Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

CÂU hỏi TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC ve an toan lao dong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.62 KB, 19 trang )

CÂU HỎI HỘI THI AN TOÀN VỆ SINH VIÊN GIỎI THÀNH PHỐ
LẦN THỨ VI, NĂM 2012
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO
ĐỘNG
Câu 1:
“Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo
pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và về bảo vệ môi trường” được quy
định tại:
a). Điều 95 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung
b). Điều 12 Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995.
c). Điều 13 Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995
Câu 2:
Chương IX quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động của Bộ Luật Lao
động sửa đổi, bổ sung gồm:
a). Từ Điều 90 đến Điều 105.
b). Từ Điều 95 đến Điều 110.
c). Từ Điều 95 đến Điều 108.
Câu 3:
“Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng
lương và phụ cấp lương (nếu có) cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động
từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
mà không do lỗi của người lao động. Trường hợp do lỗi của người lao động thì cũng
được trợ cấp 1 khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng lương và phụ cấp lương (nếu có)”
được quy định tại:
a). Điều 105 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung.
b). Điều 106 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung.
c). Điều 107 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung.
Câu 4:
“Người lao động bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu
đáo. Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động
theo quy định của pháp luật” được quy định tại:


a). Điều 103 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung.
b). Điều 104 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung.
c). Điều 105 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung
Câu 5:
Điều 102 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung quy định khi tuyển dụng và sắp
xếp lao động, người sử dụng lao động phải:
a). Tổ chức huấn luyện cho người lao động những biện pháp làm việc an
toàn-vệ sinh.

1


b). Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về
những quy định, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh và những khả năng tai nạn cần đề
phòng trong công việc của từng người lao động.
c). Căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc, tổ
chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện
pháp làm việc an toàn, vệ sinh và những khả năng tai nạn cần đề phòng trong công
việc của từng người lao động.
Câu 6:
“Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được bồi dưỡng
bằng hiện vật, hưởng chế độ ưu đãi về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy
định của pháp luật” được quy định tại điều:
a). Điều 100 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung.
b). Điều 101 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung.
c). Điều 104 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung.
Câu 7:
“Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi
thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức
khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp. Người sử dụng lao

động không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc đó hoặc trở lại nơi làm
việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục” được quy định tại:
a). Khoản 2 Điều 98 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung.
b). Khoản 2 Điều 99 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung.
c). Điều 100 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung.
Câu 8:
Điều 5 Nghị định 06/CP ngày 20- 01- 1995 quy định: Nơi làm việc có yếu tố
nguy hiểm, độc hại dễ gây tai nạn lao động theo Điều 100 của Bộ Luật Lao động được
quy định như sau:
a). Phải có đủ trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp như: Thuốc,
bông băng, băng ca; phải tổ chức đội cấp cứu, đội cấp cứu phải được thường xuyên
tập luyện.
b). Phải có phương án dự phòng xử lý các sự cố có thể xảy ra; phải có đủ
phương tiện cấp cứu như thuốc, băng ca, xe cấp cứu; tổ chức đội cấp cứu thường
xuyên tập luyện
c). Phải có đủ trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp như: Thuốc,
bông băng, băng ca, mặt nạ phòng độc, xe cấp cứu; phải có phương án dự phòng xử lý
các sự cố có thể xảy ra; Phải tổ chức đội cấp cứu; đội cấp cứu và người lao động phải
được thường xuyên tập luyện.
Câu 9:
“Trước khi nhận việc, người lao động kể cả người học nghề, tập nghề phải
được hướng dẫn, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động” được quy định
tại:
2


a). Khoản 1 Điều 7, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995.
b). Khoản 2 Điều 7, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995
c). Khoản 1 Điều 5, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995
Câu 10:

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ “Cử người giám sát việc thực hiện các quy
định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối
hợp với Công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn - vệ
sinh viên” được quy định tại:
a). Khoản 1 Điều 13, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995.
b). Khoản 2 Điều 13, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995.
c). Khoản 3 Điều 13, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995.
Câu 11:
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ “Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao
động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới
công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà
nước” được quy định tại:
a). Khoản 2 Điều 13, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995.
b). Khoản 4 Điều 13, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995.
c). Khoản 5 Điều 13, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995.
Câu 12:
Người lao động có nghĩa vụ “Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ
cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất
hoặc hư hỏng thì phải bồi thường” được quy định tại:
a). Khoản 1 Điều 15, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995.
b). Khoản 2 Điều 15, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995.
c). Khoản 3 Điều 15, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995.
Câu 13:
Nội dung huấn luyện những quy định chung về an toàn lao động, vệ sinh lao
động đối với người lao động gồm:
a. Mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp
hành quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ về bảo hộ lao
động đối với người lao động; nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở.
b. Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tai nạn lao

động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa; những kiến thức cơ bản về kỹ
thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động; cách xử lý tình huống và các phương pháp
sơ cứu người bị nạn khi có tai nạn, sự cố; công dụng, cách sử dụng và bảo quản các
phương tiện bảo vệ cá nhân; Các biện pháp tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm
việc.
c. Cả câu a và câu b.
Câu 14:
3


