Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.16 KB, 16 trang )

Bài tập 1:
Công ty máy tính Hoàng Bách muốn bán 10 chiếc máy tính Asus cho Công ty Toàn
Hùng, với giá bán 10.000.000đ/chiếc.
Nhân dịp khai trương, công ty máy tính Hoàng Bách đã giảm giá bán hàng (chiết khấu
thương mại) 5%.
Yêu cầu: Xác định giá tính thuế GTGT của lô hàng để viết hóa đơn.
Hướng dẫn giải:
- Giá tính thuế của 1 máy tính sau khi giảm giá:
= 10.000.000 – (10.000.000 x 0,05) = 9.500.000đ
Vậy giá tính thuế GTGT của lô hàng 10 chiếc:
= 9.500.000đ x 10 = 95.000.000đ
Bài tập 2
Công ty kế toán Hà Nội xuất bán 1 máy tính xách tay VAIO cho khách hàng, giá bán đã
có thuế GTGT là 11.000.000đ, thuế suất thuế GTGT là 10%
Yêu cầu: Xác định giá chưa thuế GTGT của máy tính.
Hướng dẫn giải:
Công thức tính giá chưa thuế = Giá đã có thuế / (1+% thuế suất)
Vậy giá bán chưa có thuế = 11.000.000 / (1+10%) = 11.000.000 / (1+0,1) = 10.000.000đ.
Bài tập 3
Công ty Cổ phần Hải Nam trong tháng 3/2015 có tình hình sản xuất kinh doanh như sau:
- Tồn kho đầu tháng:
+) Nguyên liệu Y: 1,8 tấn, giá nhập kho 1.575.000 đ/tấn
+) Nguyên liệu Z: 2,25 tấn, giá nhập kho 3.000.000 đ/tấn


- Mua vào trong tháng:
+) Nguyên liệu Y: 18 tấn, giá mua chưa có thuế GTGT là 1.500.000 đ/tấn, thuế GTGT là
150.000 đ/tấn
+) Nguyên liệu Z : 15 tấn, giá mua 2.970.000 đ/tấn, giá đã có thuế GTGT.
- Sản xuất trong tháng:
+) Từ 2 nguyên liệu Y và Z, Công ty sản xuất sp A. Định mức sx 1 sp A hết 4,5 kg


nguyên liệu Y và 3 kg nguyên liệu Z. Số sp A sx là 4.400 sp.
+) Các chi phí mua ngoài khác để sxsp A là 5.250.000 đ
- Tiêu thụ trong tháng:
+) Trong tháng DN đã tiêu thụ hết số sp A với giá thanh toán là 18.750 đ/sp, bán toàn bộ
nguyên liệu Z còn lại cho 1 cơ sở khác với giá thanh toán là 3.630.000 đ/tấn
Yêu cầu :
1. Xác định số thuế GTGT phải nộp.
Biết rằng:
- Công ty kê khai thuế GTGT theo pp trực tiếp trên giá trị gia tăng
- Thuế suất thuế GTGT của sp A và nguyên liệu Z là 10%
2. Giả sử trong tháng đơn vị không tiêu thụ hết số sp A còn tồn kho là 1 200 sp. Hãy xác
định lại số thuế GTGT đơn vị phải nộp .
Hướng dẫn giải:
1. Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
- Ta có số lượng NVL để sx ra 4.400 sp A trong tháng là: = Định mức sx 1 sp A x số sp
A sx.
+) Lượng nguyên liệu Y là : 4,5 x 4.400 = 19.800 kg = 19.8 tấn
+) Lượng nguyên liệu Z là : 3 x 4.400 = 13.200 kg = 13,2 tấn
=> Như vậy số nguyên liệu Z đế sxsp A là từ 2,25 tấn tồn đầu tháng và 13,2 – 2,25 =
10,95 tấn mua vào trong tháng
- Giá trị hàng hóa mua vào tương ứng để sx sp A là:
= Giá trị của 19,8t ngliệu Y + giá trị của 13,2 t ng/liệu Z + phí mua ngoài khác


= [1,8 x 1 575 000+18 x (1 500 000 + 150 000)] + (2,25 x 3 000 000 + 10,95 x 2 970
000) + 5 250 000
= 77 056 500 đ
- Giá trị hàng hóa của spA bán ra là = số lượng bán ra x giá bán = 4 400 x 18 750 = 82
500 000 đ
- Ta có thuế GTGT phải nộp là:

