SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
THI CHỌN ĐỘI TUYỂN
HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM 2019
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: SINH HỌC
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 14/9/2018
________________
Đề thi này có 02 trang
Bài 1: (2,0 điểm)
a) Trong số các dạng cấu trúc tạo thành khung xương tế bào, dạng nào có vai trò quan trọng
trong sự vận động của các bào quan trong tế bào? Trình bày cấu tạo và vai trò của dạng cấu trúc
đó.
b) Trong sự di chuyển của các chất qua màng tế bào, phương thức khuếch tán qua kênh
protein có những ưu thế gì so với phương thức khuếch tán qua lớp kép photpholipit?
Bài 2: (2,0 điểm)
a) Thời gian của pha G1 ở tế bào hồng cầu, tế bào hợp tử, tế bào gan, tế bào thần kinh có gì
khác nhau? Giải thích.
b) ATP được tạo thành bởi những bào quan nào, theo những phương thức nào? Cơ chế tạo
ATP theo những phương thức đó?
Bài 3: (2,0 điểm)
Một tế bào sinh dục sơ khai của một loài thực hiện nguyên phân liên tiếp một số đợt đòi hỏi
môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu hình thành 504 nhiễm sắc thể đơn mới. Các tế bào con
sinh ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường tạo 128 tinh trùng chứa nhiễm
sắc thể Y
a) Tính số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai?
b) Xác định số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho toàn bộ quá trình tạo giao tử từ tế bào
sinh dục sơ khai.
Bài 4: (2,0 điểm)
Người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Cho 50ml dung dịch đường saccarozơ 10% vào
một chai nhựa dung tích 75ml, cho khoảng 10 gam bánh men rượu đã giã nhỏ vào chai, đậy nắp
kín và để nơi có nhiệt độ 30-350C. Sau vài ngày đem ra quan sát.
a) Hãy nêu và giải thích các hiện tượng quan sát được?
b) Nếu sau khi cho bột bánh men vào chai mà không đậy nắp thì hiện tượng quan sát được
có gì khác?
Bài 5: (2,0 điểm)
a) Virut HIV có lõi là ARN. Làm thế nào để nó tổng hợp được mARN và ARN của mình để
hình thành virut HIV mới?
b) Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc và biểu hiện chức năng của plasmit và
phagơ ôn hoà ở vi khuẩn.
Bài 6: (2,0 điểm)
a) Phân biệt các cơ chế hấp thụ các ion khoáng ở rễ cây?
b) Đồ thị sau đây thể hiện ảnh hưởng của cường độ ánh sáng tới tốc độ thoát hơi nước từ
biểu bì trên và biểu bì dưới của lá ở một loài cây trên cạn. Các nhân tố môi trường khác được
giữ ổn định.
Đồ thị mối quan hệ tốc độ thoát hơi nước và cường độ ánh sáng
- Mỗi đường cong A, B trong hình trên thể hiện sự thoát hơi nước ở mặt trên hay mặt
dưới của lá? Giải thích.
- Nếu thí nghiệm tiến hành trên đối tượng lá cây bắp và lá cây hoa súng thì kết quả sẽ
như thế nào? Giải thích.
Bài 7: (2,0 điểm)
a) Vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống được trong môi trường thường
xuyên thiếu oxi?
b) Một số cơ thể thực vật vùng ôn đới có thể đáp ứng với điều kiện môi trường lạnh bằng
những cách nào?
Bài 8: (2,0 điểm)
a) Nêu 4 đặc điểm thích nghi của các loài thực vật có thân mọng nước phân bố ở các hoang
mạc, sa mạc.
b) Hãy giải thích hiện tượng: lá cây Thuốc bỏng (cây Sống đời) vào lúc sáng sớm có vị
chua, nhưng vào buổi chiều thì có vị hơi nhạt (vị chua giảm nhiều).
Bài 9: (2,0 điểm)
a)Trong điều kiện có đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng khoáng, nước. Nếu tiến hành loại bỏ hết
tinh bột ra khỏi bào quan lục lạp thì quá trình cố định CO2 ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM có
tiếp tục diễn ra hay không? Giải thích.
b) Giải thích cơ sở khoa học của các trường hợp sau:
- Nhằm tăng thêm sản lượng đường thu được trên cùng một diện tích trồng mía, người ta
đã sử dụng gibêrelin có nồng độ thích hợp để phun lên cây mía.
- Ngắt ngọn cây đậu khi cây đang sinh trưởng mạnh sẽ thu được năng suất cao hơn.
- Không nên phun các chất kích thích sinh trưởng tổng hợp cho cây rau ăn lá.
Bài 10: (2,0 điểm)
Lấy hai phần, mỗi phần 10g hạt khô. Phần thứ nhất sấy khô ở 100 oC để xác định khô tuyệt
đối và được 8,8g. Phần thứ 2 cho vào cát ẩm, một tuần sau rửa sạch, xác định trọng lượng tươi
của mầm được 21,7g và sấy khô được 7,0g. Nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi trọng lượng tươi
và khô khi nảy mầm? Có những yếu tố nào chi phối quá trình biến đổi khi hạt nảy mầm?
--- HẾT --Họ tên thí sinh: .................................................... Số báo danh: ............................
Chữ ký của Giám thị 1: ........................
Chữ ký của Giám thị 2: ..................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
THI CHỌN ĐỘI TUYỂN
HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM 2019
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: SINH HỌC
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 15/9/2018
________________
Đề thi này có 02 trang
Bài 1: (2,0 điểm)
Tim của thai nhi người có một lỗ giữa tâm thất trái và phải (thông liên thất).
Trong một số trường hợp, lỗ này không khép kín hoàn toàn trước khi sinh. Nếu lỗ này
không được phẫu thuật sửa lại, nó có thể ảnh hưởng tới nồng độ O 2 máu từ tim đi vào
hệ thống tuần hoàn như thế nào? Hoạt động của tim và phổi sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
Giải thích.
Bài 2: (2,0 điểm)
a) Trình bày quá trình truyền tin qua xináp.
b) Hoạt động của curare là cạnh tranh với axêtincôlin ở các vị trí thụ thể ở màng
sau xináp của các nơron vận động. Hãy cho biết curare ảnh hưởng như thế nào đến
trương lực cơ? Giải thích.
