Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn tuyên truyền bảo vệ nguồn tài nguyên nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 18 trang )

Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH
HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC.
1. Tên tình huống: Vận dụng kiến thức liên môn (Sinh học, Hóa học,
Địa lý, Công nghệ, Giáo dục công dân) để tuyên truyền các giải pháp bảo vệ
nguồn tài nguyên nước.
Nước là tài nguyên, vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật
trên trái đất. Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất
mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà
khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự
sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước. Song
nguồn tài nguyên nước hiện nay đang bị cạn kiệt và ô nhiễm trầm trọng. Chất
thải từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, chất thải từ chăn nuôi và chất thải
sinh hoạt không được xử lý đang thải trực tiếp vào môi trường đã và đang làm
cho môi trường ô nhiễm mà đặc biệt là môi trường nước ô nhiễm nghiêm trọng,
…đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ của con người. Chính vì vậy, việc bảo vệ tài
nguyên nước đang trở thành vấn đề lớn của cộng đồng, của cả thế giới, trong đó
mỗi người dân cần ý thức được rằng: tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên nước không chỉ là tiết kiệm tiền mà còn bảo vệ được cuộc sống của
chính mình...
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Hiện nay, môi trường nước đang bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Chất thải
từ các nhà máy, từ sản xuất nông nghiệp, chất thải từ chăn nuôi và chất thải sinh
hoạt không được xử lý đang thải trực tiếp vào môi trường đã làm
cho môi trường ô nhiễm mà đặc biệt là môi trường nước ô
nhiễm nghiêm trọng:

Chất thải công nghiệp thải trực tiếp ra sông gây ô nhiễm nguồn nước.



/>
1


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

Ảnh minh họa: Rác thải đổ bừa bãi gây hôi thối ô nhiễm môi trường nước

Hình ảnh vỏ thuốc trừ sâu vứt bừa bãi gây ô nhiễm nguồn nước.
Môi trường nước ô nhiễm đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của
của con người và sinh vật trên trái đất. Gây ra hậu quả khó lường,…

Ảnh minh hóa: Nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm gây ra bệnh tật ở con người
.

/>
2


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

Ảnh minh họa: Nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm gây ra bệnh tật ở con người
.

Ảnh minh họa: Cá chết hàng loạt do nước ao, hồ ô nhiễm
Xuất phát từ thực tiễn cấp bách cần phải chung tay bảo vệ nguồn nước nên
em muốn gửi tới tất cả mọi người thông điệp: “Bảo vệ môi trường nước là bảo

vệ chính cuộc sống của chúng ta”. Qua đây em sẽ:
- Giúp mọi người nhận thức rõ vai trò của nguồn tài nguyên Nước đối với
sự sống trên trái đất nói chung và của con người.
- Việc rèn kĩ năng sống cho tất cả các bạn học sinh trong đó có việc sử
dụng nguồn nước hợp lí là vấn đề quan trọng, thiết thực. Xuất phát là học sinh
chúng ta sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực tạo những ảnh hưởng tốt
đến tất cả bà con lối xóm, đến tất cả những người thân trong gia đình, cùng nhau
/>
3


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

bảo vệ nguồn nước hiện có và biết cách sử dụng một cách hợp lí nhất để hạn chế
gây ô nhiễm nguồn nước.
- Với riêng chúng em, khi giải quyết tình huống này, chúng em sẽ tìm hiểu
được sâu hơn về kiến thức các môn học: Môi trường, Sinh học, Hóa học, Công
nghệ, Địa lí, Công dân….Và từ đó các em tăng thêm kiến thức của mình và biết
vận dụng các hiểu biểt đó vào cuộc sống hằng ngày của mình và cộng đồng
xung quanh mình.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên
trái đất. Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều hơn tài nguyên nước.
Lượng nước ngầm khai thác trên thế giới năm 1990 gấp 30 lần năm 1960 dẫn
đến nguy cơ suy giảm trữ lượng nước sạch, gây ra các thay đổi lớn về cân bằng
nước. Nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Ô nhiễm
nước mặt, nước ngầm, nước biển bởi các tác nhân như NO 3, P, thuốc trừ sâu và
hoá chất, kim loại nặng, các chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh v.v. Do vậy,

