Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Tài liệu môn Thuỷ sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 141 trang )

Bài Mở đầu
1. Vai trò của cá đối với đời sống của con người
Trong đời sống con người, cá có nhiều ý nghĩa khác nhau.
Trước tiên cá được coi là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có ý
nghĩa vô cùng quan trọng cung cấp cho đời sống hằng ngày của con người. Con
người sử dụng cá làm nguyên liệu dùng trong nông nghiệp và y học. Xét về
mặt giá trị dinh dưỡng cá được coi là thực phẩm giàu đạm, đủ các thành phần
chất vô cơ, các nguyên tố vi lượng, các acid amin, các vitamin như Vitamin a,
Vitamin B1, B2, B12, C, D, E. So với thực phẩm có nguồn gốc động vật khác, cá
là loại thực phẩm khá toàn diện, hàm lượng mỡ thấp nên dễ tiêu hoá.
Bảng 1: Thành phần sinh hoá thịt cá (% theo trọng lượng chung)
Loài cá
Nước
Protein
Mỡ
Chất vô
Số Calo
N x 6,25

(100gram cá)
(thịt cá)
Cá Chép
67 - 78,8
17,1 - 18,2
2,5 - 23
1,4 - 2,6
180,9
Trắm cỏ
73 - 75,1
16,1 - 18,7 5,2 - 6,7 1,4 - 1,6
125,7


Mè Trắng
58,9 16,1 - 18,3
4,5 1,2 - 2,1
200,7
Cá Măng
75,1
18,9
23,5
1,3
137,0
Cá Tra
73,3
16,46
6,4
1,37
Cá Trê
71,48
16,75
8,64
1,28
79,82
Bột cá và dầu cá là sản phẩm thuỷ sản được sử dụng rất nhiều trong vài năm
gần đây. Bột cá được chia làm nhiều loại: loại tốt được cung cấp cho người bệnh,
trẻ em. Loại chế biến từ sản phẩm thừa của đồ hộp được làm bột thức ăn gia súc.
Sản phẩm phụ của quá trình sản xuất bột cá là dầu cá, dầu cá có thể dùng để ăn,
làm pho mát.
Thức ăn chín bao gồm: Xúc xích, lạp sườn, ruốc cá là những loại sản phẩm rất
được ưa chuộng và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong công nghệ chế biến
cá. Nhật Bản được coi là nước sản xuất thức ăn chín từ cá nhiều nhất.
Cá sống ở các loại hình mặt nước khác nhau như ao, sông, hồ, ngòi, ruộng,

biển và đại dương. Cá là thành phần sinh vật quan trọng tham gia vào chu trình
chuyển hoá vật chất và năng lượng của hệ sinh thái nước.
Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển của nghề khai thác
biển, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở mỗi quốc gia đã đặt ra nhiều vấn đề chính trị to
lớn cho các nước và thế giới. Ngoài vấn đề về hợp tác khai thác thuộc vùng biển
quốc gia, vùng đánh cá quốc tế theo từng khu vực thì việc hợp tác quốc tế trên
1


lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản ngày càng được mở rộng và phát triển với quy mô
ngày càng tăng.
2. Khả năng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nội địa.
Điều kiện tự nhiên khí hậu
Nước ta thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm lượng mưa lớn và
quanh năm có ánh sáng. ở các tỉnh miền Bắc, nhiệt độ giao động từ 10 - 30oC, vào
mùa đông có những ngày nhiệt độ xuống tới 5 - 6 oC. Mặc dù vậy ở miền Bắc
nhiệt độ cũng ít khi xuống thấp dưới 15 oC. ở miền Nam, nhiệt độ giao động trong
năm từ 20 - 33oC . Đó là những điều kiện rất thuận lợi cho cá và sinh vật làm
thức ăn cho cá phát triển.
Nguồn lợi thủy sản
Do tính chất về địa hình và khí hậu nên khu hệ cá của chúng ta cũng mang
tính chất điển hình của khu hệ cá nhiệt đới, đó là:
+ Giống loài phong phú: Sau khoảng một thế kỉ thu thập mẫu vật và phân
loại các loại cá sống trong thuỷ vực nước ngọt ở nước ta, cho đến nay đã thống kê
được 544 loài cá (Bộ thuỷ sản 1996). Trong số 544 loài trên, có 11 loài phân bố
rộng khắp ở cả hai miền Bắc - Nam. Các tỉnh Bắc Bộ có 226 loài (chiếm 41,6%),
còn lại thuộc các tỉnh Nam Bộ, Bắc và Nam Trung Bộ. Trong số này có nhiều loài
do nguồn gốc hình thành và do có vùng phân bố rộng mà trở thành những loài có
giá trị kinh tế phổ biến.
Ngoài các loài cá kinh tế của nước ta từ những năm 1958 - 1960 trở lại đây,

chúng ta đã nhập nội nhiều loài cá có giá trị kinh tế bao gồm:
Nhóm cá Chép Trung Quốc: Mè Trắng Hoa Nam, cá Mè hoa, Trắm cỏ (1959
- 1960)
Nhóm cá Chép ấn Độ: Cá Rôhu, Mrigal, Cátla (1984 - 1986)
Cá chép Hungari: Cá chép kính, chép vẩy.
Bên cạnh đó chúng ta còn nhập nội một số đối tượng khác như Rôphi, cá chép
vàng Indonexia… Trên lĩnh vực giống chúng ta còn lai kinh tế giữa cá chép Hungari
với cá chép Việt Nam và Indonexia tạo ra con lai mang lại nhiều đặc điểm quý. Gần
đây chúng ta đã lại tạo thành công giữa cá Trê Phi và Trê Việt Nam.
+ Tốc độ sinh trưởng nhanh, cá sinh trưởng gần như quanh năm. ở Miền Bắc
do có mùa đông lạnh nên tốc độ sinh trưởng của một số loài cá có thể giảm đi
hoặc ngừng sinh trưởng trong một thời gian nhất định.

2


+ Tuổi thành thục sớm: ở Việt Nam hầu hết các loài cá đều có tuổi thành thục
sớm (cá Chép 1+, Mè 2+). Đây là yếu tố thuận lợi cho việc nuôi vỗ cá bố mẹ.
+ Sức sinh sản cao: Sức sinh sản của cá phụ thuộc vào đặc tính của từng loài.
Những loài biết bảo vệ và chăm sóc con cái thường đẻ ít như cá Quả sức sinh sản
chỉ đạt 7000 - 8000 trứng. Những loài cá không có tập tính bảo vệ con thường đẻ
nhiều nhưng sức sinh sản lớn như cá mè trắng mỗi lần đẻ 7,5 - 10 vạn trứng hoặc
cá Chép 2 - 3 tuổi nặng 1 kg đẻ 15 - 20 vạn trứng.
+ Chu kỳ sinh sản kép: Cá thường đẻ nhiều đợt trong năm, mùa vụ đẻ tập trung
vào các tháng xuân, hè đó là thời gian nhiệt độ nước cao, thức ăn phong phú.
+ Tính ăn hẹp: Đa số các loài cá phân bố ở nước ta có tính ăn hẹp. Chúng chỉ
sử dụng thức ăn đặc trưng cho loài như cá Mè Trắng, Trôi, Trắm cỏ…Do vậy
chúng ta có thể tận dụng để thả ghép nhiều loài cá trong ao nuôi.
Tiềm năng lao động
Lao động nuôi cá ở nước ta gắn liền với lao động nông nghiệp nông thôn.

