Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

BÀI THI UEH 500 PHILIPPINES

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.92 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

CÔNG TRÌNH DỰ

THI

GIẢI THƯỞNG
ĐỀ TÀI MÔN HỌC

XUẤT SẮC UEH500
- NĂM 2018

TÊN CÔNG TRÌNH: SỨC HẤP DẪN CỦA THỊ TRƯỜNG
PHILIPPINES
THUỘC KHOA: KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

MSĐT:

TP. HỒ CHÍ MINH - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG
ĐỀ TÀI MÔN HỌC XUẤT SẮC UEH500 - NĂM 2018
TÊN CÔNG TRÌNH: SỨC HẤP DẪN CỦA THỊ TRƯỜNG
PHILIPPINES
THUỘC KHOA: KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING


MSĐT:
TP. HỒ CHÍ MINH - 2018


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
I. Giới thiệu lý do chọn đề tài
Hiện nay, các hoạt động hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ và dần trở thành
một xu hướng chung các quốc gia trên thế giới. Hội nhập quốc tế không chỉ tạo điều
kiện thuận lợi cho các quốc gia tiến hành mua bán, trao đổi hàng hóa với nhau để mở
rộng thị trường tiêu thụ mà còn góp phần tạo ra công ăn việc làm, nâng cao chất lượng
đời sống cho chúng ta. Song song đó, hội nhập quốc tế còn tạo cơ hội cho các quốc
gia phát huy những thế mạnh sẵn có, nhờ vậy dễ dàng thu hút nguồn vốn đầu tư từ
bên ngoài để đầu tư và phát triển nền kinh tế nội địa.
Ngày càng nhiều các công ty đa quốc gia xuất hiện, trong đó có những công ty
phát triển với quy mô rất lớn và có mặt ở hầu hết các quốc gia như Pepsico, Unilever,
Dell, Samsung…Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những công ty kém phát triển hơn,
quy mô nhỏ hơn, thông thường các công ty này chỉ xuất hiện ở một số thị trường nhất
định. Vì thế, các công ty này luôn nổ lực tìm kiếm cho mình một thị trường tiềm
năng, hấp dẫn để đầu tư nhằm tối thiểu hóa chi phí đầu tư đồng thời mang lại nhiều
lợi nhuận nhất. Nghiên cứu sức hấp dẫn của một thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với các công ty này bởi nó cho phép đánh giá quy mô và tiềm năng của từng
thị trường khác nhau từ đó làm cơ sở để đưa ra quyết định nên đầu tư hay không.
Trong những năm trở lại đây, Philipines được đánh giá là một trong những nền
kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á (trên 6%). Đây
cũng là một nước đứng thứ 38 trên thế giới về lĩnh vực xuất nhập khẩu. Theo một số
chuyên gia nhận định thì Philippines là một trong những thị trường hấp dẫn tại khu
vực Đông Nam Á nói riêng cũng như trên thế giới nói chung. Ngày càng xuất hiện
nhiều các công ty nước ngoài tới để đầu tư và phát triển kinh tế tại Philippines. Đây
cũng là thị trường được dự báo sẽ thu hút được nhiều các MNC đầu tư trong thời gian
tới. Dựa trên cơ sở đó, nhóm đã quyết định cùng nhau nghiên cứu đề tài “SỨC HẤP

DẪN CỦA THỊ TRƯỜNG PHILIPPINES”. Đề tài sẽ là nơi cung cấp cho mọi
người cái nhìn tổng quan hơn về thị trường Philippines cũng như sức hấp dẫn của nó
trong nền kinh tế thị trường hiện nay đối với các nhà đầu tư nước ngoài.


II. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, nhóm tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm đưa ra một cái nhìn tổng
quan về tình hình kinh tế ở Phillipines, từ đó xem xét các lợi ích khi tiến hành đầu tư
hay kinh doanh tại đây.
Thứ hai, đi sâu vào phân tích tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính
trị và pháp luật đến sức hấp dẫn của thị trường Phillipines. Từ đó, giúp các doanh
nghiệp đưa ra quyết định có nên đầu tư vào thị trường này hay không.
Thư ba, phân tích các cơ hội đối với doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư hay
xuất khẩu vào Philippines, từ đó đưa ra một số lời khuyên cho các doanh nghiệp đang
có ý định phát triển kinh tế tại thị trường này.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị và pháp luật đến sức hấp
dẫn của thị trường Phillipines.
Phạm vi nghiên cứu:
Dữ liệu dùng trong nghiên cứu dựa trên số liệu tính đến năm 2018.
Nghiên cứu được thực hiện tại trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
từ … đến...
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: Sách, tài liệu
tham khảo, các báo cáo, tạp chí chuyên ngành, các bài nghiên cứu khoa học, luận
văn thạc sĩ …và các trang web có liên quan.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm thực hiện đề tài bằng phương pháp Phân tích dữ liệu, cụ thể ở đây là dữ
liệu thứ cấp bao gồm: Các dữ liệu thu thập từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các bài
nghiên cứu khoa học trước đó…

Dựa trên số liệu thống kê từ các nguồn thông tin liên quan như sách, báo, tạp
chí và các bài báo cáo, nghiên cứu khoa học nhóm tiến hành phân tích, đánh giá
những tác động của các rào cản thương mại đối với hàng dệt may Việt Nam khi xuất
khẩu ra các thị trường trên thế giới.

V. Đóng góp của đề tài.


Đề tài đã đưa ra được cái nhìn tổng quan về những lợi thế của thị trường
Philippines về mặt kinh tế. Dựa trên cơ sở lý thuyết đó, các doanh nghiệp, các nhà đầu
tư nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Việt nam nói riêng sẽ đưa ra quyết định
liên quan đến việc có nên tiến hành đầu tư tại Philippines hay không.
VI. Hướng phát triển của đề tài.
Nhóm tiến hành phân tích từ khái quát về thị trường Philippines bao gồm vị trí
địa lí, đặc điểm tự nhiên, cơ cấu dân số, nguồn lao động bên cạnh đó còn đi sâu vào
là phân tích các chỉ số kinh tế liên quan như kim ngạch xuất khẩu, GDP...Đồng thời
đưa ra những đánh giá về sức hấp dẫn đối với nền kinh tế Philippines qua những năm
gần đây để thấy được những ưu điểm cũng như hạn chế của nó. Song song đó là một
số quy định đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, đề tài còn
đề cập đến mối quan hệ ngoại giao hiện tại của Philippines để làm cơ sở lý thuyết
vững chắc giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác hơn. Cuối
cùng là một số cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đang có ý định phát triển kinh
doanh hay đầu tư vào thị trường Philippines.
VII. Kết cấu đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm 5 phần:
Chương 1: Tổng quan về thị trường Philippines
Chương 2: Những lợi thế về kinh tế của thị trường Philippines
Chương 3: Một số quy định đối với các doanh nghiệp khi đầu tư tại thị trường
Philippines
Chương 4: Mối quan hệ ngoại giao của Philippines với các nước trong khu vực và

trên thế giới
Chương 5: Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Philippines và một
số đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam.

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG PHILIPPINES...........................
1.1 Giới thiệu chung Phillipines...................................................................................
1.2 Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của Philippines...................................................
1.3 Tình hình phát triển kinh tế ở Phillipines ..............................................................
CHƯỜNG 2: NHỮNG LỢI THẾ VỀ KINH TẾ CỦA THỊ TRƯỜNG
PHILIPPINES............................................................................................................
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7

Lợi thế về kinh tế của Philippines..........................................................................
Chi phí hoạt động thấp...........................................................................................
Cơ cấu dân số trẻ và nguồn lao đồng dồi dào........................................................
Sức mua của nền kinh tế lớn..................................................................................

Chỉ số niêm tin của người tiêu dùng cao................................................................
Tiềm năng phát triển cao........................................................................................
Lợi thế trong lĩnh vực BPO...................................................................................

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHI ĐẦU
TƯ TẠI THỊ TRƯỜNG PHILIPPINES...................................................................
3.1 Luật pháp và quy định của Chính phủ...................................................................
3.2 Chính sách đối vớ đầu tư nước ngoài của Philippines...........................................
CHƯƠNG 4: MỐI QUAN HỆ NGOẠI GIAO CỦA PHILIPPINES VỚI CÁC
NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI................................................
4.1 Các chính sách đối ngoại........................................................................................
4.2 Các Hiệp định quốc tế đã tham gia.........................................................................
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TẠI THỊ TRƯỜNG PHILIPPINES.........................................................................
PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................................


