CHƯƠNG TRÌNH MOĐUN ĐÀO TẠO
KỸ THUẬT AN TỒN - MƠI TRƯỜNG CƠNG NGHIỆP
BÀI 1: MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA TÍNH CHẤT VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ
LAO ĐỘNG
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được mục đích, ý nghĩa của cơng tác bảo hộ lao động.
- Nhận biết rõ tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong
học tập.
1. Mục đích, ý nghĩa của cơng tác bảo hộ lao động
2. Tính chất và nhiệm vụ của cơng tác bảo hộ lao động
I- MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA CƠNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG:
1. Mục đích của cơng tác bảo hộ lao động:
Mục đích của cơng tác BHLĐ là thơng qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức
kinh tế xã hội để giảm bớt và loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, phát sinh trong quá
trình sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động và ngày càng
được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau
và những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm bảo vệ sức khỏe, bảo đảm về an tồn
tính mạng người lao động và cơ sỏ vật chất, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng
sản xuất góp phần tăng năng suất lao động, tạo cho người lao động một thói quen và tâm lý
thoải mái.
2. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động:
Bảo hộ lao động trước hết là một phạm trù của lao động sản xuất, do yêu cầu của sản
xuất và gắn liền với q trình sản xuất. Mục đích của bảo hộ lao động là mang lại niềm vui,
hạnh phúc cho mọi người nên nó mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Mặt khác nhờ chăm lo sức
khỏe cho người lao động nên công tác BHLĐ mang lại hiệu quả xã hội và nhân đạo rất cao.
BHLĐ là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước là nhiệm vụ quan trọng không thể
thiếu được trong các dự án thiết kế điều hành và triển khai sản xuất. BHLĐ mang lại những
lợi ích về kinh tế , chính trị và xã hội. Lao động tạo ra của cải vật chất làm cho xã hội tồn tại
và phát triển. Ở bất cứ chế độ xã hội nào, người lao động cũng là yếu tố quyết định nhất. Xây
dựng quốc gia giàu có, tự do dân chủ cũng nhờ người lao động. Trí thức mở mang sáng tạo
cũng nhờ lao động mà ra ( lao động trí óc) do đó lao động chính là động lực cho sự tiến bộ
của lồi người.
II- TÍNH CHẤT VÀ NHIỆM VỤ CỦA CƠNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG:
1. Tính chất của cơng tác bảo hộ lao động:
BHLĐ có 3 tính chất chủ yếu là: tính pháp lý, tính khoa học kỹ thuật và tính quần
chúng. Các tính chất trên có quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau.
1.1 BHLĐ mang tính chất pháp lý:
Những quy định và nội dung về BHLĐ được thể chế hóa thành những luật lệ chế độ
chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi cấp mọi ngành mọi tổ chức cá nhân
nghiêm chỉnh chấp hành. Những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn được ban hành
trong công tác bảo hộ lao động là luật pháp nhà nước. Xuất phát từ quan điểm, con người là
1
vốn quý nhất, nên luật pháp về BHLĐ được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo hộ con người
trong sản xuất, mọi cơ sở kinh tế và mọi người mọi tham gia lao động phải có trách nhiệm
tham gia nghiên cứu và thực hiện. Đó là tính pháp lý của cơng tác bảo hộ lao động.
1.2 BHLĐ mang tính KHKT:
Mọi hoạt động của BHLĐ nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phịng và chống
tai nạn, các bệnh nghề nghiệp…đều xuất phát từ những cơ sở của KHKT. Các hoạt động điều
tra khảo sát phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến con
người để nghiên cứu đề ra các phương pháp chống ơ nhiễm, giải pháp đảm bảo an tồn đều
là những hoạt động khoa học kỹ thuật.
Hiện nay việc vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào công tác bảo hộ lao
động ngày càng phổ biến. Như các hệ thống tự động ngắt, điều chỉnh, thông báo… trong các
thiết bị máy móc nhằm đảm bảo tính an toàn cao hơn cho người sử dụng. Ngoài ra người lao
động con nên tự trang bị cho bản thân những kiến thức khoa học cần thiết về công tác bảo
hộ.
Muốn biến điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện lao động an toàn thoải mái,
muốn loại trừ vĩnh viễn tai nạn lao động trong sản xuất, chúng ta phải giải quyết nhiều vấn
đề tổng hợp phức tạp không những phải hiểu biết về kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật thơng gió,
cơ khí hóa, tự động hóa…mà cần phải có những kiến thức khác như về tâm lý lao động, thẩm
mỹ cơng nghiệp, xã hội học lao động… Vì vậy cơng tác bảo hộ lao động mang tính chất khoa
học kỹ thuật tổng hợp.
1.3 BHLĐ mang tính quần chúng:
Tất cả cá nhân và tập thể sử dụng người lao động cho đến người trực tiếp tham gia lao
động đều là đối tượng cần được bảo vệ. Đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào công
tác bảo hộ lao động để bảo vệ mình và bảo vệ cho người khác.
BHLĐ liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất. Công nhân là những người
thường xuyên, trực tiếp tiếp xúc với máy móc, trực tiếp thực hiện các quy trình cơng nghệ…
do đó họ có nhiều khả năng phát hiện những sơ hở trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp
xây dựng các biện pháp về kỹ thuật an tồn, tham gia góp ý kiến về các mẫu mã, quy cách
dụng cụ phòng hộ, quần áo làm việc…
Mặt khác dù các quy trình quy phạm an toàn được đề ra tỉ mỉ đến đâu, nhưng công nhân
chưa học tập, ứng dụng thực tế, chưa được thấm nhuần, chưa thấy được ý nghĩa và tầm quan
trọng của nó thì cũng rất dễ vi phạm trong q trình sản xuất gây hậu quả khơng thể lường
trước được.
Muốn làm tốt công tác bảo hộ lao động, chúng ta cần vận động được đông đảo mọi
người tham gia. Cho nên BHLĐ chỉ có kết quả khi được mọi cấp, mọi ngành quan tâm, được
mọi người lao động tích cực tham gia và tự giác thực hiện các luật lệ, chế độ tiêu chuẩn, biện
pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống các bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.
2. Nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động:
Một q trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu
khơng được phịng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương,
gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong. Cho nên
việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong
những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một nhiệm vụ
quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích:
2
- Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để
xảy ra tai nạn trong lao động.
- Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các
bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.
- Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao
động.
BÀI 2 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VỀ BẢO HỘ
LAO ĐỘNG
Mục tiêu:
- Trình bày được các khái niệm về: điều kiện lao động, tai nạn lao động.
- Giải thích được các yếu tố nguy hiểm và có hại.
- Trình bày được khái niệm vùng nguy hiểm và các yếu tố nguy hiểm trong quá trình sản xuất.
- Áp dụng thực hiện được biện pháp trang bị bảo hộ lao động.
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong
học tập.
1. Những khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động
2. Công tác tổ chức bảo hộ lao động
I- NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BHLĐ:
1. Điều kiện lao động:
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế, tổ chức thể
hiện qua quy trình cơng nghệ, cơng cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động,
con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động
của con người trong q trình sản xuất.
Điều kiện lao động có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người. Những
cơng cụ và phương tiện có tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn nguy hiểm cho
người lao động, đối tượng lao động. Đối với quá trình cơng nghệ, trình độ cao hay thấp, thơ
sơ lạc hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến người lao động. Mơi trường lao động đa
dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi thuận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại đều tác động
rất lớn đến sức khỏe người lao động.
2. Tai nạn lao động:
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ
thể người lao động hoặc gây tử vong, nó xảy ra trong q trình lao động, gắn liền với việc
thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động, làm ảnh hưởng đến quá trình lao động sản xuất
của người lao động. nhiễm độc đột ngột cũng là một tai nạn lao động.
Tai nạn lao động được phân ra: chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp
Chấn thương: là tai nạn mà kết quả là gây nên những vết thương hay hủy hoại một phần
cơ thể người lao động, làm tổn thương tạm thời hay mất khả năng lao động vĩnh viễn
hay thậm chí gây tử vong. Chấn thương có tác dụng đột ngột.
3
Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh do tác dụng của điều kiện lao động có hai, bất lợi
(tiếng ồn, rung động…) đối với người lao động. bệnh nghề nghiệp làm suy yếu dần dần
sức khỏe hay làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của người lao động.
Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu sức khỏe người lao động một cách dần dần và lâu dài.
Nhiễm độc nghề nghiệp: là sự hủy hoại sức khỏe do tác dụng của các chất độc xâm
nhập vào cơ thể người lao động trong điều kiện sản xuất. Các chất độc này xâm nhập
vào cơ thể sẽ gây hại ngay lập tức hoặc lâu dài tùy loại chất độc nhiễm phải.
Ví dụ: nhiễm bụi phấn ở người làm cơng tác giáo dục, giảng dạy, nhiễm bụi than trong
phổi ở những công nhân lao động trong các hầm mỏ …
3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại:
3.1 Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong sản xuất:
- Máy, trang bị sản xuất và q trình cơng nghệ chứa đựng các yếu tố nguy hiểm, có hại:
Tồn tại các khu vực nguy hiểm, bụi khí độc, hỗn hợp nổ, ồn, rung, bức xạ có hại, điện áp
nguy hiểm ...
- Máy, trang bị sản xuất được thiết kế, kết cấu khơng thích hợp với đặc điểm tâm sinh lý
của người sử dụng.
- Độ bền của chi tiết máy không đảm bảo gây sự cố trong quá trình sử dụng.
- Thiếu thiết bị che chắn an toàn cho các bộ phận chuyển động, vùng có điện áp nguy
hiểm, bức xạ mạnh..
