Tải bản đầy đủ (.doc) (197 trang)

Tài Liệu môn Chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.87 MB, 197 trang )

Kế hoạch giảng dạy

Môn học: Chăn nuôi
Nội dung giảng lý thuyết

Phần thứ nhất
Chăn nuôi đại cương: Gồm 3 chương
Chương I: Những kiến thức cơ bản về giải phẫu, sinh lý vật nuôi
Chương II: Những vấn đề cơ bản trong công tác giống vật nuôi
Chương III:Những vấn đề cơ bản về thức ăn, dinh dưỡng và chăm sóc vật nuôi
Phần thứ hai
Chăn nuôi chuyên khoa: Gồm 3 chương
Chương I: Chăn nuôi trâu, bò
Chương II: Chăn nuôi lợn
Chương III: Chăn nuôi gia cầm

1


Bài mở đầu

* Mục đích:
- Sinh viên cần nắm được ngành chăn nuôi có vai trò như thế nào trong
nền kinh tế quốc dân.
- Tình hình chăn nuôi của nước ta và trên thế giới
- Phương hướng phát triển chăn nuôi sau năm 2015
* Yêu cầu:
- Sau khi học xong sinh viên cần nắm được:
+ Vị trí, vai trò của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân.
+ Thực trạng chăn nuôi của nước ta và trên thế giới từ đó đề ra các phương
hướng phát triển cho ngành chăn nuôi sau năm 2015.


1. Vị trí, vai trò của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân

Chăn nuôi là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của sản xuất nông
nghiệp. ở nước ta, chăn nuôi chiếm khoảng 30% tổng giá trị sản phẩm nông
nghiệp. Việc nâng cao đời sống vật chất của các tầng lớp nhân dân, cải thiện điều
kiện dinh dưỡng và chất lượng bữa ăn phụ thuộc một phần đáng kể vào sự phát
triển của ngành chăn nuôi.
- Ngành chăn nuôi cung cấp cho con người các loại thực phẩm có giá trị
dinh dưỡng cao như: thịt, trứng, sữa và các sản phẩm chế biến từ thịt sữa.
Hiện nay, hàng năm ngành chăn nuôi nước ta cung cấp khoảng trên 2,8
triệu tấn thịt các loại, trên 40 nghìn tấn sữa và gần 4 tỷ quả trứng.
- Ngành chăn nuôi thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển.
Các cơ sở công nghiệp chế biến sữa, thịt... được hình thành và phát triển dựa trên
cơ sở phát triển chăn nuôi.
- Ngành chăn nuôi cung cấp các nguyên liệu cho ngành công nghiệp như: da,
lông, sừng, móng để sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị.
- Các sản phẩm phụ lò mổ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Máu vật nuôi được sử dụng trong bào chế thuốc, albumin... và để sản xuất bột
máu dùng trong chăn nuôi. Từ các tuyến nội tiết người ta bào chế các loại chế
phẩm chữa bệnh có chứa hormon. Xương vật nuôi được sử dụng để chế biến bột
xương dùng trong chăn nuôi.
- Ngành chăn nuôi cung cấp nguồn sức kéo quan trọng cho ngành trồng
trọt. ở nước ta hiện nay khoảng 70% sức kéo trong nông nghiệp vẫn do trâu, bò

2


đảm nhận. ở các tỉnh miền núi ngựa là phương tiện đi lại và vận chuyển hàng
hoá quan trọng.
- Ngành chăn nuôi cung cấp một lượng lớn phân bón hữu cơ cho trồng trọt, góp

phần tăng năng suất cây trồng. Mặt khác, ngành chăn nuôi còn sử dụng các sản phẩm
của ngành trồng trọt kể cả các phế phụ phẩm, thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.
2. Vài nét về tình hình chăn nuôi trên thế giới

ở hầu hết các nước trên thế giới chăn nuôi là ngành sản xuất quan trọng. Số
lượng vật nuôi trên thế giới có xu hướng tăng liên tục. Hiện nay trên thế giới có
khoảng: 1,4 tỷ bò; trên 1,1 tỷ cừu; 1,1 tỷ lợn; gần 600 triệu dê; 170 triệu trâu.
Đàn gia cầm thế giới có khoảng 12 tỷ con, trong đó 95% là gà.
Ngành chăn nuôi thế giới cung cấp 215,9 triệu tấn thịt. Trong đó có: 86,4
triệu tấn thịt lợn; 58,3 triệu tấn gia cầm; 61,9 triệu tấn thịt trâu, bò; 10,7 triệu tấn
thịt dê, cừu và 4 triệu tấn thịt khác, sản xuất được 580 triệu tấn sữa các loại, trong
đó chủ yếu là sữa bò, sản lượng trứng trên toàn thế giới xấp xỉ 48 triệu tấn (tương
đương 869 tỷ quả).
Trong chăn nuôi trâu, bò người ta đã tạo ra khoảng trên 300 giống bò, 38
giống trâu với các hướng sản xuất khác nhau: chuyên dụng sữa, chuyên dụng thịt,
kiêm dụng... năng suất chất lượng sản phẩm ngày càng tăng.
Trong chăn nuôi lợn người ta đã tạo ra nhiều giống lợn không những có
khả năng sinh trưởng nhanh, năng suất cao mà còn có chất lượng tốt, tỷ lệ nạc
cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
Trong chăn nuôi gia cầm những năm gần đây nhờ áp dụng các thành tựu về
công tác giống, các tiến bộ di truyền trong chọn lọc, tạo giống, nhân giống và sử
dụng tối đa ưu thế lai, tạo ra các tổ hợp lai tối ưu năng suất các giống gia cầm
chuyên thịt, chuyên trứng ngày càng được nâng cao. Gà chuyên thịt chỉ cần nuôi
38-42 ngày đã đạt được khối lượng sống 2-2,3 kg; tiêu tốn 1,7-1,9 kg thức ăn cho
1 kg tăng trọng. Các giống gà chuyên trứng cho năng suất 300-320 trứng/năm;
tiêu tốn 2,0-2,2 kg thức ăn cho 1 kg trứng.
Trong các lĩnh vực chăn nuôi khác cũng đã đạt được những thành tựu quan
trọng, thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú của con người.
Tuy nhiên, chăn nuôi phát triển không đồng đều giữa các khu vực trên thế
giới, phụ thuộc vào tập quán chăn nuôi, trình độ phát triển, khả năng thâm canh

và các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội khác.