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục các Bảng:
Bảng 1, 2: Các chỉ số kinh tế Philippines trong giai đoạn từ 2012 đến 2015
Bảng 3: GDP bình quân đầu người của các nước trong giai đoạn từ 1990 đến 2016
Bảng 4: Cấu trúc cổ phần của một công ty
Danh mục các biểu đồ:
Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Philippines năm 2013.
Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh mức lương tối thiểu và chi phí bảo hiểm xã hội, phí công
Biểu đồ 3: Chỉ số niềm tin người tiêu dùng toàn cầu, khu vực Đông Nam Á,
quý 1/2018
Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á
Biểu đồ 5: Xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang thị trường Philippines từ 2011 đến 8/2016
Biểu đồ 6: Thống kê kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng chính của Việt Nam xuất

khẩu sang Philippins trong 8 tháng/2016 so với 8 tháng/2015


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

GDP

Gross Domestic Product

PPP

Purchasing Power Parity

OER

Official Exchange Rate

CCI

Consumer Confidence Index

FDI

Foreign Direct Investment

BPO


Business Process Outsoursing

BSP

Bangko Sentral Pilipinas

PEZA

Philippine Economic Zone Authority

ITH

Income Tax Holiday

TPP

Trans-Pacific Strategic Economic
Partnership Agreement


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG PHILIPPINES
1.1. Giới thiệu chung về Philippines
Philippines là một trong mười một thành viên của ASEAN, quần đảo
Philippines là một quốc gia có vị trí rất quan trọng trong khu vực cả về kinh tế và
quân sự với bao quanh là đường bờ biển rất dài.
Philiipines có tên chính thức là Cộng hòa Phillipines (The Republic of the
Phillipines). Với diện tích 300.000km2, Philippines là quốc gia rộng lớn thứ 64 trên
thế giới, bao gồm 7107 hòn đảo, gần 700 đảo có người ở. Thủ đô của Phillipines là
Manila, thành phố đông dân nhất là Quezon.
Dân số hiện tại của Philippines là 106.656.738 người vào ngày 03/08/2018

theo số liệu mới nhất của Liên Hợp Quốc, chiếm 1,38% dân số thế giới và đứng thứ
13 trên bảng xếp hạng dân số. Tuổi thọ trung bình của cả 2 giới là 69,3 tuổi, tính riêng
tuổi thọ trung bình của nữ là 72.9 tuổi và của nam là 66 tuổi. 96.29% dân số trưởng
thành (từ 15 tuổi trở lên) biết chữ. Phillipines gồm có 3 nhóm dân tộc chính: Indio
theo cơ đốc giáo chiếm ¾ dân số, các dân tộc miền núi chiếm khoảng 5% dân số,
nhóm người Moro theo Hồi giáo chiếm khoảng 5% dân số. Số còn lại là một số ngoại
kiều khác như Anh, Ấn, Arap, Hoa, Tây Ban Nha,.....
Đa số người Phillipines theo đạo Thiên Chúa Giáo, chiếm đến 92% dân số.
Trong đó, khoảng hơn 83% thuộc Công giáo La Mã, 3% thuộc Thiên chúa giáo cũ và
6% thuộc các giáo phái Tin lành khác. Đạo Hồi Giáo chiếm khoảng 5% dân số và còn
lại là tôn giáo khác. Người dân Philippines ngoài sử dụng tiếng Tagalog còn sử dụng
Tiếng Anh như ngôn ngữ chính thống. Philippines là quốc gia giỏi Tiếng Anh hàng
đầu Đông Nam Á và xếp thứ 3 Châu Á, họ có thể phát âm giọng Anh, Mỹ chuẩn.
1.2 Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của Philippines
1.2.1 Vị trí địa lý:
Là một quần đảo ở Đông Nam Á với khoảng 7107 đảo chạy dài từ Bắc xuống
Nam giữa vĩ tuyến 4023 – 21025. Philippines cách Đài Loan qua eo biển Luzon ở
phía Bắc, cách đảo Bomeo qua biển Sulu ở phía Tây Nam, cách Việt Nam qua biển
Đông ở phía Tây và cách các đảo khác của Indonesia qua biển Celebes ở phía Nam;
phía đông là biển Philippines và đảo quốc Palau.


