Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

báo cáo đánh giá tác động môi trường đô thị FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.36 MB, 72 trang )

Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................................................5
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
5
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
5
2.1. Các văn bản pháp lý liên quan...............................................................................................................5
2.2. Các tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng..........................................................................................................6
2.3. Các nguồn tài liệu sử dụng trong quá trình lập báo cáo:......................................................................7
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM
8
3.1. Quy trình tiến hành ĐTM.......................................................................................................................8
3.2. Các phương pháp sử dụng trong đánh giá ĐTM....................................................................................8
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
9
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN...............................................................................................................10
1.1. TÊN DỰ ÁN:
10
1.2. CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN:
10
1.2.1 Giới thiệu chủ đầu tư:.........................................................................................................................10
1.2.2 Hình thức đầu tư:................................................................................................................................10
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
10
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
12
1.5. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
16
1.6. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI HẠ TẦNG KỸ THUẬT


16
1.7. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
19
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG VÙNG DỰ ÁN................20
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
20
2.1.1. Điều kiện về khí tượng-thủy văn........................................................................................................20
2.1.2. Tài nguyên sinh vật............................................................................................................................22
2.1.3. Địa chất công trình............................................................................................................................22
2.1.4. Hiện trạng môi trường tại khu vực Dự án:........................................................................................23
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN
25
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG......................................................................................27
3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG
27
3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải................................................................................27
3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải..........................................................................34
3.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra:.............................................................34
3.2. ĐỐI TƯỢNG QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG
35
3.2.1. Đối tượng quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng...................................................35
3.2.2. Đối tượng quy mô bị tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động...........................................35
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
36
3.3.1. Giai đoạn thi công.............................................................................................................................36
3.3.2. Giai đoạn hoạt động..........................................................................................................................36
3.3.3. Đánh giá tác động không liên quan đến chất thải.............................................................................37
3.4. DIỄN BIẾN TỔNG HỢP MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN
38
3.4.1. Diễn biến tích cực..............................................................................................................................38

3.4.2. Diễn biến tiêu cực:.............................................................................................................................38
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ
MÔI TRƯỜNG............................................................................................................................................................39
4.1. KHỐNG CHẾ TÁC ĐỘNG DO QUÁ TRÌNH THI CÔNG XÂY DỰNG DỰ ÁN
39
4.1.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn, khí thải):...................................................39
4.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải.....................................................................................39
4.1.3. Giảm thiểu tác động đến môi trường đất...........................................................................................40
4.1.4. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn...............................................................................40
4.1.5. Biện pháp giảm thiểu tác động từ lán trại công nhân.......................................................................40
4.2. KHỐNG CHẾ TÁC ĐỘNG KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
40
4.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí........................................................................40
4.2.2. Biện pháp giảm thiểu do nước thải....................................................................................................41

Công ty Cổ phần FPT

1


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng
4.2.3. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn...........................................................................................46
4.2.4. Phương án trồng cây xanh.................................................................................................................47
4.2.5. Biện pháp vệ sinh môi trường:..........................................................................................................48
4.2.6. Biện pháp phòng chống cháy nổ:......................................................................................................48
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG................................................49
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG:
49
5.1.1. Trong quá trình thi công dự án:.........................................................................................................49
5.1.2. Trong giai đoạn hoạt động của dự án:..............................................................................................49

5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG:
49
5.2.1. Mục tiêu giám sát:.............................................................................................................................49
5.2.2. Các thành phần môi trường cần giám sát:........................................................................................50
5.2.3. Tần suất giám sát:.............................................................................................................................50
5.2.4. Dự kiến kinh phí giám sát:.................................................................................................................50
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG..............................................................................................51
6.1. Ý KIẾN CỦA UBND PHƯỜNG HOÀ HẢI
6.2. Ý KIẾN CỦA UBMTTQ PHƯỜNG HOÀ HẢI
6.3. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN

51
51
52

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.............................................................................................................53
KẾT LUẬN
53
Tác động tích cực.........................................................................................................................................53
Tác động tiêu cực.........................................................................................................................................53
KIẾN NGHỊ
53
CAM KẾT
54
PHỤ LỤC......................................................................................................................................................................55
........................................................................................................................................................................................55
PHỤ LỤC 1: CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
56
Phụ lục 1.1. Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 5937:2005................................................................................56
Phụ lục 1.2. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5938-2005..................................................................................57

Phụ lục 1.3. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945-2005.................................................................................59
Phụ lục 1.4. QCVN14:2008/BTNMT...........................................................................................................62
Phụ lục 1.5. QCVN 08:2008/BTNMT..........................................................................................................66
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ ĐO ĐẠC VÀ PHIẾU ĐIỀU TRA CỘNG ĐỒNG
70
PHỤ LỤC 3: CÁC VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN
71
PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ BẢN VẼ KÈM THEO
72

Công ty Cổ phần FPT

2


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD

: Nhu cầu oxy sinh hoá

COD

: Nhu cầu oxy hoá học

DO

: Nồng độ Oxy hoà tan


THC

: Tổng hydro cacbon

VOC

: Chất hữu cơ bay hơi

SS

: Chất rắn lơ lửng

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

UBND


: Uỷ ban nhân dân

UBMTTQ

: Uỷ ban mặt trận Tổ quốc

TP

: Thành phố

TKKT

: Thiết kế kỹ thuật

CV

: Công văn

NXB

: Nhà xuất bản

KH&KT

: Khoa học và Kỹ thuật

CTCC

: Công trình công cộng


DS

: Dân số

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

BHYT

: Bảo hiểm Y tế

HĐND

: Hội đồng nhân dân

Công ty Cổ phần FPT

3


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1– DANH SÁCH CÁN BỘ ĐƠN VỊ TƯ VẤN THAM GIA LẬP BÁO CÁO.........................................9
BẢNG 2 - TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT SỬ DỤNG CHO DỰ ÁN............................................................................16
BẢNG 3 – CÁC CHỈ TIÊU THIẾT KẾ KỸ THUẬT............................................................................................16
BẢNG 4 – TỐC ĐỘ GIÓ, TẦN SUẤT VÀ HƯỚNG GIÓ...................................................................................21
BẢNG 5 – BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH TẠI KHU VỰC DỰ ÁN.................23
BẢNG 6 - KẾT QUẢ ĐO ĐẠC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI KHU VỰC DỰ ÁN..............................23

