Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lý lớp 10 THPT theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 15 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THANH MỘNG

SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Demo Version - Select.Pdf SDK
Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Địa lý

Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN LUYỆN

Thừa Thiên Huế, năm 2018
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả và số liệu nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được
đồng tác giả cho phép sử dụng, làm cơ sở cho đề tài.
Những kết quả nghiên cứu thự tiễn chưa từng được công bố trong bất kỳ
một công trình khoa học nào khác.


Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Mộng

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến Sĩ
Nguyễn Văn Luyện, người đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian tôi
tiến hành nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Địa lí trường ĐH SP
- ĐH Huế, thư viện khoa Địa lí, thư viện trường ĐHSP - ĐH Huế; các bạn học viên
lớp CH Địa lí khóa XXV, học tại An Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ để luận văn
của tôi được hoàn thành.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và HS trường THPT An Phú,
Lương Thế Vinh, Vĩnh Lộc, Quốc Thái ở tỉnh An Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ và
phối hợp thực hiện trong quá trình nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm sư phạm,
điều tra thực tế để đạt kết quả khách quan tốt nhất.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế, rất mong được sự góp ý chân tình của quý thầy cô và quý đồng

Demo
Version
- Select.Pdf
nghiệp để luận
văn được
hoàn thiện

và có tính SDK
khả thi cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
An Giang, ngày 27 tháng 5 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thanh Mộng

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Mục lục ........................................................................................................................ 1
Danh mục các từ viết tắt.............................................................................................. 4
Danh mục các bảng, biểu đồ ....................................................................................... 5
Danh mục hình ảnh ..................................................................................................... 6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8
1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................8
2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................9
4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu .......................................................................9
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài .................................................................................9
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................11

Demo
Version

- Select.Pdf
SDK
6.1. Nhóm
phương
pháp nghiên
cứu lý thuyết
...................................................11
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. .................................................12
NỘI DUNG ..............................................................................................................13
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC THEO HƢỚNG PHÁT
HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH .......................................................13
1.1. Một số vấn đề về việc sử dụng CNTT trong dạy học ..................................13
1.1.1. Quan niệm về công nghệ thông tin .......................................................13
1.1.2. Tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học .13
1.1.3. Những công cụ công nghệ thông tin sử dụng trong dạy học ................14
1.2. Một số vấn đề về dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS ........15
1.2.1. Quan niệm về tính tích cực ...................................................................15
1.2.2. Quan niệm dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh ...15
1.2.2.1. Tính tích cực học tập..........................................................................15
1.2.2.2. Phương pháp dạy học tích cực ...........................................................16

1


1.2.4. Hoạt động của giáo viên và học sinh trong dạy học tích cực ...............18
1.3. Quan niệm về phương tiện dạy học với việc phát huy tính tích cực của HS .....18
1.4. Mối quan hệ của việc sử dụng công nghệ thông tin và phát huy tính tích cực
của học sinh ...........................................................................................................19
1.5. Chương trình địa lí lớp 10 THPT ................................................................20

1.5.1. Mục tiêu chương trình địa lí lớp 10 ..........................................................20
1.5.2. Nội dung chương trình địa lí lớp 10......................................................21
1.6. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 10 THPT ........................................22
1.6.1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi........................................................................22
1.6.2. Đặc điểm về khả năng nhận thức ..........................................................22
1.6.3. Đặc điểm về nhân cách .........................................................................23
1.7. Khảo sát hiện trạng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí ở
trường THPT ..........................................................................................................24
1.7.1. Thực trạng các phương tiện CNTT phục vụ dạy học địa lí hiện nay ở
trường THPT ...................................................................................................25
1.7.2. Quan niệm của GV về việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học
.........................................................................................................................27

