Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

de cuong ve ky thuat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.28 KB, 18 trang )

Trường CĐ Nghề Vĩnh Phúc
học: Vẽ Kỹ Thuật

Đề cương môn

CHƯƠNG I.
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VẼ VÀ CÁCH SỬ DỤNG
1. Vật liệu vẽ.
1.1. Giấy vẽ.
Giấy dùng để vẽ các bản vẽ kỹ thuật gọi là giấy vẽ ( giấy crôki). Đó là loại giấy dày,
hơi cứng, có mặt phải nhẵn và mặt trái ráp. Khi vẽ bằng chì hay mực đều dùng mặt phải của
giấy vẽ.
Giấy dùng để lập các bản vẽ phác thường là giấy kẻ li hay giấy kẻ ô vuông.
1.2. Bút chì
Bút chì dùng để vẽ các bản vẽ kỹ thuật là bút chì đen. Bút chì đen có các loại:
+ Loại cứng - KH: H, 2H, 3H….
+ Loại mềm – KH: B, 2B, 3B….
+ Loại vừa – KH: HB.
Trong vẽ kỹ thuật, thường dùng loại bút chì có KH là H, 2H để vẽ mảnh và dùng loại
bút chì có KH là HB, B để vẽ các nét đậm hoặc viết chữ.
Ngoài giấy và bút chì ra còn dùng một số vật liệu khác như tẩy, giấy nhám
( để mài bút chì), đinh mũ dùng để cố định các bản vẽ trên ván vẽ.
2. Dụng cụ vẽ và cách sử dụng
2.1. Ván vẽ
- Làm bằng gỗ mềm, mặt ván phẳng và nhẵn, hai biên trái và phải ván vẽ thường nẹp bằng
gỗ cứng để mặt ván không bị vênh. Mặt biên trái ván vẽ phải phẳng và nhẵn để trượt thước
chữ T một cách dễ dàng, Kích thước ván vẽ được xác định tuỳ theo loại khổ bản vẽ. Ván vẽ
được đặt lên bàn để có thể điều chỉnh được độ dốc.

2.2 Thước chữ T
Thước chữ T được làm bằng gỗ hay chất dẻo. Thước chữ T gồm thân ngang mỏng và


đầu chữ T. Mép trượt của đầu vuông với mép trái của thân ngang. Thước chữ T dùng để vẽ
các đường nằm ngang.

2.3 Êke
Êke dùng để vẽ thường là một bộ gồm 2 chiếc, một chiếc có hình tam giác vuông cân
gọi là êke 450 và một chiếc có hình nửa tam giác đều gọi là êke 60 0 . Êke làm bằng gỗ hoặc
1


Trường CĐ Nghề Vĩnh Phúc
học: Vẽ Kỹ Thuật

Đề cương môn

chất dẻo. Êke phối hợp với thước chữ T hoặc 2 êke phối hợp với nhau để vạch các đường
thẳng đứng hay các đường nghiêng hoặc để vẽ các góc.

2.4 Hộp compa
- Compa chì: dùng để vẽ các đường tròn.
- Compa đo dùng để đo độ dài đoạn thẳng từ thước kẻ li đặt trên bản vẽ. Khi đo hai đầu kim
của compa đặt đúng vào 2 đầu mút của đoạn thẳng cần lấy , sau đó đưa lên bản vẽ bằng cách
ấn nhẹ 2 đầu kim xuống mặt giấy vẽ.
2.5 Thước cong
Dùng để vẽ các đường cong không phải là cung tròn, VD: đường elip, đường parabol.
Thước cong làm bằng gỗ hoặc chất dẻo và có nhiều loại khác nhau.
3. Trình tự thực hiện bản vẽ
3.1 Giai đoạn vẽ mờ
Dùng loại bút chì cứng H, 2H, hoặc HB để vẽ mờ, nét vẽ phải đủ rõ và chính xác. Sau khi
vẽ mờ xong phải kiểm tra lại bản vẽ, tẩy xoá sạch những nét mờ, sau đó mới tô đậm.
3.2 Giai đoạn tô đậm.