3


ở các nước phát triển chăn nuôi chủ yếu theo hướng thâm canh, sử dụng
các giống vật nuôi có năng suất cao. Do vậy tuy số lượng vật nuôi không nhiều
nhưng lượng sản phẩm thu được lớn.
Còn ở các nước đang phát triển, tuy số lượng vật nuôi không nhỏ nhưng do
chăn nuôi quảng canh, sử dụng các giống địa phương có năng suất thấp, nên
lượng sản phẩm thu được ít.
3. Vài nét về tình hình và phương hướng phát triển chăn nuôi ở nước ta

3.1. Hiện trạng chăn nuôi ở Việt Nam
Nước ta là một nước nông nghiệp, hơn 80% dân số sống ở nông thôn, 70%
lực lượng xã hội tham gia sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp có 2 ngành
sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi.
Ngành chăn nuôi ở nước ta có từ lâu đời. Song do tập quán sản xuất và các
điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội, sự phát triển của ngành chăn nuôi còn hạn chế,
qui mô nhỏ, phân tán, chưa tương xứng với tiềm năng. Năm 2005, tỷ trọng của
ngành chăn nuôi mới chỉ đạt 22,3% so với tổng sản phẩm của ngành nông nghiệp.
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề phát triển chăn nuôi, phấn đấu đưa
chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 tỷ
trọng ngành chăn nuôi đạt 35 - 38%. Trong những năm qua ngành chăn nuôi nước
ta đã thu được những thành tựu quan trọng.
3.1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi trâu, bò
Chăn nuôi trâu, bò ở nước ta có truyền thống từ lâu đời. Song phương thức
chăn nuôi còn lạc hậu, mang tính quảng canh, chủ yếu để lấy sức kéo và phân
bón. Đàn trâu, bò của ta chủ yếu là giống địa phương có tầm vóc nhỏ, sức sản
xuất thấp, giá trị kinh tế thấp về mọi mặt. Trên cơ sở xác định rõ vai trò của chăn

nuôi trâu, bò trong ngành chăn nuôi trong những năm qua Nhà nước ta đã có
nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển. Do đó đàn trâu, bò ngày
càng tăng về số lượng và chất lượng, đặc biệt là từ sau năm 1980. Năm 1980 đàn bò
chỉ có trên 1,6 triệu con, đàn trâu 2,3 triệu con. Đến nay nước ta đã có trên 5,5 triệu
bò và khoảng 3 triệu trâu.
Nước ta đã nhập các giống như: bò Hà Lan từ Trung Quốc (1960), từ Cuba
(1970), bò Redsindhi từ Pakistan (1986); trâu Mura từ Trung Quốc (1960); từ ấn
Độ (1975). Ngành chăn nuôi trâu, bò sữa được hình thành và phát triển. Đến
tháng 10/2005 cả nước có gần 100.000 bò sữa. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020
có 200.000 bò sữa. Chúng ta đã xây dựng được các trung tâm sản xuất sữa như:
Mộc Châu, Lâm Đồng, Sông Bé, Phù Đổng, Ba Vì. Với sự giúp đỡ của Cu Ba

4


chúng ta đã xây dựng Trung tâm tinh đông lạnh Môncađa (Ba Vì) phục vụ cho
việc cải tạo đàn bò trong cả nước. Chương trình "Sind hoá" đàn bò được triển
khai rộng rãi ở hầu hết các tỉnh trong cả nước và chương trình bò sữa đang được
thực hiện có kết quả ở một số địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Tuyên Quang, Hà Tây, Thái Nguyên,...
Hàng năm nước ta sản xuất được trên 78.400 tấn sữa và trên 212 nghìn tấn
thịt trâu, bò.
Nhằm cung cấp thức ăn cho trâu, bò nước ta đã nhập hàng trăm giống cỏ
năng suất cao từ Cu Ba, Australia... và đã chọn lọc được một số giống thích hợp
như: cỏ voi, cỏ Ghinê, cỏ Pangola, cỏ Ruzi, cỏ Stylo, đậu Flemingia congesta...
3.1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn
Chăn nuôi lợn ở nước ta rất phát triển, là nguồn cung cấp thực phẩm quan
trọng cho nhu cầu xã hội. Theo tài liệu của FAO, Việt Nam là một trong những
nước nuôi nhiều lợn, xếp hàng thứ 9 trên thế giới.
Trong những năm qua, chăn nuôi lợn ở nước ta có những bước phát triển

quan trọng. Số lượng lợn tăng rõ rệt qua các năm. Năm 1975 đàn lợn chỉ có 8,8
triệu con, đến năm 2005 đã có trên 27 triệu con. Nước ta đã nhập hàng loạt các
giống lợn ngoại có năng suất cao, chất lượng tốt như: Yorkshire, Đại Bạch,
Landrace... để nhân thuần và lai kinh tế với lợn nội. Nhờ đó khối lượng xuất
chuồng của lợn tăng từ 30 - 40 kg trước đây lên 80 - 90 kg hiện nay, góp phần
đáng kể trong việc nâng cao năng suất và tổng sản phẩm thịt lợn. Năm 2005 nước
ta sản xuất 2.288.315 tấn thịt lợn hơi, chiếm 81% sản lượng thịt hơi các loại. Hiện
nay để nâng cao tỷ lệ nạc trong thịt lợn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất
khẩu chúng ta đang từng bước phát triển đàn lợn ngoại thuần và lợn lai có tỷ lệ máu
ngoại cao.
3.1.3. Tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm
Nghề chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã có từ lâu đời với quy mô nhỏ, chủ
yếu sử dụng các giống địa phương với phương thức chăn thả tự nhiên là chính.
Vào những năm cuối của thập kỷ 60, một số giống gà công nghiệp đã
được nhập vào nước ta. Đến năm 1974 Cu Ba giúp ta 2 bộ giống gà thuần chủng
chuyên trứng và chuyên thịt. Ngành chăn nuôi gà công nghiệp ở nước ta được
hình thành và phát triển. Đặc biệt từ năm 1990 nước ta nhập hàng loạt các giống
gà siêu trứng, siêu thịt từ các nước trên giới, chăn nuôi gà công nghiệp phát triển
mạnh. Chúng ta đã xây dựng hàng loạt các xí nghiệp gà công nghiệp ở khắp các
vùng trong nước. Những năm gần đây, nước ta đã nhập nhiều giống gà thả vườn

5


lông màu, dễ nuôi, thịt thơm ngon như: Tam Hoàng, Jiangcun, Lương Phượng,
Kabir.
Cùng với sự phát triển của chăn nuôi gà chăn nuôi vịt và các thuỷ cầm khác
cũng có bước phát triển đáng kể. Nhiều giống vịt năng suất cao đã được nhập vào
nước ta. Các giống ngỗng, ngan, bồ câu, chim cút cao sản cũng đã được nhập vào
nước ta. Gần đây chúng ta đã tiến hành nuôi thử nghiệm đà điểu Châu Phi.

