Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................4
Phần 1: Báo cáo tình hình thực tập .................................................
I. Kế hoạch thực tập ...........................................................................................6
II. Những công việc đã làm tại cơ quan thực tập................................................7
Phần 2: Báo cáo kểt quả thực tập ..........................................................9
I. Tổng quan về cơ quan thực tập ...................................................................9
I. Giới thiệu chung về huyện Đăk Hà..................................................................9
II. Giới thiệu về Phòng dân tộc huyện Đăk Hà...................................................9
2.1. Vị trí, chức năng...........................................................................................9
2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn ...................................................................................9
2.3. Cơ cấu tổ chức .............................................................................................11
2.4. Nhân sự của phòng Dân tộc .........................................................................12
2.5. Các mối quan hệ công tác của Phòng Dân tộc ............................................13
2.6. Các quy trình thủ tục của phòng Dân tộc ....................................................13
II. Tổng quan về chuyên đề chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc
hộ nghèo tại vùng khó khăn tại huyện Đăk Hà tỉnh Kon tum......................16
II. Cơ sở lý luận...................................................................................................16
2.1. Các khái niệm..............................................................................................16
2.2. Cơ quan trực tiếp triển khai chính sách hỗ trợ đối với người dân thuộc hộ
nghèo tại vùng khó khăn của huyện Đăk Hà ......................................................17
2.3. Sự cần thiết của chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo tại vùng khó khăn của
huyện Đăk Hà .....................................................................................................18
2.4. Cơ sở pháp lý quy định về hỗ trợ đối vời hộ nghèo tại vùng khó khăn của
huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum ..............................................................................19
III. Thực trạng về chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo tại vùng khó
khăn của huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum ..........................................................20
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
3.1. Thực trạng quá trình tổ chức, thực thi chính sách hỗ trợ trực tiếp đối vời hộ
nghèo tại vùng khó khăn của huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum ..............................20
3.2. Thực trạng về hỗ trợ bằng tiền mặt .............................................................22
3.3. Thực trạng về hỗ trợ bằng hiện vật ..............................................................24
IV. Đánh giá chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo tại vùng khó khăn
của huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum ...................................................................26
4.1. Thuận lợi ......................................................................................................26
4.1.1. Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành .........................................................26
4.1.2. Công tác triển khai thực hiện ....................................................................26
4.2. Khó khăn .....................................................................................................27
4.2.1. Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành .........................................................27
4.2.2. Công tác triển khai thực hiện chính sách ..................................................27
4.3. Nguyên nhân ................................................................................................28
V. Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách hỗ trợ trực
tiếp đối với hộ nghèo tại vùng khó khăn của huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum
trong giai đoạn 2014 – 2020 .............................................................................29
5.1. Tăng cường công tác tuyên truyền ..............................................................29
5.2. Hỗ trợ và hướng dẫn người dân sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ .................29
5.3. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan ........................................30
5.4. Thực hiện lồng ghép các chính sách hỗ trợ .................................................30
5.5. Thường xuyên tiến hành kiểm tra giám sát quá trình thực hiện chính sách.30
5.6. Nâng cao đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chính sách ..........................31
VI. Một số kiến nghị .........................................................................................31
KẾT LUẬN .......................................................................................................33
VII. Tài liệu tham khảo
DANH MỤC VIẾT TẮT
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
UBND: Ủy banh nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
DTTS: Dân tộc thiểu số
MTTQVN: Mặt trận tổ quốc Việt Nam
TTHC: Thủ tục hành chính
LỜI MỞ ĐẦU
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: “ Vấn đế dân tộc và đoàn kết các dân tộc
luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng". Tư tưởng này được Hội
nghị Trung ương lần thứ bảy (khoá IX) cụ thể thêm một bước là: "Vấn đề dân tộc
và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề
cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam". Xuất phát từ tình hình quốc tế, tình
hình các quốc gia trong khu vực, thời gian gần đây về quan hệ dân tộc đang nổi lên
bởi các thế lực chính trị lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chia rẽ cộng đồng các dân
tộc thực hiện âm mưu ly khai để gây mất ổn định chính trị, xã hội, làm suy yếu chế
độ, khi cần thì tạo cớ can thiệp. Vì vậy việc xây dựng một chính sách đúng đắn
nhằm giải quyết tốt mối quan hệ các dân tộc là nhiệm vụ chiến lược của các quốc
gia có nhiều dân tộc với lý do trên bản thân em xin chọn cơ quan phòng Dân tộc là
nơi để thực tập nhằm nghiên cứu sâu về các chính sách đối với vùng dân tộc miền
núi khó khăn tại địa bàn huyện Đăk Hà.
Mặc dù nền kinh tế đất nước đã có sự phát triển vượt bậc, đời sống của nhân
dân đã được nâng cao hơn trước. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương trên đất nước ta
đời sống của một số nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nước ta xem nghèo đói là cái gốc sinh ra
nhiều vấn đề như: bệnh tật, tệ nạn xã hội, thất nghiệp… vì vậy thoát nghèo không
chỉ là vấn đề luôn được Việt Nam quan tâm mà còn coi đây là yếu tố cơ bản để
đảm bảo công bằng xã hội và phát triển bền vững.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến nhiệm vụ xóa
đói giảm nghèo, nhiều chính sách được ban hành nhằm giúp những hộ nghèo vươn
lên thoát nghèo thông qua việc xây dựng và phát triển quỹ xóa đói giảm nghèo,
chính sách vay vốn, chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ
xây dựng nhà ở, chính sách bảo tồn và phát huy bản săc của đồng bào dân tộc thiểu
số đặc biệt là các nghề truyền thống...từ các chính sách này đã giúp cho nhiều hộ
nghèo đặc biệt khó khăn vươn lên thoát nghèo. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ
nghèo tại vùng khó khăn là một trong những chinh sách đã góp phần và mang lại
hiệu quả lớn trong việc sản xuất, ổn định đời sống, đồng thời giúp cho hộ nghèo
giải quyết những vấn đề cấp bách như chủ động đưa các giống cây trồng, giống
con vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm
canh cây trồng…chính sách còn hỗ trợ một số vật phẩm thiết yếu cho sinh hoạt
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
trong cuộc sống như cấp hỗ trợ muối Iốt, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hỗ trợ
tiền mặt cho người già neo đơn, mất sức lao động mà chính sách..vv.
Trong những năm triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người
dân vùng khó khăn đặc biệt là hộ nghèo đang là một vấn đề cần phải đầu tư hỗ trợ,
đặc biệt hộ nghèo đồng dân tộc thiểu số để ổn định sản xuất vươn lên thoát nghèo
bền vững trong những năm kế tiếp như hiện nay trên địa bàn huyện Đăk Hà tỷ lệ
hộ nghèo, hộ cận nghèo chiếm 42,12% dân số toàn huyện, tình trạng tái nghèo vẫn
còn tiếp diễn nên đặt ra một bài toán khó đối với bộ máy chính quyền tại địa
phương nói riêng cũng Đảng, nhà nước ta cần có chính sách đầu tư một cách đồng
bộ và lâu dài đối với vùng miền núi khó khăn.