1.2.2 Đặc điểm tự nhiên:
Philippines có đường bờ biển rất dài 23 184 km, 3/4 diện tích là rừng núi, đồng
bằng thấp nhỏ, hẹp xen kẻ các sườn núi. Đây là khu vực có nhiều động đất và núi lửa
với khoảng 10 núi lửa đang trong thời kỳ hoạt động. Philippines có khí hậu nhiệt đới
gió mùa, thường có bão lớn (trung bình có khoảng 20 cơn bão/ năm). Một năm có hai
mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Nhờ nằm trên vành đai gió mùa châu Á –Thái Bình Dương, được bao bọc bởi
đại dương đã giúp cho hệ thống cảng biển ở Philippines phát triển mạnh mẽ, tạo điều

kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đẩy mạnh các hoạt
động liên quan đến xuất nhập khẩu. Đây chính là một trong những lợi thế lớn thu hút
các nhà đầu tư đến Philippines.
Philippines là một quần đảo với 7.017 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, tạo điều
kiện thuận lợi trong việc khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản. Minh chứng bởi vị trí
hàng đầu Thế Giới của Philippines về nuôi trồng và xuất khẩu thủy hải sản, chẳng
hạn: Đứng thứ tư Thế Giới về xuất khẩu cá ngừ, thứ hai Thế Giới về sản lượng cá rô
phi, nhà xuất khẩu tôm chân trắng hàng đầu thế giới … Cùng với đó là các loại thủy
hải sản khác như cá mú, cá chẽm, cá măng, mực, tôm…
Bên cạnh những thuận lợi về vị trí địa lí, Philippines còn có nhiều lợi thế để
phát triển kinh tế nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú có thể kể đến
mốt số khoáng sản như: vàng, đồng, sắt, crôm, măng-gan, than đá, dầu lửa và khí đốt
nhưng phần lớn chưa được khai thác hiệu quả, do đó thu hút các doanh nghiệp nước
ngoài đến đầu tư và khai thác.
1.3 Tình hình phát triển kinh tế ở Phillipines
Phillipines có nền kinh tế lớn thứ 36 thế giới, xếp thứ 13 châu Á và thứ 3 trong
khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Thái Lan). GDP của Philippines đạt 304,9 tỷ
USD vào năm 2016. Đơn vị tiền tệ quốc gia củaPhilippines là Peso. Kim ngạch xuất
khẩu của Philippines đạt 58.827 tỷ USD với các mặt hàng xuất khẩu chính như là:
thiết bị điện tử, máy móc và các thiết bị vận tải, hàng may mặc, hóa chất, hoa quả và
các sản phẩm tù dầu mỏ. Các nước xuất khẩu chính của Philippines bao gồm Nhật
Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Hà Lan…


Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Philippines năm 2013.

Nông nghiệp và công nghiệp chiếm một phần quan trọng trong nền kinh tế của
Philippines, đặc biệt là các ngành như: chế biến thực phẩm, may mặc, các bộ phận
điện tử và ô tô. Ngành công nghiệp đa số tập trung ở các thành phố xung quanh
Manila. Cebu cũng đang là một địa điểm thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong và

ngoài nước trong thời gian gần đây. Với một lượng dự trữ lớn khoáng sản vàng, đồng,
sắt, mangan, than đá, dầu mỏ,.. ngành khai thác mỏ cũng là ngành có tiềm năng ở
Philippines.
Philippines là một nước công nghiệp đang phát triển, nền kinh tế đang trong
quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Lực lượng lao
động của Philippines khoảng 38,1 triệu, trong đó lĩnh vực nông nghiệp chiếm gần
32% lực lượng lao động và đóng góp 14% GDP. Lĩnh vực công nghiệp có khoảng
14% lực lượng lao động và đóng góp 30% GDP. Trong khi đó, dịch vụ chiếm 47% lao
động và đóng góp 56% GDP.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Philippines là một trong những nước có nền
kinh tế thịnh vượng bậc nhất Đông Á, chỉ đứng sau Nhật Bản. Sau đó, thành tích của
Philippines bị một số quốc gia bắt kịp và nền kinh tế bị trì trệ trong một thời gian dài
kèm theo đó là bất ổn chính trị. Trong giai đoạn đó, Philippines có mức tăng trưởng


