Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn tuyên truyền bảo vệ nguồn nước ở nông thôn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 18 trang )

Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH
HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC.
1. Tên tình huống: Vận dụng kiến thức liên môn (Sinh học, Hóa học,
Toán học, Ngữ văn, Giáo dục công dân) để tuyên truyền ngăn chặn tình trạng
ô nhiễm môi trường nước ở nông thôn hiện nay.
Trên địa bàn nông thôn hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng
trở nên trầm trọng. Chất thải từ sản xuất nông nghiệp, chất thải từ chăn nuôi và
chất thải sinh hoạt không được xử lý đang thải trực tiếp vào môi trường đã và
đang làm cho môi trường ô nhiễm mà đặc biệt là môi trường nước ô nhiễm
nghiêm trọng,…đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ của con người. Bởi vậy tìm hiểu
nguyên nhân, tác hại của tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở nông thôn để từ
đó có những giải pháp bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói
riêng khỏi bị ô nhiễm là việc làm cần thiết và cấp bách.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Bằng kiến thức các bộ môn: Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý, Văn
học….Giúp cho các bạn học sinh và mọi người thấy được tình trạng ô nhiễm
môi trường nước ở nông thôn hiện nay cũng như ảnh hưởng tiêu cực của nó đến
đời sống và sức khỏe của mỗi người.
- Tuyên truyền cho mỗi học sinh nói riêng và mọi người trong cộng đồng
hiểu và có ý thức bảo vệ nguồn nước. Bảo vệ cho môi trường sống trong sạch,
giúp bảo vệ sức khoẻ con người.
- Có ý thức hạn chế ô nhiễm nước ở khu vực sinh hoạt công cộng: khu
dân cư, trong trường học...Hình thành tính tự giác trong học tập, bước đầu hình
thành các thao tác tư duy nghiên cứu khoa học:kĩ năng quan sát, kĩ năng thu thập
và xử lý thông tin, hợp tác nhóm trình bày một vấn đề… Thúc đẩy việc gắn kiến
thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh
phương châm "học đi đôi với hành". Thực hiện mục tiêu học tập của học sinh


chúng ta là sau khi học xong chuẩn đầu ra không chỉ là kiến thức mà cái quan
trọng nhất là ta biết làm được những gì hay nói một cách khác là giúp chúng ta
cách xử lí một vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
/>
1


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường nước từ chất thải sản xuất nông
nghiệp, chất thải từ chăn nuôi và chất thải sinh hoạt ở địa bàn xã, để nghiên cứu
và giải quyết tình huống này em tìm hiểu và thấy có thể vận dụng nhiều kiến
thức các môn học trong nhà trường, cụ thể là:
Môn Sinh học: Sự ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến cơ thể và tuổi thọ
của mỗi người và thấy được sự ảnh hưởng nghiêm trọng của các chất độc hại ở
trong nước.
Môn Hóa học: Thấy được sự ảnh hưởng nghiêm trọng của các chất độc có
trong chất thải sản xuất nông nghiệp, chất thải từ chăn nuôi và chất thải sinh
hoạt.
Môn Giáo dục công dân: Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân và
học sinh về bảo vệ môi trường.
Môn Ngữ Văn: Sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho đề tài.
Môn Toán Học: Thống kê số liệu về tình hình người mắc bệnh do ô nhiễm
nguồn nước.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
4.1. Khảo sát tìm hiểu thực tế:
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước ở nông thôn.

Nguyên nhân tự nhiên: Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng
nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước. Ô nhiễm nước do mưa, tuyết
tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả
xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy
thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước
ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ
trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và
cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.
Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc
do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công
trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất.
Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước
ví dụ như: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm. nước lấy từ lòng đất
thường chứa nhiều canxi…

/>
2


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

Hình ảnh ô nhiễm nguồn nước do lũ lụt tháng 10 năm 2017 Tại Thanh
Hóa.
Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn hiện nay đang trở thành vấn đề nổi
cộm nhận được nhiều sự quan tâm, ưu tiên giải quyết của chính quyền địa
phương. Lượng chất thải rắn từ sinh hoạt nông thôn ngày ngày phát sinh nhiều,
đa dạng về thành phần và tính chất độc hại và đang gây nhiều tác động tiêu cực
đến môi trường. Theo ước tính, mỗi năm sinh hoạt nông thôn thải ra môi trường

