Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận lịch sử hình thành thị trường chứng khoán và thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.29 KB, 13 trang )

DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN LỚP QT13A

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Mai Hoàng Đại Dương
Nguyễn Đình Dũng
Nguyễn Tấn Hiệp
Lê Thị Mỹ Huyền
Mai Thị Ngọc Loan
Nguyễn Minh Khanh
Nguyễn Phúc Tấn
Ngô Trường Tân
Phan Nữ Anh Thư
Đinh Thị Cẩm Tú


MỤC LỤC
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THI TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN......3

1.1. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán thế giới....................................3
1.2. Thị trường chứng khoán ớ Việt Nam............................................................5
2. XẾP HẠNG 5 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LỚN NHẤT THẾ GIỚI................7



1.1. Xếp hạng theo tiêu chí vốn hóa thị trường (Market Capitalization)............7
1.2. NYSE Euronext :..........................................................................................7
1.3. NASDAQ OMX :...........................................................................................8
1.4. Tokyo Stocks Exchange (TSE):...................................................................10
1.5. London Stocks Exchange (LSE):.................................................................11
1.6. Euronext Paris:...........................................................................................12
3. KẾT LUẬN.............................................................................................................. 13

Thị trường chứng khoán

2


1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THI TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán thế giới
Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơ khai, xuất phát từ một sự
cần thiết đơn lẻ của buổi ban đầu. Vào giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung tâm buôn bán
ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi việc mua bán trao đổi
các vật phẩm hàng hoá. Lúc đầu chỉ một nhóm nhỏ, dần dần sau đó tăng dần và hình thành một
khu chợ riêng. Cuối thế kỷ 15, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường”
với việc họ thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước được sửa đổi hoàn chỉnh thành
những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia ” thị trường”.
Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình Vanber ở
Bruges Bỉ, tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một tiếng Pháp là “Bourse” tức là “mậu
dịch thị trường” hay còn gọi là “Sở giao dịch”.
Vào năm 1547, thành phố ở Bruges Bỉ mất đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị cát lấp nên mậu
dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và được chuyển qua thị trấn Auvers Bỉ, ở đây thị trường phát
triển rất nhanh và giữa thế kỷ 16 một quan chức đại thần của Anh quốc đã đến quan sát và về
thiết lập một mậu dịch thị trường tại London Anh, nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch

chứng khoán London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức
và Bắc Âu.
Sự phát triển của thị trường ngày càng phát triển cả về lượng và chất với số thành viên tham gia
đông đảo và nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy theo tính chất tự nhiên nó lại được phân ra thành
nhiều thị trường khác nhau như: Thị trường giao dịch hàng hoá, thị trường hối đoái, thị trường
giao dịch các hợp đồng tương lai và thị trường chứng khoán… với đặc tính riêng của từng thị
trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia trong đó.Quá trình các giao dịch chứng khoán
diễn ra và hình thành như vậy một cách tự phát cũng tương tự ở Pháp, Hà Lan, các nước Bắc Âu,
các nước Tây Âu và Bắc Mỹ.
Các phương thức giao dịch ban đầu được diễn ra sơ khai ngay cả khi ở ngoài trời với những ký
hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Ở Mỹ cho đến năm 1921, khu
chợ này được chuyển từ ngoài trời vào trong nhà, Sở giao dịch chứng khoán chính thức được
thành lập.
Ngày nay, theo sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, cácphương thức giao dịch ở các
Sở giao dịch chứng khoán cũng được cải tiến dần theo tốc độ và khối lượng yêu cầu nhằm đem
lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch, các Sở giao dịch đã dần dần sử dụng máy vi tính để
truyền các lệnh đặt hàng và chuyền dần từ giao dịch thủ công kết hợp \/ói máy vi tính sang sử
dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điện tử thay cho thủ công trước kia.
Thị trường chứng khoán

3


Lịch sử phát triển các thị trường chứng khoán Thế giới trải qua một sự phát triển thăng trầm lúc
lên, lúc xuống, vào những năm 1875-1913, thị trường chứng khoán Thế giới phát triển huy
hoàng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Thế giới lúc đó, nhưng rồi đến “ngày thứ năm đen
tối ” tức ngày 29/10/1929 đã làm cho thị trường chứng khoán Tây, Bắc Âu và Nhật bản khủng
hoảng mất lòng tin. Cho mãi tới chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các thị trường chứng khoán
cũng hồi phục dần và phát triển mạnh và rồi cho đến năm 1987 một lần nữa đã làm cho các thị
trường chứng khoán.

