Tải bản đầy đủ (.docx) (135 trang)

Sự hình thành và phát triển của phật giáo quảng bình thế kỷ XVII XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.88 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG THỊ TƯỜNG VY

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA PHẬT GIÁO QUẢNG BÌNH THẾ KỶ
XVII-XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Thừa Thiên Huế, năm 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG THỊ TƯỜNG VY

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA PHẬT GIÁO QUẢNG BÌNH THẾ KỶ
XVII-XIX

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN KHẮC THÁI

Thừa Thiên Huế, năm 2017
1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.
Họ tên tác giả
(Chữ ký)
Đặng Thị Tường Vy

2


LỜ I CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Huế; Phòng
Đào tạo Sau đại học, Thư viện - Trường Đại học Sư phạm
Huế, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quý Thầy cô giáo trong Tổ Lịch sử Việt Nam, Khoa
Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề
tài.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy

giáo -Tiến sỹ Nguyễn Khắc Thái đã trực tiếp tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của NNC Trần Văn
Chường - Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Sư thầy Thích Không
Nhiên - Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế và
các sư thầy, sư cô hiện đang trụ trì các chùa tại Quảng
Bình.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn
bên cạnh, quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ tôi.
Tuy đã cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng khả
năng còn hạn chế nên không thể tránh được những
thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ quý báu
của quý Thầy Cô giáo và các bạn!
Huế, tháng 10 năm
2017
3


Đặng Thị Tường Vy

iii

4


MỤC LỤC
Trang phụ bìa................................................................................................................ i
Lời cam đoan................................................................................................................ ii
Lời cảm ơn..................................................................................................................iii

Mục lục......................................................................................................................... 1
Mở đầu.......................................................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................................3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..............................................................................5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................6
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................................6
6. Đóng góp của luận văn...........................................................................................7
7. Bố cục của luận văn................................................................................................7
Chương 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
SỰ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO QUẢNG BÌNH TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN
THẾ KỶ XIX..............................................................................................................8
1.1. Điều kiện tự nhiên và vị thế địa lý Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX...................8
1.2. Những nhân tố tác động đến sự phát triển Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ
XVII đến thế kỷ XIX.............................................................................................13
Chương 2: PHẬT GIÁO QUẢNG BÌNH TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN THẾ KỶ XIX....29
2.1. Vai trò của chính quyền phong kiến, của cộng đồng làng xã và sự phục hồi
Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX...............................................................29
2.2. Dấu ấn Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.......................56
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO QUẢNG BÌNH TỪ
THẾ KỶ XVII ĐẾN THẾ KỶ XIX..........................................................................71
3.1. Đặc điểm của Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX............71
3.2. Vai trò của Phật giáo trong đời sống văn hóa của người Quảng Bình.............80
KẾT LUẬN................................................................................................................. 90
PHỤ LỤC

1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Quảng Bình - vùng đất chịu nhiều biến động xã hội, là địa bàn tranh chấp quyết
liệt của các quốc gia và tập đoàn phong kiến trong suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch
sử. Từ vị trí địa chính trị quan trọng đó, Quảng Bình luôn là nơi giao thoa của các
luồng tư tưởng, các tôn giáo; trong đó, Phật giáo đã dừng chân và tồn tại trong suốt
thời gian lâu dài cùng với sự hình thành và phát triển của mảnh đất này.
Phật giáo là tôn giáo lớn của thế giới, có nguồn gốc từ Ấn Độ và sớm truyền bá
vào Việt Nam. Trải qua quá trình thăng trầm của lịch sử dân tộc, với tinh thần “từ bi,
hỷ xả, vô ngã, vị tha”, Phật giáo luôn có vai trò nhất định trong tâm linh của người dân
Việt Nam. Ở Việt Nam, dưới các triều đại phong kiến Lý - Trần, Phật giáo được coi là
quốc giáo, sang triều Lê, Nho giáo chiếm thế thượng phong, phục vụ cho việc xây
dựng kỷ cương của nhà nước phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế, thì Phật
giáo trở nên mờ nhạt trong chính trường, nhưng tại các làng xã, Phật giáo vẫn hiện hữu
trong xã hội, góp phần xây dựng những truyền thống văn hóa tâm linh ở cơ sở.
Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX - khoảng thời gian cầm quyền của các chúa
Nguyễn, triều Tây Sơn và sau là các vua triều Nguyễn, lịch sử phong kiến Việt Nam có
nhiều biến động. Mỗi thế lực cầm quyền đều có những chính sách đối với Phật giáo,
điều đó tác động trực tiếp đến Phật giáo ở vùng đất Quảng Bình.
Đứng trước lịch sử đầy biến động, Nguyễn Hoàng khi vào trấn nhậm xứ Thuận
Quảng đã coi việc “lấy lòng dân” tại vùng đất “xa lạ” là điều rất quan trọng. Vì vậy, để
tạo ra sự hòa hợp trong cộng đồng dân cư trước khi muốn tạo ra những ý tưởng chính
trị lâu dài, các chúa Nguyễn lựa chọn Phật giáo truyền thống và dựa vào tôn giáo này
bước đầu xây dựng nghiệp đồ tại vùng đất mới Đàng Trong. Trong khi đó, trên cơ sở
tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng làng xã, chùa làng vẫn hiện hữu trong ý thức
của làng xã và chính niềm tin vào Phật giáo là cơ hội cho sự tồn tại của những ngôi
chùa ở khu vực này.
Trong khoảng thời gian cầm quyền của triều Tây Sơn, sau đó là các vua nhà
Nguyễn, Phật giáo Quảng Bình đều có sự phát triển. Đó là sự tồn tại thiết chế vật chất
và thiết chế tâm linh của Phật giáo ăn sâu trong tâm thức tín ngưỡng của người dân,
đóng góp một phần không nhỏ vào đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư. Thông

2


qua Phật giáo, chính quyền phong kiến dưới thời các chúa Nguyễn, triều Tây Sơn và
triều Nguyễn tạo được lòng tin trong một bộ phận lớn nhân dân trên địa bàn Quảng
Bình, là phương sách thu hút sự ủng hộ của nhân dân trong sự nghiệp mở cõi và phát
triển đất nước, để lại những dấu ấn khá đậm nét trong lịch sử dân tộc nói chung, lịch
sử vùng đất Quảng Bình nói riêng.
Vì lẽ đó, nghiên cứu vấn đề Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng
Bình thế kỷ XVII-XIX là công việc vừa có ý nghĩa khoa học, vừa mang tính thời sự và
thực tiễn sâu sắc.
Về ý nghĩa khoa học, đề tài góp phần phục dựng lại giai đoạn lịch sử Quảng Bình
thế kỷ XVII-XIX, làm sáng tỏ thêm quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo
Quảng Bình trong thời kỳ lịch sử phong kiến Việt Nam có nhiều biến động để đưa ra
những đặc điểm và vai trò của Phật giáo Quảng Bình qua các thời kỳ lịch sử.
Về tính thời sự và ý nghĩa thực tiễn, Phật giáo Quảng Bình là tôn giáo tồn tại lâu
đời và song hành cùng lịch sử mảnh đất này, vì vậy, thông qua việc nghiên cứu đề tài
giúp đánh giá đúng vị trí của Phật giáo trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư
Quảng Bình, qua đó cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chính sách đối
với Phật giáo trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.
Với những lý do trên đây, chúng tôi chọn vấn đề “Sự hình thành và phát triển
của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX” làm đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo giai đoạn từ thế kỷ XVII đến thế kỷ
XIX nói riêng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Nhiều công trình của các
tập thể, cá nhân trong nước đề cập đến vấn đề này dưới những góc độ nghiên cứu và
mục tiêu nghiên cứu khác nhau, tiêu biểu như:
Tổng quan về Phật giáo Việt Nam và những vấn đề chuyên khảo Phật giáo liên
quan có các công trình: “Lịch sử Phật giáo Đàng Trong” của tác giả Nguyễn Hiền Đức