trên 10 triệu tấn, đa số trong số rác thải này chưa được thu gom và xử lý đúng
quy định. Cùng với các loại chất thải khác từ trồng trọt, chăn nuôi, ảnh hưởng
của chất thải từ sinh hoạt nông thôn đến môi trường, hoạt động sản xuất và cảnh
quan nông thôn ngày càng nghiêm trọng đòi hỏi phải có các giảm pháp quản lý
phù hợp.
Hiện nay, một số địa phương đã áp dụng các biện pháp thu gom rác thải sinh hoạt
nhưng với quy mô nhỏ theo hình thức tổ, đội thu gom, phần lớn do hợp tác xã tự tổ chức thu
gom, phương tiện thu gom còn rất thô sơ với các xe cải tiến chuyên chở về nơi tập trung rác
chật hẹp, không hợp vệ sinh, chưa có biện pháp xử lý. Hoạt động thu gom tại điạ phương
không diễn ra hằng ngày mà thường theo tuần, tháng hoặc định kỳ dọn vệ sinh của xã nên
chưa đáp ứng được nhu cầu thu gom, rác thải vẫn tràn ngập ở các đường làng, ngõ xóm, ao,
hồ…

/>
3


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

Hình ảnh rác thải rắn thải ra ao, hồ gây ô nhiễm nguồn nước.
.

Chất thải công nghiệp thải trực tiếp ra sông gây ô nhiễm nguồn nước.
b. Nguyên nhân nhân tạo
Hiện tại hoạt động của con người đang là nguyên nhân chính gây suy
giảm chất lượng nguồn nước. Có thể xếp thành các nguyên nhân sau:
* Do các chất thải từ sinh hoạt, y tế
Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt thải ra môi trường mà
không qua xử lý bên cạnh đó dân số ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải

sinh hoạt cũng tăng theo. Ở Việt Nam với mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa
nước ta vào hàng thứ 12 trong các quốc gia có dân số đông nhất Thế giới. Trong
vòng hơn 50 năm gần đây (1960- 2013), dân số nước ta tăng gần 4 lần từ 30,172
triệu người lên 90 triệu người. Dân số tăng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và
phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường nước
cũng tăng lên.
/>
4


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

Hình ảnh rác thải y tế ở các bệnh viện gây ô nhiễm nguồn nước
Nước thải sinh hoạt (Domestic wastewater): là nước thải
phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan
trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh
của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là
các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein,
dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn. Tùy theo
mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các
chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác
nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải
lượng thải càng cao.

Hình ảnh rác thải y tế ở các bệnh viện gây ô nhiễm nguồn nước
/>
5



Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

Hình ảnh rác thải sinh hoạt kênh, mương

Hình ảnh rác thải sinh hoạt tràn ngập trên bờ kênh
* Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp quá mức
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa
không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp
khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất
hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử
dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor... Trong
quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao
động.

/>
6


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan
trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn
dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.
Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử
dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt... Đa số vỏ chai
thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán

phế liệu...

Hình ảnh vỏ thuốc trừ sâu vứt bừa bãi gây ô nhiễm nguồn nước.
4.2. Vận dụng kiến thức các môn học giải thích hậu quả của sự ô nhiễm
nguồn nước:
Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người:
Do kim loại trong nước: Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết
cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần
tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây
ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn là nó là
nguyên nhân gây nên những làng ung thư. Tùy theo mức độ nhiễm độc có thể
gây ra những tai biến như đau bụng chì, đường viền đen Burton ở lợi, đau khớp,
viêm thận, cao huyết áp vĩnh viễn, liệt, tai biến lão nếu nặng có thể gây tử vong.
Hầu hết nhạy cảm với chì là trẻ em, đặc biệt là trẻ em mới tập đi, trẻ sơ sinh và
bào thai.
Trong nước nhiễm thủy ngân: Thủy ngân vô cơ chủ yếu ảnh hưởng đến
thận, trong khi đó methyl thủy ngân ảnh hưởng chính đến hệ thần kinh trung
ương. Sau khi bị nhiễm độc người bệnh dễ cáu gắt, kích thích, xúc động, rối

/>
7


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

loạn tiêu hóa rối loạn thần kinh, viêm lợi, rung những bệnh bột phát ngứa viêm
da, lở loét. chân tay bị liệt hoặc run lẩy bẩy, tai điếc, mắt mờ, nói lắp bắp...
Trong nhiều năm qua chất thải ô nhiễm từ khu công nghiệp đã gây ra hiện
tượng cá chết, vịt chết, cây cỏ biến đổi màu, cá sấu chết, kiến chết hàng loạt …