Nội dung huấn luyện các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với
người lao động phần những quy định cụ thể về an toàn lao động, vệ sinh lao động
gồm:
a. Đặc điểm sản xuất, quy trình làm việc và các quy định an toàn lao
động, vệ sinh lao động bắt buộc người lao động phải tuân thủ khi thực hiện công việc;
các yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể xảy ra tại nơi làm việc và các biện pháp
phòng ngừa.
b. Đặc điểm và quy trình làm việc bảo đảm an toàn, vệ sinh của máy
móc, thiết bị, công nghệ nơi làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ
sinh lao động; các tiêu chuẩn bắt buộc khi thực hiện công việc; các biện pháp bảo
đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc; cách sử dụng, bảo
quản các trang cấp, phương tiện bảo vệ cá nhân; các yếu tố nguy hiểm, có hại, cách đề
phòng, xử lý khi phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố và khi có sự cố; các phương pháp
y tế đơn giản để cứu người bị nạn khi xảy ra sự cố như băng bó vết thương, hô hấp
nhân tạo, cứu sập
c. Cả câu a và câu b.
Câu 15:
Điều 4 Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995 quy định nơi làm việc có nhiều yếu
tố độc hại phải kiểm tra đo lường các yếu tố độc hại:
a). Ít nhất 6 tháng 1 lần.

b). Ít nhất 1 năm 1 lần.
c). Ít nhất 2 năm 1 lần.
Câu 16:
Thông tư 37/TT- LĐTBXH ngày 29/12/2005 quy định đối tượng và người sử
dụng lao động (người quản lý) phải được huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao
động bao gồm:
a. Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở uỷ quyền điều hành sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ; Giám đốc, Phó giám đốc cơ sở; thủ trưởng của các tổ chức, cơ
quan, đơn vị trực tiếp sử dụng lao động.
b. Người quản lý, điều hành trực tiếp các công trường, phân xưởng hoặc
các bộ phận tương đương.
c. Cả câu a và câu b.
Câu 17:
Những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động
là những công việc:
a). Có sử dụng máy, thiết bị các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.
b). Làm việc trong các điều kiện độc hại, nguy hiểm như: Làm việc trên
cao … ở gần hoặc tiếp xúc với các hoá chất dễ cháy nổ, chất độc … quy trình thao tác
đảm bảo an toàn phức tạp.
c). Cả câu a và câu b.
Câu 18:
4


Việc bồi dưỡng bằng hiện vật phải được thực hiện như sau:
a). Người lao động ăn uống, tại chỗ ngay khi nghỉ giữa ca làm việc,
không được phát bằng tiền, không được đưa vào đơn giá tiền lương.
b). Người lao động ăn uống vào cuối ca làm việc và không được phát
bằng tiền.
c). Trong ca làm việc, đảm bảo thuận tiện vệ sinh, không được trả tiền,

không được đưa vào đơn giá tiền lương.
Câu 19:
Thông tư liên tịch số 14/TTLT- BLĐTBXH- BYT- TLĐLĐVN ngày 8/3/2005
quy định thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động của cơ sở gồm:
a). Người sử dụng lao động (chủ cơ sở), đại diện tổ chức CĐ, cán bộ bảo
hộ lao động.
b). Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được ủy quyền làm
trưởng đoàn, đại diện BCH Công đoàn hoặc BCH CĐ lâm thời hoặc người được tập
thể người lao động chọn cử làm thành viên khi cơ sở chưa có đủ điều kiện thành lập
Công đoàn, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở làm thành viên.
c). Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được ủy quyền, đại
diện tổ chức Công đoàn, quản đốc phân xưởng.
Câu 20:
Khi cán bộ thuộc bộ phận an toàn vệ sinh lao động đi kiểm tra các nơi sản xuất
nếu phát hiện các vi phạm, các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động có quyền:
a). Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc
hoặc có thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi
phát hiện các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để thi hành các biện pháp bảo đảm an
toàn lao động,
b). Báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này.
c). Cả câu a và câu b.
Câu 21:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm tố chức khám sức khỏe định kỳ cho
người lao động, thời gian khám sức khỏe định kỳ được quy định như sau:
a). Ít nhất 1 năm 1 lần.
b). Ít nhất 2 năm 1 lần.
c). Ít nhất 3 năm 1 lần.
Câu 22:
Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và đặc biệt
nặng nhọc độc hại nguy hiểm theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và xã hội

được khám sức khỏe định kỳ:
a). 6 tháng 1 lần.
b). 1 năm 1 lần.
c). 2 năm 1 lần.
Câu 23:
5


Trong báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, nếu không có tai nạn lao động xảy
ra thì cơ sở:
a). Không phải báo cáo.
b). Phải có văn bản báo cáo và ghi rõ là “không có tai nạn lao động”.
c). Đưa vào báo cáo chung về công tác Bảo hộ lao động.
Câu 24:
Luật pháp bảo hộ lao động quy định người ra quyết định công nhận an toàn vệ
sinh viên là:
a). Người sử dụng lao động.
b). Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.
c). Người sử dụng lao động phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ
sở.
Câu 25:
Điều kiện để người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật:
a). Người lao động làm việc thuộc các chức danh nghề, công việc độc hại
nguy hiểm theo danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được Nhà
nước ban hành.
b). Người lao động làm việc trong môi trường có một trong các yếu tố
nguy hiểm, độc hại như: Ồn, rung, hóa chất độc..., không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho
phép theo quy định của Bộ Y tế, hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi
các loại vi sinh vật gây bệnh cho người.
c). Cả câu a và câu b.

