Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Quản lý thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố bắc giang (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.36 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

VI XUÂN BẮC

QUẢN LÝ THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

VI XUÂN BẮC
KHÓA: 2016-2018

QUẢN LÝ THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG

Chuyên nghành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ANH TUẤN

Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Để
hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trong trường cùng
một số cá nhân, đoàn thể khác.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo - Tiến sỹ Trần
Anh Tuấn đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn của mình.

Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, những
người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những
năm học vừa qua.
Cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo
sau đại học, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, đã tạo điều kiện cho tôi trong
quá trình học tập hoàn thành khóa học.
Qua đây, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các vị lãnh đạo của Công ty cổ
phần quản lý công trình đô thị Bắc giang, đã tạo điều kiện hết sức giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Bắc Giang, ngày

tháng 3 năm 2018


Vi Xuân Bắc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vi Xuân Bắc


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu
Danh mục hình, sơ đồ
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
* Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
* Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................................................... 2
* Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 3
* Các khái niệm khoa học liên quan đến luận văn ......................................... 3
* Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 4
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU GOM, VẬN
CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG ............ 5
1.1. Giới thiệu chung về thành phố Bắc Giang .......................................... 5
1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................ 5
1.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội ....................................................................... 8
1.1.4. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ................................................. 14
1.2. Thực trạng về phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Bắc
Giang ........................................................................................................... 18
1.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ............................................. 18


1.2.2. Khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ..................................... 18
1.2.3. Thành phần chất thải rắn .................................................................... 19
1.3. Thực trạng công tác quản lý, thực hiện thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt tại thành phố Bắc Giang ............................................. 20
1.3.1. Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý thải rắn sinh hoạt tại
thành phố Bắc Giang ................................................................................... 20
1.3.2. Thực trạng quản lý thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại
thành phố Bắc Giang ................................................................................... 25
1.3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt tại thành phố Bắc Giang ....................................................................... 29
1.3.4. Vấn đề xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt.... .......................................................................................................... 39
1.4. Đánh giá chung ................................................................................... 39
1.4.1 Đối với công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt............. 40
1.4.2. Đối với công tác thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt...... ........................................................................................................ 41
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CứU CƠ Sở KHOA HọC QUảN LÝ THU GOM,
VậN CHUYểN CHấT THảI RắN SINH HOạT VÀ THựC Tế CủA MộT

Số THÀNH PHố TRONG VÀ NGOÀI NƯớC......................................... 44
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 44
2.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ............................................. 44
2.1.2. Thành phần và tính chất CTRSH trong đô thị .................................... 44
2.1.3. Chỉ tiêu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ............................................ 51
2.1.4. Vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường .................................. 51
2.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................... 53
2.2.1. Các văn bản pháp lý do Nhà nước ban hành ...................................... 53
2.2.2. Các văn bản pháp lý do địa phương ban hành ................................... 55


2.2.3. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn khác có liên quan .................................... 55
2.2.4. Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đô thị đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2050 ...................................................................... 56
2.3. Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố Bắc
Giang ........................................................................................................... 58
2.3.1. Cơ sở dự báo ...................................................................................... 58
2.3.2. Phương pháp dự báo .......................................................................... 59
2.4. Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 61
2.4.1. Kinh nghiệm thực tiễn trong nước ..................................................... 61
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ở
một số đô thị trên Thế giới........................................................................... 65
2.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra................................................................. 68
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG ................................................. 70
3.1. Nhóm giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu
gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Bắc Giang ....... 70
3.1.1. Triển khai nhân rộng công tác phân loại rác thải tại nguồn ............... 70
3.1.2. Nâng cao năng lực thu gom và vận chuyển rác thải ........................... 71

3.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, thể chế pháp lý .................... 75
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách ............................................................ 75
3.2.2. Hoàn thiện thể chế pháp lý................................................................. 76
3.2.3. Giải pháp về công tác tổ chức quản lý ............................................... 78
3.4. Nhóm giải pháp về tài chính .............................................................. 82
3.4.1. Đối với UBND Thành phố Bắc Giang ............................................... 82
3.4.2. Đối với Công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang .......... 83


