Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

đánh giá chất lượg bã đậu nành lên men trong khẩu phần thức ăn cho tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BÃ ĐẬU NÀNH LÊN MEN
TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN CHO TÔM THẺ CHÂN
TRẮNG (Litopenaeus vannamei)

Ngành:

CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Giảng viên hướng dẫn : T.S NGUYỄN VĂN NGUYỆN
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1151100442

: LÊ THANH SƠN
Lớp: 11DTP02

TP. Hồ Chí Minh, 2015


Đồ án tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả được nêu
trong đồ án là trung thực và chưa từng được tác giả nào công bố trong bất kì
công trình khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của


mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015
Tác giả

Lê Thanh Sơn

i


Đồ án tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin gữi lời cảm ơn đến Khoa
Công Nghệ Sinh học – Thực phẩm – Môi trường, Trường Đại Học Công Nghệ TP.
Hồ Chí Minh, đặc biệt là cô Nguyễn Lệ Hà đã tạo điều kiện cho em được gặp gỡ và
thực thực hiện đề tài này tại Viện Nghiên Cứu và Nuôi Trồng Thủy Sản II.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến người thầy hướng dẫn của em: TS. Nguyễn
Văn Nguyện đã tận tình hướng dẫn nhiệt tình về phương hướng nghiên cứu, cách
thức trình bày cũng như chỉnh sửa những sai sót của em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn đến anh Lê Hoàng, các anh chị trong phòng thí nghiệm
phân tích chất lượng dinh dưỡng thức ăn thủy sản và phòng thí nghiệm nuôi trồng
thực nghiệm của Viện Nghiên Cứu và Nuôi Trồng Thủy Sản II đã cung cấp các tài
liệu, tạo điều kiện cho em được làm thí nghiệm và hướng dẫn trong suốt thời gian
dài thực hiện đề tài.
Lời cảm ơn cuối cùng em muốn gữi đến các thầy cô trong Khoa Công nghệ Sinh
Học – Thực Phẩm – Môi trường, Trường Đại Học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh đã
dạy cho em nhiều kiến thức quý giá trong suốt bốn năm đào tạo và rèn luyện.
Em xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đõ đó!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2015

Tác giả

Lê Thanh Sơn

ii


Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu ..................................................................................................... 1
3.Mục tiêu đề tài ................................................................................................................ 3
4.Nội dung nghiên cứu....................................................................................................... 3
5.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 3
6.Kết quả đạt được ............................................................................................................. 4
7. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp .......................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................................. 5
1.1. Giới thiệu về tôm thẻ chân trắng................................................................................. 5
1.1.1. Tên gọi, đặc điểm hình thái, sinh thái và sinh sản ............................................... 5
1.1.1.1 Tên gọi ........................................................................................................... 5
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo .......................................................................... 5
1.1.1.3 . Đặc điểm sinh thái ....................................................................................... 5
1.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng ............................................................................................ 6
1.1.2.1. Protein ........................................................................................................... 6
1.1.2.2. Lipid .............................................................................................................. 6
1.1.2.3. Vitamin ......................................................................................................... 7
1.1.2.4. Chất khoáng .................................................................................................. 7
1.1.3. Hiện trạng ............................................................................................................ 8

1.1.3.1. Tầm quan trọng ............................................................................................. 8
1.1.3.2. Diện tích và sản lượng .................................................................................. 8
1.2. Protein trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng ............................................................. 8
1.2.1. Giới thiệu Protein................................................................................................. 8
1.2.2. Sự tiêu hóa protein ............................................................................................... 9
1.2.2.1 Men tiêu hóa protein ...................................................................................... 9
1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt lực của men tiêu hóa .................................... 9
1.2.2.3. Độ tiêu hóa protein ( Digestibility coeffcient ) ........................................... 10
1.2.3. Độ tiêu hóa biểu kiến (The Apparent digestibility coefficients - ADC) ............ 11
1.3. Giới thiệu về một số nguyên liệu cung cấp protein cho tôm thẻ .............................. 11

iii


Đồ án tốt nghiệp
1.3.1. Nhóm nguyên liệu cung cấp Protein từ động vật .............................................. 12
1.3.1.1.Bột cá ........................................................................................................... 12
1.3.1.2. Bột mực và các sản phẩm từ mực ............................................................... 16
1.3.1.3. Bột huyết ..................................................................................................... 18
1.3.1.4. Bột thịt, bột xương thịt ................................................................................ 19
1.3.1.3. Bột đầu tôm ................................................................................................. 20
1.3.1.6. Bột phụ phẩm gia cầm và bột lông vũ ........................................................ 21
1.3.1.7. Cá tạp .......................................................................................................... 22
1.3.2. Nhóm nguyên liệu cung cấp Protein từ thực vật ............................................... 22
1.3.2.1. Bã khô dầu đậu nành ................................................................................... 23
1.3.2.2. Bã dầu đậu phộng (lạc) ............................................................................... 24
1.3.2.3. Bánh dầu bông vải....................................................................................... 25
1.3.3. Nguyên liệu bã đậu nành lên men ...................................................................... 26
1.3.3.1. Dabomb- P .................................................................................................. 26
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................................................. 29