Bài 3: (1,5 điểm)
Tại sao thức ăn gần như không được hấp thu ở dạ dày mà chỉ được hấp thu càng
lúc càng mạnh ở những phần của ruột non kể từ sau tá tràng? Vai trò chủ yếu của dạ
dày trong tiêu hóa thức ăn là gì?
Bài 4: (2,0 điểm)
Nghiên cứu về huyết áp hãy cho biết:
a) Sự chênh lệch huyết áp giữa các phần khác nhau của hệ mạch có ý nghĩa gì?
Nếu một người bị mất máu làm mất sự chênh lệch huyết áp ở 2 đầu hệ mạch sẽ dẫn
đến hậu quả gì?
b) Trong toàn bộ hệ mạch, huyết áp giảm đi nhiều ở phần nào? Giải thích nguyên
nhân?
Bài 5: (2,0 điểm)
a) Một nữ thanh niên bị bệnh phải cắt bỏ hai buồng trứng. Em hãy cho biết
nồng độ hoocmon tuyến yên trong máu và chu kỳ kinh nguyệt có bị ảnh hưởng
không? Giải thích.
b) Hãy giải thích tại sao trong suốt thời kỳ mang thai ở người sẽ không thể xảy
hiện tượng kinh nguyệt.
Bài 6: (2,5 điểm)
a) Trong hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, nếu có đột biến xảy ra ở gen
điều hòa R thì có thể dẫn đến những hậu quả gì liên quan đến sự biểu hiện của các gen
cấu trúc Z, Y, A?
b) Ở đậu Hà Lan, gen A qui định tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với gen a qui
định thân thấp. Khi đem lai giữa cây thân cao thuần chủng với cây thân cao có kiểu gen dị
hợp thu được 935 cây thân cao và 1 cây thân thấp. Hãy giải thích các trường hợp để tạo ra
kết quả phép lai trên.
Bài 7: (2,0 điểm)
a) Ở loài sinh sản hữu tính, alen đột biến không được di truyền cho đời sau
trong những trường hợp nào?
b) Trình bày những điểm khác nhau giữa hoạt động của enzim ADN
polimeraza với enzim ARN polimeraza.
Bài 8: (2,0 điểm)
a) Trình bày điều kiện nghiện đúng của định luật Hardi –Vanbec.
b) Thế hệ thứ nhất của một quần thể động vật ở trạng thái cân bằng di truyền
có p(A) = 0,8; q(a) = 0,2. Thế hệ thứ hai của quần thể có cấu trúc 0,672AA : 0,256Aa
: 0,072aa. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ ba. Biết cách thức
giao phối tạo ra thế hệ thứ ba cũng giống như cách thức giao phối ở thế hệ thứ hai.
Bài 9: (2,0 điểm)
a) Trình bày cơ chế tác dụng của enzim cắt giới hạn. Để tạo được một ADN tái
tổ hợp thì cần sử dụng mấy loại enzim cắt giới hạn? Vì sao? Nêu các tiêu chuẩn cần
có của thể truyền.
b) Trình bày 2 quy trình khác nhau để tạo ra thể song nhị bội ở thực vật.
Bài 10: (2,0 điểm)
Ở loài ong mật, những trứng được thụ tinh nở thành ong cái (gồm ong thợ và
ong chúa) những trứng không được thụ tinh nở thành ong đực. cho biết gen A quy
định thân xám, gen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài, gen b quy định
cánh ngắn. Hai gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Một con ong chúa
có bộ nhiễm sắc thể là AaBb giao phối với con ong đực thân xám cánh ngắn. Biết tỉ
lệ thụ tinh là 80% và tỉ lệ trứng nở là 100%. Theo lý thuyết, ở đời con, kiểu hình thân
xám cánh ngắn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
--- HẾT --Họ tên thí sinh: .................................................... Số báo danh: ............................
Chữ ký của Giám thị 1: ........................
Chữ ký của Giám thị 2: ..................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
Năm 2018
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: SINH HỌC
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 15/9/2017
________________
Đề thi này có 02 trang
Bài 1: (2,0 điểm)
a) Dựa vào chức năng, các prôtêin tham gia cấu trúc màng sinh chất gồm những
loại nào? Nêu chức năng của mỗi loại.
b) Ở bề mặt lá của một số loài cây như lá khoai nước, lá chuối, lá su hào có phủ
một lớp chất hữu cơ. Lớp chất hữu cơ này có bản chất là gì? Em hãy nêu đặc điểm
cấu tạo, tính chất và vai trò của lớp chất hữu cơ này?
Bài 2: (2,0 điểm)
a) Ở một loài động vật xét một nhóm tế bào sinh tinh gồm 1000 tế bào có kiểu gen
Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân có 10 tế bào giảm phân không bình thường, rối
loạn giảm phân 2 ở tế bào chứa gen A, các tế bào khác giảm phân bình thường. Xác
định tỉ lệ tinh trùng không bình thường tạo ra từ 1000 tế bào sinh tinh trên?
b) Trình bày ý nghĩa của quá trình giảm phân ?
Bài 3: (2,0 điểm)
a) Tại sao có thể nói quang hợp là quá trình oxi hóa – khử?
b) Chuỗi chuyền electron hô hấp trong tế bào của sinh vật nhân sơ khác với của
sinh vật nhân thực ở những điểm nào?
Bài 4: (2,0 điểm)
Ở đáy các ao hồ có các nhóm vi sinh vật phổ biến sau:
- Nhóm I: biến đổi SO42- thành H2S.
- Nhóm II: biến đổi NO3- thành N2.
- Nhóm III: biến đổi CO2 thành CH4.
- Nhóm IV: biến đổi cacbonhiđrat thành axit hữu cơ và biến đổi protein thành
axitamin, NH3.
Dựa vào nguồn cacbon hãy nêu kiểu dinh dưỡng, loại vi sinh vật tương ứng
của mỗi nhóm vi sinh vật nêu trên. Giải thích.
Bài 5: (2,0 điểm)
a) Dựa vào kiến thức về cấu trúc tế bào, hãy cho biết các phương thức tiến hoá tạo
nên các bào quan có cấu tạo màng ở tế bào nhân thực?
b) Cho tế bào vi khuẩn, tế bào thực vật, tế bào hồng cầu vào dung dịch đẳng
trương có lizôzim. Có hiện tượng gì xảy ra với mỗi loại tế bào trong dung dịch trên.
