Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Đánh giá khả năng đối kháng của một số chủng trichoderma với nấm gây bệnh lở cổ rễ trên cây rau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.1 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA MỘT SỐ
CHỦNG Trichoderma VỚI NẤM GÂY BỆNH LỞ CỔ RỄ
TRÊN CÂY RAU

Ngành:

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Hữu Nhượng
Sinh viên thực hiện

: Lê Thị Mỹ Dung

MSSV: 1051110198

Lớp: 10DSH02

TP. Hồ Chí Minh, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn tốt nghiệp này được em thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS.Phạm Hữu Nhượng và KS. Ngô Thùy Trâm phòng Công Nghệ Vi Sinh, Trung
tâm Công nghệ sinh học Tp. HCM. Em xin cam đoan nội dung và các tài liệu trích


dẫn trong đồ án tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực. Em xin chịu trách nhiệm về lời
cam đoan của mình.

Tp.HCM, Ngày tháng

năm 2014

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Mỹ Dung


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa đồ án tốt nghiệp này ngoài sự nổ lực của bản thân, em
còn được sự hỗ trợ từ rất nhiều người, em chân thành gửi lời “CẢM ƠN” tới:
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể thầy cô trường Đại học
Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô khoa Công nghệ Sinh học - Thực
phẩm - Môi trường đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu làm nền móng để
em thực hiện khóa thực tập tốt nghiệp và làm tốt công việc sau này.
Em xin cảm ơn thầy TS. Phạm Hữu Nhượng đã tận tình quan tâm, truyền đạt
nhiều kinh nghiệm, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hai người đã chỉ dẫn, dạy bảo, quan tâm và
giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn KS. Ngô Thùy Trâm đã hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đem tìm
hiểu tài liệu cần thiết và thao tác kỹ thuật thực hiện thí nghiệm và tạo điều kiện
thuận lợi cho em hoàn thành khóa đồ án này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc tới các anh chị, cán bộ
trong Trung tâm Công Nghệ Sinh Học TP.HCM đã cung cấp những hóa chất, thiết bị
cần thiết, chỉ dẫn và giúp đỡ,tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa đồ án tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể bạn bè, người thân, gia đình

những người đã luôn bên cạnh em, cổ vũ tinh thần và đã ủng hộ em trong suốt thời
gian qua.
Vì thời gian có hạn và còn hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm thực
tiễn, đồ án còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp và phê bình của quý
thầy cô cho đồ án của em được hoàn thiện tốt hơn.

Tp.HCM, Ngày tháng

năm 2014

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Mỹ Dung


Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ ....................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH..................................................................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 2
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3

1.1. Tổng quan về bệnh lở cổ rễ gây hại trên cây rau .................................................. 3
1.2. Tình hình bệnh lở cổ rễ trong và ngoài nước ........................................................ 5
1.2.1. Tình hình bệnh lở cổ rễ trên cây rau ngoài nước ............................................ 5
1.2.2. Tình hình bệnh lở cổ rễ trên cây rau ở trong nước ......................................... 5
1.3. Nấm bệnh gây lở cổ rễ hại cây trồng .................................................................... 6
1.3.1. Nấm Rhizoctonia sp. ....................................................................................... 6
1.3.1.1. Đặc điểm sinh học của nấm Rhizoctonia sp. .......................................6
1.3.1.2. Sự phân bố và gây hại ..........................................................................7
1.3.1.3. Ký chủ ...................................................................................................9
1.3.2. Nấm Phomopsis sp. ........................................................................................ 9
1.3.2.1. Đặc điểm sinh học của nấm Phomopsis sp...........................................9
1.3.2.2. Sự phân bố và gây hại .........................................................................10
1.3.2.3. Ký chủ .................................................................................................10
1.3.3. Nấm Fusarium sp. ......................................................................................... 11
1.3.3.1. Đặc điểm sinh học của nấm Fusarium sp...........................................11
1.3.3.2. Sự phân bố và gây hại ........................................................................11
i


Đồ án tốt nghiệp

1.3.3.4. Ký chủ của nấm Fusarium sp. ...........................................................12
1.4. Biện pháp phòng trừ ............................................................................................ 12
1.4.1. Biện pháp canh tác ........................................................................................ 13
1.4.1.1. Làm đất...............................................................................................13
1.4.1.2. Luân canh ...........................................................................................13
1.4.1.3. Xen canh ..............................................................................................13
1.4.1.4. Sử dụng giống kháng ..........................................................................14
1.4.2. Biện pháp hoá học ......................................................................................... 14
1.4.3. Biện pháp sinh học ........................................................................................ 14

1.4.4. Sử dụng nấm đối kháng ................................................................................. 15
1.5. Tổng quan về nấm Trichoderma ......................................................................... 15
1.5.1. Đặc điểm của nấm Trichoderma ................................................................... 15
1.5.2. Đặc điểm hình thái (Gary J. Samuels, 2004) ................................................ 16
1.5.3. Đặc điểm sinh lý, sinh hóa, sinh học ............................................................ 17
1.5.4. Nguồn gốc .................................................................................................... 18
1.5.5

Một số loài Trichoderma thường gặp ở vùng nhiệt đới ............................ 18

1.5.5.1. Trichoderma pseudokoningii Rifai ....................................................18
1.5.5.2. Trichoderma atroviride Bissett ...........................................................18
1.5.5.3. Trichoderma hamatum Bain ...............................................................18
1.5.5.4. Trichoderma inhamatum Veerkamp & W. Gams ...............................19
1.5.5.5. Trichoderma harzianum Rifai............................................................19
1.5.5.6. Trichoderma koningii Ouden ..............................................................19
1.5.6. Các cơ chế kiểm soát sinh học của Trichoderma spp................................... 19
1.6. Một số nghiên cứu ứng dụng vi nấm Trichoderma ............................................ 24
1.6.1. Trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và cải thiện năng suất cây trồng ................ 24
1.6.2. Trong lĩnh vực xử lý môi trường .................................................................. 27
1.6.3. Trong các lĩnh vực khác ................................................................................ 28
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................................... 29
2.1. Điều kiện nghiên cứu .......................................................................................... 29

ii


Đồ án tốt nghiệp

2.2. Dụng cụ, thiết bị .................................................................................................. 29

