Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Bài tiểu luận An Toàn Thực Phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.15 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
KHOA: ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN 1

ĐỀ TÀI: AN TOÀN THỰC PHẨM

GVHD: PHAN QUỐC THÁI

NHÓM TH: NHÓM 6

TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2018


LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm ở đất nước ta đang là một chủ đê
nóng thu hút sự chú ý của dư luận. Khoảng vài năm trước đây khi nhắc đến vần đê an
toàn vệ sinh thực phẩm thì chỉ nhắc đến quá trình chế biến mất vệ sinh như: chế biến
thực phẩm trên nên nhà, sử dụng nước bẩn để rửa thục phẩm,… chỉ bấy nhiêu đã gây
biết bao nhiêu bức xúc cho dư luận. Nhưng ngày nay so với những việc trên thì đã quá
bình thường mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng giảm. Việc sử dụng thịt hôi
thối bốc mùi quá hạn sử dụng ngày càng diễn ra một nhiêu, việc sử dụng hóa chất để
tẩm ướp từ thịt thối thành tươi ngày càng nhiêu và điêu đáng nguy hại hơn là chúng
được bày bán ở mọi nơi phục vụ cho nhu cầu sử dụng hằng ngày của người dân. Và
hậu quả là số lượng người ngộ độc, mắc ung thư,và các bệnh tiêm tàng khác ngày
càng tang. Ý thức được điêu này nên nhóm 2 chúng em chọn đê tài an toàn thực phẩm
để giúp mọi người hiểu hơn vê vấn đê an toàn thực phẩm và giúp cho mọi người có


them kiến thức để bảo vệ sức khỏe mình tốt hơn.
Bài tiểu luận trên chúng em có sử dụng một số tư liệu của báo thanh niên,
tailieu.vn,…Vì đây là lần đầu chúng em làm tiểu luận không thể không mắc sai sót
kính mong thầy và các bạn thông cảm bỏ qua. Chúng em xin cám ơn!


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG.................................................................4
1.

2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN:..............................................................................................4

1.1.

Các khái niệm liên quan............................................................................4

1.2.

Các tài liệu, bài viết liên quan:..................................................................7

CƠ SỞ THỰC TIỄN............................................................................................8

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.............................................10
CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ..........................................13
1.

NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN............................................................................13


2.

NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN........................................................................16

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP CHO AN TOÀN THỰC PHẨM......................19
1.

Ý KIẾN CHUYÊN GIA......................................................................................19

2.

KIẾN NGHỊ CỦA NHÓM...................................................................................25


CHƯƠNG 1.

LÝ LUẬN CHUNG

1. Cơ sở lý luận:
1.1. Các khái niệm liên quan.


Một số khái niệm:

Thực phẩm:
Là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ
chế, chế biến, bao gồm cả đồ uống,nhai,ngậm và các chất đã được sử dụng trong sản
xuất, chế biến thực phẩm. Đáp ứng cho mọi nhu cầu của cơ thể cung cấp năng lượng
và các vitamin và khoáng chất giúp con người có thể sinh tồn và phát triển.


4


Thực phẩm bẩn:
Thực phẩm bẩn là tên gọi mà người ta thường nói khi nhắc tới những loại thức
ăn không phù hợp vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, thực phẩm bẩn là những thực
phẩm chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khoẻ và tính mạng con người.

Vệ sinh thực phẩm:

Là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh
và không chứa độc tố. Ngoài ra khái niệm vệ sinh thực phẩm còn bao gồm cả nội dung
như tổ chức vệ sinh trong vận chuyển chế biến và bảo quản thực phẩm. Là mọi điều
kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phụ hợp của thực phẩm ở mọi
khâu thuộc chu trình thực phẩm.
An toàn thực phẩm:
5


Là sự đảm bảo thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng, nó an toàn từ lúc
chế biến cho tới khi được đưa vào sử dụng.
Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm:

Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả mọi điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu
sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm đảm bảo
cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng người tiêu
dùng.
=> Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều
ban ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế
biến thực phẩm, y tế, môi trường người tiêu dùng…


