Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Sinh học 6 bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.12 KB, 5 trang )

Giáo án Sinh học 6

BÀI 35: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO
HẠT NẢY MẦM
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
* Học sinh tự làm thí nghiệm, nghiên cứu thí nghiệm phát hiện ra các điều
kiện cần cho hạt nảy mầm.
* Biết được nguyên tắc cơ bản để thiết kế một thí nghiệm xác định một
trong những yếu tố cần cho hạt nảy mầm.
* Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kỹ thuật gieo trồng
và bảo quản hạt giống.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết.
- Kỹ năng làm việc độc lập, hoạt động nhóm.
- Rèn luyện kỹ năng thiết kế thí nghiệm, thực hành.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật.
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Chuẩn bị thí nghiệm 1,2 trước 3-4 ngày để so sánh với thí nghiệm
của HS
- Học sinh :
* Mỗi HS làm TN1, TN2 ở nhà khoảng 3-4 ngày trước khi có bài học.
* Mỗi HS kẻ bản tường trình kết quả thí nghiệm theo mẫu SGK/trang
113.
* Kẻ bảng trang 111 vào tập.
III/ PHƯƠNG PHÁP:
* Phương pháp trực quan.



Giáo án Sinh học 6
* Phương pháp vấn đáp.
* Phương pháp thực hành.
* Phương pháp thuyết trình.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
* Sự phát tán của qủa và hạt là gì ?
* Các hình thức phát tán của quả và hạt ? Nêu đặc điểm thích nghi của quả
và hạt với mỗi hình thức phát tán đó.
3/ Bài mới:
Mở bài: Hạt giống sau khi thu hoạch được phơi khô và bảo quản can
thận để có thể giữ trong một thời gian dài mà không có gì thay đổi. Nhưng nếu
đem gieo hạt đó vào đất thoáng và ẩm thì một thời gian hạt sẽ nẩy mầm . vậy
hạt nẩy mầm cần có những điều kiện gì? Muốn biết đước điều đó hãy làm một
số thí nghiệm sau:
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1
* TN1 (làm ở nhà)
- Kiểm tra phần chuẩn bị
TN trước ở nhà của các nhóm
HS.
- Giáo viên yêu cầu HS
quan sát và ghi kết quả TN1
vào bảng tường trình.
- Cho HS trao đổi thí
nghiệm – gọi đại diện các

nhóm báo cáo KQ-GV ghi

Nội dung
I/ Thí nghiệm về những điều

- Các nhóm HS đặt các cốc
TN lên bàn

kiện cần cho hạt nảy mầm:
1. Thí nghiệm 1: SGK

- HS quan sát kết quả TN và
ghi kết quả TN vào bảng đã kẻ

2. Thí nghiệm 2: SGK.

sẳn trong vở
- Các nhóm HS trao đổi kết
quả TN - cử đại diện trình bày
kết quả TN

Qua 2 thí nghiệm kết luận:
Hạt nảy mầm ngoài chất

- HS thảo luận trong nhóm để lượng của hạt còn nước,
không khí, nhiệt độ thích
tìm ra câu hỏi trả lời


Giáo án Sinh học 6

bảng.

hợp.

- GV cho HS xem lại kết
quả TN trong bảng suy nghĩ
trả lời các câu hỏi:
Nguyên nhân hạt nảy mầm
và không nảy mầm được trong

- Đại diện một số nhóm trình

các cốc khác nhau như thế

bày, nhóm khác bổ sung  2

nào?

điều kiện cần cho hạt nảy mầm

- Hạt nảy mầm cần có

là nước và không khí

những điều kiện gì?
* Thí nghiệm 2:
- GV thực hiện thí nghiệm
2

- HS quan sát kết quả TN2

- Yêu cầu HS nghiên cứu

TN2 / SGK (hoặc quan sát kết

hoặc đọc nội dung TN2/SGK
và trả lời các câu hỏi

quả TN2 cho HS đã thực hiện
được
+ Kết quả TN2 của GV trả
lời câu hỏi:
* Hạt đậu trong cốc thí
nghiệm này có nảy mầm đước
hay không ? Tại sao ?

- Học sinh đọc thông tin 
SGK
- Trả lời câu hỏi

* Ngoài điều kiện đủ nước,
đủ không khí, hạt nẩy mầm

* Hạt nẩy mầm ngoài chất

còn cần điều kiện nào nữa?

lượng của hạt còn nước, không


Giáo án Sinh học 6

* Yêu cầu HS đọc mục 

khí, nhiệt độ thích hợp

SGK trang 144 và trả lời câu
hỏi
* Ngoài 3 điều kiện trên, sự
nẩy mầm của hạt còn phụ
thuộc yếu tố nào?
* GV chốt lại các điều kiện
cần cho hạt nẩy mầm
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS nghiên cứu
SGK  tìm cơ sở khoa học
của mỗi biện pháp kỹ thuật
bằng cách trả lời các câu hỏi :
- Gieo hạt gặp trời mưa to
tại sao phải tháo nước ngay ?

HS đọc thông tin sgk thảo
luận nhóm theo từng nội dung
câu hỏi (vận dụng các điều
kien nảy mầm của hạt)

- Tại sao phải làm đất tơi
xốp trước khi gieo hạt?
- Tại sao trời rét phải ủ rơm
rạ
Gv: Nhận xét đánh giá.


II. Những hiểu biết về điều
kiện nảy mầm của hạt được
vận dụng như thế nào trong
sản xuất:
* Khi gieo hạt phải làm
đất tơi xốp.
+ Phải chăm sóc hạt gieo.
+ Chống úng.
+ Chống hạn
+ Chốnh rét.


Giáo án Sinh học 6
+ Phải gieo hạt đúng thời
vụ.
4/ Củng cố :
* Nguyên nhân hạt nẩy mầm và không nảy mầm được trong các cốc khác
nhau như thế nào?
* Hạt nảy mầm cần có những điều kiện gì?
* Tại sao phải làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt?
* Tại sao trời rét phải ủ rơm rạ?
5/ Dặn dò:
* Học sinh về nhà học bài và làm bài tập trả lời câu hỏi sgk.
* Chuẩn bị bài sau:
+ Đọc bài trước ở nhà.
+ Kẻ bảng vào vở và vẽ sơ đồ cây có hoa.
VI/ RÚT KINH NGHIỆM:




×