Vì vậy, nhiệm vụ giúp dân xóa đói, giảm nghèo là trách nhiệm của hệ thống
chính trị của địa phương đặc biệt tất cả các cơ quan của bộ máy chính quyền địa
phương, người dân thuộc diện hộ nghèo đều phải tham gia vào quá trình triển khai
và thực thi chính sách xóa đói giảm nghèo. Phòng Dân tộc là một trong những cơ
quan được UBND huyện Đăk Hà ủy quyền và giao trách nhiệm trong việc thực
hiện các chính sách dân tộc để góp phần ổn định sản xuất góp phần trong công tác
xóa đói giảm nghèo của toàn huyện.
Với lý do như trên bản thân em nhận thức cần tìm hiểu và nghiên cứu về chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đàu tư, hỗ trợ như hiện nay nên em quyết định
xin chọn đề tài:
“Đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo
tại vùng khó khăn trên địa bàn huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum từ năm 2010 –
2013 và xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đối với việc thực
hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo trong những năm tiếp theo
(2014-2020) .
----------------------------------------------------------------------
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
Phần 1: Báo cáo tình hình thực tập
I.
Kế hoạch thực tập:
NỘI DUNG THỰC HIỆN
THỜI GIAN
- Gặp gỡ lãnh đạo Phòng Dân tộc huyện Đăk Hà
Tuần 1
Từ ngày 10/2/2014 và báo cáo về kế hoạch thực tập.
- Chịu sự phân công công việc của lãnh đạo.
Đến ngày 14/2/2014
- Nghiên cứu tổng quan về địa phương.
- Tìm hiểu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của Phòng Dân tộc huyện Đăk Hà và
mối quan hệ của Phòng Dân tộc.
Tuần 2
- Học tập và hỗ trợ cán bộ, công chức trong cơ
Từ ngày 17/2/2014
Đến ngày 21/2/2014 quan các công việc được giao.
- Chọn đề tài báo cáo thực tập trình Giảng viên
hướng dẫn.
- Tìm hiểu quy trình thủ tục của Phòng Dân tộc.
- Tìm hiểu thực tiễn về chính sách hỗ trợ trực
tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo tại vùng khó
khăn của huyện Đăk Hà.
Tuần 3,4
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật về chính
Từ ngày 24/2/2014
Đến ngày 07/3/2014 sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ
nghèo tại vùng khó khăn của huyện Đăk Hà.
- Hoàn thiện đề cương chi tiết gửi Giảng Viên
hướng dẫn.
- Đi thực tế các hộ nghèo tại các xã thuộc huyện
Đăk Hà.
Tuần 5, 6
- Thực hành một số kỹ năng hành chính.
Từ ngày 10/3/2014
- Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu phục vụ cho quá
Đến ngày 21/3/2014
trình viết báo cáo.
- Viết báo cáo thực tập.
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
- Tham khảo ý kiến lãnh đạo và các cán bộ công
chức về nội dung báo cáo thực tập.
Tuần 7,8
- Hoàn thiện báo cáo.
Từ ngày 24/3/2014
- Xin ý kiến lãnh đạo phòng Dân tộc về 2 tháng
Đến ngày 04/4/2014
thực tập.
- Xin ý kiến nhận xét của Giảng viên hướng dẫn.
II. Những việc đã làm tại cơ quan thực tập
Thời gian
Tuần 1
Từ ngày 10/2/2014
đến ngày 14/2/2014
Tuần 2
Từ ngày 17/2/2014
đến ngày 21/2/2014
Nội dung công việc
- Chào cờ tại Hội trường
huyện
- Họp giao ban đầu tuần tại
phòng Dân tộc
- Chuẩn bị nước tiếp khách
- Thực hành đóng dấu trên
văn bản và gửi tới các phòng
ban của huyện
- Chuẩn bị cuộc họp giao ban
công tác dân tộc cho các xã, thị
trấn.
- Chào cờ tại Hội trường
huyện
- Họp giao ban đầu tuần
- Đi thực tế: khảo sát nông
thôn mới tại thôn 4 xã Đăk La
với cán bộ phòng và xem xét
tính trạng hư hỏng của đập
Jơng của xã Đăk La
- Nghiên cứu các Quyết định
và công văn về chức năng
nhiệm vụ Phòng Dân tộc
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Người hướng dẫn
CV. Nguyễn Vĩnh Phát
CV. Trần Công Lý
CV. Trần Công Lý
CB. Nguyễn Đình Lâm
CV. Trần Công Lý
Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
- Chào cờ
- Họp giao ban đầu tuần
- Đi thực tế: xác định thôn
đặc biệt khó khăn, xã thuộc
vùng dân tộc và miền núi bao
Tuần 3,4
gồm 3 xã: Đăk Long, Đăk
Từ ngày 24/2/2014 Ngọc, Đăk Ui.
Đến ngày 07/3/2014
- Chuyển công văn cho các
đơn vị, phòng ban.
- Photo tài liệu, các văn bản
TP. Phan Quang Vinh
PTP. Vũ Ngọc Quang
CV. Nguyễn Thị Nga
CV. Nguyễn Thị Nga
phục vụ hoạt động của Phòng
Dân tộc.
- Chào cờ
- Họp giao ban đầu tuần
- Đi thực tế tại xã Đăk Pxi về TP. Phan Quang Vinh
việc đế nghị lập dự án bố trí ổn
Tuần 5,6
định dân cư vùng thiên tai, PTP. Vũ Ngọc Quang
Từ ngày 10/3/2014 vùng đặc biệt khó khăn theo
Đến ngày 21/3/2014 quyết định1776/QĐ-TTg.
-Tham gia hội trại với tư cách
trại viên của Phòng Dân tộc
- Đưa công văn tới các phòng
ban và các xã
Tuần 7, 8: (Từ 24/3 - 4/4)
Tuần 7: Tham khảo ý kiến đóng góp, chỉnh sửa, định hướng của lãnh đạo, một
số cán bộ công chức trong cơ quan về nội dung báo cáo thực tập.
Tuần 8: Viết báo cáo thực tập hoàn chỉnh và trình lãnh đạo nhận xét, ký
duyệt.