6


1.2. Các tài liệu, bài viết liên quan:

Bài nghị luận vê an toàn thực phẩm của một học sinh có đê cặp:
Những sản phẩm độc hại và nguy hiểm có nguồn gốc từ nước ngoài càng ngày
càng dài. Thủy sản chứa kháng sinh; trái cây được bảo quản bằng hóa chất không rõ
ràng nhưng để ngoài cả tháng không hề tan rã. Lượng mỡ động vật thiu thối được đưa
vào sử dụng ở các quán ăn là rất lớn. Rượu không được điều chế bằng cách như các cụ
thường làm: Tức là chưng cất tinh bột mà thay vào đó là việc sử dụng đất đèn để nấu
rượu... Và chắc hẳn chúng ta cũng chưa quên vụ việc thực phẩm cho chó và mèo ăn
thực phẩm chứa chất melamine ở Trung Quốc, kế tiếp ngay sau đó, người ta lại phát
hiện thêm sữa cũng hàm chứa chất mellamin, hệ quả là có ít nhất là 4 trẻ em thiệt
mạng cùng với hàng ngàn em mắc bệnh.
Trong bài tiểu luận của sinh viên trường Đại học Tài Nguyên Môi Trường có
nói đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm:
Trong bài tiểu luận của mình cậu có nêu đến việc ô nhiễm thực phẩm do các
loài ngậm nhắm, côn trùng, sâu bệnh. Loài gặm nhắm, côn trùng, sâu bệnh gây hại bao
gồm cả chim, loài gặm nhắm và côn trùng gây ô nhiễm trong quá trình bảo quản và
sản xuất thực phẩm. Chúng truyền vi khuẩn vào thực phẩm và để lại các chất bài tiết.

7


Trong báo người lao động số ra ngày 10-12-2017 cũng đã định nghĩa về vấn đề
mất vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân biết: Do kết quả của việc sản xuất, chế
biến, xử lý, đóng gói, vận chuyển, lưu giữ thực phẩm hoặc do ảnh hưởng của môi
trường tới thực phẩm.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình cũng đã đề cặp ô nhiễm môi trường cũng là nguyên
nhân chủ yếu cho việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm.Sự phát triển của các ngành
công nghiệp dẩn đến môi trường ngày càng ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây
trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có
chứa nước thải công nghiệp,lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao. Sự
phát triển của khoa học công nghệ: việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới
trong chăn nuôi,trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị
nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất bảo quản
trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen,sử
dụng nhiều hoá chất độc hại, phụ gia không cho phép,cũn như nhiều qui trình không
đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát.

2.

Cơ sở thực tiễn
Theo danviet.vn đã đưa tin về việc thực phẩm bẩn, Ví dụ như hồi đầu năm
2018, đoàn kiểm tra công tác liên ngành đã phát hiện 27 tấn sản phẩm động vật không
rõ nguồn gốc xuất xứ, ôi thiu, không đảm bảo VSATTP chuẩn bị được đưa vào chế
biến tại cơ sở sản xuất giò chả Ngọc Châu (ấp Nam Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc
Môn). Nếu không phát hiện, thu giữ kịp thời, số thịt bẩn này sẽ được làm thành giò chả
và nhanh chóng đưa ra tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán.
Ngày 4/1 Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM phát hiện ông Nguyễn Văn
Quảng ở quận 12 đang cho người lao động dùng hóa chất H2O2 (hay còn gọi là oxy
già) để tẩy trắng lòng heo.
8


Trong năm 2017, nhiều vụ việc sử dụng sản phẩm động vật ôi thiu, hôi thối để
sản xuất, chế biến thực phẩm đã bị cán bộ Ban Quản lý ATTP TP.HCM phát hiện và
ngăn chặn kịp thời,hồi đầu năm 2018, đoàn kiểm tra công tác liên ngành đã phát hiện

27 tấn sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, ôi thiu, không đảm bảo
VSATTP chuẩn bị được đưa vào chế biến tại cơ sở sản xuất giò chả Ngọc Châu (ấp
Nam Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn)
Lúc 7 giờ sáng 19-10, trong lúc tuần tra làm nhiệm vụ trên tuyến xa lộ Hà Nội
đoạn qua phường Linh Trung, quận Thủ Đức (TPHCM), tổ cán bộ - chiến sĩ thuộc Đội
Cảnh sát Giao thông Rạch Chiếc (Phòng PC08, Công an TPHCM) phát hiện xe khách
77B – 014.75 lưu thông hướng Đồng Nai vào TPHCM có dấu hiệu khả nghi nên cho
dừng xe. Qua kiểm tra, lực chức năng phát hiện dưới hầm xe chứa 2 bao tải đựng thịt,
nội tạng heo (hơn 80kg) đang trong quá trình phân hủy, rỉ nước, bốc mùi hôi thối. Tiếp
tục kiểm tra trên trần xe, cảnh sát phát hiện thêm hơn 40 con gà sống được nhốt trong
các thùng nhựa.

