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN ĐÌNH TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

NHÂN VẬT NỮ TRONG
TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Cao Thị Hảo


THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội
dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, khách quan và chưa
được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và sự tri ân sâu sắc tới
PGS.TS Cao Thị Hảo, người đã hướng dẫn tận tình, chu đáo, đầy trách nhiệm
và có những chỉ dẫn khoa học giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo Khoa Ngữ
văn và Phòng đào tạo Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tham gia giảng
dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng tôi xin được chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
những người đã luôn ở bên động viên, khuyến khích và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hà


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………………..3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 9
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 9
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 10
7. Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 10
NỘI DUNG ....................................................................................................... 11
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ......................................................... 11
1.1. Những vấn đề lí luận chung ........................................................................ 11
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học .................................................................... 11
1.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học .......................................... 13
1.1.3. Nhân vật trong tiểu thuyết ....................................................................... 14
1.2. Vấn đề nữ quyền trong văn học Việt Nam hiện đại ................................... 16
1.2.1. Vấn đề nữ quyền và văn hóa xã hội thời hiện đại ................................... 16
1.2.2. Quá trình phát triển vấn đề nữ quyền trong văn học Việt Nam đương
đại và tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú ................................................................... 18
1.3. Tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam
đương đại ........................................................................................................... 20
1.3.1. Khái quát chung về tiểu thuyết Việt Nam đương đại .............................. 20
1.3.2. Đóng góp của tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú ............................................ 27


iii


Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 34
Chương 2: NHÂN VẬT NỮ VỚI NHỮNG KHUÔN DIỆN ĐA DẠNG
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ ........................................... 35
2.1. Nhân vật nữ với dục vọng bá chủ thế giới ngầm........................................ 35
2.1.1. Con đường đến với vị trí bá chủ thế giới ngầm ....................................... 35
2.1.2. Quyền năng của người phụ nữ trong thế giới ngầm ................................ 38
2.2. Người phụ nữ với khát vọng yêu và kiếm tìm hạnh phúc .......................... 42
2.3. Nhân vật nữ với hoàn cảnh sống đầy bi kịch thời hiện đại ........................ 48
2.3.1. Thiên tính nữ tiềm ẩn trong chân dung kẻ tội phạm ............................... 48
2.3.2. Quá trình đấu tranh để sinh tồn đầy bi kịch ............................................ 51
2.4. Người phụ nữ bị tha hóa bởi hoàn cảnh sống ............................................. 56
2.4.1. Những hoài nghi, vỡ mộng ...................................................................... 56
2.4.2. Lối sống buông thả, phó mặc .................................................................. 62
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 66
Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN
NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ .............. 67
3.1. Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình và nội tâm .............................. 67
3.1.1. Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình ............................................. 67
3.1.2. Xây dựng nhân vật qua miêu tả nội tâm .................................................. 71
3.2. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ nghệ thuật ............................................. 79
3.2.1. Ngôn ngữ thông tục, đời thường............................................................. 79
3.2.2. Ngôn ngữ mang màu sắc sex ................................................................. 84
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 88
KẾT LUẬN....................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 92


iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, đất nước thống nhất
bước vào giai đoạn xây dựng, phát triển trong quỹ đạo hòa bình, mở ra cho văn
học những tiền đề mới nhưng cũng đem lại nhiều thách thức mới. Đó là thời kỳ
con người “không tìm được sự tĩnh lặng của cuộc sống và tâm hồn trong mỗi
âm thanh tích tắc của chiếc đồng hồ thời đại” [40, tr.61]. Để bắt nhịp, chuyển
tải được cái phức tạp của sự thay đổi ấy, nền văn học Việt Nam đã có những
bước chuyển mình rất mạnh mẽ được ghi nhận ở hầu hết các thể loại trong đó
có tiểu thuyết. Tiểu thuyết được định nghĩa là “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả
năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian” [18,
tr.328]. Tiểu thuyết có khả năng khám phá cuộc sống ở nhiều chiều và nhiều
khía cạnh đời tư khác nhau nên nó đi vào thượng tầng kiến trúc của văn học
nghệ thuật như một xương sống vô cùng quan trọng. Tiểu thuyết chính là “hiện
thân của cái phức tạp, cái đa dạng và phong phú” [70, tr.103]. Không ít nhà
văn đặc biệt các nhà văn trẻ thế hệ 7x, 8x lựa chọn tiểu thuyết để thể nghiệm,
tìm tòi và khẳng định cá tính sáng tạo của mình. Hiện nay tiểu thuyết đang
được nghiên cứu dưới nhiều góc độ: đề tài, cốt truyện, ngôn ngữ… Và xu
hướng tiếp cận từ phương diện nhân vật cũng mang lại nhiều khám phá thú vị
đối với lĩnh vực tiểu thuyết đương đại hiện nay. Bởi qua đó, bạn đọc thấy được
khuôn diện đời sống xã hội và tài năng nghệ thuật của nhà văn.
1.2. Bên cạnh thế hệ các nhà văn đã được khẳng định vai trò, vị thế vững
chắc trên văn đàn, một đội ngũ các cây bút trẻ thuộc thế hệ 7x, 8x đã chấp nhận
mạo hiểm, sẵn sàng thể nghiệm, làm mới tiểu thuyết ngay trong cuộc “trở dạ
đau đớn” để sinh thành một loạt tiểu thuyết mới với lối viết mới, tư duy mới,
cách khám phá mới. Mỗi người một vẻ, những cây bút trẻ đã tạo nên một
không gian đa chiều cho văn học thời đại mới - thời kỳ hội nhập và toàn cầu

hóa. Trong số các tác giả thế hệ 7x, 8x như Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Ngọc
Thuần, Đỗ Bích Thúy, Phong Điệp, Phạm Duy Nghĩa, Phạm Thị Hoài…
Nguyễn Đình Tú nổi lên như một hiện tượng văn chương đầy triển vọng. Bốn
1


mươi mốt tuổi, Nguyễn Đình Tú đã trình làng tám tiểu thuyết. Ma Văn Kháng
không ngần ngại khi khẳng định Nguyễn Đình Tú là “nhà tiểu thuyết lực lưỡng”,
“một triển vọng đầy hứa hẹn của văn xuôi hiện nay” [dẫn theo 24, tr.9].
Đời sống đương đại vốn rất phức tạp, điều cốt lõi là nhà văn nói được gì
giữa “đống hỗn độn” ấy của cuộc sống. Không phải ngẫu nhiên mà tiểu thuyết
hôm nay luôn khiến cho người ta phải suy tư, và nhiều khi nó trở thành “Người
bạn đồng hành chung thủy của con người, bảo vệ con người bằng việc thường
xuyên nhắc nhở, thức tỉnh, tôn vinh những giá trị nhân văn” [70, tr. 100]. Tiểu
thuyết Nguyễn Đình Tú đã “thức tỉnh, tôn vinh những giá trị nhân văn” từ việc
đi tìm và giải mã “cái tôi bí ẩn” bằng một lối viết đầy sáng tạo và mới mẻ, thể
hiện được những trải nghiệm cũng như bản lĩnh của một cây bút sớm trưởng
thành khi tuổi còn rất trẻ. Với kinh nghiệm vốn có của một người học luật, từng
làm việc trong Viện kiểm sát cộng với tài năng của bản thân, Nguyễn Đình Tú
đã khá nhạy bén khi khám phá, thể hiện những góc khuất của đời sống xã hội
và con người thời hiện đại, đề cập đến thực trạng suy thoái, băng hoại đạo đức,
nhân cách của con người, đặc biệt là ở giới trẻ bằng một hướng tiếp cận mới
mà như nhà văn Chu Lai nói “không né tránh bất cứ thứ gì mà cuộc sống khuất
lấp ngổn ngang đang phô bày”. Ngụp lặn trong đống “ngổn ngang”, “xô bồ”,
những góc khuất của đời sống xã hội thời kì hiện đại, Nguyễn Đình Tú tập
trung khai thác các hình tượng nhân vật đặc biệt là nhân vật nữ với nhiều khuôn
diện khác nhau.
1.3. Nhà văn đã thể hiện được quan niệm nghệ thuật của mình về con
người thông qua thế giới nhân vật. Đồng thời giúp người đọc nhận thấy tư
tưởng, tình cảm, khát vọng mà nhà văn muốn truyền tải qua tác tấc phẩm của