Dùng loại bút chì mềm B, 2B tô đậm các nét cơ bản.
Dùng bút chì có ký hiệu B hoặc HB để tô các nét đứt và viết chữ.
Trình tự tô đậm các nét vẽ như sau:
- Vạch các đường trục và đường tâm bằng các nét chấm gạch mảnh.
- Tô đậm các nét cơ bản theo thứ tự:
+ Đường cong lớn đến đường cong bé.
+ Đường bằng từ trên xuống.
+ Đường thẳng đứng từ trái sang phải, từ trên xuống.
+ Đường xiên góc từ trên xuống dưới và từ trái sang phải.
-

Tô các nét đứt theo thứ tự trên.
Vạch các đường dóng, đường ghi kích thước, đường gạch gạch của mặt cắt.
Vẽ các mũi tên, ghi các con số kích thước, viết các ký hiệu và chi chú bằng chữ.
Tô khung vẽ và khung tên.
Kiểm tra bản vẽ và sửa chữa.

2


Trường CĐ Nghề Vĩnh Phúc
học: Vẽ Kỹ Thuật

Đề cương môn

CHƯƠNG II.
NHỮNG TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT
Khổ giấy, khung vẽ, khung tên.
1.1. Các loại khổ giấy, kích thước và ký hiệu
Mỗi bản vẽ và tài liệu kỹ thuật được thực hiện trên một khổ giấy có kích thước đã qui

định trong TCVN 2-74 Khổ giấy. Khổ giấy được xác định bằng các kích thước mép ngoài
của bản vẽ.
Khổ giấy được chia thành 2 loại, các khổ giấy chính và các khổ giấy phụ.
a, Khổ giấy chính.
Lấy kích thước lớn nhất của khổ giấy chính là 1189 x 841mm, diện tích bằng 1m2 kí hiệu
là A0 làm chuẩn. Lần lượt chia đôi khổ giấy A0 Ta được các khổ giấy chính.
Ký hiệu và kích thước các khổ giấy chính như sau:
Kích thước các cạnh khổ giấy tính
bằng mm
Ký hiệu khổ giấy bằng chữ
Ký hiệu bằng số

1189x841 594x841 594x820 297x420 297x210
A0
44

A1
24

A2
22

A3
12

A4
11

5


b. Khổ giấy phụ.
Ngoài các khổ giấy chính ra, còn cho phép dùng các khổ giấy phụ. Các khổ giấy này
cũng được qui định trong TCVN 2 – 74. Kích thước các cạnh khổ giấy phụ là bội số kích
thước cạnh khổ giấy chính.
1.2. Khung vẽ
Được kẻ bằng nét cơ bản, cách các mép giấy một khoảng = 5mm. Nếu bản vẽ đóng thành
tập thì cạnh trái của khung vẽ cách mép trái của khổ giấy là 25mm.

5
25

Khung tên

5

1.

3


Trường CĐ Nghề Vĩnh Phúc
học: Vẽ Kỹ Thuật

Đề cương môn

1.3. Khung tên
Khung tên được bố trí ở góc phải phía dưới bản vẽ.
Kích thước và nội dung của khung tên ( Loại dùng trong trường học)
140


Ng. vẽ

5

vẽv
Ng.kt
vẽ

7
9

6

1

8
2

3
4

Ô 1: Đầu đề bài học hay tên chi tiết
Ô 2: Vật liệu của chi tiết
Ô 3: Tỷ lệ bản vẽ
Ô 4: Ký hiệu bản vẽ
Ô 5: Họ tên người vẽ
Ô 6: Ngày lập bản vẽ
Ô 7: Chữ ký giáo viên
Ô 8: Ngày kiểm tra bản vẽ
Ô 9: Tên trường lớp.

2.
Tỷ lệ bản vẽ
2.1. Khái niệm
Là tỷ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn của bản vẽ với kích thước tương
ứng đo được trên vật thể. Trị số kích thước ghi trên hình biểu diễn không phụ thuộc vào tỷ lệ
của hình biểu diễn đó.Trị số khích thước chỉ giá trị thực của kích thước vật thể.
2.2. Các loại tỷ lệ
Tiêu chuẩn “ hệ thống tài liệu thiết kế” TCVN 3-74. Tỷ lệ quy định các hình biểu diễn
trên các bản vẽ kỹ thuật phải chọn tỷ lệ trong các dãy sau:
Tỷ lệ thu nhỏ
1:2; 1:2,5; 1:4; 1:5; 1:10; 1:15; 1:20; 1:25; 1:40; 1:50
Tỷ lệ nguyên hình
1:1
Tỷ lệ phóng to
2:1; 2,5:1; 4:1; 5:1; 10:1; 20:1; 40:1; 50:1; 100:1
2.3. Các loại tỷ lệ thường dùng trong bản vẽ thiết kế trang phục
Tỷ lệ thu nhỏ
1:2; 1:4; 1:5
Tỷ lệ nguyên hình
1:1
Tỷ lệ phóng to
2:1; 4:1; 5:1
3.