Nguồn nước ô nhiễm cũng làm giảm thiểu năng suất cây trồng, có những khu
đất phải bỏ không vì ô nhiễm quá nặng.
Theo thống kê của Bộ Y tế cho thấy, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền
nhiễm có nguyên nhân liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm. Điển hình là bệnh
tiêu chảy cấp, dịch tả, thương hàn, đau mắt đỏ, các bệnh về đường tiêu hóa,
viêm gan A, viêm não, ung thư…Tại một số địa phương Việt Nam, khi quan sát
các trường hợp ung thư, viêm nhiễm phụ khoa cho thấy 40 - 50% là do từ sử
dụng nguồn nước ô nhiễm. Theo đánh giá của Bộ Y tế và Bộ TN&MT, trung
bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và
điều kiện vệ sinh kém. Cũng theo đó, hàng năm có khoảng 200.000 trường hợp
mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính là sử
dụng nguồn nước ô nhiễm. Cụ thể:
Ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong nước: Vi sinh vật có hại trong nước như
vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng có nguồn gốc từ chất thải sinh hoạt của con
người và động vật có thể gây ra nhiều bệnh như tả, lỵ, thương hàn, viêm nhiễm
phụ khoa, đau mắt đỏ, rối loạn đường tiêu hóa hay ngộ độc thức ăn, nước
uống…. Đây chính là nguyên nhân lây lan các bệnh nguy hiểm, làm cho bệnh
dịch ngày càng lan rộng.
Ô nhiễm các kim loại nặng trong nước: Các kim loại nặng có trong nước là
cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà
sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con
người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, dị tật bẩm sinh, đẻ non… và
nó có thể là nguyên nhân gây nên những làng ung thư. Các kim loại nặng trong
nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người có thể là Ag, Hg, Pb, Asen, Zn, Cr…

/>
8


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”

---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

Hình ảnh minh họa những bệnh do ô nhiễm nguồn nước gây ra.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Để giải thích được tác hại của tình trạng ô nhiễm môi trường nước,thân em
cần phải nắm rõ các kiến thức liên quan đến các môn học:
Các giải pháp ngăn chặn tác động xấu từ ô nhiễm môi nguồn nước ở nông
thôn:
- Xử lí rác thải sinh hoạt, rác thải rắn
- Xử lí rác thải chăn nuôi
/>
9


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

- Tuyên truyền tập thể.
5.1. Với rác thải sinh hoạt:
Trước hết là các khu dân cư, hộ gia đình có trách nhiệm bảo vệ nguồn
nước: Thu gom vận chuyển chất thải sinh hoạt đến nơi quy định; xả nước thải
vào hệ thống thu gom nước thải; không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn và
tác nhân khác vượt quá quy chuẩn môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng dân cư xung quanh; có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc,
gia cầm bảo đảm vệ sinh. Duy trì thường xuyên các hoạt động phòng ngừa, khắc
phục ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống tại khu dân cư; vận
động, hướng dẫn người dân tổ chức thực hiện tốt phong trào bảo vệ nguồn nước.
Xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường trong khu dân cư, cam kết cùng tham
gia bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư như: Cấm đổ rác, nước thải
không đúng nơi quy định hay các khu vực thường phát sinh các nguồn thải trong

khu dân cư; thường xuyên tuyên truyền, giáo dục để làm thay đổi nhận thức, thái
độ, hành vi, nếp sống thân thiện với môi trường cho người dân.
Đối với chất thải rắn, phải xử lý theo hình thức chôn lấp. Các bãi chôn lấp
chất thải rắn ở xã nông thôn mới không có hệ thống thu gom rác thải chung của
huyện, thành phố phải đáp ứng các yêu cầu như: đảm bảo quy mô sức chứa ít
nhất 10 năm, có hàng rào cách ly với khu dân cư xung quanh; không có hiện
tượng nước chảy tràn ra khỏi khu xử lý…

Ảnh minh họa điểm thu gom rác thải.

/>
10


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

Ảnh minh họa thu gom rác thải trên sông, hồ
Khuyến khích vận động mọi người dân cách phân loại rác thải, xử lý rác
thải gia đình theo từng loại rác nhằm bảo vệ môi trường. Ví dụ như các loại rác
hữu cơ gồm: lá cây, vỏ rau củ, rác sinh hoạt bỏ vào hố chôn để làm phân bón;
rác vô cơ như túi nilon, bao bánh kẹo để đốt; các loại vỏ chai được gom lại để
bán phế liệu; các loại vỏ chai bao đựng thuốc trừ sâu được để xa khu vực dân cư
sinh sống... khuyến khích người dân tham gia chương trình, bên cạnh việc phân
loại rác thải trong gia đình, các loại chai nhựa chai thủy tinh gom lại để bán phế
liệu, số tiền thu được để tiết kiệm (nuôi heo đất), cuối năm số tiền thu được sẽ
gom lại để giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn thôn ,xã.