Giải thích?
Bài 6: (2,0 điểm)
a) Cấu tạo lông hút của thực vật trên cạn phù hợp với chức năng hút nước và muối
khoáng như thế nào?
b) Tại sao tế bào thực vật không bị vỡ trong môi trường nhược trương?
Bài 7: (2,0 điểm)
Người ta tiến hành thí nghiệm:
- Cây mầm 1: Chiếu sáng một chiều lên bao lá mầm.
- Cây mầm 2: Cắt bỏ đỉnh ngọn rồi chiếu sáng một chiều.
- Cây mầm 3: Che tối phần bao lá mầm, chiếu sáng một chiều.
Cho biết kết quả và giải thích?
Bài 8: (2,0 điểm)
Dựa vào kiến thức về thụ tinh kép ở thực vật, hãy xác định kiểu gen của phôi, nội
nhũ, tế bào thịt quả khi lấy hạt phấn của cây có kiểu gen AA thụ phấn cho cây có kiểu
gen aa?
Bài 9: (2,0 điểm)
Khi chiếu sáng với cường độ thấp như nhau vào 3 loài cây A, B và C trồng trong
nhà kính, người ta nhận thấy ở cây A lượng CO2 hấp thụ tương đương với lượng CO2
thải ra; ở cây B lượng CO2 hấp thụ nhiều hơn lượng CO2 thải ra; còn ở cây C lượng
CO2 hấp thụ ít hơn lượng CO2 thải ra.
a) Chỉ tiêu sinh lý nào về ánh sáng được dùng để xếp loại các nhóm cây này? Giải
thích.
b) Để đạt hiệu suất quang hợp cao cần trồng mỗi loài cây này trong những điều
kiện ánh sáng như thế nào?
Bài 10: (2,0 điểm)
a) Cho các nguyên tố hóa học sau: Cu, Mo, C, H, Mg, Fe, O, N, P, Mg, B, Cl, K,
S, Ca, Zn, Ni. Dựa vào hàm lượng của chúng trong mô thực vật, hãy phân chia chúng
thành hai nhóm. Cho biết đó là hai nhóm nào? Nêu chức năng chung của các nguyên
tố trong nhóm đó.
b) Giải thích tại sao cây thiếu ion Mg hoặc Fe đều bị vàng lá?
--- HẾT --Họ tên thí sinh: .................................................... Số báo danh: ............................
Chữ ký của Giám thị 1: ........................
Chữ ký của Giám thị 2: ..................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
Năm 2018
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: SINH HỌC
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 16/9/2017
________________
Đề thi này có 02 trang
Bài 1: (2,0 điểm)
a) Nhịp tim là gì? Mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể ? Nhịp tim
của một số loài như ở Voi từ 25 – 40 lần/phút ; Heo từ 60 – 90 lần/phút ; Mèo từ 110
– 130 lần/phút. Giải thích tại sao các loài động vật lại có nhịp tim khác nhau như
trên ?
b) Ở người bình thường hàm lượng đường trong máu luôn ổn định. Nêu tên hai
loại hoocmôn chính tham gia điều hòa đường huyết. Nguồn gốc và chức năng cơ bản
của hai loại hoocmôn đó ?
Bài 2: (2,0 điểm)
a) Tại sao trong chăn nuôi người ta thường phá hủy cơ quan sinh sản của con
đực mà ít khi phá hủy cơ quan sinh sản của con cái?
b) Khi cắt bỏ tinh hoàn, gà trống có biểu hiện gì? Giải thích.
Bài 3: (2,0 điểm)
a) Ở phụ nữ, hàm lượng hoocmôn ơstrôgen thay đổi như thế nào trong 14 ngày
đầu và 14 ngày sau của chu kỳ rụng trứng (với chu kỳ 28 ngày)? Giải thích tại sao có
sự thay đổi đó?
b) Phân biệt người bệnh bướu cổ do thiếu iốt và người bệnh bị bệnh Bazơđô?
Bài 4: (2,0 điểm)
a) Vì sao trong tiểu phẫu, người ta dùng thuốc gây tê. Hãy giải thích cơ chế tác
dụng của thuốc gây tê?
b) Trình bày cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng
chuỗi hạch.
Bài 5: (2,0 điểm)
Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được? Khi đèn giao thông chuyển
sang màu đỏ thì những người tham gia giao thông có phản ứng như thế nào? Em hãy
giải thích sự hình thành các hành động đó?
Bài 6: (2,0 điểm)
a) Nêu những điểm khác biệt cơ bản giữa phiên mã của tế bào nhân sơ và tế
bào nhân thực. Ý nghĩa của sự khác biệt đó là gì?
b) Một đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm cho một gen nào đó đang hoạt động
thành không hoạt động hoặc ngược lại, hoặc có thể làm tăng hoặc giảm mức hoạt
động của gen. Đó là loại đột biến nào? Giải thích.
Bài 7: (2,0 điểm)
Một loài thực vật có 2n = 8, trên mỗi cặp NST chỉ xét một lôcut có 2 alen.
a) Ở các thể đột biến lệch bội thể một của loài này sẽ có tối đa bao nhiêu loại
kiểu gen khác nhau?
b) Ở các thể đột biến lệch bội ở thể ba của loài này sẽ có tối đa bao nhiêu kiểu gen
khác nhau?
Bài 8: (2,0 điểm)
a) Nguyên nhân nào một gen có thể tồn tại thành nhiều alen khác nhau trong
quần thể? Các alen khác nhau của cùng một gen có thể tương tác với nhau như thế
nào? Mỗi kiểu tương tác cho một ví dụ?
b) Trình bày phương pháp tạo giống thực vật bằng công nghệ tế bào tạo ra cây
lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen?
Bài 9: (2,0 điểm)
Vì sao tần số hoán vị gen không vượt quá 50%? Có thể coi hoán vị gen với tần
số 50% là hiện tượng các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do được không? Tại sao?
Bài 10: (2,0 điểm)
Khi lai giữa hai cá thể cùng loài với nhau thu được F1 có tỉ lệ 54% quả đỏ, tròn;
21% quả đỏ, dài; 21% quả vàng, tròn; 4% quả vàng, dài. Xác định kiểu gen, kiểu hình
và tỉ lệ mỗi loại giao tử của thế hệ bố và mẹ khi đem lai thu được kết quả trên. Biết
rằng mỗi gen qui định một tính trạng, nằm trên nhiễm sắc thể thường và không có đột
biến xảy ra.
