Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Luận văn xu hướng thị trường chứng khoán phái sinh trên thế giới và việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 94 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
=====***=====

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG PHÁI SINH
TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CHO
THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM

Sinh viên

: Phí Vĩnh Quý

Lớp

: Anh 1 – KDQT – K45

Khóa

: 45

Giáo viên hƣớng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng

Hà Nội, tháng 5 năm 2010


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ...........................................................................IV
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................VI
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................... VII
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀ THỊ TRƢỜNG PHÁI
SINH ....................................................................................................................... 1
I. CÔNG CỤ PHÁI SINH ............................................................................................ 1
1.1. Khái niệm..................................................................................................... 2
1.2. Phân loại...................................................................................................... 4

1.2.1. Theo loại tài sản cơ sở của công cụ phái sinh ............................................ 4
1.2.2. Theo tính chất của công cụ phái sinh........................................................ 4
II. CÁC LOẠI CÔNG CỤ PHÁI SINH ............................................................................ 4
2.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forward)........................................................................... 4
2.2. Hợp đồng tƣơng lai (Future) .......................................................................... 7
2.3. Hợp đồng quyền chọn (Option) ...................................................................... 8

2.3.1. Khái niệm............................................................................................... 8
2.3.2. Quyền chọn mua .................................................................................. 10
2.3.3. Quyền chọn bán ................................................................................... 12
2.3.4. Bán quyền chọn.................................................................................... 13
2.4. Hợp đồng hoán đổi (Swaps) ........................................................................ 15

2.4.1. Khái niệm............................................................................................. 15
2.4.2. Hoán đổi lãi suất................................................................................... 15
2.4.3. Hoán đổi tiền tệ.................................................................................... 17
III. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG PHÁI SINH .......................................................... 18
3.1. Khái niệm về thị trƣờng phái sinh ................................................................. 18
3.2. Vai trò của thị trƣờng phái sinh đối với nền kinh tế ........................................ 19
3.3. Lợi ích của thị trƣờng phái sinh .................................................................... 21
IV. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG PHÁI SINH TRÊN THẾ GIỚI ............ 24

4.1. Giới thiệu chung ......................................................................................... 24
4.2. Cơ cấu các công cụ phái sinh trên thị trƣờng phái sinh toàn cầu ..................... 25

4.2.1. Thị trƣờng OTC .................................................................................... 25
4.2.2. Thị trƣờng tập trung ............................................................................. 27
4.3. Quy mô và tốc độ phát triển thị trƣờng trong những năm qua ........................ 28

4.3.1. Tổng quan ........................................................................................... 28
4.3.2. Sự phát triển của thị trƣờng tập trung .................................................... 30
I


4.3.3. Sự phát triển của thị trƣờng OTC ........................................................... 33
4.4. Thị trƣờng phái sinh một số quốc gia ........................................................... 34

4.4.1. Thị trƣờng Hoa Kỳ ................................................................................ 34
4.4.2. Thị trƣờng Anh ..................................................................................... 36
4.5. Đánh giá về xu hƣớng phát triển chính của thị trƣờng phái sinh trên thế giới ... 37
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG PHÁI SINH VIỆT NAM ........................40
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG PHÁI SINH Ở VIỆT NAM ................. 40
1.1. Rủi ro kinh doanh ngày càng tăng ................................................................ 40

1.1.1. Rủi ro giá cả hàng hóa đầu vào biến động .............................................. 40
1.1.2. Rủi ro tỷ giá hối đoái............................................................................. 41
1.1.3. Rủi ro lãi suất ....................................................................................... 42
1.2. Nhu cầu phát triển thị trƣờng tài chính ......................................................... 44
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG
NĂM QUA ............................................................................................................. 45
2.1. Chính sách phát triển thị trƣờng phái sinh của Việt Nam ................................ 46
2.2. Thực trạng phát triển thị trƣờng phái sinh Việt Nam ...................................... 47


2.2.1. Tình hình ứng dụng các công cụ phái sinh trong các ngân hàng thƣơng
mại ............................................................................................................... 47
2.2.2. Mức độ tham gia của các doanh nghiệp và nhà đầu tƣ............................. 49
2.2.3. Những kết quả đạt đƣợc trong phát triển thị trƣờng phái sinh .................. 51
2.3. Các nhân tố tác động tới sự phát triển thị trƣờng phái sinh ở Việt Nam ........... 52

2.3.1. Trình độ hiểu biết của doanh nghiệp còn hạn chế .................................... 52
2.3.2. Đối tƣợng tham gia còn ít ...................................................................... 53
2.3.3. Chính sách quản lý ngoại hối, tỷ giá cứng nhắc ....................................... 54
2.3.4. Thói quen sử dụng đồng USD trong các giao dịch thanh toán quốc tế ....... 56
III. NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
PHÁI SINH ........................................................................................................... 56
3.1. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh ....... 56
3.2. Độ sâu của thị trƣờng tài chính .................................................................... 58
3.3. Chính sách thuế đối với việc kinh doanh trên thị trƣờng phái sinh ................... 59
3.4. Chế độ hạch toán kế toán ........................................................................... 60
CHƢƠNG III. CƠ HỘI PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG PHÁI SINH Ở VIỆT NAM,
ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2015 VÀ XA HƠN NỮA ............................63
I. CƠ HỘI PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG PHÁI SINH Ở VIỆT NAM ................................... 63
II


1.1. Nhu cầu phòng ngừa rủi ro đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các
doanh nghiệp có vốn FDI, và các dự án đầu tƣ có số vốn lớn................................ 63

1.1.1. Đối với các doanh nghiệp có các hoạt động xuất nhập khẩu ..................... 63
1.1.2. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ................................ 65
1.1.3. Đối với các dự án đầu tƣ có số vốn lớn ................................................... 67
1.2. Sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán kèm theo nhu cầu kinh doanh của

các nhà đầu tƣ .................................................................................................. 68
II. DỰ BÁO HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG PHÁI SINH VIỆT NAM ĐẾN NĂM
2015.................................................................................................................... 69
2.1. Sản phẩm phái sinh tiền tệ sẽ tiếp tục là động lực tăng trƣởng của thị trƣờng
phái sinh .......................................................................................................... 69
2.2. Các công ty chứng khoán sẽ tham gia tích cực vào thị trƣờng thông qua việc
cung cấp các công cụ phái sinh chứng khoán....................................................... 70
III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG PHÁI SINH ........................................ 72
3.1. Điều kiện để phát triển thị trƣờng phái sinh tại Việt Nam ............................... 72

3.1.1. Điều kiện về thị trƣờng ......................................................................... 72
3.1.2. Điều kiện về môi trƣờng pháp lý ............................................................ 73
3.1.3. Điều kiện về con ngƣời.......................................................................... 73
3.1.4. Điều kiện về công nghệ ......................................................................... 74
3.2. Các giải pháp phát triển thị trƣờng phái sinh ................................................. 75

3.2. 1. Giải pháp vĩ mô ................................................................................... 75
3.2.1.1. Hoàn thiện các văn bản pháp lý ....................................................... 75
3.2.2.2. Hài hòa Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực kế toán Quốc tế 77
3.2.2.3. Phát triển thị trƣờng tài chính tiền tệ ................................................ 79
3.2.2.4. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin liên ngân hàng .................. 80

3.2.2. Giải pháp vi mô .................................................................................... 80
3.2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực ............................................................... 80
3.2.2.2. Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp ....................................... 81
3.2.2.3. Ứng dụng công nghệ hiện đại vào định giá các sản phẩm phái sinh .... 81
3.3. Kết luận ..................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 84