Thế giới điên đảo với “ngày thứ hai đen tối” do hệ thống thanh toán kém cỏi không đảm đương
được yêu cầu của giao dịch, sụt giá chứng khoán ghê gớm, mất lòng tin và phản ứng dây chuyền
mà hậu quả của nó còn nặng hơn cuộc khủng hoảng năm 1929. Theo quy luật tự nhiên, sau gần
hai năm mất lòng tin, thị trường chứng khoán Thế giới lại đi vào giai đoạn ổn định và phát triển
đến ngày nay. Cứ mỗi lần khủng hoảng như vậy, giá chứng khoán của tất cả các thị trường chứng
khoán trên Thế giới sụt kinh khủng tuy ở mỗi khu vực và mỗi nước ở những mức độ khác nhau
gây ra sự ngừng trệ cho thị trường chứng khoán toàn cầu và cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nền
kinh tế mỗi nước.
Cho đến nay, phần lớn các nước trên Thế giới đã có khoảng trên 160 Sở giao dịch chứng khoán
phân tán khắp các châu lục bao gồm cả các nước trong khu vực Đông nam Á phát triển vào
những năm 1960 -1970 vào ở các nước ở Đông Âu như Balan, Hunggari, Séc, Nga, và Châu Á
như Trung quốc vào những năm 1980 - đầu năm 1990.
Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên Thế giới cho thấy thời gian đầu,
thị trường hình thành một cách tự phát, đối tượng tham gia chủ yếu là các nhà đầu cơ, dần dần về
sau mới có sự tham gia ngày càng đông đảo của công chúng. Khi thị trường bắt đầu xuất hiện sự
trục trặc và bất ổn, chính phủ buộc phải can thiệp bằng cách thành lập các cơ quan quản lý nhằm
bảo vệ quyền lợi của công chúng đầu tư và sau đó dần dần hệ thống pháp lý cũng bắt đầu được
ban hành. Kinh nghiệm đối với những thị trường mới hình thành về sau này cho thấy thị trường
sau khi thiết lập chỉ có thể hoạt động có hiệu quả, ổn định và nhanh chóng nếu có sự chuẩn bị
chu đáo về mọi mặt về hàng hoá, luật pháp, con người, bộ máy quản lý và đặc biệt sự giám sát và
quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước.
Song cũng có một số thị trường chứng khoán có sự trục trặc ngay từ ban đầu như thị trường
chứng khoán Thái Lan, Inđônêsia, hoạt động trì trệ một thời gian dài do thiếu hàng hoá và do
không được quan tâm đúng mức, thị trường chứng khoán Philippine kém hiệu quả do thiếu sự
chỉ đạo và quản lý thống nhất hoạt động của 2 Sở giao dịch chứng khoán Makita và Manila, thị
trường chứng khoán Balan, Hungari gặp trục trặc do việc chỉ đạo giá cả quá cao hoặc quá thấp.
Có thể nói, Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời
sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường và nhất là những nước đang phát triển đang
cần thu hút luồng vốn lớn dài hạn cho nền kinh tế quốc dân.


Thị trường chứng khoán

4


1.2. Thị trường chứng khoán ớ Việt Nam
Ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính
thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời. Cùng ngày, Chính phủ cũng ký
quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội. Việc chuẩn
bị cho TTCKVN thực ra đã do Uỷ Ban Chứng khoán Việt Nam ra đời bằng Nghị định 75/CP
ngày 28-11-1996.
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết
định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao
dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000.
Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày
8/3/2005. Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các
công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các DN nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 5 đến
30 tỷ đồng).
Giai đoạn năm 2000-2005: Giai đoạn chập chững biết đi của thị trường chứng khoán.
Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 thực hiện phiên giao dịch
đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ
phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết
giao dịch. Ngày 8/3/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK HN) chính thức
đi vào hoạt động. Năm 2005 khi tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên
49% (trừ lĩnh vực ngân hàng).
Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm của đông
đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng
để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân.
Giai đoạn năm 2006 : Sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam.
Kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng

khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở
giao dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC
Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam
trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim-ba-buê.
Năm 2006 , TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, chỉ số Vn-Index tại sàn giao dịch TP. Hồ
Chí Minh (HASTC) tăng 144% năm 2006, tại sàn giao dịch Hà Nội (Hastc) tăng 152,4%
Giai đoạn năm 2007: Giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ.