kinh tế thấp và trải qua những đợt suy thoái kinh tế. Đến thập niên 90 của thế kỉ XX
nền kinh tế Philippines mới bắt đầu được khôi phục.
Phlippines cũng bị tác động không nhỏ bởi ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng
kinh tế năm 1997. Cuộc khủng hoảng kiến cho đồng Peso suy giảm giá trị kéo dài
cùng với đó là sự sụp đổ của thị trường chứng khoáng. Tuy nhiên, sự tác động này
không trầm trọng như các quốc gia láng giềng khác. Trong những năm gần đây,
Philippines đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6% mỗi năm, năng lực cạnh tranh
cũng dần được cải thiện.
Bảng 1 và 2: Các chỉ số kinh tế Philippines trong giai đoạn từ 2012 đến 2015


Nguồn: Ban Quan hệ quốc tế
CHƯƠNG 2: NHỮNG LỢI THẾ VỀ KINH TẾ CỦA THỊ TRƯỜNG
PHILIPPINES
2.1 Philippines có chi phí hoạt động thấp

Chi phí kinh doanh ở Philippines thấp hơn đáng kể so với các nước khác. Từ
chi phí lao động rất phải chăng, đến chi phí truyền thông và điều hành, nó tạo ra
khoản tiết kiệm lớn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Chi phí như điện, giao thông
nội địa và truyền thông, nhà ở thấp hơn 50% so với Mỹ. Các công ty nước ngoài đang
trong quá trình lập kế hoạch gia công và các quy trình kinh doanh, các dịch vụ trung
tâm dịch vụ cuộc gọi và các hệ thống ứng dụng và phát triển phần mềm đã tiết kiệm
đến 50% chi phí kinh doanh.
Theo một số nghiên cứu cho thấy chi phí nhân công ở Philippines thấp hơn 1/5
so với ở Mỹ. Hơn thế nữa, chi phí trả lương cho nhân công, cho nhà ở và thực phẩm
ở đây khá thấp so với các nước châu Á.
Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh mức lương tối thiểu và chi phí bảo hiểm xã hội, phí công
đoàn (Thời điểm tháng 4/2018)

Mức lương tối thiều trả cho nhân công ở các nước châu Á như Thái Lan,
Malaysia hay Inđonesia đều trên mức 200 USD/tháng. Trong khi đó, mức lương trả
cho cho nhân công ở Philippines lại thấp hơn nhiều chỉ khoảng 174 USD/tháng. Tại
các khu công nghiệp ngoại ô Manila, mức lương thấp nhất hàng ngày là khoảng 335


peso (7,5 USD, khoảng 150 nghìn đồng) và chỉ tăng vài phần trăm mỗi năm. Do đó,
các doanh nghiệp nước ngoài có thể phát triển các cơ sở sản xuất tại đây như một cách
để tiết kiệm chi phí kinh doanh đồng thời có thể tận dụng được nguồn nhân công giá
rẻ ở đây.
2.2 Cơ cấu dân số trẻ và nguồn lao đồng dồi dào
Philippines là quốc gia lớn thứ mười ba trên thế giới với dân số (hơn 106 triệu
người). Tốc độ tăng dân số tương đối cao (gần hai phần trăm mỗi năm, được xem là
tốc độ tăng trưởng dân số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á) điều này đã giúp cho
Philippines có một nguồn lao động dồi dào, đảm bảo lao động cho các công ty nước
ngoài khi tiến hành đầu tư tại đây.
Bên cạnh đó, Philippines còn là một trong trong số các quốc gia có nền dân số