III



DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
1. Danh mục bảng
Bảng 1.1. Tóm tắt ví dụ miêu tả hợp đồng kỳ hạn ........................................................ 5
Bảng 1.2. Lợi ích thu đƣợc từ quyền chọn mua vào ngày đáo hạn................................ 11
Bảng 1.3. Lợi ích thu đƣợc từ quyền chọn bán vào ngày đáo hạn................................. 12
Bảng 1.4. Ví dụ về tác động của hợp đồng hoán đổi tới khoản nợ gốc .......................... 16
Bảng 1.5. Quy mô các sở giao dịch phái sinh ở Anh .................................................... 36
Bảng 2.1. Thống kê các ngân hàng đƣợc phép cung cấp dịch vụ phái sinh ở Việt Nam .. 48
Bảng 2.2. Độ sâu thị trƣờng tài chính M2/GDP của một số quốc gia ............................. 59
Bảng 2.3. Các văn bản điều chỉnh chế độ hạch toán các sản sản phẩm phái sinh .......... 61
Bàng 3.1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 1998 đến 2009 .......... 64
Bảng 3.2. Thống kê số doanh nghiệp có vốn đầu tƣ FDI tại Việt Nam .......................... 65
2. Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1.1. Giá trị quyền chọn mua vào ngày đáo hạn ............................................... 11
Biểu đồ 1.2. Giá trị quyền chọn bán vào ngày đáo hạn................................................ 13
Biểu đồ 1.3. Giá trị quyền chọn mua vào ngày đáo hạn ............................................... 14
Biểu đồ 1.4. Giá trị quyền chọn bán vào ngày đáo hạn................................................ 14
Biểu đồ 1.5. Giá trị của cổ phiếu VCB......................................................................... 14
Biểu đồ 1.6. Cơ cấu các bên tham gia trên thị trƣờng phái sinh OTC toàn cầu............... 23
Biểu đồ 1.7. Cơ cấu các công cụ đƣợc sử dụng trên thị trƣờng phái sinh OTC toàn cầu
tính tại thời điểm tháng 6 năm 2009.......................................................................... 25
Biểu đồ 1.8. Cơ cấu các công cụ phái sinh lãi suất đƣợc sử dụng trên thị trƣờng phái
sinh OTC toàn cầu. .................................................................................................. 26
Biểu đồ 1.9. Cơ cấu các công cụ đƣợc sử dụng trên thị trƣờng phái sinh tập trung toàn
cầu tính tại thời điểm tháng 6 năm 2009.................................................................... 27
Biểu đồ 1.10. Qui mô của trƣờng phái sinh toàn cầu từ 1998 – 2009 ............................ 29
Biểu đồ 1.11. Các sở giao dịch chứng khoán phái sinh tập trung lớn trên thế giới .......... 32
Biểu đồ 1.12. Mức độ phân bố các hoạt động phái sinh trên thị trƣờng OTC theo quốc

gia. ......................................................................................................................... 34
Biểu đồ 1.13. Dự báo xu hƣớng phát triển của thị trƣờng phái sinh toàn cầu đến năm
2015. ...................................................................................................................... 38
Biểu đồ 2.1. Diễn biến giá cả các nguyên liệu cơ bản 2008-2009 ................................. 41
Biểu đồ 2.2. Diễn biến tỷ giá USD/ VND 2008 – 2009 .................................................. 42
Biểu đồ 2.3. Diễn biến lãi suất huy động, cho vay bằng VND và lạm phát từ 2008-2009 43
Biều đồ 2.4. Cơ cấu sản phẩm phái sinh trong tổng doanh thu và lợi nhuận của các
ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam (2006). ................................................................ 51
Biểu đồ 2.5. Đánh giá của các yếu tố tới sự phát triển của thị trƣờng phái sinh ............. 55
Biểu đồ 3.1. Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế từ 2000 - 2007 ........ 65
3. Danh mục sơ đồ
IV


Sơ đồ 1.1. Sơ đồ thể hiện cơ chế mua bán hợp đồng tƣơng lai .................................. 8
Sơ đồ 1.2. Vị trí của thị trƣờng phái sinh trong thị trƣờng tài chính .......................... 20

V


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BIS (Bank for International Settlements)

: Ngân hàng thanh toán quốc tế

BTC

: Bộ tài chính

CDS (Credit Default Swaps)


: Hoán đổi rủi ro tín dụng

FDI (Foreign Direct Investment)

: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

NH

: Ngân hàng

NHNN

: Ngân hàng nhà nƣớc

NHTM

: Ngân hàng thƣơng mại

OTC (Over the counter market)

: Thị trƣờng phi tập trung

ODA (Official Development Assistant)

: Hỗ trợ phát triển chính thức

SGDCK

: Sở giao dịch chứng khoán


TCTD

: Tổ chức tín dụng

TTCK

: Thị trƣờng chứng khoán

UBCKNN

: Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc

WTO (World Trade Organization)

: Tổ chức thƣơng mại thế giới

VI


LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài: Thị trường các công cụ phái sinh, hay gọi một
cách đơn giản là thị trường phái sinh ngày càng đóng một vai trò quan trọng
trong thị trường tài chính của mỗi quốc gia cũng như trên bình diện toàn cầu.
Trên thế giới, các hình thức sơ khai của các công cụ phái sinh đã xuất hiện từ
khoảng đầu thế kỷ thứ XVIII. Tuy nhiên, thị trường phái sinh chỉ thực sự phát
triển bùng nổ trong một vài thập niên gần đây.
Tại Việt Nam, các công cụ phái sinh mới được đưa vào áp dụng trong thời
gian một vài năm gần đây. Phần lớn các công cụ phái sinh chưa được đưa vào sử
dụng, chỉ có một số ít các công cụ phái sinh hiện đang được áp dụng dưới dạng

thí điểm. Tuy vậy, với đặc điểm của các công cụ phái sinh là công cụ phòng ngừa
rủi ro và đầu tư, trong tương lai chắc chắn sẽ ngày càng nhiều doanh nghiệp tham
gia vào thị trường này. Đặc biệt, trong những năm gần đây lượng hàng hóa Việt
Nam xuất, nhập khẩu tăng trưởng rất nhanh tạo cơ sở để thúc đẩy cho thị trường
phái sinh hàng hóa phát triển. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất nhập khẩu, nguồn
vốn FDI đổ vào Việt Nam cũng có những bước tăng trưởng vượt bậc, cộng thêm
việc ngân hàng nhà nước ngày càng lới lỏng cơ chế quản lý tỷ giá ngoại tệ sẽ
khiến nhu cầu phòng vệ rủi ro tỷ giá, lãi suất trở thành nhu cầu khá thường trực
đối với nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp có nguồn vốn
FDI. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam là một xu
hướng tất yếu trong thời gian tới.
Tuy nhiên, hiện nay nước ta vẫn chưa chính thức có một thị trường phái sinh
tập trung để cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tham gia. Hầu hết các giao
dịch phái sinh đều ở dạng nhỏ lẻ, manh mún giữa doanh nghiệp và các ngân hàng.
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Xu hướng phát triển thị trường phái sinh
trên thế giới và định hướng phát triển cho thị trường Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu khóa luận của mình.
Mục tiêu nghiên cứu: Qua khóa luận, tác giả sẽ tìm hiểu xu hướng phát triển
thị trường phái sinh trên thế giới, thực trạng phát triển của thị trường phái sinh
Việt Nam. Từ đó, dự báo hướng phát triển của thị trường phái sinh Việt Nam
VII


trong thời gian tới, đồng thời đưa ra những giải pháp kiến nghị thích hợp để thúc
đẩy sự phát triển của thị trường phái sinh.
Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các công cụ phái sinh và thị
trường phái sinh. Phạm vi nghiên cứu là thị trường phái sinh trên thế giới, bao
gồm thị trường tập trung và thị trường OTC; thị trường phái sinh của Hoa Kỳ, thị
trường phái sinh Anh (1), và thị trường phái sinh Việt Nam. Thời gian nghiên cứu
là từ năm 1998 đến năm 2009.

Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là
phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, khái quát hóa nhằm làm rõ các vấn đề
khóa luận nghiên cứu. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu được sử dụng là
thống kê một số số liệu sơ cấp, thu thập các số liệu thứ cấp của các tổ chức quốc
tế, các cơ quan thống kê ở Việt Nam, số liệu được xử lý trên máy tính bằng phần
mềm Microsoft Office.
Bố cục đề tài: Đề tài được chia làm 3 chương. Trong đó, Chương I nghiên
cứu “Tổng quan về các công cụ phái sinh và thị trường phái sinh”. Chương II đề
cập tới: “Thực trạng thị trường phái sinh Việt Nam”. Chương III là: “Cơ hội
phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam, định hướng phát triển đến năm 2015
và xa hơn nữa”.
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã không ngừng cố gắng tìm tòi,
nghiên cứu để có được một đánh giá toàn diện về thị trường phái sinh Việt Nam.
Nhưng do đây là một đề tài mới, phức tạp nên khóa luận này khó có thể tránh
khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
thầy cô và các bạn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Tháng 05 năm 2010

Phí Vĩnh Quý
(1)

Anh và Mỹ là hai thị trƣờng phái sinh lớn nhất trên thế giới, chiếm hơn một nửa quy mô của thị trƣờng
phái sinh toàn cầu. Nội dung chi tiết sẽ đƣợc nghiên cứu ở cuối chƣơng I.

VIII


Chƣơng I. Tổng quan về các công cụ phái sinh và thị trƣờng phái sinh


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀ THỊ
TRƯỜNG PHÁI SINH
I. CÔNG CỤ PHÁI SINH

Tuy còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng trên thế giới các công cụ phái sinh đã
có lịch sử phát triển khá dài. Dù đã xuất hiện từ khá lâu những mãi đến khoảng thời
gian từ những năm 70 của thế kỷ XX đến nay các công cụ phái sinh mới thực sự
phát triển bùng nổ mạnh mẽ.
Quay về đầu thế kỳ thứ XVII, người ta bắt đầu sử dụng các hình thức sơ khai
của các công cụ quyền chọn và tương lai khi một số trung tâm giao dịch chứng
khoán bắt đầu được hình thành

(2)

. Sau đó, là cả một thời gian dài thị trường phái

sinh không chứng kiến một sự phát triển nào đáng kể. Đến những năm 1960 người
ta bắt đầu chứng kiến sự ra đời của những công cụ tài chính có lãi suất thả nổi, đây
là cơ sở quan trọng cho sự ra đời của hợp đồng hoán đổi lãi suất sau đó. Những năm
70 của thế kỷ XX là những năm thị trường đã thực sự cần những công cụ phái sinh
vì nhiều quốc gia có những quy định rất khắt khe về tài chính. Việc chính phủ Anh,
Mỹ kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi tiền tệ là một ví dụ. Điều này dẫn đến nhu
cầu ra đời của các hợp đồng hoán đổi tiền tệ giữa các công ty ở các quốc gia khác
nhau.
Những năm 80 chứng kiến sự ra đời của các hợp đồng tương lai về tiền tệ, lãi
suất và thậm chí cả chỉ số chứng khoán. Quyền chọn cũng bắt đầu phát triển trong
thời kỳ này. Những năm sau đó là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của các công cụ
phái sinh. Đến nay, các công cụ phái sinh đã trở thành một công cụ được sử dụng
rất phổ biến trên thế giới, những thị trường có các giao dịch về phái sinh sôi động
nhất bao gồm Anh, Mỹ, các nước Bắc Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, và

Singapore.

(2)

Hợp đồng tƣơng lai đầu tiên đƣợc ghi nhận đã xuất hiện ở Nhật Bản vào khoảng năm 1650. Đó là hình
thức sơ khai đầu tiên của một hợp đồng tƣơng lai chuẩn hóa. Nguồn: Ambika Prasad Dash. (2009). Security
Analysis And Portfolio Management Second Edition. New Delhi: I. K. International Pvt Ltd.

Phí Vĩnh Quý

1

Lớp Anh 1 – KDQT – K45


Chƣơng I. Tổng quan về các công cụ phái sinh và thị trƣờng phái sinh

1.1. Khái niệm

Công cụ phái sinh (derivative) là một loại tài sản mà giá trị của chúng phụ thuộc
vào giá trị của một hay một số tài sản khác được gọi là tài sản cơ sở (underlying
assest)

(3)

. Chính vì giá trị của các công cụ phái sinh phụ thuộc vào giá trị của một

hay một nhóm tài sản cơ sở nào đó nên các công cụ phái sinh là các sản phẩm khá
phức tạp. Để có thể hiểu rõ về các sản phẩm phái sinh thì chúng ta cần có một cái
nhìn tổng quát về các tài sản cơ sở cấu thành lên các sản phẩm phái sinh. Các tài sản

cơ sở phổ biến gồm có: các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, các loại
ngoại tệ, vàng, các loại hàng hóa cơ bản được mua bán nhiều trên thị trường như
các mặt hàng năng lượng, ngũ cốc, kim loại…Thậm chí các tài sản cơ sở cũng có
thể là lãi suất, các chỉ số chứng khoán...
o Cổ phiếu, trái phiếu: Trong thời kỳ phát triển ban đầu của các công cụ phái sinh,
người ta gọi các công cụ phái sinh là chứng khoán phái sinh để thể hiện cho ý
nghĩa các công cụ này hình thành từ các tài sản cơ sở là chứng khoán. Cùng với
thời gian, danh mục các tài sản cơ sở ngày càng được mở rộng. Đến nay, tên gọi
chứng khoán phái sinh đã không còn hoàn toàn chính xác mà đơn giản hơn
người ta gọi chúng là những công cụ phái sinh. Tuy nhiên, do thói quen người ta
vẫn thường gọi các công cụ phái sinh này là chứng khoán phái sinh hay tài chính
phái sinh. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả xin phép được coi ba khái
niệm: chứng khoán phái sinh, tài chính phái sinh và phái sinh có cùng nội hàm
là dùng để chỉ tất cả các công cụ phái sinh mà không phân biệt tài sản cơ sở của
công cụ phái sinh đó là chứng khoán, hàng hóa, hay các chỉ số…
o Ngoại tệ: Ngoài cổ phiếu, trái phiếu thì ngoại tệ cũng là loại tài sản cơ sở phổ
biến của các công cụ tài chính phái sinh. Những hợp đồng phái sinh về tiền tệ
phổ biến nhất trên thế giới là các hợp đồng phái sinh của đồng USD, Bảng Anh,
Euro, Yên Nhật. Đây là những đồng tiền mạnh, tự do chuyển đổi được các tổ
chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư ưa thích sử dụng. Chính vì thế mà có nhiều hợp
đồng phái sinh chọn các đồng tiền này làm tài sản cơ sở.
(3)

Mặc dù về cơ bản các công cụ phái sinh đƣợc hình thành dựa trên các tài sản cơ sở thực, nhƣng cũng có
những trƣờng hợp các tài sản cơ sở chỉ mang tính quy ƣớc nhƣ các chỉ số chứng khoán chẳng hạn.