Các nét vẽ.
Để biểu diễn vật thể, trên các bản vẽ kỹ thuật dùng các loại nét có kích thước và hình
dạng khác nhau.
4



Trường CĐ Nghề Vĩnh Phúc
học: Vẽ Kỹ Thuật

Tên gọi

Nét vẽ

Đề cương môn

Kích
thước
(mm)

Nét liền
đậm

b= 0,3-0,5

Nét liền
mảnh

b/3

Nét đứt

b/2

Nét lượn
Sóng


b/3

Nét gạch
chấm mảnh

b/3

Nét cắt

1,5b

Áp dụng tổng quát
Cạnh thấy, đường bao thấy
- Đường kích thước
- Đường gióng kích thước
- Đường gạch gạch trên mặt cắt
Đường bao khuất, cạnh khuất
Đường phân cách giữa hình hình cắt và
hình chiếu hoặc các chi tiết còn đang dở
dang chưa kết thúc
- Đường tâm
- Đường trục đối xứng
Vết của mặt phẳng cắt

4.
Ghi kích thước
4.1. Qui định chung
- Những kích thước ghi trên bản vẽ thể hiện bằng con số ghi kích thước và đường kích
thước. Các kích thước đó không phụ thuộc vào tỷ lệ hình biểu diễn.
- Dùng mm làm đơn vị đo kích thước dài và sai lệch giới hạn của nó. Trên bản vẽ

không cần ghi đơn vị đo
- Nếu dùng đơn vị độ dài khác như cm, m thì đơn vị đo được ghi ngay sau con số ghi
kích thước hoặc trong phần ghi chú của bản vẽ.
- Dùng độ phút giây làm đơn vị đo góc và các sai lệch giới hạn của nó.
- Không được ghi kích thước dưới dạng phân số trừ kích thước dùng đơn vị độ dài theo
hệ inch.
- mỗi kích thước chỉ được ghi một lần trên bản vẽ
4.2. Đường kích thước và đường gióng.
a, Đường kích thước
- Đường kích thước xác định phần tử ghi kích thước. Đường kích thước của phần tử là
đoạn thẳng được kẻ // với đoạn thẳng đó
- Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, ở hai đầu có mũi tên, độ lớn của mũi
tên phụ thuộc vào bề rộng b của nét liền đậm

5


Trường CĐ Nghề Vĩnh Phúc
học: Vẽ Kỹ Thuật

Đề cương môn

50
100
a)

b)

- Trường hợp nếu đường kích thước quá ngắn không đủ chỗ để vẽ mũi tên thì vẽ mũi
tên ra ngoài 2 đường gióng

b, Đường gióng
- Đường gióng kích thước giới hạn phần tử được ghi kích thước, vẽ bằng nét liền
mảnh và vượt quá đường kích thước 1 khoảng từ 2-5mm
- Đường gióng kích thước kẻ vuông góc với đường kích thước, trường hợp đặc biệt
cho phép kẻ xiên góc.
4.3. Con số kích thước.
- Con số ghi kích thước là chỉ số đo kích thước, đơn vị đo là mm. Con số kích thước
phải được viết rõ rang, chính xác ở trên đường kích thước.
4.4. Các ký hiệu
- Đường kính: KH : Φ
- Bán kính: KH: R
- Hình cầu: KH: Cầu R hoặc cầu Φ
- Hình vuông: KH: □

6


Trường CĐ Nghề Vĩnh Phúc
học: Vẽ Kỹ Thuật

Đề cương môn

CHƯƠNG 3
BẢN VẼ LẮP RÁP
1. Ký hiệu mặt vải và một số qui ước khác
1.1. Ký hiệu mặt vải
Trong quá trình mô tả công nghệ may người ta thường dùng một số ký hiệu để mô tả
mặt vải. cụ thể như sau

a)


b)

c)

d)

e)

a) Mặt phải chi tiết của sản phẩm
b) Mặt trái chi tiết của sản phẩm
c) Mặt mex, dựng
d) Mặt phải vải túi
e) Mặt trái vải túi