Đàn gia cầm nước ta trong những năm qua tăng nhanh về số lượng và chất
lượng. Năm 1999 đàn gia cầm có trên 170 triệu con, năm 2005 tăng đến trên
1.219 triệu con, trong đó gà là 921 triệu con (76%). Năm 2005 nước ta sản xuất
321 nghìn tấn thịt gia cầm và trên 3.948 triệu quả trứng. Mức tiêu thụ thịt gia cầm
tính trên đầu người đạt 3,8kg, trứng đạt 47 quả/năm.
3.2. Phương hướng phát triển chăn nuôi sau năm 2015
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về các sản phẩm chăn nuôi,
sau năm 2015 ngành chăn nuôi phải tiếp tục có những bước phát triển vượt bậc và
phấn đấu trở thành ngành sản xuất chính. Hiện nay, muốn mở rộng phát triển
chăn nuôi, một vấn đề đặt ra là thị trường tiêu thụ và công nghệ chế biến. Để mở
rộng thị trường tiêu thụ, vấn đề sống còn là nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu đối với hàng hoá xuất khẩu.
Do vậy, mỗi lĩnh vực chăn nuôi đều có hướng phát triển riêng.
Đối với trâu: Trước mắt nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vẫn là cung cấp sức
kéo và một phần chuyển sang nuôi lấy thịt. Do vậy, cần tiến hành nhân giống
thuần chủng, thông qua chọn lọc, ghép đôi giao phối và áp dụng các biện pháp kỹ
thuật về nuôi dưỡng, chăm sóc để từng bước nâng cao tầm vóc, sức kéo và khả
năng cho thịt. Tuy nhiên, về lâu dài cần cải tạo đàn trâu theo hướng thịt, sữa.
Đối với bò: Cần chuyển hướng từ nuôi để cày kéo sang nuôi lấy thịt, sữa.
Do vậy, đàn bò cần được cải tạo một cách cơ bản bằng nhân giống tạp giao (lai)
theo 2 bước:
Bước 1: Tạo bò nền bằng biện pháp Sind hoá đàn bò địa phương.
Bước 2: Tạo đàn bò theo hướng chuyên dụng sữa, thịt.
Đối với lợn: Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển về số lượng. Từng bước
đưa lợn ngoại thuần và các con lai có tỷ lệ máu ngoại cao vào nuôi thịt để nâng
cao tỷ lệ nạc trong thịt lợn.

6



Đối với gia cầm: Tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp.
Tuy nhiên cần chú trọng phát triển đàn gà địa phương theo hướng đa dạng sinh
học để tận dụng tiềm năng. Mở rộng phương thức nuôi gà thả vườn (gà sạch) để
nâng cao chất lượng hàng hoá, đặc biệt phục vụ xuất khẩu. Tiếp tục phát triển
chăn nuôi các loại gia cầm, thuỷ cầm khác như: vịt, ngan, ngỗng, gà tây, bồ câu,
chim cút ở quy mô thích hợp.

7


Phần thứ nhất
Chăn nuôi đại cương
Chương I
Những kiến thức cơ bản về giải phẫu, sinh lý vật nuôi
* Mục đích:
- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu tạo, vai trò, chức năng
của cơ quan trong cơ thể động vật. Những kiến thức này là cơ sở cho sinh viên tiếp
cận và nắm bắt được kiến thức của các chương sau.
* Yêu cầu:
Sau khi học xong sinh viên cần nắm vững được:
- Cơ thể vật nuôi có những hệ cơ quan nào?
- Cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan đó
1. Khái niệm
1.1. Sinh học
Sinh học là lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu các hình thức phát triển
của thế giới sinh vật, phát hiện các qui luật điều khiển cơ thể sống. Nó bao gồm
hàng loạt các môn khoa học, trong đó có giải phẫu và sinh lý.
1.2. Giải phẫu
Giải phẫu là môn khoa học về cấu tạo, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của
các bộ phận của cơ thể có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc phóng đại lên chút

ít (giải phẫu đại thể).
Bên cạnh giải phẫu đại thể còn có các môn giải phẫu vi thể như tổ chức
học, tế bào học và phôi thai học.
1.3. Sinh lý học
Sinh lý học là môn khoa học nghiên cứu các quá trình xảy ra trong cơ thể
sống, có nghĩa là nghiên cứu hoạt động (chức năng) của các bộ phận riêng biệt và
của toàn bộ cơ thể.
Sinh lý học động vật được xây dựng trên cơ sở học thuyết của nhà sinh lý
học vĩ đại Paplop (Nga) về:
+ Tính thống nhất của cơ thể.
+ Vai trò chỉ đạo của hệ thần kinh trung ương trong toàn bộ hoạt động sống
của cơ thể.
+ Tính thống nhất của cơ thể với môi trường sống xung quanh nó.

8


Những hiểu biết về giải phẫu, sinh lý rất cần thiết để hiểu được những gì
xảy ra trong cơ thể con vật và những biến đổi gì sẽ xảy ra khi thay đổi điều kiện
nuôi dưỡng, chăm sóc.
Vì vậy, giải phẫu, sinh lý học có mối quan hệ mật thiết với các khoa học về
dinh dưỡng, nhân giống vật nuôi và các môn khoa học khác về chăn nuôi.
2. Tế bào, tổ chức, cơ quan và hệ cơ quan
2.1. Tế bào
2.1.1. Khái niệm
Tế bào là những thể nhỏ nhất cấu tạo nên cơ thể động vật mà chỉ có thể
nhìn thấy bằng kính hiển vi.
2.1.2. Kính thước của tế bào
Kích thước trung bình của tế bào
khoảng 3 - 30 m. Song cũng có những

tế bào lớn như tế bào thần kinh và tế
bào sinh dục.
2.1.3. Cấu tạo của tế bào
Tế bào được cấu tạo từ nhân,
nguyên sinh chất và màng tế bào.
- Nhân: Nằm trong nguyên sinh
chất, được bao bọc bởi màng nhân.
Hình dạng của nhân rất đa dạng: ovan,
hình que... Nhân có ý nghĩa to lớn trong

Hình 1: Cấu tạo tế bào động vật

trao đổi chất, phân chia tế bào và di

1- Nhân; 2- Nguyên sinh chất;
3- Màng tế bào

truyền.

- Nguyên sinh chất: Là dịch nhày, không màu, trong suốt, là cơ sở cho quá
trình trao đổi chất.
- Màng: Bao bọc tế bào và thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi
trường ngoài tế bào.
2.1.4. Chức năng của tế bào
Các tế bào sống, sinh sản, thường xuyên thay đổi hình dạng và chết đi.
Các chức năng chủ yếu của tế bào gồm: trao đổi chất, nhận cảm và sinh sản.

9



- Trao đổi chất: Các chất dinh dưỡng dưới dạng hoà tan và oxy được đưa
đến các tế bào nhờ máu. Chúng đi vào tế bào qua màng tế bào, còn các sản phẩm
của quá trình phân giải được thải ra từ tế bào đi vào gian bào.
- Sự sinh sản của tế bào: Xảy ra nhờ sự phân chia tế bào. Sự phân chia có
thể đơn giản hoặc phức tạp.
2.1.5. Hình thái của tế bào
Hình dạng các tế bào của cơ thể rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều nguyên
nhân. Chúng có thể có dạng hình cầu, đa giác, lập phương...
2.1.6. Thành phần hoá học của tế bào động vật
Trong tế bào động vật nước chiếm khoảng 85%, protit 10%, mỡ 2%, các
chất hữu cơ khác 1,5% và khoáng 1,5%.
2.2. Tổ chức (Mô)
2.2.1. Khái niệm
Tổ chức là nhóm tế bào có hình thái giống nhau. Mỗi tổ chức thực hiện một
chức năng riêng và có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, các tổ chức có liên hệ chặt
chẽ với nhau.
2.2.2. Phân loại tổ chức
Dựa vào đặc điểm cấu tạo và chức năng người ta phân chia ra các loại
tổ chức:
- Tổ chức biểu bì (biểu mô): Có đặc điểm là các tế bào nằm cạnh nhau
thành từng dẫy. Nó bao bọc bề mặt cơ thể, các xoang và các cơ quan trong cơ thể,
có chức năng bảo vệ các tổ chức bên trong.
- Tổ chức liên kết: Được phân bố khắp cơ thể và có chức năng gắn các
phần khác nhau của cơ thể lại với nhau.
Có hai loại tổ chức liên kết: dinh dưỡng và cơ học.
Máu và bạch huyết là các tổ chức liên kết có tác dụng dinh dưỡng.
Tổ chức sụn và xương là tổ chức liên kết cơ học.
Ngoài ra còn có các tổ chức liên kết dạng sợi vừa có chức năng dinh
dưỡng, vừa có chức năng cơ học.
- Tổ chức cơ: Gồm các tế bào có hình dạng kéo dài. Tổ chức cơ được chia