Câu 26:
Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất và có giá trị bằng tiền tương
ứng theo các mức sau:
a). 3.000 đ; 5.000 đ; 7.000 đ; 9.000 đ.
b). 4.000 đ; 6.000 đ; 8.000 đ; 10.000 đ.
c). 2.000 đ; 3.000 đ; 4.500 đ; 6.000 đ.
Câu 27:
Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% đến
10% mà nguyên nhân gây tai nạn lao động do lỗi của người sử dụng lao động, được
người sử dụng lao động bồi thường 1 lần:
a). Ít nhất bằng 1 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
b). Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
c). Ít nhất bằng 2 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
Câu 28:
Người lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động đối với các trường
hợp:
a). Người lao động bị tai nạn nguyên nhân do lỗi trực tiếp của người sử
dụng lao động theo kết luận của Biên bản điều tra tai nạn lao động.

6


b). Người bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, hoặc bị
tai nạn do những nguyên nhân khách quan như: thiên tai, hỏa hoạn,.. hoặc không xác
định được người gây ra tai nạn xảy ra tại nơi làm việc.
c). Cả câu a và câu b.
Câu 29:
Tiền bồi thường hoặc trợ cấp tai nạn lao động cho người bị tai nạn lao động,
người sử dụng lao động phải thanh toán cho người bị tai nạn lao động trong thời hạn:
a). 5 ngày kể từ ngày ra quyết định của người sử dụng lao động.

b). 7 ngày kể từ ngày ra quyết định của người sử dụng lao động.
c). 30 ngày kể từ ngày ra quyết định của người sử dụng lao động.
Câu 30:
Việc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân được thực hiện như sau:
a). Người sử dụng lao động cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho
người lao động.
b). Người sử dụng lao động giao tiền cho người lao động tự trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân.
c). Người lao động tự trang bị phương tiện theo các ngành nghề mình
làm việc.
Câu 31:
“Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu
đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”, được quy
định tại:
a). Điều 105 Bộ Luật lao động sửa đổi bổ sung.
b). Điều 106 Bộ Luật lao động sửa đổi bổ sung.
c). Khoản 2 điều 107 Bộ Luật lao động sửa đổi bổ sung.
Câu 32:
Người bị tai nạn lao động mất khả năng lao động từ 5% đến 30% được Bảo
hiểm xã hội trợ cấp 1 lần (không tính mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH):
a). Từ 5 đến 16,5 tháng tiền lương tối thiểu.
b). Từ 5 đến 17 tháng tiền lương tối thiểu.
c). Từ 5 đến 17,5 tháng tiền lương tối thiểu.
Câu 33:
Người bị tai nạn lao động suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên được Bảo
hiểm xã hội trợ cấp hàng tháng (không tính mức trợ cấp tính theo số năm đóng
BHXH) kể từ ngày ra viện với mức:
a). Từ 0,5 đến 1,6 tháng tiền lương tối thiểu.
b). Từ 0,3 đến 1,68 tháng tiền lương tối thiểu.
c). Từ 0,5 đến 1,68 tháng tiền lương tối thiểu.

Câu 34:
Luật phòng cháy chữa cháy có ghi “Người trực tiếp chữa cháy, người tham gia
chữa cháy mà bị hy sinh, bị thương, bị tổn hại sức khỏe, bị tổn thất về tài sản thì được
hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật” được quy định tại :
7


a). Điều 5 Luật phòng cháy chữa cháy.
b). Điều 10 Luật phòng cháy chữa cháy.
c). Điều 15 Luật phòng cháy chữa cháy.
Câu 35: Chủ đề Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ, PCCN lần thứ 14, năm 2012 là
gì?
a) Cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
cháy nổ”.
b) An toàn và sức khoẻ tại nơi làm việc-Một trong những quyền cơ bản của
người lao động"
c) Nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm và tuân thủ pháp luật của các tổ
chức cá nhân và toàn xã hội trong công tác AT-VSLĐ-PCCN”.
d) Xây dựng văn hoá phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là trách
nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động”.
Câu 36: Theo Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011, tiêu
chuẩn để bầu An toàn vệ sinh viên là gì?.
a/ Là Tổ trưởng sản xuất, giỏi nghề gương mẫu về bảo hộ lao động và nhiệt
tình.
b/ Là người lao động trực tiếp, am hiểu nghiệp vụ, nhiệt tình, gương mẫu về
bảo hộ lao động, được mọi người trong tổ bầu ra.
c/ Được mọi người trong tổ bầu ra, có thể là tổ trưởng công đoàn, thợ bậc cao,
nhiệt tình, gương mẫu về bảo hộ lao động.
d/ An toàn - vệ sinh viên phải là người lao động trực tiếp, am hiểu nghiệp vụ
(chuyên môn và kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động), nhiệt tình và gương mẫu trong

việc chấp hành các quy định an toàn - vệ sinh lao động và được người lao động trong
tổ bầu ra.
Câu 37. Mục đích của công tác công tác an toàn vệ sinh lao động?
a/ Bảo vệ tính mạng, sự vẹn toàn thân thể của người lao động; tránh cho người
lao động không bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong suốt quá trình lao động.
b/ Nhằm hạn chế tối đa mức thiệt hại tài sản của của công ty, XN và người lao
động.
c/ Giảm thiểu tiêu hao sức khỏe bảo đảm ngày công, giờ công lao động, giữ
vững và duy trì sức khỏe lâu dài để làm việc có năng suất cao, chất lượng tốt.
d/ Cả 03 câu trả lời trên đều đúng.
Câu 38: Theo Bộ Luật lao động, người lao động làm ca đêm được nghỉ giữa ca
tính vào giờ làm việc ít nhất là;
a) 30 phút

b) 45 phút

c) 60 phút
d) 15 phút
Câu 39: Nội dung huấn luyện những qui định chung về an toàn lao động, vệ
sinh lao động đối với người lao động gồm:
a/ Mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghĩa vụ
và quyền lợi của người lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
8


b/ Nội qui an toàn lao động, vệ sinh lao động của doanh nghiệp; nghĩa vụ và
quyền lợi của người lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
c/ Mục đích, ý nghĩa công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghĩa vụ và
quyền lợi của người lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nội qui an toàn
lao động, vệ sinh lao động của doanh nghiệp.