mình. Đọc các tiểu thuyết Hồ sơ một tử tù (2002), Bên dòng Sầu Diện (2006),
Nháp (2007), Phiên bản (2009), Kín (2010), Hoang tâm (2013), Xác phàm
(2014), Cô mặc sầu (2015) của Nguyễn Đình Tú, người đọc luôn bị ám ảnh bởi
một thế giới nhân vật với nhiều giai tầng cứ vẫy vùng, ngụp lặn trong cái xã hội
đầy rẫy những cám dỗ, những mảng tối - sáng tranh chấp, xô đẩy khiến họ luôn

2


bị rơi vào trạng thái mất phương hướng. Song có lẽ day dứt, ám ảnh hơn cả vẫn
là các nhân vật thuộc giới nữ. Họ cũng đang phải đối diện với biết bao thử
thách của cuộc sống, để rồi “vừa tự đập tan nát mình vỡ vụn, vừa ráng chịu
đau đớn, tự tay “khâu vá” lại những mảnh vụn nát ấy cho lành lặn?” [51]. Hầu
hết, nhân vật nữ chính hay phụ trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú tuy thân
phận, vị thế, hoàn cảnh sống… khác nhau nhưng đều mang trong mình “bi kịch
cơ bản hiện nay của tầng lớp thanh niên đô thị đương đại Việt Nam”. Tiếp xúc
với các nhân vật nữ trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, người đọc như được
tiếp xúc trực tiếp với mặt trái của cuộc sống hiện thực. Và nhà văn muốn truyền
tải những vấn đề nóng hổi của thời đại, những vấn đề không thể dửng dưng,
lạnh lùng của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, đó là “bi kịch
của giới nữ” trước những mặt trái của cuộc sống với biết bao xô bồ, hỗn độn và
cạm bẫy. Nguyễn Đình Tú đã không ngần ngại bóc trần những mảng tối trong góc
khuất sâu thẳm nhất của đời sống tình cảm, tâm, sinh lí người phụ nữ để qua đó
hiểu, cảm thông, trân trọng và mong muốn mọi người trong xã hội hãy có một cái
nhìn khách quan, toàn diện về người phụ nữ Việt Nam trong thời kì mới.
Với những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Nhân vật
nữ trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. Qua đó góp phần khẳng định giá trị tiểu
thuyết Nguyễn Đình Tú đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống
cho thế hệ trẻ hôm nay.
2. Lịch sử vấn đề

Vốn được học ngành luật, lại là nhà văn công tác trong quân đội cùng với
sự quan sát tinh tường, phán đoán và lí giải sắc sảo, Nguyễn Đình Tú đã rèn
cho mình một bản lĩnh khi viết văn. Những tiểu thuyết đầu tiên của Nguyễn
Đình Tú đã thu hút nhiều sự quan tâm, chú ý của bạn đọc và giới phê bình ngay
khi được công bố. Bên cạnh những ý kiến khen ngợi, đánh giá cao vẫn còn một
số ý kiến chưa thực sự hài lòng với những gì mà Nguyễn Đình Tú đã mang lại
cho văn học Việt Nam thời gian qua. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc dư luận
về Nguyễn Đình Tú và tiểu thuyết của anh vẫn đang rất sôi nổi. Mặc dù còn