3.5. Nhóm giải pháp xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển chất thải
rắn sinh hoạt............................................................................................... 84
3.6. Nhóm giải pháp tuyên truyền và giáo dục ........................................ 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 87
1. Kết luận .................................................................................................. 87
2. Kiến nghị ................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BTC

Bộ Tài Chính

BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường


BVMT

Bảo vệ môi trường

BXD

Bộ Xây dựng

CPQLCT

Cổ phần Quản lý công trình

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

Kg

Ki lô gam

Km

Ki lô mét

Km2


Ki lô mét vuông

MTV

Một thành viên

m

Mét

m2

Mét vuông

m3

Mét khối

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

QCXDVN

Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TT

Thông tư

TTg

Thủ tướng

TW

Trung Ương

UBND

Ủy ban nhân dân



DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 1.1.

Vị trí địa lý thành phố Bắc Giang

05

Hình 1.2.

Địa hình thành phố Bắc Giang

06

Hình 1.3.

Lược đồ khí hậu

07

Hình 1.4.

Các sông ngòi lớn

08


Hình 1.5.

Bản đồ phân bố dân cư

10

Hình 1.6.

Hệ thống đường sông

15

Hình 1.7.

Hệ thống giao thông đường bộ

17

Hình 1.8.

Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại thành phố Bắc Giang

19

Hình 1.9.

Thành phần CTR sinh hoạt thành phố Bắc Giang

19


Hình 1.10.

Thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ hộ dân

22

Hình 1.11.

Khu xử lý CTR Đa Mai, TP. Bắc Giang

25

hình

(Khu chôn lấp, Đất dự trữ, hồ sinh học)
Hình 1.12.

Vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

38

Hình 1.13.

Thùng rác bị hỏng

41

Hình 1.14.


Công tác thu gom rác gây mất an toàn giao thông

42

Hình 1.15. Xe rác chưa được đổ gây mất mỹ quan tại các khu đô thị

42

Sơ đồ 1.1. Mô hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại

24

thành phố Bắc Giang
Sơ đồ 1.2. Hệ thống quản lý nhà nước về thu gom, vận chuyển chất

28

thải rắn sinh hoạt tại thành phố Bắc Giang
Sơ đồ 1.3. Mô hình tổ chức của Công ty CP QLCT đô thị Bắc Giang

31


Sơ đồ 3.1.

Hệ thống quản lý nhà nước về thu gom, vận chuyển
CTRSH tại thành phố Bắc Giang sau điều chỉnh

Sơ đồ 3.1. Hệ thống quản lý nhà nước về thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt tại thành phố Bắc Giang sau điều

chỉnh


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng,

Tên bảng, biểu

Trang

Qui mô dân số theo cơ cấu tổ chức hành chính

8

biểu
Bảng 1.1.

TP. Bắc Giang
Bảng 1.2.

Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty CPQLCT

34

đô thị Bắc Giang
Bảng 1.3.

Năng lực thiết bị của Công ty CPQLCT đô thị

35


Bắc Giang
Bảng 1.4.

Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP

37

QLCT đô thị Bắc Giang
Bảng 1.5.

Khối lượng thu gom qua các năm

38

Bảng 2.1.

Tổng hợp thành phần CTRSH

45

Bảng 2.2.

Tổng hợp thành phần hóa học CTRSH

48

Bảng 2.3.

Tiêu chuẩn phát sinh và tỷ lệ thu gom chất thải


51

rắn sinh hoạt đô thị
Bảng 2.4.

Các chỉ tiêu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

59

Bảng 2.5.

Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại

60

thành phố Bắc Giang đến năm 2030
Bảng 3.1.

Nguồn phát sinh và các thiết bị thu gom tại chỗ

73

Bảng 3.2.