d/ Tất cả các câu trên đều sai
Câu 40: “Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc người lao động thuộc
quyền quản lý chấp hành đúng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; quản lý sử dụng
tốt phương tiện bảo vệ cá nhân, thiết bị an toàn và thiết bị cấp cứu y tế” là một trong
những trách nhiệm của:
a/ Giám đốc Xí nghiệp
b/ Thủ trưởng đơn vị
c/ Tổ trưởng sản xuất
d/ Cán bộ kỹ thuật
Câu 41: Công tác bảo hộ lao động có tính chất là:
a/ Pháp luật – Kỷ luật – Quần chúng
b/ Khoa học – Nhân đạo – Pháp luật
c/ Quần chúng – Khoa học – Pháp luật
d/ Các câu trên đều đúng
Câu 42: Tính chất pháp luật của công tác bảo hộ lao động là:
a/ Để thực hiện tốt việc bảo vệ tính mạnh và sức khỏe cho người lao động
thông qua các luật lệ, chế độ chính sách về bảo hộ lao động.
b/ Để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tạo ra mộ điều kiện
thuận lợi và ngày cành được bảo đảm tốt hơn.
c/ Bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
d/Thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức kinh tế, xã hội để loại
trừ các yếu tố nguy hiểm có hại trong lao động sản xuất.
Câu 43: Tính chất khoa học và kỹ thuật của công tác bảo hộ lao động.
a/ Vận dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật, không ngừng để nâng cao năng suất
lao động, tráng các nguy cơ về tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp.
b/ Nghiên cứu nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
cho người lao động.
c/ Nghiên cứu những nguyên nhân cơ bản các điều kiện kỹ thuật không đảm bảo
điều kiện vệ sinh, môi trường lao động.
d/ Nghiên cứu trách nhiệm chung của toàn thể người lao động và toàn xã hội.

Câu 45: Người lao động có quyền hạn:
a/ Tuân thụ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm, chính sách bảo hộ lao động,
bảo đảm điều kiện làm việc an toàn – vệ sinh. Chịu trách nhiện về tình trạng an toàn
và sức khỏe người lao động.
b/ Buộc người sử dụng lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy các biện
pháp an toàn vệ sinh lao động. Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
9


thanh tra lao động, nhưng phải chấp hành các quy điịnh đó khi chưa có quyết định
mới.
c/ Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các
thiết bị an toàn – vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hay hư hỏng phải bồi thường.
d/ Yêu cầu người sử dụng lao động phải bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ
sinh, cải thiện điều kiện lao động, trang cấp đầy đủ phương tiên bảo vệ cá nhân, huấn
luyện, hướng dẫn biện pháp an toàn – vệ sinh lao động.
Câu 46: Theo Bộ Luật lao động, công tác định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị,
nhà xưởng, kho tàng theo Tiêu chuẩn ATLĐ, VSLĐ là trách nhiệm của:
a/ Doanh nghiệp
b/ Tổ Trực ca các Xí nghiệp
c/ Người sử dụng lao động
d/ Cán bộ kỹ thuật
Câu 47: Theo yêu cầu bảo vệ, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân chia làm
mấy loại:
a/ 5 loại – Bảo vệ: Mặt, nội tạng, đường hô hấp, da, tứ chi
b/ 7 loại – Bảo vệ: Mắt, cơ quan hô hấp, cơ quan thính giác, tay, chân, thân, đầu
c/ 3 loại – Bảo vệ: đầu, mình, tứ chi
d/ 8 loại – Bảo vệ: Tay, chân, thân, đầu, cơ quan hô hấp, cơ quan thính giác,
đường tiêu hóa, mắt
Câu 48. Phải đeo dây an toàn khi làm việc ở những độ cao nào?

a) Từ 1m trở lên.
b) Từ 2m trở lên.
c) Từ 3m trở lên.
d) Ở phía dưới có những vật sắc nhọn, nguy hiểm từ 1m trở lên.
Câu 49: Thiết bị nào không phải là thiết bị phòng ngừa sự cố điện?
a) Cầu chì
b) Aptomat
c) Công tắc
d) Máy cắt điện.
Câu 50: Tín hiệu ánh sáng màu đỏ được dùng để báo hiệu gì?
a) Báo hiệu đề phòng
b) Báo hiệu cho phép
c) Báo hiệu cấm
d) Báo hiệu chuẩn bị cấm.
Câu 51: Tín hiệu ánh sáng màu xanh được dùng để báo hiệu gì?
a) Báo hiệu cấm
b) Báo hiệu chuẩn bị cấm
c) Báo hiệu cho phép
d) Báo hiệu nguy hiểm.
Câu 52: Tín hiệu ánh sáng màu vàng được dùng để báo hiệu gì?
a) Báo hiệu cấm
b) Báo hiệu cho phép
c) Báo hiệu đề phòng
d) Báo hiệu nguy hiểm.
Câu 53: Kính trắng được sử dụng vào mục đích gì?
10


a)
b)

c)
d)