Phí Vĩnh Quý

2


Lớp Anh 1 – KDQT – K45


Chƣơng I. Tổng quan về các công cụ phái sinh và thị trƣờng phái sinh

o Vàng: Vàng là loại kim loại quý và thường được sử dụng làm trang sức cũng
như tài sản cất trữ giá trị. Vàng được giao dịch khá phổ biến và là vật định giá
trong trao đổi, mua bán quốc tế trong nhiều trường hợp. Chính vì vàng được sử
dụng phổ biến trong các hoạt động mua bán trên thế giới, vàng cũng thường
được sử dụng là tài sản cơ sở trong các giao dịch phái sinh.
o Các loại hàng hóa cơ bản khác: Trên những sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế
giới như Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME), Sở giao dịch hàng hóa kỳ hạn
New York (NYMEX), Sở giao dịch ngũ cốc Minneapolis, Sở giao dịch dầu quốc
tế London (IPE), Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TCE)…Người ta sẽ dễ dàng tìm
thấy những đối tác để ký những hợp đồng mua/ bán hàng hóa mà thời điểm giao
hàng là trong tương lai. Thực chất các hợp đồng này chính là những hợp đồng
phái sinh tương lai về hàng hóa. Có khá nhiều loại hàng hóa cơ bản được giao
dịch trên những thị trường này. Nhóm kim loại có đồng, niken, thiếc, nhóm hàng
nguyên liệu mềm có ca cao, cà phê, đường, nhóm ngũ cốc và hạt có dầu có ngô,
bông, dầu cọ, khoai tây, đậu tương, lúa mạch, yến mạch, gạo, nhóm năng lượng
thì có dầu thô, dầu đốt…
o Lãi suất: Không giống các loại tài sản cơ sở ở trên, lãi suất không phải là một
loại tài sản thực và không thể chuyển đổi trực tiếp thành tiền. Tuy thế, người ta
có thể dựa trên lãi suất để ký những hợp đồng phái sinh liên quan đến việc tính
lãi của một khoản vốn vay cố định nào đó. Những loại lãi suất phổ biến được sử
dụng để tham chiếu trong các hợp đồng phái sinh có LIBOR (London Interbank
Offered Rate) (4), lãi suất tín phiếu kho bạc của Mỹ (US Treasury Rate).
o Các chỉ số chứng khoán: Giống như lãi suất, các chỉ số chứng khoán không thể
quy đổi trực tiếp thành tiền, nhưng người ta có thể dựa vào các chỉ số này để
tính được độ biến động giá trị của một danh mục đầu tư. Đó là cơ sở để ký kết

các hợp đồng phái sinh với tài sản cơ sở của các là các chỉ số chứng khoán. Một
số chỉ số phổ biến gồm có S&P500, FTSE 100, Nikkei 225,…

(4)

Lãi suất LIBOR đƣợc giải thích đơn giản là mức lãi suất mà các ngân hàng quốc tế có thể dễ dàng huy
động vốn từ các ngân hàng khác tại thị trƣờng London.

Phí Vĩnh Quý

3

Lớp Anh 1 – KDQT – K45


Chƣơng I. Tổng quan về các công cụ phái sinh và thị trƣờng phái sinh

1.2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại các công cụ phái sinh. Trong đó, hai cách phổ biến
nhất là phân loại dựa trên loại tài sản cơ sở của công cụ phái sinh và phân loại dựa
trên tính chất của công cụ phái sinh.
1.2.1. Theo loại tài sản cơ sở của công cụ phái sinh

Như đã trình bày ở trên, tài sản cơ sở là những tài sản mà giá trị của các công cụ
phái sinh phụ thuộc vào. Dựa trên loại tài sản cơ sở cấu thành, công cụ phái sinh
được chia thành: công cụ phái sinh hàng hóa, công cụ phái sinh ngoại hối, công cụ
phái sinh lãi suất, công cụ phái sinh chứng khoán, công cụ phái sinh tín dụng và
công cụ phái sinh các loại chỉ số. Ngoài ra còn có công cụ phái sinh dựa trên một số
tài sản cơ sở đặc biệt khác với những loại công cụ phái sinh như ở trên.
1.2.2. Theo tính chất của công cụ phái sinh


Phân loại các công cụ phái sinh theo tính chất là cách phân loại dựa trên đặc
điểm của của các công cụ phái sinh như tính kỳ hạn hay nghĩa vụ thực hiện hợp
đồng. Dựa vào tính chất của các công cụ phái sinh người ta chia công cụ phái sinh
thành hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán
đổi

(5)

và một số dạng khác như chứng quyền,…Với mỗi loại hợp đồng phái sinh

này người ta cũng có thể chia ra nhỏ hơn nữa thành hợp đồng tương lai chứng
khoán, hợp đồng tương lai hàng hóa, hợp đồng quyền chọn tiền tệ, hợp đồng quyền
chọn chứng khoán…Cách phân loại dựa trên tính chất là cách phân loại đơn giản và
dễ nghiên cứu nhất. Phần dưới đây sẽ trình bày chi tiết hơn về các loại công cụ phái
sinh dựa trên cách phân loại này.
II. CÁC LOẠI CÔNG CỤ PHÁI SINH
2.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forward)
Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ được sử dụng nhiều trong phòng ngừa rủi ro.
Thực tế, hợp đồng kỳ hạn không phải là một khái niệm quá xa lạ với cuộc sống
(5)

Các hợp đồng phái sinh chính là sự thể hiện cụ thể của các công cụ phái sinh.

Phí Vĩnh Quý

4

Lớp Anh 1 – KDQT – K45



Chƣơng I. Tổng quan về các công cụ phái sinh và thị trƣờng phái sinh

thường ngày như người ta thường nghĩ. Chúng ta hãy cùng đi qua một ví dụ đơn
giản sau để có một cái nhìn cơ bản về hợp đồng kỳ hạn. Giả sử hôm nay là ngày 30
tháng 4 và bạn dùng ngày nghỉ hôm nay để đi mua sách. Bạn đi vào một hiệu sách
để tìm mua cuốn sách “Những điều trường Harvard không dạy bạn”. Đây là cuốn
sách thuộc nhóm những cuốn sách bán chạy nhất ở thị trường Việt Nam. Chính vì
thế, cũng như nhiều hiệu sách khác bạn đã ghé qua, người bán hàng bảo rằng cuốn
sách này đã được bán hết. Tuy nhiên, người bán hàng đã kịp ghi lại số điện thoại
của bạn và bảo rằng nếu bạn đồng ý mua cuốn sách đó với giá 75.000đ thì trong hai
ngày tới anh ta sẽ đi lấy sách, và sẽ gọi cho bạn vào ngày 2 tháng 5 để bạn tới lấy
sách. Nếu bạn đồng ý với việc này thì có nghĩa là bạn đồng ý trả 75.000đ để mua
cuốn sách đó khi mà người bán hàng gọi cho bạn vào ngày 2 tháng 5. Lúc đó, bạn
và người bán hàng được coi như đã ký kết một hợp đồng kỳ hạn.
Trong trường hợp này, nhân viên bán hàng có thể được coi như là đã tham gia
vào hợp đồng kỳ hạn dưới danh nghĩa của cửa hàng và trở thành người bán hợp
đồng kỳ hạn. Thực chất hiệu sách mới là chủ thể tham gia hợp đồng kỳ hạn này. Dĩ
nhiên, nếu trong trường hợp này người bán hàng đồng thời là chủ cửa hàng thì anh
ta chính là người tham gia vào hợp đồng kỳ hạn. Hiệu sách có nghĩa vụ bán cho bạn
cuốn sách đó vào ngày 2 tháng 5, và có quyền yêu cầu ban thanh toán một khoản
tiền 75.000đ cho việc chuyển quyền sở hữu cuốn sách này cho bạn như bạn đã đồng
ý. Bảng 1.1 sau đây sẽ tóm tắt lại những nội dung của ví dụ giản đơn này.
Bảng 1.1. Tóm tắt ví dụ miêu tả hợp đồng kỳ hạn
Ngày 30 tháng 4
o

o

Bạn đồng ý sẽ trả 75.000đ và nhận cuốn


Ngày 2 tháng 5

Bạn trả 75.000đ cho chủ cửa hàng và nhận

o

sách “Những điều trƣờng Harvard không

về cuốn sách “Những điều trƣờng Harvard

dạy bạn” vào ngày 2 tháng 5.

không dạy bạn”

Chủ hiệu sách đồng ý sẽ bán cho bạn cuốn o

Chủ cửa hàng nhận khoản thanh toán

sách “Những điều trƣờng Harvard không

75.000đ và chuyển giao quyền sở hữu cuốn

dạy bạn” vào ngày 2 tháng 5 và nhận

sách “Những điều trƣờng Harvard không

khoản thanh toán 75.000đ.

dạy bạn” cho bạn.