- Thiếu hệ thống phát tín hiệu an tồn, các cơ cấu phịng ngừa q tải như van an tồn,
phanh hãm, cơ cấu khống chế hành trình…
- Khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc về kỹ thuật an tồn như: khơng
kiểm nghiệm các thiết bị áp lực trước khi đưa vào sử dụng, sử dụng quá hạn các thiết bị van
an toàn…
- Thiếu điều kiện trang bị để cơ khí hóa, tự động hóa những khâu lao động có tính chất
độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm ví dụ như trong các ngành tuyển khống, luyện kim, cơng
nghiệp hóa chất…
- Thiếu hoặc khơng sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, sử dụng khơng thích hợp
như dùng phương tiện bảo vệ không phù hợp tiêu chuẩn yêu cầu, dùng nhầm mặt nạ phòng
độc….
3.2 Yếu tố nguy hiểm có hại:
Là trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh
hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Cụ thể là:
Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại,
bụi…
Các yếu tố hóa học như hóa chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng
xạ…
Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, kí sinh
trùng, cơn trùng, rắn …
Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm
việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, do tư thế lao động thiếu khoa học…
Các yếu tố tâm lí khơng thuận lợi, do cơng việc, xã hội,… gây mất tập trung
trong công việc cũng rất dễ gây ra mất an toàn trong lao động.
4. Vùng nguy hiểm
4
4.1 Khái niệm:
Vùng nguy hiểm là khoảng không gian trong đó có các nhân tố gây nguy hiểm đến sự
sống và sức khỏe của người lao động tác dụng một cách thường xuyên theo chu kỳ hoặc bất
ngờ.
4.2 Phân loại vùng nguy hiểm:
Vùng nguy hiểm ở các cơ cấu truyền động là vùng nguy hiểm xuất hiện ở các cơ
cấu truyền động như: khoảng không gian làm việc của bộ truyền bánh răng, dây đai, xích, …
các bộ phận quay với tốc độ cao như mâm cặp máy tiện, mâm từ, máy mài, … các bộ phận
chuyển động tịnh tiến như đầu máy bào, búa máy, máy cắt, … đều hình thành những vùng
nguy hiểm cho người lao động.
Vùng nguy hiểm do mảnh vụn hay vật liệu gia công văng ra: khi gia công các chi
tiết trên các máy công cụ ( tiện, phay, bào…) khi gò, tán các loại vật liệu dịn hoặc trong một
số quy trình cơng nghệ khác, tại vùng làm việc thường bắn ra các mẩu vật liệu, có khi cả chi
tiết gia cơng. Các mảnh vật liệu, chi tiết gia cơng nói trên thường có động năng lớn, có cạnh
sắc nhọn, có đơi khi kèm theo nhiệt độ cao như phoi tiện, phoi bào, rất dễ gây hư hỏng trang
bị, chấn thương cho người xung quanh.
Vùng nguy hiểm nhiệt: vùng nguy hiểm nhiệt thường xuất hiện ở các khu vực
đúc, rèn, lò nung, buồng lạnh…khi kim loại đang nóng chảy tiếp xúc đột ngột với nước, hơi
ẩm, vật thể có nhiệt độ thấp, …sẽ gây nổ, bắn tung kim loại gây nguy hiểm hoặc khi đúc theo
phương pháp li tâm, áp lực có thể xảy ra sự bắn tung kim loại do rót kim loại quá nhiều hay
phun ra ở các mặt phân khuôn không kín. Trong các ngun cơng, cũng có thể các vẩu, vảy
kim loại nóng văng ra gây bỏng hoặc chấn thương. Ở những nơi, khu vực có nhiệt độ thấp
( dưới 00C) cũng gây ra bỏng và được gọi là bỏng lạnh.
Vùng nguy hiểm phóng xạ:
Trong các lị cao tần, lị hồ quang, máy hàn, có các vùng nguy hiểm do tác dụng của
sóng ngắn, tia hồng ngoại, tia tử ngoại,…tác hại của tia phóng xạ gây ra cho con người có hai
dạng:
+ Nhiễm xạ mãn tính gây ra hội chứng suy nhược thần kinh, ung thư da ung thư
xương…
+ Nhiễm xạ cấp tính gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nơn, khó ngủ, mệt mỏi.
Ở những nơi tia phóng xạ chiếu quá mạnh da sẽ bị bỏng hoặc tấy đỏ.
Các vùng nguy hiểm khác:
Các khu vực dây điện trần có điện áp, khu vực có chất độc, bụi, hơi độc, khoảng không
gian dưới dàn cẩu, palăng, … đều là những vùng nguy hiểm trong sản xuất.
II- CÔNG TÁC TỔ CHỨC BẢO HỘ LAO ĐỘNG:
1. Khái quát chung:
Công tác quản lý Nhà nước về Bảo hộ lao động bao gồm:
Ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động, tiêu chuẩn
vệ sinh lao động đối với máy móc, thiết bị, nơi làm việc và các tác nhân có liên quan đến
điều kiện lao động, tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các loại phương tiện bảo vệ cá nhân.
Ban hành và quản lý thống nhất tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao
động; tiêu chuẩn về sức khỏe đối với các nghề, các công việc.
Ban hành và quản lý thống nhất các quy phạm an toàn, quy phạm vệ sinh lao
động.
Quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.
5
-
Nội dung huấn luyện, đào tạo về an toàn - vệ sinh lao động
Thanh tra, kiểm tra an toàn - vệ sinh lao động
Điều tra, thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Thơng tin về an tồn - vệ sinh lao động
Xử lý các vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động
2. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác Bảo hộ lao động:
2.1 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan có thẩm
quyền ban hành hoặc ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách chế độ bảo hộ lao động,
an toàn lao động, vệ sinh lao động; Xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất quy phạm Nhà
nước về an toàn lao động, tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động; Hướng dẫn
chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện về an toàn lao động; thanh tra an tồn lao động; Tổ
chức thơng tin huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Hợp tác với nước ngoài và
các tổ chức quốc tế về lĩnh vực an toàn lao động.
2.2 Bộ Y tế:
Bộ Y tế có trách nhiệm xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống quy phạm
vệ sinh lao động, tiêu chuẩn sức khỏe đối với các nghề, các công việc; Hướng dẫn chỉ đạo
các ngành, các cấp thực hiện về vệ sinh lao động; thanh tra vệ sinh lao động; tổ chức khám
sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp; Hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong
lĩnh vực vệ sinh lao động.
2.3 Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường:
Bộ Khoa học Công nghệ và Mơi trường có trách nhiệm quản lý thống nhất việc nghiên
cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Ban hành hệ thống
tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động; Phối
hợp với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ y tế, xây dựng, ban hành và quản lý thống
nhất hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật Nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động.
2.4 Các bộ, ngành:
Các bộ, ngành có liên quan, có trách nhiệm ban hành hệ thống tiêu chuẩn quy phạm an
toàn lao động - vệ sinh lao động cấp ngành sau khi có thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế; Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị cơ sở thuộc bộ,
ngành mình trong việc thực hiện các chế độ, chính sách về Bảo hộ lao động.
2.5 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý Nhà nước về
an toàn lao động - vệ sinh lao động trong phạm vi địa phương mình; Xây dựng các mục tiêu
bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động trên cơ sở kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách của địa phương với các nội dung sau:
- Phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh
doanh dịch vụ thuộc tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn địa phương thực hiện luật lệ,
chế độ bảo hộ lao động, tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà
nước.
- Xây dựng các chương trình về bảo hộ lao động, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội và dự toán ngân sách của địa phương.
6
- Thanh tra việc thực hiện các luật lệ, chế độ bảo hộ lao động, tiêu chuẩn, quy phạm
an toàn lao động - vệ sinh lao động của Nhà nước và các quy định của địa phương trong các
đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn địa phương.
- Thẩm tra, xem xét các giải pháp về an toàn lao động trong các luận chứng kinh tế kỹ
thuật, các đề án thiết kế của các dự án xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng cơ sở sản xuất
kinh doanh của các đơn vị, cá nhân.
- Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra an
toàn, vệ sinh lao động của địa phương. Huấn luyện và kiểm tra sát hạch về bảo hộ lao động
cho cán bộ quản lý sản xuất, kinh doanh ở các cơ sở thuộc quyền quản lý.
- Điều tra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Kiến nghị xử lý các trường hợp vi
phạm pháp luật về bảo hộ lao động gây hậu quả nghiêm trọng.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện các quy định về bảo hộ lao động ở địa
phương, đôn đốc các đơn vị cơ sở thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về bảo hộ lao động.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về bảo hộ lao động với Bộ Lao động - Thương
Binh và Xã hội, Bộ Y tế.
Các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, y tế, Phòng cháy - chữa cháy ở địa
phương có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hộ lao động
ở địa phương.
2.6 Thanh tra Nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động:
Nhiệm vụ của thanh tra Nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động bao gồm:
- Thanh tra việc chấp hành các quy định về an toàn - vệ sinh lao động và các chế độ bảo
hộ lao động.
- Điều tra về tai nạn lao động và những vi phạm về tiêu chuẩn an toàn - Vệ sinh lao
động.
- Tham gia xét duyệt các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các đề án thiết kế về mặt an toàn vệ sinh lao động.
- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao động vi phạm pháp luật về an toàn-vệ
sinh lao động.
- Xử lý các vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động theo thẩm quyền của mình. Việc
thanh tra Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm
dị, khai thác dầu khí, vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các
đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý ngành đó chịu trách nhiệm, có sự
phối hợp của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ y tế.