= (Giá trị hàng hóa bán ra – Giá trị hàng hóa mua vào tương ứng) x Thuế suất
=> thuế GTGT phải nộp cho spA là : (82 500 000 – 77 056 500 ) x 0,1 = 544.350 đ
b. Đối với nguyên liệu Z còn lại:
- Lượng nguyên liệu Z còn lại tiêu thụ là : 15 + 2,25 – 13,2 = 4,05 tấn.
+) Giá trị hàng hóa mua vào : 4,05 x 2 970 000 = 12.028.500 đ.
+) Giá trị hàng hóa bán ra : 4,04 x 3 630 000 = 14.701.500 đ.
=> Thuế GTGT đầu vào nguyên liệu Z còn lại tiêu thụ là: (14.701.500 + 12.028.500) x
0,1= 267.300đ
=> Vậy thuế GTGT cơ sở phải nộp trong tháng là: 544.350 + 267.300 = 811.650 đ
2, Giả sử trong tháng DN không tiêu thụ hết số SPA còn tồn kho là 1.200 sp:
- Ta có giá thành đơn vị sp A là = Giá trị hàng hóa mua vào / số lượng sp A sx =
77.056.500 / 4.400 = 17.512,84 đ
- Giá trị của số SPA tiêu thụ là = số SPA tiêu thụ x giá thành đơn vị = (4.400 – 1.200) x
17.512.84 = 56.041.088 đ
- Giá trị hàng hóa của sp A bán ra là = số lượng bán ra x giá bán = (4 400 – 1 200) x 18
750 = 60.000.000.
=> Thuế GTGT của SPA : [60.000.000- 56.041.088 ] x 0,1 = 395.891.2 đ
b. Đối với nguyên liệu Z còn lại tiêu thụ:
- Giá trị hàng hóa mua vào : 4,05 x 2.970.000 = 12.028.500 đ
- Giá trị hàng hóa bán ra : 4,04 x 3.630.000 = 14.701.500 đ


=> Thuế GTGT đv NL Z còn lại là = (14.701.500 + 12.028.500) x 0,1= 267.300 đ
Vậy thuế GTGT cơ sở phải nộp trong tháng là : 395.891,2 + 267.300 = 663.191,2 đ
Bài tập 4
Trong tháng 3/2015 công ty TNHH Hải Nam có các nghiệp vụ kinh tế như sau:
1. Xuất khẩu một lô hàng A theo điều kiện FOB có trị giá 500 triệu đồng.
2. Làm đại lý tiêu thụ sản phẩm B (thuộc diện chịu thuế GTGT) cho một công ty TNHH
trong nước, giá bán theo qui định chưa có thuế GTGT là 50.000 đồng/sp, hoa hồng được
hưởng là 5% trên giá bán chưa thuế GTGT, trong kỳ công ty K tiêu thụ được 10.000sp và

đã được công ty TNHH thanh toán tiền hoa hồng cho số sản phẩm bán được trong kỳ.
3. Nhận xuất khẩu ủy thác một lô hàng C theo điều kiện giá FOB có trị giá là 600 triệu
đồng, hoa hồng ủy thác được hưởng là 3% trên giá FOB.
4. Bán cho doanh nghiệp L lô hàng D với giá chưa thuế GTGT là 200 triệu đông, thuế
GTGT là 10%, nhưng khi viết hóa đơn, kế toán chỉ ghi giá thanh toán là 220 triệu đồng.
(hóa đơn không ghi tách riêng giá chưa thuế và thuế GTGT).
5. Dùng 100sp E để trao đổi với một cơ sở kinh doanh M lấy sản phẩm F, giá bán chưa
thuế GTGT của sản phẩm E cùng thời điểm phát sinh họat động trao đổi là 120.000đ/sp.
Công ty nhận về số sản phẩm F có tổng giá trị là 15 triệu (giá chưa thuế GTGT). Phần
chênh lệch đã thanh toán cho phía công ty M bằng tiền chuyển khoản. Thuế suất thuế
GTGT của sản phẩm F là 5%.
6. Thuê một công ty ở nước ngoài (không thực hiện báo cáo kế toán của Việt Nam) sửa
chữa một hệ thống sản xuất – việc sữa chửa thực hiện tại Việt Nam – với giá thanh toán
theo hợp đồng qui ra đồng VN là 300 triệu đồng.
7. Bán trả góp cho công ty N một lô hàng, giá bản trả góp chưa có thuế GTGT là 300
triệu đồng, trả trong vòng 3 năm, giá bán trả ngay là 250 triệu đồng (giá chưa thuế
GTGT).
Yêu cầu: xác định số thuế GTGT mà công ty phải nộp trong tháng (bao gồm luôn số thuế
nộp hộ nếu có).
Biết rằng:
- Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ là 10%.


- Tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ là 50 triệu đồng (chưa tính thuế
GTGT đầu vào đối với hoạt động thuê nước ngoài sửa chữa TS và hàng trao đổi về).
Hướng dẫn giải
1. Không phát sinh thuế GTGT hàng xuất khẩu
2.
- Doanh thu hoa hồng được hưởng = 10.000 x 50.000 x 5% = 25.000.000

- Thuế VAT đầu ra = 25.000.000 x 10% = 2.500.000
3.
- Doanh thu hoa hồng được hưởng = 600.000.000 x 3% = 18 000 000
- VAT đầu ra = 18.000.000 x 10%= 1.800.000.
4.
- Giá tính thuế GTGT = 220.000.000 / 1.1 = 200.000.000
- VAT đầu ra = 200.000.000 x 10% = 20.000.000
5.
- Thuế VAT đầu ra đối với SP E = 100 x 120.000 x 10% = 1.200.000
- Thuế VAT đầu vào đối với SP F = 15.000.000 x 5% = 750.000
6.
- VAT đầu vào hàng nhập khẩu = 300.000.000 x 10% = 30.000.000
7.
- Thuế VAT đẩu ra của lô hàng = 250.000.000 x 10% = 25.000.000
=> Tổng số thuế VAT đẩu ra = 2.500.000 + 1.800.000 + 20.000.000 + 25.000.000 +
1.200.000 = 50.500.000
=> Tổng số VAT đầu vào được khấu trừ = 30.000.000 + 50.000.000 + 750.000 =
80.750.000
=> Số thuế VAT doanh nghiệp phải nộp = VAT đầu ra – VAT đầu vào được khấu trừ =
50.500.000 – 80.750.000 = - 30.250.000
Bài 1:
Một cơ sở đại lý nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong kỳ tính thuế có tình
hình sau:
Lập bảng kê báo cáo tiêu thụ 1.000 sản phẩm may mặc với giá chưa thuế GTGT 200.000
đ/SP. Đây là sản phẩm nhận bán đại lý đúng giá cho công ty may mặc Đức Giang. Trong


kỳ công ty may mặc Đức Giang sử dụng phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý kèm theo
Lệnh điều động nội bộ xuất cho đại lý 1.500 sản phẩm may mặc. Hoa hồng đại lý đã
thanh toán 5% trên giá bán chưa có thuế GTGT khi đại lý trả tiền bán hàng trong kỳ.

Nhận làm đại lý dịch vụ bưu điện bán đúng giá theo quy định của công ty bưu điện,
doanh số tiêu thụ chưa có thuế GTGT trong kỳ 20 triệu đồng, hoa hồng đại lý 10%.
Tiêu thụ 300 bộ bàn ghế với giá chưa có thuế GTGT 700.000 đồng/bộ.
Tổng thuế GTGT đầu vào của chi phí mua ngoài khác tập hợp trên hóa đơn GTGT hợp
pháp trong kỳ là 14.500.000 đồng. Trong đó, thuế GTGT đầu vào của một số vật tư bị tổn
thất không xác định được trách nhiệm bồi thường là 5 trđ.
Yêu cầu: Xác định thuế GTGT đại lý này phải nộp trong kỳ, biết rằng:


Thuế suất thuế GTGT của các hàng hoá, dịch vụ trên: 10%.



Các hàng hoá, dịch vụ mua vào đều thanh toán qua ngân hàng.



Thuế GTGT chưa được khấu trừ hết kỳ trước chuyển sang là 4 trđ.