Chú ý rằng thỏa thuận đã hình thành từ ngày 30 tháng 4 nhưng quá trình giao
hàng chỉ diễn ra vào 2 ngày sau đó. Giá của cuốn sách cũng được xác định ngay khi

Phí Vĩnh Quý

5

Lớp Anh 1 – KDQT – K45


Chƣơng I. Tổng quan về các công cụ phái sinh và thị trƣờng phái sinh

thỏa thuận được hình thành. Nhưng một điều quan trọng là bạn không phải thanh
toán ngay vào ngày 30 tháng 4 mà chỉ phải thanh toán khi cuốn sách được giao cho
bạn vào ngày 2 tháng 5.
Dù hợp đồng kỳ hạn là một khái niệm ít được nhắc đến trong cuộc sống thường
ngày, qua ví dụ trên ta lại thấy nhiều khi chính chúng ta đang thực hiện những hợp
đồng kỳ hạn nhưng chúng ta không để ý đến điều đó. Trong hoạt động kinh doanh,
hợp đồng kỳ hạn cũng được sử dụng rất nhiều. Mỗi khi một doanh nghiệp đặt hàng
một tổ chức, một doanh nghiệp khác mà hàng không thể được giao ngay lập tức vì
nhiều lý do khác nhau thì một hợp đồng kỳ hạn thường được hình thành. Nếu giá trị
của hợp đồng không lớn thì hợp đồng có thể được ký kết bằng miệng. Nhưng khi
giá trị của hợp đồng là đáng kể thì một hợp đồng bằng văn bản sẽ là giải pháp tối
ưu.
Khái quát lại, hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận trong đó người mua và người
bán đồng ý thực hiện một giao dịch với khối lượng xác định hàng hoá (bất kỳ thứ
hàng hoá nào từ nông sản, vàng, ngoại hối, dầu mỏ, cho tới chứng khoán…) tại một
thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm
nay. Thời điểm xác định trong tương lai là ngày thanh toán hợp đồng hay ngày đáo

hạn hợp đồng. Thời gian từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn hợp
đồng. Giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng gọi là giá kỳ hạn. Giá
hàng hóa đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng hóa có thể thay
đổỉ, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó,
một trong hai bên mua hoặc bán sẽ bị thiệt do đã cam kết một mức giá thấp hơn
(bên bán) hoặc cao hơn (bên mua) so với giá giao ngay.
Khi hợp đồng kỳ hạn được ký kết, không hề có sự trao đổi tài sản cơ sở hay
thanh toán tiền. Hoạt động thanh toán sẽ xảy ra trong tương lai, tại thời điểm xác
định theo hợp đồng. Cho dù giá cả thị trường lúc đó có thay đổi như thế nào đi nữa
thì hai bên vẫn buộc phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo mức giá đúng như đã
thỏa thuận. Nếu chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả sẽ do hai bên tự thỏa
thuận với nhau, dựa theo những ước tính mang tính cá nhân. Như vậy, bằng việc
tham gia vào một hợp đồng kỳ hạn, cả hai bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng
Phí Vĩnh Quý

6

Lớp Anh 1 – KDQT – K45


Chƣơng I. Tổng quan về các công cụ phái sinh và thị trƣờng phái sinh

nhưng cũng sẽ hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình. Vì chỉ có hai bên tham gia
vào hợp đồng, cho nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong việc thực
hiện hợp đồng. Khi có sự thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán
sẽ tăng lên nếu một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, mức giá đặt
ra trong các hợp đồng kỳ hạn thường mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể
không chính xác.
2.2. Hợp đồng tƣơng lai (Future)
Hợp đồng tương lai có thể coi là một dạng thức biến thể của hợp đồng kỳ hạn.

Nó khác hợp đồng kỳ hạn ở điểm là có một số chuẩn mực được đặt ra đối với việc
ký kết các hợp đồng tương lai.
Điều đầu tiên là các hợp đồng này được giao dịch trên các sàn giao dịch tập
trung, các hợp đồng được chuẩn hóa về lượng hàng hóa tối thiểu để thực hiện giao
dịch, mức giá do các sở giao dịch quy định...Ngược lại với hợp đồng tương lai, các
giao dịch kỳ hạn được thực hiện mà không hề có một sở giao dịch trung nào, các
nội dung hợp đồng do hai bên tùy ý thỏa thuận. Nơi diễn ra các giao dịch kỳ hạn
được gọi là thị trường phi tập trung (OTC). Hợp đồng tương lai thường có tính
thanh khoản cao hơn các hợp đồng kỳ hạn vì tính rủi ro của các hợp đồng này thấp
hơn các hợp đồng kỳ hạn. Nhà đầu tư cũng dễ dàng tìm được đối tác kinh doanh
trên một sàn giao dịch tập trung rất nhiều nhà đầu tư. Một nhà đầu tư đã ký kết một
hợp đồng tương lai mua hàng sẽ dễ dàng thoát khỏi nghĩa vụ của mình bằng cách ký
kết một hợp đồng tương lai khác để bán mặt hàng đó với cùng số lượng và thời gian
giao hàng. Tương tự như vậy, một nhà đầu tư đã ký kết một hợp đồng bán hàng
trong tương lai cũng sẽ dễ dàng thoát khỏi nghĩa vụ của mình bằng cách ký kết một
hợp đồng mua hàng tương tự trước khi đến thời điểm giao hàng.
Điểm khác biệt thứ hai là giá trị của hợp đồng tương lai được quyết toán hàng
ngày theo giá biến động trên thị trường của tài sản cơ sở. Phần sau đây sẽ trình bày
cơ chế mua bán hợp đồng tương lai để giải thích việc hợp đồng tương lai được tính
giá hàng ngày theo giá thị trường. Khi một nhà đầu tư muốn mua hay bán hợp đồng
tương lai, họ sẽ liên lạc với công ty môi giới. Công ty môi giới sẽ chỉ thị cho các

Phí Vĩnh Quý

7

Lớp Anh 1 – KDQT – K45


Chƣơng I. Tổng quan về các công cụ phái sinh và thị trƣờng phái sinh


nhân viên môi giới trên sàn giao dịch thực hiện lệnh mua hay bán hợp đồng tương
lai. Quá trình giao dịch sẽ được thực hiện thông qua một tổ chức trung gian gọi là tổ
chức thanh toán bù trừ theo sơ đồ 1.1. Ngược với hợp đồng kỳ hạn là mọi khoản lãi
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ thể hiện cơ chế mua bán hợp đồng tƣơng lai
Tiền
Mua Hợp đồng tƣơng
lai

Tiền
Trung tâm thanh toán
bù trừ

Hàng

Bán Hợp đồng tƣơng
lai
Hàng

hay lỗ của hợp đồng đều được thanh toán vào ngày đáo hạn, các khoản lãi hay lỗ
của hợp đồng tương được tính hàng ngày (cộng vào hay trừ đi từ tài khoản của các
bên) theo sự biến động của giá tương lai. Mục đích của việc tính toán này là để tối
thiểu hóa rủi ro cho tổ chức thanh toán bù trừ trong trường hợp một bên của hợp
đồng không có khả năng thanh toán khi hợp đồng đáo hạn. Ví dụ sau đây sẽ chỉ rõ
hơn điều này.
Giả sử hôm nay (ngày 10/04/2010) nhà đầu tư A ký một hợp đồng tương lai
mua 10.000 cổ phiếu VCB với giá tương lai là F0 = 45.000đ/cổ phiếu và ngày đáo
hạn hợp đồng là ngày 10/6/2010. Để hạn chế rủi ro, sở giao dịch yêu cầu khi ký hợp
đồng, A phải ký quỹ một khoản tiền trong tài khoản tại trung tâm thanh toán bù trừ.
Ví dụ, mức ký quỹ là 45 triệu đồng. Sau mỗi ngày, khoản lãi/ lỗ sẽ được cộng/ trừ

vào tài khoản của bên A. Nếu mức ký quỹ bị trừ liên tục và giảm xuống dưới một
mức giới hạn, ví dụ là 40 triệu đồng, gọi là mức ký quỹ tối thiểu thì nhà đầu tư A sẽ
phải ký quỹ thêm cho đạt mức ký quỹ tối thiểu 45 triệu đồng ban đầu. Nếu không
thực hiện yêu cầu này, trung tâm thanh toán bù trừ sẽ thanh lý toàn bộ hay một phần
giá trị hợp đồng tương lai của nhà đầu tư để đảm bảo mức ký quỹ được thỏa mãn.
2.3. Hợp đồng quyền chọn (Option)
2.3.1. Khái niệm

Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng mà trong đó người mua quyền chọn có
quyền mua hoặc bán một tài sản ở một mức giá xác định tại hay trước một thời

Phí Vĩnh Quý

8

Lớp Anh 1 – KDQT – K45


Chƣơng I. Tổng quan về các công cụ phái sinh và thị trƣờng phái sinh

điểm xác định trong tương lai. Ví dụ, một hợp đồng quyền chọn mua kiểu Mỹ một
ngôi nhà trị giá 10 tỷ VNĐ có thời gian đáo hạn là ngày 31 tháng 12 năm 2010 sẽ
mang đến cho người mua quyền mua ngôi nhà đó vào bất kỳ thời gian nào cho đến
hết ngày 31 tháng 12 năm 2010 với giá 10 tỷ VNĐ. Hợp đồng quyền chọn là một
công cụ phái sinh đặc biệt vì nó mang đến cho người mua quyền nhưng không có
nghĩa vụ để làm một công việc nào đó theo nội dung của hợp đồng quyền chọn.
Trong ví dụ trên thì người mua có quyền mua ngôi nhà đó trong khoảng thời gian từ
khi mua quyền cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2010. Trong trường hợp những
biến động trên thị trường nhà đất khiến người mua cảm thấy bất lợi khi thực hiện
hợp đồng thì anh ta sẽ không thực hiện hợp đồng đó.

Nếu trong ví dụ trên người nắm giữ quyền chọn quyết định thực hiện hợp đồng
vào ngày 31 tháng 12 năm 2010 thì hoạt động mua bán căn nhà sẽ thực sự diễn ra.
Quá trình mua, bán tài sản theo hợp đồng như vậy được gọi là quá trình thực hiện
quyền chọn. Giá căn nhà trong trường hợp này đúng bằng giá đã thỏa thuận khi hợp
đồng quyền chọn được ký kết là 10 tỷ VNĐ và được gọi là giá thực hiện. Ngày 31
tháng 12 năm 2010 trong trường hợp này được gọi là ngày đáo hạn của hợp đồng.
Cần lưu ý rằng quyền chọn kiểu châu Âu và quyền chọn kiểu Mỹ có những quy
định khác nhau về thời gian mà người nắm giữ quyền chọn được phép yêu cầu bên
bán quyền chọn thực hiện hợp đồng. Những người theo trường phái quyền chọn
kiểu Mỹ ủng hộ cho việc người nắm giữ quyền chọn có thể thực hiện quyền bất cứ
khi nào trước hoặc vào ngày hợp đồng đáo hạn. Những người theo trường phái
quyền chọn kiểu Châu Âu thì ủng hộ quan điểm người nắm giữ quyền chọn chỉ
được phép thực hiện quyền chọn vào ngày hợp đồng đáo hạn. Chính vì những khác
biệt này nên với hai hợp đồng quyền chọn với tất cả các yếu tố như nhau ngoại trừ
một hợp đồng là quyền chọn kiểu Mỹ còn một hợp đồng là quyền chọn kiểu Châu
Âu thì bao giờ hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ cũng sẽ có phí (giá mua quyền chọn)
cao hơn hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu. Vì người nắm giữ quyền chọn kiểu
Mỹ có thể thực hiện quyền chọn bất cứ khi nào trước khi hợp đồng đến hạn nên họ
chịu ít rủi ro hơn người nắm giữ quyền chọn kiểu Châu Âu. Chính vì thế, họ sẵn
sàng chi ra một mức phí cao hơn cho các quyền chọn kiểu Mỹ.
Phí Vĩnh Quý

9

Lớp Anh 1 – KDQT – K45


Chƣơng I. Tổng quan về các công cụ phái sinh và thị trƣờng phái sinh

Có nhiều cách phân loại quyền chọn khác nhau. Dựa theo thời gian mà người

mua có thể yêu cầu người bán thực hiện hợp đồng thì quyền chọn được chia thành
quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu Châu Âu. Dựa trên tính chất có thể chia
thành quyền chọn mua và quyền chọn bán. Trên đây là những cách phân loại khá
phổ biến trên thế giới. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, cách tiếp cận chủ yếu mà
tác giả sử dụng là nghiên cứu quyền chọn theo cách phân loại thành quyền chọn
mua và quyền chọn bán như trên.
2.3.2. Quyền chọn mua

Quyền chọn mua trao cho người mua (người nắm giữ) quyền, nhưng không
phải nghĩa vụ, được mua một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời
điểm trong tương lai với một mức giá xác định. Tuy không hề có một quy định nào
giới hạn về các loại tài sản cơ sở của một hợp đồng quyền chọn, nhưng những tài
sản cơ sở phổ biến nhất thường được mua bán trên các sở giao dịch quyền chọn là
cổ phiếu và trái phiếu.
Ví dụ, một quyền chọn mua (kiểu Châu Âu) 10.000 cổ phiếu của VCB ở mức
giá thực hiện là 45.000đ/cổ phiếu và ngày đáo hạn là 30/06/2010 sẽ mang đến cho
người nắm giữ quyền chọn này quyền được mua 10.000 cổ phiếu VCB vào ngày
30/06/2010 với mức giá là 45.000đ/ cổ phiếu.
Giá trị của quyền chọn mua vào ngày hợp đồng đáo hạn: Câu hỏi đặt ra ở đây
là vào ngày đáo hạn của hợp đồng, quyền chọn cổ phiếu VCB ở trên trị giá bao
nhiêu? Giá trị của quyền chọn sẽ phụ thuộc vào thị giá của cổ phiếu VCB vào ngày
hợp đồng đáo hạn. Giả sử vào ngày đáo hạn hợp đồng, giá cổ phiếu của VCB là
50.000đ/cổ phiếu. Khi đó, người nắm giữ quyền chọn có quyền mua 10.000 cổ
phiếu VCB ở mức 45.000đ/cổ phiếu. Rõ ràng trong trường hợp này, việc người nắm
giữ có quyền mua 10.000 cổ phiếu VCB với giá 45.000đ/ cổ phiếu, trong khi trên
thị trường mỗi cổ phiếu này đang được bán ở mức 50.000đ là một cơ hội kinh
doanh tốt. Khi đó, giá trị của quyền chọn này sẽ chính bằng mức chênh lệch giá mà
người nắm giữ quyền có được bằng 10.000x(50.000 - 45.000) = 50.000.000đ.

Phí Vĩnh Quý


10

Lớp Anh 1 – KDQT – K45


Chƣơng I. Tổng quan về các công cụ phái sinh và thị trƣờng phái sinh

Trong trường hợp khác, giá trị của quyền chọn này có thể cao hơn nữa nếu giá
của mỗi cổ phiếu VCB được giao bán trên thị trường ở mức cao hơn 50.000đ vào
ngày đáo hạn. Ví dụ, nếu mỗi cổ phiếu VCB khi đó được bán ở mức giá 51.000đ thì
giá trị quyền chọn khi đó tăng lên thành 10.000x(51.000 - 45.000) = 60.000.000đ.
Qua đó ta thấy rằng giá trị của quyền chọn sẽ tăng tương ứng với mức tăng giá của
cổ phiếu (tài sản cơ sở của quyền chọn).
Trong bất kỳ trường hợp nào nếu vào ngày 30/06/2010 giá của mỗi cổ phiếu
VCB tăng cao hơn 45.000đ thì ta nói hợp đồng quyền chọn đó có lãi. Trong thực tế,
giá của mỗi cổ phiếu VCB cũng có thể giảm xuống mức thấp hơn 45.000đ vào ngày
hợp đồng đáo hạn. Trong trường hợp này, hợp đồng quyền chọn đó sẽ không được
thực hiện, nhà đầu tư đã mua quyền chọn chịu lỗ trên khoản phí mua quyền chọn
mà mình đã bỏ ra khi ký kết hợp đồng. Ví dụ, giả sử vào ngày đáo hạn, giá của mỗi
cổ phiếu VCB chỉ còn 40.000đ thì dĩ nhiên sẽ không nhà đầu tư nào muốn chi ra
45.000đ để mua một cổ phiếu thực tế hiện chỉ có giá 40.000đ. Vì người nắm giữ
quyền không có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng này, nên trong trường hợp này
người nắm giữ quyền sẽ không thực hiện quyền chọn.
Bảng 1.2. Lợi ích thu đƣợc từ quyền chọn mua vào ngày đáo hạn
Nếu giá cổ phiếu VCB < 45.000đ