vấn đề đảm bảo nguồn nước sạch cho dân cư các vùng trên thế giới đang là
nhiệm vụ hàng đầu của các tổ chức môi trường thế giới. Trong khoảng từ năm
1980 - 1990, thế giới đã chi cho chương trình cung cấp nước sạch khoảng 300 tỷ
USD, đảm bảo cung cấp cho 79% dân cư đô thị, 41% dân cư nông thôn.
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói
chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy
hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí,
cho động vật nuôi và các loài hoang dã".
Các tác nhân gây ô nhiễm nước có thể chia ra làm nhiều loại: Kim loại
nặng (As, Pb, Cr, Sb, cd, Hg, Mo, Al, Cu, Zn, Fe, Al, Mn...), anion (CN -, F-,
NO3, Cl-, SO4), một số hoá chất độc (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, Dioxin), các
sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, ký sinh trùng).
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả
xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi
các tác nhân vật lý.
Trước thực trạng ô nhiễm nguồn nước hiên nay, để nghiên cứu và giải
quyết tình huống này em tìm hiểu và thấy có thể vận dụng nhiều kiến thức các
môn học trong nhà trường, cụ thể là:
- Vận dụng kiến thức môn Sinh học để tìm hiểu phân biệt về “nước sạch”
hay “nước an toàn”. Nước ô nhiễm với sự xuất hiện các chất lạ ở thể rắn, lỏng
làm cho nguồn nước trở nên độc hại, gây bệnh tật cho con người.
- Vận dụng kiến thức môn Hóa học để phân tích những tác nhân gây ô
nhiễm nguồn nước.
/>

4


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

- Vận dụng kiến thức môn Công nghệ, Địa lí để tìm hiểu tình trạng ô
nhiễm ở nước ta hiện nay đang xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ nghiêm trọng
khác nhau, thiếu nước vào mùa khô và lũ lụt mùa mưa đang xảy ra ở nhiều địa
phương.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Để tuyên truyền các giải pháp bảo vệ nguồn tài nguyên nước, em đã xây
dựng đề cương chi tiết với mong muốn vận dụng kiến thức các môn học để trình
bày một cách hệ thống vai trò, tác dụng của nước, những hậu quả gây ra khi
nước ô nhiễm và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước theo 5 nội dung
và xin trình bày cụ thể trong phần thuyết minh giải quyết tình huống dưới đây:
- Vai trò của nước đối với đời sống con người và đối với hệ động thực vật
trên trái đất.
- Các thông tin về nước trên thế giới
- Vì sao nước bị ô nhiễm ?
- Tình trạng ô nhiễm nước. Hậu quả của ô nhiễm nước.
- Các biện pháp giữ gìn nguồn nước sạch và giảm thiểu ô nhiễm nước.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
5.1. Vai trò của nước đối với đời sống con người và đối với hệ động thực vật
trên trái đất.
Trong cơ thể con người, nước chiếm 44% trọng lượng cơ thể. Trong 1
ngày một người cần từ 2 đến 3 lít nước. Nước tham gia vào mọi hoạt động trao
đổi chất trong cơ thể con người. Con người có thể nhịn đói trong vài ngày thậm
chí có thể cả tuần lễ mà không chết nhưng chỉ cần không có nước trong 24 tiếng
đồng hồ sẽ bị chết, điều đó cho ta thấy nước có vai trò quan trọng đối với sự