trẻ nhất trên thế giới với độ tuổi trung bình vào khoảng 24 tuổi, trong đó có hơn 2/3
dân số dưới 35 tuổi. Đây là một trong những lợi thế của Philippines khi mà dân số
trên thế giới đang có xu hướng già hóa điển hình như Nhật Bản, Đức, Thụy Điển…
Việc dân số dần già hóa đã đặt ra cho các quốc gia này nhiều thách thức bao gồm
nguồn lao động bị thu hẹp, tiền lương hưu, các chi phí về an sinh xã hội như chăm sóc
sức khỏe tăng lên đáng kể. Philippines với một lượng lao động trẻ, năng động chính là
một điểm cộng thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến phát triển.
Theo thống kê dân số thế giới, có khoảng 96,29% dân số trưởng thành (từ 15
tuổi trở lên) ở Philippines có thể đọc và viết chữ. Đặc biệt, Phillipines là quốc gia nói
tiếng Anh lớn thứ tư trên thế giới. Việc sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức
chính là một lợi thế lớn đối với Philippines giúp cho việc giao tiếp giữa các doanh
nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp nội địa, với người lao động trở nên thuận
tiện hơn. Song song đó, các doanh nghiệp nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận với
người dân địa phương, dễ dàng đưa các sản phẩm của họ đến gần hơn với người tiêu
dùng tại đây.
Có thể thấy Phillipines là một quốc gia có nguồn lao động dồi dào, lực lượng
lao động trẻ, chất lượng, trình tay nghề tốt, chi phí nhân công rẻ và đặc biệt là khả
năng giao tiếp tiếng anh tốt là một trong những sức hút lớn, mạnh mẽ nhất của thị
trường Phillipines.


2.3 Sức mua của nền kinh tế tương đối lớn
Như đã nói ở trên, Philippines là quốc gia lớn thứ mười ba trên thế giới với dân
số (hơn 106 triệu người). Chính vì dân số đông mà các nhu cầu thiết yếu hàng ngày
như vấn đề ăn nặc, nhà ở, đi lại, … của Philippines cao hơn nhiều so với các quốc gia
khác đã góp phần thúc đẩy sức mua của thị trường này tăng lên đáng kể, đưa
Philippines dần trở thành một thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Bên cạnh các nhu cầu tiêu dùng thì dân số đông cũng đòi hỏi các cơ quan nhà
nước phải liên tục sửa chửa và nâng cấp các cơ sở hạ tầng của quốc gia, vì vậy các
doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực xây dựng có thể hoàn toàn yên tâm khi tiến hành

đầu tư tại đây.
Bên cạnh sự phát triển dân số thì GDP bình quân đầu người của Philippines
cũng tăng lên vượt bật. Dưới đây là bảng số liệu thống kê GDP bình quân đầu người
của Philippines và các nước trong khu vực giai đoạn từ 1990 đến 2016.
Bảng 3: GDP bình quân đầu người của các nước trong giai đoạn từ 1990 đến 2016
Quốc gia

1990

2016

Việt Nam
Thái Lan
Singapore
Philippines
Malaysia
Lào
Indonesia

98
1508.3
11 864.3
715.3
2440.6
203.3
622.9

2214.4
5910.6
52962.5

2951.1
9508.2
2351.1
3570.3

Với GDP trên đầu người đạt tương đương gần 3.000 USD/mỗi hộ gia đình và
có xu hướng tăng lên trong các năm tới, ngày càng có nhiều người dân ở Philippines
có đủ khả năng tài chính để sắm xe hơi, đồ gia dụng cao cấp cũng như các mặt hàng
đắt tiền khác. Theo một số chuyên gia, tầng lớp trung lưu ở Philippines được dự báo
sẽ tiếp tục tăng lên trong những thập kỷ tới, điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu đối
với thị trường bán lẻ ở Philippines sẽ còn tiếp tục tăng trưởng và phát triển mạnh mẻ
trong thời gian tới.


2.4 Chỉ số niêm tin của người tiêu dùng cao
Trong kinh tế học, Chỉ số niềm tin tiêu dùng CCI là chỉ số đo niềm tin của
người tiêu dùng trong một nền kinh tế. Niềm tin tiêu dùng được thể hiện qua mức độ
lạc quan về nền kinh tế, về thu nhập, và mức độ chi tiêu của người dân.
Philippines là một trong số các quốc gia có chỉ số niềm tin người tiêu dùng cao
và ổn định nhất trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và cả thế giới nói chung. Chỉ số
niềm tin người tiêu dùng tại đây luôn dao động trong khoảng từ 125 – 300. Minh
chứng là trong năm 2017 chỉ số này đạt 131 và trong năm 2018 chỉ số năm là 128.
Tuy Philippines có sự sụt giảm lớn nhất trong khu vực về chỉ số niềm tin, giảm
3 điểm, nhưng Philippines vẫn trụ ở vị trí thứ hai trong danh sách top 10 các quốc gia
lạc quan trên toàn cầu với 128 điểm.
Biểu đồ 3: Chỉ số niềm tin người tiêu dùng toàn cầu, khu vực Đông Nam Á,
quý 1/2018