BẢNG 7 - KẾT QUẢ ĐO ĐẠC MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI KHU VỰC DỰ ÁN...........................................24
BẢNG 8 – TÓM TẮT CÁC NGUỒN CHÍNH GÂY TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG...............................27
BẢNG 9 - THÀNH PHẦN VÀ NỒNG ĐỘ CHẤT Ô NHIỄM VỚI CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH.................28
BẢNG 10 - TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM DO PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU.........28
BẢNG 11 - GIỚI HẠN ỒN CHO PHÉP CỦA MÁY MÓC, THIẾT BỊ XÂY DỰNG......................................28
BẢNG 12- TẢI LƯỢNG CHẤT Ô NHIỄM DO PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU KHU PHÍA
NAM..............................................................................................................................................................................31
BẢNG 13- TẢI LƯỢNG CHẤT Ô NHIỄM DO PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU KHU PHÍA
BẮC................................................................................................................................................................................31
BẢNG 14 - TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI SINH HOẠT...............................32
BẢNG 15- TẢI LƯỢNG VÀ NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC VỆ SINH TOILET.....33
BẢNG 16-TIẾNG ỒN DO CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG....................................................................34
BẢNG 17-MỨC ỒN TỐI ĐA CHO PHÉP KHU CÔNG CỘNG VÀ DÂN CƯ................................................34

Công ty Cổ phần FPT

4


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Là thành phố với gần 800.000 dân, có mức sống khá cao, Đà Nẵng được xác
định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ của miền
Trung và cả nước. Tốc độ tăng GDP bình quân của thành phố trong vòng 10 năm từ
năm 1997 đến năm 2006 là 11,56%, đặc biệt giai đoạn 2001-2006 đạt 12,47% gần gấp
đôi so với mức tăng trưởng bình quân của cả nước.
Cùng với sự phát triển kinh tế của Đà Nẵng trong những năm gần đây nhu cầu
về bất động sản, nhất là nhu cầu về nhà ở cao cấp của người dân Đà Nẵng ngày một

tăng. So với các thành phố khác, tiềm năng về bất động sản của Đà Nẵng còn khá
nhiều; tuy nhiên, kết quả thực tế đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Khả năng
đáp ứng nhu cầu nhà ở tại Đà Nẵng còn nhiều hạn chế, thiếu các căn hộ cao cấp đi
kèm với các dịch vụ tiện ích. Do đó, việc đầu tư xây dựng thêm các căn hộ cao cấp,
các biệt thự đơn lập, biệt thự song lập tại Đà Nẵng là cần thiết, đáp ứng nhu cầu về nhà
ở cao cấp của người dân Đà Nẵng.
Trong tương lai, Đà Nẵng cần có sự phát triển mạnh mẽ về nhà ở nhằm đáp
ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng, tạo sự đa dạng phong phú để người tiêu dùng lựa
chọn. Xuất phát từ tình hình trên, Công ty cổ phần FPT (trước đây là Công ty cổ phần
phát triển đầu tư công nghệ FPT) lập dự án “ Đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng khu đô
thị công nghệ FPT Đà Nẵng ” tại địa bàn phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn,
thành phố Đà Nẵng. Việc đầu tư xây dựng khu biệt thự và căn hộ cao cấp để bán và
cho thuê sẽ tạo thêm cho Đà Nẵng sức hấp dẫn không chỉ về kinh doanh địa ốc mà cả
về môi trường đầu tư. Qua đó, giúp phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng của Đà Nẵng,
nâng cao nguồn thu cho ngân sách thành phố. Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ
trương và mục tiêu của Đà Nẵng về quy hoạch phát triển nhà ở trong thời gian tới,
xứng đáng là một trong những vị trí trung tâm của miền Trung và Việt Nam.
Để thực hiện nghiêm túc luật bảo vệ môi trường Việt Nam theo quy định, Công
ty cổ phần FPT đã tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “
Đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng “ với sự tư vấn
của Trung tâm kỹ thuật môi trường Đà Nẵng. Đây là cơ sở để xem xét, đánh giá những
tác động của dự án đến môi trường, đồng thời cũng là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà
Nước về môi trường giám sát công tác bảo vệ môi trường khi dự án đi vào hoạt động
sau này.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường
2.1. Các văn bản pháp lý liên quan
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (29/11/2005);
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc qui định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số

điều của Nghị định số 80/2006/NĐ – CP;
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường;

Công ty Cổ phần FPT

5


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

- Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc Ban hành Qui chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo
cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 về việc bắt
buộc áp dụng tiêu chuẩn về môi trường và các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi
trường ban hành theo Quyết định số 35/2002/QĐ- BKHCNMT ngày 25/06/2002 của
Bộ KH,CN&MT;
- Quyết định số 142/2000/QĐ-UB ngày 29/12/2000 của UBND thành phố ban
hành Qui định về BVMT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Quy hoạch phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2020, tỷ lệ 1/10.000 do Viện Qui
hoạch xây dựng Đà Nẵng nghiên cứu đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.
- Hồ sơ khớp nối các dự án quy hoạch và bản đạc hiện trạng do Sở xây dựng TP
Đà Nẵng cung cấp tháng 04/2008.
- Quy hoạch phát triển nguồn nước TP Đà Nẵng đến năm 2020 do UBND TP Đà
Nẵng phê duyệt tháng 11/2002.
- Bản đồ ranh giới sử dụng đất, mặt cắt ngang đường Lê Văn Hiến – Trần Đại
Nghĩa do Viện Quy hoạch đô thị TP. Đà Nẵng cung cấp.

- Quyết định số 342/QĐ-UBND ngày 12/1/2008 của UBND thành phố Đà Nẵng
phê duyệt sơ đồ ranh giới sử dụng đất Khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam của Bộ Xây dựng ban hành tháng 1 năm 1997.
- Tiêu chuẩn và quy phạm thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị (20TCN - 82-81).
2.2. Các tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng
* Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí
1. TCVN 5937:2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí
xung quanh.
2. TCVN 5938:2005 - Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một
số chất độc hại trong không khí xung quanh.
3. TCVN 6438:2001 - Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho
phép của khí thải.
* Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn, độ rung động
1. TCVN 5949:1998 - Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn
tối đa cho phép.
2. TCVN 5948:1999 - Âm học - Tiếng ồn phương tiện giao thông đường bộ phát
ra khi tăng tốc độ - Mức ồn tối đa cho phép.
3. TCVN 6962:2001 - Rung động và chấn động - Rung động do các hoạt động
xây dựng và sản xuất công nghiệp - Mức độ tối đa cho phép đối với môi trường khu
công cộng và dân cư.
* Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước

Công ty Cổ phần FPT

6


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

1. QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

2. QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt.
2.3. Các nguồn tài liệu sử dụng trong quá trình lập báo cáo:
a. Nguồn tài liệu tham khảo thu thập được:
* Tài liệu tiếng Việt:
1. Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, NXB KH&KT, 1999.
2. Các phương pháp giám sát và xử lý ô nhiễm môi trường - Lê Trình, Phùng Chí
Sỹ, Nguyễn Quốc Bình.
3. Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn,
Lê Thạc Cán và tập thể tác giả, 1993.
4. Đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển, Trần Văn Ý và tập thể tác
giả, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội – 2006.
5. Đánh giá tác động môi trường – Phương pháp và ứng dụng của TS. Lê Trình
6. Hội thảo Công nghệ cấp thoát nước và môi trường - Kỉ niệm 40 năm thành lập
trường Đại học xây dựng (1996 – 2006), Trường Đại học xây dựng Hà Nội.
7. Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường theo Thông tư 05/2008/TT-BTNMT.
8. Kỹ thuật bảo hộ lao động – NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1979.
9. Luật Bảo vệ môi trường và văn bản hướng dẫn thi hành - NXB Lao động - Xã
hội.
10. Môi trường không khí – GS.TS Phạm Ngọc Đăng, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội-1997
11. Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải - Trịnh Xuân Lai, NXB Xây
dựng, 2000.
12. Tiêu chuẩn Nhà nước Việt nam về môi trường, tập I & II - Bộ KHCN&MT.
13. Sổ tay xử lý nước - Tập I – Trần Hiếu Nhuệ - NXB KH&KT Hà Nội 2000.
14. Số liệu về điều kiện khí hậu Đà Nẵng, điều kiện kinh tế - xã hội phường Hoà
Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
15. Xử lý nước thải đô thị - Trần Đức Hạ - NXB KH&KT Hà Nội 2006.
* Tài liệu tiếng Anh:

1. Air Pollution Control Engineering, McGraw Hill.
2. Assessment of source of air, water and land pollution - WHO, Geneva, 1993.
3. Morris P and Therivel R, Methods of Environmental Impact Assessment, UBC
Press, Vancouver, 1995.
4. Wastwater Engineering, Metcalf & Eddy.
b. Nguồn tài liệu tham khảo do chủ dự án tạo lập:

Công ty Cổ phần FPT

7


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

1. Số liệu đo đạc ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm xác
định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước tại dự án.
2. Báo cáo đầu tư Dự án xây dựng công trình hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị
công nghệ FPT Đà Nẵng.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
3.1. Quy trình tiến hành ĐTM
- Tổng hợp thu thập, tập hợp các thông tin, số liệu và các đề tài đã nghiên cứu
trước đây liên quan để sử dụng đánh giá chất lượng môi trường khu vực dự án;
- Tiến hành khảo sát, điều tra thông tin tại hiện trường: Xác định thông tin về tình
hình hoạt động kinh tế - xã hội, tự nhiên liên quan đến các nguồn tác động; Tổ chức
điều tra, tham vấn ý kiến cộng đồng (UBND phường và UBMTTQ phường) tại khu
vực dự án.
- Tổ chức lấy mẫu, quan trắc đo đạc hiện trường và phân tích các chỉ tiêu chất
lượng môi trường có trong TCVN;
- Tổng hợp số liệu, tài liệu, biên soạn nội dung báo cáo đánh giá tác động môi
trường cho dự án. Kiểm tra các nguồn số liệu, kết quả tính toán, trình bày thông qua

các bảng biểu, đồ thị, hình ảnh.
- Mời các chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn tham gia các chuyên đề đánh giá
chất lượng môi trường, đề xuất các giải pháp quản lý kỹ thuật, tổng hợp.
3.2. Các phương pháp sử dụng trong đánh giá ĐTM
a. Phương pháp liệt kê số liệu về thông số môi trường: phân tích hoạt động phát
triển, chọn ra thông số liên quan đến môi trường, liệt kê ra và cho các số liệu liên quan
đến thông số đó.
b. Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường: liệt kê tất cả các nhân tố môi
trường có liên quan đến hoạt động phát triển được đưa ra đánh giá và tổng hợp lại.
c. Phương pháp quan trắc môi trường: Lấy mẫu không khí, nước mặt, nước ngầm
phân tích các chỉ tiêu để đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực dự án
d. Phương pháp so sánh: Dựa trên các thống số đã phân tích môi trường và các thống
số khác so sánh với tiêu chuẩn cho phép từ đó đưa ra những nhận định chính xác về
các thống số đã có.
Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, chúng tôi đã áp dụng
phương pháp kết hợp giữa lý thuyết (tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến dự án kết
hợp các tài liệu các tài liệu chuyên môn dành cho dự án…) và phương pháp thực
nghiệm (quan trắc, lấy mẫu, đo đạc hiện trường…). Đồng thời, chúng tôi đã tham vấn
ý kiến của cộng đồng dân cư địa phương (đại diện UBND phường và UBMTTQ
phường).
Báo cáo được xây dựng với những căn cứ có tính chính xác và độ tin cậy cao.
Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện vẫn không tránh sai sót như: ý kiến chủ quan
của người đánh giá, mức độ tin cậy của các tài liệu tham khảo, sai số trong phương
pháp đo đạc, phương pháp lấy mẫu cũng như phân tích mẫu…. Tuy nhiên, đây là

Công ty Cổ phần FPT

8



Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

những sai số nằm trong ngưỡng cho phép nên không làm ảnh hưởng lớn đến kết quả
của báo cáo.
4. Tổ chức thực hiện ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô
thị công nghệ FPT Đà Nẵng tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố
Đà Nẵng do Công ty Cổ phần FPT là đơn vị chủ đầu tư thực hiện với sự tư vấn của
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đà Nẵng.
Địa chỉ đơn vị tư vấn: 408/18 Hoàng Diệu – Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3.550977
Bảng 1– Danh sách cán bộ đơn vị tư vấn tham gia lập báo cáo
TT
1
2
3
4
5
6

Họ và tên
ThS. Nguyễn Ngọc Sơn
ThS. Nguyễn Thị Kim Hà
KS. Huỳnh Minh Hiền
KS. Nguyễn Văn Hải
CN. Hoàng Văn Thế
CN. Hoàng Thị Hòa

Công ty Cổ phần FPT


Chức danh
Giám đốc
TP. TV&KT
Chuyên viên
Chuyên viên
Chuyên viên
Trưởng Trạm
Quan trắc

Nhiệm vụ
Xét duyệt nội dung báo cáo
Tổng hợp báo cáo
Thực hiện lập báo cao
Thực hiện lập báo cáo
Khảo sát lấy mẫu đo đạc
Triển khai phân tích mẫu và xử lý số
liệu phân tích

9


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án:
Công trình: DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU ĐÔ THỊ CÔNG
NGHỆ FPT ĐÀ NẴNG
Địa điểm: phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
1.2. Cơ quan chủ dự án:
1.2.1 Giới thiệu chủ đầu tư:

Tên nhà đầu tư: Công ty Cổ phần FPT
+ Đại diện: Trương Gia Bình

Chức vụ: Tổng giám đốc

+ Địa chỉ trụ sở chính: 98 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
+ Địa chỉ liên hệ: 112 Phan Châu Trinh (tầng 5), thành phố Đà Nẵng.
+ Địa điểm thực hiện dự án: Khu đất nghiên cứu quy hoạch thuộc phường Hòa
Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
+ Điện thoại: 04 - 37301515