sống còn của con người. Không chỉ vậy, nước còn rất cần thiết trong mọi mặt
đời sống sinh hoạt hằng ngày từ ăn uống, tắm rửa, giặt giũ, sản xuất nông
nghiệp, sản xuất công nghiệp… Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh
hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông
nghiệp. Và nước còn rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật
để duy trì sự sống cho cả hành tinh xanh của chúng ta.
Nói tóm lại, nước giữ một vai trò đặc biệt trong đời sống sinh tồn và phát
triển của con người. Chính vì vậy, việc bảo vệ tài nguyên nước đang trở thành
vấn đề lớn của cộng đồng, của cả thế giới, trong đó mỗi người dân cần ý thức
được rằng: tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước không chỉ là tiết
kiệm tiền mà còn bảo vệ được cuộc sống của chính mình...
5.2. Các thông tin về nước trên thế giới
Nước phân bố không đều trên bề mặt trái đất. Lượng mưa ở sa mạc dưới
100mm/năm, trong khi ở nhiều vùng nhiệt đới (Ấn Độ) có thể đạt 5000mm/năm.
Do vậy, có nơi thiếu nước, hạn hán, trong khi nhiều vùng mưa lụt thường xuyên.
Nhiều nước Trung Đông phải xây dựng nhà máy để cất nước ngọt hoặc mua
nước ngọt từ quốc gia khác. Các biến đổi khí hậu do con người gây ra đang làm
trầm trọng thêm sự phân bố không đều tài nguyên nước trên trái đất.
Trên trái đất có đến 97% là nước muối, chỉ còn 3% là nước ngọt nhưng
gần 2/3 lượng nước ngọt này tồn tại ở dạng sông băng ở các cực, phần còn lại ở
/>
5


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

dạng nước ngầm. Theo nguồn thống kê của Unicef thì có đến 60% quốc gia trên
thế giới là những vùng có ít nước ngọt, có 6180% quốc gia trên thế giới là
vùng thiếu nước. Những vùng miền như sa mạc, vùng băng giá, vùng hải đảo

nước vô cùng khan hiếm, người dân nơi đây phải gìn giữ từng giọt nước mưa để
tồn tại.

Nguồn tài nguyên nước cạn kiệt, con người thiếu nước sinh hoạt
Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều hơn tài nguyên nước.
Lượng nước ngầm khai thác trên thế giới năm 1990 gấp 30 lần năm 1960 dẫn
đến nguy cơ suy giảm trữ lượng nước sạch, gây ra các thay đổi lớn về cân bằng
nước. Nhiều vùng hạn hán, thiếu nước quanh năm:

Nhiều vùng ngập lụt:
/>
6


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

/>
7


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

Ảnh minh họa: Lũ lụt, sạt lở đất ở nhiều nơi
5.3. Vì sao nước bị ô nhiễm ?
Nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Ô nhiễm
nước mặt, nước ngầm, nước biển bởi các tác nhân như NO 3, P, thuốc trừ sâu và
hoá chất, kim loại nặng, các chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh v.v.
Trong phần nước ngọt có sẵn, nước chúng ta dùng trong ăn uống mà ta

gọi là “nước an toàn ” hay “nước sạch ”. Thế nào là “nước sạch” hay là “nước
an toàn” ?
Dựa vào kiến thức môn Sinh học chúng em đã học “nước sạch” hay “nước
an toàn” là nước được sử dụng để ăn uống và không có các chất gây ảnh hướng
đến sức khoẻ của con người. Trên thế giới hiện nay có đến hơn 25% dân số
không được sử dụng “nước an toàn ”. Nước là nguồn tài nguyên vô giá nhưng
không vô tận, lượng nước an toàn con người đang sử dụng ngày càng bị thu hẹp
lại.
Theo kiến thức môn Địa lí, Hóa học nước ô nhiễm là sự biến đổi theo
chiều hướng xấu đi của các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của nước, với sự
xuất hiện các chất lạ ở thể rắn, lỏng làm cho nguồn nước trở nên độc hại, gây
bệnh tật cho con người. Nguồn nước bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân: có thể từ
tự nhiên như do mưa, bão, lũ lụt và phần lớn do các hoạt động của con người
như chất thải sinh hoạt, các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, các
sự cố tràn dầu, nổ tàu chở dầu …

/>
8


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

Hình ảnh ô nhiễm nguồn nước do lũ lụt.