Thị trường chứng khoán

5


Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và
tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính công khai, minh bạch của
các tổ chức niêm yết được tăng cường
Giai đoạn năm 2008: Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam khép lại
năm 2008 với sự sụt giảm mạnh.
Nhìn lại thị trường sau 01 năm giao dịch, những điểm nổi bật của thị trường: Index giảm điểm,
thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh (nhiều mã CP rơi xuống dưới mệnh giá), tính thanh
khoản kém, sự thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các c ơ quan điều hành và sự ảm đạm
trong tâm lý các NĐT.
Trong năm 2008, lượng cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việc Chính phủ đẩy mạnh
cổ phần hoá DNNN, đặc biệt là các DN quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt CP
Nhà nước trong các DN đã CPH, chưa kể hàng loạt ngân hàng, Công ty chứng khoán, doanh
nghiệp... phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng thị trường CK có
nguy cơ thừa "hàng".
Năm 2009:
TTCK Việt Nam là thị trường tăng trưởng tệ nhất châu Á tính từ đầu năm 2009 đến nay. Lợi
nhuận các công ty năm 2008 giảm tới 30%. Tuy nhiên một số công ty vẫn có kết quả kinh doanh

tốt và giá cổ phiếu của những công ty này hiện vẫn ở trong mức rất hấp dẫn.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục đi xuống trong năm 2009. Suốt 2 tháng đầu năm
2009, thị trường chứng khoán luôn trong tình trạng ảm đạm, èo uột. Cảnh vắng lặng tại sàn giao
dịch cho thấy thị trường chứng khoán đã không còn sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong thời
điểm này.
Năm 2010:
Năm 2010 đánh dấu chặng đường 10 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường đã
có những phát triển vượt bậc, đạt gấp 2 lần so với kế hoạch ban đầu về quy mô vốn hóa, số lượng
công ty niêm yết tăng gấp 10 lần. Thị trường cũng đã trở thành kênh huy động vốn cho doanh
nghiệp với hàng trăm ngàn tỉ đồng.
Năm 2010 đạt kỷ lục lên sàn niêm yết: thêm 81 cổ phiếu trên HOSE, 110 cổ phiếu niêm yết trên
HNX và 82 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM. Năm 2010 cũng là năm kỷ lục của doanh
nghiệp huy động vốn qua thị trường chứng khoán với tổng giá trị huy động vốn lên tới 110.000
tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2009 và tăng 4 lần so với năm 2008…
Tuy nhiên, 10 năm qua cũng cho thấy sự phát triển của thị trường chưa theo kịp kỳ vọng với
những chậm chễ trong việc triển khai sản phẩm mới, những quy định pháp lý góp phần mở rộng
thị trường như giao dịch cùng phiên, quỹ mở...

Thị trường chứng khoán

6


2. XẾP HẠNG 5 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LỚN NHẤT THẾ GIỚI

1.1.

Xếp hạng theo tiêu chí vốn hóa thị trường (Market Capitalization)
Tính đến 31/12/2010, nguồn từ Wikipedia.
Thị trường


1.
2.
3.
4.
5.

NYSE Euronext
NASDAQ OMX
TSE (Tokyo Stock Exchanges)
LSE (London Stock Exchanges)
Euronext Paris

1.2.

Vốn hóa thị trường (market capitalization)
Tỷ USD
15970
4931
3827
3613
2900

NYSE Euronext :
Vốn hóa thị trường là 15970 tỷ USD (12/2010)









Doanh thu : 4,425 tỷ USD (2010)
Thu nhập: 745 triệu USD (2010)
Thu nhập ròng: 577 triệu USD (2010)
Tổng tài sản: 1330 tỷ USD (cuối 2010)
Vốn chủ sở hữu: 6844 tỷ USD (cuối 2010)
Nhân viên: 2970 (cuối 2010)