Lực lượng lao động rất dồi dào. Trong nông nghiệp lao động nghề cá đã thu hút
được một lực lượng khá đông đảo, bao gồm cả lao động phụ trong cả gia đình,
mọi gia đình có thể tham gia nuôi cá.
Điều kiện về thị trường
Ngoài việc giải quyết nguồn thực phẩm tại chỗ cho nhiều gia đình ở nông
thôn, đến nay nghề nuôi cá nước ngọt ở một số nơi đã chuyển sang hướng chuyên
sản xuất hàng hoá, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của địa phương và xuất khẩu
sang các nước khác.
Tiềm năng diện tích mặt nước.
Theo bộ thuỷ sản 1996 thì diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản ở
nước ta đến năm 2010 là 1,416 triệu ha được phân chia như sau:
Ao hồ nhỏ: 56000ha, mặt nước lớn: 400000ha, ruộng trũng: 600000ha, bãi
Triều: 300000ha.
Diện tích nước ngọt tập chung nhiều nhất ở Nam Bộ 55,07%, Bắc Bộ
24,15%, Nam Trung Bộ 13,4%, Bắc Trung Bộ chiếm 7,38%. Trong đó:
+ Diện tích ao tập chung ở Bắc Bộ 76,75%. Cho đến nay khoảng 80% diện
tích ao hồ nhỏ đã được sử dụng và tạo nguồn thu trong nhiều gia đình.
+ Diện tích ruộng có khả năng nuôi cá tập chung chủ yếu ở vùng Nam Bộ
chiếm 90,59%. Bắc Bộ chỉ chiếm 8,31% còn lại là các vùng khác. Riêng vùng
Nam Trung Bộ nuôi cá ruộng không có tiềm năng để phát triển.
3


+ Diện tích mặt nước lớn tập chung ở vùng Bắc Bộ chiếm 36,74 %. Trong đó
trung du, miền núi có tới 23,6%, vùng đồng bằng 12,82%.
Diện tích các loại hình mặt nước khác như bãi triều, nước lợ, đầm phá, eo
vịnh rất lớn và đây là vùng có khả năng phát triển nuôi trồng hải sản phục vụ cho
xuất khẩu mạng lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
Ngoài ra nước ta có nghề nuôi cá từ lâu đời. Hiện nay kết hợp với khoa học
kỹ thuật tiên tiến chúng ta đưa được năng suất cá lên cao.

Chính sách
Đã có nhiều chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước quan tâm chú
trọng đến phát triển nuôi trồng thủy sản (nhất là từ Đại hôi Đảng VI trở lại đây).
Các chính sách về sử dụng đất đai, mặt nước, chính sách lao động, chính sách cho
vay vốn đến từng hộ gia đình, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhất
là chính sách chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng trên những đơn vị cach tác
không phù hợp... đã thúc đẩy việc sử dụng đất đai mặt nước vào phát triển sản
xuất nuôi trồng thủy sản, đầu tư vốn, lao động và khoa học kĩ thuật để tạo ra năng
suất và hiệu quả kinh tế cao. Từ kết quả đó đã tạo ra những bước nhảy vọt về phát
triển nuôi trồng thủy sản trong cả nước.
3. Phương hướng phát triển
Những quan điểm cơ bản
Sử dụng hợp lý có hiệu quả các mặt nước vùng triều, đất nhiễm mặn, bãi bồi
ven biển, eo vịnh đầm phá, ruộng trũng, hồ chứa, ao hồ nhỏ. Đẩy mạnh nuôi bán
thâm canh, thâm canh các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao nhằm cung cấp nhu
cầu thực phẩm thủy sản cho tiêu dùng trong nước đảm bảo an ninh thực phẩm.
Tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói
giảm nghèo vùng nông thôn, ven biển, miền núi, góp phần ổn định chính trị xã
hội, đảm bảo an ninh vùng biển, vùng biên giới.
Nuôi trồng thủy sản phải gắn liền với bảo vệ nguồn lợi, môi trường, phòng
chống dịch bệnh, nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững lâu dài, đạt hiệu
quả kinh tế cao và ổn định.
Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến
tiêu thụ, tăng nhanh tỷ trọng trong cơ cấu sản xuất của ngành thủy sản và trở thành
ngành sản xuất chính, góp phần đáng kể chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm
nghèo, tăng tích lũy để tái sản xuất mở rộng nuôi trồng ở vùng ven biển và nông thôn.
Đấy mạnh nghiên cứu triển khai và nhập tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới gắn
liền với tổng kết nâng cao các kinh nghiệm sáng tạo trong nhân dân, nhằm từng
4



bước đa ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp phù hợp với đặc điểm
của từng vùng nhằm nâng cao sản lượng, năng suất và hiệu quả có khả năng cạnh
tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới đối với sản phẩm thủy sản.
Khẳng định vai trò quan trọng mang tính chất chiến lược của nghề cá nhân
dân, trong đó gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, là lực lượng chính trực tiếp nuôi
trồng thủy sản. Quốc doanh giữ vai trò nòng cốt tổ chức hậu cần dịch vụ, cho nhân
dân, phát triển nuôi trồng thủy sản có hiệu quả. Đồng thời phải phối hợp với các
ngành kinh tế quốc phòng, an ninh thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản.
Mục tiêu
Trên cơ sở tiềm năng cần phát triển nhanh vững chắc nuôi trồng cả 3 loại hình
mặt nước: ngọt, lợ, mặn tạo ra khối sản phẩm hàng hóa lớn, có giá trị cao nhằm
tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, đồng thời đáp ứngyêu cầu tiêu thụ trong nước
ngày một tăng.
Tạo việc làm, cải thiện đời sống cho nông dân.
Tăng khả năng tích lũy trong dân tái sản xuất mở rộng nuôi trồng thủy sản,
chiếm 35% tổng số vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản.
Gắn mục tiêu phát triển kinh tế xã hội với mục tiêu bảo vệ nguồn lợi, môi
trường sinh thái để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững và có hiệu quả lâu bền.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2010
Nhu cầu tiêu dùng thủy sản đạt khoảng 12 - 15kg/người/năm. Tương ứng với
khối lượng 1,2 - 1,5triệu tấn/năm, trong đó phần đóng góp của nuôi trồng thủy sản
từ 40 - 50% tương ứng 500.000 - 700.000tấn/năm. Về cơ cấu hàng thủy sản nuôi
trồng chủ yếu là hàng tươi sống, các loại đặc sản.
Khai thác sử dụng diện tích ngọt, lợ, mặn 1.100.000 - 1.250.000ha. Về cơ cấu
diện tích mặt nước, trong khi điều tra quy hoạch tiềm năng mặt nước chưa đầy đủ
và có hệ thống, những năm từ 2000 - 2005 sử dụng mặt nước theo tỷ lệ: nước ngọt
60% diện tích tiềm năng nuôi trồng thủy sản nước ngọt; nước lợ mặn 70% tiềm
năng dựa trên cơ sở theo hình thức nuôi và thích hợp với đối tượng nuôi, vừa tăng

diện tích, vừa thâm canh, đồng thời theo dõi năng suất sản lượng để điều chỉnh.
Tăng nhanh phát triển các đối tượng nuôi xuất khẩu phấn đấu đến năm 2010
đạt tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản khoảng 2.000.000tấn, trong đó sản phẩm để
chế biến xuất khẩu đạt khoảng 450.000tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng
2.500.000 USD.
5


Lao động giải quyết có việc làm cho 1.000.000 người.
4. Nhiệm vụ, tính chất và đặc điểm của môn học
Môn nuôi cá nước ngọt là môn học chuyên ngành, áp dụng tổng hợp các biện
pháp kỹ thuật chuyên ngành, đồng thời vận dụng một cách sáng tạo các môn học
cơ bản, cơ sở cũng như các môn học chuyên môn khác để giải quyết các vấn đề
đặt ra một cách có cơ sở khoa học, nhằm không ngừng nâng cao năng xuất và sản
lưọng cá nuôi.
5. Quan hệ với các môn học khác
Để không ngừng giải quyết các vấn đề về lý luận và thực tiễn đặt ra trong
quá trình nuôi cá, môn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt có quan hệ mật thiết với các
môn học sau:
- Môn thuỷ hoá
- Môn thuỷ sinh
- Môn ngư loại học
- Môn vi sinh
- Môn bệnh của động vật thuỷ sản
- Môn công trình nuôi thuỷ sản