3. Trách nhiệm của các cấp các ngành và tổ chức Cơng đồn trong cơng tác bảo
hộ lao động:
Công tác Bảo hộ lao động bao gồm nhiều mặt công tác, nhiều nội dung phải thực hiện.
Mỗi mặt, mỗi nội dung cơng tác có liên quan đến trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành, từ
ngành quản lý trực tiếp sản xuất đến các ngành chức năng của Nhà nước, kể cả các tổ chức
Đảng, tổ chức quần chúng, từ các cấp lãnh đạo ở trung ương đến lãnh đạo địa phương, lãnh
đạo của cơ sở.
3.1 Trách nhiệm của tổ chức cơ sở:
Trong pháp lệnh Bảo hộ lao động đã quy định quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng
lao động (lãnh đạo các doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong tất cả các thành phần kinh tế) trong
công tác Bảo hộ lao động bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
7
- Phải nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật, chế độ chính sách,
quy phạm tiêu chuẩn về bảo hộ lao động. Đồng thời phải tổ chức giáo dục, tuyên truyền,
huấn luyện người lao động trong đơn vị hiểu biết và chấp hành.
- Phải chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động cho
người lao động, thực hiện đủ các chế độ bảo hộ lao động (Chế độ trang bị các phương tiện
bảo vệ cá nhân, chế độ bồi dưỡng độc hại, chế độ lao động và nghỉ ngơi, chế độ phụ cấp
thêm giờ...).
- Phải thảo luận và ký thỏa thuận với tổ chức Cơng đồn hoặc đại diện người lao động
về lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động, kể cả kinh phí để hồn thành.
- Phải thực hiện chế độ khám tuyển, khám định kỳ, theo dõi tình hình sức khỏe cho
người lao động. Phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
và giải quyết mọi hậu quả gây ra. Phải tuân thủ các chế độ điều tra, thống kê, báo cáo về tai
nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo quy định.
- Phải tổ chức tự kiểm tra công tác bảo hộ lao động, đồng thời phải tôn trọng, chịu sự
kiểm tra của cấp trên, sự thanh tra của thanh tra Nhà nước, sự kiểm tra giám sát về bảo hộ lao
động của tổ chức Cơng Đồn theo quy định của pháp luật.
3.2 Trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp trên:
Điều 33 của pháp lệnh bảo hộ lao động đã quy định rõ các cấp trên cơ sở ngành, địa
phương có những trách nhiệm chủ yếu sau đây trong công tác bảo hộ lao động.
- Thi hành và hướng dẫn đơn vị cấp dưới chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chế độ
chính sách, hướng dẫn quy định về bảo hộ lao động.
- Ban hành các chỉ thị, hướng dẫn quy định về công tác bảo hộ lao động cho ngành và
địa phương mình nhưng khơng được trái với pháp luật và quy định chung của Nhà nước. Chỉ
đạo thực hiện các kế hoạch biện pháp đầu tư, đào tạo huấn luyện, sơ tổng kết về bảo hộ lao
động, khen thưởng thành tích, xử lý kỷ luật vi phạm về bảo hộ lao động trong phạm vi
ngành, địa phương mình.
- Thực hiện trách nhiệm trong cơng tác điều tra, phân tích, thống kê, báo cáo về tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp. Hướng dẫn các đơn vị tự kiểm tra và tiến hành kiểm tra việc
thực hiện công tác bảo hộ lao động trong ngành và địa phương mình.
- Thực hiện các biện pháp về tổ chức, bố trí cán bộ và phân cấp trách nhiệm hợp lý cho
các cấp dưới để bảo đảm tốt việc quản lý, chỉ đạo công tác bảo hộ lao động ở địa phương.
3.3 Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức Cơng đồn:
Những nội dung chủ yếu về quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của tổ chức Cơng
đồn trong cơng tác bảo hộ lao động là:
- Thay mặt người lao động ở cơ sở ký thỏa thuận với người sử dụng lao động (trong
tất cả các thành phần kinh tế) về các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn,
vệ sinh lao động.
- Tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các chế độ chính sách về bảo hộ lao
động. Cơng đồn có quyền u cầu cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền người sử dụng
lao động thực hiện đúng pháp luật về bảo hộ lao động, yêu cầu người có trách nhiệm ngừng
hoạt động ở những nơi có nguy cơ gây tai nạn lao động.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động, tự giác chấp hành tốt các
luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về bảo hộ lao động.
- Tổ chức tốt phong trào quần chúng " bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động" tổ chức
và quản lý chỉ đạo tốt mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ở cơ sở .
8
- Tham gia với cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền xây dựng các văn bản pháp
luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về bảo hộ lao động đối với cơ sở.
- Cử đại diện tham gia vào các đoàn kiểm tra, điều tra tai nạn lao động.
- Tham gia với chính quyền xét khen thưởng và kỷ luật về bảo hộ lao động.
- Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo hộ lao động.
4. Công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp:
Bảo hộ lao động trong doanh nghiệp là một cơng tác gồm nhiều nội dung phức tạp,
nó có liên quan đến nhiều bộ phận, phòng, ban, cá nhân và phụ thuộc vào đặc điểm của
doanh nghiệp.
4.1 Hội đồng bảo hộ lao động trong doanh nghiệp:
Hội đồng bảo hộ lao động trong doanh nghiệp do người sử dụng lao động quyết
định hội đồng bảo hộ lao động là tổ chức phối hợp giữa người sử dụng lao động và Cơng
đồn doanh nghiệp, nhằm tư vấn cho người sử dụng lao động về các hoạt động bảo hộ lao
động ở doanh nghiệp, qua đó bảo đảm quyền tham gia và quyền kiểm tra giám sát về bảo hộ
lao động của Công Đồn.
Thành phần của hội đồng gồm có:
- Chủ tịch của hội đồng: Thường là phó giám đốc kỹ thuật.
- Phó chủ tịch hội đồng: Là chủ tịch hoặc phó chủ tịch Cơng đồn doanh nghiệp.
- Ủy viên thường trực kiêm thư ký: Là trưởng bộ phận bảo hộ lao động hoặc cán bộ
phụ trách công tác bảo hộ lao động của doanh nghiệp.
Ngồi ra có thể thêm các thành viên đại diện phòng kỹ thuật, y tế, tổ chức...
4.2 Trách nhiệm quản lý công tác bảo hộ lao động trong khối trực tiếp sản xuất:
* Quản đốc phân xưởng (hoặc chức vụ tương đương)
- Về trách nhiệm:
+ Tổ chức huấn luyện, kèm cặp, hướng dẫn người lao động mới tuyển dụng hoặc mới
chuyển đến về biện pháp làm việc an tồn khi giao việc cho họ.
+ Bố trí người lao động làm việc đúng nghề đã được đào tạo, đã được huấn luyện và
đã qua sát hạch kiến thức an toàn - vệ sinh lao động đạt yêu cầu.
+ Thực hiện kiểm tra đôn đốc các tổ trưởng sản xuất và mọi người lao động thuộc quyền
quản lý.
+ Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch bảo hộ lao động, xử lý kịp thời các
thiếu sót được phát hiện qua kiểm tra, qua kiến nghị của các tổ sản xuất, các đồn thanh tra
có liên quan đến trách nhiệm của phân xưởng, của công trường và báo cáo cấp trên những
vấn đề ngoài khả năng giải quyết của mình.
+ Tổ chức khai báo, điều tra tai nạn lao động xảy ra trong phân xưởng theo quy định.
+ Tạo điều kiện để mạng lưới an toàn, vệ sinh viên hoạt động có hiệu quả.
- Quyền hạn:
+ Khơng để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp bảo đảm an
toàn- vệ sinh lao động, không sử dụng đầy đủ trang bị phương tiện làm việc an toàn, trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát.
+ Từ chối nhận người lao động khơng đủ trình độ và đình chỉ cơng việc đối với người lao
động tái vi phạm các quy định về an tồn - vệ sinh lao động, phịng chống cháy nổ.
** Tổ trưởng sản xuất (hoặc chức vụ tương đương):
- Về trách nhiệm:
9
+ Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc người lao động thuộc quyền quản lý
chấp hành quy trình, biện pháp làm việc an toàn, quản lý, sử dụng tốt các trang bị, phương
tiện bảo vệ cá nhân.
+ Tổ chức nơi làm việc bảo đảm an toàn và vệ sinh, kết hợp với an toàn vệ sinh viên của
tổ thực hiện tốt việc tự kiểm tra để xử lý kịp thời các nguy cơ đe dọa đến an toàn và sức khỏe
phát sinh trong quá trình sản xuất.
+ Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu an tồn- vệ sinh trong sản xuất mà
tổ khơng giải quyết được.
+ Kiểm điểm đánh giá tình trạng an tồn - vệ sinh lao động và việc chấp hành các quy
định về bảo hộ lao động.
- Quyền hạn:
+ Từ chối nhận người khơng đủ trình độ nghề nghiệp và kiến thức về an toàn - vệ sinh lao
động.
+ Từ chối nhận công việc nếu thấy nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người lao
động trong tổ và báo cáo kịp thời cho cấp trên xử lý.
*** Mạng lưới an toàn vệ sinh viên:
An toàn vệ sinh viên do tổ sản xuất bầu ra, họ là người lao động trực tiếp, có tay
nghề cao, am hiểu tình hình sản xuất và an tồn vệ sinh trong tổ, có tinh thần trách nhiệm,
nhiệt tình và gương mẫu về bảo hộ lao động nhưng không phải là tổ trưởng sản xuất để đảm
bảo tính khách quan. Vệ sinh viên có nhiệm vụ.