Nếu chỉ số niềm tin người tiêu dùng Philipines vẫn tiếp tục duy trì ổn định như
hiện tại, điều đó cho thấy người dân Philippines rất lạc quan và tin tưởng vào tương

lai, họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn, điều này góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh
hơn và tiềm năng phát triển xa hơn. Đây được coi như những tính hiệu tích cực của
nền kinh tế ở Philippines trong tương lai mở ra nhiều niềm tin hơn cho các đầu tư đã
và đang có ý định đầu tư vào quốc gia này.


2.5

Philippines có tiềm năng phát triển cao
Theo như dự báo của các nhà kinh tế học tại Bloomberg, các nền kinh tế ở khu

vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh vào năm 2018. Trong đó Philippines
và Việt Nam là 2 quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất (trên 6%).
Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á

Nguồn: Bloomberg Businessweek
Theo số liệu từ ngân hàng trung ương Bangko Sentralng Pilipinas (BSP) của
Philippines cho thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước này trong
quý I/2018 đã tăng 43,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 2,2 tỷ USD. Ước tính riêng
trong tháng 3/2018, dòng vốn FDI ròng đạt 682 triệu USD, tăng 27% so với mức 537
triệu USD ghi nhận được trong cùng kỳ năm 2017. Dòng vốn FDI này được đầu tư
phần lớn vào lĩnh vực chế tạo, bất động sản, nghệ thuật, giải trí và văn hóa, và các
hoạt động tài chính và bảo hiểm.
Dòng vốn FDI cao cho thấy dòng vốn đầu tư vào nước này tăng nhiều và ổn
định. Điều này cho thấy tâm lý lạc quan của các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư
vào nền kinh tế Philippines. Sự tín nhiệm của Phillipines trên trường quốc tế ngày
càng tăng lên do đó mở ra nhiều cơ hội phát triển không chỉ cho các doanh nghiệp ở
Philippines mà còn cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư tại đây.



Với số vốn đầu tư ngày càng tăng đã hỗ trợ vững chắc cho những nỗ lực của
chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte trong việc chuyển đổi nền kinh tế từ tăng
trưởng định hướng tiêu dùng sang định hướng đầu tư, mở ra những triển vọng mới
cho nền kinh tế Philippines, thúc đẩy phát triển kinh tế đa dạng, tạo ra thêm nhiều
công ăn việc làm cho các thế hệ trẻ, những người Philippines có kỹ năng gia nhập lực
lượng lao động vào những năm tới.
2.6 Lợi thế trong lĩnh vực BPO
Trước tiên, BPO là một thuật ngữ dùng để chỉ việc thuê ngoài đối tác cung cấp
các dịch vụ quản lý, chăm sóc khách hàng,… để giúp một doanh nghiệp có nhiều thời
gian hơn cho các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Đây cũng là ngành cần rất nhiều nhân
lực nhưng trình độ không quá cao để thực hiện các công việc như nhân viên tổng đài
(contact centre), nhập liệu, phân tích kinh doanh,... Tại Philippines, ngành BPO được
chia ra 5 ngành nhỏ bao gồm dịch vụ khách hàng, xử lý dữ liệu, tư vấn y tế, gia công
phần mềm và sản xuất phim.
Theo số liệu thông kê vào năm 2016, doanh thu BPO chiếm 17% GDP của
Phiilppines và là lĩnh vực đứng thứ hai trong việc thu hút các doanh nghiệp nước
ngoài đến đầu tư. Hiện có rất nhiều tập đoàn lớn như CitiBank, Safeway, Chevron và
Aetna đều có trung tâm dịch vụ chăm sóc khách hàng, xử lý các yêu cầu của khách
hàng qua điện thoại ở Manila. Đó là còn chưa kể đến hàng trăm công ty dịch vụ y tế
tư nhân khác. Với tốc độ tăng trưởng 20% mỗi năm, doanh thu BPO của Phillipines
hiện đang đứng thứ ba trên toàn thế giới (chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc) và được dự
báo sẽ chạm ngưỡng 40 tỷ đôla vào năm 2020. Tháng 1/2015, Báo Los Angeles Times
vinh danh Philippines là “kinh đô của dịch vụ chăm sóc khách hàng thế giới”.
Sở dĩ, BPO có bước phát triển vượt bật ở Philippines là nhờ vào các chính sách hỗ trợ
của chính phủ, lực lượng lao động có trình độ cao và đặc biết rất giỏi tiếng Anh.
Theo một số chuyên gia trong ngành nhận xét, người Philippines nói tiếng Anh
tốt hơn, đúng chuẩn giọng Mỹ hơn rất nhiều so với người Ấn Độ. Ước tính mỗi năm,
Philippines có nửa triệu sinh viên tốt nghiệp nói rất giỏi tiếng Anh. Bên cạnh đó, giới
trẻ Philippines cũng có suy nghĩ hiện đại, rất nhiều trong số họ từng được đào tạo hay



