Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Nghiên cứu tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần mới có năng suất, chất lượ ng cao, thời gian sinh trưởng phù hợp với điều kiện gieo trồng tại yên thế bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN DUY CHUNG

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN MỘT SỐ DÕNG, GIỐNG LÖA THUẦN
MỚI CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO, THỜI GIAN SINH TRƯỞNG
PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN GIEO TRỒNG TẠI YÊN THẾ BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN DUY CHUNG

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN MỘT SỐ DÕNG, GIỐNG LÖA THUẦN
MỚI CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO, THỜI GIAN SINH TRƯỞNG
PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN GIEO TRỒNG TẠI YÊN THẾ BẮC GIANG
Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mã
số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU HỒNG



THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng bảo
vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc và được cảm ơn đầy đủ.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu tận tnh của các cấp lãnh đạo, các
tập thể, cá nhân và gia đình.
Đầu tên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: PGS.TS. Nguyễn Hữu
Hồng đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên, Phòng đào tạo, Khoa Nông học, các Thầy Cô giáo đã giúp đỡ,
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Toàn bộ thí nghiệm trong luận văn được thực hiện tại thôn Tiến Trung,
xã Tiến Thắng, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang; thôn Tân An, xã An Thượng,
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Tại đây tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện của các đồng chí lãnh đạo thôn cũng như sự giúp đỡ của các hộ
dân trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn những
sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn
quan tâm, động viên khích lệ tôi.
Mặc dù bản thân đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi
và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong nhận được sự cảm thông và tận tnh chỉ bảo của quý
Thầy Cô
và các bạn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Chung


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI

CAM


ĐOAN

.......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN
............................................................................................................ii MỤC LỤC
................................................................................................................ iii DANH
MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................vi DANH
MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................vii
MỞ
ĐẦU
.................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................
1
2 Mục đích và yêu cầu ..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4
1.1. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới và Việt Nam .................................... 4
1.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới ..............................................................
4
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ................................................................ 7
1.2. Những nghiên cứu cơ bản về cây lúa .......................................................
10
1.2.1. Nguồn gốc cây lúa...........................................................................................10
1.2.2.
Phân
loại
trồng ..........................................................................................11

lúa


1.3. Nghiên cứu về các tnh trạng đặc trưng của cây lúa ................................
13
1.3.1.
Thời
gian
.....................................................................................13

sinh

trưởng

1.3.2. Chiều cao cây lúa ............................................................................................15
1.3.3.
Khả
năng
nhánh..........................................................................................15

đẻ

1.3.4. Lá và chỉ số diện tích lá..................................................................................16


1.3.5. Năng suất và
.............................................17

các

yếu


tố

cấu

thành

năng

suất

1.3.6. Di truyền về tính chống chịu của cây lúa....................................................19
1.3.7. Các chỉ têu đánh giá và tnh hình nghiên cứu chất lượng lúa
gạo...............20
1.4. Những nghiên cứu trong lĩnh vực chọn tạo giống ...................................
27
1.4.1.
Vai
trò
của
.....................................................................................27

giống

mới

1.4.2. Các hướng chọn tạo giống có kiểu cây mới ..............................................29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





1.4.3. Những kết quả đạt được trong công tác chọn giống .................................33
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 39
2.1. Vật liệu..................................................................................................................39
2.1.1. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................39
2.1.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm .....................................................................40
2.1.3. Các chỉ têu theo dõi .......................................................................................41
2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................45
2.2. Xây dựng mô hình trình diễn ................................................................... 45
2.2.1. Vật liệu, thời gian, địa điểm xây dựng mô hình ........................................45
2.2.2. Phương pháp tiến hành ...................................................................................45
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 46
3.1. Điều kiện kiện khí hậu trong thời gian tiến hành thí nghiệm .................. 46
3.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm ........ 47
3.3. Một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm .....
52
3.3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa..........................52
3.3.2. Tốc độ đẻ nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm .........................55
3.4. Một số đặc điểm hình thái, nông sinh học của các giống tham gia thí
nghiệm .............................................................................................................
58
3.4.1. Đặc điểm nông sinh học của các giống lúa tham gia thí nghiệm ...........58
3.4.2. Đặc điểm hình thái của các giống lúa tham gia thí nghiệm.....................61
3.4.3. Đặc điểm lá đòng và bông của các giống tham gia thí nghiệm ..............63
3.5. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống tham gia thí nghiệm vụ Xuân 201566
3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm......
68
3.7. Một số chỉ têu chất lượng gạo của các giống lúa tham gia thí nghiệm ...... 75
3.8. Đánh giá phẩm chất cơm của các giống lúa tham gia thí nghiệm .......... 78
3.9. Các giống có triển vọng được tuyển chọn cho vụ Mùa và vụ Xuân........ 79