- Đôn đốc, kiểm tra giám sát mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy
định về an toàn vệ sinh trong sản xuất, bảo quản các thiết bị an toàn, sử dụng trong thiết bị
bảo vệ cá nhân, nhắc nhở tổ trưởng sản xuất chấp hành các chế độ bảo hộ lao động, hướng
dẫn biện pháp làm an tồn đối với cơng nhân mới tuyển hoặc mới chuyển đến làm việc ở tổ.
- Tham gia ý kiến với tổ trưởng đề xuất các nội dung của kế hoạch bảo hộ lao động
có liên quan đến tổ.
- Kiến nghị với cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp an
toàn - vệ sinh lao động, khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn - vệ sinh lao
động.
Mạng lưới an toàn vệ sinh viên là hình thức hoạt động về bảo hộ lao động của người
lao động được thành lập theo thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và chấp hành cơng
đồn doanh nghiệp nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
và lợi ích của người sử dụng lao động. Vì vậy tất cả các doanh nghiệp đều phải tổ chức mạng
lưới an toàn vệ sinh viên, mỗi tổ sản xuất phải bố trí ít nhất một an toàn vệ sinh viên.
Ngoài khối trực tiếp sản xuất có trách nhiệm trực tiếp đối với cơng tác bảo hộ lao động
thì khối các phịng, ban chức năng trong doanh nghiệp nói chung đều được giao những
nhiệm vụ có liên quan đến cơng tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp. Nếu tất cả các
phòng, ban đều nhận thức rõ và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao thì cơng tác bảo hộ lao
động trong doanh nghiệp mới tiến triển thuận lợi và đạt được hiệu quả.
- Trước hết là phải tự động hóa, cơ giới hóa các dây chuyền sản xuất. Điều này khơng
chỉ giúp tăng năng suất lao động mà còn giảm thiểu tới mức tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với
các yếu tố nguy hiểm, có hại cho NLĐ, góp phần đáng kể trong việc giảm nguy cơ gây
TNLĐ và BNN.
- Khuyến khích áp dụng "cơng nghệ sản xuất sạch" (cơng nghệ có chứa ít nhất các yếu
tố nguy hiểm có hại). áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường trong
10
các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sinh thái và giảm thiểu
rủi ro đến con người và mơi trường.
Ví dụ: Thực tế đã có nhiều nghiên cứu về tự động hóa và cơ giới hóa, ưu tiên cho những
ngành nghề có nguy cơ gây TNLĐ và BNN cao thành công. Một số sản phẩm nổi bật đã và
đang được áp dụng trong lĩnh vực này là: Máy tuốt lúa an toàn - vừa tăng năng suất lao động
lại đảm bảo an toàn cho người nông dân khi thực hiện thao tác tuốt lúa. Máy tuốt lúa an toàn
này đã giành cúp vàng tại hội chợ Techmart 2005. Hay Robot mini thay thế NLĐ trong cơng
nghệ sửa chữa, đóng tàu thủy. Hiện nay, Viện BHLĐ đang nghiên cứu áp dụng tay máy,
người máy trong một số cơng đoạn sản xuất có nguy cơ rủi ro cao. Hoặc thiết bị sấy hải sản
tích hợp bộ khử mùi nguyên khối. Sản phẩm này đã được áp dụng tại một số làng nghề đánh
bắt hải sản tại khu vực miền Trung.
- Chế tạo các thiết bị, cơ cấu an toàn để che chắn cho các máy móc cơng nghệ tại các vị
trí có thể gây ra TNLĐ và BNN cũng là một giải pháp tốt. Theo đó, sẽ ngăn ngừa được tác
động của các yếu tố nguy hiểm, có hại và khơng làm hạn chế khả năng công nghệ cũng như
quan sát, bảo dưỡng và vệ sinh công nghiệp. Chẳng hạn như một số sản phẩm dao tách mạch
trong thiết bị che chắn của cưa đĩa an toàn. Sản phẩm này đã được sử dụng trong sản xuất gia
công chế biến gỗ. Hay thiết bị cắt điện áp không tải dùng cho máy hàn hồ quang, thiết bị
nhằm đảm bảo an toàn cho các thiết bị và hệ thống điện.
- Trong lĩnh vực an toàn bức xạ, có màn chắn nhiệt bức xạ di động, tấm chắn bức xạ ion
hóa, bức xạ. Đặc biệt trong cải thiện mơi trường làm việc, nhiều cơng trình khoa học đã được
ứng dụng như các hệ thống hút bụi, hơi khí độc tại vị trí nguồn phát sinh tại hàng loạt các
nhà máy.
- Đảm bảo an tồn hóa chất- kỹ thuật phịng ngừa nhiễm độc hóa chất trong sản xuất
cũng là giải pháp đặc biệt quan trọng bởi đây là một trong những nguy cơ lớn trong sản xuất
hiện nay. Biện pháp tốt nhất và chủ động nhất là loại bỏ các hóa chất độc hại đang sử dụng
bằng cách thay đổi cơng nghệ hoặc thay thế hóa chất có độc tính cao hơn bằng hóa chất ít
độc hơn. Tiếp đó là cách ly, che chắn và sử dụng các biện pháp bảo vệ người lao động. Một
trong những biện pháp quan trọng là thông tin cho người lao động đầy đủ tính chất, mức độ
độc hại, biện pháp phịng tránh của các loại hóa chất mà họ tiếp xúc trong q trình sản xuất.
Ví dụ: Trong thời gian qua, đã có một số nghiên cứu được ứng dụng như phiếu an tồn
hóa chất dùng để cảnh cáo mức độ nguy hiểm của hóa chất và hướng dẫn an tồn khi sử dụng
bảo quản mỗi loại hóa chất đặc trưng. Hay thiết bị cấp khí độc có khả năng chống ăn mòn và
ổn định, thiết bị xử lý bụi, xử lý hơi khí độc di động, hệ thống xử lý khí thải tại xưởng pha
chế thuốc thực vật, hệ thống xử lý mùi tại Công ty Sơn Tổng hợp, ống phát hiện nhanh các
hóa chất độc trong mơi trường và Phịng thí nghiệm đánh giá các nguy cơ gây cháy nổ do
hóa chất độc hại gây ra trong sản xuất.
* Để giảm thiểu TNLĐ và BNN một cách hiệu quả, ngoài các giải pháp cụ thể như đã
nêu trên cần phải có các giải pháp quản lý vĩ mơ, hoạch định chính sách, xây dựng, ban hành
và thực hiện các luật pháp, qui định, qui chế... về công tác ATVSLĐ. Về nhóm biện pháp
quản lý, tổ chức và chế độ chính sách.
Hiện nay có một số phương pháp được áp dụng như: phương pháp "cây sai phạm",
phương pháp "phiếu kiểm tra"; phương pháp "đánh giá phân loại theo thang điểm". Nói
chung, đây là những phương pháp đánh giá an tồn sản xuất khá tổng hợp, khơng những có
độ chính xác cao mà cịn có ý nghĩa tích cực trong việc phòng ngừa những nguy cơ, sự cố
gây TNLĐ và BNN.
11
Các phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) cũng là các dụng cụ, trang bị hữu hiệu để
NLĐ bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại của các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong q
trình lao động khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, tổ chức, kỹ thuật an toàn và kỹ thuật vệ
sinh chưa loại trừ được hoặc làm giảm đến mức cho phép. Như vậy PTBVCN là giải pháp kỹ
thuật sau cùng trong việc phòng ngừa TNLĐ và BNN.
Các loại phương tiện BVCN có tác dụng đáng kể trong việc giảm thiểu mức độ tiếp xúc
với các yếu tố nguy hiểm có hại cho người lao động tại các cơ sở sản xuất đang được đưa
vào sử dụng là mũ chống chấn thương sọ não: dùng cho công nhân xây dựng, thợ điện, thợ
máy...; Dây đai an tồn dùng cho cơng nhân xây dựng hay công nhân phải làm việc trên giàn
giáo...; Giày ủng chống xăng dầu mỡ; Găng tay giảm rung, găng tay chống va đập dùng cho
công nhân khoan, đập đá...; Khẩu trang chống bụi, chống hơi khí độc, bán mặt nạ phịng độc;
Kính an tồn hàn để chống bức xạ hồng ngoại, tử ngoại có hại dùng cho cơng nhân hàn; Tạp
dề chống hóa chất; Quần áo bảo hộ lao động chống lạnh...
Bài 3: PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA
TAI NẠN LAO ĐỘNG
Mục tiêu:
- Trình bày rõ điều kiện lao động phụ thuộc vào: Cường độ lao động, công việc, tư thế làm
việc, môi trường làm việc và những nguyên nhân gây tai nạn lao động.
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong
học tập.
1. Phân tích điều kiện lao động
2. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động
I.
PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG:
Tư thế làm việc không thuận lợi: khi ngồi ở ghế thấp mà tay phải với cao hơn, nơi
làm việc chật hẹp tạo nên thế đứng không thuận lợi, làm việc ở tư thế ln đứng, ln vươn
người về một phía nào đó, ...
Vị trí làm việc khó khăn: ở trên cao, dưới nước, trong những hầm sâu, không gian
làm việc chật hẹp, vị trí làm việc gần nơi nguy hiểm nên bị khống chế tầm với, không chế
các chuyển động, ...
12
Các dạng sản xuất đặc biệt: ví dụ tiếp xúc với các máy truyền nhắn tin luôn chịu ảnh
hưởng của sóng điện từ, làm việc lâu bên máy vi tính, tiếp xúc với các loại keo dán đặc
biệt, làm việc ở những nơi có điện cao thế, có sóng vơ tuyến ...
1. Cường độ lao động:
Cường độ lao động phản ánh mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian.
Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thăng của lao động. Cường độ lao
động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hố sản xuất ra tăng lên và sức lao động
hao phí cũng tăng lên tương ứng. Do đó, giá trị của một đơn vị hàng hố là khơng đổi vì
thực chất tăng cường độ lao động chính là việc kéo dài thời gian lao động. Cường độ lao
động phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mơ và hiệu suất của tư liệu sản xuất và
đặc biệt là thể chất và tinh thần của người lao động. Chính vì vậy mà tăng cường độ lao
động khơng có ý nghĩa tích cực với sự phát triển kinh tế bằng việc tăng năng suất lao động.
2. Mức độ phức tạp:
Theo đó, ta có thể chia lao động thành hai loại là lao động giản đơn và lao động phức
tạp. Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào khơng
cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Cịn lao động phức tạp là lao động đòi
hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề nhất định mới có
thể thực hiện được. Trong cùng một thời gian lao động thì lao động phức tạp tạo ra nhiều
giá trị hơn lao động giản đơn bởi vì thực chất lao động phức tạp là lao động giản đơn được
nhân lên. Trong quá trình trao đổi mua bán, lao động phức tạp được quy đổi thành lao động
giản đơn trung bình một cách tự phát.
3. Cơng việc:
Cơng việc của người lao động cũng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lao
động, có nhiều loại cơng việc khác nhau từ lao động chân tay đến lao động trí óc, cường độ
lao động cao dễ gây ảnh hưởng to lớn cho người lao động, phát sinh các bệnh nghề nghiệp
như bệnh phổi nhiễm bụi đối với công nhân làm trong các nhà máy, nơi có nhiều bụi như
nhà máy xi măng, nơi khai thác than…
Một số loại bệnh nghề nghiêp ta thường gặp:
Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản
1. Bệnh bụi phổi - silic
2. Bệnh bụi phổi Atbet hay bệnh bụi phổi amiăng
3. Bệnh bụi phổi – bơng
4. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp
Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì
2. Bệnh nhiễm độc Benzen và các hợp chất đồng đẳng của Benzen
3. Bệnh nhiễm độc Thủy ngân
4. Bệnh nhiễm độc Mangan
5. Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitrotoluen)
6. Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen nghề nghiệp
7.Bệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp
8. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu
Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý
1. Bệnh do quang tuyến X và các tia phóng xạ
2 Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc nghề nghiệp)
13
3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
4. Bệnh giảm áp
Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp
1.Bệnh sạm da
2.Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc.
Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp
1. Bệnh lao nghề nghiệp
2. Bệnh viêm gan Virus nghề nghiệp
3. Bệnh do Leptospira nghề nghiệp
Phổi bị nhiễm bụi
Nước thải chứa độc chất chưa qua xử lí
4. Tư thế làm việc:
Tư thế làm việc sai gây ra tác hại rất lớn cho cơ thể người lao động, gây cảm giác mệt
mỏi, ảnh hưởng đến thời gian làm việc lâu dài của người lao động, do đó tư thế làm việc
của người lao động cần phải thoải mái, nếu điều kiện lao động bắt buộc người lao động
phải trong tình trạng khơng thoải mái thì thời gian nghỉ giữa ca nên nhiều hơn, cần bổ sung
cho cơ thể những chất dinh dưỡng thích hợp nhằm bảo đảm sức khỏe phục vụ q trình học
tập cơng tác.
5. Yếu tố môi trường:
Môi trường sống, làm việc của người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến súc khỏe của
người lao động, môi trường người lao động tiếp xúc trực tiếp có rất nhiều điều kiện khác
nhau như mơi trường hóa chất, phóng xạ, nhiệt độ cao,… do đó người lao động cần phải có
những phương tiện bảo hộ thích hợp cho từng loại công việc.
II.
NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN LAO ĐỘNG
1. Nguyên nhân về thiết kế và thi công
a- Nguyên nhân do thiết kế
Thông thường tai nạn xảy ra do nguyên nhân này ít, nhưng khi xảy ra thì hết sức
nghiêm trọng. Những thiếu sót trong thiết kế như tính tốn sai, bố trí kết cấu khơng hợp lý,
lựa chọn vật liệu khơng đúng... có thể dẫn đến tai nạn ngay khi chế tạo kết cấu hay khi thi
công.
b- Nguyên nhân do thiết kế biện pháp công nghệ
Để tạo ra bộ phận cơng trình cần có thiết kế biện pháp công nghệ như biện pháp
14
chống đỡ ván khuôn, biện pháp chống sạt lở vách đất khi thi cơng... sự thiếu sót trong thiết
kế biện pháp cơng nghệ có thể dẫn đến sập đổ, gây tai nạn lao động.
c- Nguyên nhân do kỹ thuật thi cơng
Đây là ngun nhân phổ biến. Do tính đa dạng và phức tạp của công việc, do thiếu
hụt kiến thức chun mơn, do trình độ nghiệp vụ của người thực hiện cơng việc thấp, khơng
nắm vững quy trình làm việc đảm bảo an toàn ... những yếu tố này trực tiếp gây ra tai nạn
lao động.
d- Nguyên nhân do tổ chức thi công
Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra sự cố và tai nạn lao động
hiện nay. Việc tổ chức thi công một cách khoa học khơng những góp phần nâng cao năng
suất lao động, chất lượng cơng trình mà cịn liên quan rất nhiều đến vấn đề an toàn - vệ sinh
lao động. Biểu hiện của cơng tác này ở chỗ:
- Bố trí ca, kíp không hợp lý hay kéo dài thời gian làm việc của cơng nhân dẫn
đến tình trạng sức khỏe giảm sút, thao tác mất chính xác, xử lý tình huống và sự cố
kém, do đó gây ra tai nạn lao động.
- Sử dụng cơng nhân khơng đúng trình độ nghiệp vụ, làm sai quy trình, dẫn đến gây ra
sự cố.
- Thiếu nơi nghỉ ngơi cho công nhân, làm ảnh hưởng đến sức khỏe
- Bố trí cơng việc khơng đúng trình tự, chồng chéo, hạn chế tầm nhìn và hoạt
động của cơng nhân.
- Ý thức trách nhiệm kém, làm ẩu, sử dụng ngun vật liệu khơng đúng tiêu chuẩn, cắt
bớt quy trình thi công.
2. Nguyên nhân về kỹ thuật:
a- Do dụng cụ, phương tiện, thiết bị máy móc sử dụng khơng hồn chỉnh
Máy móc, phương tiện, dụng cụ thiếu, khơng hồn chỉnh hay hư hỏng như thiếu cơ
cấu an toàn, thiếu che chắn, thiếu hệ thống báo hiệu phòng ngừa...
b- Do vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật an tồn
Thể hiện qua một số hình thức sau:
- Vi phạm trình tự tháo dỡ, kiểm tra…
Như trong ngành xây dựng việc tháo dỡ ván khn, đà giáo khơng đúng quy trình sẽ
15
làm cho các kết cấu bê tông cốt thép đổ tại chỗ.
- Làm việc trên cao khơng có dây an tồn, ở dưới nước khơng có bình ơxy, khơng
trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ theo quy định.
- Dùng phương tiện chuyên chở vật liệu để chở người...
3. Nguyên nhân về tổ chức:
a- Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên
Việc kiểm tra giám sát nhằm mục đích phát hiện và xử lý những sai phạm trong quá
trình thi công, nếu không làm thường xuyên sẽ dấn đến thiếu ý thức.
trách nhiệm và ý thức thực hiện các yêu cầu về cơng tác an tồn hay các sai phạm không
phát hiện một cách kịp thời dẫn đến xảy ra sự cố gây tai nạn lao động.
b- Không thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ bảo hộ lao động
Chế độ bảo hộ lao động gồm nhiều vấn đề như: Chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi,
trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ bồi dưỡng độc hại... Nếu không thực hiện
một cách nghiêm chỉnh sẽ làm giảm sức khỏe người lao động, không hạn chế được tai nạn và
mức độ nguy hiểm.
4. Nguyên nhân do môi trường và điều kiện làm việc:
- Làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như: Nắng nóng, mưa, gió, sương mù...
- Môi trường làm việc bị ô nhiễm, chứa nhiều yếu tố độc hại.
- Làm việc trong môi trường áp suất cao hay quá thấp.
- Làm việc trong tư thế gị bó, chênh vênh nguy hiểm
- Cơng việc đơn điệu, nhịp điệu lao động quá khẩn trương, căng thẳng vượt quá khả
năng của các giác quan người lao động.
5. Nguyên nhân do bản thân người lao động:
a- Thao tác vận hành khơng đúng kỹ thuật, khơng đúng quy trình
Người công nhân làm việc không đúng chuyên môn đào tạo dẫn đến thao tác sai.
b- Vi phạm kỷ luật lao động
Ngoài việc vi phạm các quy định về an toàn trong q trình làm việc, người cơng
nhân nếu thiếu ý thức, đùa nghịch trong khi làm việc, không sử dụng các phương tiện
bảo vệ cá nhân, tự ý làm những cơng việc khơng phải nhiệm vụ của mình... sẽ gây ra sự cố
tai nạn lao động.
c- Do sức khỏe và trạng thái tâm lý
Tuổi tác, trạng thái sức khỏe, trạng thái thần kinh tâm lý, có ảnh hưởng rất lớn đến
vấn đề an tồn, vì khi đó khả năng làm chủ thao tác kém, thao tác sai hoặc nhầm lẫn, làm
liều, làm ẩu...
16
17
Bài 4:
KHÁI NIỆM VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG, VI KHÍ HẬU,
BỨC XẠ ION HĨA VÀ TIẾNG ỒN
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm về vệ sinh lao động: Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ ion hố, tiếng ồn và
vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động và các biện pháp đề phịng.
