Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hải quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.39 KB, 4 trang )

2. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hải
quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam
BÀI LÀM
Phương thức vận tải bằng đường biển ra đời từ rất sớm so với các phương
tiện vận tải quốc tế khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên con người đã
biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu giữa các vùng miền,
các quốc gia trên thế giới với nhau.1
2.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám
Ở Việt Nam, những tuyến đường giao thương trên biển của nước ta được
hình thành do nhu cầu của việc trao đổi hàng hóa và kéo theo đó là sự xuất hiện
cảu nhiều các thương cảng, tiêu biểu là Vân Đồn – thương cảng đầu tiên được
chính thức thành lập dưới thời vua Lý Anh Tông năm thứ 10 (1149). 2 Đầu thế kỷ
XX, ở giai đoạn mà thực dân Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam, một số nhà tư sản
Việt Nam bắt đầu kinh doanh nghề vận tải thủy. Trong cả chặng đường dài hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, hàng hải nói chung và cảng biển,
vận tải biển nói riêng luôn đóng một vai trò quan trọng và đóng góp một phần
không nhỏ vào ngân sách quốc gia.
2.2. Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám đến trước năm 1975.
Chính phủ Việt Nam cũng như Bộ Giao thông Công chính thời đó đã ra một
số Sắc lệnh, Quyết định, Nghị định thành lập các cơ quan quản lý vận tải quốc
doanh sông biển; Xây dựng và quản lý các xưởng sửa chữa và đóng tàu mới; Cải
tạo và hướng dẫn vận tải tư nhân,…
2.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến trước năm 1986

1 Hà Việt Hưng, Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bẳng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật

Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội, 2017, tr.48;
2 Thương cảng Vân Đồn qua các thời kỳ lịch sử, ngày 25/5/2013.


- Giai đoạn này, do thực hiện chế độ “bao cấp” nên vấn đề giao thương hàng


hóa có phần bị hạn chế. Việc vận chuyển hàng hóa quốc tế chủ yếu được điều
chỉnh bởi các văn bản dưới luật do Chính phủ ban hành, các Bộ, ngành liên quan sẽ
dựa vào các quy định đó để đưa ra Thông tư hướng dẫn thực hiện.
Có thể kể đến một số văn bản quan trọng như:
+ Tuyên bố của Chính phủ về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ngày 12/5/1977;
+ Nghị định số 30-CP ngày 29/1/1980 của Hội đồng Chính phủ về quy chế
cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước CHXHCNVN.
+ Tuyên bố của Chính phủ về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt
Nam ngày 12/22/1982;
- Hệ thống pháp luật về vận chuyển hàng hóa quốc tế giai đoạn này chưa
phải là một hệ thống pháp luật hoàn thiện. Có thể nói chế độ kinh tế kế hoạch hóa,
tập trung, bao cấp đã hạn chế sự phát triển của hệ thống pháp luật. Thêm vào đó,
hoạt động hàng hải lại chưa có điều kiện để phát triển mạnh do chịu tác động của
sự bao vây, cấm vận kinh tế của Mỹ dẫn đến sự giao thương hàng hóa còn ở mức
độ hạn chế, chủ yếu là giao thương với các nước Liên Xô cũ và các nước Đông Âu.
2.4. Giai đoạn từ năm 1986 cho đến nay.
Năm 1986 đánh dấu bắt đầu thời kỳ đất nước đổi mới sau ĐH VI của Đảng.
Cùng với đó, việc Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam đã tạo động lực
mạnh mẽ để hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế phát triển mạnh mẽ. Với
những tác động đó đòi hỏi hệ thống pháp luật phải thay đổi và hoàn thiện như một
đòi hỏi tất yếu của quá trình toàn cầu hóa.
Ngày 30/6/1990, Quốc hội nước CHXHCNVN đã thông qua và ban hành Bộ
luật Hàng hải Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/1991. Sự ra đời của Bộ luật
không chỉ là văn bản pháp luật toàn diện đầu tiên về hàng hải mà còn thể hiện sự
quan tâm đúng mực từ Nhà nước đối với hoạt động này khi ban hành dưới hình


thức pháp lý là Bộ luật. Đây có thể xem là Bộ luật có quy mô lớn với nhiều chế
định phức tạp và ban hành đề thay thế cho các văn bản về hoạt động hàng hải trước

đó, đồng thời cũng khẳng định một bước tiến dài của Việt Nam trong quá trình
hoàn thiện hệ thống pháp luật hàng hải quốc tế.
Bộ luật Hàng hải 1990 ra đời cũng đã góp phần điều chỉnh các mối quan hệ
trong hoạt động Hàng hải nói chung và hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế
bằng đường biển nói riêng. 15 năm sau khi có hiệu lực, cùng với sự thay đổi của
nền kinh tế và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật dẫn đến các quy định
của Bộ luật Hàng hải 1990 đã lạc hậu, không còn phù hơp với hội nhập quốc tế.
Chính vì thế, ngày 14/6/2005, Quốc hội đã ban hành Bộ luật Hàng hải mới để kế
thừa và phát triển các quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng
đường biển. Bộ luật Hàng hải 2005 đã bao quát tương đối đầy đủ mọi khía cạnh
của hợp đồng vận chuyển hàng hải bằng đường biển. Đây cũng là nguồn luật được
ưu tiên áp dụng nếu có sự khác nhau trong các quy định của các nguồn luật khác
nhau. Đi kèm theo Bộ luật này là sự ra đời của các Nghị định như: Nghị định
115/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doah dịch vụ vận tải biển; Nghị định
87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức với các điều khoản liên quan đến hợp
đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.3
Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại thế giới WTO, đã mở ra nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức đối
với nền kinh tế nói chung và ngành vận tải hàng quốc tế bằng đường biển nói
riêng. Xuất phát từ những yêu cầu khi gia nhập WTO, Bộ luật Hàng hải 2015 đã ra
đờ với mong muốn hoàn thiện hơn nữa quy định của pháp luật hàng hải trên cơ sở
tiếp thu có chọn lọc hệ thống Luật Án lệ và hệ thống Luật Châu Âu lục địa.

3 Nguyễn Hữu Nam, Pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam,

Luận văn Thạc sỹ Luật học, Hà Nội, 2014.


Như vậy, bằng việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hàng hải Việt Nam nói
chung và chế định về hợp đồng vân chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển có

thể thấy pháp luật Hàng hải Việt Nam đã có sự phát triển qua từng thời kỳ lịch sử
phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước và sự thay đổi của
nền kinh tế toàn cầu.



×