(NXB Tp Hồ Chí Minh, năm 1995); “Lịch sử Phật giáo Việt Nam, ba tập” của tác giả
Lê Mạnh Thát (NXB Thuận Hóa, Huế, năm 1999); “Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài”
của Nguyễn Hiền Đức (NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, năm 2009); “Việt Nam Phật
giáo sử luận” của tác giả Nguyễn Lang (NXB Phương Đông, Tp Hồ Chí Minh, năm
3


2012); “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” của Đặng Nghiêm Vạn
(NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2013); “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” của
Huỳnh Công Bá (NXB Thuận Hóa, Huế, năm 2015);…
Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam và khu vực phía Nam từ thế kỷ XVII đến thế
kỷ XIX có các công trình:“34 năm cầm quyền của chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 1725)” của tác giả Lê Đình Cai (NXB Đăng Trình, năm 1971); “Nam triều công
nghiệp diễn chí” (NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, năm 2003); “Đại Nam thực lục” (Quốc
sử Quán triều Nguyễn, Phiên dịch: Ngô Hữu Tạo, Nguyễn Mạnh Duân, Trần Huy Hân,
Nguyễn Trọng, ... ; Hiệu đính: Nguyễn Trọng Hân, ... , NXB Giáo Dục, năm 2007);
“Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ
XIX” (NXB Thế giới, Hà Nội, năm 2008); “Xứ Đàng Trong năm 1621” của tác giả
Cristophoro Borri (Hồng Nhuệ, Nguyễn Khắc Xuyên và Nguyễn Nghị dịch và chú
thích, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, năm 2014); “Xứ Đàng Trong lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ 17 - 18” của tác giả Li Tana (Nguyễn Nghị dịch, NXB Trẻ, Hà
Nội, năm 2014); cuốn “Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802” của Tạ Chí
Đại Trường (NXB Tri thức, Hà Nội, năm 2015) …
Các công trình nêu trên cung cấp một cách nhìn tổng quan về tình hình Việt Nam
và Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVII-XIX trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
Phật giáo Quảng Bình nói chung và Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX nói
riêng cũng được phản ánh qua một số thư tịch cổ đã dịch và ấn hành liên quan tới đề
tài đáng chú ý như: “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (Viện sử học dịch, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội, năm 1977); “Đại Nam nhất thống chí, tập 2” của Quốc sử quán
triều Nguyễn (NXB Thuận Hóa, Huế, năm 1992); “Lịch triều hiến chương loại chí”
của Phan Huy Chú (NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 2010); “Viêm giao trưng cổ ký” của
Cao Xuân Dục (Nguyễn Văn Nguyên dịch chú, NXB Thời đại Trung tâm văn hóa

ngôn ngữ Đông Tây, năm 2010); “Ô Châu cận lục” của Dương Văn An (Trần Đại
Vinh hiệu đính, dịch chú, NXB Thuận Hóa, Huế, năm 2015).
Liên quan đến lịch sử phát triển Phật giáo trên địa bàn Quảng Bình có các công
trình như: “Địa chí Quảng Bình”, Nguyễn Khắc Thái chủ biên, đề tài nghiên cứu khoa
học cấp tỉnh năm 2007, Sở Khoa học công nghệ Quảng Bình; “Những nét đẹp về văn
hoá cổ truyền Quảng Bình” của tác giả Nguyễn Tú (NXB Thuận Hoá, năm 2007);
4


“Địa chí làng Đức Phổ” của tác giả Đặng Thị Kim Liên (NXB Lao động, Hà Nội,
năm 2011); “Những ngôi chùa của tỉnh Quảng Bình” của tác giả Lệ Quang Phạm
Ngọc Hiên (NXB Thuận Hóa, Huế, năm 2012);“Lịch sử Quảng Bình” của tác giả
Nguyễn Khắc Thái (NXB Chính trị Hành chính, Hà Nội, năm 2014); “Địa chí Trường
Dục” của tác giả Trần Văn Chường (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 2015); ...
Đây là những nguồn tư liệu thiết thực liên quan trực tiếp tới đề tài.
Đặc biệt, trên cơ sở điền dã thực tế tại một số ngôi chùa ở tỉnh Quảng Bình,
Trung tâm Phật giáo Liễu Quán - Huế đã ấn hành tạp chí số 5 (5/2015) - “Những ngôi
cổ tự trên đất Quảng Bình” và số 7 (1/2016) - “Dấu ấn Phật giáo đôi bờ sông Gianh”
với những bài khảo cứu chuyên sâu, trình bày nội dung khái quát về lịch sử Phật giáo
Quảng Bình thông qua các thư tịch cổ, dấu tích còn lại của các ngôi cổ tự cùng các bảo
vật có giá trị hiện còn được bảo lưu. Hai cuốn tạp chí này cung cấp nguồn thông tin
quý giá về Phật giáo Quảng Bình.
Bên cạnh đó, Ban Quản lý Di tích - Sở Văn hóa Thông tin Du lịch Quảng Bình
đã tiến hành xây dựng Hồ sơ Di tích danh thắng núi Thần Đinh (năm 2004) và Lý lịch
Di tích Lịch sử chùa Hoằng Phúc (năm 2010). Việc làm này thiết thực cho thấy tầm
quan trọng của các di tích lịch sử mang dấu ấn Phật giáo như: chùa Kim Phong - núi
Thần Đinh, chùa Hoằng Phúc đối với lịch sử Quảng Bình.
Như vậy, vấn đề “Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ
XVII-XIX” bước đầu được các nhà nghiên cứu đề cập trong các công trình nghiên cứu
tổng quan hoặc một số ít công trình chuyên khảo về Phật giáo. Tuy nhiên, do mục

đích, mức độ, phạm vi đề cập và góc nhìn khác nhau của các công trình, cho đến nay
vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên khảo toàn diện về diễn trình phục hồi
và phát triển của Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX dưới giác độ
khoa học lịch sử. Mặc dù vậy, những công trình trên là nguồn tư liệu quý để tác giả
tham khảo và hoàn thành luận văn này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Sự hình thành và phát triển của Phật giáo
Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX, bao gồm: bối cảnh lịch sử và nhân tố tác động tới sự
hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX, sự phục hồi và
5


dấu ấn của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX, đặc điểm và vai trò của Phật giáo
trong diễn trình lịch sử Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: luận văn tìm hiểu trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đến thế
kỷ XIX, trải qua ba thời kỳ: các chúa Nguyễn, triều Tây Sơn và các vua triều Nguyễn.
- Về không gian: vùng đất Quảng Bình, có sự liên hệ đến các vùng ảnh hưởng
trong khu vực phụ cận.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trình bày có hệ thống và tương đối toàn diện về sự hình thành và phát triển của
Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Trên cơ sở đó rút ra những đặc
điểm và vai trò của Phật giáo Quảng Bình.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Thu thập và xử lý các nguồn tư liệu.
- Tái hiện bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo
Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.