9


CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

Nhìn bảng số liệu trên có thể thấy số vụ ngộ độc thực phẩm, số người mắc bệnh
và số người tử vong từ năm 2015-2017 có sự hướng giảm nhưng không nhiều, so sánh
ta có thể thấy trong năm 2015 toàn quốc ghi nhận 171 vụ ngộ độc thực phẩm với 4,965
Năm
Số vụ ngộ
Số người
Số người tử
người mắc bệnh và 23
độc thực
mắc bệnh
vong

trường hợp tử vong,so sánh
phẩm
171
4.965
23
năm 2014 thì số vụ giảm 22 2015
2026
129
4.139
12
vụ chiếm (11,4%,) , số
2017
139
3.869
24
người mắc bệnh giảm 237 người chiếm (4,6%,) và số người tử vong giảm 19 người
chiếm (45,2%)sang năm 2016 cả nước xảy ra 129 vụ ngộ độc thực phẩm với 4,139
người mắc bệnh,trong đó có 12 trường hợp tử vong. Nếu so với năm 2015 thì số vụ
giảm 42 vụ chiếm (24,5%) số mắc bệnh giảm 826 người chiếm (16,6%) và số người tử
vong giảm 11 người chiếm (47%).
Chúng ta đừng vội mừng với những kết quả khả quan trên vì đó chỉ là thống kê
của năm 2015-2016 còn chuyển sang năm 2017 tình hình có khả quan không! Báo cho
mọi người biết là tình hình không được khả quan mấy . cụ thể năm 2017 cả nước gi
nhận 139 vụ ngộ độc thực phẩm với 3,869 người mắc bện tuy giảm h 27 vụ và 438
người mắc so với năm 2016 số người tử vong do ngộ độc thực phẩm là 24 người tăng
12 người so với năm 2016 . Theo thống kê của các bệnh viện lớn ở nước ta từ năm
2015-2017 số vụ ngộ độc do rượu , và các độc tố tự nhiên như (nấm, cá nóc, cóc...).
Chỉ chiếm khoảng 10% còn 90% còn lại xuất phát từ nguồn thực phẩm bẩn do
các cơ sở chế biến, nhà Hàng quán ăn tạo ra.


10


Theo công tác thanh tra, kiểm tra, năm 2015 cả nước đã tiến hành kiểm tra trên
2,6 triệu lược cơ sở chế biến thực phẩm, số cơ sở vi phạm chiếm khoảng 20%, số tiền
phạt khoảng 99,6 tỷ đồng, năm 2016 kiểm tra xử phạt gần 9,000 cơ sở với số tiền 26,3
tỷ đồng trong khi số cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm được phát hiện là gần 57,000
nghìn trường hợp. Theo thống kê của thuong trực ban chỉ đạo về việc kiểm tra an toàn
thực phẩm ,trong năm 2017 cả nước đã thành lập 22,441 đoàn thanh tra tại 625,060 cơ
sở sản xuất,kinh doanh thực phẩm, phát hiện 123,914 cơ sở vi phạm và xử phạt với số
tiền 61 tỷ đồng. Xử phạt các cơ sở hàng hóa nông lâm ngư nghiệp với số tiền trên 80
tỷ đồng ngoài ra còn công khai tên, địa chỉ các cơ sở vi phạm để mọi người biết. Bên
cạnh đó các mẫu thực phẩm không phát hiện hoặc chưa kiểm tra có chứa chất cấm
trên gần 10,000 mẫu ở các chợ, cơ sở giết mổ, có chứa nhiều lượng thuốc bảo vệ thực
phẩm với tỉ lệ vì phạm chiếm (26,7%).
Hiện nay có 40 tình, thành phố trong nước xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm
thường xuyên, số cả ngộ độc thực phẩm phải nhập viện tập trung nhiều nhất ở miền
đông nam bộ chiếm khoảng (51,91%). Tuy nhiên số ca tử vong do ngộ độc tập trung
nhiều nhất ở vùng núi phía Bắc chiếm khoảng (55,81%) Theo mô kê của tổ chức y tế
thế giới mỗi năm nước ta có tới hơn tám triệu người bị ngộ độc và tiêu chảy do ăn
uống.

11


Đáng nói là do tập quán ăn uống không đúng nên tỉ lệ nhiễm giun sán ở Việt
Nam chiếm khoảng 80% dân số. Hiện nay chúng ta không khó để bắt gặp những mẫu
tin liên quan đến vấn đề án toàn thực phẩm khi chúng ta tri cập vào một trang web.
Chiều ngày 10/3/2016 phòng khám đa khoa khu vực xã Hiên Sơn, Hà Giang
đang theo dõi điều trị cho 47 học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu niên sơn,

được xác định bị ngộ độc thực phẩm các bệnh nhân có chứng triệu chứng đau dầu, đau
bụng, sốt, buồn nôn. Theo báo cáo của trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học niên
sơn trong các ngày 8 và ngày 9 tháng 3 năm 2016 học sinh nội trú ăn cơm tại trường
với các món thịt lợn,rau bắp cải, cá mắm, thịt gà luộc và bánh rán.

12


CHƯƠNG 3.

NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ

1. Nguyên nhân chủ quan
Theo Bà Lê Thị Khánh Vân, Phó Cục trưởng NASATI gia cho hay, vấn đề an
toàn thực phẩm không chỉ là vấn nạn của Việt Nam mà của tất cả các nước trên thế
giới.Bà Vân dẫn chứng thống kê cho biết, tại Mỹ, mỗi năm có gần 76 triệu người bị
ngộ độc thực phẩm với khoảng 325.000 người phải nhập viện và 5.000 người tử vong
có liên quan tới thực phẩm. Trong khi đó, cộng đồng châu Âu từng choáng váng vì
bệnh bò điên, Trung Quốc đau đầu vì có melamine trong sữa.
Theo Tiến sĩ Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục
An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằngkinh phí chi cho công tác quản lý an toàn thực
phẩm ở nước ta còn thấp; lực lượng cán bộ thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn.
Cùng lúc, cơ chế thị trường bộc lộ nhiều tiêu cực, vì lợi nhuận bất chấp chất lượng sản
phẩm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Theo đại diện Viện Nghiên cứu rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam), nguyên do chính dẫn đến rau mất vệ sinh là ý thức người tham gia sản xuất
chưa cao, chưa tuân thủ các quy trình công nghệ, khuyến cáo của nhà cung cấp về
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Cùng lúc, đa số các vùng trồng rau không được kiểm
soát dư lượng kim loại nặng trong đất, nước tưới.
Bên cạnh đó, rau quả hiện nay chủ yếu được tiêu thụ tại các chợ truyền thống

và các cửa hàng nhỏ lẻ, không có nhãn mác, khó truy thu nguồn gốc và gắn tách nhiệm
của người sản xuất, chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào phát triển và phân phối rau
quả, chưa có hệ thống sơ chế, đóng gói và vận chuyển đúng tiêu chuẩn.
Chủ nhà hàng, khách sạn, hộ gia đình sử dụng nơi bảo quản không đảm bảo an
toàn, vệ sinh không tuân thủ các quy định về bảo quản thực phẩm mà cá nhân, tổ chức
13


sản xuất, chế biến. Không lưu mẫu thức ăn hoặc lưu mẫu không đúng quy định.
Không có dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm sống và
thực phẩm đã qua chế biến. Sử dụng nguyên liệu, thực phẩm không có giấy tờ chứng
minh nguồn gốc, xuất xứ để chế biến thực phẩm là hộ kinh doanh thực phẩm, không
có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm.
Ý thức, trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm của cộng đồng chưa cao, đặc
biệt là việc chấp hành các quy định, hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm chưa
nghiêm, chưa tự giác và còn gian dối trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Vì lợi ích mà mất đi đạo đức nghề nghiệp làm nguy hại sức khoẻ của mọi người
và cộng đồng.
Cũng vì do phía người mua quá dễ dàng chấp nhận, dễ dãi với thực phẩm nên
“thực phẩm bẩn” mới có đất để sống. “Không ở đâu người ta chấp nhận ăn bún chửi
như ở Hà Nội và thật lạ cứ quán nào bẩn bẩn, đông đông thì lại càng đông người vào.
Họ chỉ cần ngon, bổ, rẻ là được mà không quan tâm tới an toàn thực phẩm.” – ông
Minh nhấn mạnh. Họ chẳng cần quan tâm nguồn gốc sản phẩm và quy trình chế biến
như thế nào mà cứ thấy thích là ăn.
Do quá trình chế biến không đúng. Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm,
quá trình thu hái lương thực, rau, quả không theo đúng quy định, dùng chất phụ gia
không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm, dùng chung dao thớt hoặc để
thực phẩm sống với thực phẩm chín, dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống, bàn chế
biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn. Không rửa tay trước khi chế
biến thực phẩm, nhất là khi chuẩn bị thực phẩm cho trẻ em. Người chế biến thực phẩm

đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng, nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài
da. Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn. Nấu thực phẩm chưa chín
hoặc không đun lại trước khi ăn.

14


Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng, dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng
men, nhựa tái sinh … bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm.
Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không
được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp
xúc gây ô nhiễm.
Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi
khuẩn vẫn phát triển.

3. Nguyên nhân khách quan
Vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là vấn nạn của Việt nam bất kỳ quốc gia
nào trên thế giới cũng phải đói phó với thực trạng này. Tại mỹ theo thống kê mỗi năm
có gần 76 triệu người bị ngộ độc thực phẩm, khoảng 325.000 phải nhập viện và 5000
ngàn người tự vong liên quan đến thực phẩm tại nhật bản và ustralia cũng không phải
ít, còn Châu Âu từng choáng váng vì bệnh bò điên dioxin trong sữa.

