Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi HSG văn hóa lớp 9 cấp Tỉnh môn Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.93 KB, 3 trang )

{

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG TRỊ

ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 9 THCS

Khóa ngày 20 tháng 3 năm 2018
Môn thi: Ngữ văn (Dành cho khối DTNT)
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Thoạt nhìn không thấy khác
Cũng những chiếc cánh cong
Chong chóng và chiếc quạt
Đều rất mê quay vòng
Nhưng chong chóng bảnh chọe
Xanh đỏ áo quần "gin"
(Đồ chơi thì phải thế
Nếu không, ai thích nhìn !)
Quạt lại rất bình dân
Áo quần xanh màu thợ
Tính siêng năng, chuyên cần
Tay chân lem dầu mỡ
Bạn ơi hai thứ đó
Khác nhau chính chỗ này
Quạt quay làm ra gió
Chong chóng nhờ gió quay !


(Đặng Hấn, Cầu chữ Y, NXB Kim Đồng, 1993)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ trên.
Câu 2. Theo tác giả, quạt và chong chóng giống và khác nhau ở những điểm nào?
Câu 3. Xác định và phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ
thơ thứ 3.
II. LÀM VĂN
Câu 1. (7,0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 1/2 trang giấy thi) kể về một kỷ niệm sâu
sắc gắn với tuổi thơ của em.
Câu 2. (10,0 điểm)
Bước vào thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành
Long là ta bước vào thế giới của cái đẹp.
Em hãy bình luận, làm sáng tỏ nhận định trên.
-------- Hết--------(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG TRỊ

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 9 THCS
Khóa ngày 20 tháng 3 năm 2018
Môn thi: Ngữ văn (Khối DTNT)

HƯỚNG DẪN CHẤM
A. YÊU CẦU CHUNG
1. HS xác định đúng trọng tâm yêu cầu của đề ra. Kiến thức vững vàng, chính xác.
2. Nắm vững phương pháp làm từng dạng đề (câu hỏi) cụ thể.
3. Hành văn trôi chảy, linh hoạt, sáng tạo. Trình bày bài viết sáng rõ, sạch, đẹp.
B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu/Ý
Nội dung cần nêu
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
1
Phương thức biểu đạt được sử dụng: Miêu tả kết hợp biểu cảm
1,0
2
- Điểm giống nhau : những chiếc cánh cong, rất mê quay vòng
0,5
- Khác nhau:
+ Chong chóng: bảnh chọe, xanh đỏ áo quần, không thể quay được nếu
0,25
không có gió
0,25
+ Quạt: áo quần xanh màu thợ, siêng năng, chuyên cần, lem dầu mỡ, làm ra
gió.
3
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa ( Quạt: bình dân, siêng năng, cần cù, tay
0,5
chân lem dầu mỡ)
- Ý nghĩa: Giúp câu thơ sinh động, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm 0,5
hơn; hình ảnh chiếc quạt hiện lên như một con người giản dị, mộc mạc,
siêng năng chăm chỉ giúp ích cho đời.
II
LÀM VĂN
1
Viết về kỉ niệm sâu sắc gắn với tuổi thơ của em
- Xác định đúng nội dung: Kỷ niệm sâu sắc trong tuổi thơ

0,5
- Đảm bảo cấu trúc, hình thức đoạn văn
0,5
- Nêu và tái hiện kỷ niệm (Kỷ niệm gì, diễn ra như thế nào, ở đâu, lúc
2,5
nào…)
- Lý giải vì sao kỷ niệm ấy là kỷ niệm sâu sắc với em (kỷ niệm ấy để lại
3,0
ấn tượng gì, tác động như thế nào đến bản thân…)
- Diễn đạt sáng rõ, chuẩn xác, sáng tạo
0,5
2
Thế giới cái đẹp trong Lặng lẽ Sa Pa
1. Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề (Tác giả, tác phẩm, nhận định…)
0,5
2. Thân bài:
2.1. Bình luận: Khẳng định tính đúng đắn của nhận định:
- Nghệ thuật phản ánh hiện thực theo quy luật của cái đẹp. Bởi vậy, bước
chân vào thế giới nghệ thuật của một nhà văn là ta bước chân vào thế 1,0
giới của cái đẹp (cái đẹp của sự sống, của tư tưởng, tình cảm; cái đẹp
của nghệ thuật thể hiện…)
- Với Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long đã đưa người đọc lạc bước vào
1,0
thế giới của cái đẹp: Đó là vẻ đẹp của cảnh sắc, mây trời Tây Bắc; vẻ đẹp
1


Câu/Ý

Nội dung cần nêu


Điểm

cuộc sống lao động của con người, đặc biệt là vẻ đẹp tỏa ra từ tâm hồn
của những người dân lao động đang ngày đêm âm thầm cống hiến cho sự
nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc; vẻ đẹp - sức hấp dẫn trong NT kể
chuyện của nhà văn…
2.2.Phân tich - Chứng minh:
2.2.1.Vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên: Thơ mộng, huyền ảo (HS phân
tích dẫn chứng)
2.2.2.Vẻ đẹp trong tâm hồn con người (nhân vật anh thanh niên): Sống
và làm việc trong một hoàn cảnh đặc biệt nhưng anh vẫn lạc quan yêu
đời; có tinh thần trách nhiệm cao với công việc; sống khiêm tốn giản dị,
biết quan tâm đến mọi người…Đó là vẻ đẹp của lý tưởng sống cao cả: Sống
để cống hiến.
2.2.3.Vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật: Cách tạo dựng tình huống tự
nhiên mà hấp dẫn; ngôn ngữ kể chuyện giàu chất thơ nhưng vẫn vẫn đậm
chất triết lý; đặt nhan đề độc đáo…
3. Khái quát lại vấn đề - Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân…
4. Trình bày sáng rõ; bài viết thể hiện sự sáng tạo (ý tưởng, câu từ…)

1,5
4,0

1,0

0,5
0,5

* Lưu ý:

- HS có thể triển khai, trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau, miễn là đảm
bảo được các nội dung trên.
- Cần khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo của người viết.
- Các câu chỉ đạt điểm tối đa khi đáp ứng được cả 2 yêu cầu A và B.

2



×