- Rút ra một số nhận xét về đặc điểm và vai trò của Phật giáo Quảng Bình từ thế
kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Đề tài dựa vào các nguồn tư liệu chính:
- Nguồn tư liệu tàng thư lưu trữ tại Viện Hán Nôm, các Trung tâm lưu trữ của
Chính phủ, các trung tâm và cơ sở tư liệu của các cơ quan, các Viện và Trung tâm
khoa học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Trung tâm lưu trữ tỉnh
Quảng Bình, các kho tư liệu của giáo hội và các cơ sở Phật giáo.
- Nguồn tư liệu từ các công trình khảo cứu về lịch sử nói chung, lịch sử Phật giáo
nói riêng, bao gồm các công trình đã công bố trong giai đoạn nghiên cứu của đề tài,
các công trình khảo cứu về giai đoạn lịch sử nói trên, các chuyên khảo về Phật giáo,
các chuyên luận về Phật giáo đã đăng tải.
- Nguồn liệu điền dã do chính tác giả thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
6


- Nguồn tư liệu thu thập theo phương pháp chuyên gia qua làm việc trực tiếp với
các nhà nghiên cứu và các nhà tu hành.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Sử học là cơ
sở phương pháp luận của đề tài.
- Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc
và các phương pháp tiếp cận như: phương pháp văn bản học, phân tích, so sánh, đối
chiếu, tổng hợp, ... để phục dựng lịch sử và rút ra những nhận xét, kết luận khoa học.
6. Đóng góp của luận văn
- Cung cấp một số tư liệu và nhận định về bối cảnh lịch sử tỉnh Quảng Bình trong
khoảng thế kỷ XVII-XIX.
- Tái hiện những nét cơ bản về sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng
Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.

- Làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập lịch sử nói chung và lịch sử
địa phương nói riêng. Qua đó, góp phần vào việc giáo dục truyền thống, niềm tự hào
về quê hương, đất nước.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm
tới vấn đề này.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
của luận văn gồm ba chương
Chương 1: Bối cảnh lịch sử và những nhân tố tác động đến sự phát triển Phật
giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
Chương 2: Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
Chương 3: Đặc điểm và vai trò Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.

7


Chương 1:
BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO
QUẢNG BÌNH TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN THẾ KỶ XIX
1.1. Điều kiện tự nhiên và vị thế địa lý Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quảng Bình là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có diện tích 8.037,6km 2. Đây là vùng
đất có chiều ngang hẹp nhất của Tổ quốc Việt Nam. Tại Đồng Hới, chiều ngang từ
Đông sang Tây chỉ khoảng 50km. Địa bàn Quảng Bình trải dài trên một vĩ độ với toạ
độ địa lí là 17005'02" - 18005'12" vĩ độ Bắc, 105036'55" - 106059'37" kinh độ Đông;
phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường phân giới dài 136,5km; phía Nam chung đường
biên giới với tỉnh Quảng Trị có độ dài 78,8km; phía Tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ,
tiếp giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, có đường biên giới dài khoảng
201,87km; phía Đông là biển Đông có đường bờ biển dài 116,04km.

Địa hình Quảng Bình cấu tạo phức tạp với hình thế đan xen rừng núi gò đồi và
đồng bằng, nhiều nơi núi rừng sát biển, tạo thành độ dốc thấp dần không đều từ Tây
sang Đông. Phía Tây là sườn Đông của dãy Trường Sơn. Phía Đông là dãy đồng bằng
nhỏ hẹp, có nơi chỉ khoảng 5-10km. Địa hình Quảng Bình được phân chia thành 4 khu
vực; vùng đồng bằng, vùng cửa sông có nơi thấp hơn mặt nước biển 2-3m, trong khi
đó, dãi cồn cát lại án ngữ phía Đông cao hơn vùng đồng bằng. Khoảng 65% diện tích
tự nhiên toàn tỉnh là rừng núi, vùng gò đồi chiếm 19,7% diện tích đất tự nhiên, còn lại
là đồng bằng chiếm 11% và vùng cát ven biển chiếm 4,3% [55, tr.15-16].
Cùng với sự phân hóa địa hình, hệ thống dãy đồi núi chạy xuyên ra biển, các con
sông chính chảy cắt ngang địa bàn tạo nên những tiểu vùng sinh thái tự nhiên.
Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu
hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho
đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.
Quảng Bình là một tỉnh giáp với biển Đông, có vùng đặc quyền lãnh hải rộng
lớn, tài nguyên biển phong phú, đa dạng, có giá trị về nguồn lợi hải sản, giao thông,
du lịch ... Bờ biển Quảng Bình dài 116,04km với 5 cửa sông của 5 con sông chính là
8


sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Biển Quảng Bình
nằm trong hệ sinh thái vịnh Bắc Bộ và Trung Bộ, chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ
hải văn đại dương.
Bờ biển trải dài với nhiều thắng cảnh đẹp: bãi tắm Nhật Lệ, Đá Nhảy, cùng với
ngư trường rộng lớn, trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài),
trong đó, nhiều loại quý hiếm, mang giá trị kinh tế cao như tôm hùm, tôm sú, mực
ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng, diện tích hàng chục
ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ, tạo ra vùng sinh thái của
hệ san hô, góp phần phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển.
Bên cạnh nguồn tài nguyên biển, rừng mang lại, Quảng Bình có nhiều loại
khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm ... và một số khoáng sản phi kim loại

như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit ... Trong đó, đá vôi và cao lanh
có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng
với quy mô lớn. Khoáng sản phân bố rải đều khắp cả tỉnh: các mỏ, điểm quặng sắt ở
Thu Lộc, Sen Thủy; các mỏ sa khoáng, titan phổ biến ở dọc biển; vàng sa khoáng ở
huyện Tuyên Hóa … Ngoài ra, Quảng Bình còn có 4 nguồn nước khoáng nóng: suối
Bang (Lệ Thủy), Thanh Lâm (Tuyên Hóa), Troóc (Bố Trạch), Động Ngàn (Bố Trạch);
trong đó, suối khoáng nóng Bang là địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng thú vị ở phía Nam
Quảng Bình.
Nhìn chung, Quảng Bình là địa phương có địa hình tương đối phức tạp, chia cắt
thành nhiều vùng sinh thái, tạo thành môi trường quần tụ của các tiểu vùng dân cư.
Thiên nhiên Quảng Bình có phần khắc nghiệt; nhưng cũng chính từ sự đa dạng về
điều kiện tự nhiên đã tạo nên nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, nhiều cảnh quan
đẹp, chứa đựng tiềm năng phát triển du lịch và phát triển kinh tế cho Quảng Bình. Mặt
khác, từ trong khó khăn đó đã hun đúc phẩm chất siêng năng, cần cù trong lao động,
kiên cường, bất khuất trong chiến đấu của con người Quảng Bình.
1.1.2. Vị thế địa lý
Nằm ở điểm trung lưu của Việt Nam, Quảng Bình chính là nơi giao hội của
những đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của hai miền Bắc - Nam, đồng
thời là điểm hội tụ của nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Quảng Bình được xem
là bản lề trong không gian đất nước cũng như trong lịch sử dân tộc, là nơi giao thoa và
9