6


Chương 1

đặc điểm sinh học chủ yếu của một số loài cá nuôi
Thành phần các loài cá nuôi trong ao hiện nay khá phong phú, tuy nhiên có
sự khác nhau giữa các vùng miền. Các đối tượng cá nuôi như cá Chép, cá Mè
trắng Việt Nam, cá Trắm cỏ, Trắm đen, cá Trê... là những đối tượng nuôi khá phổ
biến trong các ao, hồ nhỏ. Tuy nhiên do quản lý đàn cá bố mẹ không tốt dẫn đến
tình trạng suy thoái chất lượng di truyền của các loài cá nuôi, kích thước ngày
càng nhỏ, tốc độ sinh trưởng ngày càng chậm... Vì vậy từ những năm 1958 trở lại
đây chúng ta đã tiến hành nhập nội và đưa vào nuôi nhiều đối tượng có giá trị
kinh tế cao như cá Rô Phi, Trắm cỏ, Mè hoa, nhóm cá Chép ấn Độ như cá Rôhu,
cá Mrigal ... nhằm tìm đối tượng nuôi mới, thay thế và cải tạo giống loài cũ để có
năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
Trong điều kiện hiện nay, việc tìm hiểu đặc điểm sinh học của các loài cá
nuôi là rất quan trọng. Những hiểu biết về đặc điểm sinh học của các loài cá là cơ
sở của kỹ thuật nuôi cá cũng như kỹ thuật sản xuất giống. Nhằm lợi dụng những
đặc tính sinh học của các loài cá giúp chúng ta nâng cao năng suất và sản lượng cá
nuôi hay nói cách khác tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các loài cá nuôi sinh
trưởng và phát triển tốt trong ao nuôi.
1.1 Cá chép (Cyprinus carpio Linnaenus)
1.1.1.Vị trí phân loại
Cá chép tuy có nhiều hình dạng khác nhau, song chúng thuộc:
Bộ cá Chép
:
Cypriniformes
Họ cá Chép
:
Cyprinidae
Giống cá Chép :
Cyprinus
Nhiều tác giả cho rằng trong giống cá chép Cyprinus có 3 loài phụ đang phát
triển mạnh trên thế giới và ở nước ta.

Cá Chép vẩy (Cyprinus carpio Linne): Đây là loài cá nuôi phổ biến ở nước
ta, thân bao phủ một lớp vẩy đều đặn, chịu đựng rét cao, ở vùng bắc Liên Xô nhiệt
độ có lúc xuống 00C cá vẫn sống được vài ngày.
Cá Chép kính (Cyprinus curpeospecularis): Cá Chép kính có bộ vẩy không
hoàn chỉnh, thường mỗi bên chỉ có 3 hàng vẩy mọc tập chung ở đường bên. Vẩy
to nhỏ không đều, hàng giữa thường có vẩy rất to xếp không có thứ tự, thân ngắn,
lưng cao, do đó có nhiều thịt.
Cá Chép trần (Cyprinus carpionudus) có nơi còn gọi là cá Chép. Thân hoàn
toàn không có vẩy bao bọc hoặc chỉ có rất ít vẩy và chỉ mọc lưa thưa.
7


1.1.2. Sự phân bố và đặc điểm hình thái cấu tạo
1.1.2.1. Hình thái cấu tạo
Cá Chép có thân hình nhẵn bóng, vẩy to tròn thường có màu trắng bạc hơi
pha màu vàng, vây đuôi pha màu đỏ. Thân hình thon, mình dày, dẹp bên. Viền
lưng cong thuôn hơn vùng bụng. Đầu thuôn cân đối, mõm tròn tù, có hai đôi râu.
Khoảng cách hai mắt rộng và lồi, môi trên phát triển hơn môi dưới. Lược mang
thưa ngắn, có đường bên hoàn toàn chạy thẳng đến giữa thân và cán đuôi. Gốc
vây bụng có một vẩy nách nhỏ dài.
ở nước ta đã gặp tới 6 loại hình cá Chép khác nhau: cá Chép Trắng, cá Chép
đỏ, cá Chép kính, cá Chép cẩm, cá Chép Bắc Kạn, cá Chép gù. Nói chung mầu
sắc của cá Chép thay đổi theo điều kiện môi trường sống.

Hình 1.1: Cá Chép (Cyprinus carpio)
1.1.2.2 Phân bố
Cá Chép được phân bố rất rộng, gặp ở hầu hết các nước trên thế giới, tính
thích nghi cao. Cá Chép được coi là loài cá nuôi ở ao hồ nước ngọt lâu đời nhất
trên thế giới.
Cá Chép ở nước ta phân bố tự nhiên không qua các tỉnh miền trung. ở miền

Nam không có cá Chép gốc địa phương mà là cá nhập nội từ miền Bắc vào. Cá Chép
sống được ở hầu hết các thủy vực nước ngọt như ao, hồ, sông, suối ở tầng giữa và
tầng đáy.
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng và điều kiện môi trường sống
1.1.3.1. Dinh dưỡng
Giai đoạn cá bột lên cá hương (0,5 đến 2,5- 3cm)
Cá mới nở dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Sau khi nở 3-4 ngày cá bắt đầu ăn
động vật phù du cỡ nhỏ.
Sau khi được 7 - 10 ngày chiều dài 10 - 14mm, các vây hình thành rõ ràng, hàm
trên bắt đầu xuất hiện răng sừng. Cá đã chủ động bắt mồi, thức ăn chủ yếu là động
vật phù du cỡ nhỏ, ngoài ra còn ăn được ấu trùng muỗi cỡ nhỏ.
8


Sau khi nở được 15 - 25 ngày chiều dài từ 15 - 25mm, toàn thân có vẩy bao
bọc, mồm xuất hiện chồi râu. Cá hoàn toàn chủ động bắt mồi. Thành phần thức ăn
bắt đầu thay đổi, thức ăn chủ yếu là sinh vật đáy cỡ nhỏ.
Giai đoạn cá trưởng thành
Cá trưởng thành ăn sinh vật đáy là chủ yếu như: giun nước, ấu trùng, côn
trùng, mùn bã hữu cơ, bột cỏ thực vật, mầm non thực vật, các loại thức ăn khác
như cám gạo, bột mì, bã đậu, khô dầu...
1.1.3.2. Điều kiện môi trường sống
Cá Chép sống ở tầng đáy các vực nước nơi có nhiều mùn bã hữu cơ, thức ăn
đáy và cỏ nước. Khả năng chịu lạnh cao, có thể sống được ở giới hạn nhiệt độ cao
từ 0 - 400C thích hợp ở 20 - 270C. Cá có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt. Hàm
lượng oxy hoà tan (DO > 2mg/l), pH: 6,5-8.
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng của cá Chép
Tốc độ sinh trưởng của cá chép phụ thuộc vào chế độ thức ăn của vùng nước. Cá
chép lớn nhanh trong điều kiện ao giàu thức ăn là động vật đáy (giun đỏ, ấu trùng, côn
trùng sống đáy) ngược lại cá lớn chậm trong điều kiện ao thiếu thức ăn là động vật