Ô nhiễm môi trường nước do đắm tàu, tràn dầu trên sông, biển

/>
9



Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm mạch nước ngầm

Chất thải từ các nhà máy thải trực tiếp ra sông gây ô nhiễm dòng sông
Thiếu nước đang là một vấn đề lớn cho thế giới hiện nay. Vấn đề ngày
càng trở nên cấp bách hơn khi con người lại làm ô nhiễm các nguồn nước sẵn
có. Nhiều quốc gia đã thiết lập những khu xử lý nước để cung cấp cho nhu cầu
ngày càng lớn về nước sạch của người dân.
Qua môn Công nghệ, chúng em lại biết: tình trạng ô nhiễm ở nước ta hiện
nay đang xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau, thiếu nước
vào mùa khô và lũ lụt mùa mưa đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ
ngày càng nghiêm trọng như trữ lượng nước ở các hồ thuỷ điện lớn (Thác Bà,
/>
10


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

Trị An, Hoà Bình) hoặc lũ quét ở các tỉnh Sơn La, Tuyên Quang, Nghệ An…
Nguyên nhân chủ yếu là do nạn chặt phá rừng. Bên cạnh đó, tình trạng cạn kiệt,
ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt (sông, hồ, đất ngập nước), mặn hoá các
thấu kính nước ngầm đang xảy ra ở các đô thị lớn và các tỉnh đồng bằng do các
nguồn thải công nghiệp và hoá chất nông nghiệp. Cứ mỗi ngày hàng ngàn mét
khối nước nước thải từ các nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu ,nhà máy sản xuất
giấy, vải,giày da, vật liệu xây dựng…xuống các dòng sông trong vùng làm nước
bị nhiễm bẩn nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống sinh vật và sức

khoẻ người dân, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và toàn xã hội. Qua bộ môn
Giáo dục công dân, chúng em lại biết: do tình hình dân số ngày càng tăng nhanh,
dân cư sống ở các vùng đô thị với mật độ khá cao, nước thải sinh hoạt cộng với
nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, vứt rác bừa bãi, xử lí rác thải sinh
hoạt còn nhiều bất cập trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở
nước ta.
Thông qua các bài học trên, chúng em đã có thêm nhiều kiến thức về môi
trường xung quanh ta, biết được ảnh hưởng của môi trường đến cuộc sống của
người dân, tình trạng xâm thực, xói lở ở bờ sông Cẩm Nam, Cẩm Thanh, bờ
biển Cẩm An. Bão, lũ hằng năm đe dọa kinh tế và cuộc sống của người dân và
thiên tai như vậy cứ tiếp diễn sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn nước.
5.4. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước.
Nước ô nhiễm gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng:
- Gây ra nhiều bệnh cho con người, có những bệnh kéo dài làm ảnh hưởng
đến tính mạng và suy kiệt kinh tế gia đình. Có đến 80% bệnh tật trên thế giới
gây ra từ nước có các mầm bệnh và qua đó 25000 người đang chết mỗi ngày.

Ảnh minh hóa: Nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm gây ra bệnh tật ở con người
- Ảnh hưởng đến đời sống của các loài sinh vật, đa dạng sinh học có nguy
cơ bị phá vỡ hệ sinh thái.

/>
11


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

Nước ô nhiễm làm cá chết hàng loạt
- Gây ô nhiễm và mất cảnh quan môi trường.

5.5.Các biện pháp giữ gìn nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm nước và giữ
nước sạch
Với tầm quan trọng của nước như vậy, chúng ta cùng nhau cố gắng thực
hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước:
a) Đối với hộ gia đình:
- Sử dụng nước tiết kiệm, không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công
cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa
hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng.
- Không vứt rác bừa bãi ra sông, suối, ao, hồ, biển. Phải thu gom, đổ rác
đúng nơi quy định.
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi.
- Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về
giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá.
- Đóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh.
- Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên.
- Những hộ gia đình chăn nuôi: Nước thải chăn nuôi hộ gia đình phải thu
gom, xử lý bằng các hình thức hầm biogas, hố ga lắng cặn, ao sinh học… trước
khi thải ra hệ thống thoát nước chung của thôn, xã hoặc thải ra môi trường.
Nước thải sinh hoạt phải thu gom, xử lý bằng các hình thức bể tự hoại, hố ga
lắng cặn.
Để xử lý ô nhiễm môi trường nước trong chăn nuôi hiện nay có rất nhiều
công nghệ hiện đại, tùy theo đặc điểm của từng vùng, từng hộ, từng mô hình
chăn nuôi mà các hộ có thể sử dụng các biện pháp xử lý khác nhau như: Quy
hoạch, xây dựng chuồng, trại: Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại, diện tích
/>12