Demo
Version
- Select.Pdf
1.7.3 Hình
thức
và phương
pháp của GVSDK
trong việc sử dụng CNTT theo
hướng phát huy tính tích cực của HS ..............................................................28
Chƣơng 2. SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ 10 THPT THEO HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA
HỌC SINH............................................................................................................29
2.1. Những yêu cầu sử dụng CNTT trong dạy học địa lí 10 THPT theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh ....................................................................29
2.2. Nguyên tắc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí lớp 10 theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh .........................................................30
2.3. Sử dụng một số công cụ CNTT trong dạy học địa lí lớp 10 theo hướng phát

huy tính tích cực của học sinh ............................................................................31
2.3.1. Sử dụng Internet vào dạy học địa lí 10 THPT theo hướng phát huy tính
tích cực của HS ...............................................................................................31
2.3.2. Sử dụng phần mềm iMind Map vào dạy học địa lí 10 THPT theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh .................................................................43
2.3.3. Sử dụng phần mềm trình chiếu powerpoint vào dạy học địa lí lớp 10
THPT theo hướng phát huy tính tích cực của HS ...........................................55
2


Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM........................................................65
3.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................65
3.2. Nguyên tắc thực nghiệm ..............................................................................65
3.3. Nội dung thực nghiệm .................................................................................65
3.4. Tổ chức thực nghiệm ...................................................................................66
3.4.1. Địa bàn thực nghiệm.................................................................................66
3.4.2. Thời gian thực nghiệm..............................................................................66
3.4.3. Đối tượng thực nghiệm .............................................................................66
3.4.4. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................66
3.4.5. Xử lí kết quả thực nghiệm ........................................................................68
3.5. Kết quả thực nghiệm....................................................................................70
3.5.1. Bảng kết quả thực nghiệm ........................................................................70
3.5.2. Nhận xét kết quả thực nghiệm ..................................................................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................77
1. Kết quả đạt được và hạn chế của đề tài ..........................................................77
2. Một số đề xuất, kiến nghị ...............................................................................78
3. HướngDemo
mở rộng
của đề tài
..............................................................................

79
Version
- Select.Pdf
SDK
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80
PHỤ LỤC ...................................................................................................................1

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

KTXH

:

Kinh tế xã hội


CNTT

:

Công nghệ thông tin

THPT

:

Trung học phổ thông

DHTC

:

Dạy học tích cực

TTC

:

Tính tích cực

PPDH

:

Phương pháp dạy học


ĐLTN

:

Địa lí tự nhiên

SGK

:

Sách giáo khoa

Demo Version - Select.Pdf SDK

4


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 1.1. Thực trạng thiết bị CNTT của các trường ................................................ 25
Bảng3.1. Thông tin về GV dạy thực nghiệm ở trường THPT .................................. 67
Bảng 3.2. Lớp và số HS tham gia thực nghiệm và đối chứng .................................. 67
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả kiểm tra ........................................................................ 70
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả kiểm tra ........................................................................ 71
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả điểm kiểm tra bài 24 .................................................... 72
Bảng 3.6. Điểm trung bình chung của các lớp thực nghiệm và đối chứng: .............. 73
Bảng 3.7. Điểm trung bình chung của các lớp thực nghiệm và đối chứng: .............. 74
Bảng 3.8. Điểm trung bình chung của các lớp thực nghiệm và đối chứng: .............. 75
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra bài 5 ............................................... 71
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra bài 8 ................................................ 72

Biểu đồ 3.3 Biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra bài 24 .............................................. 73

Demo Version - Select.Pdf SDK

5


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1. Thanh tìm kiếm google ............................................................................. 32
Hình 2.2. Tìm kiếm bằng từ khóa ............................................................................. 33
Hình 2.3. Lọc nội dung tìm kiếm bằng hình ảnh ...................................................... 33
Hình 2.4. Sao lưu hình ảnh........................................................................................ 34
Hình 2.5. Lọc từ khóa và sao lưu video .................................................................... 34
Hình 2.6. Tìm kiếm bằng từ khóa ............................................................................. 35
Hình 2.7. Tham gia diễn đàn, các trang học trực tuyến ............................................ 35
Hình 2.8. Cách tương tác trên internet ...................................................................... 36
Hình 2.9. Cách sao lưu web trên trình duyệt Cốccốc để đọc ngoại tuyến ................ 36
Hình 2.10. Tìm kiếm video: Tìm hiểu hệ mặt trời và trái đất ................................... 38
Hình 2.11. Tìm kiếm video: Tìm hiểu sự vận động tự quay của trái đất .................. 38
Hình 2.12. Tìm kiếm video: Hiện tượng ngày và đêm ............................................ 39
Hình 2.13. Địa hình trước và sau khi xảy ra hiện tượng uốn nếp ............................. 40
Hình 2.14. Địa hình trước và sau khi xảy ra hiện tượng đứt gãy .............................. 40