--- HẾT ---
Họ tên thí sinh: .................................................... Số báo danh: ............................
Chữ ký của Giám thị 1: ........................
Chữ ký của Giám thị 2: ..................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2016-2017
TỈNH SÓC TRĂNG
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi này có 01 trang)
Môn: SINH HỌC (CHUYÊN)
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào?
b) Phân biệt thường biến và đột biến.
Câu 2: (2,0 điểm)
Trình bày những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể ở các kỳ của quá trình
giảm phân? Tại sao trong giảm phân thì giảm phân I mới là giảm nhiễm, còn giảm
phân II là phân bào nguyên nhiễm?
Câu 3: (2,0 điểm)
Bảng sau mô tả giới hạn nhiệt độ của hai loài sinh vật
Loài
Giới hạn dưới
Giới hạn trên
Điểm cực thuận
Cá chép
2oC
44oC
28oC
Cá rô phi
5oC
42oC
30oC
a) Vẽ biểu đồ biểu thị giới hạn nhiệt độ của hai loài trên.
b) Trong hai loài này, loài nào có khả năng phân bố rộng hơn? Vì sao?
Câu 4: (2,0 điểm)
Gen D có 90 chu kỳ xoắn, số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 35% tổng số
nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một đoạn tạo thành alen d. Đoạn bị mất dài
255A0 và có A/G = 2/3.
a) Xác định số nuclêôtit từng loại của gen D và d?
b) Xác định số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen d nhân đôi 3 lần?
Câu 5: (2,0 điểm)
Ở đậu Hà Lan, gen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định
hoa trắng và các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Giải thích và viết các sơ đồ lai
có thể xảy ra ở hai trường hợp sau:
a) Để F1 phân tính thì bố mẹ đem lai phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
b) Để F1 chắc chắn đồng tính thì bố và mẹ phải có kiểu hình thế nào?
---Hết--Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………………………..Số báo danh: ……………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
TỈNH SÓC TRĂNG
Năm học: 2016-2017
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: Sinh học - Lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 05/11/2016
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề thi này có 02 trang
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Phân biệt chức năng của prôtêin bám màng và prôtêin xuyên màng?
b) Vì sao 2 loại prôtêin trên quyết định đến tính linh hoạt của màng sinh chất?
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Enzim tồn tại ở đâu trong tế bào? Vì sao enzim bị biến tính sẽ mất hoạt
tính xúc tác?
b) Tại sao khi thiếu ôxi thì sự tổng hợp ATP trong ti thể bị ngưng trệ?
ATP được tổng hợp ở đâu trong tế bào? Điều kiện nào dẫn đến quá trình tổng hợp
ATP trong ti thể và lục lạp.
Câu 3: (2,0 điểm)
Một hợp tử có 2n = 16 nguyên phân liên tiếp. Biết chu kỳ tế bào là 40 phút, tỉ
lệ giữa giai đoạn chuẩn bị với quá trình phân chia chính thức là 3 : 1, thời gian của
kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối tương ứng tỉ lệ 1 : 1,5 : 1 : 1,5. Theo dõi quá
trình nguyên phân của hợp tử từ đầu giai đoạn chuẩn bị của lần phân bào đầu tiên.
a) Tính thời gian của mỗi kỳ trong quá trình phân bào trên?
b) Xác định số tế bào, số crômatit, số NST cùng trạng thái của nó trong các
tế bào ở 2 giờ 34 phút?
Câu 4: (2,0 điểm)
a) Dư lượng nitrat cao trong các loại rau xanh ảnh hưởng như thế nào tới
sức khỏe con người?
b) Nêu các điều kiện cơ bản để xảy ra quá trình cố định nitơ khí quyển.
Câu 5: (2,0 điểm)
a) Dựa vào đặc điểm hô hấp ở thực vật, hãy trình bày cơ sở khoa học của các
phương pháp bảo quản nông sản lạnh, bảo quản khô và bảo quản ở nồng độ CO2 cao.
b) Thế nào là vận động hướng động? Cho ví dụ. Vì sao vận động hướng
động xảy ra chậm, trong khi vận động cảm ứng xảy ra nhanh?
1/2
Câu 6: (2,0 điểm)
Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu
làm huyết áp giảm? Tại sao khi tim bị tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn
nhịp nhàng? Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch?
Câu 7: (2,0 điểm)
a) Hãy giải thích tại sao khi ta uống nhiều nước thì lượng nước tiểu thải
qua thận tăng lên?
b) Khi lao động nặng pH trong máu biến đổi như thế nào? Cơ chế duy trì
ổn định pH máu nhờ các hệ đệm trong máu có thể xảy ra như thế nào?
Câu 8: (2,0 điểm)
a) Miễn dịch tế bào là gì? Trình bày chức năng của các loại tế bào tham gia
vào cơ chế miễn dịch này.
b) Nêu chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật?
Câu 9: (2,0 điểm)
a) Nêu đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối?
b) Ở người, gen A nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định da đen trội hoàn
toàn so với gen a qui định da trắng. Một quần thể người đang cân bằng về di
truyền có người da đen chiếm tỷ lệ 64%. Một cặp vợ chồng trong quần thể này có
da đen, xác suất sinh con đầu lòng của họ có da đen là bao nhiêu?
Câu 10: (2,0 điểm)
Ở một loài thực vật, hoa có các màu đỏ, hồng, trắng. Cho các phép lai sau:
Phép lai 1: Hoa đỏ 1 x hoa hồng F1 2/3 hoa đỏ; 1/3 hoa hồng
Phép lai 2: Hoa đỏ 1 x hoa trắng F1 1/2 hoa đỏ; 1/2 hoa hồng
Phép lai 3: Hoa đỏ 2 x hoa hồng F1 1/2 hoa đỏ; 1/4 hoa hồng; 1/4 hoa trắng
Phép lai 4: Hoa đỏ 3 x hoa hồng F1 100% hoa đỏ
Phép lai 5: Hoa đỏ 3 x hoa trắng F1 100% hoa đỏ
Biện luận và viết sơ đồ lai của các phép lai trên? (Biết không có đột biến
mới phát sinh và quá trình phân bào diễn ra bình thường).