phát triển văn hóa của các cộng đồng cư dân từ thời tiền sử cho đến ngày nay, chứa
đựng những giá trị lịch sử - văn hóa hết sức phong phú, đa dạng.
“Do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi mà ngay từ thời tiền sử,
cư dân Quảng Bình đã có nhiều mối quan hệ văn hóa với các cộng đồng dân cư trong
vùng, kể cả phía Bắc lẫn phía Nam ... những mối quan hệ đó ngày càng phát triển
mạnh mẽ” [49, tr.208].
Ngay từ khi chưa hình thành quốc gia, với những di chỉ khảo cổ học tìm thấy ở

Quảng Bình cho thấy cộng đồng người có mặt rất sớm. Đó chính là chủ nhân của các nền
văn hóa khảo cổ khởi nguồn từ thời đại đồ đá giữa, phát triển mang tính chất liên tục, định
hình và có tính hệ thống. “Những dấu vết của “Văn hóa Hòa Bình cổ điển” trên vùng đất
rừng núi phía Tây Bắc của Quảng Bình là bằng chứng về sự xuất hiện một cộng đồng
người đầu tiên, mở đầu dòng chảy lịch sử Quảng Bình từ thủy đến chung” [60, tr.42].
Nằm trên dải đất hẹp nhất của Tổ quốc, trong lịch sử, Quảng Bình trải qua nhiều
biến cố. Mặt khác, Quảng Bình là nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư, trở thành
vùng đất chứa đựng sự hội tụ và giao thoa của các sắc thái văn hóa vùng miền.
“Trong lịch sử, vùng đất Quảng Bình ngày nay luôn tồn tại như một vùng biên của
nhiều chiều kích lịch sử” [31, tr.23]. Quảng Bình trở thành lằn ranh giao thoa và tranh
chấp cả trên phương diện chính trị và văn hoá trên trục Bắc - Nam.
Nó là ranh giới phương Nam lãnh thổ Đại Việt thời nhà Lý được coi là thời
kỳ tạo dựng một nền tự chủ vững bền với Thăng Long là trung tâm của nền
văn hiến, … là nơi khởi đầu các công cuộc mở cõi, không chỉ để mở mang
lãnh thổ mà còn để tiếp nhận những yếu tố văn hóa bản địa "phi Trung Hoa"
nhằm gắn kết với Đông Nam Á và văn minh Ấn Độ [31, tr.23].
Trong mỗi giai đoạn nhất định của dòng chảy lịch sử dân tộc, Quảng Bình là
không gian địa lý chứa đựng những thử thách khắc nghiệt không chỉ của thiên nhiên
mà cả những xung đột xã hội.
Cùng với cuộc phân tranh đẫm máu giữa hai chúa Trịnh - Nguyễn, Quảng
Bình còn là nơi xuất phát những đoàn lưu dân mở mang bờ cõi về phương
Nam theo lời sấm truyền của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm dành cho
Nguyễn Hoàng, người tiên khởi cho sự nghiệp của các chúa Nguyễn
“Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân” [31, tr.24].
10


Trải qua hơn nửa thế kỷ chiến tranh của hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn,
Quảng Bình tiếp tục là vùng đất tranh chấp và là vị trí phân chia ranh giới Đàng Trong
và Đàng Ngoài tại sông Gianh.

Xét về mặt kinh tế, ở vào vị trí trung lộ của cả nước, lại nằm trên nhiều đầu mối
giao thông quan trọng với 2 con đường thiên lý chạy dọc đất nước là đường thượng đạo
(ven chân núi) và hạ đạo (ven biển), Quảng Bình là cầu nối của hai miền Nam - Bắc.
Là vùng đất có vị thế địa lý đặc thù, Quảng Bình là nơi hội tụ tất cả những đặc
điểm xã hội - kinh tế - văn hóa của Việt Nam. Chính vì vậy, ngay từ khi các cộng đồng
người Quảng Bình đầu tiên có mặt, ổn định và phát triển cho tới ngày nay, con người
ở vùng đất nhiều thăng trầm này luôn cần cù, đoàn kết, kiên cường trong những giai
đoạn phát triển của lịch sử Quảng Bình nói riêng, Việt Nam nói chung. Đề cập đến vị
thế tự nhiên của Quảng Bình, ngay từ giữa thế kỷ XVI, tiến sĩ Dương Văn An nhận
định: “Có trời đất mới có núi sông này và nhân vật này. Vì từ khi trời đất hình thành
thì mới có núi sông xuất hiện. Núi sông ổn định nhân vật sinh. Nếu không có núi sông
thì lấy gì để nói rõ công tạo lập của trời đất. Nếu không có nhân vật thì lấy gì để thấy
rõ khí hun đúc tốt đẹp của núi sông” [1, tr.17].
1.1.3. Địa danh và tiến trình lịch sử
Vùng đất Quảng Bình có bề dày văn hóa hàng nghìn năm. Những cư dân cổ đầu
tiên của Quảng Bình thuộc nền văn hóa Hòa Bình, “tồn tại xuyên suốt cả một thời
gian lịch sử kéo dài từ giai đoạn định hình phát triển cho tới khi chồng lớp với giai
đoạn sớm của thời kỳ đá mới” [60, tr.41]. Cộng đồng người Quảng Bình thời tiền sử
có một nền tảng kỹ thuật đồ đá, đồ gốm cao. Mặt khác, trải qua quá trình dài từ văn
hóa Hòa Bình đến văn hóa Bàu Tró, cư dân đã tạo nên bản sắc độc đáo: văn hóa Quảng
Bình trong bản sắc văn hóa Việt Nam.
Dưới thời các vua Hùng dựng nước, vùng đất Quảng Bình nguyên xưa thuộc xứ
Việt Thường. Từ năm 192, vùng đất Quảng Bình thuộc địa vực của quốc gia Lâm Ấp
(sau đổi thành Hoàn Vương, Chiêm Thành). Từ đây, trên vùng đất Quảng Bình cổ có
sự dung hợp giữa văn hoá bản địa có nguồn gốc Việt - Mường với nền văn hoá mới là
văn hoá Chămpa. Đến năm 758, Lâm Ấp đổi tên là Chiêm Thành, Quảng Bình nằm
trong 2 châu: Châu Bố Chính và Châu Địa Lý.