Nếu giá cổ phiếu VCB > 45.000đ

0


10.000.(Giá thị trƣờng – 45.000)đ

Giá trị của quyền chọn

Giá trị của quyền chọn

Giá trị quyền

trong trường hợp này sẽ

Biểu đồ 1.1. Giá trị
quyền chọn mua vào
ngày đáo hạn

không phải là số chênh lệch
âm giữa giá trị thị trường của
cổ phiếu VCB và giá thực
hiện mà đơn giản giá trị

Giá cổ phiếu VCB vào
ngày đáo hạn

quyền chọn bây giờ chỉ là 0đ
(bảng 1.2).
Đồ thị dưới đây tóm tắt

0

45.000đ


lại giá trị của quyền chọn
trong các trường hợp khác nhau. Nếu giá cổ phiếu VCB vào ngày đáo hạn hợp đồng
Phí Vĩnh Quý

11

Lớp Anh 1 – KDQT – K45


Chƣơng I. Tổng quan về các công cụ phái sinh và thị trƣờng phái sinh

lớn hơn 45.000đ/ cổ phiếu thì quyền chọn có giá trị dương. Giá trị này sẽ tăng khi
mà giá cổ phiếu của VCB tăng. Ngược lại, nếu vào ngày đáo hạn của hợp đồng mà
giá của mỗi cổ phiếu VCB nhỏ hơn 45.000đ thì quyền chọn không có giá trị đối với
người nắm giữ quyền. Chú ý rằng trong bất kỳ trường hợp nào, giá trị của quyền
chọn vào ngày đáo hạn cũng không bao giờ âm. Điều này được giải thích bởi vì
quyền chọn là một công cụ có mức lỗ giới hạn. Mức lỗ lớn nhất mà nhà đầu tư phải
chịu chính bằng phí mua quyền chọn vào thời điểm ký kết hợp đồng.
2.3.3. Quyền chọn bán

Chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được nội dung của một quyền chọn bán nếu đã hiểu
về quyền chọn mua. Thực chất, quyền chọn bán có thể coi như một quyền chọn đối
lập với quyền chọn mua. Trong khi quyền chọn mua mang đến cho người nắm giữ
quyền chọn quyền mua một tài sản ở một mức giá xác định thì quyền chọn bán
mang đến cho người nắm giữ quyền chọn quyền bán một tài sản ở một mức giá xác
định tại hoặc trước một thời điểm trong tương lai.
Giá trị của quyền chọn bán vào ngày hợp đồng đáo hạn: Bản thân quyền chọn
bán đối lập hoàn toàn với quyền chọn mua nên giá trị của quyền chọn bán vào ngày
hợp đồng đáo hạn cũng biến động ngược chiều với giá trị của quyền chọn mua vào

ngày hợp đồng đáo hạn. Tiếp tục với ví dụ về quyền chọn cổ phiếu VCB, nhưng
trong trường hợp này nhà đầu tư mua quyền chọn bán cổ phiếu ở mức giá 45.000đ
vào ngày đáo hạn. Giả sử vào ngày đáo hạn, giá thị trường của mỗi cổ phiếu VCB
chỉ còn 40.000đ. Khi đó, nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu VCB trên thị trường và
bán lại theo hợp đồng quyền chọn. Rõ ràng bán một cổ phiếu ở mức giá cao hơn
mức giá trị thực của nó là một cơ hội kinh doanh tốt. Trong trường hợp này nhà đầu
tư sẽ thu được khoản chênh lệch giá từ việc thực hiện quyền chọn.
Bảng 1.3. Lợi ích thu đƣợc từ quyền chọn bán vào ngày đáo hạn

Giá trị của quyền chọn

Phí Vĩnh Quý

Nếu giá cổ phiếu VCB < 45.000đ

Nếu giá cổ phiếu VCB > 45.000đ

10.000.(45.000-Giá thị trƣờng)đ

0

12

Lớp Anh 1 – KDQT – K45


Chƣơng I. Tổng quan về các công cụ phái sinh và thị trƣờng phái sinh

Nếu giá cổ phiếu VCB vào ngày hợp đồng đáo hạn càng thấp thì lợi nhuận nhà
đầu tư thu được sẽ càng cao. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu VCB vào ngày hợp đồng

đáo hạn tăng lên đến 50.000đ/ cổ phiếu chẳng hạn thì không có lý do gì khiến nhà
đầu tư phải bán cổ phiếu VCB mà mình đang nắm giữ với giá 45.000đ theo hợp
đồng

quyền

Giá trị quyền

chọn. Giá trị
của

quyền

45.000đ

Biểu đồ 1.2. Giá trị quyền chọn
bán vào ngày đáo hạn

chọn bán trong
trường

hợp

này được trình

Giá cổ phiếu VCB vào ngày đáo
hạn

bày trong bảng
1.3 và sơ đồ


0

45.000đ

hóa thành biểu
đồ 1.2.
2.3.4. Bán quyền chọn

Một nhà đầu tư, người mà bán quyền chọn mua một tài sản nhất định với một
mức giá xác định tại hoặc trước một thời điểm xác định trong tương lai có nghĩa vụ
phải bán tài sản đó cho người nắm giữ quyền chọn nếu người nắm giữ quyền chọn
yêu cầu. Lưu ý trong trường hợp này là người bán quyền chọn mang trong mình
nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng nếu người mua quyền chọn yêu cầu.
Tiếp tục với ví dụ về quyền chọn mua cổ phiếu VCB ở trên, nếu vào ngày hợp
đồng đáo hạn giá cổ phiếu VCB là 50.000đ thì nhà đầu tư nắm giữ quyền chọn sẽ
yêu cầu bên bán quyền chọn thực hiện yêu cầu của mình. Điều đó có nghĩa là người
bán quyền chọn sẽ phải bán những cổ phiếu trên thị trường hiện có giá 50.000đ theo
mức giá của hợp đồng là 45.000đ. Nhà đầu tư bán quyền chọn này khi đó bị lỗ do
phải bán cổ phiếu ở mức giá thấp hơn mức giá hiện đang được giao dịch trên thị
trường. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu VCB thấp hơn 45.000đ vào ngày đáo hạn hợp
đồng thì nghĩa vụ của người bán quyền chọn sẽ được giải thoát vì quyền chọn sẽ
không được thực hiện.