Ảnh minh họa phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ .
5.2. Với rác thải chăn nuôi:

/>
11


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

Những hộ gia đình chăn nuôi: Nước thải chăn nuôi hộ gia đình phải thu
gom, xử lý bằng các hình thức hầm biogas, hố ga lắng cặn, ao sinh học… trước
khi thải ra hệ thống thoát nước chung của thôn, xã hoặc thải ra môi trường.
Nước thải sinh hoạt phải thu gom, xử lý bằng các hình thức bể tự hoại, hố ga
lắng cặn.
Để xử lý ô nhiễm môi trường nước trong chăn nuôi hiện nay có rất nhiều
công nghệ hiện đại, tùy theo đặc điểm của từng vùng, từng hộ, từng mô hình
chăn nuôi mà các hộ có thể sử dụng các biện pháp xử lý khác nhau như: Quy
hoạch, xây dựng chuồng, trại: Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại, diện tích
chuồng nuôi, mật độ và bố trí, sắp xếp các dãy chuồng nuôi, xây dựng công trình
xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại, trồng cây xanh. Xung quanh khu vực chăn
nuôi tiến hành trồng cây xanh để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng,
ngoài ra cây xanh còn quang hợp hút khí CO 2 và thải khí O2 rất tốt cho môi
trường chăn nuôi. Nên trồng các loại cây như: nhãn, vải, keo dậu, muồng.
Ứng dụng công nghệ khí sinh học (biogas): Hiện nay đã có hàng chục
nghìn công trình khí sinh học đang hoạt động với nhiều kiểu thiết bị khác nhau.
Các chương trình, dự án khuyến nông của Trung ương chưa có mô hình hỗ trợ
cụ thể đối với ứng dụng công nghệ khí sinh học biogas. Tuy nhiên, trong các
hoạt động triển khai, một số dự án đã yêu cầu các hộ tham gia áp dụng biogas
như một tiêu chí ưu tiên hàng đầu. Một số dự án cụ thể như chăn nuôi lợn an
toàn sinh học và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP (thời gian triển khai 2011-2013.

Hình ảnh hầm Biogas giảm lượng rác thải chăn nuôi vào nguồn nước.

Công nghệ ủ phân sinh học trong chăn nuôi: Những lợi ích từ ủ phân sinh
học giúp tận dụng được các phế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi để tạo ra phân
bón tốt cho cây trồng, làm giảm chi phí đầu tư trong trồng trọt như chi phí phân
bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật; tiêu hủy các mầm bệnh có trong phân
/>12


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

chuồng; phân hủy các hợp chất hữu cơ, khó tiêu thành dễ tiêu; làm tăng độ phì
nhiêu của đất và có tác dụng cải tạo đất tốt tránh thải ra môi trường làm ô nhiễm
nguồn nước.
Xử lý nước thải bằng thủy sinh thực vật
Xử lý nước thải bằng tảo Tảo là nhóm vi sinh vật có khả năng quang hợp,
chúng có thể ở dạng đơn bào (vài loài có kích thước nhỏ hơn một số vi khuẩn),
hoặc đa bào (như các loài rong biển, có chiều dài tới vài mét). Các nhà phân loại
thực vật dựa trên các loại sản phẩm mà tảo tổng hợp được và chứa trong tế bào
của chúng, các loại sắc tố của tảo để phân loại chúng. Một số loài tảo tiêu biểu
Tiêu diệt các mầm bệnh. Thông qua việc xử lý nước thải bằng cách nuôi tảo các
mầm bệnh có trong nước thải sẽ bị tiêu diệtdo các yếu tố sau đây: Sự thay đổi
pH trong ngày của ao tảo do ảnh hưởng của quá trình quang hợp; Các độc tố tiết
ra từ tế bào tảo và sự tiếp xúc của các mầm bệnh với bức xạ mặt trời (UV).
Thông thường người ta kết hợp việc xử lý nước thải và sản xuất và thu hoạch tảo
để loại bỏ chất hữu cơ trong nước thải. Do đó việc sử dụng tảo để xử lý nước
thải được coi là một phương pháp hữu hiệu để chuyển đổi năng lượng mặt trời
thành năng lượng của cơ thể sống. Trong các ao nuôi tảo lấy đi các chất hữu cơ
và dinh dưỡng của nước thải chuyển đổi thành các chất dinh dưỡng trong tế bào
tảo qua quá trình quang hợp. Hầu hết các loại nước thải đô thị, nông nghiệp,
phân gia súc đều có thể được xử lý bằng hệ thống ao tảo. Tảo có tốc độ sinh