Đề xuất số lượng phương tiện thu gom, vận
chuyển bổ sung

74



1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay đang là một thách thức
lớn không chỉ đối với nước ta mà trên toàn thế giới, tình trạng ô nhiễm môi
trường ngày càng gia tăng và là thách thức, không chỉ làm suy giảm chất
lượng môi trường sống mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
Xác định bảo vệ môi trường là nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi gia
đình và của mỗi người, đồng thời là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của toàn
Đảng và toàn xã hội. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách
bảo vệ môi trường đặc biệt là trong công tác quản lý thu gom, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội phục vụ cộng
đồng.
Thành phố Bắc Giang với vị trí thuận lợi về giao thông, cách thủ đô Hà
Nội 50 km về phía Bắc, ở vị trí trung lộ trên tuyến giao thông huyết mạch
chiến lược (gồm đường bộ, đường sắt liên vận quốc tế) nối Thủ đô Hà Nội với
thành phố Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng. Được xác định là vị trí
đầu mối giao thông cấp liên vùng quan trọng: Nằm cận kề vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, có hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ 1A cũ và mới, 31, 37,
tỉnh lộ 398, 293…; có tuyến đường sắt thông qua ga Bắc Giang: Hà Nội Lạng Sơn, Hà Nội - Kép - Thái Nguyên...; có tuyến đường sông nối thành phố
với các trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch lớn như Phả Lại, Côn Sơn
- Kiếp Bạc, Yên Tử, Hải Phòng; tiếp cận thuận lợi với cảng hàng không quốc
tế Nội Bài, cảng nội địa Gia Lâm, cảng nước sâu Cái Lân, cảng Hải Phòng và
các cửa khẩu quốc tế trên biên giới Lạng Sơn.
Trong những năm qua cùng với sự hội nhập và phát triển của cả nước,
thành phố Bắc Giang có những bước chuyển mình đáng kể, thành phố đã có
những điều chỉnh về cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch



2

vụ, tốc độ đô thị hóa nhanh, hàng loạt các khu đô thị mới hình thành trên địa
bàn kéo theo sự gia tăng dân số cơ học khiến nảy sinh nhiều vấn đề về môi
trường nhất là về vấn đề chất thải rắn đặc biệt là rác thải sinh hoạt. Bên cạnh
đó là rất nhiều phương tiện vận tải chở vật liệu xây dựng phục vụ nội, ngoại
thị chạy qua không được che chắn đảm bảo, làm rơi vãi gây bụi bẩn và mất
mỹ quan đô thị ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Chính vì vậy đề tài “Quản lý thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt tại thành phố Bắc Giang” là thực sự cần thiết góp phần xây dựng thành
phố Bắc Giang “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”.
* Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt tại thành phố Bắc Giang, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động của đơn vị quản lý, thực hiện thu gom, vận chuyển tại thành phố Bắc Giang.
* Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Tại thành phố Bắc Giang.
+ Về thời gian: đến năm 2030.
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt.
* Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra khảo sát, phỏng vấn, thu thập tài liệu, số liệu.
- Thống kê, thu thập thông tin.
- Tổng hợp và phân tích.
- So sánh, đối chiếu.
- Kế thừa có chọn lọc một số kết quả, tài liệu từ các công trình nghiên
cứu, dự án đã thực hiện.
- Phương pháp chuyên gia.



3

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu
gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Bắc Giang là tài tiêu
tham khảo trong học tập, nghiện cứu các giải pháp quản lý CTRSH đô thị.
- Ý nghĩa thực tiễn: Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu
gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Bắc Giang và có thể
đúc rút kinh nghiệm, nhân rộng đối với các đô thị của tỉnh Bắc Giang và các
đô thị có điều kiện tương đồng.
* Các khái niệm khoa học liên quan đến luận văn
Chất thải:
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, chất thải là vật chất được thải ra từ
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Chất thải rắn sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt (viết tắt là: CTRSH) hay còn gọi rác sinh hoạt:
là chất thải rắn phát sinh trong quá trình sinh hoạt thường ngày của con người.
Quản lý chất thải rắn:
Quản lý chất thải là các hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá
trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, thải bỏ, tiêu hủy
chất thải.
Thu gom chất thải rắn:
Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu trữ tạm thời CTR tại
nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chấp thuận.
Lưu trữ tạm thời chất thải rắn:
Là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ
quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển xử lý.