NYSE được quản lý bởi tập đoàn NYSE Group, được thành lập từ sự sáp nhập với sàn
giao dịch chứng khoán điện tử Archipelago Holdings. Phòng giao dịch của Sở giao dịch chứng
khoán New York nằm ở số 11, Phố Wall, và bao gồm 5 phòng được sử dụng cho các hoạt động
giao dịch. Tòa nhà chính được liệt kê trong danh sách National Register of Historic Places và tọa
lạc tại số 18 Broad Street, giữa góc đường của Phố Wall và Exchange Place.
Sở giao dịch chứng khoán New York (tiếng Anh: New York Stock Exchange - NYSE), biệt
danh là "Big Board", là một sở giao dịch chứng khoán đóng tại Thành phố New York thuộc sở
hữu của công ty tư nhân NYSE Group (NYX). Đây là sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới
nếu tính về giá trị vốn hóa thị trường bằng dollar Mỹ và là sở giao dịch chứng khoán lớn thứ nhì
thế giới nếu tính theo số lượng công ty niêm yết. Số lượng cổ phiếu của sở này vượt quá số
lượng cổ phiếu tại sàn NASDAQ trong thập niên 1990. Sở giao dịch chứng khoán New York có
một giá trị vốn hóa thị trường toàn cầu lên đến 23.000 tỷ dollar Mỹ ngày 30 tháng 9 năm 2006.
Chỉ số chứng khoán tổng hợp NYSE (NYA) - NYSE Composite được xây dựng vào thập
niên 1960 với giá trị cơ bản là 50 điểm, tương đương với chỉ số đóng cửa năm 1965, phản ánh
Thị trường chứng khoán

7


giá trị của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên sàn, thay vì chỉ có 30 cổ phiếu trong chỉ số công

nghiệp Dow Jones. Trong lịch sử của NYSE, mức cao kỉ lục của chỉ số tổng hợp NYSE từng đạt
9,345.25 điểm vào 7/2/2007, mức thấp kỉ lục là 347.77 điểm vào 10/1974.
Tháng 2/2011, Deutsche Boerse AG đã đồng ý chi ra 9,53 tỷ USD để mua lại Stock
Exchange NYSE Euronext, tạo ra công ty điều hành sàn chứng khoán lớn nhất thế giới. Deutsche
Boerse AG đã đồng ý chi ra 9,53 tỷ USD để mua lại Stock Exchange NYSE Euronext, tạo ra
công ty điều hành sàn chứng khoán lớn nhất thế giới và có thể thúc đẩy một số sự hợp nhất bổ
sung khác. Sau vụ mua lại, Deutsche Boerse sẽ sở hữu 60% của công ty sau sáp nhập, và các cổ
đông của NYSE Euronext nắm giữ 40% cổ phần.
Công ty mới sẽ có doanh thu kết hợp ròng năm 2010 là 5,4 tỷ USD. Tính đên hôm qua,
ngày 15/2, NYSE có mức vốn hóa thị trường là 9,92 tỷ USD, và Deutsche Boerse có tổng giá trị
cổ phiếu khoảng 15 tỷ USD.Công ty sau sáp nhập sẽ có hai trụ sở tại Frankfurt và New York và
dự kiến tổng chi phí hàng năm sẽ tiết kiệm được khoảng triệu 400 USD. Ông Duncan
Niederauer, Giám đốc điều hành NYSE Euronext sẽ là Giám đốc điều hành của công ty mới,
trong khi ông Reto Francioni, Giám đốc điều hành của Deutsche Boerse sẽ trở thành Chủ tịch.

1.3.

NASDAQ OMX :
Vốn hóa thị trường là 4931 tỷ USD (12/2010)

NASDAQ(Viết tắt của Hiệp Hội Quốc gia của người Mua bán Chứng khoán có bảng giá
được điện toán hóa) là một thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Đây là thị trường giao dịch chứng
khoán điện tử lớn nhất của Hoa Kỳ. Với khoảng 3,800 công ty, khối lượng giao dịch trung bình
trên thị trường này cao hơn bất kỳ một thị trường chứng khoán nào trên thế giới.
Được thành lập năm 1971 bởi Hiệp hội Quốc gia của người Mua bán chứng khoán
(NASD); cũng là những người đã từ bỏ Hiệp hội này sau các vụ mua bán năm 2000 và 2001. Sau
đó nó được NASDAQ OMX Group sở hữu và điều hành, cổ phiếu của nó được niêm yết trên thị
trường chứng khoán vào năm 2002, và được Ủy ban Chứng khoán và Thị trường chứng khoán
(SEC) giám sát. Sau khi được Công ty OMX Na Uy mua lại và đạt được thỏa thuận với Borse
Dubai, NASDAQ sở hữu 67% cổ phiếu chi phối, do đó tiếp quản công ty và trở thành một tập