2.2.1. Các dụng cụ cần thiết trong phòng thí nghiệm ............................................. 29
2.3. Môi trường hóa chất dùng để nuôi cấy và phân lập nấm ................................... 29
2.3.1. Môi trường WA (Water Agar) ...................................................................... 29
2.3.2. Môi trường PDA ( Potato D-Glucose agar) .................................................. 30
2.4. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 30
2.4.1. Nấm đối kháng .............................................................................................. 30
2.4.2. Nấm gây bệnh ................................................................................................ 30
2.5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 30
2.5.1. Phân lập nấm gây bệnh.................................................................................. 30
2.5.2. Quan sát hình thái bằng phương pháp phòng ẩm ......................................... 32
2.5.3. Bảo quản ........................................................................................................ 33
2.6. Phương pháp lây bệnh nhân tạo theo quy tắc Koch ........................................... 33
2.7. Định danh các chủng nấm tuyển chọn được bằng sinh học phân tử dựa vào
vùng trình tự bảo tồn ITS ........................................................................................... 34
2.8. Đánh giá tính đối kháng của nấm Trichoderma spp. đối với các loài nấm bệnh
gây lở cổ rễ trên đĩa petri............................................................................................ 37
2.9. Phương pháp xử lí số liệu.................................................................................... 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN............................................................ 39
3.1. Phân lập và tuyển chọn chủng nấm gây bệnh lở cổ rễ trên cây rau ................... 39
3.1.1. Chủng nấm 1.................................................................................................. 39
3.1.2. Chủng nấm 2.................................................................................................. 40
3.1.3. Chủng nấm 3.................................................................................................. 41
3.2. Lây bệnh nhân tạo theo quy tắc Koch................................................................. 42
3.3. Định danh bằng sinh học phân tử mẫu nấm gây bệnh ........................................ 45
3.4. Các dòng nấm Trichoderma dùng nuôi cấy đối kháng....................................... 48
3.5. Đánh giá đối kháng của các chủng Trichoderma sp. với các chủng nấm bệnh
trên đĩa petri ................................................................................................................ 51

iii



Đồ án tốt nghiệp

3.5.1. Đánh giá đối kháng của các chủng Trichoderma sp. với chủng nấm bệnh
Rhizoctonia solani trên đĩa petri ............................................................................. 51
3.5.2

Đánh giá đối kháng của các chủng Trichoderma sp., với chủng nấm bệnh

Phomopsis vexan trên đĩa petri................................................................................ 63
3.5.3. Đánh giá đối kháng của các chủng Trichoderma sp., với chủng nấm bệnh
Fusarium solani trên đĩa petri ................................................................................. 74
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 88
4.1. Kết luận................................................................................................................ 88
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 89
PHỤ LỤC

iv


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ctv

: Cộng tác viên

ĐC


: Đối chứng

DNA

: Deoxyribonucleotide Acid - bộ mã di truyền

Fu

: Fusarium

ITS

: Internal Trancribed Spacer - vùng dịch mã trong nhân

PCR

: Polymerase chain reaction - phản ứng khuyếch đại

PDA

: Potato D-Glucose Agar

Phomo

:Phomopsis

Rhiz

: Rhizoctonia solani


STT

: Số thứ tự

T

: Trichoderma

TAE

: Tris Acetic EDTA

Tp. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

VSV

: Vi sinh vật

WA

: Water agar

WTO

:World Trade Organization

v



Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng rau vụ hè thu 2013 của Tp.HCM (Chi cục
bảo vệ thực vật TP.HCM) ............................................................................................4
Bảng 3.1: Phần trăm ức chế của sự phát triển của hệ sợi nấm Rhizoctonia sau 3
ngày, 5 ngày, 7 ngày và 9 ngày nuôi cấy đối kháng ..................................................55
Bảng 3.2. Mô tả đặc điểm khuẩn lạc sau 3 ngày cấy đối kháng cùng lúc ................55
Bảng 3.3. Mô tả đặc điểm khuẩn lạc sau 5 ngày cấy đối kháng cùng lúc ...............57
Bảng 3.4. Mô tả đặc điểm khuẩn lạc sau 7 ngày cấy đối kháng cùng lúc ................59
Bảng 3.5. Mô tả đặc điểm khuẩn lạc sau 9 ngày cấy đối kháng cùng lúc ................61
Bảng 3.6: Phần trăm ức chế của sự phát triển của hệ sợi nấm Phomopsis vexan sau
3 ngày, 5 ngày, 7 ngày và 9 ngày nuôi cấy đối kháng ...............................................67
Bảng 3.7: Mô tả đặc điểm khuẩn lạc sau 3 ngày cấy đối kháng cùng lúc ................67
Bảng 3.8: Mô tả đặc điểm khuẩn lạc sau 5 ngày cấy đối kháng cùng lúc ................69
Bảng 3.9 : Mô tả đặc điểm khuẩn lạc sau 7 ngày cấy đối kháng cùng lúc ...............71
Bảng 3.10: Mô tả đặc điểm khuẩn lạc sau 9 ngày cấy đối kháng cùng lúc ..............72
Bảng 3.11: Phần trăm ức chế của sự phát triển của hệ sợi nấm bệnh Fusarium sau 3
ngày, 5 ngày, 7 ngày và 9 ngày nuôi cấy đối kháng ..................................................78
Bảng 3.12: Mô tả đặc điểm khuẩn lạc sau 3 ngày cấy đối kháng cùng lúc ..............78
Bảng 3.13: Mô tả đặc điểm khuẩn lạc sau 5 ngày cấy đối kháng cùng lúc ..............80
Bảng 3.14: Mô tả đặc điểm khuẩn lạc sau 7 ngày cấy đối kháng cùng lúc ..............82
Bảng 3.15: Mô tả đặc điểm khuẩn lạc sau 9 ngày cấy đối kháng cùng lúc ..............84

vi


Đồ án tốt nghiệp


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1: Tỷ lệ hạt nảy mầm / tổng số hạt gieo ......................................................43
Đồ thị 3.2: Tỷ lệ cây con bị nhiễm bệnh ...................................................................44