Bài giải:
VAT đầu ra:


SP may mặc làm đại lý: 1.000 x 200.000 x 10% = 20 trđ



Hoa hồng đại lý: 1.000 x 200.000 x 5% x 10% = 1 trđ




Đại lý dịch vụ bưu điện không phải kê khai thuế GTGT.



Bàn ghế tiêu thụ trong nước: 300 x 700.000 x 10% = 21 trđ



Tổng VAT đầu ra: 42 trđ



VAT đầu vào được khấu trừ trong kỳ:




Của hàng may mặc làm đại lý: 20 trđ



Của hàng hoá, dịch vụ khác: 14,5 – 5 = 9,5 trđ



Tổng VAT đầu vào được khấu trừ: 29,5 trđ

Thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ trước chuyển sang: 4 trđ
VAT phải nộp: 42 – 29,5 – 4 = 8,5 trđ


Bài tập 2:
Một doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phơng pháp khấu trừ trong tháng tính thuế có
tình hình sau:
Doanh thu tiêu thụ trong nớc 3 mặt hàng A, B, C theo giá cha thuế GTGT lần lợt nh sau:
2.000 trđ, 3.000 trđ và 3.000 trđ.
Doanh thu xuất khẩu mặt hàng A: 2.000 trđ.
Thuế GTGT đầu vào tập hợp trên các hoá đơn GTGT nh sau:


Phục vụ kinh doanh mặt hàng A và B: 80 trđ



Phục vụ kinh doanh mặt hàng C: 30 trđ.



Phục vụ kinh doanh cả 3 mặt hàng trên: 20 trđ.

Doanh nghiệp nhập khẩu một lô hàng nguyên liệu để SX sản phẩm A đã kê khai thuế
GTGT ở khâu nhập khẩu nhng cha nộp thuế là 40 trđ.
Doanh nghiệp nộp thuế GTGT cho một lô hàng vật t nhập khẩu để SX sản phẩm B đã
nhập khẩu tháng trớc: 20 trđ.
Yêu cầu: Xác định thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp. Biết:




Mặt hàng A chịu thuế GTGT 10%, mặt hàng B: 5%. Mặt hàng C không thuộc diện

chịu thuế GTGT.



Hàng hoá dịch vụ mua vào đều thanh toán qua ngân hàng trừ một lô hàng chịu
thuế suất 10% mua để sản xuất sản phẩm A và B có tổng giá thanh toán 19,8 trđ
không thanh toán qua ngân hàng.



Mặt hàng A xuất khẩu có đủ hồ sơ theo quy định.

Hoá đơn mua hàng đều là hoá đơn hợp pháp.
Bài giải:
VAT đầu ra:


SP A bán trong nớc: 2.000 x 10% = 200 trđ



SP B bán trong nớc: 3.000 x 5% = 150 trđ



SP A xuất khẩu: 2.000 x 0% = 0



à Tổng VAT đầu ra: 350 trđ


VAT đầu vào đợc khấu trừ:


Ghi trên hóa đơn để kinh doanh mặt hàng A, B: 80 trđ



Nhập khẩu kinh doanh mặt hàng B: 20 trđ



(Giả sử không có VAT của TSCĐ), phân bổ VAT đầu vào dùng chung: 20 x (2.000
+ 3000 + 2000)/(2.000 + 3000 + 3000 + 2.000) = 14 trđ



Tổng VAT đầu vào được khấu trừ: 114 trđ



VAT phải nộp: 350 – 114 = 236 trđ

Bài 3:


Một doanh nghiệp kinh doanh mua bán và chế tác vàng trong kỳ có tình hình sau:




Doanh thu kinh doanh vàng: 100 triệu đồng.




Doanh thu chế tác vàng (cha có thuế GTGT): 200 triệu đồng.



Trị giá vàng mua vào để bán ra 85 triệu đồng.



Mua vàng để chế tác với giá cha có thuế GTGT 120 triệu đồng.



Thuế GTGT của các chi phí mua ngoài khác liên quan đến tình hình trên 9 triệu
đồng.