thành cơ trơn, cơ vân và cơ tim.
+ Cơ trơn co giãn không phụ thuộc vào ý muốn của con vật. Cơ trơn
thường phân bố ở các cơ quan nội tạng như tiêu hoá, hô hấp, bài tiết, trong các
mạch máu.

10


+ Cơ vân còn gọi là cơ xương. Cơ xương gắn với các xương thực hiện
chức năng vận động, co giãn theo ý muốn.
+ Cơ tim có cấu tạo đặc biệt, có khả năng co giãn tự động ngoài ý muốn, theo
nhịp điệu.
2.3. Các cơ quan
Cơ quan là bộ phận của cơ thể có hình dạng và cấu tạo nhất định, thực hiện
một chức năng chuyên môn hoá hẹp. Mỗi cơ quan nằm trong cơ thể ở một vị trí
nhất định và phụ thuộc rất chặt chẽ vào các cơ quan khác.
Ví dụ: Mắt, gan, lưỡi, thận, tim...
2.4. Các hệ cơ quan
2.4.1. Khái niệm
Hệ cơ quan bao gồm các cơ quan riêng biệt khác nhau về hình dạng cấu
tạo, nhưng thực hiện một chức năng chung.
2.4.2. Phân loại
Trong cơ thể có các hệ cơ quan sau:
- Hệ tiêu hoá: Có chức năng tiêu hoá thức ăn, cung cấp chất dinh dưỡng
cho cơ thể.
- Hệ hô hấp: Cung cấp oxy và thải CO2.
- Hệ tuần hoàn: Đưa oxy và các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể.
- Hệ bài tiết: Đào thải các sản phẩm của quá trình trao đổi chất ra khỏi cơ thể.
- Hệ vận động: Có chức năng vận động.
- Hệ sinh sản: Đảm bảo quá trình sinh sản.

- Hệ thần kinh: Thực hiện mối quan hệ qua lại giữa tất cả các hệ cơ quan với
nhau và mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường bên ngoài, có chức năng chỉ đạo.
- Da và lông: Thực hiện chức năng bảo vệ và các chức năng khác.
Các hệ cơ quan phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau.
3. Hệ vận động
Các cơ quan vận động gồm các cơ quan vận động thụ động (bộ xương) và
các cơ quan vận động chủ động (các cơ).
3.1. Bộ xương
3.1.1. Khái niệm
Bộ xương là nền tảng của cơ thể được cấu tạo từ các xương liên kết với
nhau, cố định hay không cố định nhờ các dây chằng và sụn.

11


3.1.2. Chức năng
Bộ xương là cốt (khung) của cơ thể và có chức năng bảo vệ các cơ quan
bên trong như: não, tim, phổi...
3.1.3. Phân loại
Về hình dạng xương được chia thành 3 loại:
- Xương ống hoặc xương dài: Xương kéo dài và có xoang hình ống chứa
tuỷ sống.
- Xương ngắn: Thường có chiều dài, rộng và dày tương đương nhau.
Chúng nằm giữa các xương dài có tác dụng làm giảm va đập khi chuyển động.
Ví dụ: Xương cổ tay, xương cổ chân.
- Xương dẹt: Thường mỏng nhưng phát triển mạnh về chiều dài và chiều
rộng, có tác dụng bảo vệ rất tốt các tổ chức và cơ quan mềm. Đó là các xương
hộp sọ và xương sườn.
Về vị trí, chức năng xương được chia thành:
- Xương phần thân: Được cấu tạo từ cột sống và các xương liên quan. Cột

sống được cấu tạo từ các đốt sống liên kết với nhau bởi dây chằng và sụn.
Xương phần thân được chia thành 5 phần:
+ Phần cổ: Có 7 đốt sống. Đốt đầu tiên gọi là xương Atlat, nối với xương
chẩm của hộp sọ tạo nên khớp động, giúp con vật có thể quay đầu sang phải, sang
trái.
+ Phần ngực: Lồng ngực được tạo nên bởi các đốt sống ngực, các xương
sườn và xương ngực.
Số đốt sống ngực bằng số đôi xương sườn. ở ngựa là 18; các động vật
nhai lại: 13; lợn 14 -15. Trong đó số đôi xương sườn thật ở ngựa và loài nhai lại
là 8; ở lợn là 7.
+ Phần hông: Được cấu tạo từ 6 đốt sống hông, có tác dụng bảo vệ xoang
bụng. Hai bên sườn và phía bên dưới xoang bụng là cơ.
+ Phần khum: Được cấu tạo từ 1 xương hình thành từ 5 đốt xương khum
hợp lại (ở lợn là 4). Gắn với xương khum là xương chậu, tạo thành xoang chậu.
+ Phần đuôi: Được cấu tạo từ 17 - 19 đốt sống ở ngựa, 15 - 20 ở trâu, bò; 23 24 ở cừu.
- Xương đầu: Xương đầu được chia thành 2 phần:
+ Phần sọ: Gồm 10 xương tạo thành hộp sọ, bên trong chứa não.

12


+ Phần mặt: Có 2 xoang là xoang mũi và xoang miệng, được hình thành từ
một số xương gắn chặt với nhau. Các xương mặt tạo nên bộ máy nhai nghiền.
- Xương chi: Các chi giúp cho con vật vận động được. Chúng gắn với thân
bằng xương cánh tay và xương đùi.
+ Xương chi trước bao gồm xương bả vai, xương cánh tay, xương ống tay,
xương cổ tay, xương bàn và xương ngón tay.
+ Xương chi sau bao gồm: Xương đùi, xương ống chân, xương cổ chân,
xương bàn và xương ngón chân.