vii


Đồ án tốt nghiệp

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1 : Sự tác động của Trichoderma spp. lên tác nhân gây bệnh (Pythium) .....20
Hình 1.2 : Hệ sợi nấm Trichoderma kí sinh trên khuẩn nấm gây bệnh Rhizoctonia
.....................................................................................................................................21
Hình 2.1: Phân lập nấm bệnh từ một mẫu bệnh cây (Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây
ở Việt Nam) ................................................................................................................32
Hình 2.2: Cấy đỉnh sinh trưởng sợi nấm để làm thuần (Cẩm nang chẩn đoán bệnh
cây ở Việt Nam) .........................................................................................................32
Hình 2.3 : Phương pháp cấy đối kháng trực tiếp nấm bệnh - Trichoderma spp. .....38
Hình 3.1: Hình thái đại thể chủng nấm 1 ..................................................................39
Hình 3.2: Hình thái vi thể chủng nấm 1 dưới kính hiển vi quang học 40X .............39
Hình 3.3: Hình thái đại thể chủng nấm 2 ..................................................................40
Hình 3.4: Hình thái vi thể chủng nấm 2 dưới kính hiển vi quang học 40X .............40
Hình 3.5: Hình thái đại thể chủng nấm 3 ..................................................................41
Hình 3.6:Hình thái vi thể chủng nấm 3 dưới kính hiển vi quang học 40X ..............41
Hình 3.7: Mẫu cây trồng trong đất có bổ sung F. .....................................................43
Hình 3.8: Mẫu cây trồng trong đất có bổ sung P. .....................................................44
Hình 3.9: Kết quả điện di sản phẩm PCR của mẫu F, P, R ......................................45
Hình 3.10: Tản nấm và bào tử nấm Trichoderma chủng B1 ....................................48
Hình 3.11: Tản nấm và bào tử nấm Trichoderma chủng B4 ....................................48

Hình 3.12: Tản nấm và bào tử nấm Trichoderma chủng B5 ....................................49
Hình 3.13: Tản nấm và bào tử nấm Trichoderma chủng B12 ..................................49
Hình 3.14: Tản nấm và bào tử nấm Trichoderma chủng T3 ....................................49
Hình 3.15: Tản nấm và bào tử nấm Trichoderma chủng TN1 .................................50

viii


Đồ án tốt nghiệp

Hình 3.16: Tản nấm và bào tử nấm Trichoderma chủng CĐ02 ...............................50
Hình 3.17: Tản nấm và bào tử nấm Trichoderma chủng CĐ08.1 ............................50
Hình3.18: Khả năng đối kháng của Trichoderma với Rhizoctonia solani sau 3 ngày,
5 ngày, 7 ngày, 9 ngày ................................................................................................54
Hình 3.19: Khả năng đối kháng của Trichoderma với Phomopsis vexan sau 3 ngày,
5 ngày, 7 ngày, 9 ngày ................................................................................................66
Hình 3.20 : Khả năng đối kháng của Trichoderma sp. với Fusarium solani sau 3
ngày, 5 ngày, 7 ngày, 9 ngày ......................................................................................77

ix


Đồ án tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Rau màu là loại cây ngắn ngày, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp
thực phẩm thiết yếu cho cuộc sống con người. Rau màu có chứa nhiều chất dinh
dưỡng, nhưng thân lá lại non mềm, chứa nhiều nước, là môi trường thuận lợi cho
các loài nấm, sâu bệnh phá hoại. Vì vậy rau màu đang là đối tượng sử dụng nhiều

loại thuốc hóa học.
Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, ngành trồng rau nước ta đang
không ngừng phát triển cả về diện tích, năng suất và chất lượng. Từ đó, hình thành
nên nhiều vùng rau chuyên canh, từ sự chuyên canh đó đã hình thành nên nhiều
chứng bệnh nguy hiểm. Thực tế cho thấy, khi cây trồng bị nhiễm bệnh, năng suất và
chất lượng sản phẩm bị giảm đáng kể và khi nhiễm bệnh nặng có thể mất trắng.
Những bệnh gây ra do nấm là khá phổ biến. Trong đó, các bệnh hại trên rau thì
bệnh chết cây con, bệnh gây lở cổ rễ, thối rễ do nấm Rhizoctonia sp, Phomopsis sp.,
Fusarium sp.... là bệnh rất nghiêm trọng và khá phổ biến hay gặp ở cây trồng. Tổ
chức lương thực LHQ (FAO) đã thống kê thấy rằng các bệnh do vi nấm gây thiệt
hại cho nông nghiệp chiếm tới 11,6% tổng sản lượng nông nghiệp trên thế giới.
Bởi vậy, chúng ta phải áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm hạn chế những
thiệt hại do tác nhân trên gây ra, trong đó biện pháp hóa học được sử dụng phổ biến
trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, biện pháp hóa học gây tác động xấu ảnh
hưởng nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh vật sống trong các môi trường đó. Dư lượng thuốc tồn trong các nông phẩm
còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người làm phát sinh nhiều bệnh nan y như ung
thư, viêm phổi, thai dị dạng... Hơn nữa, do việc quá lạm dụng thuốc còn gây hiện
tượng lờn thuốc của vi sinh vật gây bệnh.
Đứng trước thực tiễn đó, việc phòng, trị bệnh và tiến tới thay thế dần biện
pháp sử dụng chất hóa học bảo vệ thực vật bằng vi sinh vật đối kháng là yêu cầu,
đòi hỏi cấp thiết không những để làm giảm thiệt hại do nấm bệnh gây ra, góp phần