11



Năm 1069, vua Lý Thánh Tông cử Lý Thường Kiệt đưa quân Nam chinh, đánh
bại quân Chiêm, bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Chế Củ dâng 3 châu Bố Chính, Địa
Lý và Ma Linh cho nhà Lý để chuộc mạng. Vùng đất Quảng Bình (tương ứng 2 châu
Bố Chính, Địa Lý) sáp nhập vào quốc gia Đại Việt, lãnh thổ quốc gia Đại Việt đã mở
rộng qua phía Nam dãy Hoành Sơn (đèo Ngang), mở đầu cho công cuộc mở cõi về
phương Nam trong suốt gần một thiên niên kỷ phát triển của các vương quốc phong
kiến Việt Nam độc lập, tự chủ. “Vùng đất Quảng Bình trở thành một bộ phần lãnh thổ
của Đại Việt là một cơ hội lịch sử để nhân dân Quảng Bình tiếp tục sự nghiệp khai
thiết vùng đất xứ sở của mình trong một điều kiện mới” [60, tr.149]. Sau đó, Quảng
Bình trải qua nhiều lần đổi tên.
Năm 1075, vua Lý Nhân Tông đổi châu Địa Lý thành châu Lâm Bình, vùng đất
Quảng Bình xưa thuộc châu Bố Chính và châu Lâm Bình. Từ đó, vùng đất Bố Chính
(Bắc sông Nhật Lệ) ít thay đổi địa danh nhưng vùng đất Lâm Bình thì thường xuyên
thay đổi địa danh qua các triều đại. Năm 1361, vua Trần Duệ Tông cải châu Lâm Bình
thành phủ Lâm Bình. Năm 1375, đổi thành phủ Tân Bình rồi lộ Tân Bình. Năm 1397,
Hồ Quý Ly đổi lộ Tân Bình thành trấn Tây Bình. Thời thuộc Minh (1407 - 1427), đổi
thành phủ Tân Bình, đem châu Bố Chính và Minh Linh nhập vào phủ Tân Bình. Thời
Lê Thánh Tông diễn ra cuộc cải cách, vùng đất Quảng Bình tiếp tục được định danh
trong bản đồ quốc gia nhà Lê (năm 1469) với tên gọi là phủ Tân Bình. Năm 1601, nhà
hậu Lê đổi phủ Tân Bình thành phủ Tiên Bình.
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa với ý đồ thiết lập hệ
thống chính quyền cát cứ phía Nam dãy Hoành Sơn, thúc đẩy sự phát triển toàn diện
cả về kinh tế, văn hóa của vùng đất phía Nam. Năm 1604, chúa Tiên - Nguyễn Hoàng
cho đổi phủ Tiên Bình thành phủ Quảng Bình, năm 1631, đổi thành dinh Quảng Bình.
Danh xưng “Quảng Bình” chính thức xuất hiện, có không gian lãnh thổ, địa giới hành
chính tương đương như ngày nay.
Dưới thời các chúa Nguyễn và thời Hoàng đế Quang Trung, địa vực Quảng Bình
nhiều lần thay đổi, với những danh xưng như châu Bắc Bố Chính (ngoại châu Bố
Chính), Nam Bố Chính (nội châu Bố Chính), châu Thuận Chính (trên cơ sở sát nhập 2

châu Bắc và Nam Bố Chính). Địa vực Quảng Bình dưới thời châu Thuận Chính phù
hợp với địa giới hành chính ngày nay.
12


Năm 1802, dưới triều Gia Long, châu Thuận Chính chia tách thành Bố Chính
ngoại và Bố Chính nội như trước. Riêng 2 huyện Khang Lộc (sau đổi là Phong Lộc) và
Lệ Thuỷ (Nha Nghi) đặt thành một đơn vị hành chính lấy tên là dinh Quảng Bình.
Năm 1831, Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách hành chính trên quy mô toàn
quốc, từ đó, vùng đất Quảng Bình được gắn đơn vị hành chính mới là “tỉnh Quảng
Bình”. Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng đánh dấu bước ngoặt quan trọng đối
với vùng đất Quảng Bình đầy thăng trầm, biến động. Từ đó, bộ máy hành chính địa
phương ở Quảng Bình được tổ chức chặt chẽ.
Triều Nguyễn xác định lại phạm vi giới hạn hành chính Quảng Bình, Nam
Bắc cách nhau 206 dặm, Đông Tây cách nhau 126 dặm. Phía Nam Quảng
Bình giáp với địa giới huyện Minh Linh tỉnh Quảng Trị; phía Bắc giáp với
địa giới huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) ở cửa Hoành Sơn, vùng rừng núi
thượng du lại giáp với địa giới huyện Hương Khê; phía Đông giáp bờ biển;
phía Tây men theo núi [60, tr.368].
Tỉnh Quảng Bình có 2 phủ: phủ Quảng Ninh và phủ Quảng Trạch; 7 huyện:
huyện Lệ Thủy, huyện Phong Đăng, huyện Phong Lộc, huyện Bố Trạch, huyện Bình
Chính, huyện Minh Chính và huyện Minh Hóa.
Có thể nói, dưới triều Nguyễn, cơ cấu hành chính Quảng Bình thống nhất và
tương đối hoàn chỉnh. Đó là điều kiện để nhà nước phong kiến tập quyền phát huy
quyền lực, đồng thời, Quảng Bình phát huy thế mạnh của mình trong công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội sau này.
Như vậy, sau nhiều biến động lịch sử, đến giai đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ
XVII, vùng đất Quảng Bình đã được định danh với tên gọi “Quảng Bình”, là đơn vị
hành chính trực thuộc chính quyền Trung ương.
1.2. Những nhân tố tác động đến sự phát triển Phật giáo Quảng Bình từ thế

kỷ XVII đến thế kỷ XIX
1.2.1. Bối cảnh lịch sử Đàng Trong và sự hình thành cộng đồng dân cư vùng
đất Quảng Bình
1.2.1.1. Địa bàn Quảng Bình trong bối cảnh phân tranh Bắc Nam
Trong những năm ba mươi của thế kỷ XVI, lịch sử phong kiến Việt Nam chứng
kiến cuộc nội chiến giữa hai tập đoàn phong kiến đối lập: triều Lê tập hợp các thế lực
13