--- HẾT --Họ tên thí sinh: .................................................... Số báo danh: ............................
Chữ ký của Giám thị 1: ........................
Chữ ký của Giám thị 2: ..................
2/2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2016-2017
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Môn: SINH HỌC - Lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 17/9/2016
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề thi này có 02 trang
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Mô ̣t gen có tổ ng số 2128 liên kế t hiđrô. Trên ma ̣ch 1 của gen có số
nuclêôtit loa ̣i A bằ ng số nuclêôtit loa ̣i T; số nuclêôtit loa ̣i G gấ p 2 lầ n số
nuclêôtit loa ̣i A; số nuclêôtit loa ̣i X gấ p 3 lầ n số nuclêôtit loa ̣i T. Xác đinh
̣ số
nuclêôtit mỗi loa ̣i trên ma ̣ch 1 của gen.
b) Nêu các bậc cấu trúc của phân tử prôtêin.
c) Tơ tằm, sừng trâu, tóc,… đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng
khác nhau về rất nhiều đặc tính. Hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu?
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP.
b) Giải thích khái niêm
̣ chuyể n hóa vâ ̣t chấ t.
Câu 3: (2,0 điểm)
Hãy ghép các cấu trúc của tế bào với yếu tố có quan hệ mật thiết nhất
của chúng.
A. Bộ gen
1. Chu trình Crep
B. Ty thể
2. Nơi neo đậu của ADN vi khuẩn
C. Mạng lưới nội chất hạt
3. Trung tâm tổ chức thoi vô sắc
D. Trung thể
4. Một bộ thông tin di truyền đầy đủ
E. Mezôxôm
5. Kháng thể
F. Lizoxom
6. Phân li nước
G. Vi sợi
7. Khung xương tế bào
H. thilacoit
8. Các enzim tiêu hoá
Câu 4: (2,0 điểm)
So sánh sự sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục
và nuôi cấy không liên tục?
1
Câu 5: (2,0 điểm)
a) Tại sao vi rút kí sinh ở thực vật không tự xâm nhập vào trong tế bào
chủ? Vi rút kí sinh ở thực vật lây truyền theo những con đường nào? Hãy chỉ ra
điểm khác biệt giữa cơ chế lây truyền ngang và cơ chế lây truyền dọc của các
vi rút kí sinh ở thực vật?
b) Interfêron có phải là kháng thể không? Trình bày sự hình thành và cơ
chế tác động của interfêron?
Câu 6: (2,0 điểm)
Trình bày phương pháp chiết rút sắc tố từ lá?
Câu 7: (2,0 điểm)
Hãy giải thích các trường hợp sau:
a) Cây xanh bị vàng lá khi thiếu một trong các nguyên tố Nitơ (N),
Magiê (Mg), Sắt (Fe).
b) Sau thời gian mưa kéo dài, người trồng đậu thấy các lá già ở cây đậu
đang biến thành màu vàng.
c) Vai trò của axit piruvic trong hô hấp hiếu khí và lên men không giống nhau.
Câu 8: (2,0 điểm)
a) Hãy chỉ ra đường đi của nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ.
Mối liên hệ giữa các con đường đó?
b) Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình
dinh dưỡng khoáng và trao đổi Nitơ.
Câu 9: (2,0 điểm)
a) Thụ phấn là gì? Nêu các hình thức thụ phấn? Trong các hình thức thụ
phấn thì hình thức nào tiến hóa hơn? Vì sao?
b) Vì sao trong quá trình thụ phấn lại cần có sự tham gia của nhiều hạt phấn?
Ý nghĩa của hiện tượng này đối với quá trình tiến hóa và năng suất cây trồng?
Câu 10: (2,0 điểm)
a) Trình bày những biến đổi xảy ra trong quá trình chín của quả. Vì sao
muốn quả chín nhanh người ta phải ủ kín?
b) Giải thích tính hướng đất dương của rễ cây. Quá trình nở hoa của hoa
tuylip là hình thức cảm ứng nào? Tác nhân kích thích quá trình nở hoa của loài đó?
--- HẾT --Họ tên thí sinh: .................................................... Số báo danh: ............................
Chữ ký của Giám thị 1: ........................ Chữ ký của Giám thị 2: ...........................
2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2016-2017
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Môn: SINH HỌC - Lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 18/9/2016
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề thi này có 02 trang
Câu 1: (2,0 điểm)
Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào?
Câu 2: (2,0 điểm)
Xét các nhóm động vật sau: chim, sâu bọ, lưỡng cư, cá, bò sát.
a) Hãy sắp xếp các nhóm loài trên theo chiều hướng tiến hóa của hệ tuần
hoàn và chỉ ra đặc điểm tiến hóa của từng nhóm loài trên về hệ tuần hoàn.
b) Chức năng của nhóm loài nào có sự khác biệt so với các nhóm loài còn
lại? Sự khác biệt đó là gì?
Câu 3: (2,0 điểm)
a) Cấu tạo răng, hàm của trâu phù hợp với ăn cỏ như thế nào?
b) Nêu sự khác biệt cơ bản trong hoạt động tiêu hóa và hấp thu dinh
dưỡng ở động vật ăn cỏ nhai lại và động vật ăn cỏ không nhai lại.
Câu 4: (2,0 điểm)
a) So sánh trinh sinh với các hình thức phân đôi, nẩy chồi ở động vật?
b) Động vật chuyển từ dưới nước lên cạn gặp những trở ngại gì liên quan
đến sinh sản? Những trở ngại đó đã được khắc phục như thế nào?
Câu 5: (2,0 điểm)
Kể tên nhóm động vật có cơ quan hô hấp hiệu quả nhất ở trên cạn. Trình
bày cấu tạo cơ quan và cơ chế hô hấp ở nhóm động vật đó?
Câu 6: (2,0 điểm)
Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện qua những
cơ chế di truyền như thế nào?
1
Câu 7: (2,0 điểm)
a) Dựa trên cơ sở nào người ta phân loại các gen thành gen cấu trúc và
gen điều hoà?
b) Trong tự nhiên, dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao?