Chống tia tử ngoại
Chống tia hồng ngoại
Chống bụi
Cả 3 câu trả lời trên đều sai.
Câu 54: Loại phương tiện bảo vệ hô hấp nào chỉ lọc được bụi mà không lọc được
hơi khí độc?
a) Mặt nạ
b) Bán mặt nạ
c) Khẩu trang d) Cả 3 câu trả lời trên đều sai.
Câu 55: Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người liên quan đến những yếu tố
sau:
a/ Điện trở người (đặc điểm liên quan đến điện giật); Loại và trị số dòng điện qua
người
b/ Thời gian dòng điện qua người; Tần số dòng điện qua người
c/ Đường đi của dòng điện qua người; Môi trường xung quanh
d/ Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 56: Các quy tắc an toàn khi vận chuyển bình ga, ôxi, khí acetylen (bình áp
lực)?
a/ Bình áp lực khi vận chuyển phải có đủ nhãn, mác phải làm phiếu theo dõi;
Dùng đế kê và định vị chắc chắn khi bảo quản vật dễ lăn …
b/ Xếp riêng theo từng loại và theo thứ tự thời gian để thuận tiện để thuận tiên cho
việc bảo quản, sử dụng; Bảo đảm khoảng cách giữa các lô hàng, giữa lô hàng với
tường, độ cao tới trần có thể bốc xếp hàng được an toàn;
c/ Khi vận chuyển phải khóa nắp bình an toàn; sử dụng các thiết bị vận chuyển (xe
đẩy) khi di chuyển; Không đá, kéo … gây ra va chạm khi di chuyển; Khi vận chuyển
bằng xe tải phải dùng dây buộc để tránh ngã đổ.
d/ Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 57: Các đường xâm nhập hóa chất vào cơ thể người là:
a) Hô hấp, tiêu hóa, hấp thụ qua da.
b) Mắt, mũi, miệng, tai, da.
c) Hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa.
d) Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 58: Các yếu tố tạo thành sự cháy?
a) Chất cháy, nguồn nhiệt
b) Chất cháy, nguồn nhiệt, oxy
c) Chất cháy, nguồn nhiệt, oxy, môi trường cháy
d) Cả 3 câu a, b, c đều sai.
Câu 59: Nguyên nhân gây cháy trong sản xuất kinh doanh gồm?
a) Cháy do con nguời, cháy do thiên tai, tự cháy, cố ý gây cháy
b) Cháy do con nguời, cháy do thiên tai, tự cháy
c) Cháy do con nguời, cháy do thiên tai, tự cháy, vi phạm nội quy phòng cháy
d) Cả 3 câu a, b, c đều sai.
Câu 60: Bình chữa cháy CO2 dùng để chữa đám cháy nào?
11


a) Cháy than cốc
b) Cháy điện
c) Cháy phân đạm d) Cháy kim loại kiềm
Câu 61: Định kỳ kiểm tra bình chữa cháy CO2 là mấy tháng 1 lần?
a) 3 tháng
b) 6 tháng
c) 9 tháng
d) 12 tháng
Câu 62: Bình bọt AB không được dùng để chữa đám cháy loại gì?
a) Cháy xăng dầu
b) Cháy cồn, rượu

c) Cháy cao su
d) Cả 3 câu trả lời trên đều sai
Câu 63: Khi chữa cháy đám cháy xăng dầu ta không được sử dụng loại gì?
a) Cát
b) Bình bọt AB
c) Bình bọt MFZ
d) Cả 3 câu trả lời trên đều sai
Câu 64: Số điện thoại cứu hỏa là bao nhiêu?
a) 108
b) 116
c) 115
d) Số khác
Câu 65: Biện pháp cơ bản trong chữa cháy
a) Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy.
b) Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.
c) Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.
d) Cả 3 ý trên.
Câu 66: Bệnh nghề nghiệp là:
a) Bệnh bụi phổi, điếc nghề nghiệp
b) Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với
người lao động
c) Là bệnh phát sinh do thiếu các loại phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết
d) Là bệnh do người lao động làm việc trong điều kiện quá ồn, nóng, rung.
Câu 67: Các tác hại nghề nghiệp thường gặp trong môi trường lao động là:
a) Bụi, tiếng ồn, chiếu sáng
b) Rung động, bức xạ ion hóa
c) Yếu tố vi khí hậu
d) Các câu trên đều đúng
Câu 68: Thế nào là bệnh nghề nghiệp?
a/ Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề

nghiệp tác động đến người lao động. Bệnh xảy ra cấp tính hoặc từ từ. Một số bệnh
nghề nghiệp không chữa khỏi và để lại di chứng. Bệnh nghề nghiệp có thể phòng
tránh được.
b/ Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đến người lao động. Bệnh xảy ra cấp tính hoặc từ từ. Một số bệnh
nghề nghiệp có thể chữa khỏi được.
c/ Cả a và b đều đúng;
d/ Cả a và b đều sai;
Câu 69: Yếu tố có hại nào gây nên bệnh nghề nghiệp?
12