1


Đồ án tốt nghiệp

nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp mà vì mục đích giải quyết
vấn đề môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Trên cơ sở đó đề tài: “Đánh giá khả năng đối kháng của một số chủng
Trichoderma với nấm gây bệnh lở cổ rễ trên cây rau” được tiến hành, với mong
muốn tìm và chọn ra được chủng nấm Trichoderma có khả năng đối kháng tốt nhất
với nấm gây bệnh lở cổ rễ trên cây rau.
2. Mục đích nghiên cứu
Tuyển chọn được chủng nấm Trichoderma có tác dụng đối kháng phòng trừ
nấm gây bệnh lơcổ rễ tốt nhất.
3. Nội dung nghiên cứu
- Phân lập và định danh các nấm gây bệnh lở cổ rễ.
- Đánh giá khả năng đối kháng của nấm Trichoderma spp. đối với nấm
Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ trên môi trường PDA
- Đánh giá khả năng đối kháng của nấm Trichoderma spp. đối với nấm
Phomopsis vexan gây bệnh lở cổ rễ trên môi trường PDA
- Đánh giá khả năng đối kháng của nấm Trichoderma spp. đối với nấm
Fusarium solani gây bệnh lở cổ rễ trên môi trường PDA
4. Phạm vi nghiên cứu
Phân lập các dòng nấm gây bệnh lở cổ rễ ở cây cà tím và cà chua. Đồng thời
đánh giá khả năng đối kháng của các chủng nấm Trichoderma trong điều kiện in
vitro.

2


Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về bệnh lở cổ rễ gây hại trên cây rau
Bệnh lở cổ rễ hay còn gọi là bệnh thối gốc, một trong những loại bệnh nguy
hiểm, gây thiệt hại nhiều nhất, nhanh nhất cho những người sản xuất rau màu nói

chung, những người chuyên gieo ươm cây rau giống nói riêng.
Triệu chứng: Bệnh chủ yếu gây hại ở phần cổ rễ, phần gốc sát mặt đất. Khi
mới xuất hiện, nếu quan sát kỹ có thể thấy những vết bệnh có màu khác với vỏ cây,
phần vỏ này bị rộp lên, sau đó lan dần bao quanh toàn bộ phần cổ rễ hoặc gốc cây.
Dần dần phần vỏ này khô teo lại, khi gặp trời mưa hoặc độ ẩm cao sẽ bị thối nhũn,
bong ra, trơ lại phần lõi gỗ của cây có màu thâm đen, cây sẽ héo dần và chết.
Lúc mới bị nhiễm bệnh, lá trên các cây này còn giữ được màu xanh tươi
trong vài ngày (nếu trời râm mát), sau đó toàn bộ cây sẽ bị héo rũ gục xuống, chết
lụi từng đám rải rác trên ruộng hoặc từng vạt lớn nếu ruộng rau bị nhiễm bệnh nặng.
Vào những ngày có nhiều sương mù hoặc lúc sáng sớm ta có thể thấy lớp tơ màu
trắng bám nơi vết bệnh. Vài ngày sau, trên thân cây và vùng đất xung quanh gốc
cây bị bệnh xuất hiện nhiều đốm hạch màu vàng nâu bám xung quanh đó. Bệnh lở
cổ rễ do nhóm nấm bệnh có nguồn gốc trong đất gây ra. Điển hình như nấm
Rhizoctonia, Pythium, Fusarium, Phomopsis... Các bào tử nấm này thường sống
tiềm ẩn trong đất và tàn dư cây trồng khá lâu, nhất là ở những vườn ươm cây giống,
những vườn sản xuất đã từng bị bệnh lở cổ rễ mà không được xử lý đất trước khi
trồng lại.
Các bào tử nấm này thường lây lan trong môi trường nước và xâm nhập qua
các vết thương cơ giới hoặc các lỗ khí khổng của lá khi có điều kiện môi trường
thuận tiện. Bệnh thường phá hại nhiều trong vườn ươm hoặc sau khi trồng khoảng 1
tháng tuổi, làm chết cây con. Nấm thường tấn công vào cổ rễ, nơi tiếp giáp với mặt
đất và cổ rễ bị khô, cây không hút được nước nên đổ rạp và chết rất nhanh. Bệnh
thường phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ cao hoặc

3


Đồ án tốt nghiệp

mưa, nắng, rét, nóng thất thường. Các nấm bệnh này phát triển và gây thiệt hại nặng

về kinh tế. Biện pháp phòng trừ chủ yếu dựa vào các lọai thuốc bảo vệ thực vật có
nguồn gốc hóa học còn biện pháp sinh học được sử dụng để phòng trừ còn rất hạn
chế.
Hiện nay, riêng vụ hè thu 2013 trên địa bàn Tp.HCM, tổng diện tích canh tác
rau chiếm 1638,9 ha, tổng diện tích gieo trồng chiếm 3189 ha và năng suất bình
quân đạt 21,03 tấn/ha. Với việc sản xuất độc canh của các vùng chuyên canh trồng
rau cũng như các biện pháp chăm sóc, phòng và trị các tác nhân gây bệnh chưa hợp
lý đã dẫn tới các dịch bệnh hoành hành, ảnh hưởng tới năng suất và tổn thất về kinh
tế. Hiện nay tình hình dịch hại trên rau do tác nhân là sâu và côn trùng gây hại có
thể được giám định tương đối rõ ràng và đầy đủ, vì chúng khá dễ dàng trong việc
xác định, định danh. Tuy nhiên, tình hình bệnh hại và những tổn thất kinh tế do các
tác nhân VSV gây ra trên rau, đặc biệt là các loại nấm gây bệnh thì vẫn chưa được
điều tra, nghiên cứu một cách đầy đủ. Một lý do gây nên hạn chế này có thể do việc
phân lập được đúng các loài nấm gây bệnh không hề dễ dàng và tốn nhiều công sức.
Từ đó dẫn đến việc sử dụng các biện pháp và trị bệnh sẽ kém hiệu quả.
Bảng1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng rau vụ hè thu 2013 của Tp.HCM (Chi cục
bảo vệ thực vật TP.HCM)
Chỉ tiêu Diện tích canh Diện tích gieo
Nhóm rau
tác (ha)
trồng (ha)

Năng suất bình Sản lượng
quân (tấn/ha)
(tấn)