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
Phần 2: Báo cáo kểt quả thực tập
I. Tổng quan về cơ quan thực tập
1. Giới thiệu chung về huyện Đăk Hà
Đăk Hà được thành lập vào ngày 24 tháng 3 năm 1994 theo Nghị định
26/NĐ-CP của Chính phủ, trên cơ sở chia tách từ 4 xã của thị xã Kon Tum và 02
của huyện Đăk Tô. Huyện nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Kon Tum; phía Tây giáp
huyện Sa Thầy; phía Đông giáp huyện Kon Rẫy, phía Nam giáp thành phố Kon
Tum và phía Bắc giáp huyện Đăk Tô. Huyện Đăk Hà có quốc lộ 14 chạy qua, nên
có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, đồng thời huyện còn nằm
trong lưu vực sông Pô Kô, nơi có công trình thuỷ điện PleiKrông; có rừng đặc
dụng ĐăkUy và nhiều hồ chứa nước đã góp phần tích cực trong việc đảm bảo môi
trường sinh thái; là điều kiện để hình thành và phát triển du lịch sinh thái của địa
phương. Huyện Đăk Hà có tổng diện tích tự nhiên là 84.572 ha (tính đến
31/12/2013), diện tích đất gieo trồng là 22.885,4ha, trong đó đất gieo trồng cây
hàng năm là 8.363,5ha (cây lúa là 3.391,8 ha; cây ngô là 339,4ha; cây sắn là
3.983,5 ha), cây lâu năm là 14.087,8ha (cây cà phê là 7.320,3ha; cây cao su là
6.767,5ha).
Tổng số dân trên địa bàn huyện đến cuối năm 2013 có 67.887 khẩu/15.672
hộ, bao gồm 10 xã và 01 thị trấn, tổ dân phố, 103 thôn, Trong đó hộ đồng bào dân
tộc thiểu số có 6.445 hộ, 33.451 khẩu (chiếm 41,12 % gồm 16 dân tộc, chủ yếu là
dân tộc Kinh, Xê đăng (Rơ ngao, Sơdrá), Bana, Giẻ Triêng, Thái, Tày, Mường...).
Tổng hộ nghèo toàn huyện đến 31/12/2013 có 1932 hộ, 8.911 khẩu (chiếm 12,33
% tổng số hộ), Trong đó hộ DTTS có 1.822 hộ, 8.544 khẩu (chiếm 94,3% trong
tổng số hộ nghèo).
2. Giới thiệu chung về cơ quan thực tập phòng Dân tộc huyện Đăk Hà:
2.1. Vị trí, chức năng
Phòng Dân tộc là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, chức
năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về công tác dân tộc trên địa bàn huyện theo đúng chính sách và pháp luật
hiện hành của Nhà nước, phòng Dân tộc chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn
diện của Ủy ban nhân dân, đồng thời chịu sự hướng dẫn và chỉ đạo về chuyên môn,
nghiệp vụ của Ban Dân tộc tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
2.2.1. Chủ trì xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân huyện:
a) Dự thảo các quyết định, chỉ thị, kế hoạch 5 năm, hằng năm, chính sách,
chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực công tác dân tộc; nội dung, biện pháp tổ
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực công tác dân tộc
trên địa bàn huyện.
b) Dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Uỷ ban nhân
dân tỉnh về công tác dân tộc trên địa bàn.
2.2.2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chính
sách, chương trình, dự án sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công tác định
canh, định cư đới với đồng bào dân tộc thiểu số; thông tin, tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật vê lĩnh vực công tác dân tộc; vận động đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn huyện thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, pháp
luật của Nhà nước.
2.2.3. Thường trực giúp Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức thực hiện các chính
sách, chương trình, dự án, đề án, mô hình thí điểm đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội, hỗ trợ ổn định cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số; theo dõi, tổng hợp, sơ kết,
tổng kết và đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc;
tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề
xoá đói, giảm nghèo, quy hoạch bố trí dân cư, định canh, định cư, đối với đồng bào
dân tộc thiểu số và các vấn đề dân tộc khác trên địa bàn.
2.2.4. Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức tiếp đón, thăm hỏi,
giải quyết các nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ chính sách
và quy định của pháp luật; định kỳ tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số
của huyện theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh; lựa chọn đề nghị cấp có thẩm
quyền khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu người dân tộc thiểu số có thành
tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm
nghèo, giữ gìn an ninh, trật tự và gương mẫu thực hiện chủ trương, chính sách của
đảng và pháp luật của Nhà nước.
2.2.5. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về công tác dân tộc đối với
cán bộ, công chức giúp Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn quản lý nhà nước về công
tác dân tộc.
2.2.6. Thực hiện công tác thông tin, lưu trữ phục vụ quản lý nhà nước và
chuyên môn nghiệp vụ được giao.
2.2.7. Kiểm tra việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án và các quy định
của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí
trong lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ
ban nhân dân huyện.
2.2.8. Quản lý tổ chức, biên chế; thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và các chế độ,
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc
phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban
nhân dân huyện.
2.2.9. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách
được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Uỷ ban
nhân dân huyện.
2.2.10. Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và
đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc trên địa bàn huyện và
nhiệm vụ được giao theo quy định của Uỷ ban nhân dân huyện, Ban Dân tộc tỉnh.
2.2.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân huyện giao hoặc
theo quy định của pháp luật.
2.3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức phòng Dân tộc
TRƯỞNG
PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG
PHÒNG
CÁN BÔ CHUYÊN
TRÁCH
KẾ TOÁN
KIÊM VĂN
THƯ
THỦ QUỸ
2.3.1 Trưởng phòng
Là người đứng đầu chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND
huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng, chịu trách nhiệm báo
cáo công tác trước UBND huyện và Ban Dân tộc tỉnh theo quy định.
2.3.2. Phó trưởng phòng
- Giúp việc cho trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về toàn
bộ nội dung công việc thuộc lĩnh vực được Trưởng phòng phân công, tham gia ý
kiến với Trưởng phòng về công việc chung của cơ quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng phòng khi Trưởng phòng đi
vắng ủy quyền.
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
2.3.3. Cán bộ chuyên môn và các bộ phận khác
- Cán bộ chuyên trách: phụ trách công tác dân tộc có trách nhiệm nghiên cứu
chuyên sâu về lĩnh vực dân tộc. Đồng thời hoàn thành các nhiệm vụ khác của
phòng khi lãnh giao phó.
- Kế toán kiêm văn thư:
+ Kế toán: có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng
năm. Giải quyết kịp thời tiền lương và các khoản phụ cấp theo chế độ cho cán bộ,
công chức của phòng. Thực hiện tốt chế độ và nguyên tắc thu chi tài chính và lưu
trữ chứng từ theo quy định. Duy trì chế độ kiểm tra đối chiếu sổ sách giữa kế toán
và thủ quỹ. Tất cả các khoản thu, chi tiền phải có ý kiến của chủ tài khoản. Được
quyền đề xuất bãi bỏ các khoản thu, chi không hợp pháp trong cơ quan, giúp
trưởng phòng quản lý tài sản của cơ quan.