Phí Vĩnh Quý

13

Lớp Anh 1 – KDQT – K45



Chƣơng I. Tổng quan về các công cụ phái sinh và thị trƣờng phái sinh

Vậy thì tại sao người bán quyền chọn mua lại tự đặt mình vào một vị thế đầy rủi
ro như vậy? Trong bất kỳ tình huống nào người bán quyền chọn mua cũng có thể sẽ
bị thua lỗ nếu giá cổ phiếu trên thị trường tăng cao hơn mức giá thỏa thuận khi ký
kết hợp đồng. Lý do là nhà đầu tư này được trả tiền để nhận lấy sự rủi ro này về
phía mình. Khoản tiền này chính là phí của quyền chọn khi ký kết hợp đồng mà
người mua quyền chọn đã trả.
Bây giờ ta hãy cùng xem người bán quyền chọn bán sẽ đứng trước những rủi ro
gì. Người bán quyền chọn bán là người có nghĩa vụ mua tài sản ở một mức giá đã
xác định khi ký kết hợp đồng tại hoặc trước một thời điểm trong tương lai nếu
người nắm giữ quyền chọn yêu cầu. Những nhà đầu tư bán quyền chọn bán đứng
trước rủi ro sẽ phải mua tài sản đó ở mức giá quá cao so với giá thực tế trên thị
trường vào ngày thực hiện hợp đồng quyền chọn. Điều này là nguyên nhân khiến
người bán quyền chọn bán gặp phải những rui ro thua lỗ khi phải thực hiện hợp
đồng.
Giá trị của quyền chọn mua và quyền chọn bán cổ phiếu VCB trong ví dụ trên,
đứng trên góc độ vị thế của người bán quyền chọn được biểu thị bằng các biểu đồ
1.3, 1.4.
Biểu đồ 1.5. thể hiện giá trị của cổ phiếu thường VCB, điều đặc biệt có thể thấy
ở đây là việc mua cổ phiếu thường cũng giống như mua một quyền chọn mua với
mức giá thực hiện là bằng không. Điều này không hề ngạc nhiên vì với mức giá
Biểu đồ 1.3. Giá trị quyền
chọn mua vào ngày đáo hạn

Biểu đồ 1.4. Giá trị quyền
chọn bán vào ngày đáo hạn

Biểu đồ 1.5. Giá trị

của cổ phiếu VCB

0

45.000đ
45.000đ

45.000đ

Giá cổ phiếu
VCB vào ngày
đáo hạn

Giá cổ phiếu
VCB vào ngày
đáo hạn

Giá cổ phiếu VCB
vào ngày đáo hạn

-45.000đ
0
0

Phí Vĩnh Quý

14

Lớp Anh 1 – KDQT – K45


45.000đ


Chƣơng I. Tổng quan về các công cụ phái sinh và thị trƣờng phái sinh

bằng 0 thì người nắm giữ quyền chọn coi như được cho không cổ phiếu cũng giống
như là sở hữu cổ phiếu đó.
Có rất nhiều chiến lược kinh doanh có thể sử dụng quyền chọn kết hợp với việc
mua, bán cổ phiếu thường, mua, bán quyền chọn, future hoặc forward...Tuy nhiên,
do nội dung chính của đề tài là đi vào nghiên cứu thị trường nên các chiến lược thú
vị này xin không được giới thiệu ở đây.
2.4. Hợp đồng hoán đổi (Swaps)
2.4.1. Khái niệm

Hợp đồng hoán đổi (Swaps) có những tính chất khá gần với hợp đồng kỳ hạn và
hợp đồng tương lai. Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên trong việc
trao đổi những dòng tiền trong tương lai được sinh ra từ một tài sản cơ sở nào đó.
Trong thực tế có rất nhiều công cụ hoán đổi khác nhau. Hai dạng thức phổ biến nhất
là hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ. Những hợp đồng hoán đổi lãi suất dựa trên
một đồng tiền cơ sở nào đó với lãi suất dựa trên một hợp đồng cơ sở khác cũng là
một dạng khá phổ biến trong thực tế. Phần sau đây xin giới thiệu sơ qua về hợp
đồng hoán đổi lãi suất và hợp đồng hoán đổi tiền tệ.
2.4.2. Hoán đổi lãi suất

Giống như những loại công cụ phái sinh khác, hợp đồng hoán đổi là một công
cụ giúp doanh nghiệp thay đổi vị thế rủi ro của mình trong kinh doanh. Giả sử một
doanh nghiệp có một khoản vay 100 triệu USD trong 10 năm với lãi phải trả hàng
năm là 9%. Như vậy hàng năm doanh nghiệp đó phải trả một khoản lãi 9 triệu USD.
Vào thời điểm cuối năm thứ 10, doanh nghiệp phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi, tổng
cộng là 109 triệu USD. Giả sử doanh nghiệp này cũng đang cho các khách hàng của

mình vay dài hạn dưới dạng bán hàng trả chậm cho khách hàng. Tổng số tiền cho
khách hàng vay cũng là 100 triệu USD. Điểm khác biệt ở đây là lãi suất khách hàng
trả cho doanh nghiệp là lãi suất thả nổi. Do đó, số tiền lãi mà doanh nghiệp thu được
sẽ có mức biến động khác nhau qua các năm. Như vậy, doanh nghiệp phải gánh
chịu những rủi ro do biến động lãi suất trên thị trường. Đây là trường hợp doanh
nghiệp có thể sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất để thay đổi vị thế rủi ro của mình.
Phí Vĩnh Quý

15

Lớp Anh 1 – KDQT – K45


Chƣơng I. Tổng quan về các công cụ phái sinh và thị trƣờng phái sinh

Dĩ nhiên trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể vay từ một nguồn khác một
khoản vay 100 triệu USD với lãi suất thả nổi và trả hết khoản nợ với lãi suất cố định
của mình. Khi đó doanh nghiệp sẽ hạn chế được rủi ro lãi suất vì lãi phải trả trên
khoản vay mới này sẽ được tài trợ tương ứng bởi khoản lãi mà các khách hàng
thanh toán định kỳ hàng năm. Dù vậy, cách làm này không phải là một giải pháp
hay bởi thông thường để thực hiện một khoản vay lớn như vậy thì doanh nghiệp cần
có tài sản đảm bảo cũng như sẽ phải tốn kém khá nhiều chi phí. Cách làm tốt nhất
trong trường hợp này là ký kết một hợp đồng hoán đổi lãi suất với một bên thứ ba
để bên thứ ba sẽ thanh toán khoản lãi cố định hàng năm này, trong khi đó doanh
nghiệp sẽ trả cho bên đó lãi suất thả nổi, cũng thanh toán định kỳ hàng năm.
Một trong những thước đo lãi suất thả nổi được nhắc đến nhiều nhất trong các
hợp đồng hoán đổi là lãi suất trên thế giới là lãi suất LIBOR, đây là mức lãi suất mà
hầu hết các ngân hàng quốc tế sẽ tính trên những khoản cho các ngân hàng khác vay
ở thị trường London. LIBOR thường được dùng để tham chiếu là mức lãi suất thả
nổi cơ bản trên thị trường, và tùy theo hạng mức xếp hạng tín dụng của doanh

nghiệp đi vay, mức lãi suất đối với các doanh nghiệp này có thể dao động trong
khoảng từ LIBOR đến một mức LIBOR cộng thêm 1% hoặc có thể đến hàng chục
phần trăm.
Giả định rằng doanh nghiệp chúng ta đang đề cập có hạn mức tín dụng khá tốt
và đã ký được một hợp đồng hoán đổi lãi suất (LIBOR + 0,5%) với lãi suất cố định
9%/ năm. Bảng 1.4. dưới đây minh họa cho cơ chế hoạt động của hợp đồng hoán
đổi lãi suất. Giả sử rằng năm đầu tiên LIBOR bằng 8%, sau 4 năm tăng dần lên đến
11% và từ năm thứ 5 thì giảm xuống chỉ còn 7%.
Bảng 1.4. Ví dụ về tác động của hợp đồng hoán đổi tới khoản nợ gốc
Năm
A. Đối với hợp đồng Swap
Lãi nhận đƣợc
Lãi phải trả
B. Tác động đến khoản nợ cũ
Lãi phải trả theo hợp đồng
Lãi thực trả

1
9
-8.5

2

3

4

5

9

9
9
9
-9.5 -10.5 -11.5 -7.5

6

7

8

9

10

9
-7.5

9
-7.5

9
-7.5

9
-7.5

9
-7.5


-9
-9
-9
-9
-9
-9
-9
-9
-109
-9.5 -10.5 -11.5 -7.5 -7.5 -7.5 -7.5 -7.5 -107.5
Nguồn: Ross, Westerfield, Jaffe. (2005). Corporate finance (7th edition). United States: McGraw-Hill/Irwin.

Phí Vĩnh Quý

-9
-8.5

16

Lớp Anh 1 – KDQT – K45


×