Rau ăn lá ngắn
ngày

953,65


2380,63

20,97

49933,54

Rau ăn lá dài
ngày
Rau ăn củ quả
ngắn ngày
Rau ăn củ quả
dài ngày
Tổng cộng

11,7

13

14,7

216

456,9

568,8

20,42

11616,65


216,7

227,2

23.36

5308,5

1638,95

3189

21,03

67074,7

4


Đồ án tốt nghiệp

1.2. Tình hình bệnh lở cổ rễ trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình bệnh lở cổ rễ trên cây rau ngoài nước
Theo ước tính FAO - tổ chức lương thực, thực phẩm thế giới - hằng năm
thiệt hại do VSV, sâu bệnh và cỏ dại gây ra là rất lớn chiếm tới 34,39%. Trong đó
sâu hại chiếm12,4%, nấm gây hại chiếm 11,6%, còn cỏ dại chiếm 10,9%.
Tại trung tâm nghiên cứu và phát triển rau ở Thái Lan đã khảo nghiệm trên
tập đoàn 50 dòng giống cà chua cho thấy các dòng đều bị nhiễm bệnh này, nặng
nhất là FMTT 33 với tỉ lệ bệnh là 23,75%, còn lại là các dòng khác tỉ lệ bệnh từ 512%.

Theo Rowshan Alison tỷ lệ bệnh lở cổ rễ trên giống cà chua ở Thái Lan là
13,02%. Theo Branch, W.L and Brunnemen, T.B (1993) ở vùng Georgia Mỹ thiệt
hại do bệnh này gây ra hằng năm ước tính lên tới 43 triệu USD.
Đây là một vấn đề nan giải ở một số nước trên thế giới như Thái Lan,
Myanma, Philippin… bệnh xuất hiện nhiều vào mùa mưa, và vào giai đoạn hạt đang
nảy mầm. Thiệt hại của nó rất đáng kể lên hàng triệu USD/ năm.. Bệnh lở cổ rễ một
trong những bệnh gây hại nghiêm trọng trên cây rau tại Indonesia.
Ở Malaysia (theo nguồn Agriviet.com...2008) thì bệnh lại xuất hiện vào
những vùng đất tái canh tác theo nghiên cứu vào năm 2000 - 2005 có khoảng 80000
ha được tái canh trước đó trồng bắp sau đó trồng cây cải. Hầu hết vùng tái canh
thuộc tiểu điền và rất mẫn cảm với bệnh lở cổ rễ. Sự xuất hiện và phân bố của bệnh
lở cổ rễ nói chung chưa thể hiện rõ do yếu tố địa lý hay thổ nhưỡng. Tuy nhiên mức
độ ảnh hưởng phụ thuộc nhiều vào việc vệ sinh đồng ruộng và thu gom tất cả rễ
nhiễm bệnh ra ngoài.
1.2.2. Tình hình bệnh lở cổ rễ trên cây rau ở trong nước
Trong điều kiện của Việt Nam, nấm gây bệnh lở cổ rễ cây rau phát sinh và
phát triển khá mạnh như Rhizoctonia sp., Phomopsis sp., Pythium sp., Fusarium sp.,
gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau như lúa, bắp, cà chua, cà tím, khoai

5


Đồ án tốt nghiệp

tây…Tùy theo loại cây và giai đoạn sinh trưởng của cây mà bệnh có nhiều triệu
chứng khác nhau như thối đen rễ, lở cổ rễ, thối gốc, thối thân, thối lá. Hại ở thời kỳ
cây con ở rễ, cổ rễ úng nước, nâu đen, cây đổ rạp gọi là bệnh lở cổ rễ (tạp chí
BVTV, 2002).
Bên cạnh đó đối với những loài cây cà tím, cà chua... bệnh cũng bị tấn công ,
cây héo rũ và ngã gục xuống. Nhổ cây con lên ta thấy ở phần cổ rễ có vết bệnh màu

nâu sẫm vòng quanh thân, dài 1 - 3 cm. Vì vậy, có thể thấy những ký chủ dễ dàng bị
tấn công vào lúc chúng mới nhú rễ mầm. Một yếu tố quan trọng khác không thể
thiếu để dẫn đến sự phát triển của bệnh là điều kiện thời tiết ẩm, sợi nấm bệnh có
thể mọc ra từ vết bệnh và lan ra hốc cây này sang hốc cây khác. Bệnh này xuất hiện
từ khi cây bắt đầu mọc đến khi cây được 20 ngày tuổi. Tuổi cây càng lớn thì khả
năng nhiễm bệnh càng giảm (Nguyễn Văn Minh, 2005- 2006).
Theo những điều tra về số liệu của bệnh gây ra gần đây thì bệnh thường xuất
hiện ở hầu hết các vùng đồng bằng, trung du, miền núi trên các loại đậu bắp, họ
cà… Bệnh phá hoại xuất hiện thời kỳ sinh trưởng của cây nhưng chủ yếu là vào thời
kỳ cây con gây thiệt hại lớn cho nguồn nông sản nước ta (Võ thị Thu Oanh, 2000).
1.3. Nấm bệnh gây lở cổ rễ hại cây trồng
1.3.1. Nấm Rhizoctonia sp.
1.3.1.1. Đặc điểm sinh học của nấm Rhizoctonia sp.
Nấm Rhizoctonia sp. có rất nhiều loài, nấm Rhizoctonia sp. thuộc lớp nấm
bất toàn (Deuteromyces), là loài gây hại phổ biến trên nhiều loại cây trồng. Ở giai
đoạn sinh sản hữu tính loài này có tên gọi là Thanatephorus cucumeris thuộc lớp
nấm đảm (Basidiomycetes), được phát hiện rất sớm, nấm phát triển nhanh, phân
nhánh tại điểm gần vách ngăn giữa hai tế bào và vuông góc với sợi nấm chính
(Mezies, 1970).
Nấm R. solani sinh trưởng rất dễ dàng trên các loại môi trường phổ biến, sợi
nấm khi còn non không màu, khi trưởng thành có màu nâu vàng nhạt, đường kính 8