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong
học tập.
1. Khái niệm về vệ sinh lao động
2. Vi khí hậu
3. Bức xạ ion hố
4. Tiếng ồn
I-
KHÁI NIỆM VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG:
1.
Khoa học vệ sinh lao động:
Môi trường xung quanh ảnh hưởng đến điều kiện lao động và do đó ảnh hưởng đến con
người, dụng cụ, máy móc thiết bị ảnh hưởng này cịn có khả năng lan truyền đến một phạm vi
nhất định. Sự chịu đựng quá tải ( điều kiện dẫn đến nguyên nhân gây bệnh) dẫn đến nguyên
nhân gây ra bệnh nghề nghiệp. Để phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cũng như tạo ra điều kiện tối
ưu cho sức khỏe và tình trạng lành mạnh cho người lao động chính là mục đích của vệ sinh lao
động( bảo vệ sức khỏe).
Các yếu tố tác động xấu đến hệ thống lao động cần được phát hiện và tối ưu hóa. Mục
đích này khơng chỉ nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động nâng cao năng suất và hiệu
quả kinh tế điều chỉnh những hoạt động của con người một cách thích hợp.
Với ý nghĩa đó thì điều kiện mơi trường lao động là điều kiện xung quanh của hệ thống
lao động cũng như là thành phần của hệ thống. Thuộc thành phần của hệ thống là những điều
kiện về không gian tổ chức trao đổi cũng như xã hội.
2.
Đối tượng và mục đích dánh giá:
Các yếu tố của mơi trường lao động được đặc trưng bởi các điều kiện xung quanh về vật
lý, hóa học, vi sinh vật ( như các tia bức xạ, rung động, bụi).
a) Mục đích chủ yếu của việc đánh giá các điều kiện xung quanh là:
- Đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động
- Tránh căng thẳng trong lao động, tạo khả năng hồn thành cơng việc.
- Đảm bảo chức năng các trang thiết bị hoạt động tốt.
- Tạo hứng thú trong công việc.
b) Cơ sở của việc đánh giá các yếu tố môi trường lao động:
- Khả năng lan truyền của các yếu tố môi trường lao động từ nguồn.
- Sự lan truyền của các yếu tố này thơng qua con người ở vị trí lao động.
18
* Tác động chủ yếu của các yếu tố môi trường lao động đến con người:
Các yếu tố tác động chủ yếu là các yếu tố môi trường lao động về vật lý hóa học và sinh
học và chỉ xét về mặt gây ảnh hưởng đến con người.
Tình trạng sinh lý của cơ thể cũng chịu tác động và phải được điều chỉnh thích hợp, xét cả
hai mặt tâm lý và sinh lý.
Tác động của năng suất lao động cũng ảnh hưởng trực tiếp về mặt tâm lý đối với người
lao động. Tất nhiên năng suất lao động cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau ( chẳng hạn
về nghề nghiệp, gia đình, xã hội…). Vì vậy khi nói đến các yếu tố ảnh hưởng của môi trường
lao động, phải xét cả yếu tố tiêu cực như tổn thương gây nhiễu… và các yếu tố tích cục như
yếu tố sử dụng
Một điều cần chú ý là sự nhận biết mức độ tác động của cá yếu tố khác nhau đối với
người lao động để có các biện pháp xử lý thích hợp.
** Đo và đánh giá vệ sinh lao động:
Đầu tiên là phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường lao động về mặt số lượng và chú ý
đến những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu, từ đó tiến hành đo, đánh giá. Mỗi yếu tố ảnh hưởng đến môi
trường lao động đều được đặc trưng bằng những đại lượng nhất định và người ta có thể xác định nó
bằng cách đo trực tiếp hay gián tiếp thơng qua tính tốn.
Các yếu tố mơi
trường lao động
Tiếng ồn
Rung động
Yếu tố nhiễu
Phụ thuộc nhiều
vào sự hoạt động
của lao động (ví
dụ: tập trung hay
sự nhận biết tín
hiệu âm thanh)
Ví dụ: những hành
động chính xác
Yếu tố tổn thương Yếu tố sử dụng
Vượt qua giới hạn
cho phép. Phụ
thuộc thời gian tác
động tổn thương
thính giác
Âm thanh dùng
làm tín hiệu
Âm nhạc có tác
dụng tốt cho tinh
thần
Vượt qua giới hạn Ứng dụng trong y
cho phép. Phụ học
thuộc vào thời
gian tác động, tổn
thương sinh học,
ảnh hưởng đến
tuần hoàn máu
Chiếu sáng:
19
- Cường độ sáng
Khi không đủ sáng Giảm thị lực khi Dùng làm tín hiệu
( cường độ thấp)
cường độ thấp
cảm nhận. Tăng
cường khả năng
sinh học
- Mật độ chiếu Mật độ chiếu sáng Mật độ chiếu sáng Dùng làm tín hiệu
sáng
cao làm hoa mắt. cao. Vượt quá khả cảm nhận ( nhận
mật độ chiếu sáng năng thích nghi biết sự tương
thay
đổi
ảnh của mắt
phản,
hình
hưởng đến phạm
dạng…)
vi nhìn thấy
Khí hậu:
- Nhiệt độ khơng Phạm vi cảm nhận Thời tiết vượt quá Điều kiện thời tiết
khí.
dễ chịu về thời tiết giới hạn cho phép dễ chịu
- Các bức xạ
của con người. làm con người
- Độ ẩm
Thời tiết đơn điệu không chịu đựng
- Tốc độ gió
được
Độ
sạch
của Ví dụ: Bụi và mùi Nhiễm độc tố đến
khơng khí
vị ảnh hưởng đến mức khơng cho
con người
phép
Trường điện từ
Khơng có cảm Tác động nhiệt khi Ứng dụng trong
nhận chuyển đổi
vượt qua giới hạn lĩnh vực y học
cho phép
* Cơ sở về các hình thức lao động:
Các hình thức của các yếu tố ảnh hưởng của môi trường lao động là những điều kiện
ở chỗ làm việc ( trong nhà máy hay trong văn phòng…), trạng thái lao động ( làm việc ca ngày
hay ca đêm…) yêu cầu của nhiệm vụ được giao ( lắp ráp, sửa chữa, gia công cơ hay thiết kế,
lập chương trình…) và các phương tiện lao động, vật liệu.
Phương thức hành động cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Xác định đúng các biện pháp về thiết kế công nghệ, tổ chức và chống lại sự lan truyền các
yếu tố ảnh hưởng của môi trường lao động( biện pháp ưu tiên).
- Biện pháp chống sự xâm nhập ảnh hưởng xấu của môi trường lao động đến chỗ làm việc,
chống lan tỏa.
- Biện pháp tối ưu làm giảm sự căng thẳng trong lao động( thông qua tác động đối kháng).
- Hình thức lao động cũng như tổ chức lao động.
- Các biện pháp cá nhân( bảo vệ đường hơ hấp, tai...)
IIVI KHÍ HẬU, BỨC XẠ ION HĨA VÀ TIÊNG ỒN
1.
Vi khí hậu trong sản xuất:
1.1 Khái niệm:
Vi khí hậu là trạng thái lý học của khơng khí trong khoảng khơng gian thu hẹp gồm các
yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động khơng khí. Điều kiện vi khí hậu
trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của q trình cơng nghệ và khí hậu địa phương.
Về mặt vệ sinh, vi khí hậu có ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh tật của cơng nhân. Làm việc
trong điều kiện vi khí hậu lạnh và ẩm có thể mắc bệnh thấp khớp, viêm đường hô hấp, viêm
phổi và làm cho bệnh lao nặng thêm. Vi khí hậu lạnh và khơ làm cho rối loạn vận mạch thêm
20
trầm trọng, gây khô niêm mạc, nứt nẻ da. Vi khí hậu nóng ẩm làm giảm khả năng bay hơi mồ
hôi, gây rối loạn thăng bằng nhiệt, làm cho mệt mỏi xuất hiện sớm, nó cịn tạo điều kiện cho
vi sinh vật phát triển, gây các bệnh ngoài da.
Tùy theo tính chất tỏa nhiệt của q trình sản xuất người ta chia làm 3 loại vi khí hậu sau:
- Vi khí hậu tương đối ổn định: nhiệt tỏa ra khoảng 20kcal/m 3 .h ( trong xưởng cơ khí,
dệt...).
- Vi khí hậu nóng: nhiệt tỏa ra nhiều hơn 20kcal/m 3 .h ( trong xưởng đúc, rèn, cán, luyện
kim...).
- Vi khí hậu lạnh: nhiệt tỏa ra dưới 20kcal/m 3 .h ( trong xưởng lên men rượu bia, nhà ướp
lạnh, chế biến và bảo quản thực phẩm...)
1.2 Các yếu tố vi khí hậu:
a) Nhiệt độ khơng khí:
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng trong sản xuất, phụ thuộc vào các quá trình sản xuất và
nguồn phát nhiệt: lò nung, ngọn lửa, năng lượng điện, cơ biến thành nhiệt, phản ứng hóa học
sinh nhiệt, bức xạ nhiệt của mặt trời. Nhiêt lượng do cơ thể người lao động sinh ra... Những
nguồn nhiệt này có thể làm cho nhiệt độ khơng khí lên đến 50-60 0 C .