Hình 2: Bộ xương của bò
1- Hộp sọ; 2- Phần cổ; 3- Phần ngực; 4- Phần hông; 5- Phần khum; 6- Xương đuôi;
7- Xương bả vai; 8- Khung chậu; 9- Xương cánh tay; 10- Xương đùi; 11- Xương ống
tay; 12- Xương ống chân; 13- Xương cổ tay; 14- Xương cổ chân; 15- Xương bàn tay;
16- Xương bàn chân; 17- Xương ngón.
3.2. Hệ cơ
Hệ cơ được hình thành từ các cơ gắn vào các xương đảm bảo cho con vật
đi đứng và vận động được.
Cơ xương hay cơ bắp là cơ quan vận động được cấu tạo từ các sợi cơ vân
có khả năng co giãn dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Nhờ vậy chúng có khả
năng sinh ra công.
Phụ thuộc vào vị trí và chức năng các cơ có cấu tạo và hình dạng khác
nhau. Nhưng bất kỳ cơ nào cũng có phần bắp cơ có khả năng co giãn và phần gân
cơ để gắn các cơ với các xương hoặc với da có tác dụng truyền lực.

13


Người ta phân chia thành các nhóm cơ sau:
- Cơ đầu: Các cơ đầu co giãn gây nên chuyển động của xương hàm, môi,
lỗ mũi, mí mắt, vành tai.
- Cơ cổ: Các cơ cổ gây nên chuyển động của đầu và cổ.
- Cơ thăn: Nằm ở phía trên và phía dưới cột sống, gây co giãn cột sống.
- Cơ lồng ngực: Nằm giữa các xương sườn và gắn với các đốt sống và
xương ngực. Chúng có tác dụng làm giãn nở hoặc thu hẹp lồng ngực khi thở.
- Cơ thành bụng: Bao phủ xoang bụng, được cấu tạo từ nhiều lớp và có các
sợi cơ chạy theo các hướng khác nhau. Các cơ này tham gia vào quá trình hô hấp,
bảo vệ xoang bụng và quá trình thải phân.
- Cơ chi: Các cơ chi trước và chi sau tạo nên chuyển động của các chi.
Nhờ các cơ duỗi và cơ co mà các chi co duỗi được. Các cơ chi sau phát triển hơn

cơ chi trước.
- Cơ dưới da: Gắn chặt với da, gây nên chuyển động của da. Nhờ chuyển
động của da con vật loại bỏ được các vật lạ trên da.
4. Hệ tiêu hoá, quá trình tiêu hoá và hấp thu
4.1. Hệ tiêu hoá
4.1.1. Cấu tạo của các cơ quan tiêu hoá
Các cơ quan tiêu hoá có dạng hình ống bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu
môn. Chu vi và cấu tạo thành ống ở các đoạn khác nhau không giống nhau: có
đoạn phình to, có đoạn thu nhỏ phù hợp với chức năng sinh lý.
ống tiêu hoá được cấu tạo từ 3 lớp:
- Niêm mạc (màng nhầy): Bao bọc toàn bộ bề mặt phía trong của ống tiêu
hoá. Niêm mạc được bao phủ bởi lớp biểu bì, cấu tạo nên các tuyến tiết dịch.
Niêm mạc có vai trò to lớn trong quá trình tiêu hoá, bởi vì các tuyến tiêu hoá tiết
ra các men tiêu hoá thông qua niêm mạc. Ngoài ra, niêm mạc còn hấp thu các
chất dinh dưỡng đã được tiêu hoá.
- Lớp cơ: Nằm sâu bên trong lớp niêm mạc. Nhờ sự co giãn của lớp cơ nhu
động ruột được hình thành có tác dụng nhào trộn và di chuyển thức ăn.
- Màng tương: Bao bọc ống tiêu hoá từ bên ngoài. Lớp này tiết ra tương
dịch làm cho chuyển động của ruột được dễ dàng.
Thành ống tiêu hoá có hệ thống các mạch máu và dây thần kinh.
14


4.1.2. Các phần của hệ tiêu hoá
Hệ tiêu hoá bao gồm các phần sau:
- Phần trước: Nằm trước cơ hoành, gồm xoang miệng, hầu, thực quản.
+ Xoang miệng: Xoang miệng nằm giữa hai hàm, phía trước có môi, phía
sau có màng khẩu cái, hai bên là má, phía trên có vòm khẩu cái, phía dưới có
lưỡi. Trên hàm có răng. Các bộ phận của xoang miệng có chức năng lấy, nhai và
nuốt thức ăn. Trong xoang miệng có 3 đôi tuyến nước bọt: tuyến dưới tai, tuyến

dưới hàm và tuyến dưới lưỡi.
+ Hầu: Nằm sau màng khẩu cái, trước thanh quản, là ngã ba của miệng,
khí quản và thực quản, có liên quan tới nuốt và thở.
+ Thực quản: Được nối từ hầu tới dạ dày, có nhiệm vụ chuyển thức ăn xuống
dạ dày.
- Phần giữa: Nằm ở xoang bụng, gồm dạ dày và ruột non.
+ Dạ dày: Là nơi phình to của ống tiêu hoá ở sau cơ hoành, trong xoang
bụng. Dạ dày có nhiệm vụ dự trữ, nhào trộn, nghiền và tiết men tiêu hoá thức ăn.
Dạ dày có 3 loại:
. Dạ dày đơn (ở ngựa và động vật ăn thịt). Dạ dày đơn được chia làm 3
vùng: Thượng vị, thân vị và hạ vị.
. Dạ dày trung gian (ở lợn): Ngoài 3 vùng như ở dạ dày đơn, ở gần thượng
vị còn có manh nang (túi mù).
. Dạ dày kép (ở động vật nhai lại: trâu, bò, dê, cừu): có 4 ngăn (4 túi): Dạ
cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế.
+ Ruột non: Chia làm 3 phần là: Tá tràng, khổng tràng và hồi tràng.
Ruột non có vai trò quan trọng trong việc tiêu hoá thức ăn và hấp thu các chất
dinh dưỡng.
- Phần sau: Gồm ruột già và hậu môn.
+ Ruột già: Thường lớn gấp 2 - 3 lần so với ruột non và chia làm 3 phần:
Manh tràng, kết tràng và trực tràng.
+ Hậu môn: Là cửa sau của trực tràng, nằm dưới gốc đuôi. Cuối hậu môn
có cơ vòng thắt lại, chỉ khi thải phân mới giãn ra.

15


Hình 3: Sơ đồ cấu tạo hệ tiêu hoá của bò
1- Xoang miệng; 2- Lưỡi; 3- Tuyến nước bọt dưới tai; 4- Màng khẩu cái; 5- Hầu; 6Khí quản; 7- Thực quản; 8- Dạ cỏ; 9- Dạ tổ ong; 10- Dạ lá sách; 11- Dạ múi khế;
12- Tá tràng; 13- Khổng tràng; 14- Hồi tràng; 15- Gan; 16- Tĩnh mạch cửa; 17- Túi

mật; 18- ống mật; 19- Tuyến tuỵ; 20- Manh tràng; 21- Kết tràng; 22- Trực tràng.
4.2. Quá trình tiêu hoá
4.2.1. Khái niệm
Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất phức tạp của thức ăn thành các chất
có cấu tạo đơn giản mà cơ thể động vật có khả năng hấp thu được.
Thông qua quá trình tiêu hoá protit, lipit, gluxit của thức ăn được phân giải
thành axit amin, axit béo và đường.
Có 3 hình thức tiêu hoá:
- Tiêu hoá cơ học như nhai, nghiền, co bóp.
- Tiêu hoá hoá học: Nhờ các dịch tiêu hoá.
- Tiêu hoá vi sinh vật: Nhờ hệ vi sinh vật sống cộng sinh trong đường tiêu
hoá.
4.2.2. Tiêu hoá ở miệng
Tiêu hoá ở miệng bao gồm tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hoá học.
- Tiêu hoá cơ học nhờ động tác nhai nghiền thức ăn.
- Tiêu hoá hoá học nhờ nước bọt. Trong nước bọt có chứa các men tiêu hoá
tinh bột là Amylaza và Maltaza.
Tinh bột