2.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm ............................................................................. 29
2.1.1. Thời gian ............................................................................................................ 29
2.1.2. Địa điểm ............................................................................................................ 29
2.2. Thiết bị và nguyên liệu nghiên cứu ........................................................................... 29
2.2.1. Thiết bị nghiên cứu ............................................................................................ 29
2.2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 30
2.3. Đối tượng thí nghiệm và điều kiện nuôi dưỡng ........................................................ 31
2.3.1. Đối tượng thí nghiệm ......................................................................................... 31
2.3.2. Điều kiện nuôi dưỡng......................................................................................... 32
2.4. Nguyên liệu tham gia thí nghiệm .............................................................................. 32
2.5. Thức ăn sử dụng cho thí nghiệm ............................................................................... 35
2.5.1. Công thức phối trộn thức ăn đánh giá tiêu hóa ................................................. 35
2.5.2. Công thức phối trộn thức ăn đánh giá tăng trưởng ............................................ 36
2.5.3. Quy trình chế biến thức ăn ................................................................................. 38
2.6. Bố trí thí nghiệm ....................................................................................................... 40
2.6.1. Bố trí thí nghiệm đánh giá tiêu hóa và tăng trưởng ........................................... 40

iv


Đồ án tốt nghiệp
2.6.2. Thiết kế thí nghiệm ............................................................................................ 41
2.6.2.1. Thiết kế thí nghiệm đánh giá tiêu hóa......................................................... 41
2.6.2.2. Thiết kế thí nghiệm đánh giá tăng trưởng ................................................... 41
2.6.3. Bố trí vị trí bể nuôi tôm thẻ chân trắng .............................................................. 42
2.6.3.1. Bố trí bể nuôi TTCT đánh giá tiêu hóa ....................................................... 42
2.6.3.2. Bố trí bể nuôi TTCT đánh giá tăng trưởng ................................................. 42
2.7. Phương pháp phân tích ............................................................................................. 44
2.7.2. Xác định thành phần hóa học ............................................................................. 44
2.7.2.2. Xác định hàm lượng tro .............................................................................. 44

2.7.2.3. Xác định hàm lượng protein thô ................................................................ 44
2.7.2.4. Xác định hàm lượng acid amin .................................................................. 44
2.7.2.5. Xác định hàm lượng lipid .......................................................................... 44
2.7.2.6. Xác định hàm lượng xơ thô ........................................................................ 44
2.7.2.7. Phương pháp in vivo ................................................................................... 45
2.7.2.7. Xác định năng lượng thô............................................................................. 49
2.7.3. Đánh giá độ tiêu hóa biểu kiến của nguyên liệu .............................................. 49
2.7.4. Đánh giá tăng trưởng của TTCT ....................................................................... 51
2.8. Phương pháp lý xử số liệu ........................................................................................ 51
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 52
3.1. Thành phần của các loại nguyên liệu ........................................................................ 52
3.2. Thành phần hóa học của các thức ăn ........................................................................ 53
3.2.1. Thành phần dinh dưỡng của các thức ăn ........................................................... 53
3.2.2. Thành phần amino acid trong thức ăn................................................................ 55
3.3. Đánh giá độ tiêu hóa biểu kiến của các nguyên liệu ................................................. 57
3.3.1. Thành phần hóa học của mẫu phân thu được..................................................... 57
3.3.2. Mối tương quan giữa các mẫu phân thu được ................................................... 58
3.3.3. Độ tiêu hóa biểu kiến các nguyên liệu ............................................................... 60
3.3.3.1. Độ tiêu hóa chất khô biểu kiến các nguyên liệu ......................................... 60
3.3.3.2. Độ tiêu hóa protein biểu kiến các nguyên liệu............................................ 60
3.3.3.3. Độ tiêu hóa lipid biểu kiến của nguyên liệu ............................................... 61
3.3.3.4. Độ tiêu hóa năng lượng biểu kiến của nguyên liệu khảo sát ...................... 62

v


Đồ án tốt nghiệp
3.3.4. Tương quan độ tiêu hóa biểu kiến giữa các nguyên liệu khảo sát ..................... 62
3.4. Đánh giá khả năng tăng tưởng của TTCT ................................................................. 64
3.4.1. Đánh giá tăng trưởng khối lượng của TTCT ..................................................... 64

3.4. Thảo luận................................................................................................................... 65
3.4.1. Các nguyên liệu khảo sát và tham gia sản xuất thức ăn ..................................... 65
3.4.2. Chất lượng thức ăn ............................................................................................. 68
3.4.2.1. Chất lượng thức ăn chế biến từ các nguyên liệu khảo sát ........................... 68
3.4.2.2. Chất lượng a.a của thức ăn chế biến từ các nguyên liêu khảo sát ............... 68
3.4.3. Đánh giá độ tiêu hóa biểu kiến........................................................................... 69
3.4.4. Đánh giá tăng trưởng của TTCT ........................................................................ 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 73
Kết luận ............................................................................................................................ 73
Kiến nghị .......................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 75

vi


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC VIẾT TẮT
Abs (Absorbance)

Hấp thụ

a.a

acid amin

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cữu Long


FSBM

Fermented soybeans meal

OD (optiacal density)

Mật độ quang

TTCT

Tôm thẻ chân trắng

VCK

Vật chất khô

VNTS

Vật nuôi thủy sản

vii


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng TTCT qua các năm.............................................................8
Bảng 1.2. Thành phần của một số bột cá............................................................................ 13
Bảng 1.3. Thành phần nguyên liệu bột cá ngoại nhập ........................................................14
Bảng 1.4. Các chỉ tiêu của nguyên liệu cung cấp protein ...................................................15