Câu 8: (2,0 điểm)
a) Lai thuận – nghịch có ý nghĩa gì trong nghiên cứu di truyền? Giải thích.
b) Các thể đột biến chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể có những đặc
điểm gì khác so với các loại thể đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể khác? Nêu ý
nghĩa của đột biến này trong chọn giống và tiến hóa?
Câu 9: (2,0 điểm)
Đưa 12 vi khuẩn (mỗi vi khuẩn chỉ chứa 1 ADN và ADN có cấu tạo từ
nuclêôtit có N15) vào môi trường nuôi chỉ chứa N14. Sau một thời gian nuôi cấy,
người ta thu toàn bộ các vi khuẩn, phá màng tế bào và thu lấy phân tử ADN.
Trong các phân tử ADN này, loại ADN chứa N15 chiếm tỉ lệ 6,25%. Hỏi:
a) Số lượng vi khuẩn đã bị phá màng là bao nhiêu?
b) Nếu các vi khuẩn này tiếp tục được nuôi cấy và nhân đôi 3 lần nữa thì
trong các vi khuẩn mới tạo thành số phân tử ADN cấu tạo hoàn toàn bằng N14 là
bao nhiêu?
Câu 10: (2,0 điểm)
Với ba qui luật di truyền khác nhau hãy cho ví dụ và viết sơ đồ lai từ P
đến F1 sao cho F1 có tỉ lệ phân ly kiểu hình là 3:1.
--- HẾT ---
Họ tên thí sinh: .................................................... Số báo danh: ............................
Chữ ký của Giám thị 1: ........................ Chữ ký của Giám thị 2: ...........................
2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
¯¯¯¯¯¯¯
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10
NĂM HỌC 2015 – 2016
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề chính thức
Môn: SINH HỌC ( Chuyên)
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề)
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề thi này có 01 trang
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Mức phản ứng là gì? Cho ví dụ về mức phản ứng ? Mức phản ứng có di
truyền không ? tại sao ?
b) Có thể phân biệt hội chứng Đao, hội chứng Tớcnơ, bệnh nhân bạch tạng qua
những đặc điểm hình thái nào ?
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Trình bày các biểu hiện của hiện tượng thoái hoá giống ? Vai trò của phương
pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết.
b) Ưu thế lai là gì ? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống?
Câu 3: (2,0 điểm)
a) Điểm khác nhau cơ bản giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh
vật khác loài là gì ? Cho ví dụ về hai mối quan hệ đó.
b) Thế nào là chuỗi thức ăn và lưới thức ăn ? Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm
những thành phần nào ?
Câu 4: (2,0 điểm) Gen B có chiều dài 4080Ao và có tỉ lệ A/G = 2/3.
a) Xác định số nuclêôtit từng loại của gen B ?
b) Gen B bị đột biến thành gen b. Gen b nhân đôi 2 lần cần môi trường nội bào
cung cấp 1440 nuclêôtit loại ađênin và 2163 nuclêôtit loại guanin. Xác định dạng đột
biến?
Câu 5: (2,0 điểm) Ở đậu Hà Lan, hai tính trạng màu hạt và dạng hạt do hai cặp gen
nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau qui định.
a) Cho lai giữa hai cây thuần chủng hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, nhăn thu
được F1 đồng loạt hạt vàng, trơn. Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ P đến F1 ?
b) Trong một phép lai khác, cho lai giữa hai cây bố mẹ thu được F 1 : 25% hạt
vàng, trơn ; 25% hạt vàng, nhăn ; 25% hạt xanh, trơn và 25% hạt xanh, nhăn. Xác
định kiểu gen của bố, mẹ và viết sơ đồ lai từ P đến F1.
---Hết--Họ tên thí sinh: .......................................... Số báo danh: ...................................
Chữ ký của Giám thị 1: .............................. Chữ ký của Giám thị 2: ..................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề chính thức
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN
Năm học 2017-2018
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Môn: SINH HỌC (Chuyên)
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề)
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề thi này có 01 trang
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Cho các dạng tài nguyên sau: nước, đất, khoáng sản, sinh vật và rừng.
- Hãy xác định các dạng tài nguyên tái sinh.
- Trình bày các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng.
b) Kể tên và phân biệt bằng hình vẽ ba dạng hình tháp tuổi biểu diễn thành phần
nhóm tuổi của quần thể sinh vật.
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Tại sao những biến đổi
trong cấu trúc nhiễm sắc thể lại gây hại cho sinh vật?
b) Tương quan trội lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?
Câu 3: (2,0 điểm) Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào?
Công nghệ tế bào được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?
Câu 4: (2,0 điểm) Gen D có chiều dài 5100 Ao và có 30% ađênin (A). Gen D bị
đột biến thành gen d. Gen d chiều dài không đổi so với gen D nhưng có số liên kết hydrô
giảm đi 1. Xác định:
a) Số lượng từng loại nuclêôtit của gen D và gen d.
b) Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen d nhân đôi 4 lần.
Câu 5: (2,0 điểm) Ở đậu Hà Lan, người ta tiến hành hai phép lai như sau:
Phép lai 1: cho lai giữa cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn thu được đời con
có tỉ lệ 3 hạt vàng, trơn : 1 hạt vàng, nhăn.
Phép lai 2: cho lai giữa cây hạt vàng, trơn với cây hạt vàng, nhăn thu được đời con
có tỉ lệ 3 hạt vàng, trơn : 3 hạt vàng, nhăn : 1 hạt xanh, trơn : 1 hạt xanh, nhăn.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi phép lai. Biết rằng mỗi gen quy định một
tính trạng và nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau.
------ Hết -----Họ tên thí sinh: .................................................................. Số báo danh ..................................
Chữ kí giám thị 1: ............................................ Chữ kí giám thị 2: ..........................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
¯¯¯¯¯¯¯
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2013 – 2014
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề chính thức
Môn: Sinh học - lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian phát đề)
Ngày thi 21/9/2013
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề thi này có 02 trang
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Trình bày sự khác nhau giữa chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan
trong sự nhân lên của vi rút?
b) Cho sơ đồ Glucôzơ
Nấm men
X + CO2 + năng lượng
Hãy xác định:
+ Tên gọi của quá trình trên?
+ Khi không có O2 và có O2. Hãy xác định chất X và năng lượng tạo ra?