đoàn xuyên Đại Tây Dương. Tập đoàn này ngày nay được gọi là Nasdaq-OMX, kiểm soát và
điều hành Thị trường chứng khoán NASDAQ ở TP New York- là thị trường lớn thứ hai thế giới.
Nó điều hành 8 thị trường chứng khoán Châu Âu và chiếm giữ 1/3 cổ phiếu của Thị trường
chứng khoán Dubai. Thị trường này có hai hợp đồng niêm yết với OMX, và sẽ cạnh tranh với
NYSE-Euronext để thu hút những công ty niêm yết mới.
Giao dịch cổ phiếu đã tăng trưởng trong năm 2010 nhưng lại giảm nhẹ trong quý 2 vừa
qua. Cổ phiếu giao dịch trên sàn Nasdaq OMX đã tăng từ 22,1% lên 22,3% trong quý 3. Công ty
này đã xử lý 22,8% số giao dịch trong quý 2.
Thị trường chứng khoán

8


Năm 2008, thị phần của công ty Nasdaq OMX Group đã chiếm 30% lượng giao dịch
chứng khoán ở Mỹ.
Do sự sụt giảm nhẹ trong lượng giao dịch ở Mỹ, Nasdaq OMX Group đang từng bước mở rộng
hoạt động trong những năm gần đây để tạo thêm doanh thu mới. Công ty đã xử lý lượng lớn nhất
quyền chọn chứng khoán ở nước này trong quý 3. Lượng giao dịch cổ phiếu Châu Âu trên sàn
Nasdaq đã tăng 39% trong quý 3 kết thúc ngày 30/9/2010.
Nasdaq OMX Group công bố đạt thu nhập ròng 101 triệu USD tức 50 cent/cổ trong quý
3, cao hơn nhiều so với con số 60 triệu USD và 28 cent của cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của
Nasdaq OMX Group đạt 369,9 triệu USD (46 cent/ cổ) trong cả năm 2010 .Doanh thu của
Nasdaq OMX Group không bao gồm giảm giá, môi giới, phí giao dịch đã tăng từ 349 triệu USD
năm 2008 lên 372 triệu USD năm 2009. Doanh thu dịch vụ thị trường giảm 9% khi toàn bộ
lượng giao dịch tăng chậm bởi vì nhà đầu tư có vẻ cẩn trọng hơn về sức khỏe của nền kinh tế.
Nasdaq OMX Group đã có thể bù đắp vào sự sụt giảm doanh thu bằng cách giảm giá và chi phí
giao dịch 18%.
Tháng 4/2011, công ty quản lý sàn chứng khoán Nasdaq OMX Group và Intercontinental
Exchange thông báo về cuộc chạy đua trị giá 11,3 tỷ USD bằng tiền mặt và cổ phiếu để giành
NYSE Euronext nhằm ngăn sàn này sáp nhập với Deustche Borse.Lời đề nghị được chờ đợi rất

lâu này đã khởi đầu cuộc chiến giành NYSE. Các công ty quản lý sàn chứng khoán khắp thế giới
đang muốn tiến tới các kế hoạch hợp tác để cạnh tranh tốt hơn trên phạm vi toàn cầu.Nếu Nasdaq
OMX Group thành công, 2 công ty quản lý sàn chứng khoán lớn nhất tại Mỹ sẽ sáp nhập và tạo
ra sàn niêm yết chứng khoán mới lớn nhất Mỹ ở thời điểm thị trường Mỹ đang mất đi tính cạnh
tranh với các đối thủ ngoại.Công việc kinh doanh của sàn Nasdaq cũng sẽ thuận lợi hơn khi hiện
nay sàn đang phải đương đầu với rất nhiều áp lực từ các đối thủ mới như Bats hay DirectEdge
hiện đang nổi lên với hệ thống giao dịch điện tử tốc độ cao.Ông Robert Greifeld, chủ tịch kiêm
giám đốc điều hành của Nasdaq, cho rằng: “Lời đề nghị mà chúng tôi đưa ra hoàn toàn thống
nhất với mục tiêu phát triển. Kế hoạch này đồng thời thừa nhận bản chất toàn cầu của hoạt động
cạnh tranh niêm yết.”Hai sàn Nasdaq và ICE dự kiến tiết kiệm được khoảng 740 triệu USD chi
phí trong khoảng thời gian 3 năm sau khi thương vụ thành công. Chi phí giảm bởi hai sàn sẽ sa
thải một số nhân sự và củng cố cho hệ thống giao dịch. Nasdaq có kế hoạch đóng cửa trung tâm
dữ liệu của chính họ hoặc của sàn NYSE.Ông Jeffrey C. Sprecher, chủ tịch kiêm giám đốc điều
hành của ICE, cho rằng: “Việc sáp nhập sẽ giúp củng cố cho khả năng tài chính và tạo ra công ty
có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.” Theo thỏa thuận, Nasdaq sẽ tiếp quản sàn
BigBoard và một số hoạt động kinh doanh chứng khoán nội địa khác còn ICE sẽ thâu tóm bộ
phận phái sinh của NYSE được biết đến với tên Liffe. Nếu sàn Nasdaq và NYSE kết hợp, sàn
mới sẽ có tên Nasdaq NYSE Euronext, duy trì hoạt động của BigBoard và sàn giao dịch và
Nasdaq. NYSE Euronext khẳng định lại sẽ sáp nhập với sàn chứng khoán Deutsche Boerse của
Đức.