Bảng 1.5. Thành phần các loại bột mực ..............................................................................16
Bảng 1.6. Thành phần các loại bột gan mực .......................................................................17
Bảng 1.7. Thành phần protein của bột gan mực (nhão) và dịch gan mực ..........................17
Bảng 1.8. Thành phần của bột huyết ...................................................................................18
Bảng 1.9. Thành phần bột xương thịt .................................................................................19
Bảng 1.10. Thành phần của bột đầu tôm ............................................................................20
Bảng 1.11. Thành phần của bột lông vũ ......................................... ...................................21
Bảng 1.12. Thành phần hóa học của bã khô dầu đâu nành, bã đậu nành nguyên hạt......... 24
Bảng 1.13.Thành phần của bã đậu phộng ......................................... .................................25
Bảng 1.15. Thành phần của nguyên liệu Dabom-P......................................... .................. 27
Bảng 1.16. Thành phần của nguyên liệu FSBM .................................................................28
Bảng 2.1. Đặc tính vật lý của các vật liệu nghiên cứu ............................................ ...........30
Bảng 2.2. Đặc tính cảm quan của các loại vật liệu nghiên cứu ..........................................31
Bảng 2.3. Giá thành của các vật liệu kiểm tra ....................................................................31
Bảng 2.3. Mô tả một số đặc tính vật lý và xuất xứ của các nguyên liệu và phụ gia ...........32
Bảng 2.4.Công thức phối trộn thức ăn ................................................................................35
Bảng 2.5. Công thức thức ăn của 7 loại thức ăn đánh giá tăng trưởng ...............................36
Bảng2.6.Tiêu chuẩn về cảm quan thức ăn cho TTCT ........................................................39
Bảng 2.7.Tiêu chuẩn lý hóa của thức ăn cho TTCT ...........................................................39
Bảng 2.8.Thiết kế thí nghiệm đánh giá tiêu hóa .................................................................41
Bảng 2.9. Thiết kế thí nghiệm đánh giá tăng trưởng ..........................................................41
Bảng 2.10.Mã số của các bể thực nghiệm thức ăn đánh giá tiêu hóa .................................42
Bảng 2.6. Pha loãng dung dịch K2Cr2O7 0,008M ...............................................................47
Bảng 3.1. Thành phần của các loại nguyên liệu................................................................. 52
Bảng 3.2. Thành phần các loại thức ăn ...............................................................................53
Bảng 3.3.Thành phần amino acid trong thức ăn ......................................... .......................55
Bảng 3.4. Thành phần các mẫu phân của TTCT .................................................................57
Bảng 3.5. Mối tương quan giữa các mẫu phân thu được ....................................................58
Bảng 3.6.Độ tiêu hóa chất khô các nguyên liệu khảo sát ...................................................60
Bảng 3.7.Độ tiêu hóa protein biểu kiến các nguyên liệu biểu kiến ....................................60

Bảng 3.8.Độ tiêu hóa lipid biểu kiến của nguyên liệu khảo sát ..........................................61
Bảng 3.9. Độ tiêu hóa năng lượng của nguyên liệu khảo sát ..............................................62
Bảng 3.10.Tương quan độ tiêu hóa biểu kiến của TTCT giữa các nguyên liệu kiểm tra 63
(P< 0.05 ).............................................................................................................................63

viii


Đồ án tốt nghiệp

ix


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Bột cá ................................................................................................................... 12
Hình 1.2. Bột mực ............................................................................................................... 16
Hình 1.3. Bột huyết ............................................................................................................. 18
Hình 1.4. Bột thịt và bột xương thịt .................................................................................... 19
Hình 1.5. Bột đầu tôm ......................................................................................................... 20
Hình 1.6. Bột lông vũ .......................................................................................................... 21
Hình 1.7. Cá tạp................................................................................................................... 22
Hình 1.9. Bã dầu đậu phộng ................................................................................................ 24
Hình 1.10. Bã dầu bông vải ................................................................................................. 25
Hình 1.11. Dabomb-P .......................................................................................................... 26
Hình 1.12. Fermented soybeans meal ................................................................................. 27
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ....................................................................................... 40
Hình 2.1. Bố trí các bể thực nghiệm.................................................................................... 44

Hình 2.2. Hệ thống thu phân gián tiếp ................................................................................ 46
Biểu đồ 3.1. Thành phần của các loại nguyên liệu .............................................................. 54

x


Đồ án tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế trên toàn thế giới gặp phải những
biến động, đất nước thức ăn phải trải qua nhiều khó khăn và thách thức. Tuy nhiên
một điểm sáng cho nền kinh tế Việt Nam là kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản luôn
giữ ở mức ổn định và không ngừng tăng qua các năm. Trong khi giá trị cá tra, cá
basa liên tục tụt giảm từ 2013 đến 2014 thì TTCT, một loài VNTS phù hợp với khí
hậu nhiệt đới và tăng trưởng nhanh dần chiếm lĩnh thị phần, đem lại nguồn thu ngoại
tệ lớn. Nắm bắt được những dấu hiệu tích cực đó, diện tích nuôi TTCT tăng mạnh
đáng kể từ 13.455 ha (2006) đến 66.000 ha (2013). Tuy nhiên, cũng gây ra nhiều bất
cập không nhỏ trong việc sản xuất thức ăn, tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, đặc biệt
là thủy sản khai thác để chế biến các loại bột cá, thành phần quan trọng nhất cung
cấp nguồn protein trong khẩu phần cho VNTS. Việc sử dụng lượng lớn các loại bột
cá từ nước ngoài trong khẩu phần sẽ làm chi phí sản xuất tăng gây giảm sút hiệu quả
kinh tế. Vậy đâu là nguyên liệu vừa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ cho
TTCT nhưng chi phí là tối thiểu?
Bã đậu nành lên men, một trong những nguyên liệu giàu protein, chiếm trên 50 % và
chứa hàm lượng a.a thiết yếu với tỷ lệ cân đối, đặc biệt là lysine và methionin, có
nguồn gốc từ bã đậu nành được lên men bởi các chủng khuẩn Bacillus, việc phối
trộn vào khẩu phần thức ăn không chỉ hạn chế lượng bột cá sử dụng mà còn giảm
lượng bã đậu nành vào khẩu phần thức ăn mà TTCT vẫn có thể sinh trưởng và phát
triển tốt cũng như hạn chế chi phí sản xuất và cân bằng được nguồn protein động,

thực vật trong thức ăn.
2. Tình hình nghiên cứu
Thức ăn cho các VNTS có rất nhiều chủng loại với các thành phần dinh dưỡng
khác nhau nên việc đánh giá chất chất lượng nguyên liệu là khâu rất quan trọng
trọng. Ở trên thế giới và trong nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu như:

1


Đồ án tốt nghiệp
-

Năm 2006, Nguyễn Văn Nguyện và ctv tiến hành đánh giá một số đặc tính
của bột cá trong nước và ngoài nhập dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
thủy sản. Kết quả phân tích của một số loài bột cá cho thấy có hàm lượng
protein thô từ 55-65%, độ ẩm từ 7.22%-10.11%, dung trọng thay đổi từ 0.45
– 0.60, lipid thô từ 4.92%-7.89, tro thô từ 18.25 %-24.23% và chứa hầu hết
các a.a thiết yếu.

-

Năm 2009, Nguyễn Thị Lan Chi và ctv tiến hành nghiên cứu: “Mối tương
quan giữa phương pháp invivo và invitro trong việc xác định protein tiêu hóa
trong thức ăn tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)” với mục tiêu tìm
kiếm một công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đạm tiêu
hóa trong thức ăn thủy sản, thực hiện khảo sát một số phương pháp in vitro
gồm:phương pháp pH drop 3 và 4 enzyme, pH stat 3 và 4 enzyme, phương
pháp pepsin tiêu hóa, sau đó so sánh mối tương quan với phương pháp in
vivo nhằm tìm ra phương pháp có tương quan gần nhất với R2= 0.7741.


-

Năm 2009, Qihui Zang và ctv nghiên cứu độ tiêu hóa biểu kiến của TTCT
đối với một số nguyên liệu cho kết luận tiêu hóa biểu kiến của vật chất khô,
protein thô, lipid thô, năng lượng thô đối với bột cá Peru, bã đậu nành lên
men, bã đậu nành ép đùn, bã đậu nành, bã đậu phộng, bột gluten lúa mì,
gluten ngô, bột thịt xương... đã được xác định đối với TTCT. Thống kê cho
thấy rằng tiêu hóa chất khô cho TTCT là cao nhất cho bột cá, dao động trong
khoảng 52,83 - 71,23% đối với sản phẩm động vật khác và 69,98 - 77,10%
đối với sản phẩm thực vật. Các protein và lipid từ nguồn thực vật và động vật
đã được tiêu hóa tốt bởi TTCT. Protein và lipid tiêu hóa biểu kiến là trong
khoảng 87,89 - 93,18% và 95,28% - 91.57, tương ứng, trong các sản phẩm
thực vật, và 75.00 - 92,34% và 83,72% - 92,79, tương ứng đối với sản phẩm
động vật.

-

Năm 2009, Lucia Elizabeth Cruz-Suárez và ctv tiến hành nghiên cứu: Chất
khô, năng lượng, protein và a.a hệ số tiêu hóa biểu kiến được xác định bởi
TTCT cho bốn sản phẩm đậu nành: bã đậu nành nguyên béo, bã đậu nành

2


Đồ án tốt nghiệp
được chiết xuất dung môi, protein đậu nành cô đặc và đậu nành protein
isolate, thu được từ các nhà sản xuất tại Mỹ và Mexico. Nhìn chung, giá trị
tiêu hóa chất dinh dưỡng là trong các sản phẩm đậu nành cao hơn nhiều so
với bột cá dựa trên tham khảo chế độ ăn uống. Vật chất và năng lượng khô
cao hơn đáng kể cho protein đậu nành cô đặc (92 và 98%) so với, bã đậu

nành nguyên béo và đậu nành protein isolate (83 và 89%). Tiêu hóa protein
không khác biệt đáng kể trong, bã đậu nành được chiết xuất dung môi và
protein đậu nành cô đặc, nhưng đậu nành protein isolate có giá trị thấp hơn
đáng kể (93 và 96%).
3.Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu đánh giá chất lượng và sử dụng nguyên liệu bã đậu nành lên men thay
thế một phần bột cá vào khẩu phần sản xuất thức ăn cho loài TTCT thông qua độ
tiêu hóa biểu kiến và tăng trưởng.
4.Nội dung nghiên cứu
-

Chất lượng của các loại nguyên liệu kiểm travà các nguyên liệu phối trộn
khác.

-

Đánh giá thành phần thức ăn bổ sung nguyên liệu kiểm tra trong thí nghiệm.

-

Đánh giá độ tiêu hóa biểu kiến và khả năng tăng trưởng khi thay thế mọt
phần bột cá bằng nhóm nguyên liệu bã đậu nành lên men (Dabomb-P và
FSBM).

5.Phương pháp nghiên cứu
-

Phân tích thành phần hóa học trong các nguyên liệu, thức ăn chế biến, phân
TTCT: độ ẩm, protein thô, lipid thô, xơ thô, tro và chromic oxide.


-

Phân tích thành phần a.a trong các loại thức ăn khảo sát.

-

Sử dụng phương pháp invivo đánh giá độ tiêu hóa độ tiêu hóa biểu kiến của
các loại nguyên liệu cung cấp protein: chất khô, protein, lipid, năng lượng.

-

Chọn các mức thay thế bột cá bằng 15%, 30% và 45% bằng nguyên liệu
Dabomb-P và FSBM nhằm đánh giá tăng trưởng.