trưởng nhanh, chịu đựng được các thay đổi của môi trường, có khả năng phát
triển trong nước thải, có giá trị dinh dưỡng và hàm lượng protein cao, do đó
người ta đã lợi dụng các đặc điểm này của tảo để: Xử lý nước thải và tái sử dụng
chất dinh dưỡng
Các yếu tố cần thiết cho quá trình xử lý nước thải bằng tảo Dưỡng chất:
Ammonia là nguồn đạm chính cho tảo tổng hợp nên protein của tế bào thông
qua quá trình quang hợp. Phospho, Magnesium và Potassium cũng là các dưỡng
chất ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo. Tỉ lệ P, Mg và K trong các tế bào tảo là
1,5 : 1 : 0,5. Độ sâu của ao tảo: độ sâu của ao tảo được lựa chọn trên cơ sở tối ưu
hóa khả năng của nguồn sáng trong quá trình tổng hợp của tảo. Theo các cơ sở
lý thuyết thì độ sâu tối đa của ao tảo khoảng 4,5 5 inches (12,5cm). Nhưng
những thí nghiệm trên mô hình cho thấy đ ộ sâu tối ưu nằm trong khoảng 8 10
inches (20 25cm). Tuy nhiên trong thực tế sản xuất, độ sâu của ao tảo nên lớn
hơn 20cm (và nằm trong khoảng 40 50 cm) để tạo thời gian lưu tồn chất thải
trong ao tảo thích hợp và trừ hao thể tích mất đi do cặn lắng.

/>
13


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

Hình ảnh các loại tảo xử lí nước thải làm giảm thiểu ô nhiễm nước.
Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh: rau ngổ, cây bèo lục bình (bèo Nhật
Bản): Nước thải từ các trại chăn nuôi chứa rất nhiều nitrogen, phosphorus và
những hợp chất vô cơ có thể hoà tan được. Rất khó tách những chất thải này
khỏi nước bằng cách quét rửa hay lọc thông thường. Một số loại cây thủy sinh
như bèo lục bình, rau ngổ nước có thể xử lý nước thải, vừa ít tốn kinh phí lại
thân thiện với môi trường.

Cây rau ngổ, cây bèo lục bình (bèo Nhật Bản) là các loại bản địa của vùng
Đông Nam Á, thân và lá của nó có thể ăn sống hoặc chín như một loại rau. Nó
sinh sản theo cách phân chia rễ và sinh trưởng tốt trong môi trường nước nông
cho tới 20cm. Cây bèo lục bình (bèo Nhật Bản) có nguồn gốc Nam Mỹ, sinh
trưởng và phát triển nhanh, khỏe và nổi trên mặt nước.
Nước thải từ các chuồng gia súc trước tiên cho chảy vào bể lắng, để chất
thải rắn lắng xuống đáy. Sau vài ngày cho nước thải trong chảy vào bể mở có
bèo lục bình hoặc cây rau ngổ. Mặt nước trong bể được cây che phủ (mật độ
khoảng 400 cây/bể). Nếu là bèo lục bình, bể có thể làm sâu tùy ý, đối với cây
rau ngổ thì để nước nông một chút, độ sâu bể xử lý khoảng 30cm.

Hình ảnh cây bèo lục bình, cây rau ngổ xử lí nước thải.
/>
14


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

5.3. Tuyên truyền:
Chúng em tuyên truyền cho mọi người hiểu được rằng: Đạo đức là phải có
trách nhiệm bảo vệ nguồn nước - môi trường sống cho chúng ta và cho cả nhân
loại. Tuyệt đối không được vứt rác bừa bãi. Hạn chế việc sử dụng bao bì ni lon
hoặc gói thực phẩm bằng lá, lạt. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải
như chai nhựa, giấy, túi ni lon…gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm
được nguồn tài nguyên. Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa
bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi picnic nên thu
dọn rác sạch sẽ, gọn gang và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng
sông, ao hồ...
Để cải thiện mức độ ô nhiễm nguồn nước nông thôn, biện pháp quan