Thị trường chứng khoán

9


1.4.

Tokyo Stocks Exchange (TSE):
Vốn hóa thị trường là 3827 tỷ USD (12/2010)


Lớn thứ hai thế giới tính về lượng tiền tệ, chỉ xếp sau sở giao dịch chứng khoán New
York. Hiện tại sở giao dịch này niêm yết 2271 công ty nội địa và 31 công ty nước ngoài với tổng
khối lượng vốn hóa thị trường hơn 4000 tỷ USD (10/2011). 89 công ty chứng khoán nội địa và
19 công ty chứng khoán nước ngoài tham gia giao dịch ở TSE.
Thị trường cổ phiếu của TSE được biết đến nhiều nhất, với giá trị lên tới 3,5 nghìn tỉ
USD vào cuối tháng 10/2010. TSE cũng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh lớn nhất
Nhật Bản như Trái phiếu chính phủ Nhật (JGB) và TOPIX (Tokyo Stock Price Index – Chỉ số giá
chứng khoán Tokyo).
Hai sàn chứng khoán chính của Nhật Bản hôm 22/11/2011 tuyên bố kế hoạch hợp nhất
hoạt động vào tháng 1-2013 để nâng cao khả năng cạnh tranh và mục tiêu thiết lập nên sàn
chứng khoán lớn nhất thế giới. Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) và sàn giao dịch chứng
khoán Osaka (OSE) đã ký tuyên bố chung với nội dung đồng ý hợp nhất hoạt động kinh doanh
với mục tiêu khắc phục tình hình tăng trưởng chậm chạp của thị trường Nhật Bản.
Liên doanh sau khi sáp nhập dự kiến được gọi là “Sở giao dịch chứng khoán Nhật Bản”
sẽ là thị trường chứng khoán lớn thứ ba thế giới sau NYSE và Nasdaq OMX. Việc nâng cao khả
năng cạnh tranh của thị trường tài chính và thị trường vốn sẽ là bước đệm để hướng tới sự phục
hồi nền kinh tế Nhật Bản.
Mới đây, Tập đoàn Sở giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE Group) và Sở giao dịch
Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác (MoU) nhằm phát triển mối
quan hệ chặt chẽ hơn giữa hai Sở và góp phần vào sự phát triển của thị trường chứng khoán hai
nước. Một trong những nội dung hợp tác trong MoU này là thúc đẩy hoạt động hợp tác trong lĩnh
vực công nghệ thông tin, cũng như cáchệ thống giao dịch, qua việc trao đổi nhân sự và thông tin
về công nghệ thông tin, qua đó tạo ra môi trường đầu tư tốt hơn cho các nhà đầu tư của Nhật Bản
cũng như Việt Nam.
Sở Giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) vừa quyết định kéo dài thời gian giao dịch buổi
sáng thêm 30 phút nhằm tăng khối lượng và giá trị giao dịch trong bối cảnh giá trị giao dịch trên
thị trường này đang có xu hướng sụt giảm trong thời gian gần đây.
Theo TSE, kể từ ngày 21/11, phiên giao dịch buổi sáng sẽ bắt đầu từ 9 giờ và kết thúc vào
lúc 11 giờ 30. Để kéo dài thời gian giao dịch, TSE đã bắt đầu đưa vào hoạt động Tdex+, hệ

thống xử lý giao dịch các hợp đồng tương lai và quyền chọn mới có khả năng xử lý một khối
lượng lệnh lớn hơn nhiều so với trước đây. Trước đó, trong nỗ lực tăng khối lượng giao dịch,
TSE đã thảo luận khả năng kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều từ 12 giờ 30 hiện nay tới 15
giờ, đồng thời cân nhắc bỏ thời gian nghỉ trưa giống như các thị trường chứng khoán New York,
Thị trường chứng khoán