+ Văn thư: có trách nhiệm tiếp nhận công văn đến và chuyển công văn đi theo
đúng quy định của Nhà nước. Mở sổ theo dõi chuyển giao công văn theo quy định.
Kiểm tra văn bản lần cuối trước khi đóng dấu phát hành. Trực tiếp quản lý, sử dụng
con dấu đúng quy định của pháp luật.
-Thủ quỹ: Thủ quỹ do cán bộ chuyên trách kiêm nhiệm: tiếp nhận, quản lý
tiền mặt của cơ quan. Thực hiện thu chi đúng nguyên tắc về quản lý tài chính. Khi
xuất tiền phải có ý kiến của chủ tài khoản. Chịu sự kiểm tra thường xuyên và đột
xuất của chủ tài khoản về quỹ tiền mặt của cơ quan.
2.4. Nhân sự của phòng Dân tộc
ST
T
Tên
Năm
sinh
Giới
tính
Chức vụ
Trình độ
chuyên môn
Biên
chế/
Hợp
đồng
1
Phan Quang Vinh
1962
Nam
Trưởng
phòng
Kỹ sư xây dựng
dân dụng
Biên
chế
2
Vũ Ngọc Quang
1971
Nam
P.Trưởng
phòng
Củ nhân kinh tế
Biên
chế
3
A Veng
1957
Nam
P.Trưởng
phòng
Cử nhân LLCT
Biên
chế
4
Trần Công Lý
1977
Nam
Chuyên
viên
Cử nhân kinh tế
Hợp
đồng
5
Nguyễn Vĩnh Phát
1988
Nam
Chuyên
viên
Cử nhân kinh tế
Hợp
đồng
6
Nguyễn Thị Nga
1989
Nữ
Chuyên
viên
Cử nhân triết
Hợp
đồng
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
7
8
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
Hoàng Thị Hồng Gấm
1990
Nữ
Cán sự
Trung cấp kế
toán
Hợp
đồng
Nguyễn Đình Lâm
1980
Nam
Cán sự
Trung cấp XD
Hợp
đồng
2.5. Các mối quan hệ công tác của Phòng Dân tộc
2.5.1. Đối với Huyện Ủy
Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy và báo cáo những vấn
đề về dân tộc phát sinh vượt quá thẩm quyền để xin ý kiến, chỉ đạo của Thường
trực Huyện ủy.
2.5.2. Đối với HĐND - UBND huyện, Ban Dân tộc tỉnh
+ Chịu sự giám sát của HĐND huyện trong quá trình triển khai thực hiện nghị
quyết của HĐND có liên quan đến công tác dân tộc và chính sách dân tộc.
+ Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của UBND huyện về các
mặt công tác có liên quan đến dân tộc.
+ Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Ban Dân tộc
tỉnh.
2.5.3. Đối với các xã, thị trấn trong huyện
Phòng có mối quan hệ phối hợp thực hiện các mặt công tác có liên quan đến
dân tộc và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ về công tác dân tộc đối với các bộ
phận làm công tác dân tộc thuộc các xã, thị trấn.
2.5.4. Đối với các đơn vị có liên quan
Phòng phối hợp chặt chẽ, mật thiết với các đơn vị có liên quan đến việc tuyên
truyền, vận động người dân thực hiện chính sách dân tộc một cách có hiệu quả.
2.5.5. Đối với MTTQVN và các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội:
Phòng có sự phối hợp chặt chẽ để xây dụng phong trào quần chúng ở những
nơi có đồng bào các dân tộc, đồng thời phối hợp xử lý các vấn đề có liên quan đến
các chính sách dân tộc.
2.6. Các quy trình thủ tục của phòng Dân tộc
- Tên thủ tục hành chính: Tiếp công dân.
Quy trình tiếp công dân không thực hiện trực tiếp tại phòng Dân tộc mà tại
Hội trường 24/3 của huyện vào ngày 10, ngày 20, ngày 30 hàng tháng gồm lãnh
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
đạo huyện và của các phòng tiến hành tiếp công dân, trong quá trình tiếp công dân
nếu thuộc lĩnh vực nào thì lãnh đạo phòng thuộc lĩnh vực đó sẽ trả lời trực tiếp
hoặc trả lời bằng văn bản cho công dân. Như vậy quá trình thực hiện như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đến tại địa điểm tiếp công dân
của UBND huyện; chuẩn bị đơn, hồ sơ theo quy định của pháp
luật (nếu có việc cần khiếu kiện hoặc kiến nghị)
+ Thời gian: vào ngày 10, ngày 20, ngày 30 hàng tháng
(nếu các ngày tiếp dân trùng vào ngày chủ nhật và ngày lễ thì
chuyển sang tiếp dân vào ngày kế tiếp)
Bước 2: Gặp cán bộ tiếp công dân của UBND huyện, xuất
trình giấy tờ (Chứng minh nhân dân, giấy giới thiệu...) trao đổi,
liên hệ công việc hoặc nộp đơn, hồ sơ (nếu có việc cần khiếu
Trình tự thực hiện: kiện hoặc kiến nghị)
Bước 3: Nhận kết quả giải thích từ lãnh đạo phòng Dân
tộc. Trong trường hợp gửi đơn, công dân chờ nhận kết quả giải
quyết của Phòng Dân tộc hoặc qua đường công văn, theo thông
báo của Phòng Dân tộc.
Nếu công dân có kiến nghị thỉnh cầu ngoài thẩm quyền
giải quyết của của Phòng Dân tộc, cán bộ tiếp dân sẽ hướng dẫn
công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
+ Thời gian nhận kết quả: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng
tuần( trừ ngày lễ)
Cách thức thực
hiện:
Thành phần,
số lượng hồ sơ:
Nộp hồ sơ trực tiếp tại hội trường 24/3
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn khiếu nại; tố cáo (theo mẫu);
- Giấy ủy quyền khiếu nại (trong trường hợp người khiếu
nại ủy quyền); giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại
diện (nếu có) (Bản sao)
- Chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01(bộ).
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thời hạn giải
quyết:
Đối tượng thực
hiện:
Cơ quan thực hiện:
Kết quả:
Lệ phí:
Tên mẫu đơn, tờ
khai:
Yêu cầu, điều kiện
thực hiện TTHC:
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
- Nếu là thắc mắc về pháp luật, về hoạt động của cơ quan
nhà nước, cán bộ tiếp dân hoặc lãnh đạo cơ quan sẽ tiến hành
giải thích cho công dân hiểu rõ ngay tại thời điểm công dân đến
liên hệ công việc;
- Nếu công dân đến để gửi đơn, Lãnh đạo phòng Dân tộc
tiếp nhận đơn và giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại,
tố cáo: 30 ngày đối với đơn khiếu nại bình thường, khiếu nại
phức tạp là 45 ngày; 60 ngày đối với đơn tố cáo bình thường, tố
cáo phức tạp là 90 ngày).