Fax: 04 - 37687410

1.2.2 Hình thức đầu tư:
+ Hình thức kinh doanh: Công ty cổ phần.
+ Hình thức đầu tư dự án: Đầu tư xây dựng mới đồng bộ hạ tầng kỹ thuật Khu
đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng bao gồm: san nền, thoát nước, giao thông, cấp nước,
cấp điện, cây xanh.
1.3. Vị trí địa lý của dự án
Khu đất nghiên cứu quy hoạch thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn,
thành phố Đà Nẵng.
* Hiện trạng khu đất:
- Hiện trạng sử dụng đất: thành phần đất đai chủ yếu là đất canh tác lúa, hoa
màu, ao cá chiếm 65%, ngoài ra còn các loại đất khác như đất hoang hóa, đất thổ cư
chiếm tỷ lệ 35%.
- Hiện trạng các công trình kiến trúc:
+ Nhà ở: hầu hết là nhà cấp 4, nhà ở kiên cố chủ yếu phân bố tại khu vực tiếp
giáp đường Trần Đại Nghĩa.
+ Công trình công cộng: công trình công cộng trong khu đất quy hoạch bao
gồm: trường phổ thông cơ sở Lê Văn Hiến, trạm y tế, trung tâm bảo trợ trẻ em nghèo

bất hạnh. Các công trình xây dựng với quy mô nhỏ từ 1 đến 3 tầng.
- Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật:
+ Giao thông: hệ thống giao thông trong ranh giới quy hoạch phần lớn là đường
đất. Ngoài ra còn có một đường nhựa rộng 5 m nối từ đường Trần Đại Nghĩa chạy
xuyên vào dự án theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
+ Câp nước: mạng lưới cấp nước cho nông nghiệp được lấy từ sông Cổ Cò và

Công ty Cổ phần FPT

10


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

hệ thống thoát nước thủy lợi nhỏ. Nước sinh hoạt chủ yếu là giếng bơm khai thác nước
ngầm. Hệ thống nước thủy cục của thành phố với đường ống D 300 chạy dọc theo
đường Trần Đại Nghĩa đến hết địa phận Đà Nẵng.
+ Cấp điện và thông tin bưu điện: hiện trạng chạy dọc theo đường Trần Đại
Nghĩa và đường nhựa liên khối phố.
+ Cây xanh: Ngoài các loại hoa màu, lúa nước được canh tác theo mùa vụ, chủ
yếu là cây bụi và cây dương liễu.
+ Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: chỉ có duy nhất hệ thống thoát nước
bẩn theo thiết kế của đường Trần Đại Nghĩa dẫn về nhà máy xử lý nước thải Ngũ Hành
Sơn cách dự án 4 km
* Ranh giới được xác định như sau:
Theo Quyết định số 342/QĐ-UBND ngày 12/1/2008 của Ủy ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng phê duyệt sơ đồ ranh giới sử dụng đất Khu đô thị công nghệ FPT
Đà Nẵng.
- Phía Bắc giáp


: Khu đô thị Tây Nam Sông Cổ Cò.

- Phía Đông giáp

: Sông Cổ Cò.

- Phía Nam giáp

: Địa phận tỉnh Quảng Nam

- Phía Tây giáp

: Đường Trần Đại Nghĩa.

Tổng diện tích mặt bằng tại khu vực dự án: 1.814.740 m2.
Hình 1: Vị trí khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

Công ty Cổ phần FPT

11


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
a. Quan điểm quy hoạch:
Căn cứ vào các đặc điểm hiện trạng khu đất và điều kiện tự nhiên của địa
phương, dự án được quy hoạch trên các quan điểm sau:
- Khai thác triệt để các yếu tố tự nhiên, mặt nước như sông Cổ Cò, các ao hồ
hiện trạng, nạo vét lòng sông, cải tạo và mở rộng thêm diện tích mặt nước tạo môi

trường sinh thái cho đô thị. Tận dụng các góc nhìn mặt nước để bố trí các biệt thự cao
cấp cho các chuyên gia làm việc tại đô thị cũng như thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
- Phát triển trục giao thông xương sống cho toàn khu theo hướng Bắc Nam, trên
cơ sở khớp nối với 2 tuyến đường vành đai của thành phố tạo sự gắn kết giao thông
mật thiết trong đô thị, giữa các tiểu khu và với các khu vực lân cận đảm bảo hệ thống
giao thông xuyên suốt, thuận lợi.
- Bố trí tập trung các khu công cộng dịch vụ, thương mại, tài chính... bám theo
2 trục vành đai theo hướng Đông Tây (với chiều cao xây dựng công trình từ 9 – 15
tầng) và trục giao thông chính theo hướng Bắc Nam (với chiều cao xây dựng công
trình từ 5 – 9 tầng). Đan xen giữa các khu dịch vụ công cộng, khu chức năng nòng cốt
của đô thị: Trung tâm công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm và đại học FPT.
- Khai thác vị trí giao cắt giữa 2 trục đường Trần Đại Nghĩa và đường vành đai
đi sân bay Đà Nẵng xây dựng các công trình cao tầng (trên 30 tầng) gồm: Tòa nhà trụ
sở FPT và tổ hợp công trình văn phòng, thương mại dịch vụ. Đây sẽ là điểm nhấn cho
vị trí cửa ngõ khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng nói riêng và cho toàn bộ khu vực nói
chung.
b. Phân khu chức năng:
Khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng bao gồm các khu chức năng chính sau:
- Khu đất chia lô, biệt thự: với tỉ lệ rất nhỏ đất nhà ở chia lô liên kế được bố trí
tiếp giáp với khu đô thị Tây Nam sông Cổ Cò nhằm tạo sự đồng bộ về tổ chức quy
hoạch. Mặt khác, số lượng đất chia lô này đáp ứng 1 phần nhu cầu cho người dân địa
phương.
Hình 1 Hình ảnh các khu nhà chia lô

Công ty Cổ phần FPT

12


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng


Hình 2 Hình ảnh nhà biệt thự

- Khu đất chung cư: tạo thành các đơn vị bao bọc xung quanh khu đất, phía
trong là khoảng cây xanh phục vụ trực tiếp cho nhu cầu dân sinh của đơn vị này, tầng
cao trung bình là 9 tầng.
Hình 3 Hình ảnh các khu chung cư

- Khu đất biệt thự: được tổ chức ven theo bờ sông Cổ Cò. Tuyến biệt thự này là
tuyến kiến trúc cảnh quan chính nhìn từ sông Cổ Cò và xa hơn là các khu sân golf.

Công ty Cổ phần FPT

13


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

Hình 4 Các khu sân golf dọc sông Cổ Cò

- Các công trình công cộng: các công trình hành chính công cộng được bố trí
tập trung thành trung tâm hành chính của đô thị nằm trên tuyến đường chính toàn khu.
Các công trình dịch vụ công cộng tổng hợp được bố trí dọc theo 2 tuyến đường vành
đai của thành phố ngang qua đô thị.
Hình 5 Các công trình công cộng

- Trung tâm công nghệ thông tin và sản xuất phần mềm: đây là một trong hai
chức năng trong trung tâm của đô thị, được bố trí xen giữa hai trục dịch vụ công cộng
nhằm tạo sự liên kết trong quá trình phát triển. Trong mỗi khu đất công trình xây dựng
đan xen với các khu cây xanh, kiến trúc cảnh quan nhằm tạo môi trường làm việc cân

bằng.