3.10. Kết quả đánh giá mô hình trình diễn ...................................................... 80


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 83

1. Kết luận ....................................................................................................... 83
2. Đề nghị ........................................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 85
PHỤ LỤC .................................................................................................................
89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
:

Nghĩa BNNPTNT

Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn BVTV

:


Bảo vệ thực vật
CNSH

:

Công nghệ sinh học

CTCP

:

Công ty cổ phần D/R

:

Tỉ lệ dài, rộng

Đ/C

:

Đối chứng

ĐBSH

:

Đồng bằng sông hồng


G1..G2

:

Giống.

NPK

:

Đạm, Lân, Ka li NST

:

Nhiễm sắc thể NSTT

:

Năng suất thực thu
TCVN

:

Tiêu chuẩn việt nam

TGST

:

Thời gian sinh trưởng


TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TTNC&PT

:

Trung tâm nghiên cứu và phát triển

VCT&CTP

:

Viện cây trồng và cây thực phẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo giai đoạn 2010-2014 của Thế giới ........ 4
Bảng 1.2. Sản xuất lúa gạo của 10 nước đứng đầu Thế giới ............................ 6
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của nước ta giai
đoạn 2005 - 2011 ............................................................................ 9
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng Sông Hồng những

năm gần đây .................................................................................. 10
Bảng 2.1. Danh sách giống tham gia thí nghiệm ............................................ 39
Bảng 3.1. Điều kiện thời tiết Vụ Mùa 2014 và Xuân 2015 tại điểm thí
nghiệm....... 47
Bảng 3.2a. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các giống trong vụ
Mùa 2014 ...................................................................................... 50
Bảng 3.2b. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các giống trong vụ
Xuân 2015 ..................................................................................... 51
Bảng 3.3a. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa vụ
Mùa 2014 ...................................................................................... 53
Bảng 3.3b. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa vụ
Xuân 2015 ..................................................................................... 54
Bảng 3.4a. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm
vụ Mùa 2014 ................................................................................. 56
Bảng 3.4b. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm
vụ Xuân 2015 ................................................................................ 57
Bảng 3.5. Đặc điểm nông sinh học của các giống lúa tham gia thí
nghiệm Vụ Mùa 2014 và Xuân 2015............................................ 58
Bảng 3.6. Đặc điểm hình thái của các giống lúa tham gia thí nghiệm ........... 61
Bảng 3.7. Đặc điểm lá đòng và bông của các giống tham gia thí nghiệm...... 65
Bảng 3.8a. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống tham gia thí nghiệm
trong vụ Mùa 2014........................................................................ 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Bảng 3.8b. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống tham gia thí nghiệm
trong vụ Xuân 2015 ...................................................................... 68
Bảng 3.9a. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống

lúa thí nghiệm trong Vụ Mùa 2014............................................... 69
Bảng 3.9b. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
lúa thí nghiệm vụ Xuân 2015........................................................ 70
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các giống lúa tham gia
thí nghiệm ..................................................................................... 75
Bảng 3.11. Đánh giá phẩm chất cơm của các giống lúa tham gia thí nghiệm .....
78
Bảng 3.12. Đặc điểm cơ bản của các giống được tuyển chọn so với đối
chứng........ 80
Bảng 3.13. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất của giống VS5 và
BT7................................................................................................ 81
Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế thu được của mô hình........................................ 82