15


Tuy nhiên cách họ quản lý và ngăn chặn vi phạm thì khách chúng ta rất nhiều.
Có một thực tế tồn tại nhiều năm qua khi thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm là số cơ
sở tái phạm sau khi bị sự phạt lên tới gần 100%. Điều đó minh chứng ý thức quá kém
của người sản xuất, đẩy mọi nỗ lực cộng đồng về con số không. Vấn đề đặt ra là muốn
kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm nhất thiết phải siết chặt quản lý trên mọi “mặt

trận” đồng thời có sự liên kết hỗ trợ giữa các “mặt trận” các lực lượng với nhau.
Thực phẩm mất an toàn vệ sinh đang thực sư là nguồn thuốc độc đe dọa sức
khỏe cộng động. Những dịp cuối năm đặc biệt là những thời điểm cận tết là lúc số
lượng lớn thực phẩm được sản xuất buôn bán ồ ạt, theo đó nguồn thực phẩm bẩn cũng
có nhiều điều kiện trà trộn vào thị trường. Thêm một lần nữa nguy cơ về nguồn thuốc
độc này cần được báo động để tránh những trường hợp đáng tiếc, cũng như ngăn chặn
để nó không “ mưa dầm thấm lâu” gây hại cho cộng đồng, 80% số thực phẩm tại
TPHCM có nguy cơ mất an toàn là số liệu cảnh báo mới đây của liên hiệp các hội
khoa học kỹ thuật thành phố hồ chí minh. Tình trạng đáng báo động nhất hiện nay là
các loại thuốc tăng trưởng, hóa chất bảo quản, tạo màu, mùi vị…đang bị lạm dụng vô
tội vạ trong chế biến thực phẩm. Tại Hà Nội, tình trạng tương tự cũng không kém phần
báo động, ngang nhiên tồn tại dù cơ quan chức năng mới chỉ báo động ở mức cảnh
báo. Người buôn bán chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà họ kiếm được, vô tâm đến sức
khỏe của khách hàng. Dưới đây là một số trường hợp điển hình:


Cơm sinh viên bị trộn hóa chất :

Một ký giả của báo người lao động tìm cách giả dạng làm nhân viên phục vụ tại
một quán cơm để thu thập tại chỗ thủ thuật chế biến thức ăn của các vị chủ quán. Thì
ra họ đã mua thực phẩm ôi thiu bị bỏ đi ở các chợ mang về để chế biến lại cho ngon
lành nhờ gia vị và các loại hóa chất khử mùi tẩy màu , họ còn dung loại hóa chất làm
cho gạo và các loại thực phẩm nở một thành hai.

16


Theo báo người lao động họ đã sự dụng một chất bột trắng hòa tan trong nước .
Bất cứ thực phẩm nào từ gạo đến thịt heo, thịt bò, thịt gà được ngâm trong nước bột
này trong vài phút đồng hồ sẽ nở to ra gấp đôi, các loại thịt sống bị thiu thối sẽ bốc

mùi thơm lừng và đổi từ màu tái đen sang màu đỏ tươi nhờ rắc vào một ít bột đỏ.


Dùng hàn the chế biến thực phẩm :

Khi có mặt trong thực phẩm hàn the tăng cường cấu trúc liên kết mạng của tinh
bột và protein, làm giảm độ bở và tăng độ dai, giòn của các loại thực phẩm được chế
biến từ bột ngũ cốc hoặc từ thịt gia súc gia cầm, cải thiện trạng thái cảm quan của sản
phẩm phù hợp với khẩu vị người tiêu dung, mặt khác còn giúp thực phẩm bảo quản
được lâu hơn và duy trì màu sắc thịt tươi hơn.


Từ phía nhà sản xuất kinh doanh:

Vì lợi nhuận mà họ quên đi đạo đức kinh doanh. Họ cố tình tạo ra sản phẩm
không an toàn, ví dụ sự dụng hóa chất tạo màu ngoài danh mục quy định của bộ y tế
trong sản xuất chế biến thực phẩm như melamine, RhodamineB, Formon, hàn the…
hoặc do điều kiện chủ quan của người sản xuất trong việc lạm dụng hóa trừ sâu diệt
cỏ trong sản xuất bảo quản lưu thông hàng hóa. Và chính những sản phẩm này đã ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trước mắt là nguồn ngộ độc cấp và lâu ngày gây ra
những bệnh mãn tĩnh và ảnh hưởng đến nòi gioogs của chúng ta.


Từ phía nhà quản lý :

Có thể nói sự buông lỏng, sự làm ngơ và cả sự chồng chéo về quản lý của
nhiều cơ quan trong thời gian dài làm cho việc sản xuất kinh doanh thực phẩm bị
càng mất an toàn hơn và khó kiểm soát hơn. Hiện nay chúng ta chưa có chế tài
thống nhất đủ mạnh để sử lý các trường hợp vi phạm chẳng hạn nghị định sôs
128/2005/ NĐ-CP của chính phủ về sự lý vi phạm hành vi chính trong lĩnh vực