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------


chuồng nuôi, mật độ và bố trí, sắp xếp các dãy chuồng nuôi, xây dựng công trình
xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại, trồng cây xanh. Xung quanh khu vực chăn
nuôi tiến hành trồng cây xanh để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng,
ngoài ra cây xanh còn quang hợp hút khí CO 2 và thải khí O2 rất tốt cho môi
trường chăn nuôi. Nên trồng các loại cây như: nhãn, vải, keo dậu, muồng.
Ứng dụng công nghệ khí sinh học (biogas): Hiện nay đã có hàng chục nghìn
công trình khí sinh học đang hoạt động với nhiều kiểu thiết bị khác nhau. Các
chương trình, dự án khuyến nông của Trung ương chưa có mô hình hỗ trợ cụ thể
đối với ứng dụng công nghệ khí sinh học biogas. Tuy nhiên, trong các hoạt động
triển khai, một số dự án đã yêu cầu các hộ tham gia áp dụng biogas như một tiêu
chí ưu tiên hàng đầu. Một số dự án cụ thể như chăn nuôi lợn an toàn sinh học và
áp dụng tiêu chuẩn VietGAP (thời gian triển khai 2011-2013.

Hình ảnh hầm Biogas giảm lượng rác thải chăn nuôi vào nguồn nước.
Công nghệ ủ phân sinh học trong chăn nuôi: Những lợi ích từ ủ phân sinh
học giúp tận dụng được các phế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi để tạo ra phân
bón tốt cho cây trồng, làm giảm chi phí đầu tư trong trồng trọt như chi phí phân
bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật; tiêu hủy các mầm bệnh có trong phân
chuồng; phân hủy các hợp chất hữu cơ, khó tiêu thành dễ tiêu; làm tăng độ phì
nhiêu của đất và có tác dụng cải tạo đất tốt tránh thải ra môi trường làm ô nhiễm
nguồn nước.
Xử lý nước thải bằng thủy sinh thực vật: Xử lý nước thải bằng tảo Tảo là
nhóm vi sinh vật có khả năng quang hợp, chúng có thể ở dạng đơn bào (vài loài
có kích thước nhỏ hơn một số vi khuẩn), hoặc đa bào (như các loài rong biển, có
chiều dài tới vài mét). Các nhà phân loại thực vật dựa trên các loại sản phẩm mà
tảo tổng hợp được và chứa trong tế bào của chúng, các loại sắc tố của tảo để
phân loại chúng. Một số loài tảo tiêu biểu Tiêu diệt các mầm bệnh. Thông qua
việc xử lý nước thải bằng cách nuôi tảo các mầm bệnh có trong nước thải sẽ bị
tiêu diệtdo các yếu tố sau đây: Sự thay đổi pH trong ngày của ao tảo do ảnh
hưởng của quá trình quang hợp; Các độc tố tiết ra từ tế bào tảo và sự tiếp xúc

của các mầm bệnh với bức xạ mặt trời (UV). Thông thường người ta kết hợp
việc xử lý nước thải và sản xuất và thu hoạch tảo để loại bỏ chất hữu cơ trong
nước thải. Do đó việc sử dụng tảo để xử lý nước thải được coi là một phương
/>
13