đáy. Ao nhỏ, hẹp, độ pH thấp, chất lượng thức ăn không phù hợp với yêu cầu dinh
dưỡng của cá, cá thường chậm lớn hoặc cá bị gầy dần rồi chết.
Bảng 1.1. Tốc độ sinh trưởng của cá Chép qua các năm
Tuổi
Khối lượng (g)
1
300 – 500
2
700 – 1000
3
1000 – 1500
1.1.5. Đặc điểm sinh sản của cá Chép
Tuổi thành thục và cỡ cá thành thục của cá Chép cũng như các loài cá khác
phụ thuộc vào vĩ độ, chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên cá thường phát dục ở 1- 2 tuổi.
Sức sinh sản tương đối khoảng 10 - 15 vạn trứng/ 1kg cá cái.
ở các tỉnh miền Bắc cá Chép đẻ vào 2 vụ là vụ xuân và vụ thu, nhưng tập
trung vào vụ xuân, tháng 2 đến tháng 3 dương lịch, ở miền núi cá Chép đẻ vào tháng 3
đến tháng 4. Đối với các tỉnh miền Nam cá Chép đẻ hầu như quanh năm, trong đó đẻ
tập trung vào mùa mưa.
Cá Chép thường đẻ vào sáng sớm lúc mặt trời chưa mọc, có khi kéo dài tới 8
- 9 giờ sáng hoặc đến trưa.
Điều kiện thích nghi cho cá đẻ trứng: nhiệt độ nước từ 20 - 23 0C, có giá thể, có
nước mới, có mặt của cá đực, thời tiết bắt đầu ấm đồng thời có mưa, sấm đầu mùa.
ở đồng bằng Bắc Bộ và miền núi, trong điều kiện ương nuôi thông thường
trứng cá Chép thường nở sau 3 ngày, có khi đến 4 - 5 ngày. Nhiệt độ thích hợp nhất
cho sự nở của trứng là 22- 250C.
9


1.2 cá mè trắng việt nam (Hypophthalmichthys harmandi Sauvage, 1884)

1.2.1.Vị trí phân loại
Cá mè trắng Việt Nam thuộc
Bộ cá Chép

:

Cypriniformes

Họ cá Chép

:

Cyprinidae

Giống cá Mè trắng: Hypophthalmichthys
Loài cá Mè trắng Việt Nam : Hypophthalmichthys harmandi Sauvage, 1884
1.2.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo và phân bố
1.2.2.1. Hình thái cấu tạo
Cá có mầu xám đen ở phần lưng, bụng trắng bạc, các vây xám nhạt. Thân
cao, dẹp bên. Đầu lớn mõm tù ngắn. Miệng rộng hơi hướng lên trên. Hàm dưới
hơi nhọn hơn hàm trên, không có râu. Mắt nhỏ và thấp dưới đường trục, không có
màng che. Khoảng cách hai mắt rộng, đỉnh nhỏ. Màng mang rộng, hai bên liền
với nhau, không liền với eo mang. Lược mang rất dài xếp thành hàng mỏng, phần
gốc có nhiều lỗ nhỏ. Thân có 38 - 40 đốt sống, bóng hơi to có hai ngăn. Ruột dài
cuộn khúc nhiều lần.

Hình 1.2: Cá Mè trắng Việt Nam (Hypophthalmichthys harmandi)
1.2.2.2. Phân bố
Cá Mè trắng là cá phổ biến ở sông ngòi miền Bắc nước ta, có nhiều ở lưu
vực sông Hồng, sông Thái Bình và còn phát hiện thấy ở sông Mã, sông Lam. Đây

là loài cá điển hình ở miền Bắc nước ta.
Trên thế giới thấy có ở sông Nam Độ và đảo Hải Nam Trung Quốc.

10


1.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng và điều kiện môi trường sống
1.2.3.1. Dinh dưỡng
Tính ăn của cá Mè trắng chưa trưởng thành: Sau khi nở được 3 - 4 ngày
chiều dài cơ thể từ 6 -7 mm, thức ăn chủ yếu là động vật phù du cỡ nhỏ như: luân
trùng, chi giác và ấu trùng của nó. Sau 5 - 6 ngày lược mang bắt đầu xuất hiện có
ăn thêm thực vật phù du. Khi cá đạt 3 – 4 cm cá chuyển sang ăn thực vật phù du
là chủ yếu.
Tính ăn của cá Mè trắng trưởng thành: Cá Mè trắng trưởng thành ăn thực
vật phù du là chính cộng thêm một ít động vật phù du.
Phân tích thành phần thức ăn trong ruột cá Mè trắng cho thấy: thực vật phù
du chiếm 60 - 70% trong đó bao gồm tảo Silic, tảo lục, tảo lam, tảo vàng, tảo
giáp. Động vật phù du chiếm 30 - 40% và chất vẩn chiếm 5%.
1.2.3.2. Điều kiện môi trường sống
Cá sống ở tầng nước giữa và tầng nước trên, bơi lội nhanh nhẹn, khi hoảng
sợ hoặc bị xua đuổi chúng thường hay nhảy.
Nhiệt độ thích hợp cho cá phát triển từ 20 - 29 0C. Là loài có ngưỡng oxy cao
DO > 4mg/l, pH thích hợp từ 7-7,5.
1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng của cá Mè Trắng
Cá Mè Trắng có kích thước lớn, trong điều kiện tự nhiên cá lớn nhất có thể
đạt tới 15kg. Cá khai thác có khối lượng trung bình 0,5 - 1,5kg.
Cá Mè Trắng lớn rất nhanh: 1 tuổi nặng 0,7 - 0,9kg, dài 35-38cm
2 tuổi nặng 1,4 - 1,5kg, dài 41- 44cm
3 tuổi nặng 1,9 - 2kg, dài 47 - 50cm
4 tuổi nặng 2,6 - 3,0kg, dài 53 - 54cm

5 tuổi nặng 3,2 - 4,5kg, dài 56 - 60cm
Trong ao nuôi tốc độ sinh trưởng của cá phụ thuộc vào nguồn thức ăn cung cấp
cho cá. Ao nuôi có nguồn thức ăn phong phú, lượng thực vật phù du nhiều cá lớn rất
nhanh: cá 1 năm nặng 0,5 - 1,0kg, 2 năm nặng 1,5 - 2,5kg, 3 năm nặng 2 - 4kg.
1.2.5. Đặc điểm sinh sản của cá Mè Trắng
Cá Mè Trắng Việt Nam ở sông Hồng thành thục tuyến sinh dục khi cá được 3
tuổi. Kích thước phát dục nhỏ nhất ở cá đực đạt 32,5cm khối lượng 750g, ở cá cái
dài 37,3cm khối lượng 1050g.
11


Cá Mè Trắng Việt Nam nuôi trong ao đối với cá cái thành thục sinh dục lúc 3 tuổi
dài 47cm, nặng 2,3kg còn cá đực thành thục sinh dục lúc 2 tuổi dài 40cm, nặng 2kg.
Cá Mè Trắng trong các ao, hồ vào tháng 5 hệ số thành thục đạt cao nhất, cuối
tháng tháng 7 đã có hiện tượng thoái hoá rõ rệt, sang tháng 9 đầu tháng 10 đã
hoàn thành quá trình tái hấp thụ lại buồng trứng, đồng thời lại bắt đầu một chu kỳ
phát dục mới. Cá đực tuyến sinh dục thành thục sớm hơn.
Sức sinh sản tương đối 7,5 - 10 vạn trứng/1kg cá cái. Chu kỳ sinh sản kép có
thể đẻ 2 - 3 lứa trong năm.
Mùa vụ sinh sản của cá Mè Trắng trong tự nhiên từ cuối tháng 4 và kết thúc
vào cuối tháng 6. Cá đẻ tập trung nhất vào 15/5 đến 15/6. Nuôi trong ao cá thành
thục sớm hơn, mùa vụ cho sinh sản nhân tạo từ tháng 4 và có thể cho đẻ nhiều lần
trong năm.