3


những ý kiến trái chiều, song những bài báo, những công trình nghiên cứu về
Nguyễn Đình Tú đã góp phần khẳng định chỗ đứng của nhà văn trẻ này trong
đời sống văn học hiện đại. Dù tiếp cận tiểu thuyết của anh dưới góc độ nào,
chúng ta cũng không thể phủ nhận ý thức tìm tòi, quá trình lao động nghệ thuật
nghiêm túc, những ý tưởng ấp ủ, trau chuốt của Nguyễn Đình Tú trong quá
trình cách tân tiểu thuyết Việt Nam.
Qua những lời giới thiệu tác phẩm, một số bài viết trên các trang tạp chí,
website văn học, giới nghiên cứu, phê bình đã tập trung quan tâm nghiên cứu
đề cập đến một số khía cạnh tiêu biểu của tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú như vấn
đề thời đại mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm, điểm nhìn trần thuật.v.v. Chẳng
hạn, Trần Tố Loan trên cơ sở phân tích điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú đã kết luận: “Tiểu thuyết của anh thường sử dụng phối hợp
điểm nhìn của người kể chuyện và nhân vật. Sự phối hợp giữa ngôi kể thứ nhất
(xưng tôi) và thứ ba (xưng hắn, thị) khiến câu chuyện linh hoạt hơn” [38]. Nói
về tiểu thuyết Nháp, nhà văn Chu Lai cho rằng : “Đó là quả đấm của nhịp điệu
nhanh, mạnh, hiện đại, cuồng nộ, nhịp điệu của giới trẻ toàn cầu mà trong đó
ta thấy cả bóng dáng của hiphop, của blog, của thủ thuật cắt dán tinh xảo, ẩn
chìm, của nối mạng và án mạng, của các pha tình dục thẳng căng, của những

cảnh đời dưới đáy thô rám đến nhợn người, của các tính cách nổi hằn, nổi mụn
nhưng sau đó, cái kết tủa, điều lắng lại là tình yêu, tình bạn, tình đời thao thiết
nhiều khi đến yếu đuối, bịn rịn” [33, tr.10].
Một số bài nghiên cứu đã đề cập đến thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú song mới tiếp cận ở việc nhìn nhận đánh giá khái quát chung
về các nhân vật hoặc những nhận xét, đánh giá nhân vật trong một tác phẩm cụ
thể. Hầu hết, các tác giả chưa đi sâu lí giải, khám phá những điểm nổi bật về
hình ảnh người phụ nữ trong các tiểu thuyết của nhà văn này. Đoàn Minh Tâm
có một phát hiện và nhận xét rất tinh tế về tiểu thuyết Nháp: “Các nhân vật
trong Nháp chỉ có hành động và hành động. Qua hành động nhân vật tự bộc lộ
bản thân mình. Độc giả tùy vào trình độ tri thức, vốn sống, sự hiểu biết của
4


mình để cảm nhận, đánh giá về tác phẩm theo những chiều kích đa dạng mà
không phải chịu bất cứ một sự lệ thuộc nào. Đơn cử như vấn đề làm sao để
hạnh phúc, con người phải làm gì để tìm được sự thanh thản cho tâm hồn, các
nhân vật trong Nháp không tranh luận với nhau, mỗi người trong họ tự đi tìm
câu trả lời cho mình” [50].
Khi đọc Phiên bản, Ma Văn Kháng cho rằng: “Thế giới tội phạm, một lát
cắt của đời sống hiện thực! Xa lạ chăng chỉ là, ở nơi đây không có cái thường
quy, cái phổ biến. Thống trị ở nơi đây là cái hỗn mang chi sơ, là những bản
năng kinh thiên động địa, là cái ác độc, là thói tàn bạo thâm căn. Thế giới tội
phạm, một bước lùi của lịch sử nhân loại!” [31]. Tác giả Đoàn Ánh Dương
khẳng định: “Nguyễn Đình Tú không lập hồ sơ tội phạm bằng án tích mà chủ
yếu bằng thương tích” hoặc “Không chú ý đi sâu xây dựng những tình huống,
tình tiết giàu kịch tính, những hình ảnh li kì, gay cấn giống như tác phẩm trinh
thám hay hồ sơ tội phạm thường thấy mà cố gắng đi vào thể hiện tâm trạng
nhân vật, thái độ và cảm xúc của nhân vật trong cái nhìn hồi cố” [8]. Rõ ràng
thành công của Nguyễn Đình Tú đã được khẳng định ở phương thức xây dựng