6


Đồ án tốt nghiệp

– 12µm, với những vách ngăn không liên tục (Ou, 1983). Chúng có thể đồng dạng
hay khác nhau về kích thước, hình dạng, màu sắc và cách phân bố trên môi trường,
đường kính hạch nấm nhỏ hơn 1mm đến vài cm (Menzies, 1970). Khi nấm mọc trên

môi trường nuôi cấy có kích thước sợi nấm và hạch nấm lớn hơn so với sợi nấm
mọc trên ký chủ trong tự nhiên (Ou, 1983). Hạch nấm là một cấu trúc phức tạp được
tạo ra do các sợi nấm cuộn lại, chúng có khả năng duy trì sức sống trong điều kiện
môi trường không thuận lợi như: khô hạn, thiếu thành phần dinh dưỡng hay hóa
chất độc hại (Ghaffer, 1993). Nấm R. solani trong tự nhiên phần lớn sinh sản bằng
hình thức vô tính hiện diện ở dạng sợi nấm và hạch nấm.
Trên mô ký chủ hoặc vách ống nghiệm nuôi cấy, các sợi nấm đôi khi mọc ra
những tế bào ngắn, phình to và phân nhiều nhánh. Các tế bào đó, có thể có khả năng
liên quan tới quá trình gây bệnh hoặc tới giai đoạn sinh sản bào tử (Ou, 1983).
Hạch nấm bám sát vào mô cấy, bề mặt sần sùi, sợi nấm to, không màu, phân
nhánh vuông góc, đen… Hạch nấm lan truyền chủ yếu nhờ nước. Nó có khả năng
lan truyền theo hai chiều, đứng và ngang. Sự lây lan theo chiều đứng chủ yếu từ bẹ
lá lên lá bằng sợi nấm, còn theo chiều ngang từ chồi này sang chồi khác cũng bằng
sợi nấm nhưng từ ruộng này sang ruộng khác thì bằng hạch nấm (Tô Thị Thùy
Hương, 1993).
Khi hạch nấm bám vào bẹ lá sẽ nẩy mầm ra sợi nấm rất nhỏ, sợi nấm có thể
xâm nhập trực tiếp qua biểu bì hay khí khổng. Muốn xâm nhiễm qua khí khổng
khuẩn ty phải phát triển để len vào mặt trong của bẹ lá và xâm nhiễm vào. Nhiệt độ
cho sự xâm nhiễm của nấm có thể xảy ra là 23 – 25oC, nhưng tối hảo nhất là 30 –
32oC, ẩm độ phải từ 96 – 97%. Ở 32oC nấm xâm nhiễm trong vòng 18 giờ (Võ
Thanh Hoàng, 1993).
1.3.1.2. Sự phân bố và gây hại
Nấm R. solani gây bệnh đốm vằn trên lúa được tìm thấy lần đầu tiên tại Nhật
Bản vào năm 1910. Năm 1934, bệnh xuất hiện ở Trung Quốc và ở nhiều nước Châu
Á khác, sau đó là ở Brazil, Surinam, Venezuela, Madagasca và Mỹ.

7


Đồ án tốt nghiệp


Theo Kozada (1965), ghi nhận có 188 loài thực vật thuộc 32 họ, trong đó có
20 loài cỏ dại thuộc 11 họ có thể bị tấn công do nấm R. solani. Theo Tsai (1970),
nhận thấy rằng nấm R. solani gây hại trên lúa cũng xâm nhiễm trên 20 loài cỏ thuộc
11 họ.
Bệnh do nấm R. solani gây ra hiện diện ở Châu Âu, Châu Phi và Châu Á.
Bệnh gây hại chủ yếu ở những vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Bệnh khá phổ biến ở
Việt Nam. Bệnh làm giảm 40% năng suất. Bệnh phát triển mạnh khi có mưa nhiều,
ẩm độ cao (100%), nhiệt độ cao khoảng 25 – 30oC, gieo trồng với mật độ dày. Bệnh
gây hại nặng ở giai đoạn cây con. Điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm R.
solani là: ẩm độ không khí cao và nhiệt độ cao, trồng cây ở mật độ dày, bón nhiều
phân hóa học nhất là phân đạm (Ou, 1985).
Xâm nhiễm: Trong đất, R. solani tồn tại ở dạng sợi nấm dinh dưỡng cũng
như hạch nấm, đó là giai đoạn sinh sản vô tính. Hạch nấm được biết đến là nguồn
gốc chính của nhiễm bệnh do Rhizoctonia (Anderson, N.A., 1982). Các cấu trúc
màu nâu, hình dạng không xác định, nhỏ (đường kính 1 - 3 mm) chứa một lượng
dày đặc các monolioid. Do cấu trúc này nhỏ và có chứa nhiều melanin trong tất cả
các thành tế bào, hạch nấm của R. solani có thể chống chịu nhiều điều kiện môi
trường không thuận lợi. Ngoài ra hạch nấm R. solanin tiết ra chất lỏng màu nâu là
hỗn hợp các chất phenol, acid carboxylic, carbohydrate, acid béo và amino acid góp
phần vào hoạt tính kháng nấm và gây độc cho cây trồng (Aliferis và ctv, 2010). Cả
hai yếu tố hạch nấm tồn tại lâu và tính đa dạng cao làm cho việc kiểm soát các bệnh
do Rhizoctonia gây ra rất khó.
Hạch nấm có khả năng nảy mầm nhiều lần, những lần sau sức nảy mầm giảm
đi, những hạch nấm bị phân cắt có khả năng gây bệnh cho cây. Hạch và sợi nấm rất
dễ hình thành trên các vết bệnh nhất là điều kiện ẩm, lúc đầu màu trắng, sau màu
nâu đỏ, đường kính biến động từ 1- 6mm (Ou, 1985).