Vận chuyển chất thải rắn:


4

Là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung
chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp CTR cuối cùng.
Xử lý chất thải rắn:
Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại
bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR; thu hồi, tái
chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR.
Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh:
Là hoạt động chôn lấp phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về
bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh.
Xã hội hóa công tác chất thải rắn sinh hoạt:
Là sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức quần chúng, các
hiệp hội nghề nghiệp ... vào các hoạt động quản lý CTRSH như phân loại, thu
gom, vận chuyển và xử lý.
* Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương I: Thực trạng công tác quản lý thu gom, vận chuyển chất thải
rắn sinh hoạt tại thành phố Bắc Giang.
- Chương II: Nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý thu gom, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt và thực tế của một số thành phố trong và ngoài nước.
- Chương III: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu
gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Bắc Giang


THÔNG BÁO

Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thành phố Bắc Giang với sự phát triển khá nhanh nhưng chưa đạt được
tính bền vững, gây ra tình trạng môi trường khu vực ngày càng bị ô nhiễm
trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm do chất thải rắn và còn những bất cập, những
tồn tại khiến cho công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn thành phố Bắc Giang đạt kết quả chưa cao. Vì vậy, việc nghiên cứu nâng
cao hiệu quả công tác quản lý thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại
thành phố Bắc Giang là cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
Công tác quản lý thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại thành
phố Bắc Giang hiện nay đạt kết quả chưa cao, do vẫn còn nhiều khó khăn:
khó khăn do kinh phí Ngân sách nhà nước phục vụ công tác môi trường còn
nhiều hạn chế; thiếu hụt đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân lao
động có trình độ; khó khăn trong việc triển khai nhân rộng công tác xã hội
hóa công tác thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt; công tác phân loại rác
tại nguồn;
Tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu quản lý thu
gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Bắc Giang bao gồm cơ

sở lý luận (nguồn phát sinh CTR sinh hoạt đô thị); nội dung và lợi ích của xã
hội hóa công tác bảo vệ môi trường; vai trò và đặc điểm của công tác quản lý
thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Bắc Giang; yêu cầu
kỹ thuật trong công tác quản lý thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt),
cơ sở pháp lý (các văn bản pháp lý do nhà nước ban hành, địa phương ban
hành; các quy chuẩn tiêu chuẩn; chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp
CTR đô thị đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; định hướng phát triển
kinh tế - xã hội - môi trường của thành phố Bắc Giang), dự báo lượng CTR
sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Bắc Giang, kinh nghiệm về tổ chức


88

quản lý thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại một số tỉnh, thành phố
trong nước (Đà Nẵng, Ninh Thuận) và trên thế giới (Hàn Quốc, Philippin).
Luận văn đã đưa ra một số giải pháp:
(1) Giải pháp kỹ thuật
Trong đó có những giải pháp cụ thể cho công tác thu gom và vận
chuyển rác thải; triển trai nhân rộng công tác phân loại rác tại nguồn.
(2) Giải pháp về cơ chế chính sách và thể chế pháp lý:
Đề xuất hoàn thiện một số chính sách khuyến khích thực hiện và những
thay đổi trong thể chế pháp lý cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
(3) Giải pháp về công tác tổ chức quản lý
Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám sát của Phòng
QLĐT thành phố Bắc Giang và điều chỉnh mô hình tổ chức của Công ty cho
phù hợp, tránh chồng chéo dẫn đến hiệu quả không cao.
(4) Giải pháp về tài chính
Đưa ra một số giải pháp làm tăng nguồn thu cho Công ty để tạo nguồn
kinh phí trang bị thêm máy móc thiết bị phục vụ công tác vệ sinh môi trường
và tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước.