nhân vật.
Nguyễn Thị Minh Thái trong bài viết Kín - một dòng tiểu thuyết miên
man đã nhấn mạnh: “Cuộc sống nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú phải
chăng như đóa sen đầu mùa hạ còn phong kín nhụy hương? Hay là viết về cuốn
tiểu thuyết của Tú, phải chăng đến cuốn thứ năm, vẫn là một dòng chảy mải
miết, miên man nhằm xâm nhập, thám hiểm vào tận ngóc ngách thế giới bên
trong đầy hoang vu rợn ngợp, đầy khắc khoải, đan cài vô số chuyển động ngược
chiều: các nhân vật trẻ của Tú vừa tự đập nát mình vỡ vụn, vừa ráng chịu đau
đớn, tự tay “khâu vá” lại những mảnh giấy vụn ấy cho lành lặn?” [51]. Lê
Quốc Hiếu đưa ra đánh giá Kín trong sự so sánh với các tiểu thuyết khác: “Nếu
như ở Nháp ta thấy, có nồng nặc mùi sex, chuyện sex thì ở Phiên bản lại đề cập
chủ yếu đến vấn đề bạo lực. Còn ở Kín, cuốn tiểu thuyết được trình làng gần
đây nhất lại “dàn trải” ra nhiều vấn đề đang còn tồn tại một cách bức bối
trong giơi trẻ đương đại như: sex, quần hôn, bụi đời, lên đồng, chuyện về mẫu

5


Liễu Hạnh… Tuy nhiên, từng đấy vấn đề trong Kín, theo tôi, cũng chỉ nhằm tập
trung nổi bật lên vấn đề: thân phận lạc loài, hoang hoải đến hoài nghi vỡ mộng
của giới trẻ trong xã hội hiện đại” [22].
Trên trang Thể thao & Văn hóa, Việt Quỳnh đưa ra nhận định về nhân
vật khi đọc Hoang tâm: “Các nhân vật trong tiểu thuyết của anh có thể từ cuộc
sống bước vào, cũng có thể là do anh sáng tạo ra, nhưng tựu trung, họ luôn
mang nhiều bi kịch. Không đau đớn về thân thể cũng là tâm hồn, không thương
tích trên người thì cũng thương tích về ký ức. Điểm giống nhau nữa, các nhân
vật dù vẻ bề ngoài gai góc, thì bên trong vẫn mang cái âm tính giàu lãng mạn
chất nữ, hay chiêm nghiệm, ưa phán xét, giải thích” [47]. Tác giả đã nhấn
mạnh “cái âm tính” của nhân vật nữ nhưng chưa đi sâu phân tích kĩ vấn đề.
Bên cạnh những bài giới thiệu, bài báo kể trên còn một số bài viết như:

Nguyễn Đình Tú - nhà văn hai trong một (Bùi Việt Thắng); Không có “vùng
cấm” trong tiểu thuyết trẻ (Bùi Việt Thắng); Nháp không chỉ là một thông điệp
lạnh lùng (Võ Thị Xuân Hà); Văn chương sạch sẽ quá sẽ không còn đời sống
(Sơn Huy); Trình ba Phiên bản về một con người (Thủy Anna); Nhà văn
Nguyễn Đình Tú và tiểu thuyết Phiên bản: Tội ác mang gương mặt đàn bà
(Hoài Hương); Hoàng Anh với Nháp hay là một sự xới xáo đáng ghi nhận;
Lương Nguyên có Nháp với nỗi cô đơn và sex; Phạm Thùy Linh với Phiên bản
góc tiếp cận nhân văn; Nguyễn Tuấn Anh với Phiên bản những mảng tối của
cuộc đời; Nga Sơn với Phiên bản hay một cuộc vượt thoát để tìm về với bản
ngã; Phong Lan với Nguyễn Đình Tú và hé lộ Kín; Tiểu Quyên với Kín những
vòng tròn mồ côi; Dương Tử với Kín và nỗi hoang mang thời đại… Hầu hết các
bài viết trên đã đề cập một số khía cạnh liên quan đến nhân vật trong tiểu
thuyết của anh song vẫn là đánh giá, xem xét nhân vật trong một tác phẩm ở
những khía cạnh như: Bản tính con người, con người trước sự tác động của
hoàn cảnh, tính cách nhân vật, đời sống tâm lí, khát vọng tình dục, nguyên
nhân phạm tội của con người… mà chưa có bài viết nào đi sâu tìm hiểu một
cách hệ thống về nhân vật nữ trong tất cả các tiểu thuyết của nhà văn trẻ này.

6


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×