Yêu cầu: Xác định thuế GTGT doanh nghiệp trên phải nộp trong kỳ tính thuế. Biết rằng:
thuế suất thuế GTGT của hoạt động kinh doanh, chế tác vàng là 10%. Doanh nghiệp thực
hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. Hàng hoá mua vào có hóa đơn hợp pháp và
đều thanh toán qua ngân hàng.
Bài giải:


Xác định VAT của hoạt động kinh doanh mua bán vàng:




GTGT: 100 – 85 = 15 trđ



VAT phải nộp: 15 x 10% = 1,5 trđ



VAT của hoạt động chế tác vàng:



VAT đầu ra:
o



Bài 4:

200 x 10% = 20 trđ

VAT đầu vào được khấu trừ:
o

Vàng mua vào: 120 x 10% = 12 trđ

o

Hàng hoá, dịch vụ khác: 9 x 200/(200 + 100) = 6 trđ


o

Tổng VAT đầu vào được khấu trừ: 18 trđ

o

VAT phải nộp: 20 – 18 = 2 trđ

o

Tổng VAT phải nộp: 1,5 + 2 = 3,5 trđ


Một doanh nghiệp có trụ sở chính ở Hà Nội trong kỳ tính thuế có số liệu sau:
Mua 3.000 SP với giá cha có thuế GTGT 260.000 đồng/ SP.
Mua 100 sản phẩm của một hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phơng pháp trực tiếp, trị
giá mua vào ghi trên hoá đơn bán hàng 27.500.000 đồng.
Tiêu thụ 10.000 SP với giá cha có thuế GTGT 300.000 đ/ sp.
Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ xuất
cho cửa hàng trực thuộc đóng trên địa bàn Hà Nội 500 sản phẩm, cuối kỳ cửa hàng báo
về đã tiêu thụ đợc 400 sản phẩm với giá cha có thuế GTGT 310.000 đ/sp.
Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ xuất
cho cơ sở hạch toán phụ thuộc có tổ chức hạch toán kế toán ở Hải Phòng 2.000 sản phẩm.
Cuối kỳ, cơ sở báo về đã tiêu thụ đợc 1.500 sản phẩm với giá cha có thuế GTGT 310.000
đ/sp.
Thuế GTGT đầu vào của các chi phí mua ngoài khác đợc khấu trừ trong kỳ của doanh
nghiệp là 5.000.000 đồng.
Yêu cầu: Xác định thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT
theo phơng pháp khấu trừ, thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. Thuế suất

thuế GTGT của các hàng hoá, dịch vụ nói trên 10%. Hàng hóa mua vào có hoá đơn,
chứng từ hợp pháp và đều thanh toán qua ngân hàng.
Bài giải:


VAT đầu ra:
o

Sản phẩm của công ty bán ra:

o

10.000 x 300.000 x 10% = 300 trđ

o

Của chi nhánh Hà Nội bán ra:

o

400 x 310.000 x 10% = 12,4 trđ




o

Hàng giao cho chi nhánh HP:

o


1.500 x 310.000 x 10% = 46,5 trđ

o

à Tổng VAT đầu ra: 358,9 trđ

VAT đầu vào được khấu trừ:
o

Của sản phẩm mua vào: 3.000 x 260.000 x 10% = 78 trđ

o

Của hàng hoá, dịch vụ khác: 5 trđ

o

Tổng VAT đầu vào được khấu trừ: 83 trđ

o

VAT phải nộp: 358,9 – 83 = 275,9 trđ

Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài 1: Cửa hàng kinh doanh thương mại điện tử Hồng Phú xuất bán một lô hàng nồi
cơm điện với giá bán 800.000 đ/cái với số lượng là 5.000 cái. Để khuyến mãi nhân dịp
khai trương cửa hàng quyết định giảm giá bán đi 5%. Vậy giá tính thuế của lô hàng này là
bao nhiêu?
Giải:

Giá tính thuế của một nồi cơm điện:
800.000 – (800.000 x 0.05) = 760.000 đ.
Giá tính thuế của lô hàng 5.000 cái:
760.000 x 5.000 = 3.800 tr.đ.
Vậy giá tính thuế của cả lô hàng này là 3.800.000.000 đồng.