Công ty Cổ phần FPT

14


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

Hình 6 Trung tâm công nghệ thông tin và sản xuất phần mềm

- Trường phổ thông và đại học FPT: bố trí xen giữa trung tâm hành chính và
khu biệt thự đảm bảo không gian yên tĩnh cho môi trường sư phạm. Trong khu đất bố
trí nhiều cây xanh và 1 hồ nước rộng 2 ha được dẫn về từ sông Cổ Cò.
- Khu công viên cây xanh, khu thể thao, nghỉ ngơi, giải trí: được tổ chức tập
trung thành tổ hợp công viên văn hóa thể thao tại khu vực giáp ranh với địa phận tỉnh
Quảng Nam. Ngoài ra, các điểm cây xanh cảnh quan còn được bố trí dọc theo trục
đường ven sông.
Hình 7 Hình ảnh khu thể thao

Công ty Cổ phần FPT

15


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

- Đường giao thông hạ tầng kỹ thuật: ngoài diện tích xây dựng hệ thống giao
thông còn bố trí khu đất ở vị trí phía Nam khu đô thị phục vụ xây dựng hệ thống xử lý
nước thải.

1.5. Quy hoạch sử dụng đất
Bảng 2 - Tổng diện tích đất sử dụng cho dự án
STT
Chức năng
Diện tích (m2)
1
Đất ở chia lô
21.540
2
Đất ở chung cư
150.959
3
Đất ở biệt thự
192.568
4
Đất dịch vụ công cộng
314.190
Đất trung tâm công nghệ thông tin và sản xuất
5
293.520
phần mềm
6
Trường phổ thông và đại học FPT
200.800
7
Cây xanh, công viên, mặt nước
281.933
8
Đất giao thông
340.638

9
Đất hạ tầng kỹ thuật đô thị
18.600
Tổng cộng
1.814.740

Tỉ lệ (%)
1,2
8,3
10,6
17,3
16,2
11,1
15,5
18,8
1,0
100

1.6. Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật
1. Các chỉ tiêu thiết kế kỹ thuật
Bảng 3 – Các chỉ tiêu thiết kế kỹ thuật
STT
1
2

3

4
5
6


Các hạng mục
Chỉ tiêu sử dụng đất
Chỉ tiêu cấp điện :
- Nhà ở
- Khu thương mại, công cộng
- Công viên cây xanh
- Trường học
- Chiếu sáng đường
Chỉ tiêu thông tin bưu điện
- Khu nhà ở
- Trường học
Chỉ tiêu cấp nước
Chỉ tiêu tính toán thoát nước bẩn
Cấp nước cho CTCC

Chỉ tiêu tính toán
130 m2/ng
4,4 KVA/căn hộ
0,1KVA/m2 sàn
0.005KVA/m2 sàn
0.09 ÷ 0,1 KVA/ cháu
0.0015KVA/m2
1 số/1căn hộ
5 số /trường
220 ÷ 240 lít /người/ngày đêm
85% nước cấp
10-20% nước cấp

2. Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật

a. Quy hoạch giao thông
- Nền đường:
+ Phần đất nền trong phạm vi đường được lu lèn chặt.
+ Phối hợp với hạng mục san nền, thoát nước để tránh trùng lặp khối lượng và
giảm thiểu đào nền đường khi bố trí mương cống.
- Mặt đường:
+ Kết cấu các lớp áo đường như sau:

Công ty Cổ phần FPT

16


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

• Bê tông nhựa hạt trung dày 7cm
• Lớp nhựa dính thấm với hàm lượng nhựa 1kg/m2
• Cấp phối đá dăm loại 1 (Dmax = 25mm) dày 20cm.
• Đất đồi sỏi sạn dày 30cm K = 0,98.
• Tổng chiều dày: H = 0,57m.
- Bó vỉa:
+ Bê tông đá 1x2 M200 đúc tại chỗ
+ Đệm móng đá 4x6 dày 10cm
- Vỉa hè:
+ Lát gạch DARAZZO màu đỏ dày 4cm
+ Lớp vữa lót M75 dày 2cm
+ Bê tông đá 4x6 M100 dày 10cm
+ Đất nền đầm chặt K = 0,95
- Hố trồng cây:
+ Kích thướt mỗi hố D=1,0m, khoảng cách trung bình giữa các hố 10m.

+ Kết cấu BT M250 đá (1x2)cm.
- Giao thông liên khu vực:
Mặt cắt 1-1: B = 40,0 m = 5,0 m + 10,5 m + 9,0 m + 10,5 m + 5,0 m
Mặt cắt 2-2: B = 33,0 m = 5,0 m + 10,5 m + 2,0 m + 10,5 m + 5,0 m
Mặt cắt 3-3: B = 33,0 m = 5,0 m + 23,0 m + 5,0 m
- Mạng lưới đường nội bộ khu ở:
Mặt cắt 4-4: B = 20,0 m = 5,0 m + 10,5 m + 5,0 m
Mặt cắt 5-5: B = 15,0 m = 4,0 m + 7,5 m + 4,0 m
Mặt cắt 6-6: B = 13,5 m = 3,0 m + 7,5 m + 3,0 m
Mặt cắt 7-7: B = 11,0 m = 3,0 m + 5,5 m + 3,0 m
b. Quy hoạch san nền và thoát nước mưa:
Cao trình thiết kế san nền sẽ được thiết kế sau khi tổng mặt bằng đã được phê
duyệt cao trung bình 2,5m với tổng khối lượng đất đắp là hơn 4,54 triệu m 3, địa điểm
khai thác đất được lấy bằng cách :
- Nạo vét sông Cổ Cò đoạn thuộc dự án.
- Nạo vét sông Cổ Cò đoạn thuộc tỉnh Quảng Nam.
Xây dựng hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải riêng. Hệ thống thoát
nước này được thiết kế theo hai tiêu chuẩn thoát nước bên ngoài và trong công trình:
- TCVN 4474- 1987
- TCVN 51- 1984

Công ty Cổ phần FPT

17


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

Đối với nước mưa chảy ngang qua mặt bằng dự án sẽ được thu gom và thoát ra
cống thải khu vực. Cống thoát nước mưa được bố trí chạy dọc theo các tuyến đường.