3


Đồ án tốt nghiệp
-

Dữ liệu được tính toán và thống kê bằng cách sử dụng phần mềm Excel và
Statgraphics.

6.Kết quả đạt được
-

Chất lượng của các nguyên liệu kiểm tra thông qua độ tiêu hóa biểu kiến của
TTCT đối với Dabomb-P và FSBM.

-


Khả năng thay thế tối ưu của FSBM và Dabomb-P trong khẩu phần thức ăn.

7. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp
ĐATN bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan
-

Giới thiệu về TTCT, nhu cầu dinh dưỡng và tiêu hóa.

-

Một số nguyên liệu cung cấp protein cho ĐVTS.

Chương 2: Vật liêu và phương pháp
-

Thời gian, địa điểm, vật liệu, thiết bị, thức ăn sử dụng cho nghiên cứu.

-

Bố trí thí nghiệm.

-

Phương pháp phân tích (độ ẩm, protein thô, lipid thô, chất xơ, tro, a.a, cromic
oxide) và thu phân.

-


Xác định khối lượng trước khi nuôi và thu hoạch để xác định khả năng tăng
trưởng.

-

Phương pháp xử lý số liệu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
-

Đánh giá chất lượng vật liệu kiểm tra và các nguyên liệu tham gia vào sản
xuất thức ăn.

-

Thành phần thức ăn thí nghiệm.

-

Đánh giá độ tiêu hóa biểu kiến.

-

Đánh giá khả năng tăng trưởng.

-

Thảo luận kết quả.

Kết luận và đề xuất ý kiến.


4


Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về tôm thẻ chân trắng

Hình 1.1.Tôm thẻ chân trắng
1.1.1. Tên gọi, đặc điểm hình thái, sinh thái và sinh sản [32]
1.1.1.1 Tên gọi
Tên khoa học: Litopenaeus vannamei ( Boone, 1931 ).
Tên tiếng Anh: White Leg Shrimp.
Tên Việt Nam: Tôm thẻ chân trắng.
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo
TTCT có vỏ mỏng có màu trắng đục, bình thường có màu xanh lam, chân bò
có màu trắng ngà. Dưới chuỳ có 2 - 4 răng cưa. Vỏ đầu, ngực có những gai gân và
gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi, không có rãnh sau mắt. Có sáu đốt
bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có.
1.1.1.3 . Đặc điểm sinh thái
Ở vùng biển tự nhiên, TTCT thích nghi sống nơi đáy là bùn, có thể sống ở độ mặn
trong phạm vi 5 - 50‰, thích hợp ở độ mặn nước biển 28 - 34‰, pH = 7,7 - 8,3,
nhiệt độ thích hợp 25 - 32oC. TTCT là loài ăn tạp giống như những loài tôm khác.

5


Đồ án tốt nghiệp
Song không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng protein cao .TTCT có tốc độ sinh trưởng

nhanh.
1.1.1.4. Đặc điểm sinh sản
TTCT thành thục sớm, con cái có khối lượng từ 30 - 45 g/con là có thể tham
gia sinh sản. Hoạt động giao vĩ của TTCT xảy ra chủ yếu vào ban đêm, đẻ trứng từ
tháng 12 đến tháng 4. Nếu tôm mẹ từ 30-45g thì lượng trứng từ 100.000- 250.000
trứng, đường kính trứng 0.22mm.
1.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng [1][3]
1.1.2.1. Protein
Nhu cầu protein là lượng protein tối thiểu có trong thức ăn nhằm thoả mãn yêu
cầu các a.a để đạt tăng trưởng tối đa (NRC, 1993). Protein là thành phần dinh dưỡng
quan trọng nhất trong khẩu phần ăn của TTCT, là nguyên liệu tạo các mô và sản
phẩm khác trong cơ thể và còn là chất xúc tác thực hiện chức năng vận chuyển, bảo
vệ…. Nhu cầu protein thô của TTCT nói riêng và lớp giáp xác nói chung trong thức
ăn thường từ 30 - 60 % và thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển (Trần Thị Thanh
Hiền, 2006). Khi VNTS sử dụng thức ăn không có protein thì cơ thể giảm khối
lượng, bởi vì chúng sẽ sử dụng protein của cơ thể để duy trì các chức năng hoạt
động tối thiểu của cơ thể để tồn tại. Trái lại nếu thức ăn được cung cấp quá nhiều
protein thì protein dư không được cơ thể hấp thu để tổng protein mới mà sử dụng để
chuyển hóa thành năng lượng hoặc thải ra ngoài. Thêm vào đó cơ thể còn phải tốn
năng lượng cho quá trình tiêu hóa protein dư thừa, vì thế sinh trưởng của cơ thể
giảm.
1.1.2.2. Lipid
Lipid là một trong những thành phần sinh hóa cơ bản của động thực vật, là
nguồn dinh dưỡng chuyển hóa năng lượng chính cho cơ thể. Việc bổ sung lượng
lipid thích hợp sẽ giảm nhu cầu protein, đồng thời là dung môi hòa thức ăn các
vitamin hòa tan trong dầu. Nếu năng lượng thức ăn quá thấp thì tôm sẽ sử dụng
nguồn năng lượng khác như protein để thỏa mãn nhu cầu về năng lượng, làm nâng