17


thủy sản đối với “ hành vi sự dụng các loại thuốc thú y, hóa chất, phụ gia chế biến
bị cấm sự dụng không được phép lưu hành ở Việt Nam hoặc sự dụng không đúng
quy định của pháp luật thì bị phạt từ 3->5 triệu đồnh, trong khi đó nghị định số
45/2005/NĐ-CP chính phủ về việc sự lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có
cùng hành vi là sản suất kinh doanh thực phẩm hoặc sản phẩm chế biến từ thịt gia
cầm, gia súc, thủy sản, rau qua do bị bệnh bị ngộ độc chết không rõ hoặc bị ngâm
tẩm trong các hóa chất không được phép sử dụng thì mức phạt tiền là từ 10->15
triệu.
Trong thời gian gần đây mặc dù chúng ta đã chú trọng tập trung vào việc
thanh tra kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, và phát hiện không ít vụ
vi phạm, nhưng hầu như các đoàn thanh tra ít quan tâm sựr phạt, lý do thiếu chế tài
nhưng đáng quan tâm hơn là do trách nhiệm của cán bộ chúng ta chưa kiên quyết
làm tới nơi tới chốn, ví dụ năm 2009 tai quảng trị ngoài đoàn thanh tra liên ngành
cấp tỉnh có 9 đoàn thanh tra liên ngành cấp huyện tổ chức thanh kiểm tra vệ sinh an
toàn thực phẩm nhưng chỉ có thanh tra tỉnh và thành phố Đông Hà có sự phạt còn
lại 8 huyện hầu như không có sự phạt mà chỉ kiểm tra nhắc nhở và cảnh báo , càng
làm cho cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chây lỳ, không tuân thủ thực hiện
đúng quy định của pháp luật. Đối với Việt Nam chúng ta an toàn thực phẩm là một
ngành mới, còn non trẻ. Hệ thống chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh mới thành
lập trong những năm 2009 cán bộ thiếu 1 cách trầm trọng đặc biệt chưa có cán bộ
thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm mà phải dựa vào cán bộ thanh tra y tế để
tổ chức. Các đợt thanh tra liên ngành và cũng chỉ tổ chức được 2->3 đợt trong năm
mỗi đợt 7->10 ngày, còn lại 11 tháng còn lại trong năm chúng ta không tiến hành
thanh kiểm tra được.

18





Từ phía người tiêu dùng:

Rõ ràng là người tiêu dùng quá dễ dãi trong việc lựa chọn đồ ăn, thức uống
cho mình gị là tự chuốc họa vào thân Tâm lý mê rẻ, tâm lý nhìn bề ngoài bắt mắt
làm cho chúng ta bỏ qua chất lượng của sản phẩm.

CHƯƠNG 4.

GIẢI PHÁP CHO AN TOÀN THỰC PHẨM

1. Ý kiến chuyên gia
PGS-TS Lê Thị Hồng Hảo - Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm
quốc gia - Bộ Y tế: Chất tồn dư trong thực phẩm là cực kỳ nguy hiểm.
Theo bà Hảo, các chất tồn dư lại trong sản phẩm sẽ gây ra tác hại lớn cho người
sử dụng. Bà Hảo cho biết ngộ độc thực phẩm cấp tính xảy ra khi người sử dụng sản
phẩm có chứa hàm lượng cao B2-agonnist. Tác hại của loại chất cấm này khiến người
sử dụng rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, tăng huyết áp, nguy cơ sẩy thai.
Bên cạnh đó, chất cấm này khiến sử dụng sản phẩm có chất cấm ngộ độc mạn tính,
nhiễm độc gan. Với chất auramine (vàng ô) thường xảy ra với người tiếp xúc trực tiếp
với chất vàng ô. Trên da, chất này gây dị ứng, ngứa. Trên đường hô hấp gây kích ứng
dữ dội đường hô hấp sẽ gây sặc, lên cơn viêm phế quản, viêm phổi. Ngộ độc cấp,
thường xảy ra với người tiếp xúc trực tiếp với chất vàng ô.
Trên hệ tiêu hóa, chất này gây đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, trụy tim mạch. Đặc
biệt bà Hảo lưu ý, nghiên cứu trên động vật cho thấy vàng ô gây ung thư cho chuột
cống và chuột nhắt. “Nhiều thí nghiệm cho thấy vàng ô tổn thương axít nhân DNA của
nhiều dòng tế bào, đặc biệt là tế bào gan, thận và tủy xương”, bà Hảo khẳng định.
Ngoài ra, bà Hảo cũng đưa các phân biệt thực phẩm sạch và bẩn. Thịt lợn sạch

có lớp mỡ dày, mùa hồng tươi, săn chắc. Còn thịt lợn siêu nạc chứa hóa chất B2agonnist có màu đỏ rực nhưng rửa xong chuyển màu nhợt nhạt.
19