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa (Oryza satva L.) là loại cây lương thực chính, lâu đời của nhân
dân ta và nhiều dân tộc trên Thế giới, đặc biệt là các dân tộc ở Châu Á. Trên
Thế giới có khoảng 40% dân số lấy lúa gạo làm nguồn lương thực chính và
110 quốc gia có sản xuất, tiêu thụ gạo [7]. Châu Á là vùng sản xuất lúa gạo
chủ yếu chiếm 90% về sản lượng cũng như diện tích, là nơi có nền nông
nghiệp cổ xưa nhất gắn liền với canh tác lúa nước [1].
Từ bao đời nay cây lúa đã gắn liền với đời sống dân tộc, với lịch sử
dựng nước và giữ nước. Nông dân ta rất giàu kinh nghiệm và giỏi nghề trồng
lúa. Việt Nam cũng là một trong những trung tâm phát sinh cây lúa và nghề

trồng lúa của loài người [1]. Nhưng thực sự chỉ sang những năm thập kỷ 90,
nhờ những tiến bộ khoa học về giống, kỹ thuật canh tác, cơ chế quản lý,
nước ta mới thoát khỏi cảnh thiếu lương thực và dư thừa cho xuất khẩu. Đến
nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 Thế giới (chỉ sau
Thái Lan) [3].
Tuy nhiên, trong những năm gần đây do chất lượng cuộc sống nâng
cao không chỉ nhu cầu sử dụng trong nước mà cả nhu cầu xuất khẩu
cũng tập trung theo xu hướng tăng loại gạo chất lượng cao. Sử dụng lúa
ưu thế lai (F1), gây đột biến, công nghệ gen… là những nỗ lực theo
hướng gia tăng năng suất và nâng cao chất lượng hạt lúa trong thập niên
90. Sang đầu thế kỷ
21 do sự bùng phát của dịch hại trên lúa, đặc biệt là rầy nâu và các bệnh do
virus truyền từ rầy đã làm thiệt hại nghiêm trọng và phức tạp trên diện rộng,
việc cải thiện hơn nữa phẩm chất hạt kết hợp tăng cường tnh chống chịu
đã trở thành mục tiêu của thời kỳ này [7]. Theo nhận định của Hiệp hội
Lương thực Việt Nam (VFA) tại cuộc họp giao ban xuất khẩu gạo ngày
7/9/2012 ở TP. Hồ Chí Minh, thì trong 8 tháng đầu năm gạo chất lượng cao
chiếm 62% tổng lượng gạo xuất khẩu, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2011


[35].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Bắc Giang là một trong những tỉnh sản xuất lúa trọng điểm của hệ
thống sông Thái Bình, nông dân giàu kinh nghiệm thâm canh. Để đảm bảo an
ninh lương thực và phát triển cây lúa, UBND tỉnh vừa phê duyệt Quy hoạch
"Diện tích đất trồng lúa bảo đảm an ninh lương thực tỉnh Bắc Giang đến

năm
2020 và định hướng tới năm 2030". Theo đó, duy trì diện tch đất lúa
58 nghìn ha vào năm 2020, giữ diện tích đến năm 2030 đạt 55 nghìn ha. Sản
lượng lương thực năm 2020 đạt khoảng 741 nghìn tấn thóc, trong đó
86,5% sản lượng phục vụ têu dùng trong tỉnh và 13,5% cho dự trữ quốc gia
và thị trường ngoài tỉnh. Năng suất lúa năm 2020 phải đạt 63 tạ/ha, tăng 4
tạ/ha so với năm 2010 [36].
Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần vào việc hoàn thiện cơ cấu các
giống lúa trong tỉnh, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn
một số dòng, giống lúa thuần mới có năng suất, chất lượng cao, thời gian
sinh trưởng phù hợp với điều kiện gieo trồng tại Yên Thế Bắc Giang”.
2 Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
- Tuyển chọn được một vài dòng, giống lúa thuần mới ngắn ngày năng
suất khá, chất lượng cao phù hợp với điều kiện gieo trồng tại Yên Thế Bắc
Giang.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các giống lúa
thuần tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại lúa chính của các giống thí
nghiệm.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các
giống thí nghiệm
- Đánh giá chất lượng gạo, cơm của các giống thông qua các chỉ têu
chất lượng: xay xát, phân tích hóa sinh và thử nếm cơm bằng cảm