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

pháp hữu hiệu để chuyển đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng của cơ thể
sống. Trong các ao nuôi tảo lấy đi các chất hữu cơ và dinh dưỡng của nước thải
chuyển đổi thành các chất dinh dưỡng trong tế bào tảo qua quá trình quang hợp.
Hầu hết các loại nước thải đô thị, nông nghiệp, phân gia súc đều có thể được xử
lý bằng hệ thống ao tảo. Tảo có tốc độ sinh trưởng nhanh, chịu đựng được các
thay đổi của môi trường, có khả năng phát triển trong nước thải, có giá trị dinh
dưỡng và hàm lượng protein cao, do đó người ta đã lợi dụng các đặc điểm này
của tảo để: Xử lý nước thải và tái sử dụng chất dinh dưỡng
Các yếu tố cần thiết cho quá trình xử lý nước thải bằng tảo Dưỡng chất:
Ammonia là nguồn đạm chính cho tảo tổng hợp nên protein của tế bào thông
qua quá trình quang hợp. Phospho, Magnesium và Potassium cũng là các dưỡng
chất ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo. Tỉ lệ P, Mg và K trong các tế bào tảo là
1,5 : 1 : 0,5. Độ sâu của ao tảo: độ sâu của ao tảo được lựa chọn trên cơ sở tối ưu
hóa khả năng của nguồn sáng trong quá trình tổng hợp của tảo. Theo các cơ sở
lý thuyết thì độ sâu tối đa của ao tảo khoảng 4,5 5 inches (12,5cm). Nhưng
những thí nghiệm trên mô hình cho thấy đ ộ sâu tối ưu nằm trong khoảng 8 10
inches (20 25cm). Tuy nhiên trong thực tế sản xuất, độ sâu của ao tảo nên lớn
hơn 20cm (và nằm trong khoảng 40 50 cm) để tạo thời gian lưu tồn chất thải
trong ao tảo thích hợp và trừ hao thể tích mất đi do cặn lắng.


Hình ảnh các loại tảo xử lí nước thải làm giảm thiểu ô nhiễm nước.
Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh: rau ngổ, cây bèo lục bình (bèo Nhật
Bản): Nước thải từ các trại chăn nuôi chứa rất nhiều nitrogen, phosphorus và
những hợp chất vô cơ có thể hoà tan được. Rất khó tách những chất thải này
khỏi nước bằng cách quét rửa hay lọc thông thường. Một số loại cây thủy sinh
như bèo lục bình, rau ngổ nước có thể xử lý nước thải, vừa ít tốn kinh phí lại
thân thiện với môi trường.
Cây rau ngổ, cây bèo lục bình (bèo Nhật Bản) là các loại bản địa của vùng
Đông Nam Á, thân và lá của nó có thể ăn sống hoặc chín như một loại rau. Nó
sinh sản theo cách phân chia rễ và sinh trưởng tốt trong môi trường nước nông
cho tới 20cm. Cây bèo lục bình (bèo Nhật Bản) có nguồn gốc Nam Mỹ, sinh
trưởng và phát triển nhanh, khỏe và nổi trên mặt nước.
Nước thải từ các chuồng gia súc trước tiên cho chảy vào bể lắng, để chất
thải rắn lắng xuống đáy. Sau vài ngày cho nước thải trong chảy vào bể mở có
bèo lục bình hoặc cây rau ngổ. Mặt nước trong bể được cây che phủ (mật độ
khoảng 400 cây/bể). Nếu là bèo lục bình, bể có thể làm sâu tùy ý, đối với cây
rau ngổ thì để nước nông một chút, độ sâu bể xử lý khoảng 30cm.
/>14


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

Hình ảnh cây bèo lục bình, cây rau ngổ xử lí nước thải.
b) Đối với từng địa phương
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác của người dân
trong việc bảo vệ nguồn nước.
- Quy hoạch xây dựng các bãi rác thải tập trung đảm bảo hợp vệ sinh.
Quản lý việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho từng khu vực dân cư. Nên
có các quy định phân loại rác thải ở từng hộ gia đình trước khi đưa vào bãi thải

tập trung như: Đối với chất thải rắn, khó phân hủy tách riêng với chất thải dễ
phân hủy. Chất thải rắn phải xử lý theo hình thức chôn lấp. Các bãi chôn lấp chất thải rắn ở
xã nông thôn phải đáp ứng các yêu cầu như: đảm bảo quy mô sức chứa ít nhất 10 năm, có
hàng rào cách ly với khu dân cư xung quanh; không có hiện tượng nước chảy tràn ra khỏi khu
xử lý…

Ảnh minh họa điểm thu gom rác thải.
- Duy trì thường xuyên các hoạt động phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường,
nâng cao chất lượng cuộc sống tại khu dân cư; vận động, hướng dẫn người dân tổ chức thực
hiện tốt phong trào bảo vệ nguồn nước. Xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường trong khu
dân cư, cam kết cùng tham gia bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư như: Cấm đổ rác,
nước thải không đúng nơi quy định hay các khu vực thường phát sinh các nguồn thải trong
khu dân cư; thường xuyên tuyên truyền, giáo dục để làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi,
nếp sống thân thiện với môi trường cho người dân.
/>
15