6



Đồ án tốt nghiệp
cao chi phí sản xuất. Nhưng nếu quá dư thì sẽ làm cản trở sự hấp thu và tiêu hóa
protein khiến cơ thể tôm chậm phát triển.
Ngoài ra nhu cầu này phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng và chất lượng của protein và
nguồn cung cấp năng lượng khác. Thành phần lipid trong thức ăn tôm khoảng 4 -7
%, tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng. Phospholipid và cholesterol là hai chất béo
thiết yếu cho TTCT.
1.1.2.3. Vitamin
TTCT không có khả năng hoặc khả năng tổng hợp rất ít vitamin, không đủ cho
nhu cầu nên việc cung cấp vitamin trong khẩu phần thức ăn rất cần thiết.Nếu không
cung cấp đủ vitamin, cơ thể tôm sẽ sinh trưởng chậm, tỉ lệ sống thấp, khả năng chịu
đựng với biến động môi trường kém và dễ bị bệnh. Một số dấu hiệu bệnh lý thiếu
vitamin ở động vật thủy sản như: dị hình, đặc biệt là tình trạng đen thân ở tôm…
Nhu cầu vitamin tùy thuộc vào kích cỡ, tuổi, tốc độ sinh truởng, điều kiện dinh
dưỡng, nhu câù vitamin từng loại, từng giai đoạn phát triển. Vì thế trong thức ăn,
hàm lượng vitamin bổ sung thường vượt qua nhu cầu thực tế của TTCT nhằm bù
đắp lượng mất đi do hòa tan trong nước, do phân hủy trong quá trình sản xuất thức
ăn và bảo quản.
1.1.2.4. Chất khoáng
TTCT có thể hấp thu và bài tiết chất khoáng trực tiếp từ môi trường nước
thông qua mang và bề mặt cơ thể, vì vậy nhu cầu chất khoáng phụ thuộc vào môi
trường đang sống. Nhu cầu về khoáng cho TTCT phụ thuộc vào: thành phần và hàm
lượng khoáng trong thức ăn, nồng độ khoáng trong môi trường nước, tình trạng dinh
dưỡng trước đó TTCT. Chất khoáng giúp TTCT tăng trưởng nhanh, hạn chế hiện
tượng đục cơ, cong thân và mềm vỏ, góp phần cấu tạo lớp vỏ ngoài, hữu ích trong
việc giảm stress và tăng khả năng đề kháng.

7



Đồ án tốt nghiệp
1.1.3. Hiện trạng [32]
1.1.3.1. Tầm quan trọng
Những năm gần đây, tình hình nuôi TTCT phát triển mạnh. Trải qua 15 năm,
TTCT đã có sự tăng trưởng nhanh chóng, từ một vài tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ
đến nuôi trồng rộng rãi ở ĐBSCL trở thành đối tượng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam. Năm 2014, giá trị xuất khẩu tôm cả năm có thể chạm mốc 3 tỷ USD. Thành
công lớn này trước hết nhờ sự tăng trưởng ngoạn mục của TTCT (cả sản lượng lẫn
giá trị xuất khẩu). Giá đầu tư thấp, mùa vụ nuôi ngắn, có khả năng thích ứng tốt
trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, cho năng suất cao, kích cỡ TTCT phù hợp với nhu
cầu tiêu thụ của thế giới là những điều kiện để TTCT chiếm được vị trí ưu tiên trong
nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam.
1.1.3.2. Diện tích và sản lượng
Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng TTCT qua các năm
Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

2009

21.339

89.521

2010

25.397


136.719

2011

28.683

152.939

2012

41.789

186.197

2013

66.000

268.000

Nguồn: Tổng cục thủy sản Việt Nam năm 2014
1.2. Protein trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng [1]
1.2.1. Giới thiệu Protein
Protein là thành phần quan trọng nhất trong cơ thể của ĐVTS, chiếm 60-75%
trọng lượng khô của cơ thể (Halver, 1988). Khi thủy phân tạo thành các a.a. Nhiệm

8



Đồ án tốt nghiệp
vụ chính của protein là xây dựng cấu trúc cơ thể, cung cấp các a.a nhờ quá trình tiêu
hóa và thủy phân.
Vai trò của protein:
-

Là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo cơ thể, thay tổ chức củ xây dựng tổ
chức mới.

-

Các a.a tham gia vào các sản phẩm protein có hoạt tính sinh học cao
(hoormon, emzyme…)

-

Tạo năng lượng ở dạng trực tiếp hay tích lũy ở dạng glucogen hay lipid.

1.2.2. Sự tiêu hóa protein
1.2.2.1 Men tiêu hóa protein
Nhóm men phân giải protein chính gồm có pepsin, trysin và chymotrysin.
Dưới tác dụng của men tiêu hóa protein thủy phân thành các polypeptite và cuối
cùng là các a.a. Polypeptide được trysin phân giải chủ yếu ở ruột, đoạn ruột trước
nhiều trysin hơn đoạn ruột sau. Ở tôm pepsin không có nhưng trysin hoạt động
mạnh, còn có chymotrysin và astacine có vai trò quan trọng trong việc phân giải
protein.
1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt lực của men tiêu hóa
❖ Thành phần tính chất của thức ăn
Thức ăn có nguồn gốc thực vật thường có độ tiêu hóa thấp hơn nguồn gốc
động vật. Khi hàm lượng protein cao thì độ tiêu hóa tăng, đồng thời làm tăng tỉ lệ

tiêu hóa các thành phần hữu cơ khác. Tuy nhiên, nếu hàm lượng protein quá cao
trong khẩu phần ăn thì sẽ có một phần không được dịch dạ dày phân giải, xuống ruột
sẽ rất khó được dịch ruột tác động và tích lại và bị vi sinh vật lên men gây thối rữa,
kích thích màng ruột, làm cho chất dinh dưỡng bị thải ra ngoài. Như vậy tỉ lệ tiêu
hóa protein và các chất hữu cơ khác bị giảm.
❖ Dạng thức ăn và phương pháp cho ăn
Độ tiêu hóa thức ăn tăng cao khi xay nhuyễn nguyên liệu trước khi tiến hành
phối trộn vì kích thước càng nhỏ các men tiêu hóa càng dễ phân giải. Nấu chín hỗn