Trên các tuyến cống thu gom nước mưa, sẽ bố trí các hố ga thu nước cách nhau
khoảng 50m.
c. Quy hoạch cấp nước:
Chủ dự án quy hoạch mạng lưới cấp nước trong khu đô thị được đấu nối với hệ
thống cấp nước từ đường ống D=300 mm của nhà máy cấp nước Cầu Đỏ với công suất
tính toán là 220 ÷ 240 lít/người/ngày đêm.
Nước cứu hoả sẽ được lấy từ các họng lấy nước chữa cháy trên các trục ống lớn
đã được xác định trong bản thiết kế hệ thống cấp nước Khu đô thị công nghệ FPT Đà
Nẵng, mạng ống cấp nước chữa cháy sẽ chung với mạng ống cấp nước sinh hoạt (sẽ
được thiết kế ở giai đoạn sau).
d. Quy hoạch cấp điện và thông tin bưu điện:
Kết cấu lưới và trạm: các trạm biến thế trong khu vực xây dựng dưới dạng kín,
các tuyến cao hạ thế đều đi ngầm trong các tuy nen kỹ thuật, đồng bộ với các công
trình kỹ thuật hạ tầng khác. Hệ thống điện trong khu đô thị được đấu nối với trạm 35
kV ở khu vực Bắc Mỹ An
Hệ thống cáp quang gồm cáp thông tin, cáp truyền số, truyền hình, thuê bao...
được thiết kế đi ngầm theo các tuy nen kỹ thuật đồng bộ với các công trình kỹ thuật hạ
tầng khác.
e. Quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
Nước thải từ các khu riêng biệt sẽ được bơm về trạm xử lý nước thải tập trung
của khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng để xử lý theo đúng theo QCVN
14:2008/BTNMT cột B khi xả vào hệ thống thoát nước trên đường Trần Đại Nghĩa dẫn
đến hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố. Các đường cống làm bằng bê
tông cốt thép chịu lực.
Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, khu biệt thự, các công trình công cộng,...
được thu gom và vận chuyển về trạm trung chuyển rác trong khu vực. Sau đó sẽ được
Công ty môi trường đô thị vận chuyển đi đổ đúng nơi quy định của thành phố.
Các công trình kỹ thuật hạ tầng sẽ được xem xét kỹ trong quá trình xét duyệt dự
án khả thi đầu tư xây dựng và thiết kế kỹ thuật thi công, trên cơ sở đảm bảo khớp nối
hợp lý với hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật tại khu vực.

Tất cả các công trình, các chi tiết xây dựng như ban công, ô văng… không được
chiếm không gian lộ giới đường. Đối với các công trình công cộng dịch vụ, công trình
thương mại, thương mại hỗn hợp cần phải được xem xét cấp chứng chỉ quy hoạch xây
dựng trong bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình trước khi
thiết kế kỹ thuật thi công.
f. Xây dựng kè
Trong quá trình san lấp mặt bằng dòng chảy của sông sẽ cuốn theo lượng đất
san lấp gây bồi lắng lòng sông. Để tránh xảy ra hiện tượng này chủ dự án xây dựng kè
trước khi đổ đất san lấp mặt bằng. Dự kiến chủ dự án xây kè với đỉnh kè cao 1m so với
mực nước sông được xây bằng bê tông cốt thếp, taluy kè đắp đất và trông cỏ.

Công ty Cổ phần FPT

18


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

1.7. Kế hoạch thực hiện dự án
Dự án dự kiến sẽ được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu trung tâm của đô thị. Việc
phát triển giai đoạn 1 dự kiến sẽ thực hiện vào tháng 9 năm 2009 và hoàn thành
vào cuối năm 2010.
- Giai đoạn 2 xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu phía Nam của khu đô thị
đồng thời tiến hành đầu tư xây dựng các hạng mục công trình ở khu trung tâm ( đại
học FPT, khu công viên phần mềm và một phần khu ở cho các chuyên viên lập trình), thời
gian thực hiện giai đoạn 2 sẽ từ năm 2011 đến năm 2012.
- Giai đoạn 3 xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu phía Bắc của khu đô thị đồng
thời tiến hành đầu tư xây dụng các hạng mục công trình ở phía Nam khu đô thị
(trung tâm hành chính đô thị FPT Đà Nẵng, tổ hợp công viên - văn hóa - thể thao,

chung cư cao tầng, câu lạc bộ thể thao, nhà hàng cao cấp, biệt thự chuyên gia cao
cấp), thời gian thực hiện giai đoạn 3 sẽ từ năm 2013 đến năm 2014.

Công ty Cổ phần FPT

19


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ MÔI
TRƯỜNG VÙNG DỰ ÁN
2.1. Điều kiện tự nhiên
Đà Nẵng là một trong số ít những thành phố của Việt Nam cũng như trên thế giới
được thiên nhiên ưu ái với một quần thể núi, sông và biển hài hòa tạo nên nét quyến rũ
chưa từng có ở các đô thị biển khác…
Đà Nẵng còn có nhiều danh thắng đẹp được đông đảo du khách trong và ngoài
nước biết đến như: Đèo Hải Vân được mệnh danh là 'Thiên hạ đệ nhất hùng quan",
Ngũ Hành Sơn huyền thoại là "Nam Thiên danh thắng", khu du lịch sinh thái Bà Nà Suối Mơ được ví là Đà Lạt, Sapa của miền Trung… Ngoài ra, Đà Nẵng có bờ biển dài
90km, trong đó có nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng như Nam Ô, Sơn Trà, Non Nước... Bãi
biển Đà Nẵng đã được Tạp chí Forbes của Mỹ xếp vào một trong 6 bãi biển đẹp nhất
thế giới.
2.1.1. Điều kiện về khí tượng-thủy văn
a. Khí tượng:
Vùng Dự án nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa nhiệt đới, nhiệt độ
cao, ít biến động và chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, mùa mưa
từ tháng 8 đến tháng 12.
*. Nhiệt độ:
− Nhiệt độ trung bình hằng năm: 25,8 0C
− Nhiệt độ cao nhất trung bình nhiều năm: 30,5 0C

− Nhiệt độ thấp nhất trung bình nhiều năm: 22,6 0C
− Nhiệt độ cao tuyệt đối: 40,5 0C
− Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 12,0 0C
− Tháng có nhiệt độ cao nhất từ tháng 5 đến tháng 8 còn tháng có nhiệt độ
thấp nhất từ tháng 11 đến tháng 12.
*. Mưa: Mùa mưa thường tập trung và kéo dài trong mùa khô từ tháng 9 đến
tháng 12, mưa lớn tập trung vào tháng 10 và tháng 11; và chiếm trên 70% tổng lượng
mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất trong năm là tháng 3, 4, 5, 6.
− Lượng mưa trung bình nhiều năm: 1.992 mm
− Lượng mưa cao nhất trung bình nhiều năm: 3.100 mm
− Lượng mưa thấp nhất trung bình nhiều năm: 1.400 mm
− Lượng mưa ngày cao nhất: 590 mm
*. Nắng: Ngày nắng thường tập trung và kéo dài trong mùa khô từ tháng 1 đến
tháng 9; giai đoạn nắng nhất trong năm từ tháng 5 đến tháng 6.
− Tổng số giờ nắng trung bình trong nhiều năm: 2.253 giờ
− Số giờ nắng cao nhất trong tháng (tháng 5): 248 giờ

Công ty Cổ phần FPT

20


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

− Số giờ nắng thấp nhất trong tháng (tháng 12): 120 giờ
*. Độ ẩm không khí:
− Độ ẩm trung bình hằng năm: 82%
− Độ ẩm cao nhất: 95% vào tháng 12
− Độ ẩm thấp nhất: 64% vào tháng 7
− Các tháng có độ ẩm thấp: tháng 4 đến tháng 6