(5) Xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt nhằm lôi kéo các tầng lớp nhân dân, các thành phần, các tổ chức trong xã
hội cùng tham gia công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
(6) Công tác tuyên truyền giáo dục
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan đoàn thể
tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia vào công tác phân loại, thu
gom, giảm thiểu và tái sử dụng rác thải, chất thải. Nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường và quản lý chất thải rắn trong mọi tầng lớp nhân dân và các ban ngành
đoàn thể, các đơn vị đóng trên địa bàn.


89

Với các đề xuất trên và hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt tại thành phố Bắc Giang, tác giả kiến nghị ưu tiên thực hiện
ngay và triệt để giải pháp phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn nhằm hạn chế
CTR sinh hoạt phát sinh hàng ngày. Từ đó cải tiến hệ thống thu gom vận
chuyển trên toàn bộ địa bàn thành phố với sự tham gia của người dân và các
thành phần kinh tế.
2. Kiến nghị
(1) Đối với UBND thành phố Bắc Giang:
- Khuyến khích các thành phần kinh tế và cư dân đầu tư vào lĩnh vực
thu gom, vận chuyển, xứ lý CTR như ưu đãi về thuế (thậm chí miễn thuế
trong một số năm đầu hoạt động), cho vay vốn lãi suất thấp, cho mượn hoặc
cho thuê mặt bằng với giá thấp, ...
- UBND thành phố Bắc Giang cần ưu tiên bố trí kinh phí để đầu tư
thêm các nhà vệ sinh công cộng và các thùng rác có nắp đậy và thân thiện với
môi trường để thay thế các loại xe 3 bánh đang dùng hiện nay không phù hợp.
- UBND thành phố Bắc Giang xem xét đề xuất với Hội đồng nhân dân

Tỉnh Bắc Giang nâng mức thu phí vệ sinh môi trường cho phù hợp để bù đắp
chi phí cho công tác thu gom ngõ xóm bằng thủ công trên địa bàn thành phố
Bắc Giang.
- Đề nghị UBND thành phố Bắc Giang có chính sách hỗ trợ để nhân
rộng mô hình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn các phường có hiệu quả.
- UBND thành phố Bắc Giang phải chú ý quan tâm hơn nữa đến vấn đề
quản lý CTR cũng như bảo vệ môi trường trên địa bàn. Cần phối hợp chặt chẽ
với Công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang trong công tác quản
lý CTR sinh hoạt và bảo vệ môi trường trên địa bàn, phải thành lập các tổ, các
nhóm thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình môi trường và thường xuyên
phải có sự kiểm tra chéo giữa các tổ để phát hiện để phê bình, chấn chỉnh


90

những việc làm chưa tốt và tuyên dương, khen thưởng tổ, nhóm hoàn thành
tốt nhiệm vụ của mình. Và quan trọng là phải có những biện pháp xử lý đối
với các hành vi không nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của thành phố
Bắc Giang và có hành vi xả rác bừa bãi ra môi trường đặc biệt là các khu vực
công cộng.
- Đề nghị các Phòng ban chức năng: Phòng Tài nguyên môi trường,
Quản lý đô thị, Tài chính và Trung tâm văn hóa thành phố, Báo Bắc Giang có
các hình thức tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của người dân trong
công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác vệ sinh môi trường nói
riêng.
- Đề nghị UBND các phường trên địa bàn xem xét thành lập các Tổ thu
gom rác thải, phế thải, từng bước xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và
xử lý rác thải, phế thải góp phần tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước. Các
phường lập bản cam kết với Công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc
Giang không xả rác bừa bãi, không được hình thành các điểm tập kết rác mới.

(2) Đối với Công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang
- Phải cam kết thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện công tác thu
gom một cách đều đặn, đúng giờ, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, đồng
thời tạo mối quan hệ gắn bó với người dân - những người trực tiếp sử dụng
dịch vụ của Công ty.
Quản lý thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt là lĩnh vực rất rộng
lớn, liên quan đến nhiều cơ chế, chính sách, các cơ quan ban, ngành và trong
từng giai đoạn nhất định. Việc đi sâu nghiên cứu vấn đề này đòi hỏi nhiều
thời gian, trình độ và công sức. Để thực hiện tốt công tác này cần tiếp tục đi
sâu nghiên cứu những nội dung sau:
- Hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm tạo ra mô hình quản lý có
hiệu quả nhất trong điều kiện hiện nay của nước ta.