PGS-TS Nguyễn Bá Đức – Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam: “Ung thư từ
tác nhân thực phẩm chiếm khoảng 35%”.
“Có ba yếu tố tác động đến ung thư là di truyền, môi trường sống ô nhiễm và
chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học.Trong đó, tác nhân từ thực phẩm bẩn đứng
hàng đầu, chiếm khoảng 35% các số ca, thuốc lá chiếm 30%, di truyền chỉ chiếm 510%”.
PGS- TS Trần Văn Thuấn - Phó GĐ Bệnh viện K: “Salbutamol không gây ung
thư”.
Hiện tại, chúng tôi chưa có nghiên cứu về mối quan hệ giữa an toàn thực phẩm
và bệnh ung thư ở Việt Nam. Tuy nhiên, tỉ lệ chung mắc ung thư ở Việt Nam có dấu
hiệu tăng lên. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 126.000 ca mới mắc bệnh ung thư. Xu thế
mắc bệnh ung thư gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn hầu hết ở các nước trên thế
giới.
Việc dùng các thực phẩm không an toàn cũng có thể gây mất an toàn sức khoẻ,
ví dụ như ăn phải gạo mốc có chứa chất độc gây ung thư, dưa muối quá khú gây ra
nhiều chất độc hại… Một nguyên nhân có thể gây ra nhiều loại ung thư, như thuốc lá
vừa có thể gây ra ung thư phổi và nhiều loại ung thư khác. Mắc ung thư cần có một
diễn tiến tiếp xúc với các hoạt chất gây ung thư lâu dài.
Còn để xác định ung thư có liên quan đến thực phẩm không an toàn, chúng ta
phải có thiết kế và nghiên cứu trong thời gian lâu dài, với mẫu thiết kế cụ thể mới có
thể xác định được. Hằng năm, Bộ Y tế Hoa Kỳ báo cáo nghiên cứu về ung thư, tổng
hợp từ các nghiên cứu đã báo cáo các chất ung thư ở người. Theo đó bản thứ 13 năm
2016 tôi không thấy chất salbutamol trong danh sách. Như vậy có thể khẳng định,
salbutamol không phải là chất gây ung thư.
20



Tăng cường công tác ATTP
Theo GS.TS. Phạm Duy Tường - nguyên Chủ nhiệm bộ môn Dinh dưỡng và
ATTP, Trường Đại học Y Hà Nội, vấn đề kiểm soát vệ sinh ATTP càng trở nên khó
khăn hơn khi phải đối mặt với các thách thức như sự quản lý ngành công nghiệp thực
phẩm và ATTP trên thị trường còn nhiều bất cập. Trong khi nhà sản xuất gặp khó
khăn, thì người tiêu dùng lo lắng khi ranh giới thật - giả, sạch - bẩn, an toàn - nguy
hại… trở nên mong manh, nếu không có những biện pháp quyết liệt ngăn chặn thực
phẩm bẩn thì xây bao nhiêu bệnh viện cũng không đủ đáp ứng phục vụ người bệnh.
Mặc dù vấn đề ATTP liên tục được cập nhật trong các tin tức mới trong ngày,
tuy nhiên tình trạng thực phẩm bẩn vẫn không ngừng tăng. Theo các chuyên gia, quy
trình ATTP có thể bị ảnh hưởng từ khâu nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ và bảo
quản. Trước những vấn nạn mất ATTP ngày càng phức tạp, để bảo vệ sức khỏe của
chính bản thân và gia đình, các chuyên gia cho rằng cùng với việc mỗi cá nhân là
những người tiêu dùng thông thái trong việc chọn lựa nguyên liệu an toàn, các cơ quan
chức năng cần đầu tư nguồn lực xây dựng hệ thống quản lý tốt.
Báo động đỏ về mất an toàn thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.
Nhiều chuyên gia cho rằng, cần có những giải pháp thiết thực hơn nữa trong
công tác.
Truyền thông về an toàn thực phẩm trước thực trạng mất vệ sinh an toàn thực
phẩm đáng báo động như hiện nay.
Với tinh thần “Tăng cường trách nhiệm người sản xuất, kinh doanh thực phẩm
an toàn”, muốn truyền thông về an toàn thực phẩm có hiệu quả cần chú ý 4 nội dung
sau:
21


Thứ nhất, công tác truyền thông về an toàn thực phẩm muốn đạt hiệu quả cao
cần phải có sự tham gia, phối hợp của nhiều thành phần gồm cơ quan nhà nước, báo
chí, doanh nghiệp, người tiêu dùng và tổ chức xã hội.
Thứ hai, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm.