12


1.3 Cá mè hoa (aristichthys nobilis Richardson, 1844)
1.3.1. Vị trí phân loại.
Cá Mè Hoa thuộc:

Bộ cá Chép

:

Cypriniformes

Họ cá Chép

:

Cyprinidae

Giống cá Mè Hoa

:

aristichthys

Loài cá Mè Hoa

:

aristichthys nobilis Richardson, 1844

1.3.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo và phân bố
1.3.2.1.Hình thái cấu tạo
Toàn thân có 37 - 38 đốt sống. Thân dài, mình dầy, phần trước tương đối cao.
Đầu rất to, dài. Mắt thấp dưới đường trục đầu, khoảng cách hai mắt rộng. Miệng
rộng, hướng xiên lên trên. Lược mang dài, xếp dầy không liền nhau. Răng hầu có
mặt răng hẹp, trơn láng.

Các vây đều có tia gai cứng, vây ngực kéo dài đến quá gốc vây bụng, vây
bụng dài gần tới vây hậu môn, vây hậu môn viền sau lõm.
Vẩy mỏng, nhỏ xếp khít nhau. Đường bên ở phía trước cong xuống đến giữa vây
bụng và nằm giữa thân. Lườn bụng không hoàn toàn, chỉ có từ sau vây bụng đến hậu
môn.
Lưng và thân cá mầu xanh thẫm, có điểm nhiều chấm lớn xanh đen rải rác
khắp thân nên gọi là cá Mè Đen hay cá Mè Hoa.

13


Hình 1.3: Cá Mè Hoa (aristichihys nobilis)
1.3.2.2. Phân bố
Cá Mè Hoa là loài cá điển hình của khu hệ cá vùng đồng bằng Trung Quốc. ở
nước ta cá xuất hiện ở sông Kỳ Cùng Lạng Sơn. Năm 1958 đã đưa từ Trung Quốc vào
thuần hoá ở Việt Nam. Hiện nay cá Mè Hoa là một trong những đối tượng nuôi phổ
biến ở nhiều nơi và đã trở thành nguồn lợi tự nhiên ở nhiều sông, hồ.
1.3.3. Đặc điểm dinh dưỡng và điều kiện môi trường sống
1.3.3.1 Đặc điểm dinh dưỡng
Thức ăn của cá bột Mè Hoa chủ yếu là động vật phù du, ngoài thức ăn tự
nhiên cá Mè Hoa bột còn ăn thức ăn nhân tạo như cám gạo, bột đậu tương...
ở giai đoạn trưởng thành cá ăn động vật phù du là chính chiếm 55 - 60% bao gồm
Cladocera, Copepoda, Rotifera... cộng thêm một phần thực vật phù du chiếm 30 -40%.
Cường độ dinh dưỡng của cá mạnh vào mùa thu và mùa xuân, yếu vào mùa hạ.
1.3.3.2 Điều kiện môi trường sống
Cá Mè Hoa thích sống ở tầng giữa và tầng trên, tính hiền, ít nhảy hơn cá Mè
Trắng. Cá thường sống ở sông nước chảy và những vực nước lớn tương đối tĩnh. Cá
ưa sống ở nơi nước mầu mỡ có nhiều động vật phù du, giầu dưỡng khí.
1.3.4. Đặc điểm sinh trưởng của cá mè hoa
Cá Mè Hoa là loài có kích thước lớn, con lớn nhất bắt được ở hồ Thác Bà

tới 40 - 50kg, ở Trung Quốc có con nặng tới 60kg. Cá Mè Hoa lớn rất nhanh, ở hồ
chứa nước cá 1 tuổi nặng 2,8kg, cá 2 tuổi nặng 5,2kg. Cá Mè Hoa nuôi thích hợp
ở sông, hồ mặt nước lớn. Cá nuôi trong ao nhỏ thì chậm lớn hơn, cá 1 tuổi nặng 1
- 1,5kg, cá 2 - 3 tuổi nặng 4 - 6kg.
1.3.5. Đặc điểm sinh sản của cá Mè Hoa
Cá cái 3 tuổi thành thục tuyến sinh dục, dài 60cm, nặng 3,6kg. Cá đực 2 tuổi
thành thục tuyến sinh dục, dài 53cm, nặng 2,5kg.

14


Trong điều kiện ao nuôi ở miền Bắc nước ta, cá Mè Hoa nuôi tốt sau 2 tuổi
đã tham gia sinh sản.
Cá Mè Hoa đẻ ở sông vào tháng 5 đến tháng 6. Nuôi trong ao thành thục sinh
dục sớm, có thể cho đẻ vào tháng 4 và đẻ nhiều lần trong năm.
Sức sinh sản tương đối 7 - 10 vạn trứng / 1kg cá cái. Cá đẻ trong điều kiện
lưu tốc nước 0,8 - 1,2m/s, mức nước dâng lên 0,9 - 4m, độ trong 6 - 15cm, nhiệt
độ từ 20 - 300C thích hợp ở 24 - 250C, pH 7-8, oxy hoà tan (DO) 5 - 8mg/l.
1.4. Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus Cuvier & Valencienes, 1844)
1.4.1. Vị trí phân loại
Cá trắm cỏ thuộc
Bộ cá Chép
:
Cypriniformes
Họ cá Chép
:
Cyprinidae
Giống cá Trắm cỏ :
Ctenopharyngodon
Loài cá Trắm cỏ: Ctenopharyngodon idellus Cuvier & Valencienes, 1844

1.4.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo và phân bố
1.4.2.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo
Thân thon dài, hơi dẹp bên, đầu hơi ngắn, miệng rộng hình cung. Hàm trên
kéo dài xuống dưới ngang với màng ngăn cách giữa hai lỗ mũi. Không có râu,
khoảng cách hai mắt rộng, màng mang rộng liền với eo mang. Lược mang thưa
ngắn, răng hầu dẹp bên.
Các vây dài bình thường không chạm các vây sau và tia đơn cuối đều không
có tia gai cứng. Vây đuôi phân thuỳ sâu, hai thuỳ không nhọn và đều bằng nhau.
Vẩy to, tròn, mỏng, đường bên hoàn toàn. Gốc vây bụng có vẩy nách bụng trắng
hơi vàng, các vây đều xám.nhỏ.
Đốt sống toàn thân có 40 - 42. Lưng có mầu xám khói.

15


Hình1. 4: Cá Trắm Cỏ (Ctenopharyngodon)
1.4.2.2. Phân bố
Cá Trắm cỏ phân bố chủ yếu ở các lưu vực sông hồ thuộc miền Trung á đồng bằng
Trung Quốc và đảo Hải Nam, chúng sống cả ở vùng trung và hạ lưu sông Amua.
ở miền Bắc nước ta cá Trắm cỏ sống ở sông Hồng, sông kỳ Cùng. Năm 1958
nước ta đã nhập nội cá trắm cỏ từ Trung Quốc vào miền Bắc. năm 1967 trạm
nghiên cứu Đình Bảng - Bắc Ninh đã thả hàng loạt cá Trắm Cỏ ra gây nuôi ở sông
Hồng. Cá sinh trưởng và sinh sản được và trở thành nguồn lợi tự nhiên của sông.
1.4.3. Đặc điểm dinh dưỡng và điều kiện môi trường sống
1.4.3.1. Đặc điểm dinh dưỡng
Sau khi nở được 3 ngày thân dài trên 7mm, cá bắt đầu ăn luân trùng, ấu trùng
không đốt và một số tảo.
Khi cá dài 1- 2cm, cá bơi khỏe, ăn luân trùng, động vật phù du cỡ nhỏ, động
vật giáp xác và ấu trùng.
Cá dài 2,5 - 3cm trở lên có thể ăn bèo tấm, bèo trứng hoặc rong, rau bèo thái