9


Đồ án tốt nghiệp
hợp nguyên liệu hay hồ hóa bột mỳ trong quá trình ép đùn tạo viên thức ăn sẽ có tác
dụng tăng độ tiêu hóa cho TTCT.
❖ Giai đoạn phát triển
Trong quá trình phát triển, hệ thống men tiêu hóa của TTCT sẽ dần được hoàn
thiện, nhu cầu về dinh dưỡng của các giai đoạn cũng có sự thay đổi nên ảnh hưởng
đến sự tiêu hóa thức ăn. Ở giai đoạn trưởng thành khả năng tiêu hóa thức ăn có
nguồn gốc thực vật tốt hơn ở giai đoạn đang sinh trưởng.
❖ Trạng thái sinh lý
Trạng thái stress do môi trường có nhiều xáo trộn hay nhiễm dịch bệnh là
nguyên nhân làm độ tiêu hóa giảm rất nhiều. Thời gian và lượng thức ăn cho ăn
cũng làm thay đổi sự tiết các enzyme tiêu hóa nên cũng ảnh hưởng đến độ tiêu hóa.
❖ Nhiệt độ môi trường
TTCT là loài động vật biến nhiệt nên hoạt tính enzyme tiêu hóa thay đổi rất
lớn khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Khi nhiệt độ nước tăng lên có khuynh hướng
tăng mạnh enzyme tiêu hóa và tăng hoạt tính các enzyme này. Đồng thời dẫn đến
tăng qúa trình trao đổi chất và vận tốc thức ăn đi qua ống tiêu hóa. Ở mỗi loài có
khoảng nhiệt độ thích hợp cho tiêu hóa thức ăn, thường dao động chủ yếu từ 28 –

350C.
❖ Lượng thức ăn và tần số cho ăn
Lượng thức ăn và tần số cho ăn có ảnh hưởng đến độ tiêu hóa thức ăn. Khối
lượng thức ăn càng lớn thì tốc độ tiêu hóa càng chậm, thức ăn không được sử dụng
triệt để, men tiêu hóa khó ngấm vào bên trong và mức độ ngấm không đều dẫn đến
quá trình tiêu hóa chậm lại, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Độ tiêu hóa thức ăn
tăng khi tần số cho ăn tăng, với một lượng thức ăn nhất định trong ngày nếu chia
làm nhiều lần cho ăn với một lượng thức ăn vừa đủ, men tiêu hóa hoạt động tốt, dẫn
đến khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.
1.2.2.3. Độ tiêu hóa protein ( Digestibility coeffcient )
Độ tiêu hóa protein là phần trăm protein hấp thụ vào sau khi protein được tiêu
hóa trong quá trình thức ăn đi ngang qua ống tiêu hoá.

10


Đồ án tốt nghiệp

độộ 𝑡𝑖ê𝑢 ℎó𝑎 protein (%) =

protein ăn vào − protein trong phân
× 100
protein ăn vào

1.2.3. Độ tiêu hóa biểu kiến (The Apparent digestibility coefficients - ADC)[1]
Thức ăn khi được ăn vào một phần sẽ bị tiêu hóa, phần còn lại sẽ bị thải ra
ngoài. Độ tiêu hóa của thức ăn là khả năng tiêu hóa và hấp thụ loại thức ăn đó. Độ
tiêu hóa có ảnh hưởng rất lớn trong việc đánh giá các thành phần dinh dưỡng thức
ăn. Để xây dựng công thức thức ăn cho VNTS cần xác định độ tiêu hóa đối với từng
loại nguyên liệu làm thức ăn. Tỷ lệ tiêu hóa của một chất dinh dưỡng nào đó trong

thức ăn là tỷ lệ giữa phần tiêu hóa được của chất dinh dưỡng so với phần ăn vào.
Hệ số tiêu hóa biểu được tính bằng công thức (Apparent digestibility coeffcient)
được tính bằng công thức:
𝐴𝐷𝐶 =

𝐼−𝐹
× 100
𝐼

Trong đó: I (feed intake): lượng thức ăn lấy vào (tính theo trọng lượng khô hay hàm
lượng dưỡng chất)
F (faeces): lượng phân thải ra (tính theo trọng lượng khô hay hàm lượng dưỡng
chất)
Tuy nhiên trong lượng phân thải ra còn có thức ăn dư, còn có các chất khác từ tôm
thải ra do đó có thể tính theo công thức:
𝑇𝐷𝐶 =

𝐼 − (𝐹 − 𝐹 ′ )
× 100
𝐼

Trong đó:
TDC: (true digestibility coefficient): độ tiêu hóa thực.
F’: các thành phần khác do cơ thể thải ra
1.3. Giới thiệu về một số nguyên liệu cung cấp protein cho tôm thẻ
Chất lượng nguyên liệu là yếu tố tiên quyết trong thức ăn thủy sản. Chất lượng
và giá cả là hai thứ cơ bản để chọn lựa thích hợp nguyên liệu phối chế nên thức ăn.
Nếu chất lượng nguyên liệu kém sẽ dẫn đến lãng phí lớn, tôm chậm phát triển, gây ô