1.2. ký hiệu và dấu hiệu lắp ráp

x

x

x

a) Dấu bai dãn

b) Dấu cầm thu

1.3. Ký hiệu về mặt cắt
Dùng để mô tả hình vẽ mặt cắt các chi tiết khi gia công lắp ráp.
Tên chi tiết

Thân sản phẩm

1.4 Ký
may
KH: x
VD:
5
đường
1.5. ký
( số đo )
trang

Ký hiệu mặt cắt

Thân túi, lót

hiệu mật độ mũi

Dựng dóng

mũi may/ 1cm
mũi may/ 1 cm: 1cm
may có 5 mũi may
hiệu các kích thước
dùng trong thiết kế
phục

Chiều và thứ tự đường may
Ký hiệu vắt sổ
N


7


Trường CĐ Nghề Vĩnh Phúc
học: Vẽ Kỹ Thuật

Đề cương môn

Kích thước
Ký hiệu
Kích thước
Ký hiệu
Chiều cao đứng
: Cđ
Vòng đầu
: Vđ
Chiều cao thân
: Ct
Vòng cổ
: Vc
Chiều dài eo
: De
Vòng ngực
: Vn
Xuôi vai
: Xv
Vòng bụng
: Vb
Chiều dài tay

: Dt
Vòng mông
: Vm
Rộng vai
: Rv
Vòng đùi
: Vđ
2. Mặt cắt một số đường may cơ bản thường sử dụng
2.1 Khái niệm về hình cắt, mặt cắt.
* Hình cắt: là hình biểu diễn phần còn lại của vật thể, sau khi đã tưởng tượng cắt đi phần vật
thể giữa người quan sát và mặt phẳng cắt
- Cách vẽ hình cắt.
Tùy theo đặc điểm cấu tạo và hình dạng của từng vật thể mà chọn loại hình cắt cho thích
hợp. Khi vẽ trước hết phải xác định rõ vị trí của mặt phẳng cắt và hình dung được phần vật
thể còn lại để vẽ hình cắt. Trình tự vẽ như sau:
+ Vẽ các đường bao ngoài của vật thể.
+ Vẽ các đường bên trong của vật thể
+ Vẽ các đường gạch gạch và ký hiệu vật liệu trên mặt cắt.
+ Viết ghi chú cho hình cắt nếu có.
* Mặt cắt là hình biểu diễn nhận được, khi tưởng tượng mặt cắt vật thể bằng mặt phẳng .Mặt
cắt chỉ thể hiện phần trực tiếp nhận được trên mặt phẳng cắt.
- Qui định về mặt cắt.
+ Cách ghi chú trên mặt cắt cũng giống cách ghi chú trên hình cắt. mọi trường hợp của mặt
cắt đều có ghi chú, trừ trường hợp mặt cắt đó là hình đối
2.2. KH mặt cắt các đường may cơ bản ứng dụng vào công nghệ may các sp may mặc
2.2.1 Các đường may can
Trong một chi tiết của một hay nhiều sản phẩm có nhiều mảnh vải được liên kết lại
với nhau bằng một hay nhiều đường may gọi là đường may can.
a, .Đường may can rẽ
- Là đường may 2 lớp vải vào nhau, khi may xong 2 lớp vải được cạo hoặc là rẽ sang

hai bên.
- Ứng dụng để can các lớp lót của quần áo thông dụng, may các đường sườn, đường
bụng tay áo, đường dọc, đường giàng quần

b, Đường may can rẽ đè hai đường chỉ
- là đường may can 2 lớp vải vào nhau, sau khi may là hoặc cạo rẽ 2 lớp, sau đó may diễu đề
trên hai mặt vải.
8


Trường CĐ Nghề Vĩnh Phúc
học: Vẽ Kỹ Thuật

Đề cương môn

- Ứng dụng để can các lớp lót của quần áo thông dụng đối với những loại vải dày, vải không
chết nếp và không là được.