a/ Các yếu tố vật lý (như vi khí hậu, tiếng ồn, độ rung và ánh áng,…).Các yếu
tố hóa học (xăng dầu, bụi chì, thuốc trừ sâu, benzene,…) Các yếu tố do bụi (bụi silic,
bụi bông gai đay, bụi than,…). Các yếu tố vi sinh vật (siêu vi B, lao,…).
b/ Do tổ chức lao động không hợp lý, điều kiện vệ sinh kém (thời gian làm việc
kéo dài, chỗ làm việc chật hẹp thiếu không khí, thiếu ánh sáng, môi trường làm việc
bị ô nhiễm,…).
c/ Cả a và b đều đúng;
d/ Cả a và b đều sai;
Câu 70: Mục đích của việc khám sức khoẻ định kỳ là:
a/ Phát hiện triệu chứng, dấu hiệu bệnh lý liên quan đến nghề nghiệp để phát
hiện sớm bệnh nghề nghiệp và kịp thời điều trị, tổ chức dự phòng bệnh nghề nghiệp.
b/ Phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh tật, đem lại lợi ích thiết thực trong việc
điều trị, hạn chế tối đa những biến chứng có thể gây ra bởi một số bệnh. Phát hiện
sớm bệnh nghề nghiệp và kịp thời điều trị, tổ chức dự phòng bệnh nghề nghiệp. Theo
dõi những người có bệnh mãn tính, có sức khoẻ yếu để có kế hoạch đưa đi điều dưỡng
phục hối chức năng.
c/ Phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh tật, đem lại lợi ích thiết thực trong việc
điều trị, hạn chế tối đa những biến chứng có thể gây ra bởi một số bệnh.

d/ Cả 3 câu trên đều sai
Câu 71: Khi xảy ra TNLĐ bạn có trách nhiệm gì ?
a/ Đưa nạn nhân ra khỏi nơi gây ra tai nạn, kịp thời sơ cấp cứu người bị nạn.
Báo ngay cho Y tế cơ quan biết nếu nặng gọi điện thoại cấp cứu số 115 (Thông báo
chi tiết địa điểm xảy ra tai nạn, loại tai nạn, tình trạng nạn nhân). Thông báo cho
người quản lý có trách nhiệm vê tai nạn xảy ra. Cung cấp ngay tài liệu, vật chứng có
liên quan đến TNLĐ theo yêu cầu của người điều tra.
b/ Báo ngay cho Y tế cơ quan biết nếu nặng gọi điện thoại cấp cứu số 115
(Thông báo chi tiết địa điểm xảy ra tai nạn, loại tai nạn, tình trạng nạn nhân). Thông
báo cho người quản lý có trách nhiệm vê tai nạn xảy ra. Cung cấp ngay tài liệu, vật
chứng có liên quan đến TNLĐ theo yêu cầu của người điều tra.
c/ Đưa nạn nhân ra khỏi nơi gây ra tai nạn, kịp thời sơ cấp cứu người bị nạn.
Báo ngay cho Y tế cơ quan biết nếu nặng gọi điện thoại cấp cứu số 115. Thông báo
cho người quản lý có trách nhiệm vê tai nạn xảy ra.
d/ Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 72: Tiếng ồn cao gây tác hại gì?
a/ Gây ra những rối loạn cơ thể, gồm: giảm thính lực từ có hồi phục đến không
hồi phục (điếc nghề nghiệp), cao huyết áp, tim mạch, các bệnh đường tiêu hóa, nhược
dương, rối loạn giấc ngủ, giảm, ham muốn tình dục, thay đổi chức năng miễn dịch, dị
dạng thai nhi…
b/ Gây bệnh điếc nghề nghiệp, rối loạn giấc ngủ, bệnh suy nhược thần kinh,
tâm thần, bệnh tiêu hóa.
c/ Giảm thính lực, bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch,
d/ Cả 3 câu trên đều sai
13


Câu 73: Khi gặp người bị ngộ độc hơi khí độc trong phòng kín việc đầu tiên
bạn sẽ làm gì?
a/ Ngay lập tức chạy vào đưa nạn nhân đến nơi an toàn.

b/ Tiến hành hô hấp nhân tạo ngay nếu nạn nhân trong tình trạng truỵ tim mạch,
ngưng thở.
c/ Dùng mặt nạ hoặc hít một hơi thât sâu, nín thở rồi nhanh chóng chạy vào kéo
nạn nhân ra ngoài, tiến hành hô hấp nhân tạo ngay nếu nạn nhân trong tình trạng truỵ
tim mạch, ngưng thở.
d/ Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 74: Khi làm việc nơi có sử dụng dung môi người lao động cần phải tuân
thủ những nguyên tắc nguyên tắc:
a/ Phải sử dụng khẩu trang phòng độc, kính bảo vệ mắt, găng tay chống ẩm
dung môi ….
b/ Không được ăn uống , hút thuốc tại nơi làm việc, Phải tắm rửa thay quần áo
sau ca lao động, Không dùng dung môi để rửa tay;
c/ Cả a và b đều đúng;
d/ Cả a và b đều sai.
Câu 75: Khi một công nhân bị tai nạn lao động cẳng chân T bị biến dạng nghi
ngờ gãy xương, người cấp cứu viên cần:
a/ Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở Ytế gần nhất để được chẩn đoán
và điều trị kịp thời
b/ Không nắn kéo đầu chi gãy, để nguyên hiện trạng xương, dùng nẹp cứng cố
định xương gãy sau đó chuyển nạn nhân đến cơ sở Ytế gần nhất
c/ Nắn kéo đầu chi nghi bị gãy cho thẳng, sau đó dùng nẹp cứng cố định xương
gãy và chuyển nạn nhân đến cơ sở Ytế gần nhất.
d/ Cả a và b đều sai.
Câu 76: Một công nhân đang vận hành máy không may bị điện giật, sau khi nạn
nhân được tách ra khỏi nguồn điện, nạn nhân đang trong tình trạng ngừng thở ngừng
tim, người cấp cứu viên cần:
a/ Nhanh chóng chuyển nạn nhân về bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp
thời.
b/ Đưa nạn nhân ra nơi thoáng khí, tiến hành thổi ngạt và ép tim ngoài lồng
ngực đúng phương pháp cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh hoặc chuyển nạn nhân đến