*. Bốc hơi:
− Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm: 1.174 mm
− Lượng bốc hơi cao nhất: 1.286,5 mm
− Lượng bốc hơi nhỏ nhất: 1.025 mm
− Các tháng có lượng bốc hơi cao: tháng 4 đến tháng 8
*. Gió: Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Tây Nam. Gíó Đông Bắc thường
xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và mang theo không khí lạnh, tốc độ gió
lớn nhất 24 m/s. Gió Tây Nam xuất hiện vào tháng 4 đến tháng 9 và mang theo nhiều
hơi nước, tốc độ gió lớn nhất là 15 m/s.
− Tốc độ gió trung bình trong năm là 3,3 m/s
− Tốc độ gió lớn nhất: 15-25 m/s
− Tốc độ gió quan trắc khi có bão: 30-40 m/s
Bảng 4 – Tốc độ gió, tần suất và hướng gió
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Năm

Tốc độ gió (m/s)
Trung bình

Cực đại
3,4
19
3,4
18
3,4
18
3,3
18
3,4
25
3,0
20
3,0
26
3,0
17
3,3
28
3,6
40
3,5
24
3,2
18
3,3
40

Hướng gió
Tây Bắc

Tây Bắc
Đông
Đông
Đông
Đông
Tây Nam, Đông
Tây Nam
Bắc
Bắc
Bắc
Bắc, Tây Bắc
Tây Bắc

Tần suất hướng gió cực
đại (%)
18,5
20,4
20,3
21,7
15,2
15,0
11,0;12,9
12,3
14,9
16,2
19,3
15,2;16,8
16,1

*. Bão: Bão thường xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 12 và tháng 1 hằng năm, cấp

bão lớn nhất lên đến cấp 11, 12. Mỗi năm có ít nhất là 5 cơn bão gây ảnh hưởng hay
trực tiếp đổ bộ lên đất liền. Mưa lớn thường xảy ra cùng thời kỳ có bão kèm theo gió
xoáy và giật vô hướng, tốc độ gió khi có bão lên đến 40 m/s.

Công ty Cổ phần FPT

21


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

*. Lũ: Lũ tiểu mãn thường xuất hiện vào tháng 5, 6. Lũ chính vụ thường xuất
hiện vào tháng 10 đến tháng 12. Lũ kéo dài do ảnh hưởng lượng mưa từ thượng nguồn
sông Hàn.
b. Thủy văn:
* Chế độ sóng vùng biển Đà Nẵng: Bờ biển Đà Nẵng kéo dài khoảng 90km, chịu
ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều mỗi ngày lên xuống 2 lần với biên độ dao động
khoảng 0,6m. Chế độ sóng vùng biển Đà Nẵng phụ thuộc vào mùa trong năm. Sóng có
hướng thịnh hành là Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau với tần suất ổn định
vào tháng 7 là 75,21%. Vào mùa đông, tần suất sóng theo hướng Đông Bắc giảm dần
và chuyển sang hướng Đông, đạt 32,34% vào tháng 4. Từ tháng 5 đến tháng 7 hướng
sóng Tây Nam chiếm ưu thế với tần suất đạt 61,7% vào tháng 7. Vào tháng 8 sóng
chuyển dần theo hướng Nam với tần suất 55,37%.
Trên cơ sở số liệu bão, có thể tính độ cao của sóng cực đại ứng với chu kỳ tại
biển Đà Nẵng và Quảng Nam. Độ cao sóng cực đại có thể đạt tới mức 4,5m.
*. Dòng chảy: Dòng chảy trong khu vực biển Đà Nẵng chịu ảnh hưởng lớn của
chế độ gió. Dòng chảy vào mùa đông dao động từ 10-36 cm/s với hướng dòng chảy
thịnh hành là Đông Nam, nghĩa là chảy từ vùng biển khơi vào hướng bờ biển. Tốc độ
dòng cực địa mùa đông là 71 cm/s lớn gấp 2 lần tốc độ dòng chảy lớn nhất vào mùa
hè.

2.1.2. Tài nguyên sinh vật
Do đặc điểm của vùng dự án là vùng đô thị, dân cư sinh sống nhiều năm, các
giống loài sinh vật tự nhiên ít có điều kiện sinh tồn và phát triển trong vùng. Thực vật
trên cạn chủ yếu là một số loài cây cỏ dại. Động vật nuôi chủ yếu là heo, gà, vịt, chó,
mèo... không có các loài động vật quý hiếm.
Về tài nguyên sinh vật biển, với vị trí vùng dự án nằm trong vùng biển Đà
Nẵng, có thể đánh giá tài nguyên sinh vật biển của vùng rất phong phú. Theo báo cáo
đánh giá rủi ro môi trường thành phố Đà Nẵng (2004) cho biết, biển Đà Nẵng có thành
phần loài động vật khá phong phú: 58 loài phù du thuộc 34 giống, 25 họ, 7 bộ và
ngành; 120 loài động vật đáy thuộc 88 giống, 66 họ, 6 lớp, 4 ngành; 55 loài san hô
cứng; hơn 500 loài cá, với khoảng 30 loài cá có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng các loại
hải sản khoảng 113.000 tấn, trong đó cá nổi khoảng 70.000 tấn, cá đáy 30.000 tấn, còn
lại là mực và tôm.
2.1.3. Địa chất công trình
Theo báo cáo khoan khảo sát địa chất công trình đo đạc địa chất công trình khu
dự án bao gồm các lớp sau:

Công ty Cổ phần FPT

22


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

Bảng 5 – Bảng kết quả khảo sát địa chất công trình tại khu vực dự án
Các lớp (từ trên xuống)
Lớp 1
Lớp 2

Chiều sâu lớp

Bề dày: 0,2-2,8 m

Sét pha lẫn rễ cây

Độ sâu mặt lớp: 0,3–1,7 m

Sét pha màu xám pha màu
xám vàng, xám xanh,
trạng thái dẻo, mềm.

Độ sâu đáy lớp: 1,5-4,7 m
Bề dày lớp: 0,6-3,2 m
Độ sâu mặt lớp: 0,2–6 m

Lớp 3

Mô tả chung

Độ sâu đáy lớp: 3-3,3 m
Bề dày lớp: 1,9-4,5 m

Bùn sét pha màu xám ghi
lẫn hữu cơ

Độ sâu mặt lớp: 1–5,5 m
Lớp 4

Đây là lớp cuối cùng trong chiều sâu Cát hạt nhỏ màu xám ghi,
khảo sát nên chưa xác định chiều trạng thái xốp lẫn hữu cơ
sâu lớp.