1
2

c, Đường may can kê xoả
- Là đường may ở giữa của 2 mép vải được xếp giao nhau.
- Ứng dụng: Can các lớp dựng để chỗ nối không quá dày.

d, Đường may can kê mí
- Là đường may bẻ mép về mặt trái và được kê lên mép hoặc một lớp vải khác.
- Ứng dụng: Vận dụng để can chắp cầu vai áo, may túi ốp ngoài vào thân

e, Đường may can kê giáp

- Là đường may mà hai mép vải chỉ được giáp với nhau và được may liền với một
băng vải nhỏ đặt dưới hai mép vải trên.
- Ứng dụng: May can các lớp dựng, may chiết dựng ngực áo veston, các loại vải dày
hoặc các loại hàng bằng len, dạ.

2.2.2. Các đường may lộn
a, Đường may lộn xoả ( may lộn 1 đường chỉ)
9


Trường CĐ Nghề Vĩnh Phúc
học: Vẽ Kỹ Thuật

Đề cương môn

- Là đường may mà 2 mép của hai lớp vải chồng khít lên nhau và chỉ nhìn thấy hai
mép vải đó ở mặt trái của sản phẩm.
- Ứng dụng:Vận dụng để may lộn nẹp áo, đầu sống cổ, may cạp quần.

b, Đường may lộn kín ( may lộn 2 đường chỉ)
- Là đường may mà 2 mép của 2 lớp vài chồng khít lên nhau, mặt phải sạch sơ vải,
mặt trái kín không nhìn thấy đường may.
- Ứng dụng: Vận dụng để may giàng đũng quần bà ba, may sườn áo, bụng tay áo bà
ba và áo trẻ em.

c, Đường may lộn (viền lé)
- Là đường may mà ở giữa hai lớp vải có 1 miếng vải nhỏ gấp đôi. Khi nhìn ở phía
mặt trái sẽ có 4 mép vải trùng nhau.
- Ứng dụng: May trang trí cổ áo, túi áo…


2.2.3. Các đường may cuốn.
a, Đường may cuốn một đường chỉ
- là đường may mà hai mép của 2 lớp vải đều xếp về một bên và kín mép
- Ứng dụng: May cuốn các đường giàng quần và sườn áo bà ba.

b, Đường may cuốn đè 1 đường chỉ
10


Trường CĐ Nghề Vĩnh Phúc
học: Vẽ Kỹ Thuật

Đề cương môn

- là đường may gồm 1 đường may cuốn và một đường may đè. Mặt trái được cuốn kín
mép và có 2 đường chỉ, mặt phải có 1 đường may.
- Ứng dụng: Vận dụng để may cuốn các bộ phận như đường vai con, đường sống
lưng, đường sống tay……

c, Đường may cuốn đè hai đường chỉ
- Là đường may mặt trái được cuốn kín mép, mặt phải có 2 đường may song song
và cách đều nhau.
- Ứng dụng: Vận dụng để may cuốn các bộ phận như đường vai con, đường sống
lưng, đường sống tay……

2.2.4 Các đường may viền.
a, Đường may viền gấp xoả.
- Là đường may bẻ gấp mép về mặt trái của lớp vải, rồi may một đường giữ mép
vừa bẻ gập.
- Ứng dụng: May viền cạnh trong của nẹp các loại áo, may gấu áo, gấu quần khi

mép được vắt sổ.

b, Đường may viền cuốn kín
- Là đường may bẻ gấp kín mép 2 lần về mặt trái của lớp vải, rồi may một đường sát
mí trên mép vải đó
- Ứng dụng: May viền gấu quần, gấu áo. …

11


Trường CĐ Nghề Vĩnh Phúc
học: Vẽ Kỹ Thuật

Đề cương môn

c, Đường may viền bọc xoả
- Là đường may giữ chắc và bọc kín mép vải.
- Ứng dụng: May viền xung quanh mép ngoài của các chi tiết như cổ áo, túi áo, tra bọc
nách áo sơ mi nam, nữ.

d, Đường may viền bọc kín (viền bọc lọt khe)
- Là đường may giữ chắc và bọc kín mép vải, mép của sợi viền được bọc kín trước
khi may lọt khe.
- Ứng dụng: May viền xung quanh mép ngoài của các chi tiết như cổ áo, túi áo, tra
bọc nách áo sơ mi nam, nữ.

e, Đường may viền lật.
- là đường may giữ chắc, khi may xong sợi viền được lật vào mặt phải và lé vào phía
sản phẩm.
- Ứng dụng: May viền khuyết ở quần áo nữ, may viền miệng túi của túi trong.