Demo
Version
- Select.Pdf
Hình 2.15. Sơ
đồ khái
quát Sự phân

bố khí áp. SDK
Một số loại gió chính ..................... 45
Hình 2.16. Sơ đồ chi tiết Bài 5 Vũ trụ. Hệ mặt trời. Trái đất …. ............................. 45
Hình 2.17. Giao diện phần mềm iMind Map ............................................................ 47
Hình 2.18. Giao diện ý tưởng trung tâm của iMind Map. ........................................ 47
Hình 2.19. Xác định ý tưởng trung tâm cho nội dung bài ........................................ 48
Hình 2.20. Cách thêm nhánh cho sơ đồ (nhấp chuột vào biểu tượng để thêm nhánh). . 49
Hình 2.21. Xác định từ khóa cho nhánh.................................................................... 51
Hình 2.22. Chọn màu cho từng phần cấp nhánh ....................................................... 52
Hình 2.23. Sơ đồ tư duy bài 5. Vũ trụ. Hệ Mặt trời. Trái đất. Hệ quả chuyển động tự
quay quanh trục của trái đất ...................................................................................... 53
Hình 2.24. Sơ đồ bài 8. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất. ............. 53
Hình 2.25. Bài 24 - Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa ............... 54
Hình 2.26. Tạo cấu trúc slide trình chiếu .................................................................. 56
Hình 2.27. Sử dụng font và màu nền hợp lí .............................................................. 57

6


Hình 2.28. Trình chiếu bản đồ dân cư ....................................................................... 57
Hình 2.29. Khai thác nội dung kiến tức từ hình ảnh ................................................. 58
Hình 2.30. Chức năng chèn ảnh và chỉnh sửa hình ảnh trong powerpoint .............. 59
Hình 2.31. Nén file trình chiếu trong PowerPoint. .................................................. 60
Hình 2.32. Giao diện trang powerpoint khi mở ........................................................ 61
Hình 3.1. Cách nhập dữ liệu và tính giá trị trung bình ( ) ....................................... 68
Hình 3.2. Cách nhập dữ liệu và tính độ lệch chuẩn .................................................. 69

Demo Version - Select.Pdf SDK

7



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XXI với sự bùng nổ CNTT đã tác động rất lớn đến công cuộc phát triển
kinh tế xã hội loài người. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan
trọng của CNTT, truyền thông trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước;
cũng như yêu cầu đẩy mạnh CNTT để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức.
Ngày nay, khi CNTT càng phát triển thì việc tích hợp CNTT vào tất cả các
lĩnh vực là một điều tất yếu, trong đó có lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay,
Bộ giáo dục và Đào tạo yêu cầu đẩy mạnh tích hợp CNTT trong giáo dục đào tạo ở
tất cả các cấp học, bậc học, ngành học, xem CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc
lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học.
Vậy làm thế nào để việc sử dụng CNTT trong dạy học có hiệu quả cao nhất?
Từ đó, dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh, thay đổi quan niệm về dạy
học truyền thụ một chiều và nếu có sử dụng CNTT thì chỉ là phần chuẩn bị của giáo

- Select.Pdf
SDK
viên còn họcDemo
sinh chỉVersion
tiếp thu kiến
thức một cách
thụ động.
Sử dụng CNTT vào việc giảng dạy sẽ góp phần đổi mới phương pháp và làm
phong phú thêm nội dung bài học, từ đó, nâng cao chất lượng dạy và học. Song,
giáo viên vẫn chưa thực hiện thường xuyên và có bài bản. Bên cạnh đó, còn tồn tại
tâm lý ngại khó khi sử dụng CNTT để dạy học vì nó đòi hỏi sự am hiểu CNTT và
có sự đầu tư rất nhiều cho một tiết dạy. Mặt khác, nhiều học sinh chưa có cơ hội để

tiếp cận với CNTT nên các em vẫn còn rụt rè,… Chính vì những lí do trên, bản thân
đã mạnh dạn chọn viết đề tài: “SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 THPT THEO HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC CỦA HỌC SINH” để làm đề tài tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành lí luận và
phương pháp dạy học môn địa lí. Hi vọng những vấn đề được đề cập trong đề tài sẽ
góp phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ
môn, giúp các thầy cô yêu thích và sử dụng CNTT nhiều hơn trong giờ dạy của
mình, đồng thời giúp giáo viên tạo ra một tiết học hiệu quả và sinh động, để HS