10


London và Singapore. Tuy nhiên, TSE đã quyết định không làm như vậy sau khi một số tổ chức
tài chính cho rằng chi phí của sự thay đổi như vậy là quá lớn.
Cho đến năm 1989, TSE là sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới về mặt doanh thu.
Tuy nhiên, hiện nay, sở giao dịch này chỉ đứng thứ 4 thế giới sau khi bị Sở Giao dịch Chứng
khoán Thượng Hải chiếm mất vị trí thứ ba vào năm 2009.
Doanh thu của TSE đã sụt giảm sau khi “bong bóng” kinh tế của Nhật Bản bị vỡ trong
những năm 1990. Trong thời gian gần đây, sự sụt giảm của giá cổ phiếu do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng nợ công ở châu Âu đang làm giảm giá trị giao dịch trên thị trường này.

1.5.

London Stocks Exchange (LSE):
Vốn hóa thị trường là 3613 tỷ USD (12/2010)

Sở Giao dịch Chứng khoán London là một thị trường chứng khoán đặt tại thành phố
London trong Vương quốc Anh. Tính đến tháng 6 năm 2011 , Sở Giao dịch đã có một vốn hóa
thị trường USD 3,7495 nghìn tỷ, làm cho các lớn thứ tư cổ phiếu trao đổi trên thế giới đo lường
(và lớn nhất ở châu Âu ). [ 2] Exchange được thành lập vào năm 1801 và các cơ sở hiện tại của nó
là nằm ở gần bài kinh chúa nhựt Quảng trường Nhà thờ St Paul ở thành phố London . Exchange
là một phần của Tập đoàn Sở Giao dịch Chứng khoán London .
Năm 2010, tài chính của LSE:



Tổng thu nhập 628,3 triệu bảng Anh (năm 2009: 671,4 triệu bảng Anh) với hiệu suất tốt
trong tiền mặt Ý cổ phần và kinh doanh thu nhập cố định, cũng như Thương mại Bưu
chính, Thông tin & Công nghệ bộ phận, phản ánh bề rộng của kinh doanh, doanh thu
không bao gồm lãi ròng thu nhập thông qua ĐCSTQ doanh nghiệp và thu nhập khác là
605,6 triệu bảng Anh (năm 2009: 644,7 triệu bảng)



Tiếp tục tập trung vào giảm chi phí - chi phí cơ bản hữu cơ giảm tám phần trăm tiền tệ
liên tục trước khi mua lại suy giảm và khấu hao, và các m ặt hàng đặc biệt (và loại trừ
một chi phí 25,3 triệu bảng liên quan đến TradElect thay thế bởi MillenniumIT)



Điều chỉnh hoạt động lợi nhuận (trước khi mua lại suy giảm và khấu hao, và các mặt
hàng đặc biệt) 280,3 triệu (năm 2009: bảng Anh 340,7 triệu USD) £: mất điều hành theo
luật định lợi nhuận 182,3 triệu bảng Anh (2009, hoặc £ 305,6 triệu không bao gồm chi
phí thay thế TradElect một lần 207,9 triệu bảng)



Điều chỉnh thu nhập cơ bản trên mỗi cổ phiếu của 60,1 pence (2009: 74,2 pence), bao
gồm một 6,8 pence cho mỗi cổ phiếu giảm chi phí thay thế một lần TradElect