quan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để bổ sung giống
lúa thuần mới cho năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện khí
hậu đất đai của địa phương, nhằm hoàn thiện cơ cấu giống cây trồng của
huyện Yên Thê.
- Trên cơ sở nghiên cứu mối liên quan giữa năng suất và các yếu t ố
cấu thành năng suất sẽ xác định được các tnh trạng tốt phục vụ cho
công tác chọn tạo giống lúa thuần và xây dựng hoàn thiện quy trình sản
xuất cho từng giống.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài là cơ sở để bổ sung một số giống lúa thuần mới có năng suất
cao, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt cho cơ cấu giống lúa
của huyện Yên Thế và một số vùng lân cận có điều kiện tương tự trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông
nghiệp,
phát triển kinh tế, xã hội của huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới
Cây lúa là một trong những cây lương thực quan trọng đối với đời
sống của con người nên được trồng và phân bố rộng khắp Thế giới. Lúa đã và
đang đóng vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp. Bằng chứng là
diện tch và sản lượng lúa gạo của Thế giới đang tăng lên theo từng năm (số
liệu thống kê ở bảng 1.1).
Đến năm 2014 [38] thì tổng diện tích trồng lúa trên Thế giới đã lên đến
xấp xỉ 164 triệu ha với năng suất trung bình 44 tạ/ha với tổng sản lượng của
toàn Thế giới năm 2014 đạt khoảng 723 triệu tấn.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo giai đoạn 2010-2014 của Thế giới
Chỉ tiêu
2010

2011

2012

2013

2014

Năm
Diện tch

Thế giới

155.139

160.211


158.577

161.762

164.125

(nghìn ha)

Châu Á

139.206

143.141

141.025

143.234

145.270

Năng suất

Thế giới

4,24

4,30

4,32


4,33

4,40

(tấn/ha)

Châu Á

4,30

4,36

4,39

4,43

4,50

Sản lượng

Thế giới

656.970

688.527

685.094

701.128


722.760

(nghìn tấn)

Châu Á

598.878

624.499

619.206

633.746

653.240

(Nguồn: FAO,2015)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Mặc dù có nhiều sự thay đổi nhưng nhìn chung trong giai đoạn
từ năm 2010-2014, sản lượng lúa Thế giới có xu hướng tăng dần nhưng
chậm. Không những chỉ tăng về diện tch mà còn tăng về năng suất
(trung bình năm 2010 là 4,24 tấn/ha thì đến năm 2014 là 4,40 tấn /ha).
(diện tch gieo trồng năm 2010 khoảng155 triệu ha, năm 2014 khoảng 164
triệu ha), Từ đó dẫn đến tổng sản lượng tăng lên, năm 2010 là xấp xỉ

657 triệu tấn, đến năm 2014 thì tổng sản lượng đã tăng lên đến 723 triệu
tấn, trong đó Châu Á đạt 653 triệu tấn (chiếm 90,4%). Có thể nói, sản
lượng lúa gạo toàn Thế giới tăng trong thời gian qua chủ yếu là do tăng
năng suất, diện tích và sản lượng của Châu Á.
Theo thống kê thì tnh đến nay có khoảng hơn 100 quốc gia trên Thế
giới sản xuất lúa gạo, trong đó chủ yếu tập trung nhiều tại các nước Châu Á
và 85% sản lượng lúa của Thế giới phụ thuộc vào 8 nước ở Châu Á là Thái
Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Bangladesh, Myanmar và Nhật
Bản.
Hiện nay nước dẫn đầu về diện tích là Ấn Độ với 44.100 nghìn ha (năm
2014) . Nhưng Trung Quốc lại là nước có sản lượng cao nhất Thế giới đạt
202.667 nghìn tấn (năm 2014). Nhóm các nước sản xuất lúa gạo dẫn đầu
Thế giới có năng suất cao trung bình khoảng 30-40 tạ/ha, trong đó nước có
năng suất cao nhất là Trung Quốc (6,69 tấn/ha), sau đó đến Việt Nam
(5,53tấn/ha), Nhật Bản (tính theo gạo) (5,33tấn/ha) (bảng 1.2).
Nếu so với tốc độ tăng trưởng dân số như hiện nay thì tốc độ tăng sản
lượng lúa của Thế giới vẫn còn rất thấp, không cung cấp đủ nhu cầu tiêu thụ.
Chính vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay đối với ngành sản xuất lúa gạo nói chung
cũng như các nhà nghiên cứu nói riêng phải nâng cao hơn nữa năng suất,
sản
lượng đảm bảo an ninh lương
thực.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