2.2.5 Các đường may mí.
a, Đường may mí ngoài
- Là đường may sát mí mép gấp của lớp vải này đè lên lớp vải khác.
- Ứng dụng: May túi ốp ngoài, may chân cổ, bác tay áo sơ mi.

12


Trường CĐ Nghề Vĩnh Phúc
học: Vẽ Kỹ Thuật

Đề cương môn

b, Đường may mí ngầm
- Là đường may sát mí mép gấp dưới bản thân lớp vải đó.
- Ứng dụng: May miệng túi, gấu quần…..

c, Đường may diễu
- Là đường may đè lên mặt ngoài của 2 lớp vải đã qua đường may lộn xoả.
- Ứng dụng: May trang trí các chi tiết của sản phẩm thêm bền đẹp, đanh chắc, giữ
được hình dáng ở những bộ phận như cổ áo, ve, nẹp, măng séc……..

3.Bài tập ứng dụng
13


Trường CĐ Nghề Vĩnh Phúc
học: Vẽ Kỹ Thuật


Đề cương môn

Vẽ hình cắt, mặt cắt các bộ phận của áo sơ mi nam, quần âu nam, áo jacket.
3.1. Áo sơ mi nam

A

B

B

A

3.1.1. Cổ áo ( Mặt cắt A –A)

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

a

c


x
x
x
x
x
x
x
x

1 2

e

b
4

f

5

d
3

6

7

g

14



Trường CĐ Nghề Vĩnh Phúc
học: Vẽ Kỹ Thuật

a.
b.
c.
d.
e.
f.
g.

Bản cổ chính
Bản cổ lót
Chân cổ chính
Chân cổ lót
Mex bản cổ
Mex chân cổ
Thân áo

Đề cương môn

1. Đường may bọc chân
2. Đường may lộn bản cổ.
3. Đường may diễu chân cổ
4. Đường may kẹp 3 lá cổ:
5. Đường mí gáy chân cổ
6. Đường tra cổ
7. Đường mí chân cổ.


3.1.2. Nẹp áo ( Mặt cắt B-B)
a. nẹp khuyết:
a
b
2

c

1

2

a
b
2

a, nẹp áo
b, mex
c, Thân áo

c

1

2

1. Đường may nẹp áo với thân áo
2. Đường diễu nẹp áo


b, Nẹp cúc ( Áp dụng đường may mí ngầm)
3.1.3. Túi áo,

A

A

a, Miệng túi
( Mặt cắt A-A)

b, Thân túi
( Mặt cắt B-B)

B

15


Trường CĐ Nghề Vĩnh Phúc
học: Vẽ Kỹ Thuật

Đề cương môn

3.1.4. Vai con, chân cầu vai áo
a

b

a, Thân áo
b, Cầu vai áo


1. đường may chắp vai con
2. Đường may mí vai con

1

2

3.1.5. Gấu áo ( Áp đụng dường may mí ngầm)
3.1.5. Sườn áo:( Áp dụng đường may can rẽ hoặc đường may cuốn đè)
3.2. Quần âu nam

16


Trường CĐ Nghề Vĩnh Phúc
học: Vẽ Kỹ Thuật

Đề cương môn

TÚI HẬU HAI VIỀN DẸT
c
b

b

6
2

d


a

1
3

a.
b.
c.
d.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Thân quần
Lót túi
Sợi viền
Đáp Túi
May viền túi dưới vào thân quần
May viền túi trên vào thân quần
Mí chân viền túi dưới
Ghim sợi viền dưới vào lót túi
May đáp vào lót túi
May chặn ngầm gáy túi
May lộn lót túi


5
c
4

7

17

7


Trường CĐ Nghề Vĩnh Phúc
học: Vẽ Kỹ Thuật

Đề cương môn

Túi dọc chéo
a. Thân trước
b. Thân sau
c. Lót túi
d. Đáp sau
e. Sợi dóng
1. may đáp sau vào lót túi sau
2. may miệng túi vào Thân trước
3. May cạnh đáp trước
4. Diễu miệng túi
5. May chặn miệng túi phía trên
6. May lộn đáy lót túi
7. Ghim đáp túi với dọc quần
8. May dọc quần

9. May dọc thân sau với lót túi
10. May cặp gáy túi
11. Diễu đáy lót túi
12. Chặn miệng túi dưới
13. Ghim lót túi phía cạp

c

d

10
1
8

9

2

3
4

e

5

a

b

12

7

11
6

18



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×