Amylaza

Dextrin  Maltose

16

Maltaza

2 Glucose



Trong nước bọt có chất nhày Muxin làm trơn thức ăn cho dễ nuốt và có
men Lizozin do tế bào bạch cầu tiết ra có tác dụng diệt trùng.
Ngoài ra nước bọt có tác dụng hoà tan thức ăn gây khẩu vị và trung hoà
axit béo bay hơi trong dạ cỏ (ở động vật nhai lại).
4.2.3. Tiêu hoá ở dạ dày
- Tiêu hoá ở dạ dày đơn: Xảy ra nhờ tác dụng của dịch vị do dạ dày tiết ra.
Dịch vị có chứa HCl có tác dụng diệt trùng thức ăn làm trương phồng các
phân tử protit, hoạt hoá men Pepsin của dịch vị. Trong dịch vị có men Pepsin tiêu
hoá protit. Khi mới hình thành men này ở dạng chưa hoạt động (Pepsinogen), sau
đó được hoạt hoá nhờ HCl.
PepsinogenHCl
 Pepsin.
Ngoài ra trong dịch vị còn có các men Catepsin (ở gia súc non), Kimozin
(tiêu hoá protit sữa) và Gelatinaza (tiêu hoá protit ở các tổ chức liên kết).
Dưới tác dụng các men của dịch vị các phân tử protit được phân giải thành
axit amin.
Men Lipaza (tiêu hoá lipit) ở dạ dày có hoạt lực thấp, hàm lượng ít nên
chưa có tác dụng tiêu hoá.
- Tiêu hoá ở dạ dày trung gian (ở lợn)
Nhìn chung quá trình tiêu hoá ở dạ dày trung gian giống như ở dạ dày
đơn, nhưng do ở vùng manh nang hàm lượng axit thấp hơn nên quá trình tiêu
hoá tinh bột do các men của nước bọt tốt hơn. Đồng thời do hàm lượng HCl
thấp hơn và hoạt lực của các men ở dạ dày yếu hơn (so với dạ dày đơn) nên tiêu
hoá protit kém hơn.
- Tiêu hoá ở dạ dày kép (ở động vật nhai lại):
+ Tiêu hoá ở dạ cỏ: Dạ cỏ là môi trường yếm khí, trung tính có nhiệt độ 38
- 400C thích hợp cho vi sinh vật hoạt động.
Trong dạ cỏ có số lượng vi sinh vật rất lớn (10 11 con/g chất chứa) và
phong phú về chủng loại gồm 3 nhóm lớn: vi khuẩn, thảo phúc trùng và nấm
yếm khí. Chúng gồm nhiều loại khác nhau có khả năng lên men bột đường,

phân giải xơ và protit.
. Sự tiêu hoá xơ như sau:
Cellulose

Cellulaza

Đường kép

Men VSV

VSV

Glucose

lên men

VSV

17

axit béo


. Sự tiêu hoá tinh bột như sau:
Tinh bột

Amylaza

VSV


Maltose

Maltaza

2 Glucose

VSV

lên men

axit béo

VSV

ở các động vật khác Glucose là sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hoá
bột đường và được hấp thu vào máu, nhưng ở động vật nhai lại thì Glucose được
tiếp tục lên men thành các axit béo dễ bay hơi cấp thấp (chủ yếu là axit axetic,
axit propionic và axit butyric).
. Sự tiêu hoá protit và nitơ phiprotit như sau:
Protit thức ăn

men VSV

Peptit

men VSV

axit amin

18



NH3 + axit hữu cơ
NH2
C

=O
NH2

ureaza

CO2 + NH3

VSV

(Urea)
Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải protit và nitơ phiprotit đều
là NH 3. 80% NH 3 sinh ra được vi sinh vật sử dụng để tổng hợp nên protit của
bản thân.
Nhờ hệ vi sinh vật mà động vật nhai lại có thể sử dụng các chất chứa nitơ
phiprotit (ure, các muối amon...) làm thức ăn.
+ Tiêu hoá ở dạ múi khế: Dạ múi khế tiết ra dịch vị có chứa các men tiêu
hoá và quá trình tiêu hoá xảy ra giống như ở dạ dày đơn.
4.2.4. Tiêu hoá ở ruột non
Quá trình tiêu hoá ở ruột non xảy ra nhờ các dịch tiêu hoá gồm:
- Dịch tụy: Được tiết ra từ tuyến tụy có chứa các men tiêu hoá:
+ Men tiêu hoá protit: chủ yếu là Trypsin.
ProtitTrypsin Peptit  axit amin
Ngoài ra, trong dịch tụy còn có các men khác như Kimotrypsin, Elactaza,
Ribonucleaza, Cacboxypeptidaza, aminopeptidaza.

+ Men tiêu hoá lipit: Đó là men Lipaza.
Đầu tiên nó ở dạng tiền men Prolipaza

d�
chm�
t
����

Lipaza

Lipaza
� Glyxerin + axit béo.
Lipit ���

+ Men tiêu hoá bột đường gồm có: Amilaza, Maltaza, Sacaraza, Lactaza.
Tinh bột

Đường
đôi

Dextrin  Maltose

Amlaza
���


Maltose

Maltaza


Sacarase

Sacaraza

Lactose

Lactaza

19

2Glucose
Glucose + Fructose
Glucose + Galactose.


- Dịch mật: Được tiết ra từ gan và tập trung vào túi mật. Thành phần chủ
yếu của dịch mật gồm các axit mật, các muối mật và các sắc tố mật.
Tác dụng của dịch mật (chủ yếu là muối mật): giúp cho quá trình tiêu hoá mỡ,
hoạt hoá men lipaza, giúp cho quá trình hấp thu axit béo và tăng nhu động ruột.
- Dịch ruột: Do các tuyến trong niêm mạc ruột non tiết ra có chứa các men
tiêu hoá protit, lipit và bột đường giống như dịch tuỵ.
4.2.5. Tiêu hoá ở ruột già
ở ruột già không có quá trình tiết dịch và men tiêu hoá, chỉ có dịch nhầy
được tiết ra.
Quá trình tiêu hoá ở ruột già chủ yếu nhờ vi sinh vật như ở dạ cỏ động vật
nhai lại có tác dụng tiêu hoá cellulose và protit. Các sản phẩm tiêu hoá được hấp
thu qua vách ruột già.
Trong quá trình tiêu hoá có khoảng 2 - 3% protit không được tiêu hoá sẽ bị
thối rữa do hoạt động của vi sinh vật tạo nên các sản phẩm có mùi hôi thối và độc
hai đối với cơ thể. Nếu hàm lượng lớn sẽ dẫn tới ỉa chảy.