bệnh viện.
c/ Đưa nạn nhân ra nơi thoáng khí, tiến hành thổi ngạt và ép tim ngoài lồng
ngực đúng phương pháp cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh hoặc trên đường vận chuyển
nạn nhân đến bệnh viện.
d/ Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 77: Một nạn nhân bị bỏng do nhiệt, cấp cứu viên cần làm gì?
a/ Ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát, hoặc dùng khăn sạch bọc nước đá
chườm lạnh lên vùng da bị bỏng khoảng 10-15 phút , nếu có biểu hiện phồng rộp
14


dùng gạc sạch băng nhẹ lên, cho nạn nhân uống nhiều nước có pha ít muối và chuyển
nạn nhân đến bệnh viện.
b/ Theo kinh nghiêm dân gian: Bôi lên vùng da bị bỏng nước mắm hoặc kem
đánh răng để giảm đau và chuyển nạn nhân về bệnh viện.
c/ Dùng kim sạch chọc các nốt phỏng lớn , sau đó dùng gạc sạch băng nhẹ lên
vùng bị bỏng và chuyển nạn nhân về bệnh viện.
d/ Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 78: Một công nhân đang làm việc tại công trường bị tai nạn lao động, bất
tỉnh có nguy cơ ngừng thở, ngừng tim, trên người có vết thương chảy máu rất nhiều ở
đùi P nghi có gãy xương đùi, cấp cứu viên cần cấp cứu tuần tự như sau:
a/ Nhanh chóng cầm máu vết thương và đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện gần
nhất để cấp cứu kịp thời cho nạn nhân.
b/ Nhanh chóng cầm máu vết thương, cố định gãy xương và chuyển ngay nạn
nhân đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời cho nạn nhân.
c/ Người cấp cứu viên thật bình tĩnh và phải để nạn nhân tại chỗ tiến hành hà
hơi thổi ngạt kết hợp xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân hồi tỉnh và trong lúc
cấp cứu cần gọi to cho nhiều người khác biết để đến phối hợp cấp cứu: Tiếp đến
nhanh chóng cầm máu vết thương, sau đó cố định gãy xương và gọi điện thoại 115 để
xe cấp cứu đến hoặc chuyển nạn về bệnh viện gần nhất, trên đường đi phải theo dõi

tình trạng nạn nhân.
d/ Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 79: Tác hại của bụi đến sức khoẻ người lao động?
a/ Gây bệnh bụi phổi, hen phế quản, viêm mũi dị ứng
b/ Gây bệnh bụi phổi, viêm phế quản, viêm da, niêm mạc, gây lở loét, dị ứng,
tổn thương mắt và các cơ quan tiết niệu, tiêu hoá.
c/ Tác động toàn thân: Tổn thương cơ quan hô hấp (gây bệnh bụi phổi, viêm
phế quản) , tổn thương da, niêm mạc, gây lở loét, dị ứng, tổn thương mắt và các cơ
quan tiết niệu, tiêu hoá… Có thế gây ung thư và một số bệnh mạn tính khác
d/ Cả 3 câu trên đều sai
Câu 80. Pháp luật Lao động quy định hình thức tổ chức mạng lưới An toàn vệ
sinh viên (ATVS viên) như sau:
a/. Tất cả các Doanh nghiệp đều phải tổ chức mạng lưới ATVS viên
b/. Mỗi tổ chức sản xuất phải bố trí ít nhất 1 ATVS viên.
c/. Đối với các công việc làm phân tán theo nhóm thì nhất thiết mỗi nhóm phải
có 1 ATVS viên.
d/. Cả 3 câu a, b, c đều đúng.
Câu 81. Pháp luật Lao động quy định tổ chức nào trong doanh nghiệp chỉ đạo
và hướng dẫn cho mạng lưới ATVS viên hoạt động:
a/. Người sử dung lao động (Giám đốc DN)
b/. Công đoàn cơ sở.
15


c/. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Câu 82. Pháp luật Lao động quy định ATVS viên có bao nhiêu nhiệm vụ, quyền
hạn:
a/. Có 4 nhiệm vụ, 3 quyền hạn.
b/. Có 4 nhiệm vụ, 4 quyền hạn.
c/. Có 5 nhiệm vụ, 4 quyền hạn.

Câu 83. ATVS viên có quyền tham gia góp ý với tổ trưởng sản xuất nội dung
gì?
a/. Việc xây dựng kế hoạch ATVSLĐ.
b/. Các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện làm
việc.
c/. Cả 2 câu a, b đều đúng.
Câu 84. ATVS viên có quyền kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên vấn đề gì?
a/. Việc thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ, các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ.
b/. Việc khắc phục kịp thời các hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh của máy, thiết
bị và nơi làm việc.
c/. Cả 2 câu a, b đều đúng
Câu 85 : NLĐ sử dụng nuôi con dưới 12 tháng tuổi được giảm giờ làm việc bao
nhiêu phút trong 1 ca làm việc 8 giờ.
a/ Giảm 30 phút.
b/ Giảm 45 phút.
c/ Giảm 60 phút.
d/ Giảm 90 phút.
Câu 86. Thông tư liên tịch số 01/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 10/1/20111 uy
định quyền hạn của mạng lưới ATVSV
a/ Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an
toàn- vệ sinh viên; riêng đối với an toàn - vệ sinh viên trong tổ sản xuất được trả
lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ đó và được hưởng phụ cấp trách nhiệm như tổ
trưởng sản xuất.
b/ Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp
bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn
lao động.
c Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương
pháp hoạt động do công đoàn và người sử dụng lao động phối hợp tổ chức.
d/ Cả a, b, c
Câu 87: Tổng số thời gian trong 1 năm không được vượt quá bao nhiêu giờ?