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

Ảnh minh họa thu gom rác thải trên sông, hồ
5.6. Trách nhiệm của học sinh về việc tuyên truyền và cùng nhau bảo vệ nguồn
nước
Sử dụng tiết kiệm nguồn nước trong mọi sinh hoạt của đời sống. Hưởng
ứng các hoạt động ra quân dọn vệ sinh môi trường

Tăng cường nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí nguồn
tài nguyên nước nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.
Tham gia tuyên truyền, phổ biến nâng cao trách nhiệm của từng người

dân trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước vì: Nước là
nguồn tài nguyên vô giá nhưng không vô tận.
/>16


Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

6. Ý nghĩa việc giải quyết tình huống:
Chúng em sẽ luôn rèn luyện cho mình ý thức và thói quen bảo vệ nguồn
nước sạch và luôn tự giác trong việc tiết kiệm nước. Tiết kiệm nước sẽ trở thành
thói quen khi tất cả mọi người trong gia đình nhận thức được tầm quan trọng của
nó. Nhờ vậy, chúng ta có thể cùng nhau tiết kiệm tiền, góp phần gìn giữ nguồn
nước sạch, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Em cùng các bạn sẽ cùng nhau vệ
sinh lớp học thật sạch sẽ, luôn vứt rác đúng nơi quy định để trường lớp luôn
sạch đẹp và các bạn học sinh sẽ có môi trường tốt để học tập. Vào những dịp Tết
trồng cây, chúng em sẽ cùng nhau trồng những loại cây vừa làm bóng mát cho
sân trường vừa giúp cho không khí trong lành. Đồng thời nhắc nhở mọi người
có ý thức bảo vệ nguồn nước, không nên vứt rác vừa bãi và không thải đồ rác,
nước thải ra sông hồ gây mất vệ sinh đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước và
không khí nơi chúng ta sinh sống. Với những hành động nhỏ như vậy, chúng em
sẽ cố gắng thực hiện thật tốt và thường xuyên nhắc nhở mọi người bảo vệ môi
trường như bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
- Điều bổ ích nhất đối với chúng em là biết vận dụng được kiến thức của
nhiều môn học để giải quyết một tình huống thực tiễn là ô nhiễm nguồn nước
nơi chúng em sinh sống và học tập. Chúng em được củng cố thêm các kiến thức
/>
17



Bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
---------------------------------------------- Môn: Sinh học lớp 9---------------------------------------

đã học, thiết lập mối quan hệ giữa các bộ môn, tăng cường khả năng vận dụng
tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu.
- Tăng khả năng liên kết giữa các bộ môn, giảm được thiên hướng học
lệch, quá coi trọng hoặc thờ ơ với bộ môn nào đó.
- Qua đây chúng em được trải nghiệm trong thực tế, gắn lí thuyết với thực
hành, giúp việc chiếm lĩnh kiến thức sâu hơn, kiểm chứng qua thực tế để soi
sáng lý thuyết. Ngoài ra còn giúp chúng em đóng góp phần nhỏ bé vào việc
thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục bảo vệ môi
trường.
-Tạo cho chúng em có cơ hội để rèn cách làm việc khoa học, tạo được
hứng thú, phát huy năng lực và sở trường của mỗi cá nhân. Đồng thời hình thành
được rất nhiều các kĩ năng như kĩ năng quan sát, thu thập số liệu và xử lý số
liệu, đo đạc, phân loại hay mối quan hệ, tìm kiếm mối quan hệ, tính toán. Đặc
biệt là hình thành cho chúng em năng lực giải quyết vấn đề và thấy mình như
một nhà nghiên cứu khoa học.
Qua tham gia cuộc thi giúp chúng em và các bạn hiểu quá trình học một
cách mở và rộng hơn hoàn toàn không chỉ bó hẹp trong sách vở, lớp học mà
quan trọng là học từ thực tiễn cuộc sống.
Ngày 08 tháng 11 năm 2017
Học sinh

/>
18




×