Thị trường chứng khoán

11



Tổng cổ tức cho năm duy trì ở mức 24,4 xu cho mỗi cổ phiếu
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đặc biệt sau khi mặt hàng vẫn còn mạnh mẽ tại 301,2
triệu bảng Anh (năm 2009: 352,6 triệu bảng)
Nhà điều hành Sở giao dịch Chứng khoán London, London Stock Exchange Group PLC
(LSE) ngày 09/02/2011 cho biết đã đồng ý sáp nhập hoàn toàn bằng cổ phiếu với nhà điều hành
sàn chứng khoán Toronto của Canada, TMX Group Inc (TMX) nhằm tạo ra sàn chứng khoán số
1 thế giới về tổng số lượng doanh nghiệp niêm yết.
Ngày 24/3/2011, ông Alderman Michael Bear – thị trưởng khu Tài chính Luân Đôn và
đại diện sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Luân Đôn cùng các doanh nghiệp của vương quốc
Anh đã thăm sở GDCK TP.HCM. Ông đã giới thiệu những lĩnh vực mà các doanh nghiệp Anh có
thế mạnh như dịch vụ tài chính, đầu tư, ngân hàng, chứng khoán và kinh nghiệm xây dựng dự án
hợp tác công – tư PPP (Public – Private - Partnership). Ngoài ra, ông còn bày tỏ quan điểm sẵn
sàng hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cũng như sở GDCK TP.HCM trong những lĩnh vực có liên
quan. Ông Trần Đắc Sinh, tổng giám đốc sở GDCK TP.HCM bày tỏ mong muốn phía Anh hỗ trợ
và chia sẻ kinh nghiệm về quản trị rủi ro, giám sát thị trường và đào tạo nhân lực phát triển thị
trường chứng khoán phái sinh.

1.6.

Euronext Paris:
Vốn hóa thị trường là 2900 (12/2010)

Euronext Paris là thị trường chứng khoán của Pháp, trước đây gọi là Bourse Paris , đã sáp
nhập với Amsterdam , Lisbon và Brussels vào tháng 9/2000 để hình thành Euronext NV, đó là thị
trường lớn thứ hai ở Châu Âu. Bây giờ nó là một phần của NYSE Euronext.
Sáp nhập này đã thông qua chỉ sau khi Euronext NV, cải cách thị trường chứng
khoán Paris, đó là việc trao đổi lớn nhất ở châu Âu sau khi chứng khoán Luân Đôn, từ chối một
đề nghị sáp nhập 11 tỉ USD.
Sở giao dịch chứng khoán Paris với gần 400 ngân hàng và công ty, được xem như đứng

thứ tư thế giới, sau Tokyo, New York và Luân Đôn.
Euronext Paris cung cấp một loạt các dịch vụ tích hợp cho những người tham gia trên thị
trường tài chính để đáp ứng nhu cầu của họ. Khách hàng của nó là thành viên và cơ sở tài chính
có quyền truy cập trực tiếp đàm phán về thị trường, công ty mà cổ phiếu được niêm yết trên thị
trường của nó, cho phép họ huy động vốn, các nhà đầu tư tư nhân và tổ chức thực hiện giao dịch
trên thị trường Euronext, cổ phiếu khác trao đổi sử dụng công nghệ và dịch vụ của mình, người
sử dụng thông tin tài chính.

Thị trường chứng khoán

12


3. KẾT LUẬN
Nền kinh tế đang phát triển sôi động đi kèm với sự phát triển đó là sự phát triển của thị
trường tài chính, có thể nói thị trường chứng khoán là một định chế tài chính không thể thiếu
được trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường. Một đất nước được coi là
phát triển thực sự nếu thị trường tài chính của nước đó hoạt động nhanh nhẹn và hiệu quả. Là hạt
nhân trung tâm của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán luôn thể hiện tốt vai trò tạo vốn
và chu chuyển vốn linh hoạt hơn trong nền kinh tế. Trên đây là 5 thị trường trường chứng khoán
tồn tại lâu đời nhất và phát triển mạnh mẽ nhất trên thế giới. Hiện nay, tuy có những biến động
mạnh mẽ về kinh tế, chính trị… trên thế giới nhưng thị trường chứng khoán vẫn luôn thu hút các
nhà đầu tư và luôn luôn “hot” trên trị trường tài chính hiện nay. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của thị trường chứng khoán thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang có những
bước chuyển đổi mạnh mẽ và đó cũng là xu thế tất yếu khi Việt Nam chủ động hội nhập vào nền
kinh tế Quốc tế, biểu hiện là những khởi sắc ấn tượng đặc biệt năm 2006,2007 trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. Cho dù hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhiều khuyết tật,
chúng ta vẩn hi vọng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà Nước sẽ giúp thị trường
chứng khoán Việt Nam phát triển hiệu quả, sẽ có những bước khởi sắc mới trong tương lai . Thị
trường chứng khoán Việt Nam phát triển sẽ góp phần đảm bảo nền kinh tế Việt Nam phát triển

theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

HẾT

Thị trường chứng khoán

13



×