(không tính các ngành nghề đặc biệt).
a/ Không quá 200 giờ.
16


b/ Không quá 150 giờ.
c/ Không quá 300 giờ.
Câu 88: NLĐ không sử dụng các phương tiện BHLĐ mà NSDLĐ đã trang bị sẽ
bị thanh tra nhà nước về lao động xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
a/ 200.000 đồng – 1.000.000 đ
b/ 300.000 đồng- 1.000.000 đ
c/ 400.000 đồng- 2.000.000 đ
Câu 89: NLĐ có bao nhiêu nghĩa vụ, quyền về BHLĐ theo pháp luật lao động?
a/ 5 nghĩa vụ, 3 quyền
b/ 3 nghĩa vụ, 3 quyền
c/ 9 nghĩa vụ, 3 quyền
Câu 90: Theo Pháp luật Lao động NSDLĐ có bao nhiêu quyền về BHLĐ?
a/ 3 quyền.
b/ 4 quyền.
c/ 5 quyền.
Câu 91: Pháp luật Lao động quy định NSDLĐ có quyền đối với NLĐ về
BHLĐ như thế nào?
a/ Buộc NLĐ phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp ATLĐ, VSLĐ.
b/ Khen thưởng NLĐ chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực
hiện công tác ATLĐ, VSLĐ.
c/ Cả 2 câu a, b đều đúng.
Câu 92: Khoản 1 Điều 15, Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ
quy định chi tiết một số Điều của Bộ luật Lao động về ATVSLĐ như sau:
a/ NLĐ có nghĩa vụ chấp hành các quy định, nội quy về ATLĐ, VSLĐ có liên
quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.

b/ NLĐ có nghĩa vụ chấp hành tốt nội quy ATLĐ, VSLĐ của doanh nghiệp quy
định.
c/ Cả 2 câu a, b đều sai.
Câu 93. Khoản 2 Điều 15, Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính
phủ quy định chi tiết một số Điều của Bộ luật lao động về ATVSLĐ như sau:
a/ NLĐ có nghĩa vụ phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân
đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh tại nơi làm việc.
b/ Nếu NLĐ làm mất hoặc hư hỏng các phương tiện đã cấp phát thì phải bồi
thường.
c/ Cả 2 câu a, b đều đúng.
Câu 94. Khoản 3 Điều 15, Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính
phủ quy định chi tiết một số Điều của Bộ luật lao động về ATVSLĐ như sau:
17


a/ NLĐ phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ
gây TNLĐ, bệnh nghề nghiệp gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm.
b/ NLĐ có nghĩa vụ tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả khi có lệnh của
NSDLĐ.
c/ Cả 2 câu a, b đều đúng.
Câu 95. Theo luật BHXH, bị TNLĐ trong những trường hợp sau đây, NLĐ
được hưởng trợ cấp BHXH về TNLĐ:
a/ Bị TNLĐ tại nơi làm việc, trong giờ làm việc.
c/ Bị tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc.
c/ Cả 2 câu a, b đều đúng.
Câu 96. NSDLĐ phải chi trả các khoản sau đây cho NLĐ khi bị TNLĐ – bệnh
nghề nghiệp:
a/ Trả 100% tiền lương theo HĐLĐ trong thời gian NLĐ nghỉ việc để điều trị.
b/ Chi trả toàn bộ chi phí điều trị từ sơ cấp cứu đến khi điều trị xong.
c/ Bồi thường hoặc trợ cấp cho NLĐ tuỳ theo tỷ lệ mất sức khỏe do TNLĐ,

bệnh nghề nghiệp.
d/ Cả 3 câu a, b, c đều đúng.
Câu 97. Pháp luật lao động quy định chế độ huấn luyện BHLĐ định kỳ cho
NLĐ như sau:
a/ 12 tháng 1 lần.
b/ 18 tháng 1 lần.
c/ 24 tháng 1 lần.
Câu 98:
Thông tư 37/TT- LĐTBXH ngày 29/12/2005 quy định đối tượng và người sử
dụng lao động (người quản lý) phải được huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao
động bao gồm:
a. Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở uỷ quyền điều hành sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ; Giám đốc, Phó giám đốc cơ sở; thủ trưởng của các tổ chức, cơ
quan, đơn vị trực tiếp sử dụng lao động.
b. Người quản lý, điều hành trực tiếp các công trường, phân xưởng hoặc
các bộ phận tương đương.
c. Cả câu a và câu b.
Câu 99:
Những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao
động là những công việc:
a). Có sử dụng máy, thiết bị các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.

18


b). Làm việc trong các điều kiện độc hại, nguy hiểm như: Làm việc trên
cao … ở gần hoặc tiếp xúc với các hoá chất dễ cháy nổ, chất độc … quy trình thao tác
đảm bảo an toàn phức tạp.
c). Cả câu a và câu b.
Câu 100: Khi xăng dầu, hệ thống điện bị cháy ta nên dùng chất chữa cháy nào

dưới đây để chữa cháy ? .
a-Sử dụng bọt để chữa cháy.
b-Sử dụng khí C02 để chữa cháy.
c-Sử dụng nước để chữa cháy.
d-Cả 3 phương án trên đều đúng.

19



×