ở Thanh Hóa, chống lại nhà Mạc, hình thành cục diện Nam - Bắc triều kéo dài hơn nửa
thế kỷ (1532 - 1592). Năm 1592, nhà Mạc bị tiêu diệt, cục diện Nam - Bắc kết thúc.
Hệ quả của thời kỳ phân tranh Nam - Bắc triều vô cùng nặng nề, đó cũng là mầm
móng của cuộc nội chiến mới với hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn với nhiều trận
chiến tranh chấp diễn ra từ năm 1627 - 1672.
Trước sự lộng quyền của Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ vùng đất
Thuận Hóa “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” theo lời khuyên của Trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nếu như trước đây Hoành Sơn là biên giới tự nhiên giữa Đại
Việt và Chămpa thì đến thế kỷ XVI, phía Nam dãy Hoành Sơn, với vai trò là người
tiên phong, Nguyễn Hoàng và các vị chúa Nguyễn kế vị đã làm nên sự nghiệp tại Đàng
Trong, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử vùng đất phía Nam sau này. Sách Đại Nam
nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn viết về núi Hoành Sơn như sau:“ ...
một dải núi từ xa ở phía tây dăng dài mà đến, ngọn chỏm chồng chất, kéo ngang ra
đến biển, trông như bức trường thành ...” [52, tr.30]. Dương Văn An trong tác phẩm Ô
Châu Cận lụcviết: “Mạch núi ở tổ sơn dẫn đến, có thế rồng cuộn cọp ngồi, đồi cao
ngăn chặn trập trùng, kéo dài ra tới biển, vách dựng đứng hàng vạn nhận, như bức
trường thành án ngữ chặt vùng phương Nam” [1, tr.23]. Vượt qua dãy Hoành Sơn,
vùng đất phía Nam chứa đựng nhiều khó khăn.
Toàn cảnh vùng Thuận Hóa nằm lọt giữa hai trấn sơn, Đèo Ngang ở phía
Bắc và Hải Vân ở phía Nam, chứa đựng nhiều bất ngờ, mới lạ, đang chờ
đón người chinh phục. Biết là vất vả vì lam sơn chướng khí, vì sự dòm ngó

của kẻ thù muôn mặt, nhưng Nguyễn Hoàng cảm thấy hứng thú, vì đây là
giang sơn ông phải sống, phải hành động để thực hiện hoài bão của riêng
ông [28, tr.182].
Sau khi vào trấn nhậm Thuận Hóa, bằng những nỗ lực của Nguyễn Hoàng cùng
các tướng lĩnh và dòng người di cư, vùng đất phía Nam Hoành Sơn trở nên trù phú, vị
thế của Thuận Hóa được củng cố vững mạnh. Cũng từ đó, ý đồ cát cứ của chúa
Nguyễn ngày càng thể hiện rõ nét hơn. Đó là mối đe dọa đối với chính quyền chúa
Trịnh và nguyên nhân đưa tới nhiều lần giao chiến lẫn nhau. Để đẩy lùi những đợt tấn
công từ phía Bắc của quân Trịnh, chúa Nguyễn đã xây dựng hệ thống phòng thủ vững
chắc trên địa phận Quảng Bình với sự trợ giúp của nhà quân sự tài ba quê Thanh Hóa Đào Duy Từ. Với nhãn quan thiên tài của mình, các chúa Nguyễn cùng với quân sư
14


Đào Duy Từ không chọn những địa điểm hiểm trở để xây dựng phòng tuyến mà chọn
điểm lui để đứng vững trong thế người đánh võ “túc bất ly địa”, địa bàn làm phòng
tuyến gắn liền với hậu phương vững chắc “nhất Đồng Nai, nhì Hai huyện”, chứ không
phải chọn thế “tử ngục” (biển giăng trước mặt, núi vây ba bề). Mặc dù, Đèo Ngang
như “thành”, sông Gianh như “hào”, “thành cao, hào sâu” hiểm trở, nhưng đó không
phải là địa bàn phù hợp bởi không có hậu phương, không thể đánh lâu dài. Hệ thống
thành lũy được xây dựng theo hình thái “phòng tuyến ngang - thế trận dọc”, lấy thế
dọc sông Nhật Lệ làm chỗ dựa cơ động. Như vậy, Đào Duy Từ đã lợi dụng những
thuận lợi của điều kiện tự nhiên để tiến hành xây dựng phòng tuyến. Thông qua hệ
thống thành lũy trên địa bàn Quảng Bình đã thể hiện tài năng của Đào Duy Từ; chính
điều đó đã giúp chúa Nguyễn đối phó có hiệu quả đối với những đợt tấn công của chúa
Trịnh ở Đàng Ngoài.
Để củng cố, tăng cường sức mạnh phòng thủ, các chúa Nguyễn tiếp tục chăm lo
việc xây dựng thành lũy ở phía Nam sông Gianh. Đây được xem là ranh giới cố định
được định hình, cắt chia hai miền Nam Bắc trong gần 200 năm.
Thực tế lịch sử chứng minh, trong suốt ba thế kỷ XVII-XIX, Quảng Bình luôn ẩn
chứa bất ổn, là nơi xung đột và tranh chấp của hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn.

Điều đó gây ra không ít khó khăn cho vùng đất này. Chính trong điều kiện chiến tranh,
bên cạnh việc xây dựng tiềm lực kinh tế, quân sự, hơn lúc nào hết, các chúa Nguyễn
rất cần đến sự an dân và một trong những cứu cánh để an dân là tìm đến tôn giáo.
Trong bối cảnh đó, Phật giáo mang đến cho cộng đồng niềm tin và sự xích lại gần
nhau giữa cộng đồng di dân và cộng đồng bản địa.
1.2.1.2. Các cuộc di dân và sự hình thành cộng đồng dân cư vùng đất Quảng Bình
Trong bối cảnh ẩn chứa những giao tranh của các thế lực phong kiến, đời sống
nhân dân luôn bị đe dọa; vì vậy, cuộc sống bình yên là ước mơ của cộng đồng dân cư
lúc bấy giờ, cũng là lý do, họ là dòng người tiên phong trong quá trình di dân theo
chúa Nguyễn Hoàng vào Nam khai hoang, lập làng tại vùng đất mới.
Để thực hiện kế hoạch cát cứ lâu dài, xây dựng chính quyền vững mạnh nhằm
chống chọi với lực lượng chúa Trịnh ở phía Bắc, Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn
kế vịthu nạp một số lượng lớn dân di cư từ miền Bắc. Đoàn người theo chân chúa gồm
những gia đình thân thuộc với chúa Nguyễn trong quá trình gây dựng thế lực khi ở
Thanh Hóa; những người nghèo rời bỏ quê hương, tìm tới mảnh đất mới; những binh
15


lính được đưa từ miền Bắc vào đồn trú, những tù binh và những người bị bắt trong
những lần các chúa Nguyễn đánh ra Bắc, người Chăm và người Việt sở tại, ổn định nơi
ăn chốn ở cho họ, làm chỗ dựa lâu dài.
Có nhiều quan lại cùng với gia đình họ đã theo Nguyễn Hoàng tới đất
Thuận Hóa năm 1558. Nhiều người hương khúc và nghĩa dũng cũng đi theo
họ. Chắc chắn là có những người trong số họ ra đi với mục đích tìm một
tương lai sáng sủa hơn tại vùng đất mới, chứ không phải như trường hợp
của Nguyễn Hoàng để lẫn tránh một tình huống nguy hiểm [35, tr.30].
Cùng với sự đe dọa từ mối nguy hiểm quân sự, người dân phải chịu nhiều vất vả
từ thiên tai. Trận lũ năm 1559 gây ra thiệt hại nặng nề đối với kinh tế các tỉnh Thanh
Hóa, Nghệ An, mất mùa, nạn đói diễn ra làm cho đời sống cư dân gặp muôn vàn khó
khăn. Một số người bỏ làng, tha phương cầu thực. Họ di cư tới những vùng đất mới, số