nhỏ. Cá từ 8 - 10cm có thể ăn rong rau cỏ trực tiếp như cá trưởng thành.
Cá Trắm cỏ dài 20 - 25cm nặng 135g - 230g ăn thực vật trên cạn, thích ăn cỏ
gà, cỏ mồi, cỏ chỉ, ăn thực vật thủy sinh như rong, bèo.
Lượng thức ăn hàng ngày với thực vật trên cạn từ 22,1 - 28% khối lượng cơ
thể, với thực vật thủy sinh chiếm 79-97% khối lượng cơ thể.
1.4.3.2. Điều kiện môi trường sống
Cá Trắm cỏ sống ở tầng nước giữa, thích những vùng nước ven hồ có nhiều
thực vật thuỷ sinh.
Cá có thể phát triển trong nước lợ có độ mặn 7 - 11‰.
1.4.4. Đặc điểm sinh trưởng
Là loài cá có kích thước lớn, cá nặng nhất đạt 35 - 40 kg. Cỡ cá khai thác
trung bình đạt 3 - 5kg. Trong các vực nước tự nhiên có nhiều thực vật thủy sinh cá
3 tuổi có thể đạt 9 - 12kg.
Trong ao nuôi, nếu nuôi tốt cá có tốc độ lớn khá nhanh, cá 1 tuổi nặng 1kg, 2
tuổi nặng 5 - 8kg. Ngược lại nếu nuôi trong điều kiện không thuận lợi, thiếu thức ăn
hoặc thức ăn không phù hợp, cá lớn rất chậm.
Tương tự cá Mè trắng và Mè hoa, cá Trắm cỏ lớn rất nhanh vào năm thứ 2,
thời gian sinh trưởng của cá Trắm cỏ trong năm dài hơn so với cá Mè trắng, Mè
hoa, có thể kéo dài tới 10 tháng trong năm.

16


1.4.5. đặc điểm sinh sản
Cá đực dài khoảng 53cm, nặng 3kg. Cá cái 4 tuổi dài 60cm nặng 3,5kg tham
gia đẻ trứng lần đầu.
Sức sinh sản tương đối 4-5 vạn trứng/ 1kg cá cái.
Cá Trắm cỏ ở sông Hồng tháng 5-6 đã thấy đẻ trứng và vớt được cá bột.
Trong sinh sản nhân tạo, cá trắm cỏ đẻ sớm hơn, thường vào đầu tháng 3 đã cho
đẻ đạt kết quả, thời gian đẻ tập trung từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4.

Cá Trắm Cỏ là loài đẻ trứng nổi, đẻ nhiều đợt. Nhiệt độ thích hợp để cá đẻ
trứng từ 22 - 280C, lưu tốc nước 1-1,7m/s, tỷ lệ đực cái 1:1.
Sau khi cho cá đẻ lần đầu, chúng ta tiếp tục đưa vào nuôi vỗ tái phát dục
trong thời gian từ 20-30 ngày lại cho cá đẻ lần 2 trong năm.
1.5. Cá trắm đen (Milopharyngodon picens Richardson, 1846)
1.5.1. Vị trí phân loại
Cá Trắm Đen thuộc
Bộ cá Chép

:

Cypriniformes

Họ cá Chép

:

Cyprinidae

Giống cá Trắm Đen :

Milopharyngodon

Loài cá Trắm đen: Milopharyngodon picenus Richardson, 1846
1.5.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo và phân bố
1.5.2.1. Hình thái cấu tạo
Đốt sống toàn thân 37, toàn thân và các vây đều có mầu xám đen, mặt bụng
trắng nhạt. Cá Trắm Đen có đặc điểm giống với cá Trắm Cỏ, tuy nhiên Cá Trắm
Đen có đặc điểm khác với cá Trắm Cỏ là thân mập, mầu xám đen, răng hầu chỉ có
một hàng, hình răng cuối rõ ràng.


17


Hình 1.5: Cá Trắm Đen (Milopharyngodon picens)
1.5.2.2 Phân bố
Cá phân bố chủ yếu ở các lưu vực sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình,
sông Mã, sông Lam. Cá còn được nuôi thả trong các đầm ao và ruộng trũng. Loài
cá này có nhiều ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Trên thế giới loài cá này phân bố từ sông Hắc Long Giang (Trung Quốc) đến
biên giới Việt Nam.
1.5.3. Đặc điểm dinh dưỡng và điều kiện môi trường
1.5.3.1. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Trắm Đen khi nhỏ ăn động vật phù du, ấu trùng chuồn chuồn. Cá cỡ lớn
chuyển sang ăn động vật đáy, chủ yếu là động vật nhuyễn thể như: ốc, hến, trai...
ngoài ra còn ăn động vật giáp xác như tôm cua và các loại côn trùng, thức ăn tinh
như cám, bột sắn, ngô, đỗ.
1.5.3.2. Điều kiện môi trường sống
Cá sống ở hạ lưu các sông, đầm hồ ven sông và ruộng, cá còn được nuôi thả
trong các ao đầm trũng. Thích sống ở tầng nước giữa và tầng nước dưới, rất ít lên
trên mặt nước, sống ở nhiều nơi nước tĩnh và chảy yếu. Mùa đông cá di chuyển
đến vùng nước sâu để tránh rét.
1.5.4. Tốc độ sinh trưởng của cá Trắm Đen
Là loài cá có kích thước lớn, nặng nhất tới 40 - 50kg. Cá cỡ đánh bắt trung
bình nặng từ 2 - 5kg, có thể gặp những con 20 - 30kg. Tốc độ sinh trưởng phụ
thuộc rất lớn vào số lượng của các loài động vật nhuyễn thể trong ao. Nếu cá trắm
đen được thả nuôi trong các ao đầm có nhiều động vật nhuyễn thể thì sau 1 năm
cá có thể đạt 3 - 4kg với cá giống thả từ 100 - 150g/con. Trong điều kện ao nuôi
cá trắm đen sau 1 năm nặng 0,5kg, sau 2 năm nặng 3kg, sau 3 năm nặng 5kg.
1.5.5. Đặc điểm sinh sản của cá Trắm Đen

Cá thành thục sau 3 năm. Mùa đẻ trứng trên hệ thống sông Hồng từ tháng 5
đến tháng 7, nhưng tập trung nhất là tháng 6 và tháng 7. Cá Trắm Đen không sinh
sản ở vùng hạ lưu mà thường đi lên trung và thượng lưu các con sông lớn tìm nơi
có điều kiện sinh thái thích hợp để đẻ trứng. Cá đẻ trứng nổi, trứng trôi theo dòng
lũ về hạ lưu và nở thành cá bột. Hiện nay sản lượng cá trong các vực nước tự
nhiên giảm sút nghiêm trọng. Cá Trắm đen là đối tượng cần được bảo vệ phục hồi
và phát triển.

18


1.6. Cá trôi (Cirrhina molitorella Cuvier & Valencienes, 1844)
1.6.1. Vị trí phân loại
Cá trôi thuộc
Bộ cá Chép

: Cypriniformes

Họ cá Chép

: Cyprinidae

Họ phụ cá Trôi : Labeoninae
Giống

: Cirrhina

Loài cá Trôi trắng Việt Nam: Cirrhina molitorella Cuvier & Valencienes, 1844
1.6.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo và phân bố
1.6.2.1. Hình thái cấu tạo

Số tia vây lưng D: III,11- 13, vây hậu môn A: III,5, vây ngực P: I,15 - 16,
vây bụng V: I, 8 - 9. Chiều dài thân bằng 3,4 - 3,7 lần chiều cao thân và bằng 4,6 5,5 lần chiều đài đầu. Lược mang ở cung mang thứ nhất 40 - 45 chiếc, răng hầu 3
hàng 5.4.2 - 2.4.5
Lưng xám xanh hoặc xám nâu, bụng trắng nhạt. Có 8 - 10 vẩy phía trên vây
ngực có sắc tố xanh đen xếp thành 2 - 3 hàng rất đặc biệt. Các vây xám, ngọn xám
hơn gốc.
Thân hình thoi khá cao, dẹp bên. Bụng tròn, mõm tù, có hai đôi râu nhỏ
(râu mõm và râu hàm). Lược mang ngắn, răng hầu hình trụ tròn mọc chen chúc.
Đường bên hoàn toàn nằm gần như giữa thân.