4.3. Quá trình hấp thu
4.3.1. Các cơ quan hấp thu
- Miệng: Nhìn chung ở miệng không có quá trình hấp thu. Tuy nhiên, có
một số chất như rượu và một số chất độc được hấp thu.
- Dạ dày: Hấp thu một số chất như muối, nước, rượu, đường đơn và một số
axit amin.
Phần trước của dạ dày kép (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) có khả năng hấp
thu nước rất mạnh. Ngoài ra, các axit béo bay hơi, muối khoáng, đường Glucose,
một số axit amin, NH3 và các khí thể được hấp thu ở đây.
- Ruột non: Là cơ quan hấp thu chủ yếu. Hầu hết các chất dinh dưỡng được
hấp thu ở đây.
- Ruột già (chủ yếu là manh tràng): Có khả năng hấp thu một số chất như
axit béo bay hơi, NH3...
4.3.2. Cơ chế hấp thu
- Cơ chế hấp thu bị động: Tuân theo các qui luật lý, hoá học đơn thuần.
+ Qui luật thẩm thấu: Nước từ dung dịch có nồng độ thấp sang dung dịch
có nồng độ cao.
+ Qui luật khuyếch tán: Các ion đi từ dung dịch có nồng độ cao sang dung
dịch có nồng độ thấp.

20


+ Qui luật lọc qua: Các chất có kích thước nhỏ lọc qua màng tế bào vào máu.
- Cơ chế hấp thu chủ động: Các chất cần thiết được hấp thu nhờ vật mang.
Đặc trưng của quá trình này là tiêu tốn năng lượng.
4.3.3. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng chủ yếu
- Sự hấp thu protit: Protit được hấp thu ở dạng axit amin. Tốc độ hấp thu
phụ thuộc vào sự cân đối giữa các axit amin.
- Sự hấp thu mỡ: Mỡ được hấp thu dưới dạng Glyxerin và các axit béo.

Glyxerin hoà tan trong nước nên dễ hấp thu trực tiếp qua thành ruột.
Các axit béo không hoà tan trong nước, nên phải kết hợp với dịch mật để tạo
thành phức chất hoà tan và đi qua thành ruột vào máu, sau đó axit mật trở về gan.
- Sự hấp thu Gluxit: Gluxit được hấp thu dưới dạng đường đơn. Tỷ lệ hấp
thu của các loại đường không giống nhau (cao nhất là Glucose: 100%).
5. Trao đổi chất và năng lượng
5.1. Khái niệm
Trao đổi chất và năng lượng là quá trình cơ bản của mọi cơ thể sống,
bao gồm:
- Các chất dinh dưỡng khác nhau từ môi trường bên ngoài đi vào cơ thể.
- Hấp thu và chuyển hoá các chất trong cơ thể.
- Đào thải các sản phẩm không cần thiết cho cơ thể ra ngoài.
Quá trình trao đổi chất bao gồm 2 quá trình đối lập nhưng liên quan chặt
chẽ với nhau, đó là: Đồng hoá và dị hoá. Nhờ đó mà vật chất sống luôn đổi mới,
năng lượng cần thiết cho các chức năng sống của cơ thể được đảm bảo.
5.2. Quá trình trao đổi các chất
5.2.1. Trao đổi protit
Trao đổi protit có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì 1/5 cơ thể động vật được
cấu tạo từ protit.
- Đồng hoá: Sản phẩm tiêu hoá protit là các axit amin. Chúng được hấp
thu từ ruột vào máu theo tĩnh mạch cửa vào gan. Tại đây một phần được giữ lại
để tổng hợp albumin, globulin và fibrinogen của máu, phần lớn được đưa tới các
mô bào để tổng hợp thành protit đặc trưng của mô bào. Có những mô bào đặc
biệt tổng hợp nên các protit có tính đặc trưng lớn như Hormon, enzym...
- Dị hoá: Trước tiên là protit ở gan, sau đó đến các protit mô bào được huy
động để phân giải thành các axit amin. Các axit amin bị khử amin tạo thành NH 3

21



và xetoaxit. NH3 được sử dụng để tạo thành ure, còn các xetoaxit có thể bị oxy
hoá tạo thành CO2, H2O và giải phóng năng lượng.
Để xem xét quá trình trao đổi protit người ta xem xét sự cân bằng nitơ:
Ntích luỹ = Nthức ăn - (Nphân + Nnước tiểu)
5.2.2. Trao đổi gluxit
Trao đổi gluxit có ý nghĩa rất to lớn, mặc dù trong cơ thể rất ít. Song trong
thức ăn gluxit nhiều gấp 5 - 6 lần protit.
- Đồng hoá: Gluxit ở đường tiêu hoá được phân giải thành các đường đơn
glucose, fructose, galactose. Chúng được hấp thu vào máu và được đưa về gan.
Trước khi vào gan fructose và galactose được đồng phân hoá thành glucose. ở
gan một phần glucose được giữ lại để chuyển thành glycogen dự trữ ở gan, phần
lớn được chuyển đến các mô cơ và tạo thành glycogen cơ. Chúng cũng có thể
chuyển thành mỡ dự trữ.
- Dị hoá: Gluxit là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho các quá trình
hoạt động. Glycogen trước hết là ở gan, sau đó là ở mô bào, được chuyển thành
glucose. Glucose được oxy hoá để giải phóng năng lượng.
5.2.3. Trao đổi lipit
- Đồng hoá: Lipit ở đường tiêu hoá được hấp thu vào máu dưới dạng
glyxerin và axit béo. Khi vào gan một phần các chất này được giữ lại để tổng hợp
mỡ gan, phần lớn được đưa đến mô bào để tạo thành mỡ mô bào (dự trữ). Mỡ
trong cơ thể cũng có thể được hình thành từ gluxit và protit của thức ăn.
- Dị hoá: Mỡ trước hết ở gan, sau đó là mỡ ở các mô bào khi cần thiết
được huy động để phân giải thành glyxerin và các axit béo. Glyxerin và các axit
béo được oxy hoá để giải phóng năng lượng. Mỡ có giá trị năng lượng cao gấp
2,3 lần so với gluxit và protit.
5.2.4. Trao đổi khoáng
Trao đổi khoáng là quá trình quan trọng trong sự sống còn của cơ thể, mặc
dù các chất khoáng không có giá trị năng lượng như protit, lipit và gluxit.
- Các chất khoáng tham gia vào thành phần của tất cả các tế bào của cơ thể.
- Chúng cần thiết để tổng hợp một số hợp chất quan trọng như hemoglobin.

- Tham gia vào hoạt động tiết dịch của các tuyến tiêu hoá.
- Vận chuyển khí.
- Giữ ổn định áp suất thẩm thấu của máu và các mô bào.
- Tham gia vào giữ thăng bằng toan kiềm trong cơ thể.
- Gây ảnh hưởng đặc biệt tới các quá trình sinh lý.