trọng nhất và mang tính chiến lược là vận động, tuyên truyền cộng đồng để thay
đổi tập quán, thói quen xả rác tùy tiện; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền,
giáo dục về tầm quan trọng của nước sạch trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển
biến và nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh
nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ nguồn nước; xây dựng ý thức sinh thái, làm
cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật
thiết giữa tự nhiên, con người và xã hội.
- Trong nhà trường: Sưu tầm những mẫu chuyện vui về chủ đề qua các
tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể. Tổ chức các buổi lao động tập thể dọn
dẹp cảnh quan trường học, đường làng, ngõ xóm...Hưởng ứng “Ngày thứ bảy
tình nguyện, Ngày chủ nhật xanh”. Chăm sóc bồn hoa cây cảnh. Hưởng ứng
các cuộc thi bảo vệ nguồn nước do cấp trên phát động.

.
Hình ảnh minh họa những ấn phẩm về chủ đề bảo vệ nguồn nước .
/>
15


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

Tranh vẽ theo chủ đề Muzuka - Em yêu nước sạch

Tranh vẽ theo chủ đề Muzuka - Em yêu nước sạch

/>
16



Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

Ảnh: Mít tinh tuyên truyền chủ đề ngày nước thế giới
6. Ý nghĩa việc giải quyết tình huống:
6.1.Thực tiễn đời sống xã hội
Chúng em sẽ luôn rèn luyện cho mình ý thức và thói quen bảo vệ nguồn
nước sạch. Em cùng các bạn sẽ cùng nhau vệ sinh lớp học thật sạch sẽ, luôn vứt
rác đúng nơi quy định để trường lớp luôn sạch đẹp và các bạn học sinh sẽ có
môi trường tốt để học tập. Vào những dịp Tết trồng cây, chúng em sẽ cùng nhau
trồng những loại cây vừa làm bóng mát cho sân trường vừa giúp cho không khí
trong lành. Đồng thời nhắc nhở mọi người có ý thức bảo vệ nguồn nước, không
nên vứt rác vừa bãi và không thải đồ rác, nước thải ra sông hồ gây mất vệ sinh
đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước và không khí nơi chúng ta sinh sống.Với
những hành động nhỏ như vậy, chúng em sẽ cố gắng thực hiện thật tốt và thường
xuyên nhắc nhở mọi người bảo vệ môi trường như bảo vệ cuộc sống của chính
chúng ta.
6.2. Ý nghĩa qua môn học tích hợp
/>17


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

- Điều bổ ích nhất đốivới chúng em là biết vận dụng được kiến thức của
nhiều môn học để giải quyết một tình huống thực tiễn là ô nhiễm nguồn nước
nơi chúng em sinh sống và học tập, và đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường nước ở địa bàn nông thôn hiện nay. Chúng em được củng cố
thêm các kiến thức đã học, thiết lập mối quan hệ giữa các bộ môn, tăng cường
khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu.

- Tăng khả năng liên kết giữa các bộ môn, giảm được thiên hướng học
lệch, quá coi trọng hoặc thờ ơ với bộ môn nào đó.
- Qua đây chúng em được trải nghiệm trong thực tế, gắn lí thuyết với thực
hành, giúp việc chiếm lĩnh kiến thức sâu hơn, kiểm chứng qua thực tế để soi
sáng lý thuyết. Ngoài ra còn giúp chúng em đóng góp phần nhỏ bé vào việc
thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục bảo vệ môi
trường.
-Tạo cho chúng em có cơ hội để rèn cách làm việc khoa học, tạo được
hứng thú, phát huy năng lực và sở trường của mỗi cá nhân. Đồng thời hình thành
được rất nhiều các kĩ năng như kĩnăng quan sát, thu thập số liệu và xử lý số liệu,
đo đạc, phân loại hay mối quan hệ, tìm kiếm mối quan hệ, tính toán. Đặc biệt là
hình thành cho chúng em năng lực giải quyết vấn đề và thấy mình như một nhà
nghiên cứu khoa học. Qua tham gia cuộc thi giúp chúng em và các bạn hiểu quá
trình học một cách mở và rộng hơn hoàn toàn không chỉ bó hẹp trong sách vở,
lớp học mà quan trọng là học từ thực tiễn cuộc sống.
Ngày 01 tháng 12 năm 2017
Học sinh

Lê Thị Ngọc Anh

/>
18



×