Thứ ba, xây dựng được mạng lưới (nhóm công tác) trong lĩnh vực truyền thông
về an toàn thực phẩm.
Thứ tư, thái độ và cách ứng xử của người tiêu dùng có vai trò quan trọng trong
truyền thông về an toàn thực phẩm.
Trước tình hình đó, Thủ Tướng Chính phủ đã đưa ra một số giải pháp cho tình
trạng trên thông qua sự đóng góp của các bộ, ngành. Đó là:
Một là, đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là của chính quyền địa
phương.
Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về ATTP trên địa bàn; ưu
tiên bố trí đủ nguồn lực cho công tác này, xác định việc bảo đảm ATTP là một tiêu chí
xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn hóa.
Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra
việc chấp hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP của cơ quan nhà nước cấp
dưới; kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý.
Các địa phương tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu
sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGAP và
hình thành hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; kết nối người tiêu dùng với thực
phẩm an toàn.
22


Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT, Bộ trưởng Bộ Công thương
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh, kiểm tra đột xuất về ATTP
đối với ngành hang được phân công, xử lý theo phẩm quyền và kiến nghị xử lý nghiệm
trọng tập thể, cá nhân vi phạm và các cơ quan, công chức thiếu trách nhiệm, buông
lỏng quản lý ATTP.
Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, công an các địa phương nắm chắc
tình hình các tuyến, địa bàn trọng điểm về vị phạm ATTP, điều tra, khởi tố một số vụ
án điểm trong lĩnh vực ATTP theo quy định của bộ luật Hình sự.
Sớm có phương án kinh phí cho công tác quản lý ATTP theo hướng cho phép

các đia phương chủ động sử dụng toàn bộ số tiền phạt vi phạm ATTP và có kinh phí
tăng cường từ ngân sách nhà nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu công tác này, đặc biệt là
kinh phí cho kiếm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn. Trước mắt, ứng
trước từ ngân sách cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm
năm 2016.
Hai là, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện ATTP.
Các cơ quan báo chí tăng cường các bài viết, chuyên mục về ATTP; tăng cường
đưa tin, tuyên truyền khách quan, trung thực, kịp thời về thực phẩm an toàn, nhất là
các điển hình sản xuất, chế biến, lưu thông thực phẩm an toàn và các vụ việc vi phạm
ATTP.
Ba là, phát huy vai trò của nhân dân trong việc đấu tranh, phát hiện, tố cáo các
hành vi vi phạm quy định về bảo đảm ATTP.
Các bộ, ngành, chính quyền các cấp thực hiện hiệu quả Chương trình phối hợp
vận động và giảm sát bảo đảm ATTP giữa Chính phủ và Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung
23


ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tập trung thực hiện tại một số địa bàn trong điểm và
địa phương theo sự thống nhất với Mặt trận Tổ quốc.
Các Bộ: Y tế,NN & PTNT, Công thương, Công an cùng Bộ đội biên phòng và
các địa phương có cơ chế phù hợp (như đường dây nóng ) để tiếp nhận phản ảnh của
nhân dân, báo chí về vi phạm ATTP và xử lý nghiêm, kịp thời; có hình thức tôn vinh,
khen thường đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh
thực phẩm không an toàn.
Bốn là, tập trung chỉ đạo, tạo chuyển biến rõ nét trong năm 2016 một số vấn đề
sau đây:
Việc nhập khẩu, sản xuất, sử dụng các chất, thuốc trong quá trình sản xuất, chế
biến thực phẩm; tập trung xử lý dứt điểm việc sử dụng salbutamol, vàng ô, kháng sinh
trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
Bộ Y tế siết chặt quản lý việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm chức

năng, bảo đảm vệ sinh an toàn, vệ sinh trong ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập
thể tại các khu công nghiệp.
Bô Công thương siết chặt quản lý việc ngăn chặn nhập lậu rượu giả, nước giải
khát không truy xuất được nguồn gốc.
UBND tập trung kiểm tra, xử lý dứt điểm các điểm nóng ATTP được dư luận và
xã hội quan tâm trên địa bàn.

24


4. Kiến nghị của nhóm
*Nhằm đảm bảo trước thực trạng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
như hiện nay nhóm em có một số ý kiến như sau:
Để đảm bảo vệ sinh an toàn tực phẩm thì người tiêu dùng cần phải có kiến
thức để lựa chọn thực phẩm để tiêu thụ và để đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm, nên chọn những loại có đăng kí chất lượng, có tên nhà sản xuất, có ngày
sản xuất, hạn sử dụng và bao gói còn nguyên vẹn và bảo quản đúng quy định.
Nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng của những
năm qua cùng với đó là tăng cường lực lượng kiểm tra, tuyên truyền trên các
đài truyền hình và các thông tin đại chúng thì tỉnh và thành phố ta phải còn ban
hành nhiều quyết định, quy định thể hiện việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm. Trước những nguy cơ gây mất an toàn về sinh thực phẩm hiện nay khiến
người dân chưa thể yên tâm.
Để xiết chặc an toàn vệ sinh thực phẩm ngoài việc tổ chức các đoàn kiểm
tra, ký cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tỉnh và thành phố ta cần
phải nghiêm khắc tiêu hủy những những sản phẩm hoặc mặt hàng không đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm xử phạt hành chánh và ngưng hoạt động của
những cơ sở vi phạm quy tắc an toàn vệ sinh thực phẩm.

*Ý kiến của nhóm về nâng cao ý thức của người tiêu dùng và giáo

dục:
25


×