8



Đồ án tốt nghiệp

Hemmi và Yokogi (1927) cho rằng nhiệt độ tốt nhất cho sợi nấm R.solani
phát triển là 30oC, nhiệt độ cao nhất là 40 – 42oC, ở nhiệt độ 10oC sợi nấm phát
triển rất ít hoặc không phát triển.
pH thích hợp cho sự phát triển của nấm R.solani là 5,4 – 6,7; pH thấp nhất là
2,5 và cao nhất là 7,8 (Endo, 1931).
1.3.1.3. Ký chủ
Những nghiên cứu về sự sinh trưởng ở phòng thí nghiệm cho thấy nấm R.
solani cũng gây hại trên những cây trồng khác, bao gồm cây bông vải, cải củ, lúa mì
và khoai tây (Carling và ctv, 1994). Nấm R. solani là nguyên nhân gây nên một số
bệnh phổ biến trên cây trồng: bệnh héo rũ cây con, thối rễ, thối thân hay loét thân ở
giai đoạn cây con hoặc trưởng thành. Ngoài ra, nấm R. solani còn là nguyên nhân
gây bệnh trên một số cơ quan khác của cây như thối trái cà chua, khô lá hoặc những
đốm đặc biệt trên lá ở gần mặt đất (Agrios, 1997). Các nhóm khác nhau thì không
hoàn toàn có ký chủ khác nhau rõ ràng, nhưng cũng giúp chúng ta biết được phạm
vi ký chủ của mỗi nhóm khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi trong định hướng nghiên
cứu: tạo giống cây kháng, sinh thái, bố trí cây trồng thích hợp (Burgess và ctv, 1994
và Agrios, 1997).
1.3.2.NấmPhomopsis sp.
1.3.2.1. Đặc điểm sinh học của nấm Phomopsis sp.
Phomopsis thuộc họ Valsaceae, bộ Diaporthales, lớp Sordariomycetes,
ngành Ascomycota, loài Phomopsis. Phân bố rộng rãi trên thế giới. Phomopsis gây
bệnh thối rễ, tổn thương gốc, héo lá và quả đặc biệt gây ra hiện tượng chết rạp ở giai
đoạn cây con do bào tử của nó có thể lây lan qua gió, mưa...
Phomopsis là loài có phổ kí chủ rộng, có hệ sợi nấm phát triển nhanh, có
màu trắng ban đầu và dần chuyển sang màu xám trên môi trường PDA. Bào tử có
hai loại: bào tử α và bào tử β. Bào tử α trong suốt như pha lê, hình bầu dục, đơn
bào, kích thước 5 - 8 x 2-3 µm trong khi bào tử β không màu, hình sợi hoặc hình


9


Đồ án tốt nghiệp

lưỡi liềm, có vách ngăn, không nảy mầm, kích thước 18 - 32 x 0,5 - 2 µm (Edgerton
and Moreland, 1921; Sherf and Mac Nab, 1986; Singh, 1987)
Quả thể thường mọc thành cụm, đường kính 130- 350 µm. Bào tử túi, trong
pha lê, hình elip, có vách ngăn 9 -12 x 3-4,5 µm (Gratz, 1942)
Ở Phomopsis bào tử α gây bệnh trên cây trồng còn bào tử β không gây bệnh
do không nảy mầm được. Nhiệt độ tối ưu cho sự tăng trưởng của nấm là 28o C
1.3.2.2. Sự phân bố và gây hại
Bệnh bạc lá do Phomopsis vexan gây ra lần đầu được công bố ở Italy năm
1881 và sau đó đã có nhiều nghiên cứu về tác hại của loài nấm này. Bệnh này
nghiêm trọng nhất ở miền Nam và miền Đông của Châu Âu. Phomopsis chủ yếu
gây hại ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt, gây thiệt hại đáng kể cho mùa màng
(Porter, 1943; Vishunavat and Kumar, 1993).
Phomopsis phát triển tự nhiên từ đồng bằng đất thấp đến các khu vực miền
núi lên đến độ cao 1200m trên mực nước biển (Gellini, 1985). Phomopsis là một tác
nhân gây bệnh thực vật phân bố rộng rãi trong đất, gây giảm năng suất trên nhiều
loại cây trồng. Ở cây con và cây trưởng thành đều dễ bị mắc bệnh. Bào tử nảy mầm
sau 6 giờ và 12 giờ sau khi thâm nhập xảy ra (Divinagracia, 1968).
Phomopsis vexan gây bệnh trong điều kiện thời tiết nóng và đất ẩm ướt dễ
cho sự phát triển của bệnh. Bào tử nảy mầm tối ưu ở 27oC và tạo thành túi bào tử
phấn ở 30- 35oC (Pavar and Patel, 1957). Độ ẩm tối ưu cho bệnh phát triển là 55%
(Chaudhary and Hasija, 1979) và nhiệt độ tối ưu cho sự tăng trưởng nấm là 28oC (
Pawar and Patel, 1957). Bào tử phát tán trong tự nhiên nhờ gió và mưa (Edgerton
and Moreland, 1921)
1.3.2.3. Ký chủ

Nấm Phomopsis có thể gây bệnh ở rễ, thân, lá hay quả đặc biệt nấm này gây
ra hiện tượng chết rạp cây con. Nấm có thể gây hại cuống lá súp lơ, cà rốt, rễ củ

10


Đồ án tốt nghiệp

cải... Đặc biệt, cây cà tím là loại cây bị nấm này tấn công nhiều nhất trên hầu hết
các bộ phận của cây.
1.3.3. Nấm Fusarium sp.
1.3.3.1. Đặc điểm sinh học của nấm Fusarium sp.
Fusarium thuộc họ Nectriaceae, bộ Hypocreales, lớp Sordariomycetes,
ngành Ascomycota. Nấm Fusarium sp. thuộc lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes),
giai đoạn sinh sản hữu tính là Gibberella thuộc lớp nấm nang (Ascomycetes).
Fusarium gồm nhiều loài khác nhau, có khả năng gây nhiều loại bệnh trên những
cây trồng khác nhau. Chúng hoại sinh hoặc ký sinh trên nhiều cây trồng, cây ăn trái
và rau. Nó là nguyên nhân chính làm héo rũ. Hệ sợi nấm lan tỏa khắp mô mạch và
lấp kín mạch gỗ. Sự lấp mạch gỗ sẽ cản trở quá trình vận chuyển nước làm héo cây.
Hệ sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn, sợi nấm thường không màu, chuyển
màu nâu khi già. Hệ sợi nấm sản sinh độc tố tiết vào hệ mạch gây héo cây chủ. Cơ
thể dinh dưỡng dạng sợi đa bào, phân nhánh phức tạp, vách ngăn có lỗ thủng đơn
giản ở giữa. Trong một tế bào có một nhân hoặc nhiều nhân. Vách tế bào bằng
chitin, glucan.
Nấm sống hoại sinh hoặc ký sinh trên thực vật, gặp phổ biến trong đất, cũng
gặp trên các vật liệu cellulose (Nguyễn Lân Dũng, Bùi Xuân Đồng,1982) .
1.3.3.2. Sự phân bố và gây hại
Nấm này phân bố khắp nơi trên thế giới, một vài loài phân bố khắp nơi trong
khi những loài khác có xu hướng xuất hiện chủ yếu ở vùng nhiệt đới, bán nhiệt đới
hay ôn đới…