Khi nhiệt độ tăng cơ thể người có các hiện tượng sau: tăng sự mệt mỏi, giảm khả năng lao
động, tim đập nhanh, huyết áp tăng, giảm hoạt động của các cơ quan tiêu hóa, tăng sự phân bổ
máu ở da, tăng sự bài tiết mồ hôi. Điều lệ vệ sinh quy định nhiệt độ tối đa cho phép ở nơi làm
việc của công nhân về mùa hè là 30 0 C và không được vượt quá nhiệt độ cho phép từ 3-5 0 C.
Nơi sản xuất nóng như xưởng rèn, xưởng đúc, xưởng cán, xưởng luyện thép,...nhiệt độ không
quá 40 0 C. Lao động ở nhiệt độ lạnh dễ gây bệnh thấp khớp, viêm đường hô hấp, viêm phế
quản, khô niêm mạc gây cảm lạnh..
b) Độ ẩm:
Độ ẩm tuyệt đối là lượng hơi nước có trong khơng khí biểu thị bằng gam trong một mét
khối khơng khí hoặc bằng sức trương hơi nước tính bằng mm cột thủy ngân.
Độ ẩm cực đại là lượng hơi nước bão hịa có trong khơng khí ở nhiệt độ nhất định.
Độ ẩm tương đối là tỉ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối ở một thời điểm nào đó so với độ
ẩm cực đại ứng với cùng nhiệt độ.
Về mặt vệ sinh người ta thường sử dụng độ ẩm tương đối để biểu thị mức độ ẩm cao hay
thấp. Độ ẩm là nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Điều lệ vệ sinh quy
định độ ẩm tương đối nơi sản xuất nên trong khoảng 75%- 85%.
Khi độ ẩm quá cao, lượng oxi mà cơ thể hút vào phổi bị giảm do hàm lượng hơi nước
trong khơng khí tăng, làm cho cơ thể thiếu oxi, sinh ra uể oải, phản xạ chậm, dễ gây tai nạn.
Khi độ ẩm cao còn làm tăng sự đọng nước, làm cho việc đi lại trên nền xi măng bị trơn, dễ ngã.
Độ ẩm cao còn làm tăng khả năng dẫn điện, dễ chạm mát đối với mạch điện của các máy điện
và truyền điện vào môi trường ẩm, gây ra tai nạn điện giật. Khi độ ẩm quá cao ta có thể bố trí
hệ thống thơng gió với lượng khơng khí khơ thích hợp để điều chỉnh độ ẩm.
Khi độ ẩm thấp, khơng khí hanh khơ, da khơ nẻ, nhất là đối với những người tiếp xúc với
dầu mỡ, lớp mỡ trên da bị dầu mỡ hòa tan càng làm cho mặt da khô cứng. Các vết nứt nẻ trên
da làm cho chân tay bị đau đớn giảm độ linh hoạt và do đó cũng là một trong những nguyên
nhân gây ra tai nạn lao động.
c) Bức xạ nhiệt:
Là những hạt năng lượng truyền trong khơng khí dưới dạng dao động sóng điện từ bao
gồm các tia hồng ngoại, tia sáng thường và tia tử ngoại. Bức xạ nhiệt do các vật thể đen được
21
nung nóng phát ra. Khi nung nóng tới 500 0 C các vật thể chỉ phát ra được các tia hồng ngoại
nung tới 1800- 2000 0 C còn phát ra tia sáng thường và tia tử ngoại, nung tới 3000 0 C lượng tia
tử ngoại phát ra sẽ càng nhiều.
Về mặt vệ sinh, cường độ bức xạ nhiệt được biểu thị bằng Cal/m 2 .phút và được đo bằng
nhiệt kế cầu hoặc Actinometre. Ở các xưởng rèn, đúc, cán thép cường độ bức xạ nhiệt lên đến
5-10 KCal/m 2 .phút (trong khi tiêu chuẩn cho phép chỉ là 1 KCal/m 2 .phút).
Vận tốc chuyển động trong khơng khí:
Được biểu thị bằng m/s. Tiêu chuẩn cho phép vận tốc khơng khí khơng vượt q 3m/s,
trên 5m/s gây kích thích bất lợi cho cơ thể.
1.3 Cơ chế điều hòa thân nhiệt ở người:
0
Cơ thể người có nhiệt độ khơng đổi trong khoảng 37 0 C 0.5 C là nhờ hai quá trình điều
hòa nhiệt do trung tâm chỉ huy điều nhiệt điều khiển. Trong điều kiện vi khí hậu nóng cơ thể
thải nhiệt thừa để duy trì thăng bằng nhiệt bằng cách giãn mạch ngoại biên và tăng cường tiết
mồ hôi. Chuyển một lít máu từ nội tạng ra ngồi da thải được 2,5 kcal và nhiệt độ hạ được 3 0
C. Một lít mồ hơi bay hơi hồn tồn thải ra được khoảng 580 kcal. Trong điều kiện vi khí hậu
lạnh cơ thể tăng cường quá trình sinh nhiệt và hạn chế quá trình thải nhiệt để duy trì cân bằng
nhiệt. Thăng bằng nhiệt chỉ có thể thực hiện được trong phạm vi trường điều nhiệt, gồm 2
vùng: vùng điều nhiệt hóa học và vùng điều nhiệt lí học.
Hình dưới giới thiệu cho ta thấy đường cong chuyển hóa ở các nhiệt độ khác nhau. Vượt
quá giới hạn này về phía dưới cơ thể sẽ nhiễm lạnh, ngược lại về phía trên sẽ bị nóng.
a) Điều nhiệt hóa học:
Điều nhiệt hóa học là quá trình biến đổi sinh nhiệt do sự oxi hóa các chất dinh dưỡng.
Biến đổi chuyển hóa thay đổi theo nhiệt độ khơng khí bên ngồi và trạng thái lao động hay
nghỉ ngơi của cơ thể. Quá trình chuyển hóa tăng khi nhiệt độ bên ngồi thấp và lao động nặng,
ngược lại quá trình giảm nhiệt khi nhiệt độ môi trường cao và cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi.
b) Điều kiện lý học:
Điều kiện lí học là tất cả các quá trình biến đổi thải nhiệt của cơ thể bao gồm truyền nhiệt,
đối lưu, bức xạ và bay hơi mồ hơi...Thải nhiệt bằng truyền nhiệt là hình thức mất nhiệt của cơ
22
thể khi nhiệt độ của khơng khí và các vật thể mà ta tiếp xúc có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ở da.
Khi da có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ mơi trường sẽ xảy ra q trình truyền nhiệt ngược lại.
1.4 Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể người:
a) Ảnh hưởng của vi khí hậu nóng:
- Biến đổi về sinh lí
Nhiệt độ da nhất là vùng da ở trán rất nhạy cảm đối với nhiệt độ khơng khí bên ngồi.
Biến đổi về cảm giác của da trán như sau:
28-290C
→ cảm giác lạnh
0
29-30 C
→ cảm giác mát
0
30-31 C
→ cảm giác dễ chịu
0
31.5-32.5 C → cảm giác nóng
32.5-33.50C → cảm giác rất nóng
> 33.50C
→ cảm giác cực nóng
Thân nhiệt (ở dưới lưỡi) nếu thấy tăng thêm 0.3-1 0 C là cơ thể có sự tích nhiệt. Thân
nhiệt ở 38.5 0 C được coi là nhiệt báo động, có nguy hiểm sinh chứng say nóng.
- Chuyển hóa nước:
Cơ thể nguời hàng ngày có sự cân băng giữa luợng thức ăn nuớc uống vào và thải ra.
Luợng nước cần cung cấp hàng ngày cho cơ thể khoảng 2.5-3 lít và thải qua thận từ 1.5-2 lít,
0.2 lít qua phân, lượng cịn lại qua mồ hơi và theo hơi thở ra ngồi.
Trong điều kiện nóng bức, cơ thể phải tiết mồ hơi để hạ nhiệt độ, lượng nước có thể mất
tới 5-7 lít trong một ca làm việc, và làm cho cơ thể giảm sut 0.4-4kg thể trọng. Khi thoát mồ
hôi cơ thể mất đi một lượng muối ăn khoảng 20g và một số muối khoáng gồm các ion K, Na,
I, Fe các vitamin C, B1, B2, PP... Do mất nhiều nước nên tỉ trọng máu tăng lên, tim phải làm
việc nhiều để thải lượng nhiệt thừa của cơ thể. Khi ra mồ hôi nước bài tiết qua thận chỉ cịn lại
10- 15% so với lúc bình thường làm cho chức năng của thận bị ảnh hưởng. Trong nước tiểu
xuất hiện Ambumin và hồng cầu. Lúc này nếu uống nhiều nước, dịch vị sẽ bị loãng ra, nên
mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon, khả năng diệt trùng của dịch vị giảm sút làm đường
ruột dễ bị viêm nhiễm, chức năng thần kinh bị ảnh hưởng làm giảm sự chú ý, giảm phản xạ
dẫn tới dễ bị tai nạn lao động.
Trong điều kiện vi khí hậu nóng, các bệnh thường tăng lên gấp đơi so với lúc bình
thường. Rối loạn bện lý do vi khí hậu nóng thường gặp là chứng say nóng và chứng co giật,
làm cho con người bị chóng mặt đau đầu buồn nơn và đau thắt lưng. Thân nhiệt cơ thể lên cao
tới 39-40 0 C, mạch nhanh, nhịp thở nhanh. Trường hợp nặng cơ thể bị chống, mạch nhỏ thở
nơng.
b) Ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh:
Lạnh làm cho cơ thể mất nhiều nhiệt , nhịp tim, nhịp thở giảm và tiêu thụ oxi tăng. Lạnh
làm cho các cơ co lại gây hiện tượng nổi da gà, các mạch máu co thắt gây cảm giác tê cóng
chân tay, vận động khó khăn.