lượng người đến Thuận Hóa nói chung, Bố Chính, Quảng Bình nói riêng ngày càng
đông. Trong số những người di cư do đợt thiên tai này có nhiều cư dân là người huyện
Tống Sơn, Thanh Hoá, được Nguyễn Hoàng đưa về sinh sống chung với số dân đã
theo Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá từ năm 1558. Nhiều làng mạc mới với thành phần
dân cư chủ yếu là dân di cư từ Thanh Hóa, Nghệ An được thành lập tại huyện Khang
Lộc (nay thuộc các huyện Quảng Ninh và một phần huyện Lệ Thủy), Bố Chính (nay
thuộc huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình).
Có lẽ, trong bối cảnh đầy biến động lúc bấy giờ như vậy, cho dù phía Nam
Hoành Sơn là vùng đất đầy bí hiểm trong suy nghĩ của cư dân phía Bắc nhưng đó
cũng chính là “vùng đất hứa” của dòng người theo chân Nguyễn Hoàng. Phan
Khoang trong tác phẩm Việt sử xứ Đàng Trong nhận xét: “Miền Nam luôn là mảnh
đất của những giấc mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn, là một ngõ thoát đối với người
Việt lúc bấy giờ” [35, tr.35].
Như vậy, ngay từ thời kỳ chúa Nguyễn mới tạo lập sự nghiệp Nam Hà, trên địa
bàn Quảng Bình bấy giờ có sự hiện diện của một cộng đồng dân cư đa nguồn gốc,
phần lớn trong đó là dân di cư và dân sở tại, bộ phận còn lại là binh lính giải ngũ và tù
binh bị bắt trong chiến tranh. Họ lập thành một hệ thống làng mạc phân bố rộng khắp
trên toàn bộ địa bàn Bố Chính, Quảng Bình.
16


Thành phần dân cư Thuận Hóa nói chung và khu vực Bố Chính, Quảng Bình nói
riêng khá đa dạng. Trong tác phẩm Việt sử xứ Đàng Trong, học giả Phan Khoang viết:
Nhân dân Thuận Hoá bấy giờ gồm những thành phần rất phức tạp. Ngoài
những người chăm lo cày cấy, làm ăn, còn những người còn theo nhà Mạc,
hoặc khuấy động cho nhà Mạc, những người tù đày, những du đảng, phiêu
lưu từ các miền Nghệ, Thanh hoặc xa hơn nữa xâm nhập qua các thời đại,
đi tìm may mắn ở miền đất mới, những quan quân bất mãn họ Trịnh hoặc bị
lầm lỗi bỏ chạy vào Nam, những thổ hào, thổ tù cường ngạnh, nhũng nhiễu
lương dân, những người Chàm còn ở lại [35, tr.110].

Tuy nhiên, trong thành phần cư dân phức tạp trên vùng đất Quảng Bình trong
thời kỳ các chúa Nguyễn làm chủ xứ Đàng Trong có cả những người giàu có, những
quan lại đã an trí, những nông dân có tay nghề và kinh nghiệm, tuy không đông nhưng
lại có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, giúp cho các thành phần nông dân không
có sản nghiệp, chỉ mang thân đi tìm cơ hội sinh tồn, hạng dân phiêu cư bạt xứ, những
thành phần giang hồ lang bạt … đi theo để mưu tìm tương lai của họ.
Nếu địa bàn quần cư từ xứ Quảng Nam trở vào có nhiều thuận lợi để phát triển
kinh tế - xã hội trong hòa bình thì ngược lại, ở Bố Chính, Quảng Bình, việc định cư
cũng bị chi phối bởi chiến tranh.
Công trình khẩn hoang và giữ đất lúc đầu chỉ do một số dân từ Quảng Bình
trở vào gánh vác. Bấy giờ ưu thế của người Việt không là kỹ thuật canh tác
cao, nhưng là ưu thế về tổ chức chính trị và quân sự. Bộ máy hành chính
khá hoàn hảo đã giúp chúa Nguyễn theo dõi được tình hình ở những địa
phương xa xôi, quân đội có thể tập trung khá nhanh khi cần thiết. Đơn vị xã
hội nhỏ nhất là thôn ấp đủ khả năng tự vệ … [60, tr.307].
Dòng người di dân vào Nam sinh sống quy tụ, với chính sách khuyến khích khai
hoang vùng đất mới của các chúa Nguyễn đã tạo điều kiện hình thành nên các làng xã.
Trong cuốn Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17-18, Li Tana
viết: “Truyền thống của người Việt Nam trong việc duy trì tính chất đại gia đình đã
đóng vai trò quan trọng trong việc di dân xuống phía Nam. Truyền thống này khuyến
khích người di dân đi theo từng nhóm cùng huyết thống hay họ tộc hơn là đi lẻ tẻ từng
cá nhân riêng rẻ hay từng gia đình nhỏ” [39, tr.34].
17


Trong lịch sử, dân tộc ta chứng kiến những cuộc di dân từ các địa phương miền
Bắc vào Quảng Bình dưới thời Lý, Trần, Lê; đến những năm đầu thời chúa Nguyễn,
dân di cư (cùng một số thành phần khác do nhà nước điều động) đã chiếm cứ vị trí lan
tỏa khắp các địa bàn trong tỉnh, từ vùng bán sơn địa, đồng bằng trước núi đến đồng
bằng ven biển. Mặt khác, vùng đất phía Bắc lúc này, thiên tai, mất mùa xảy ra, đời

sống nhân dân đói kém cũng là nguyên nhân thúc đẩy quá trình di dân diễn ra mạnh
mẽ, làm tăng dân số ở phủ, châu Bố Chính, Quảng Bình trong thời kỳ đầu chúa
Nguyễn, đặc biệt là Khang Lộc và Lệ Thủy.
Làn sóng di dân của cư dân Thanh Hóa, Nghệ An vào vùng Thuận - Quảng vào
những năm 50 của thế kỷ XVI là một tất yếu của lịch sử. Trong công trình Xứ Đàng
Trong, lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17-18, Li Tana nhận định: “Nếu Thuận
Hóa trước đây xem ra còn là một vùng đất bất trắc, bấp bênh về một số lãnh vực thì
việc họ Nguyễn thiết lập chính quyền ở đây đã được coi như là việc tái khẳng định
quyền của người Việt Nam được định cư tại vùng đất này và vì thế là một khuyến khích
lớn đối với việc di dân” [39, tr.40].
Trong suốt thế kỷ XVII-XIX, cho dù trong bối cảnh chiến tranh Trịnh - Nguyễn
diễn ra, cuộc di dân từ phía Bắc vẫn tiếp tục, dân số Đàng Trong tăng lên, số lượng các
làng hình thành ngày càng nhiều. Đó là điều kiện để kinh tế - xã hội Đàng Trong nói
chung và Quảng Bình nói riêng có những bước phát triển nhất định.
Quá trình di dân và cộng cư giữa cộng đồng di dân và cộng đồng bản địa đòi hỏi
hòa hợp, gắn kết trên các phương diện kinh tế, văn hóa và đời sống. Một lần nữa, Phật
giáo - tôn giáo truyền thống, gần gũi với tín ngưỡng người Việt, trở thành cứu cánh
tinh thần giúp các cộng đồng cư dân xích lại gần nhau, gắn bó với nhau.
1.2.2. Tình hình kinh tế, xã hội Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX
1.2.2.1. Tình hình kinh tế Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX
Lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XVII-XIX tác động không nhỏ tới tình hình kinh
tế Việt Nam nói chung và kinh tế Quảng Bình nói riêng.
Với vị trí quan trọng trong chiến lược của mình, các chúa Nguyễn hết sức coi
trọng việc tạo lập nền tảng kinh tế - văn hóa, nhằm mục đích xây dựng cơ nghiệp ở
Đàng Trong, đồng thời tăng cường thêm sức mạnh quân sự, xây dựng thế cầm cự với
chúa Trịnh ở phía Bắc, đặt cơ sở vững chắc cho công cuộc Nam tiến về sau.
18