Cá nhân, Tổ chức
UBND huyện (Phòng Dân tộc)
Quyết định hành chính
Không
- Đơn Khiếu nại (theo mẫu);
- Đơn Tố cáo (theo mẫu).
- Giấy uỷ quyền khiếu nại (theo mẫu)
- Đơn có chữ viết là tiếng Việt và được người khiếu nại,
người tố cáo, người phản ánh, kiến nghị ký tên trực tiếp;
- Đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại;
họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ
chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu
của người khiếu nại. Đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ
người tố cáo; nội dung tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố
cáo.
- Đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo
phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người phản ánh, kiến nghị; nội
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
dung phản ánh, kiến nghị.
- Đơn chưa được cơ quan tiếp nhận đơn xử lý theo quy
định của pháp luật hoặc đã được xử lý theo quy định của pháp
luật nhưng người khiếu nại, người tố cáo người phản ánh, kiến
nghị cung cấp được tài liệu, chứng cứ mới.
- Luật Khiếu nại, tố cáo số 09/1998/QH10, ngày 02/
12/1998;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố
Căn cứ pháp lý: cáo Số: 26/2004/QH11, ngày 15 tháng 6 năm 2004;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố
cáo số 58/2005/QH11, ban hành ngày 12/12/2005;
II. Tổng quan về chuyên đề chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân
thuộc hộ nghèo tại vùng khó khăn tại huyện Đăk Hà tỉnh Kon tum
II. Cơ sở lý luận
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Hộ nghèo
Theo Quyết định 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 về việc ban
hành chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015:
+ Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
+ Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
2.1.2. Hộ nghèo vùng khó khăn
Người dân hộ nghèo thuộc vùng khó khăn là những người có thu nhập theo
Quyết định 09/2011 sống tại các xã thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo
mà tại đó chứa nhiều yếu tố khó khăn bất lợi cho sự phát triển cộng đồng, như đất
đai cằn cỗi, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn,
trình độ dân trí thấp, sản xuất tự cung tự cấp và có mức sống dân cư trong vùng
thấp so với mức sống chung của cả nước xét theo một thời điểm.
Đối với vùng dân tộc và miền núi được xác định theo 3 khu vực: Khu vực
III là xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất; khu vực II là xã có điều kiện
kinh tế - xã hội còn khó khăn nhưng đã tạm thời ổn định và khu vực I là các xã, thị
trấn còn lại.
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
2.1.3. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo tại vùng khó khăn
Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo tại vùng khó khăn
là một trong những chính sách thuộc chương trình mục tiêu quốc gia của Chính
phủ nhằm hỗ trợ người dân thoát nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho người dân, làm nhân dân tin tưởng vào đường lối chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ
nghèo tại vùng khó khăn ra đời năm 2009 và được triển khai trên cả nước năm
2010, tới nay đã được 3 năm, mục tiêu của chính sách hướng tới là hỗ trợ cho hộ
nghèo bằng cây giống, vật nuôi và tiền mặt nhằm giúp cho hộ nghèo có thu nhập
cao hơn định mức là 400.000 đồng/ tháng, và dần dần có công việc, có thu nhập ổn
định vượt lên thoát nghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội
vùng khó khăn.
2.2. Cơ quan trực tiếp triển khai chính sách hỗ trợ đối với người dân
thuộc hộ nghèo tại vùng khó khăn của huyện Đăk Hà
2.2.1. Phòng Dân tộc
Là cơ quan đầu mối, chủ trì tham mưu giúp UBND huyện trong việc triển
khai “chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo tại vùng khó khăn” trên địa bàn
huyện, trực tiếp hướng dẫn UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện
chính sách; tổng hợp danh sách đối tượng thụ hưởng và nhu cầu đăng ký các hạng
mục, trình cho UBND huyện phê duyệt; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp báo
cáo tình hình thực hiện chính sách; sơ kết, tổng kết, đánh giá, báo cáo UBND
huyện. Phối hợp với các phòng, ban và các xã có liên quan thực hiện chính sách
dân tộc tại địa phương.
2.2.2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Là cơ quan phối hợp với phòng Dân tộc trong việc rà soát, tổng hợp nhu cầu
hỗ trợ các loại cây, con giống đảm bảo phù hợp theo quy hoạch phát triển các loại
cây trồng, chăn nuôi của địa phương. Đồng thời giám sát chất lượng cây, con giống
được hỗ trợ; tập huấn hướng dẫn về kỹ thuật nuôi, trồng.
2.2.3. Phòng Tài chính - Kế hoạch
Là cơ quan phối hợp với Phòng Dân tộc tổng hợp nhu cầu, kịp thời phân bổ
nguồn vốn để thực hiện chương trình hàng năm.
2.2.4. Phòng lao động - Thương binh xã hội
Là cơ quan phối hợp với Phòng Dân tộc thực hiện rà soát đối tượng thụ hưởng
là hộ nghèo ở các xã vùng II, III trên địa bàn huyện.
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
2.2.5. UBND các xã
Là cơ quan tăng cường công tác tuyên truyền, theo dõi việc thực hiện chính
sách đối với người dân trên địa bàn huyện. UBND xã có trách nhiệm phối hợp với
phòng Dân tộc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn cụ thể
như sau:
+ Chỉ đạo các trưởng thôn tổ chức mời đại diện các tổ chức chính trị, xã hội
tại thôn, các hộ nghèo thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách của thôn có trong
danh sách hộ nghèo của xã, tổ chức hội họp để thông báo về nội dung hỗ trợ và
đăng ký nội dung hỗ trợ của các hộ.
+ Kiểm tra, giám sát quy trình đăng ký rà soát nhu cầu từ thôn; tổng hợp hoàn
chỉnh hồ sơ của các thôn trong xã, có văn bản gửi UBND huyện (qua phòng Dân
tộc) để tổng hợp tham mưu.
2.2.6. Đài phát thanh truyền hình huyện
Là cơ quan phối hợp với phòng Dân tộc tăng cường công tác tuyên truyền về
chính sách đến với người dân, để người dân nắm và hiểu rõ.
2.2.7. Và các cơ quan đơn vị có liên quan
Các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp với phòng Dân tộc để thực hiện
chính sách d©n tộc trên địa bàn huyện Đăk Hà.