Trong điều kiện vi khí hậu lạnh thường xuất hiện một số bệnh viêm dây thần kinh, viêm
khớp, viêm phế quản, hen và một số bệnh mãn tính khác do máu lưu thơng kém và sức đề
kháng của cơ thể giảm.
c) Ảnh hưởng của bức xạ nhiệt:
Trong các phân xưởng gia cơng nóng, các dòng bức xạ chủ yếu do các tia hồng ngoại có
bước sóng đến 10 m , khi hấp thụ tia này sẽ tỏa ra nhiệt. Bức xạ nhiệt phụ thuộc vào độ dài
23
bước sóng, cường độ dịng bức xạ, thời gian chiếu xạ, diện tích bề mặt bị chiếu, vùng bị chiếu,
gián đoạn hay liên tục, góc chiếu, luồng bức xạ và quần áo.
Các tia hồng ngoại trong vùng ánh sáng thấy được và các tia hồng ngoại có bước sóng đến
1.5 m có khả năng thấm sâu vào cơ thể, ít bị da hấp thụ. Vì vậy khi làm việc dưới nắng có thể
bị chứng say nắng do các tia hồng ngoại có thể xuyên qua hộp sọ, nung nóng màng não và các
tổ chức. Những tia có bước sóng ngắn khoảng 3 m gây bỏng da mạnh nhất. Ngoài ra tia hồng
ngoại còn gây ra bệnh giảm thị lực, đục nhân mắt...
Tia tử ngoại có 3 loại: Loại A có bước sóng từ 400-315nm, loại B có bước sóng từ 315280nm. Loại C có bước sóng nhỏ hơn 280nm. Tia tử ngoại loại A xuất hiện ở nhiệt độ cao hơn,
thường có trong tia lửa hàn, đèn dây tóc, đèn huỳnh quang. Tia tử ngọa B thường xuất hiện
trong đèn thủy ngân, lò hồ quang...tia tử ngoại gây các bệnh về mắt như phá hủy giác mạc,
giảm thị lực, bỏng da, ung thư da,... Tia laser hiện nay được dùng nhiều trong công nghiệp,
trong nghiên cứu khoa học... cũng gây bỏng da, bỏng võng mạc...
1.5 Các biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu:
a/ Biện pháp kỹ thuật:
Tong các phân xưởng, nhà máy nóng, độc cần được áp dụng các tiến bộ KHKT nhờ điều
khiển từ xa, quan sát từ xa, cơ khí hố, tự động hố các q trình sản xuất để giảm nhẹ lao
động và nguy hiểm cho cơng nhân.
Trong các nhà máy có thiết bị tỏa nhiệt lớn, có thể giảm nhiệt tỏa ra mơi trường bằng cách
cách nhiệt cho thiết bị như dùng vật liệu cách nhiệt samốt, samốt nhẹ, diatômit..., tăng chiều
dày lớp cách nhiệt, dùng các màn chắn nhiệt, làm nguội vỏ thiết bị bằng nước, hơi nước...,
giảm thiểu diện tích cửa sổ quan sát hoặc hạn chế mở...
Trong các phân xưởng, nhà máy tỏa nhiều nhiệt cần bố trí các hệ thống để điều hịa khơng
khí, đảm bảo thơng thống và mát nơi làm việc.
Trong các phân xưởng nóng và bụi có thể bố trí hệ thống phun nuớc hạt mịn để vừa làm
mát đồng thời làm sạch bụi trong khơng khí.
b/ Biện pháp tổ chức sản xuất hợp lý:
Những tiêu chuẩn vệ sinh khi thiết kế xí nghiệp như nhiệt độ tối ưu và nhiệt độ cho phép,
độ ẩm tương đối, vận tốc gió ở chỗ làm việc cố định...cần phải đựơc thực hiện đầy đủ và
thường xuyên kiểm tra để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện công việc lao động cụ thể.
Lập thời gian biểu sản xuất sao cho những công đoạn sản xuất tỏa nhiều nhiệt không cùng
một lúc mà trải ra trong ca sản xuất.
Lao động trong những điều kiện nhiệt độ cao cần phải đảm bảo chế độ ăn uống bồi
dưỡng, nuớc uống phải cần pha thêm các muối K, Na, Ca, P và các Vitamin B, C..., nghỉ ngơi
hợp lý để nhanh chóng phục hồi sức lao động. Trang bị đầy đủ các phương tiện BHLĐ như áo
quần chống nóng, chống lạnh, khẩu trang, kính mắt ....
Lao động trong điều kiện vi khí hậu lạnh cần phải đề phòng cảm lạnh, cung cấp đủ calo
cho lao động và chống rét, trang bị đủ quần áo ấm, ủng, dày ấm, găng tay ấm...
c/ Biện pháp vệ sinh y tế:
Trước hết cần quy định chế độ lao động thích hợp cho từng ngành nghề thực hiện trong
điều kiện vi khí hậu xấu. Khám tuyển khi nhận người để bố trí cơng việc phù hợp, khám kiểm
tra sức khoẻ định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị...
2.
Bức xạ ion hóa:
2.1 Khái niệm :
24
Bức xạ ion hoá hay bức xạ gồm các chùm hạt vi mơ và sóng điện từ có khả năng ion hố
khi đi qua vật chất, trừ các sóng điện từ có bước sóng dài hơn 100 nm (nanomet ).
Bức xạ này chỉ nhận biết và đo được bằng các thiết bị đo lường chuyên dùng.
2.2 Phân loại:
Nguồn bức xạ bao gồm chất phóng xạ và thiết bị phát ra bức xạ. Vì vậy nguồn bức xạ là
từ chung để chỉ các nguồn phóng xạ và các thiết bị bức xạ. Nguồn phóng xạ là các chất đồng vị
phóng xạ phát ra các bức xạ ion hoá như hạt alpha, hạt beta, hạt nơtron và tia gamma. Thiết bị
bức xạ là dụng cụ dùng để phát ra các tia bức xạ, đó là lị phản ứng hạt nhân, máy gia tốc hạt
tích điện và máy phát tia X. Chất phóng xạ có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt độ phóng xạ
riêng lớn hơn 70 kilo Beccơren trên kilogam (70kBq/kg).
Trong tự nhiên có 92 nguyên tố, từ nguyên tố 93 trở đi là nguyên tố nhân tạo, trong Hội
nghị hố vừa qua đã cơng nhận 108 ngun tố. Trong 108 nguyên tố đó, có 1.400 đồng vị : 270
đồng vị bền, 60 đồng vị phóng xạ tự nhiên, 1000 đồng vị phóng xạ nhân tạo. Những chất chứa
các ngun tố khơng bền gọi là chất phóng xạ. Các đồng vị này lẫn trong các khoáng chất tự
nhiên như đất, đá, các loại sa khoáng ven biển...
Một số chất phóng xạ thường gặp:
Co 60 chu kỳ bán hủy là 5,3 năm, tia phóng xạ là
U 238 chu kỳ bán hủy là 4,5.10 năm, tia phóng xạ là ,
Ra 236 chu kỳ bán hủy là 1620 năm, tia phóng xạ là , ,
C 14 chu kỳ bán hủy là 5600 năm, tia phóng xạ là
Ba 130 chu kỳ bán hủy là 13 ngày
I 231 chu kỳ bán hủy là 8 ngày
S 36 chu kỳ bán hủy là 87 ngày
P 32 chu kỳ bán hủy là 14 ngày
2.3 Ứng dụng của các nguồn bức xạ ion hóa:
Hiện nay ở Việt Nam, các lĩnh vực được ứng dụng nhiều nhất là y tế, công nghiệp, nông
nghiệp, địa chất, giao thông vận tải, nghiên cứu và giảng dạy.
- Các loại nguồn sử dụng ở Việt Nam : Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, máy gia tốc ở Hà
Nội và 2 nguồn chiếu xạ ở T.P Hồ Chí Minh.
- Lĩnh vực y tế : chủ yếu sử dụng máy phát tia X để chụp chẩn đoán và điều trị. Ngành y
học hạt nhân sử dụng các đồng vị phóng xạ để điều trị ( BV Quy Nhơn dùng P 32, I131 ), chủ yếu
điều trị ung thư và chuẩn đoán các bệnh bướu cổ, gan, thận, não, tim...
- Lĩnh vực công nghiệp: chụp ảnh kiểm tra chất lượng mối hàn, các thiết bị đo đạc và
điều khiển, kiểm tra chất lượng các cơng trình xây dựng và giao thơng, sử dụng các nguồn
phóng xạ để thăm dị các mỏ quặng, thăm dị dầu khí, kiểm tra các giếng khoan, sử dụng các
máy phát tia X để kiểm tra hành lý hải quan.
2.4 Ảnh hưởng của bức xạ ion hóa với cơ thể người:
Làm việc với các chất phóng xạ có thể bị nhiễm xạ. Nhiễm xạ do các nguồn bức xạ từ
ngoài cơ thể gọi là ngoại chiếu. Nhiễm xạ do các chất phóng xạ xâm nhập vào cơ thể qua con
đường hơ hấp, tiêu hóa gọi là nội chiếu. Có trường hợp tác dụng cả ngoại chiếu và nội chiếu.
Nhiễm xạ nội chiếu nguy hiểm hơn vì sự đào thải chất phóng xạ ra khỏi cơ thể không dễ dàng,
thời gian bị chiếu xạ lâu hơn
a) Nhiễm xạ cấp tính:
Nhiễm xạ cấo tính xảy ra sớm sau vài giờ hoặc vài ngày khi toàn thân nhiễm xạ một liều
lượng trên 200 Rem. Khi nhiễm xạ cấp tính thường có những triệu chứng sau:
25