19


Hình1.6: Cá Trôi trắng Việt Nam (Cirrhina mollitorella)
1.6.2.2. Phân bố
Cá phân bố rộng rãi ở các sông thuộc hệ thống sông Hồng, hệ thống sông
Thái Bình, sông Mã, sông Lam. Trên thế giới gặp ở phía Nam Trung Quốc, Lào,
Campuchia.
1.6.3. Đặc điểm dinh dưỡng và điều kiện môi trường sống
1.6.3.1. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Trôi sau khi nở được 5 - 6 ngày dài 4,7- 6,5mm, noãn hoàng đã hết, cá chuyển
sang ăn thức ăn bên ngoài như tảo đơn bào và động vật phù du cỡ nhỏ.
Sau khi nở được 7 ngày cá dài 5,5-7,5mm, trong ống tiêu hoá có chứa nhiều
giáp xác nhỏ. Từ 8 - 9 ngày cá dài 7,03 - 8,2mm, thức ăn là Cladocera.
Từ 10 - 11 ngày cá dài 8,4 - 9,1mm, ăn Rotatoria, tảo Elosia. Từ 14 -25 ngày cá
dài 11,8 - 23,3mm, thức ăn thời gian đầu là tảo, động vật phù du cỡ nhỏ. Từ 28 ngày trở
đi trong ruột có nhiều mùn (80%) và tảo, số lượng giáp xác và động vật phù du ít đi.
Từ ngày 34 - 36 răng hầu đã rõ, cá ăn rất nhiều mùn (95%) và tảo sợi. Cá 1
tháng tuổi bắt đầu ăn như cá trưởng thành.
Cá nuôi trong ao ăn tạp, chủ yếu ăn mùn bã hữu cơ, thức ăn bổ xung (cám

gạo, ngô, thức ăn hỗn hợp).
1.6.3.2. Điều kiện môi trường sống
Cá sống ở tầng giữa và dưới, thích nước chảy, ưa hoạt động.
Cá Trôi chịu lạnh kém, ở 100C cá ít hoạt động.
1.6.4. Tốc độ sinh trưởng của cá trôi
Cá Trôi trắng Việt Nam có kích thước trung bình. Cỡ cá tối đa trên 5kg. Cá
khai thác thường có khối lượng 300 - 1000g, trung bình 500g và thường có từ 4
đến 5 nhóm tuổi.
Tốc độ sinh trưởng trong ao tuỳ thuộc vào nguồn thức ăn của thuỷ vực và chế độ
nuôi. Cá Trôi là loài có tốc độ sinh trưởng chậm, cá 1 tuổi nặng 100 - 200g, cá 2 tuổi
nặng 200 - 320g, cá 3 tuổi nặng 400 - 600g, cá 4 tuổi nặng 600 - 800g.

20


1.6.5. Đặc điểm sinh sản
Cá Trôi cái 3 tuổi, cá đực 2 tuổi bắt đầu thành thục sinh dục. Trong ao nuôi
vỗ, cá Trôi phát dục tuỳ theo khối lượng là chủ yếu. Thông thường cá thành thục ở
3 tuổi, nặng 400 - 600g, một số ao nuôi chỉ đạt 200 - 300g cá vẫn phát dục tốt.
Sức sinh sản tương đối khoảng 15 vạn trứng/1kg cá cái. Trứng cá Trôi
thuộc loại trứng trôi nổi.
Mùa để trứng kéo dài, đẻ nhiều đợt. Trong sông cá bắt đầu đẻ từ tháng 5 đến
hết tháng 7, đôi khi kéo dài đến giữa tháng 8 nhưng tập trung vào tháng 6 đến
giữa tháng 7. Cá thường đẻ ban đêm và buổi sáng sớm.
Trong các ao hồ nhỏ cá không có khả năng sinh sản, mức độ thành thục, phát
dục của tuyến sinh dục kém. Trong sinh sản nhân tạo, ở miền Bắc nước ta chưa ổn
định, một số nơi chỉ đẻ thành công vào tháng 6 đến tháng 7, có nơi cho đẻ cuối
tháng 8 đầu tháng 9 vẫn có kết quả.
Cá Trôi đẻ cần có điều kiện sau: lưu tốc nước từ 0,95 - 2,3m/s, mức nước
dâng từ 1,5 - 4m, nhiệt độ thích hợp nhất từ 24 - 28 0 C. Độ trong từ 8 - 20cm,

pH:7 - 7,5, DO: 7 - 8mg/l.
1.7. Cá Rô hu (Labeo rohita Hamilton, 1822)
1.7.1. Vị trí phân loại
Cá Rôhu hay còn gọi là cá Trôi ấn Độ thuộc
Bộ cá Chép
: Cypriniformes
Họ cá Chép
: Cyprinidae
Họ phụ cá Trôi
: Labeoninae
Giống cá Trôi
: Labeo
Loài cá Rôhu
: Labeo rohita Hamilton, 1822
1.7.2. Hình thái cấu tạo và phân bố
1.7.2.1. Hình thái cấu tạo
Cá Rôhu có hình dạng cân đối, đầu to vừa phải, vẩy mọc đều đặn phủ kín
thân, đường bên chạy từ phía đầu đến giữa vây đuôi, số vẩy đường bên là 40 - 43.
Vành môi dưới dày, được cấu tạo bằng một lớp sừng, lược mang có dạng hình sợi
ngắn, công thức cấu tạo răng hầu của cá Rôhu là 5.4.3 - 3.4.5.
Lưng xanh thẫm, bụng trắng bạc. Đầu phần trên xám, môi và mõm trắng.
Viền mắt đỏ, các vây xám nhạt. Mùa phát dục trên mỗi vẩy thường có một đốm
ánh đỏ. Các vây ngực, vây bụng, vậy hậu môn và vây đuôi mầu hồng, vây lưng
phớt hồng.