91

- Áp dụng các công nghệ tiên tiến vào cuộc sống nhằm hạn chế tối đa
chất thải rắn sinh hoạt.
- Mô hình xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh
hoạt trong điều kiện hiện nay.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Chi cục thống kê thành phố Bắc Giang (2017), Niên giám thống kê thành
phố Bắc Giang năm 2016.

2.


Công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang (2017), Hồ sơ giới
thiệu năng lực.

3.

Công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang (2014, 2015, 2016),
Báo cáo thường niên.

4.

Lê Cường (2011), Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông Thành phố Hà Nội theo hướng xã hội hóa, Luận văn thạc sỹ Quản lý đô thị,
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

5.

Dự án cộng đồng Châu Âu: Hợp tác vì quản trị dân chủ địa phương tại
Đông - Nam Á (2011), Mô hình thực tiễn tốt từ thành phố Marikina Philippines: Dự án tiết kiệm sinh thái, Báo cáo của nhóm chuyên gia môi
trường của dự án.

6.

Thành Duy (2014), Kinh nghiệm từ Hàn Quốc, Báo điện tử Nghệ An.

7.

Cù Huy Đấu, Trần Thị Hường (2009), Quản lý chất thải rắn đô thị, NXB
Xây Dựng.

8.


Nguyễn Viết Định (2013), "Quản lý chất thải rắn tại các đô thị ở Việt
Nam", Tạp chí khoa học kiến trúc & xây dựng, Trường đại học kiến trúc Hà
Nội (Số 12), trang 60÷63.

9.

Phạm Ngọc Đăng (2004), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp,
NXB Xây dựng.

10. Phạm Văn Hậu (2012), "Một số kinh nghiệm về thu gom và xử lý rác thải
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận", Tham luận tại Hội nghị triển khai kế hoạch
công tác năm 2012 ngành Xây dựng.


11. Phạm Văn Hậu (2012), "Một số kinh nghiệm về thu gom và xử lý rác thải
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận", Tham luận tại Hội nghị triển khai kế hoạch
công tác năm 2012 ngành Xây dựng.
12. Lê Văn Khoa (2010), Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và
tái sử dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ỏ các đô
thị, Trường Đại học khoa học Tự nhiên- ĐHQGHN.
13. Lê Huỳnh Mai, Nguyễn Minh Phong (2008), "Kinh nghiệm quốc tế trong
công tác thu gom, xử lý rác thải đô thị", Tạp chí Quản lý kinh tế, (số 18),
trang 55÷58.
14. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý
chất thải rắn - Chất thải rắn đô thị, NXB Xây dựng.
15. Nguyễn Văn Phước (2008), Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB
Xây dựng.
16. Nguyễn Lâm Quảng (2010), "Một số kinh nghiệm thế giới về quản lý môi
trường đô thị áp dụng tại Việt Nam", Tạp chí khoa học kiến trúc & xây
dựng, Trường đại học kiến trúc Hà Nội (Số 1), trang 62÷66.

17. Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Công tác
quản lý lực lượng thu gom rác dân lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, Phòng quản lý chất thải rắn.
18. Lê Minh Toàn (2010), Một số vấn đề sử dụng ngân sách trong công tác
quản lý môi trường, Kỷ yếu hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ III-2010.
19. UBND tỉnh Bắc Giang (2014), Thuyết minh điều chỉnh quy hoạch chung
tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
20. Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị:
UBND tỉnh Bắc Giang: www.bacgiang.gov.vn


UBND thành phố Bắc Giang: bacgiangcity.gov.vn
Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang: tnmtbacgiang.gov.vn
Và một số website khác.


×