Bảng 1.2. Sản xuất lúa gạo của 10 nước đứng đầu Thế giới
Nãm 2010
Nước

Diện tích
(nghìn
ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Nãm 2011
Sản lượng
(nghìn tấn)

Diện tích
(nghìn ha)

Nãm 2012

Năng

Sản lượng

Diện tích

suất

(nghìn tấn)


(nghìn

(tấn/ha)

ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

Trung Quốc

29.882

6,58

196.681

30.117

6,55

197.212

30.311

6,69


202.667

Ấn Ðộ

41.918

3,24

135.673

42.862

3,36

143.963

44.100

3,53

155.700

Indonesia

12.884

5,00

64.399


13.254

5,02

66.469

13.201

4,98

65.741

Bangladesh

11.354

4,24

48.144

11.529

4,34

50.061

12.000

4,22


50.627

Việt Nam

7.437

5,24

38.950

7.489

5,34

40.006

7.652

5,53

42.332

Thái Lan

11.141

2,88

32.116


12.120

2,94

35.584

11.630

2,97

34.588

Myanmar

8.058

4,06

32.682

8.012

4,07

32.580

8.038

4,01


32.800

Philippines

4.532

3,59

16.266

4.354

3,62

15.772

4.537

3,68

16.684

Brazil

2.872

4,40

12.651


2.722

4,13

11.236

2.753

4,90

13.477

Nhật Bản

1.624

5,22

8.474

1.627

5,21

8.483

1.576

5,33


8.402

(Nguồn: FAO,2014)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1.1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, có khí hậu nhiệt đới gió
mùa ẩm, đặc biệt là lượng bức xạ mặt trời cao - rất thích hợp và thuận lợi
cho sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Nước ta có thể là cái nôi hình
thành cây lúa nước, từ lâu nó đã trở thành cây lương thực chính, có ý nghĩa
quan trọng trong đời sống cũng như nền kinh tế nước nhà.
Nhờ chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước, cùng với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật như việc sử dụng các giống lúa mới có năng suất cao,
thay đổi cơ cấu mùa vụ, xây dựng hệ thống thủy lợi… đã đưa nước ta từ một
nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu lớn trên Thế giới. Trong giai
đoạn hiện nay chúng ta cũng không ngừng nỗ lực nâng cao năng suất và sản
lượng lúa gạo, số liệu bảng 1.3 cho thấy năng suất năm 2005 đạt mức 48,9
tạ/ha đã tăng lên 55,3 tạ/ha vào năm 2011, tương đương sản lượng tăng
từ
35,83 triệu tấn lên 42,32 triệu tấn.
Năm 2012, do điều khí hậu thời tiết thuận lợi nên nhìn chung tnh hình
sản xuất lúa gạo của nước ta đạt kết quả khá cao. Cụ thể là diện tích gieo cấy
ước đạt 7.753 nghìn ha (tăng 101,8 nghìn ha ), năng suất ước đạt xấp xỉ 56,3
tạ/ha (tăng khoảng 1tạ/ha) dẫn đến sản lượng lúa toàn quốc tăng 3,25 %
so với cùng kỳ năm trước (43,70 triệu tấn). Trong đó:
- Lúa Đông Xuân: đạt gần 20,30 triệu tấn, tăng 510,40 nghìn tấn so

với vụ Đông Xuân năm trước do diện tích tăng 27,60 nghìn ha và năng suất
tăng 1,1 tạ/ha.
- Lúa Hè Thu: Sản lượng lúa Hè Thu đạt 14 triệu tấn, tăng 573,30
nghìn tấn do diện tích đạt 2.660 nghìn ha, tăng 70,30 nghìn ha, riêng diện
tch lúa Thu Đông tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng 31,30 nghìn ha);
năng suất đạt 5,25 tấn/ha (tăng 0,07 tấn/ha).
- Lúa Mùa: Sản lượng lúa Mùa ước tính đạt gần 9,4 triệu tấn, tăng
179,60 nghìn tấn, chủ yếu do năng suất tăng 0,09 tấn/ha.


×