Nhiệt độ tối ưu cho nấm Fusarium sp. phát triển là 27 – 30oC, tối đa là 36 –
40oC và tối thiểu là 7 – 8oC, nhưng nhiệt độ thích hợp cho sự xâm nhiễm là 35oC
(Ou, 1985).
Nấm Fusarium sp. gây nhiều bệnh trên cây trồng: bệnh nghẽn mạch (héo),
thối rễ, thối thân, thối hạt, thối trái. Nấm Fusarium sp. sống phổ biến trong đất, lưu

11


Đồ án tốt nghiệp

tồn dưới dạng bào tử áo hoặc khuẩn ty sống trên xác bã thực vật dư thừa hay những
chất hữu cơ. Một số loài tạo bào tử đính bay trong không khí, đây là nguyên nhân
gây ra những bệnh trên thân, lá và bông (Burgess và ctv, 1994)
Xâm nhiễm: Sợi nấm và bào tử vô tính nảy mầm trong tàn dư cây bệnh và
đất xâm nhiễm vào rễ con còn non và lan dần vào các mạch xylem. Nấm bệnh sau
đó sẽ phát triển trong mạch xylem và lan lên hệ thống mạch dẫn trong thân. Quá
trình này gây phản ứng của cây, tạo ra các hợp chất phenol và thể sần có màu nâu.
Những hợp chất này gây hiện tượng hóa nâu của mạch dẫn. Hiện tượng tắc mạch
xylem làm giảm lượng nước di chuyển lên cây, khiến cây bị héo và teo thắt ở phần
thân rễ rồi chết.
Nấm Fusarium sp. tấn công chủ yếu vào bộ rễ (Agrios, 1997). Đặc biệt, bệnh
gây hại nặng nề trong điều kiện stress nước, dùng phân bón quá nhiều hay rễ cây bị
tổn thương (Olsen và ctv, 2000).
1.3.3.4. Ký chủ của nấm Fusarium sp.
Nấm Fusarium sp. gây hại ở nhiều loại cây họ đậu, họ cam quít, khoai tây, cà
chua. Nấm Fusarium sp. gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, nhưng
chủ yếu là thời kỳ cây con (Porter và ctv, 1984; Vũ Triệu Mẫn và Lê Lương Tề,
1998). Fusarium sp. là tác nhân gây bệnh thối rễ nguy hiểm nhất trên diện rộng trên
đậu, cà chua (Nelson và ctv, 1981).

1.4. Biện pháp phòng trừ
Không giống như những loại ký sinh khác, ký sinh gây hại vùng rễ cây trồng
thường rất khó phát hiện và phòng trị kịp thời, lý do là khi chúng ta phát hiện triệu
chứng thể hiện trên cây (héo, vàng lá, ...) thì ký sinh đã tấn công và hủy hoại một
phần mô cây ký chủ nằm phía dưới mặt đất, do đó việc phòng trị bệnh thường tốn
kém nhưng không mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, cần phải kết hợp nhiều biện pháp
phòng trị để mang lại hiệu quả kịp thời (Phạm Văn Kim và ctv, 2000).

12


Đồ án tốt nghiệp

1.4.1. Biện pháp canh tác
1.4.1.1. Làm đất
Đất là nơi lưu tồn của nhiều mầm bệnh khác nhau. Do đó, đất trở thành
nguồn dự trữ, tích lũy và lây lan bệnh. Khi cày bừa đất, chúng ta đã làm thay đổi lý
tính, cấu trúc, ẩm độ và nhiệt độ của đất từ đó làm thay đổi điều kiện sống và phát
triển của mầm bệnh trong đất. Khi cày đất, chúng ta vùi mầm bệnh xuống sâu dưới
đất làm cho chúng chết hoặc khó khăn trong hoạt động gây hại cho cây. Việc cày ải
phơi đất trong một thời gian nhất định trong năm có ảnh hưởng khá quan trọng đối
với bệnh cây (Phạm Văn Kim và ctv, 2000).
Vệ sinh đồng ruộng, chú ý diệt cỏ dại. Trồng với mật độ cây thích hợp cho
từng giống và từng mùa vụ, nên trồng thưa vào đầu mùa mưa.
1.4.1.2. Luân canh
Luân canh nhằm cắt đứt nguồn thức ăn của một số ký chủ chuyên tính, nhờ
đó làm giảm bớt sự nhân một số mầm bệnh. Luân canh còn giúp những cây trồng lạ
tiết ra những chất ức chế mầm bệnh của hoa màu trồng trước đó, ngoài ra các chất
tiết từ rễ cũng có thể giúp kích thích sự phát triển của các vi sinh vật đối kháng
trong đất (Phạm Văn Kim và ctv, 2000).

1.4.1.3. Xen canh
Việc trồng cây xen canh dẫn đến giảm mật độ ký chủ trên đơn vị diện tích,
giảm bớt sự tiếp xúc của các rễ cây lẫn nhau của cây này với các cây lân cận trên
cùng một loại cây. Giảm bớt sự lây lan của mầm bệnh ở rễ và các mầm bệnh trong
đất, thường được phân bố không đồng đều và thường dưới dạng lưu tồn, khi chúng
chuyển sang dạng hoạt động sẽ gây hại cho cây trồng do sự tiếp xúc với rễ của ký
chủ, hoặc do các chất từ rễ ký chủ tiết ra kích thích. Do đó, khi xen canh sẽ làm
giảm đáng kể tình trạng kích thích này, mầm bệnh chỉ ở dưới dạng lưu tồn chứ
không gây hại (Phạm Văn Kim, 2000).

13


×