8


tích cực hơn trong học tập, các em sẽ không bị nhàm chán, khắc sâu kiến thức và
yêu thích môn học hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng các công cụ CNTT trong dạy học Địa lí lớp 10 THPT
theo hướng phát huy tính tích cực của HS nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy
học, nâng cao chất lượng dạy học địa lí ở trường THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn của việc sử dụng CNTT trong dạy học địa
lí 10 THPT theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Khảo sát hiện trạng việc sử dụng CNTT trong dạy học địa lí 10 THPT theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh ở một số trường THPT.
- Hướng dẫn học sinh phương pháp khai thác CNTT hiệu quả trong và ngoài
giờ học địa lí 10 THPT theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng phương pháp hướng dẫn của bộ công
cụ và hiệu quả sử dụng CNTT trong dạy và học địa lí 10 THPT theo hướng phát
huy tính tích cực của học sinh.

Demo

Version
Select.Pdf SDK
4. Phạm vi và
giới hạn
nghiên-cứu
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu phương pháp hướng dẫn học sinh sử
dụng internet để tìm hiểu thông tin địa lí; phần mềm iMind Map để thiết kế các sơ
đồ tư duy và phần mềm Powerpoint để trình bày và thiết kế nội dung bài học địa lí
10 THPT theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Địa bàn khảo sát và thực nghiệm: Một số trường trung học phổ thông trên
địa bàn tỉnh An Giang.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học là một xu thế tất yếu để phù hợp với quá trình
đổi mới đất nước. Việc sử dụng các phương tiện và phương pháp dạy học mới để
phát huy tính tích cực trong học tập đã được rất nhiều nhà giáo dục nghiên cứu:
“Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực” của Đặng Văn Đức Nguyễn Thu Hằng, NXB ĐHSP (2004); tài liệu đã cung cấp những thông tin về xu
hướng đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới; vận dụng các phương pháp tích

9


cực trong dạy học Địa lý; ứng dụng công nghệ thông tin, hướng dẫn sử dụng phần
mềm, mục tiêu, thiết kế bài giảng trong dạy học Địa lý. [5]
“Công nghệ thông tin cho dạy học tích cực”, NXBGDVN, tài liệu này chuẩn
bị cho giáo viên trong vai trò mới và cho thấy cách CNTT có thể được sử dụng như
thế nào cho quá trình DHTC. Giới thiệu một số công cụ có thể ứng dụng CNTT sử
dụng cho DHTC. Tất cả các công cụ và thiết kế hướng dẫn trong tài liệu này đều
đóng góp vào quá trình giáo viên và học viên xây dựng kiến thức và hiểu biết về thế
giới xung quanh thông qua trải nghiệm tích cực, thử nghiệm và suy ngẫm trong sự
tương tác với nhau và tương tác với tài liệu học tập. Điểm khởi đầu cho việc lựa

chọn các công cụ này là dễ sử dụng đối với giáo viên và người học, dễ tìm và có sẵn
(phần lớn là miễn phí). [2]
“Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học địa lí ở trường THPT”, của
Nguyễn Đức Vũ (chủ biên) - Trần Văn Thắng - Nguyễn Trọng Phúc - Nguyễn
Dược, Huế (2000), tài liệu cũng chỉ ra đặc điểm của quá trình dạy học địa lí ở
trường phổ thông và đưa ra hệ thống những phương pháp dạy học nhằm tăng cường
tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học. [20]