Câu 2 (2,0 điểm)
Xét tế bào ở sinh vật nhân thực
a) ADN và ARN khác nhau như thế nào về cấu tạo và chức năng?
b) Chức năng của các ARN? ARN có phải là vật chất mang thông tin di
truyền không? Vì sao?
Câu 3 (2,0 điểm)
a) Nêu chức năng của prôtêin màng trong hoạt động sống của tế bào?
b) Căn cứ vào đặc điểm nào người ta chia các phương thức vận chuyển
các chất qua màng là thụ động, chủ động, xuất nhập bào.
Câu 4 (2,0 điểm)
So sánh tính hướng sáng và quang ứng động của cây.
Câu 5 (2,0 điểm)
a) Trên cơ sở của hiện tượng hút nước và thoát nước của cây xanh, hãy
giải thích các hiện tượng sau:
- Hiện tượng rỉ nhựa.
- Hiện tượng ứ giọt.
- Khi bón nhiều phân đạm vào gốc cây làm cho cây bị héo.
b) Mô tả sự chín của quả và hạt.
Câu 6 (2,0 điểm)
a) Mô tả biến đổi về mặt hóa học và sinh học của thức ăn trong quá trình
tiêu hóa của nhóm động vật nhai lại?
b) Trình bày những đặc điểm cơ bản của hệ tuần hoàn của các lớp thuộc
phân ngành động vật có xương sống?
Câu 7 (2,0 điểm)
a) Vận tốc dòng máu, huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch?
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó?
b) Nếu thiếu và thừa tirôzin thì sự biến thái của ếch sẽ như thế nào?
c) Nhịp tim là gì? Mối liên hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể?
Câu 8 (2,0 điểm)
Với mỗi qui luật di truyền cho một ví dụ và viết sơ đồ lai giữa các cặp bố
mẹ sao cho F1 có tỉ lệ phân tính về kiểu hình 1:1:1:1.
Câu 9 (2,0 điểm)
a) Phân biệt đột biến thể lệch bội và đột biến thể đa bội?
b) Ở người bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu (47, +21). Hãy giải thích cơ chế
hình thành và đặc điểm của người mang bộ nhiễm sắc thể này?
Câu 10 (2,0 điểm)
Ở cá, khi lai giữa 2 dòng thuần chủng cá vảy đỏ với cá vảy trắng, thu
được F1 toàn cá vảy đỏ. Cho F1 lai với nhau, F2 thu được 75% cá vảy đỏ, 25% cá
vảy trắng ( toàn là cá cái). Xác định đặc điểm di truyền và viết sơ đồ lai từ P đến
F2 .
---Hết---
Họ tên thí sinh: ............................................Số báo danh: ...................................
Chữ ký của Giám thị 1: .......................Chữ ký của Giám thị 2::...........................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
¯¯¯¯¯¯¯
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10
NĂM HỌC 2014 – 2015
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề chính thức
Môn: SINH HỌC (Chuyên)
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề)
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề thi này có 01 trang
Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày phương pháp gây đột biến bằng tác nhân vật lý?
Câu 2: (2,0 điểm) Thế nào là phép lai phân tích ? So sánh di truyền trội hoàn
toàn và trội không hoàn toàn?
Câu 3: (2,0 điểm)
a) Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu nào?
b) Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí
của sinh vật như thế nào?
Câu 4: (2,0 điểm) Một gen cấu trúc D có số nuclêôtit loại xitôzin bằng 2/3 số
nuclêôtit loại ađênin. Khi gen đó tự nhân đôi 2 lần liên tiếp đòi hỏi môi trường
cung cấp 1800 nuclêôtit loại guanin.
a) Tính chiều dài và số lượng từng loại của gen D?
b) Gen D bị đột biến thành gen d có chiều dài không đổi so với gen D nhưng có
số liên kết hydrô giảm đi 1. Xác định số nuclêôtit từng loại của gen d?
Câu 5: (2,0 điểm)
a) Ở một bệnh nhân người ta đếm thấy trong bộ NST của tế bào có 47
chiếc, trong đó thấy có 3 nhiễm sắc thể 21. Đây là loại bệnh gì? Nêu biểu hiện
của bệnh đó?
b) Nêu các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền ở người?
c) Quần thể ban đầu có 100% kiểu gen Aa. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn. Xác
định tỉ lệ từng loại kiểu gen của quần thể?
---Hết--Họ tên thí sinh: .......................................... Số báo danh: ...................................
Chữ ký của Giám thị 1: .............................. Chữ ký của Giám thị 2: ..................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
SÓC TRĂNG
Năm học 2015-2016
Đề chính thức
Môn: Sinh học - Lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 26/9/2015
________________
Đề thi này có 02 trang
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Đặc điểm sinh học của rễ thích nghi với chức năng hút nước và muối
khoáng như thế nào?
b) Các loài thực vật sống trong nước như sen, súng…quanh năm ngâm
trong nước nhưng rễ không bị thối, giải thích vì sao?
Câu 2: (2,0 điểm)
Trong giờ thực hành về quang hợp, thí nghiệm về sự tạo thành tinh bột.
Một nhóm học sinh lấy rau dền tía làm thí nghiệm nhưng vẫn chứng minh được
có sự tổng hợp được tinh bột. Hãy giải thích vì sao?
Câu 3: (2,0 điểm)
a) Ưu điểm của phương pháp giâm, chiết cành?
b) Ứng dụng của phương pháp nuôi cấy mô trong sản xuất giống cây
trồng có những ưu điểm gì? Cơ sở khoa học của phương pháp này?
Câu 4: (2,0 điểm)
Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? Tại sao khi tăng nhiệt
độ qua nhiệt độ tối ưu thì vận tốc phản ứng giảm và có thể gây biến tính prôtêin?
Câu 5: (2,0 điểm)
Giải thích vì sao quá trình vận động hướng động và vận động cảm ứng lại
có sự khác nhau về thời gian phản ứng với các yếu tố tác động của môi trường?
Cho ví dụ?
Câu 6: (2,0 điểm)
a) Mô tả cấu tạo của màng sinh chất theo mô hình khảm – động?
b) Phân biệt hình thức vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động?
Câu 7: (2,0 điểm)
a) Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi sinh vật được xếp vào giới nào? Cơ
sở của sự sắp xếp đó?
b) Mô tả đặc điểm chung của vi sinh vật?