2.1.4. Hiện trạng môi trường tại khu vực Dự án:
Để có cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và dự báo các tác động
đến môi trường khu vực khi Dự án đi vào hoạt động, chúng tôi đã tiến hành khảo sát,
đo đạc và lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường nước và không khí tại khu vực dự
kiến thực hiện Dự án. Kết quả được trình bày ở bảng dưới đây:
2.1.4.1. Môi trường không khí và vi khí hậu:
Bảng 6 - Kết quả đo đạc môi trường không khí tại khu vực Dự án
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Chỉ tiêu
Nhiệt độ
Độ ẩm
Tốc độ gió
Độ ồn
Bụi tổng
NOx
SOx
CO

ĐVT
o


C
%
m/s
dBA
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3

K1
22,2
80
0-1
45-50
0,1
0,04
0,002
2

Kết quả phân tích
K2
K3
K4
23,6
22,5
23,0
79
81
81

0-1
0-2
0-2
48-50 43-49 47-52
0,1
0,1
0,2
0,04
0,05
0,06
0,002 0,002 0,002
2
2
3

K5
22,8
80
0-1
49-56
0,1
0,03
0,001
1

TCVN
5937-2005
50-75(*)
0,3
0,2

0,35
30

Ghi chú:
- K1: Mẫu khí lấy trong khu vực dự án đầu hướng gió.
- K2: Mẫu khí lấy giữa khu vực dự án.
- K3: Mẫu lấy phía Đông dự án – đầu hướng gió.
- K4: Mẫu lấy cuối hướng gió – phía Tây dự án.
- K5: Mẫu lấy gần ranh giới Quảng Nam – Đà Nẵng.
- TCVN 5937-2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh
- (*): TCVN 5949-1998 – Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư
- Ngày lấy mẫu: 18/12/2008, đặc điểm thời tiết: trời nắng, gió nhẹ.
- Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng

Công ty Cổ phần FPT

23


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

Nhận xét: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh cho
thấy: các thông số SO2, NOx, CO (được tính trung bình trong 1 giờ) tại khu vực Dự án
đều có giá trị thấp hơn giá trị cho phép của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5937-2005:
Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. Nhìn chung, hiện trạng môi trường
không khí tại khu vực của dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm.
2.1.4.2. Môi trường nước:
Bảng 7 - Kết quả đo đạc môi trường nước tại khu vực Dự án
TT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Kết quả
QCVN
QCVN
phân tích
09082008
2008
N1
N2
N3
N4
N5
5,5 pH
7,1

7,1
7,0
7,0
7,1
5,5-9
8,5
Độ đục
mg/l
0,8
0,4
0,3
14,3
12,0
TSS
mg/l
KPH
1.500
22
20
100
BOD5
mg/l
KPH
KPH
KPH
25
COD
mg/l
KPH
4

6
7
50
NO 3
mg/l
15,3
6,8
15
15
Coliform CFU/100ml
110
0
230
3
230
2.400 10.000
Pb
mg/l
0,0021 0,0018 0,0027
0,01
0,0036 0,0032
0,05
Zn
mg/l
0,0028 0,0018 0,0006
3
0,0038 0,0040
2
Cd
mg/l

0,0007 0,0005 0,0008 0,005 0,0016 0,0010
0,01
2S
mg/l
0,002 0,001
Màu
PtCoApha
6
KPH
KPH
76
91
TDS
mg/l
78,4
54,6
Độ cứng
mg/l
97
58
500
0,002
Hg
mg/l
KPH
KPH
KPH
0,001
KPH
KPH

0,002
As
mg/l
KPH
KPH
KPH
0,05
KPH
KPH
0,1
Dầu mỡ
mg/l
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
0,3
Tên chỉ
tiêu

ĐVT

Kết quả phân tích

Ghi chú:
- KPH: Không phát hiện.
- N1: Mẫu nước giếng khoan sâu 12 m nhà bà Huỳnh Thị Tiệp – Tổ 27 Đông Trà.
- N2: Mẫu nước giếng khoan sâu 20 m nhà ông Nguyễn Huy Hoàng – Tổ 27 Đông Trà.
- N3: Mẫu nước giếng đào sâu 9 m nhà ông Huỳnh Văn Hoà – Tổ 26 Đông Trà.

- N4: Mẫu nước sông Cổ Cò.
- N5: Mẫu nước hồ tự nhiên trong khu vực dự án.
- QCVN 08-2008: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (loại B2).
- QCVN 09-2008: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.
- Ngày lấy mẫu: 18/12/2008, đặc điểm thời tiết: trời mát, gió nhẹ.
- Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng

Nhận xét: Qua kết quả phân tích trên cho thấy:
Chất lượng nước ngầm tại khu vực Dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm trừ chỉ tiêu
coliform: Mẫu nước giếng N1 và N3 cho kết quả vượt QCVN 09-2008: Tiêu chuẩn chất
lượng nước ngầm từ 36,7 – 76,7 lần.

Công ty Cổ phần FPT

24


Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

Đối với chất lượng nguồn nước sông Cổ Cò, đây là nguồn nước mặt gần với khu
vực dự án, kết quả phân tích cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đặc trưng đều nằm trong giới
hạn cho phép (QCVN 08-2008: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (loại B2)).
2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội khu vực Dự án
Trên cơ sở thu thập số liệu kinh tế xã hội và sức khỏe cộng đồng năm 2008 tại
phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, chúng tôi tổng hợp các điều kiện kinh tế - xã
hội ở khu vực như sau:
a. Tổng diện tích đất: 1.417,3 ha
- Đất nông nghiệp: 34%
- Đất lâm nghiệp: 11%
- Đất công nghiệp + Nuôi trồng thủy sản: 2%

- Đất dân cư: 9%
- Đất giao thông: 11%
- Đất còn để trống: 15%
- Đất chuyên dùng khác: 18%
b. Dân số:
Tổng số dân của phường Hòa Hải là 14.675 người (nam: 6.874 và nữ là 7.801
người), gồm 5.200 hộ gia đình với 4.200 hộ thường trú và 1.000 hộ đăng kí tạm trú,
trung bình mỗi hộ có 5 người, mật độ dân số khoảng 104,8 người/km2.
c. Tôn giáo
- Phật giáo: 347 hộ (1.448 nhân khẩu).
- Thiên chúa giáo: 23 hộ (114 nhân khẩu).
- Tin lành: 19 hộ (81 nhân khẩu).
- Cao đài: 26 hộ (120 nhân khẩu).
- Công trình tôn giáo có 4 chùa, 35 nhà thờ tộc, 17 nhà thờ chi phái.
d. Ngành Nghề:
Nghề nghiệp chủ yếu của các hộ dân cư sống trên địa bàn phường là sản xuất
đá mỹ nghệ, chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản…
e. Y tế, vệ sinh môi trường
Phường có 1 trạm y tế với qui mô 7 giường bệnh. Tình hình sức khỏe của cộng
đồng trên địa bàn nói chung là tốt. Phường luôn triển khai tốt chương trình chăm sóc,
bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, bệnh suy dinh dưỡng, bệnh hô hấp và
bệnh đường ruột cần phải lưu tâm.
− Bệnh đường ruột: 16 người.
− Bệnh đường hô hấp: 71 người.
− Số trẻ em suy dinh dưỡng: 174 em.
− Số hộ dùng giếng đào: 26 hộ.

Công ty Cổ phần FPT

25



×