Demo
Select.Pdf
“Phương
tiệnVersion
dạy học -địa
lí ở trườngSDK
THPT”, Nguyễn Đức Vũ, NXBGD
(2006). Tài liệu này trình bày các kiến thức cơ bản về phương tiện dạy học nói chung,
các phương tiện dạy học Địa lí nói riêng như bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê, biểu đồ,
tranh ảnh, video, máy vi tính và phương pháp sử dụng các phương tiện này trong dạy
học Địa lí ở trường THPT. Hiểu được những kiến thức cơ bản về phương tiện dạy
học và các phương tiện dạy học Địa lí bao gồm bản đồ, sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ,
tranh ảnh, video, máy vi tính. Qua đó có thể vận dụng được các phương pháp sử dụng
các phương tiện trong dạy học Địa lí THPT một cách có hiệu quả. [24]
Trong luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Nhâm năm 2014 với đề tài: Sử dụng sơ
đồ tư duy trong dạy học địa lí lớp 10 THPT, đã nêu ra được các cơ sở lí luận của
việc sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học Địa lí 10. Qua đó, cho thấy việc
sử dụng sơ đồ tư duy là một phương pháp học tập mới có tính khả thi cao, đem lại
những hiệu quả tích cực bước đầu góp phần đổi mới phương pháp dạy và học trong
nhà trường phổ thông. Chương trình học tập môn Địa lí lớp 10 - chương trình cơ

10



bản có những đặc thù riêng. Do vậy, sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học Địa lí
lớp 10 là một phương pháp tích cực hoạt động của HS và có nhiều điều kiện để áp
dụng. [11]
Trong luận văn thạc sĩ của Phạm Ngọc Thương, năm 2008 với đề tài: Ứng
dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài giảng địa lí tự nhiên trong sách giáo khoa
địa lí 10 trung học phổ thông cũng chỉ ra những cơ sở lí luận cơ bản của việc thiết
kế bài giảng nói chung và thiết kế bài giảng có sử dụng CNTT nói riêng. Bên cạnh
đó luận văn còn nghiên cứu thực trạng việc thiết kế bài giảng Địa lí hiện nay nhất là
việc thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí ở một số nhà trường
phổ thông trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng các tiến bộ khoa
học kĩ thuật. Ngoài ra còn nêu được nguyên tắc, quy trình thiết kế bài giảng Địa lí
có ứng dụng CNTT đối với phần Địa lí tự nhiên lớp 10 THPT. [19]
Từ các nghiên cứu trên đã được chứng minh rằng khi giáo viên và học sinh
thực hiện hoạt động giảng dạy và học tập có ứng dụng CNTT thì kết quả giờ dạy đạt
hiệu quả cao hơn và phần nào đã phát huy được tính chủ động và tích cực của HS.
HS đã say mê và hứng thú hơn với việc học tập địa lí.

Demo
- Select.Pdf
Từ những
tài Version
liệu và công
trình nghiên SDK
cứu nêu trên có thể nhận thấy vấn đề
ứng dụng CNTT vào trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng luôn được
sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều tác giả. Những tài liệu và công trình nghiên
cứu này là nguồn tư liệu quí giá giúp cho tác giả tiến hành nghiên cứu để thực hiện
đề tài luận văn của mình.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
6.1.1. Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
Tiến hành xem xét, xác định và lựa chọn tư liệu liên quan đến đề tài nghiên
cứu đã được biên soạn từ sách, các bài báo khoa học chuyên ngành và các luận văn
có liên quan, các tạp chí hay từ internet để làm nguồn tư liệu nghiên cứu.
6.1.2. Phương pháp phân loại hệ thống hóa
Lựa chọn tư liệu liên quan đến đề tài phân loại, sắp xếp một cách có hệ thống
các nguồn tài liệu liên quan đến các phần, mục của đề tài làm cơ sở khoa học sau

11


khi đã được phân tích để từ đó tạo ra các kiến thức mới trong đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
6.2.1. Phương pháp khảo sát điều tra
Tác giả tiến hành điều tra bằng phiếu, trao đổi với giáo viên và học sinh để
tìm hiểu việc tổ chức dạy học địa lí thông qua việc sử dụng CNTT theo hướng phát
huy tính tích cực của học sinh trong môn địa lí 10 ở một số trường THPT trong tỉnh
An Giang
6.2.2. Phương pháp sử dụng toán thống kê
Để xử lí kết quả khảo sát nhằm phân tích, đánh giá tình hình sử dụng CNTT
trong dạy học địa lí và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định giả
thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm đối tượng thực
nghiệm và đối chứng.
6.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh An Giang để
kiểm chứng tính khả thi của nội dung nghiên cứu.

Demo Version - Select.Pdf SDK


12



×