2.3. Sự cần thiết của chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo tại vùng khó
khăn trên địa bàn huyện Đăk Hà
2.3.1. Dân số
- Tổng số dân của huyện Đăk Hà là 15.672 hộ, 67.887 người( tính đến
31/12/2013), trong đó dân tộc thiểu số (DTTS): 6.445 hộ với 33.451 khẩu chiếm
41,12%. Tổng hộ nghèo toàn huyện có 1.932 hộ với 8.911 khẩu chiếm 12.3% tổng
số hộ, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số 1.822 hộ nghèo với 8.544 khẩu.
2.3.2. Điều kiện tự nhiên
Huyện Đăk Hà có tổng diện tích 84.446,74 ha. Trong đó: đất nông nghiệp
70.539 ha, đất phi nông nghiệp 13.907,74 ha. Khí hậu nhiệt đới gió mùa cao
nguyên, có sự phân hóa rõ rệt giữa các vùng theo độ cao, có hai mùa rõ rệt: mùa
mưa và mùa nắng, lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.800-2.100 mm, địa hình
đồi núi, đất đai chủ yếu là đất đỏ ba zan và đất cát pha sét.
2.3.3. Thu nhập bình quân
- Năm 2013 thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện là 23,5 triệu
đồng/người/năm (theo giá hiện hành); không còn hộ đói, 2.396 hộ nghèo chiếm tỷ
lệ 16,18%, Trong đó hộ DTTS có 2.253 hộ chiếm 94,03 % trong tổng số hộ nghèo.
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
Như vậy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo cao (chủ yếu là đồng
bào dân tộc thiểu số) là: Với đặc thù là một huyện miền núi, nông nghiệp đóng vai
trò chủ đạo với nền kinh tế của huyện, nhân dân sống bằng sản xuất nông nghiệp
chiếm 85,5%, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, địa hình đất dốc, thiên tai liên tiếp xảy
ra, canh tác gặp nhiều khó khăn; trình độ dân trí còn thấp, chưa mạnh dạn áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lao động chủ yếu là lao động phổ thông
chưa qua đào tạo nghề. Vậy nên, cần phảinhiều chính sách nhằm hỗ trợ những
người dân tại các vùng khó khăn nhằm tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển và
tham gia vào quá trình hội nhập của đất nước. Trong đó, chính sách hỗ trợ trực tiếp
đối với hộ nghèo tại vùng khó khăn là một trong những chính sách phù hợp với
từng hộ nghèo, quyết định này nhằm hỗ trợ cho người dân thuộc hộ nghèo nâng
cao năng suất, chất lượng nông sản, từng bước tiếp cận với sản xuất hàng hóa, vật
nuôi có chất lượng cao góp phần phát triển kinh tế. Quyết định 102/2009/QĐ-TTg
ngày 07 tháng 08 năm 2009 của thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp
cho người dân thuộc hộ nghèo tại vùng khó khăn có một ý nghĩa hết sức quan
trọng giúp cho người dân giải quyết kip thời những khó khăn về con giống, cây
giống, phân bón bên cạnh còn mang một ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc
phòng, kinh tế, chính trị xã hội.
2.4. Cơ sở pháp lý quy định về hỗ trợ trực tiếp đối vời hộ nghèo tại vùng
khó khăn trên địa bàn huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum
- Căn cứ Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn.
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-UBDT-BTC ngày 08/01/2010
của liên bộ Ủy ban Dân tộc - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết định
102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ
trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn.
- Căn cứ Quyết định số 447/QĐ-UBDT, ngày 19 tháng 9 năm 2013 của Uỷ
ban Dân tộc về công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng
dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015;
- Căn cứ Văn bản số 526/UBND-VX ngày 22/3/2010 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Kon Tum về việc thực hiện Quyết định 102/2009/QĐ-TTg.
- Căn cứ Văn bản 1300/UBND-VX ngày 01/8/2009 của UBND tỉnh Kon Tum
về việc hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định
102/2009/QĐ-TTg.
- Căn cứ Quyết định số 1868/QĐ-UBND, ngày 20/12/2013 của UBND huyện
Đăk Hà về quy định một số vấn đề về chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và dự toán ngân
sách nhà nước năm 2014 và đề xuất đầu tư công trình của các xã, thị trấn giai đoạn
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
2014-2015 và văn bản của UBND các xã báo cáo kết quả rà soát, lựa chọn nội
dung hỗ trợ kèm trợ kèm theo danh sách đăng ký nhu cầu hỗ trợ.
III. Thực trạng về chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo tại vùng
khó khăn của huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum
3.1. Quy trình tổ chức, thực thi chính sách hỗ trợ trực tiếp đối vời hộ
nghèo tại vùng khó khăn
Sơ đồ quy trình tổ chức, thực thi chính sách
Chính Phủ
Ủy ban Dân tộc
UBND tỉnh
UBND
huyện
UBND xã
Ban Dân tộc
Phòng Dân tộc
Thôn, làng
Như vậy, quá trình thực thi chính sách và triển khai chính sách được triển khai
như sau:
- Chính phủ ban hành chính sách.
- Ủy Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ liên ngành thực hiện chính
sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân tại vùng khó khăn.
- UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện hỗ trợ cho người dân đúng mục đích,
đúng đối tượng, đúng nội dung hỗ trợ đồng thời kiểm tra đánh giá tổng hợp báo
cáo Ủy ban Dân tộc và các ngành có liên quan kết quả thực hiện chính sách.
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
- UBND huyện triển khai thực hiện chính sách theo sự hướng dẫn của UBND
tỉnh, chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện
chính sách, giao cho phòng Dân tộc của địa phương làm đầu mối, chủ trì tham mưu
tổ chức thực hiện chính sách.
- UBND xã tăng cường công tác giám sát, công tác tuyên truyền chính sách
đến vời người dân, phối hợp với Phòng Dân tộc trong quá trình triển khai thực hiện
chính sách. Chỉ đạo các trưởng thôn tổ chức mời đại diện các tổ chức chính trị-xã
hội tại thôn, các hộ nghèo thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách để thông báo về
nội dung hỗ trợ và đăng ký nội dung hỗ trợ.
- Cấp thôn: Các thôn tổ chức họp các hộ nghèo thuộc đối tượng được thụ
hưởng chính sách, để đăng ký nhu cầu hỗ trợ cây giống, con giống hay phân bón…
Sau đó các thôn lập danh sách hộ nghèo, nội dung đăng ký và danh sách hộ nhận
tiền mặt gửi kết quả họp về Ủy ban nhân dân xã.
- UBND xã tổ chức kiểm tra, rà soát quy trình đăng ký nhu cầu của thôn, tổng
hợp hồ sơ các xã, lập danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách và nội dung đăng
ký hỗ trợ có xác nhận của Chủ tịch UBND cấp xã, sau đó làm văn bản báo cáo cho
UBND huyện
- UBND huyện căn cứ vào nội dung chính sách để chỉ đạo Phòng Dân tộc
tổng hợp kết quả từ xã, xây dựng phương án, lấy ý kiến các phòng ban huyện, trình
cho các sở, ngành phê duyệt.
- UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện hỗ trợ cho người dân đúng
mục đích, đúng nội dung hỗ trợ, đồng thời kiểm tra, đánh giá chính sách hỗ trợ cho
người dân.
- Ủy ban Dân tộc kiểm tra, đánh giá, tổng hợp, báo cáo với Thủ tướng chính
phủ kết quả thực hiện chính sách của địa phương về sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cho
hộ nghèo.
Như vậy quy trình tổ chức và thực thi chính sách đã có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan trong quá trình tổ chức, triển khai, trước hết là sự hướng dẫn của
Trung ương từ Chính phủ, Ủy ban Dân tộc cho tới sự chỉ đạo, giám sát của UBND
tỉnh, sự tham gia phối hợp chặt chẽ của các Sở, Ban ngành cấp tỉnh, cùng với sự
tham gia mạnh mẽ của các huyện triển khai chính sách và quan trọng nhất là ý thức
của người dân trong việc thực hiện chính sách đã giúp cho chính sách triển khai có
hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn, điều này đã dẫn tới hộ nghèo trong cả
nước ngày càng giảm, đời sống người dân ngày được cải thiện. Có thể khẳng định
rằng đây là một chính sách có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu mong muốn của
người dân trên cả nước nói chung và trên tỉnh Kon Tum nói riêng. Sau 3 năm triển
khai thực hiện cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra.
3.2. Thực trạng về hỗ trợ bằng tiền mặt
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
Có hai hình thức hỗ trợ là : hỗ trợ bằng tiền mặt và hỗ trợ bằng hiện vật,
UBND tỉnh đã xây dựng phương án và ban hành văn bản hướng dẫn các cấp cơ sở,
các đơn vị cung ứng triển khai tổ chức thực hiện công khai đến từng hộ dân về
định mức, mặt hàng được hỗ trợ. Vì vậy, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành công
văn 526/UBND-KTN về việc thực hiện Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 22
tháng 3 năm 2010 thống nhất chọn hình thức hỗ trợ bằng hiện vật bao gồm: mì cao
sản, lúa, bời lời đỏ. Sau một năm thực hiện chính sách, số hộ nghèo là người già
neo đơn và hộ không có đất sản xuất nhận mì cao sản, lúa, bời lời đỏ không sử
dụng hiệu quả các hiện vật được cấp phát, người già không đủ sức lao động, hộ
không có đất sản xuất không có nơi canh tác.
Vì vậy năm 2011, UBND tỉnh Kon Tum ban hành công văn 1300/UBND–VX
ngày 01/8/2011 của UBND tỉnh Kon Tum về việc hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo
vùng khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg thống nhất cho các huyện,
thành phố được hỗ trợ bằng tiền mặt đối với các hộ nghèo là người neo đơn không
có nhu cầu đăng ký cây trồng vật nuôi.
Định mức kinh phí hỗ trợ theo quy định của nhà nước là:
+ Đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực II, xã biên giới, xã bãi
ngang, hải đảo vùng khó khăn là 80.000 đồng/người/năm.
+ Đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực III vùng khó khăn là :
100.000 đồng/người/năm.
Với nguồn kinh phí được giao, huyện Đăk Hà đã nhanh chóng triển khai
xuống các cấp cơ sở để hỗ trợ trực tiếp cho người dân. Dựa trên danh sách các hộ
nghèo đã được UBND huyện phê duyệt, phòng Dân tộc làm thủ tục nhận hỗ trợ
bằng tiền mặt cho các đối tượng, các đối tượng được hưởng chính sách trực tiếp ký
nhận vào danh sách nhận hỗ trợ. Sau khi được nhận hỗ trợ người dân hộ nghèo sẽ
sử dụng số tiền hỗ trợ để mua sắm những vật dụng cần thiết phục vụ cho đời sống
hoặc những dụng cụ lao động, vật tư để phục vụ cho sản xuất.
Năm 2011, huyện đã cấp tiền hỗ trợ tiền mặt 13,1 triệu đồng/159 khẩu nghèo
là người già neo đơn không có nhu cầu đăng ký các loại giống cây trồng, phần nào
đã hỗ trợ cho hộ nghèo có thêm kinh phí để mua sắm các dụng cụ cần thiết khác,
khắc phục tình trạng hỗ trợ bằng hiện vật nhưng không thể đem vào sản suất, đã
nâng cao hiệu quả của chính sách của nhà nước và phù hợp với tình hình của địa
phương.
STT
Tên xã
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Năm 2011
Trang 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Xã khu vục II
1
Ngọc Wang
2
Đăk Hring
3
Đăk Mar
4
Đăk Ui
5
Đăk La
Xã khu vục III
1
Ngọk Réo
2
Đăk Pxi
Tổng
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
Tổng số đối
tượng được hỗ trợ
0
90
43
5
2
Kinh phí
(đồng)
0
7.200.000
3.440.000
400.000
160.000
19
0
159
1.900.000
0
13.100.000
Bảng báo cáo chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân theo Quyết định
102/2009/QĐ-TTg bằng tiền mặt năm 2011
(Nguồn: Báo cáo phòng Dân tộc huyện Đăk Hà)
Từ những kết quả của việc hỗ trợ bằng tiền mặt mang lại, huyện Đăk Hà tiếp
tục hỗ trợ được nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện, đến năm 2012 số đối tượng thụ
hưởng là 254 hộ với 455 khẩu, tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ 39,860 triệu đồng đạt
100% kế hoạch, vào năm 2013 Huyện Đăk Hà đã tiếp tục hỗ trợ 353 hộ nghèo với
638 khẩu với tổng kinh phí thực hiện là: 56.140 triệu đồng.
Năm
Số đối tượng được
hỗ trợ(người)
Tổng kinh phí
(triệu đồng)
2011
2012
2013
159
455
638
13.100
39.860
56.140
Bảng số liệu kết quả thực hiện hỗ trợ bằng tiền mặt cho các đối tượng qua các
năm 2011-2013
(Nguồn: Số liệu báo cáo hằng năm của Phòng Dân tộchuyện Đăk Hà)
Trong những năm qua, kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo
ở vùng khó khăn, tuy mức hỗ trợ với định mức thấp nhưng hiệu quả từ việc thực
hiện chính sách là rất thiết thực. Người dân hộ nghèo đã sử dụng số tiền hỗ trợ để
mua sắm những vật dụng cần thiết cho đời sống. Việc hỗ trợ này góp phần cùng
với các chính sách khác của Nhà nước giải quyết những vấn đề khó khăn về
đời sống, tạo điều kiện phát triển sản xuất, tạo thêm động lực cho hộ nghèo
chủ động vươn lên thoát nghèo. Chính sách thể hiện sự quan tâm đặc biệt của
Đảng và Nhà nước đối với người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn.