Ngay từ buổi đầu khởi nghiệp, Nguyễn Hoàng biết cách thu phục nhân tâm bằng

việc đưa Phật giáo song hành với quá trình Nam tiến. Chính tinh thần “từ bi, hỷ xả, vô
ngã, vị tha” của tôn giáo có mặt từ sớm trên đất nước ta, cuộc sống cư dân đã ổn định
tại vùng đất mới để phát triển kinh tế. “Nhân dân đều an cư lạc nghiệp, chợ không hai
giá, không trộm cướp. Thuyền buồm các nước đến nhiều. Trấn trở nên một đô hội
lớn… Chúa vỗ về quân dân, thu dụng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng, được dân mến
phục, bấy giờ thường xưng là chúa Tiên” [35, tr.110].
Với những chính sách thiết thực, vùng đất phương Nam phát triển phồn thịnh.
Nhân dân được khuyến khích khai hoang, đất đai mở mang. Bên cạnh tăng cường chế
độ ruộng đất công làng xã và ruộng tư, chúa Nguyễn còn thi hành chính sách trưng
dụng ruộng bao chiếm của dân làm ruộng công. Ruộng tư được các chúa Nguyễn thừa
nhận và có điều kiện phát triển. Dưới thời các chúa Nguyễn, ruộng đất công trở thành
hình thức sở hữu chủ yếu. Nếu như Thuận Quảng - vùng đất mới khai phá, ruộng đất
màu mỡ, nhân dân giỏi trồng trọt, thì ở phía Bắc Bố Chính, chúa Trịnh lại ít quan tâm
phát triển nông nghiệp.
Là chiến trường trực tiếp của cuộc chiến tranh phong kiến Trịnh - Nguyễn diễn ra
gần nửa thế kỷ với nhiều trận chiến lớn nhỏ khác nhau, kinh tế Quảng Bình lúc bấy giờ
ít nhiều bị tác động. Bên cạnh nghề nông là nghề chính, cư dân vùng Quảng Bình còn
phát triển mạnh nghề đánh cá, làm mắm, muối. “Chúa Nguyễn ra hiểu dụ khuyến
khích làm muối, bắt kẻ quấy nhiễu, giảm thuế cho giao dịch mua bán, từ đó những xã
thôn ở gần biển mở nhiều lò nấu” [60, tr.316].
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp, giao thương buôn bán
ở xứ Đàng Trong được các chúa Nguyễn chú trọng. Nhằm tăng thêm sức mạnh nội lực,
“ông (Nguyễn Hoàng) đã tìm thấy giải pháp cho những suy tính của ông trong việc
đẩy mạnh nền thương mại” [60, tr.317]. Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn của buổi
đầu xây dựng cơ nghiệp, thiếu nhân lực, tiền của, không có sẵn quan hệ với bên ngoài,
nhất là khi phải xây dựng trên một vùng đất mới giành được từ một dân tộc khác có
một nền văn hóa khác, ngoại thương là yếu tố đưa kinh tế ổn định và phát triển. Việc
giao lưu buôn bán với các thương gia nước ngoài và các vùng đất lân cận được chúa
Nguyễn khuyến khích. Tại Đàng Trong, thương gia người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,
Inđônêxia, Nhật Bản đã có mặt, thiết lập quan hệ buôn bán.

19


Chúa Đàng Trong không đóng cửa trước một quốc gia nào, ngài để cho tự
do và mở cửa cho tất cả người ngoại quốc, người Hà Lan cũng tới như
những người khác, cùng với tàu chở rất nhiều hàng hóa của họ … Chúa
Đàng Trong xưa kia cho người Nhật, người Hoa chọn một địa điểm và nơi
thuận tiện để lập một thành phố cho tiện việc buôn bán … [15, tr.92].
Hoạt động trao đổi, buôn bán trong vùng phát triển mạnh mẽ, các chợ phiên hoạt
động thường xuyên, phạm vi buôn bán của người Bố Chính, Quảng Bình vượt ra khỏi
địa phận Thuận - Quảng.
“Cùng với nguồn hàng lâm, thổ sản, những mặt hàng khoáng sản và thủ công
nghiệp của Quảng Bình cũng giữ vị trí không nhỏ trong hệ thống nguồn thương phẩm
của Đàng Trong xuất đi nước ngoài” [31, tr.187].
Quảng Bình là vùng đất có nguồn hàng và thương phẩm phong phú, đa dạng,
không chỉ đáp ứng nhu cầu rất lớn cho cư dân Đàng Trong mà còn là yếu tố thúc đẩy
hoạt động buôn bán diễn ra tấp nập.
Sự phát triển của thương mại đã kéo theo sự tham gia mạnh mẽ của thương
nhân bản địa. Những cư dân ở châu Nam Bố Chính có sự tham gia tích cực
vào các hoạt động thương mại của Đàng Trong. Nguồn thương phẩm của
Quảng Bình theo đó cũng được buôn bán, trao đổi mạnh mẽ với các vùng,
miền khác của xứ Thuận - Quảng [31, tr.187].
Mặc dù Quảng Bình hứng chịu tổn thất nặng nề trong chiến tranh Trịnh Nguyễn, nhưng với những chính sách phù hợp vềkinh tế của Nguyễn Hoàng, Đàng
Trong trở thành vùng đất trù phú. Sau gần 200 năm nắm quyền, các chúa Nguyễn để
lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc, đặc biệt là công cuộc mở nước về phía
Nam mà Quảng Bình là địa điểm xuất phát. Đến nửa cuối thế kỷ XVIII, xứ Đàng
Trong rơi vào khủng hoảng chính trị, vai trò lịch sử của các chúa Nguyễn chấm dứt,
nhà Tây Sơn lên thay thế trong bối cảnh đất nước nhiều biến động.
Ngay sau khi kết thúc công cuộc chống ngoại xâm, triều đại Quang Trung bắt tay
xây dựng đất nước. Cùng với việc củng cố bộ máy tổ chức chính quyền và chấn chỉnh

quân đội, Quang Trung ban hành một số chính sách nhằm phục hồi kinh tế, tăng cường
sức mạnh đất nước sau thời gian loạn lạc. Bên cạnh chú trọng ngành nông nghiệp,
Quang Trung đưa ra những chính sách đẩy mạnh giao lưu buôn bán trong và ngoài
20


×