22


Trao đổi khoáng liên quan tới trao đổi nước, vì các hợp chất khoáng trong
cơ thể thường ở dạng dung dịch.
Các chất khoáng đặc biệt cần thiết đối với gia súc non và gia súc cao sản.
Quan trọng nhất là các hợp chất của Na, K, Ca, P, Cl, Fe, Cu, I, Mn, Zn, Co (xem
phần vai trò các chất dinh dưỡng).
- Đồng hoá: Các chất khoáng được hấp thu dưới dạng muối và ion. Các
muối được dự trữ ở các cơ quan khác nhau và được cơ thể sử dụng dần. Ca, P
được dự trữ ở xương, Na, Cl ở da, K ở các cơ, Fe ở gan.
- Dị hoá: Các chất khoáng được thải khỏi cơ thể theo nước tiểu, phân và
một phần qua mồ hôi.
5.2.5. Trao đổi nước
Trao đổi nước cũng có ý nghĩa to lớn trong các quá trình sinh hoá của cơ thể.
- Nước hoà tan các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Nước là môi trường của các phản ứng hoá học liên quan đến hoạt động
sống của cơ thể.
- Nước hoà tan các sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất và
chúng được đào thải khỏi cơ thể dưới dạng mồ hôi và nước tiểu.
Trong cơ thể nước chiếm 65% (ở vật non - 85%). Nước có trong tất cả các
tổ chức và cơ quan, nhiều nhất là ở da và ở cơ. Lượng nước trong cơ thể tương
đối ổn định, nó thay đổi phụ thuộc vào tuổi, thể trạng (béo, gầy) và cường độ
hoạt động cơ bắp và cả vào nhiệt độ không khí xung quanh.

Nguồn nước cung cấp cho cơ thể từ thức ăn, nước uống, nước sinh ra do
quá trình oxy hoá các chất và nước nội sinh.
Nước từ cơ thể thải ra ngoài qua thận, da, phổi hoặc qua các sản phẩm như
sữa, nước mắt.
5.2.6. Trao đổi khí
Trao đổi khí trong cơ thể liên quan đến các quá trình khác nhau của trao
đổi chất.
Khi trao đổi chất tăng, lượng oxy được cơ thể hấp thu tăng lên do nhu cầu
về năng lượng của cơ thể tăng.
5.2.7. Trao đổi năng lượng
Quá trình trao đổi năng lượng có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:
* Sơ đồ trao đổi năng lượng.

23


Năng lượng thô
(Năng lượng tổng số)
Năng lượng phân

Năng lượng tiêu hoá

Năng lượng nước tiểu

Năng lượng trao đổi

Năng lượng hoá nhiệt

Năng lượng thuần


Năng lượng
duy trì

Năng lượng cho
sản xuất.

Trao đổi năng lượng là sự chuyển hoá năng lượng từ hoá năng thành nhiệt
năng, công năng và điện năng. Trong đó chỉ có 25% năng lượng sản sinh ra do sự
oxy hoá các chất dinh dưỡng trong cơ thể biến thành công năng, một phần rất nhỏ
biến thành điện năng, phần lớn là nhiệt năng duy trì thân nhiệt và thải ra ngoài.
6. Máu và tuần hoàn máu
6.1. Máu
Máu là tổ chức lỏng lưu thông trong mạch quản có chức năng vận chuyển
các chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào và thải các sản phẩm cặn bã của quá
trình chuyển hoá tới các cơ quan bài tiết như: thận, phổi.
6.1.1. Chức năng của máu
Máu thực hiện các chức năng chủ yếu sau:
- Hô hấp: Huyết sắc tố lấy O2 từ phổi đem cung cấp cho tế bào và vận
chuyển khí CO2 từ tế bào ra phổi để thải ra ngoài.
- Dinh dưỡng: Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng: axit amin, axit béo,
glucose từ nhung mao ruột non đến các tế bào và tổ chức trong cơ thể.
- Bài tiết: Máu đem cặn bã của quá trình chuyển hoá đến các cơ quan
bài tiết.
- Điều hoà hoạt động của cơ thể: Máu chứa các hormon do các tuyến nội
tiết tiết ra có tác dụng điều hoà trao đổi chất và các hoạt động khác.
- Điều hoà thân nhiệt: Máu chứa nhiều nước có tỉ nhiệt cao, có tác dụng
điều hoà nhiệt ở các cơ quan trong cơ thể.

24



- Bảo vệ cơ thể: Trong máu có nhiều loại bạch cầu có khả năng thực bào,
tiêu diệt các vi khuẩn. Máu chứa kháng thể và các kháng độc tố có tác dụng bảo
vệ cơ thể.
6.1.2. Đặc tính lý hoá của máu
Máu có màu đỏ tươi, có vị mặn và mùi tanh (đặc trưng).
Tỷ trọng của máu 1,040 - 1,065. áp suất thẩm thấu của máu là 5320 mm
Hg (7 atmotphe). pH của máu dao động từ 7,35 - 7,50.
Lượng máu của động vật chiếm khoảng 5 - 9% so với khối lượng cơ thể.
Trong cơ thể máu chia làm 2 phần: máu lưu thông và máu dự trữ. Lượng máu
tuần hoàn trong cơ thể chiếm 1/2 tổng số máu. Máu dự trữ nằm ở gan, lách, da và
một số nơi khác.
6.1.3. Thành phần của máu
Trong máu vật chất khô chiếm 20%, nước 80%.
Máu được chia làm 2 phần: Huyết tương và thành phần hữu hình.
- Huyết tương: Huyết tương là dịch lỏng màu vàng, chiếm khoảng 2/3
lượng máu. Huyết tương = Fibrin + Huyết thanh.
Trong huyết thanh có 90-92% nước; 8-10% vật chất khô, gồm protit,
lipit, đường.
Fibrin chiếm 0,1 - 0,4%.
- Thành phần hữu hình: Gồm có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
+ Hồng cầu: Hồng cầu vận chuyển O 2 tới các tổ chức của cơ thể nhờ huyết
sắc tố (Hb). Trong hồng cầu Hb chiếm 95-96%.
Số lượng hồng cầu (tính bằng triệu/mm 3) ở các loài động vật khác nhau rất
khác nhau. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào tính biệt, lứa tuổi, trạng thái sinh lý,
dinh dưỡng, bệnh tật... Tương tự hàm lượng huyết sắc tố (tính bằng g%) cũng
biến động rất lớn.
+ Bạch cầu: Bạch cầu có số lượng ít hơn hồng cầu (tính bằng nghìn/mm 3)
và phụ thuộc vào loài, tính biệt, tuổi, sinh lý, bệnh tật...
Bạch cầu có chức năng: chống viêm nhiễm, chống ngộ độc tạo nên miễn

dịch do chúng có khả năng thực bào.
+ Tiểu cầu: Nhỏ hơn hồng cầu và bạch cầu và có số lượng ít: 10 - 60
nghìn/mm3 máu. Chúng có chức năng tham gia vào quá trình đông máu.
Bảng 1: Các chỉ tiêu huyết học của một số loài vật nuôi (trưởng thành)

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×