1
Câu 8: (2,0 điểm)
a) Lên men rượu truyền thống có những nhóm vi sinh vật nào tham gia?
Vai trò và điều kiện hoạt động của các vi sinh vật đó?
b) Phân biệt bào tử sinh sản vô tính và bào tử sinh sản hữu tính của vi sinh
vật nhân thực?
Câu 9: (2,0 điểm)
a) Viết phương trình tóm tắt quá trình nitrat hoá trong đất từ amoni thành
nitrit do vi khuẩn Nitrosomonas và từ nitrit thành nitrat do vi khuẩn Nitrobacter?
b) Kiểu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của hai loại vi khuẩn trên? Làm thế
nào để giúp cho hai loại vi khuẩn trên phát triển tốt trong đất?
Câu 10: (2,0 điểm)
Có 10 tế bào sinh dục thực hiện nguyên phân liên tiếp một số lần đã đòi
hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 nhiễm sắc thể đơn.
Các tế bào con đều giảm phân tạo ra các giao tử, môi trường cung cấp nguyên
liệu tạo ra 2560 nhiễm sắc thể đơn. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của giao tử bằng
10% đã hình thành nên 128 hợp tử.
a) Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
b) Xác định giới tính của cơ thể đã tạo ra các loại giao tử đó.
--- HẾT --Họ tên thí sinh: ............................................Số báo danh: ....................................
Chữ ký của Giám thị 1: ...............................Chữ ký của Giám thị 2::....................
2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
SÓC TRĂNG
Năm học 2015-2016
Đề chính thức
Môn: Sinh học - Lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 27/9/2015
________________
Đề thi này có 02 trang
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Tóm tắt quá trình chuyển gen? Nêu chức năng 2 loại enzim chính tham
gia chuyển gen?
b) Tách gen mã hoá insulin ở người và gắn vào plasmit chuyển vào vi
khuẩn E.coli nhưng sản phẩm prôtêin không sử dụng được. Giải thích vì sao?
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Phân biệt khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật?
b) Rắn nước đẻ con, thằn lằn đẻ trứng. Quá trình sinh sản của hai loài này
giống nhau và khác nhau như thế nào?
Câu 3: (2,0 điểm)
a) Loại ARN nào đa dạng nhất? Loại ARN nào có số lượng nhiều nhất
trong tế bào nhân thực? Giải thích?
b) Trình bày cơ chế tổng hợp ARN?
Câu 4: (2,0 điểm)
Những bào quan nào trong tế bào động vật có chứa axit nulêic? Trình bày
sự khác biệt cơ bản về cấu trúc và chức năng của các bào quan này?
Câu 5: (2,0 điểm)
a) Trình bày sự khác nhau về cấu trúc giữa ADN ty thể và ADN trong
nhân?
b) Làm thế nào xác định được một tính trạng nào đó do gen ngoài nhân
quy định?
Câu 6: (2,0 điểm)
a) Trong cơ chế tự nhân đôi của ADN, đoạn mồi được tổng hợp nhờ
enzim nào? Tại sao cần tổng hợp đoạn mồi?
b) Quá trình nhân đôi của ADN, quá trình phiên mã và quá trình dịch mã
diễn ra theo nguyên tắc nào? Nêu ý nghĩa của các nguyên tắc đó?
1
Câu 7: (2,0 điểm)
Nói về hệ thống sinh sản của nữ giới thì câu nào sau đây, câu nào đúng,
câu nào sai? Giải thích.
a) Cả ơstrôgen và prôgestêron đều cần thiết cho quá trình rụng trứng.
b) Ơstrôgen có xu hướng ức chế việc tiết ra FSH của tuyến yên.
c) Sự thụ tinh của trứng và tinh trùng thường xảy ra trong tử cung.
d) Sự sản xuất prôgestêron chịu sự kiểm soát của hoocmôn LH.
Câu 8: (2,0 điểm)
a) Sự điều hòa lượng nước trong cơ thể phụ thuộc vào những nhân tố chủ
yếu nào?
b) Giải thích về sự tăng giảm nồng độ hoocmon ADH khi cơ thể bị mất
nhiều mồ hôi do lao động nặng và khi uống nhiều nước?
Câu 9: (2,0 điểm)
a) Trình bày cơ chế phát sinh thể tự đa bội và thể dị đa bội?
b) Một số đột biến nhiễm sắc thể có thể nhanh chóng hình thành loài mới,
đó là những đột biến nào? Giải thích?
Câu 10: (2,0 điểm)
Khi cho lai giữa các con ruồi giấm F1 có cùng kiểu gen thu được F2 70%
mình xám, cánh dài; 20% mình đen, cánh ngắn; 5% mình xám, cánh ngắn; 5%
mình đen, cánh dài.
Biện luận và viết sơ đồ lai trên.
--- HẾT ---
Họ tên thí sinh: ............................................Số báo danh: .....................................
Chữ ký của Giám thị 1: ...............................Chữ ký của Giám thị 2::.....................
2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
¯¯¯¯¯¯¯
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2013 – 2014
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề thực hành
Môn: Sinh học - lớp 12
(Thời gian làm bài 60 phút)
Ngày thi 22/9/2013
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề thi này có 02 trang
I. Thí nghiệm 1: Mô thực vật
1) Mẫu vật, hóa chất, dụng cụ thực hành:
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Mẫu vật, hóa chất
Thân lá lốt
Phiến kính (lam kính)
Lá kính (lamen)
Dao lam
Dĩa đồng hồ
Nước Javen
Thuốc nhuộm son, phèn lục
Kim mũi giáo
Ống nhỏ giọt
Nước cất
Số lượng
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
2) Qui trình thí nghiệm:
- Nhỏ 5 -10 giọt Javen vào dĩa đồng hồ
- Cắt ngang thân lá lốt thành những lát thật mỏng (vi mẫu)
- Ngâm vi mẫu trong Javen cho đến khi vi mẫu trắng hoàn toàn
- Rửa sạch vi mẫu bằng nước cất
- Nhuộm vi mẫu với 3 – 5 giọt dung dịch nhuộm và giữa khoảng 3 phút
- Rửa lại bằng nước cất và thực hiện làm tiêu bản để quan sát dưới kính hiển
vi cấu tạo thân cây.
II. Thí nhiệm 2: Tế bào học
1) Mẫu vật, hóa chất và dụng cụ thực hành :