Bài 2: DN thương mại Hồng Hà có tài liệu như sau :
DN sản xuất 4 sp A,B,C,D và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ :
Giá mua chưa thuế SP A : 9000 đ/sp, sp B 15.000 đ/sp, sp C 20.000 đ/sp, sp D 25.000
đ/sp. Với thuế suất thuế GTGT sp A 5%, sp B 10%,sp C 5%, sp D 0 %


Giá bán chưa thuế SP A : 15.000 đ/sp, sp B 20.000 đ/sp, sp C 30.000 đ/sp, sp D 35.000
đ/sp. Thuế suất là 10 % trên mỗi mặt hàng. Hãy tính thuế GTGT phải nộp của từng mặt
hàng
SP`
toán

Giá mua chưa thuế GTGT Thuế GTGT đầu vào
Tổng giá mua phải thanh
Giá bán chưa thuế GTGT Thuế GTGT đầu ra Tổng giá bán Thuế phải nộp
Thuế suất
2

Thuế khấu trừ

3=1*2 4=1+3 5

6


Thuế suất

X

1

A

9 000 0,05

450

B

15 0000,1

1500 16 50020 0000,1

2 000 22 000500

C

20 0000,05

1000 21 00030 0000,1

3 000 33 0002000

D


25 0000

0

3 500 38 5003 500

9 450 15 0000,1

25 00035 0000,1

Thuế nộp

7=5*6 8=5+7 9=7-3
1 500 16 5001 050

Bài 3


Trong tháng 12/2009 tại một DN SX hàng tiêu dùng có các số liệu sau:

I - Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong tháng
1. Để sử dụng cho việc SX sp A:
a. Mua từ cty X 15.000 kg nguyên liệu với giá chưa thuế GTGT là 70.000đ/kg
b. Mua từ cty Y căn cứ theo hóa đơn GTGT thì tiền thuế GTGT là 370.000đ
c. Tập hợp các hóa đơn bán hàng trong tháng trị giá hàng hóa, dich vụ mua vào là
500.000.000đ
2. Để sử đụnh cho việc SX sp B:
a. Mua từ cty M: trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào chưa thuế GTGT là 120 triệu
b. Mua từ cty N: trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào bao gồm cả thuế GTGT là 330 triệu
c. Tập hợp các hóa đơm bán hàng trong tháng: trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào là 350

triệu


3. Để sử dụng chung cho SX 2 sp A và B thì tập hợp các hóa đơn GTGT, trị giá hàng hóa,
dịch vụ mua vào chưa thuế GTGT là 510 triệu
Tính thuế GTGT của DN phải nộp trong tháng.
I. Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong tháng:
1. Để sản xuất cho sản phẩm A:
Mua từ công ty X => thuế phải nộp là
15000 x 70000 x 10% =105000000( đồng)
Mua từ công ty Y => Thuế GTGT phải nộp : 370000000(đòng)
Tập hợp hóa đơn=> thuế GTGT phải nộp là:
500000000x 10%= 50000000( đồng)
Tổng GTGT vào của sản phẩm A là:
105 + 137 +50 =525 (triệu)
2. Để sản xuất sản phẩm B:
a. Mua từ công ty M => thuế phải nộp là:
120 x 10%= 12(triệu)
b. Mua từ công ty N => thuế phải nộp là:
Giá tính thuế : = 300( triệu)
=>Thuế GTGT phải nộp : 300 x 10% = 30 (triệu)
c. Tập hợp hóa đơn=> thuế GTGT phải nộp là:
120 x 10% = 35 (triệu)
=>Tổng GTGT vào của sản phẩm B là:
12 +30+ 35 = 77 (triệu)
3. Dùng chung cho cả sản phẩm A và B l=> thuế GTGT phải nộp là?
510 x 10%= 51(triệu )


Vậy tổng thuế GTGT vào = 525 + 77 +51= 653 ( triệu)