21


Hình1.7: Cá Rôhu (Labeo rohita)
1.7.2.2. Phân bố

Cá Rôhu phân bố tự nhiên trong hệ thống sông Hằng và ở phía Bắc ấn Độ,
do việc di giống cho đến nay cá rôhu phân bố phổ biến ở các sông, hồ thuộc ấn
Độ và sau đó lan sang Bănglađet, Pakistan, Nepan....
Năm 1982 Uỷ ban hợp tác sông Mê Kông tiến hành nhập nội cá Rôhu vào
Việt Nam. Tháng 10 năm 1984 về nuôi ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I
và đã được nhân giống phân tán ra nhiều vùng trong cả nước. Đến nay nó đã trở
thành một trong các đối tượng nuôi phổ biến của nhiều địa phương.
1.7.3. Đặc điểm dinh dưỡng và điều kiện môi trường sống
1.7.3.1. Đặc điểm dinh dưỡng
Sau khi nở được 3 ngày cá ăn động vật phù du cỡ nhỏ gồm động vật nguyên
sinh và luân trùng. Từ ngày thứ 5 trở đi cá sử dụng cả tảo đơn bào, giáp xác
Cladocera, Copepoda và một số loại thức ăn nhân tạo như cám, khô dầu, bột cá....
Từ ngày thứ 17 trở đi ruột cá dài hơn chiều dài cơ thể, lúc này tỷ lệ thực vật mục
nát trong ruột cá cũng tăng dần theo kích thước của cá.
Qua phân tích thành phần thức ăn trong ống tiêu hoá của cá Rôhu nuôi tại
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I cho kết luận: khi còn nhỏ cá ăn sinh vật
phù du là chủ yếu, càng lớn lên cá càng ăn nhiều mùn bã hữu cơ, nhất là mùn bã
hữu cơ thực vật. Cá Rôhu còn ăn các loại cám gạo, hạt ngũ cốc, các loại bèo râu,
bèo tấm. Cá Rôhu là loài cá ăn tạp có phổ thức ăn rộng.
1.7.3.2. Điều kiện môi trường sống
Cá sống ở tầng giữa và tầng đáy, có khả năng lẩn trốn khi bị xua đuổi.
Nhiệt độ thích hợp cho cá phát triển từ 20 - 290C, hàm lượng ôxy từ 3mg/l
trở lên, pH: 6,8 - 8
1.7.4. Đặc điểm sinh trưởng
Cá Rôhu có tốc độ lớn nhanh, trong điều kiện ao nuôi tốt, được bón phân và
thức ăn đầy đủ 1 năm đạt 0,5 - 1kg, 2 năm đạt 2,6kg, 3 năm đạt 4 - 4,5kg.
ở nước ta nuôi trong ao sau 1 năm đạt 0,6 - 0,8kg, 2 năm đạt 1,5 - 1,8kg.

22



1.7.5. Đặc điểm sinh sản
Cá Rôhu thành thục sinh dục vào 2 tuổi, lúc này cá bố mẹ đạt cỡ 1,2 2kg. Sức sinh sản rất lớn và phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, trung bình từ 10
vạn - 15 vạn/ 1kg cá cái.
ở ấn Độ mùa sinh sản của cá rôhu từ tháng 6 đến tháng 8. ở nước ta mùa
sinh sản của cá Rôhu bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến đầu tháng 9. Thời điểm bắt
đầu cho cá đẻ tuỳ thuộc vào từng năm và từng địa phương khác nhau.
Cá Rôhu chỉ có thể đẻ ở ngoài sông và các hồ chứa lớn. Các bãi đẻ tự nhiên
thường ở giữa và dọc theo sông, nơi có dòng chảy mạnh, nền đáy đa dạng. Nhiệt
độ thích hợp cho cá Rôhu đẻ trứng từ 28 - 300 C.
1.8. Cá mrigal (Cirrhina mrigala Hamilton, 1822)
1.8.1. Vị trí phân loại. cá Mrigal thuộc
Bộ cá Chép

: Cypriniformes

Họ cá Chép

: Cyprinidae

Phân họ cá Trôi

: Labeoninae

Giống cá Trôi

: Cirrhina

Loài cá Trôi Mrigal : Cirrhina mrigala Hamilton, 1822
1.8.2. Hình thái cấu tạo và phân bố

1.8.2.1. Hình thái cấu tạo
Về ngoại hình cá Mrigal có thân thon dài, đầu nhỏ, chiều cao thân bằng 23% chiều
dài thân, vẩy cá có mầu sáng xám. Số đường bên 43 - 44, số vẩy trên đường bên là 7 và
số vẩy dưới đường bên là 6, số vẩy cuống đuôi 10 - 12. Số tia vây lưng (D) 3,12 - 13, số
tia vây ngực (P) 1,14 - 17, số tai vây bụng (V) 2,8 và số tia vây hậu môn (A) 3,5.

23


Hình1.8: Cá Mrigal (Cirrhina mrigala)
1.8.2.2. Phân bố
Cá Mrigal có nguồn gốc tự nhiên ở các thuỷ vực nước ngọt ở phía Bắc ấn
Độ, Bănglađet, Pakistan, Mianma.
ở nước ta cá được nhập vào từ Lào năm 1984 và trở thành đối tượng nuôi
khá phổ biến, đồng thời phát tán ra tự nhiên ở nhiều vùng trong cả nước.
1.8.3. Đặc điểm dinh dưỡng và điều kiện môi trường sống
1.8.3.1. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Mrigal khi còn nhỏ ăn động vật phù du như động vật nguyên sinh, luân
trùng, một số tảo đơn bào, giáp xác Cladocera, Copepoda kể cả ấu trùng và côn
trùng.
Khi trưởng thành cá sống ở tầng đáy và chủ yếu thức ăn hữu cơ. Về đặc điểm
dinh dưỡng cá mrigal có phổ thức ăn như cá trôi Việt, do đó có sự cạnh tranh thức
ăn giữa hai loài này song tốc độ sinh trưởng của cá Mrigal cao hơn nhiều so với cá
Trôi Việt.
1.8.3.2. Điều kiện môi trường sống
Cá sống ở tầng nước giữa và kề tầng đáy, thích sống ở các vực nước ao,
sông, suối chảy. Nhiệt độ thích hợp từ 20 - 300C, pH: 7 - 7,5.
1.8.4. Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng của cá mrigal lớn nhanh hơn cá trôi ta. Cá nuôi 1 năm có
thể đạt cỡ 0,5 - 1kg/ con.

1.8.5. Đặc điểm sinh sản
Cá Mrigal 2 tuổi bắt đầu phát dục, tuỳ từng lứa tuổi nhưng cá đực thường
phát dục sớm hơn cá cái. ở lần đẻ đầu tiên cá cái có khối lượng trung bình từ 800 900g, cá đực có khối lượng trung bình 600 - 700g.
Sức sinh sản lớn, ở lần đẻ chính vụ có thể cho 25 - 30 vạn trứng /1kg cá cái.
Mùa đẻ của cá Mrigal từ tháng 4 đến tháng 8, trùng với gió mùa tây nam của ấn
Độ, cá đẻ 2 hoặc 3 lần trong một mùa sinh sản. ở Việt Nam mùa đẻ thường tập
trung vào tháng 5 đến tháng 6, nhiệt độ thích hợp cho cá đẻ và ấp trứng từ 28 310C.

24


1.9. Cá chim trắng nước ngọt (Clossoma brachypomum)
1.9.1. Vị trí phân loại
Cá Chim trắng nước ngọt thuộc
Bộ

: Characiformes

Họ

: Characidae

Giống

: Clossoma

Loài

: Clossoma brachypomum


1.9.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo và phân bố
1.9.2.1. Hình thái cấu tạo
Cá có số tia vây lưng(D) 18 - 19, số tia vây bụng (V) 16 - 18, số tia vây hậu
môn (A) 8, không có tia gai cứng.
Hình dạng cá gần giống cá Chim Trắng biển, thân dẹp và cao, đầu nhỏ.
Chiều dài đầu bằng chiều cao đầu, vị trí mõm ở chính giữa, mõm hơi tù, vây đuôi
cân và có rãnh sâu.
Hàm trên và hàm dưới có hai hàng răng, mặt răng khuyết như lưỡi răng cưa,
nhọn và sắc.
Chỗ khởi điểm của cuống vây đuôi ở phía lưng có một vây mỡ nhỏ, phần
trên của nó bán trong suốt, phần dưới có vẩy, diềm vẩy mầu đen. Vảy trên thân cá
tròn nhỏ chặt chẽ khó bị rụng. Số vẩy đường bên có 83 - 99. Từ chân vây ngực
đến hậu môn có vẩy gai nhọn, cứng. Mình cá có mầu xám bạc hoặc mầu ánh bạc
hơi xanh. Các vây ngực, vây bụng, vây hậu môn có mầu đỏ, vây đuôi có điểm
vân đen ở diềm vây. Tuy nhiên mầu sắc của cá trưởng thành thay đổi theo môi
trường.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×