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
3.3. Thực trạng về hỗ trợ bằng hiện vật
Hỗ trợ hiện vật cho đời sống và sản xuất của các hộ nghèo vùng khó khăn có
thể lựa chọn trong danh mục sau: giống cây trồng, giống vật nuôi, thuốc thú y,
muối Iốt… Thực chất nhà nước sẽ cung cấp trực tiếp cho hộ nghèo những cây
giống vật nuôi theo nhu cầu đăng ký của người dân. Mục tiêu của việc hỗ trợ này
nhằm giúp cho người dân có cây giống, vật nuôi đúng thời vụ, tăng cường thu nhập
cho người dân đồng thời cho người dân tiếp cận với những giống cây trồng năng
suất hơn, những chế phẩm sinh học mới có hiệu quả hơn, tăng năng suất. Trong
năm vừa qua huyện đã hỗ trợ thành công 3 giống cây trồng cho người dân hộ
nghèo (đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số) là cây lúa, cây mì, cây bờ lời,
trong số đó cây lúa hỗ trợ hai mùa vụ với hiệu quả mang lại là 800 tạ/1ha cao gấp 2
lần so với giống lúa khác. Đối với cây mì cao sản, củ to, nhiều nhánh và nhiều tinh
bột hơn, đặc biệt là giống cây bời lời đỏ đây là giống cây trồng mang lại giá thành
cao hơn so với giống cây bời lời xanh. Mỗi hộ theo định mức của nhà nước sẽ
nhận được hỗ trợ 80.000/khẩu tùy theo gia đình hộ nghèo có bao nhiêu nhân khẩu
sẽ nhân với số tiền tương ứng sau đó quy ra cây giống, vât nuôi... Huyện Đăk Hà
trong những năm qua đã triển khai hiệu quả chính sách, tùy vào tình hình qua các
năm cũng như nhu cầu đăng ký của hộ nghèo mà huyện sẽ có bước triển khai cho
phù hợp chứ không rập khuôn qua các năm.
Năm 2010, huyện Đăk Hà đã triển khai thực hiện cấp giống sắn cao sản cho
3.543 khẩu/ 1.371.910 hom với kinh phí 301.820.200 đồng và giống cây bời lời đỏ
cho 1.768 khẩu/ 106.750 cây với kinh phí 160.125.000 đồng. Kinh phí còn lại triển
khai cho giống lúa trong vụ Đông xuân là 30.588,80kg lúa, với kinh phí 382.36
triệu đồng.
STT
Tên hàng
1
Mì cao sản (hom)
2
3
Kết quả thực hiện năm 2010
Khối lượng
Kinh phí (tr
đồng)
1.370.157
301.36
Lúa (kg)
30.588,8
382.36
Bời lời (cây)
Tổng cộng
106.750
158.44
842.16
Bảng báo cáo chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân theo Quyết định 102/2009/QĐTTg bằng hiện vật năm 2010 (Nguồn: Báo cáo phòng dân tộc huyện Đăk Hà)
Sau những năm triển khai chính sách, đã đạt được những thành công nhất
định, hộ nghèo đã cải thiện đời sống, chất lượng nông sản được nâng cao, tuy
nhiên vẫn còn hộ nghèo trên địa bàn cần được hỗ trợ thêm giống cây trồng, thuốc
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Lê Thị Hoài Thương
thú y, giống vật nuôi... Vì vậy, trong năm 2011, 2012, 2013 huyện tiếp tục triển
khai chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo, đã đạt được một kết quả như sau:
Năm 2011, kinh phí hỗ trợ bàng hiện vật là: 1.584,720 triệu đồng / 3.550 hộ
nghèo (18.104 khẩu) trong đó cung ứng giống ngô 2.620 kg (Ngô lai LNV 10, nếp
nù N2) và 100,475 tấn giống lúa ( Lúa thuần HT1, Xi23, KD18, DV108) cho
17.945 nhân khẩu.
Năm 2012, huyện đã tiếp tục hỗ trợ giống ngô và lúa cho hộ nghèo tại vùng
khó khăn. Trong đó hỗ trợ giống cây trồng 76.925 kg, bao gồm hỗ trợ 1.431 kg ngô,
75.494 kg giống lúa. Tổng kinh phí thực hiện 1.254,420 triệu đồng đạt 100 % kế
hoạch được giao.
Năm 2013, hỗ trợ giồng cây trồng vào mùa vụ cho 1.176 hộ với khối lượng
giống lúa là 47.959,21 kg, giống ngô 522,1 kg, phân NPK 7.026,8 kg, hỗ trợ 672.000
hom mì do Viện Lâm nghiệp miền Nam lai tạo cho 110 hộ/70 ha, tại 6 xã (Đăk La,
Ngọc Wang, Ngọk Réo, Đăk Ui, Đăk Mar, Đăk Pxi). Tổng kinh phí thực hiện là
1.112,68 triệu đồng.
Trong những năm vừa qua, thực trạng hỗ trợ các giống cây trồng, vật nuôi cho
hộ nghèo tại các huyện Đăk Hà đã đạt được mục tiêu đề ra đạt 100% kế hoạch được
giao, số giống vật nuôi được cấp phát tới tận tay hộ nghèo, đồng thời giúp 785 hộ
vượt lên thoát nghèo, cuộc sống đã dần ổn định, đủ cơm ăn, áo mặc, bên cạnh đó còn
có những hộ thoát nghèo bền vững như ông A Cân. Hiện nay nhờ chính sách hỗ trợ
cây lúa, bời lời đỏ gia đình ông đã thu được từ những giống cây hỗ trợ là 57
triệu/1năm, cùng vời số tiền gia đình ông đi hái cà phê đã giúp ông thu 18 triệu hằng
năm số tiền tuy không lớn nhưng so với gia đình 5 người đã giúp ông có cơ sở cho
mùa vụ tiếp theo và cho cuộc sống sau này.
IV. Đánh giá chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo tại vùng khó
khăn của huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum giai đoạn 2010 – 2013
4.1. Thuận lợi
Việc thực hiện các chính sách đầu tư và hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo tại các
vùng khó khăn trên địa bàn đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong vùng có
cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất và đời sống đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 15,6%
năm 2010, đến cuối năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện là 12,33%, để đạt
được mục tiêu giảm nghèo bền vững thì không chỉ có sự cố gắng vươn lên thoát
nghèo của hộ nghèo mà còn là sự cố gắng của cả bộ máy chính quyền huyện Đăk
Hà. Trước tiên phải kể đến:
4.1.1. Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành
SVTH: Trần Thị Thương, KS11-QLC
Trang 25