II. Tiêu thụ trong tháng :
1. Sản phẩm A:
a. Thuế GTGT ra phải nộp là:
120000x 130000x 10%= 1560000000( đồng)
b. Trực tiếp xuất khẩu => GTGT ra =0
c. Bán cho DN chế suất => GTGT =0
=>
2. Sản phẩm B
a.Bán cho các đại lý bán lẻ
Giá tính thuế GTGT =
Thuế GTGT phải nộp là:
60000x 120000x 10%= 720( triệu)
b. Bán cho công ty XNK:
Giá tính thuế GTGT =
=>Thuế GTGT phải nộp là:
136363,64 x 5000x10%= 68181818,18(đồng)
Tổng thuế GTGT ra phải nộp của sản phẩm B là 788181818,2 ( Đồng)
Tổng thuế GTGT đầu ra của DN là:
1560000000+788181818,2=2348181818 ( Đồng)
Vạy thuế GTGT của DN phải nộp là:
GTGTp= GTGTr – GTGTv
= 2348181818 – 653000000= 1695181818 (Đồng)
Bài 4:


Trong kỳ tính thuế, công ty Imexco VN có các tài liệu sau:

Xuất khẩu 15.000 sp X, giá FOB của 1 đơn vị sản phẩm là 5 USD. Thuế GTGT
đầu vào của số sp trên tập hợp từ các hóa đơn mua vào là 24 tr.đ


Nhận ủy thác XNK 1 lô thiết bị đồng bộ thuộc loại trong nước chưa sx được dùng
làm TSCĐ cho dự án đầu tư cảu DN bị tính theo giá CIF là 20 triệu USD, toàn bộ lô hàng
này được miễn thuế NK. Hoa hồng ủy thác là 5% tính trên giá CIF

NK 500 sp Y, trị giá lô hàng trên hợp đồng ngoại thương và các hóa đơn chứng từ
là 10.00 USD. Trong tháng cty đã tiêu thụ hết số hàng này với doanh thu chưa thuế là 180
tr.đ
Yêu cầu:
1. Xác định xem đơn vị trên phải nộp những loại thuế gì cho cơ quan nào, với số lượng
bao nhiêu?
Biết: Thuế suất thuế XK sp X là 6%
Thuế suất thuế NK sp Y là 50%
Thuế suất thuế GTGT đối với hoa hồng ủy thác là 10%
Tỷ giá 1USD = 19.000 đ
2. Giả sửa trong quá trình bốc xếp ở khu vực Hải quan cửa khẩu, số hàng Y nói trên bị va
đập và hư hỏng. Giá trị thiệt hại là 3000 USD, đã được Vinacontrol giám định và xác
nhận, cơ quan thuế chấp nhận, cho giảm thuế và đơn vị vẫn bán được toàn bộ lô hàng với
doanh thu như cũ. Hãy tính lại số thuế cty phải nộp?
Bài làm
1.
*

Thuế XK phải nộp cho 15.000 spX là:

(15.000 x 5 x 19.000) x 0,06 = 85,5 tr.đ
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ cho số sp X là 24 tr.đ
*

Thuế GTGT tính cho hoa hồng ủy thác :


(20.000.000 x 0,05 x 19.000) x 0,1 = 1.900 tr.đ


Thuế GTGT đầu vào phải nộp cho lô hàng XNK:
(20.000.000 x 19.000) x 0,1 = 38.000 tr.đ
*

Thuế NK của 500 sp Y là:
(10.000 x 19.000) x 0,5 = 95 tr.đ
Thuế GTGT của 500 sp Y nhập khẩu:
(10.000 x 19.000 + 95.000.000) x 0,1 = 28,5 tr.đ
Thuế GTGT đầu ra của 500 sp Y:
180.000.000 x 0,1 = 18 tr.đ

Vậy thuế XK phải nộp: 85,5 tr.đ
Thuế NK phải nộp: 95 tr.đ
Thuế GTGT phải nộp: (1900 + 38.000 + 28,5 + 18) – 24 = 39.922,5 tr.đ
2.
Do số hàng Y bị hư hỏng có giá trị thiệt hại 3000 USD nên:
Thuế NK tính cho lô hàng Y:
[(10.000 – 3000) x 19.000] x 0,5 = 66,5 tr.đ
Thuế GTGT của lô hàng Y nhập khẩu:
[(10.000 – 3000) x 19.000 + 66.500.000] x 0,1 = 19,95 tr.đ
Thuế GTGT đầu ra của lô hàng Y:
180.000.000 x 0,1 = 18 tr.đ
Vậy Thuế NK phải nộp: 66,5 tr.đ
Thuế GTGT phải nộp: (1900 + 38.000 + 19,95 + 18) – 24 = 30.913,95 tr.đ




×