11



Đồ án tốt nghiệp
nhiễm môi trường nước nuôi và là một trong những nguyên nhân gây bệnh cho tôm
(Trần Thị Thanh Hiền, 2006). Vì vậy, trước khi đưa vào sử dụng sản xuất cần xác
định rõ về thành phần dinh dưỡng, tính chất của từng loại nguyên liệu. Mỗi giai
đoạn sinh trưởng và phát triển, nhu cầu dinh dưỡng về protein của vật nuôi là khác
nhau nên cần chọn lựa nguyên liệu phù hợp. Nguồn protein cung cấp trong thức ăn
có thể phân thành hai dạng dạng chính là protein động vật và thực vật. Nguồn
protein động vật thường cao hơn và có tỉ lệ các a.a cân đối hơn so với nguồn protein
thực vật. Chất lượng của Nguyên liệu không chỉ thể hiện ở hàm lượng protein mà
còn các yếu tố khác như thành phần a.a, độ mịn và các giá trị cảm quan bên ngoài.
1.3.1. Nhóm nguyên liệu cung cấp Protein từ động vật [1][2][18][35]
Nguồn protein động vật có hàm lượng protein từ 50 % trở lên và thường được
động vật thủy sản sử dụng hiệu quả hơn nguồn protein thực vât. Các nguồn protein
động vật thường được sử dụng là: Bột cá, bột đầu tôm, bột huyết, bột mực, bột
nhuyễn thể… trong đó bột cá được xem là nguồn cung cấp protein hiệu quả nhất cho
tất cả các loài VNTS.
1.3.1.1.Bột cá

Hình 1.1. Bột cá
Bột cá chủ yếu được làm từ cá trích, cá mòi và cá cơm, là nguồn thức ăn bổ
sung protein động vật có chất lượng cao, chứa đầy đủ các a.a thiết yếu (tryptophan,
methionin, tyrozin, lizin, isolozin…) cho tôm cá và cũng là nguyên liệu giàu năng

12


Đồ án tốt nghiệp
lượng, chất khoáng, acid béo thiết yếu, và hàm lượng vitamin A, D cao, đồng thời

không chứa ure và đạm lông vũ và các đạm giả khác. Năng lượng thô của bột cá
khoảng 4100 - 4200 kcal/kg. Bột cá còn là chất dẫn dụ tốt, kích thích tính thèm ăn
của tôm cá. Các loại bột cá được sản xuất từ các loại cá có giá trị cao bằng công
nghệ tiên tiến cho chất lượng cao. Tùy phương pháp sản xuất, bột cá được phân ra
các loại sau: bột cá khô, bột cá hấp ép, bột cá trích ly và bột cá thủy phân.
Bảng 1.2. Thành phần của một số bột cá
Thành phần hóa học (%)
Nguyên liệu

Độ ẩm

Protein

Lipid



thô

thô

thô

Tro

Bột cá Cà Mau 1*

9,86

61,76


7,96

1,35

18,81

Bột cá Cà mau 2*

8,26

61,26

6,46

0,75

22,36

Bột cá Cà Mau*

5,4

64,70

6,11

-

22,12


Bột cá Bến Tre*

7,03

50,86

10,70

1,46

29,89

Bột cá Tiền Giang*

7,68

53,78

8,98

1,47

27,56

Bột cá Kiên Giang*

8,75

62,35


4,47

0,58

23,69

Bột cá Kiên Giang 65%

8.01

65.26

6.19

1.01

19.08

protein**
Bột cá Kiên Giang 60% 9.42

60.40

6.94

1.89

20.05


55.14

7.89

1.88

24.23

8,74

54,36

6,58

1,52

28,37

Bột cá Kisimex 60 % 9.17

60.44

6.42

1.54

21.20

55.56


6.80

1.80

23.35

55.30

7.13

0.83

24.16

protein**
Bột cá Kiên Giang 55% 10.10
protein**
Bột cá Vũng Tàu*

protein**
Bột cá Kisimex 55 % 8.88
protein**
Bột cá Hương Chang 55 % 9.64

13


Đồ án tốt nghiệp
protein**
Bột cá Hương Chang 60 % 10.11


60.03

6.97

1.15

20.72

65.04

6.10

1.50

18.25

9,98

29,28

0,97

0,03

39,72

Bột cá Malaysia 60 % 7.58

61.06


4.98

1.47

19.97

65.94

4.92

1.48

18.96

protein**
Bột cá Phan Thiết 65 % 9.08
protein**
Bột cá lạt Vĩnh Long*

protein**
Bột cá Peru 65 % protein**

7.22

Nguồn:* Tài liệu về nguyên liệu - thức ăn thủy sản – Viện nghiên cứu thủy sản II
** Nguyễn Văn Nguyện và ctv (2006)
Bột cá trong nước chủ yếu từ các vùng có nguồn cá biển dồi dào như Vũng Tàu,
Kiên Giang, Tiền Giang.... Đa số nguyên liệu bột cá trong nước có hàm lượng
protein thấp (29.28 - 65,26 %). Hàm lượng các chất dinh dưỡng của bột cá thấp và

giá cả vừa phải, vì vậy bột cá trong nước phù hợp cho sản xuất thức ăn cho các loài
có nhu cầu protein thấp. Ngoài ra cũng có một số loại bột cá ngoại nhập từ Peru,
Chilê, Mexico, Malaysia... có chất lượng tốt, mùi vị hấp dẫn, nhưng giá khá cao. Bột
cá nhập khẩu gồm 2 loại: bột cá loại I từ 65% protein trở lên, bột cá loại II dưới
65%.
Bảng 1.3. Thành phần nguyên liệu bột cá ngoại nhập
Thành phần hóa học (%)
Nguyên

Độ

Protein

Lipid

liệu

Ẩm

Thô

Thô

Trung bình

7,70

66,99

7,92


15,35

Thấp nhất

4,65

63,42

4,75

10,99

Cao nhất

9,30

70,85

10,51

20,48

Tro

Nguồn:Tài liệu về nguyên liệu - thức ăn thủy sản – Viện nghiên cứu thủy sản II

14



×