làm việc tại Mỹ, họ rất cởi mở và muốn làm việc cho các công ty phương Tây. Họ
cũng có thái độ làm việc điềm tĩnh hơn chứ không dễ nổi nóng. Đặc biệt, chi phí lao
động ngành này ở Philippines hiện đang thấp hơn so với Ấn Độ và các quốc gia khác.
Một số chính sách ưu đãi của Philippines đối với doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực BPO của như sau:
+ Miến thuế thu nhập trong thời gian 6 năm đối với dự án tiên phong và 4 năm
đối với dự án thường tính từ thời điểm bắt đầu hoạt động thương mại;
+ Thuế suất VAT 0% cho dịch vụ xuất khẩu;
+ Miễn toàn bộ thuế cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, công cụ trong một
số điều kiện, trong 5 năm;
+ Miễn thuế địa phương từ 4 - 6 năm; đơn giản hóa thủ tục hải quan.
+ Trong 5 năm đầu từ khi đăng ký, doanh nghiệp được khấu trừ thêm từ thu
nhập chịu thuế 50% chi phí lương của lao động trực tiếp; điều kiện giảm thuế
xét trên gia tăng lao động trực tiếp trong năm so với năm trước.
+ Trường hợp đầu tư trong các đặc khu kinh tế thì ngoài ưu đãi trên còn được
thêm nhiều ưu đãi khác như thuế suất đặc biệt, ưu đãi sau thời hạn miễn thuế ở
trên…
+ Hỗ trợ kinh phí cho việc đào tạo phát triển nhân lực: đào tạo nhân lực mới
cho các sinh viên mới tốt nghiệp được Nhà nước hỗ trợ 50% học phí. Khoản
kinh phí hỗ trợ là 400 triệu peso/năm, tương đương 10 triệu đô la Mỹ.
Các công ty cần dịch vụ Outsorcing, muốn tập trung vào năng lực cốt lõi và
giảm thiểu chi phí (đặc biệt là chi phí cơ sở hạ tầng) hay các công ty hoạt động trong
lĩnh vực Outsorcing thì Phillipines thực sự rất phù hợp và đầy triển vọng.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHI ĐẦU
TƯ TẠI THỊ TRƯỜNG PHILIPPINES


3.1 Chính sách chung của Philippines đối với các doanh nghiệp

Luật pháp và quy định của Philippines bảo đảm các quyền cơ bản của tất cả
nhà đầu tư và doanh nghiệp, bao gồm:
• Quyền chuyển lợi nhuận, lợi nhuận từ vốn và cổ tức theo hướng dẫn của BSP,
cơ quan tiền tệ của quốc gia.
• Quyền thu hồi số tiền thu được từ việc thanh lý đầu tư.
• Quyền được nhận ngoại tệ để đáp ứng các khoản thanh toán gốc và lãi cho
các nghiệp vụ nước ngoài.
Thuế: Đối với các công ty nước ngoài đăng ký với PEZA, ưu đãi bao gồm
100% được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân (ITH)
3.2 Chính sách của Philippines đối với các doanh nghiệp nước ngoài
Doanh nghiệp đăng ký BOI – Bộ Đầu Tư tại các khu vực kém phát triển được
hưởng ưu đãi “tiên phong” và có thể khấu trừ 100% chi phí công việc cơ sở hạ tầng
cần thiết và chi phí lao động từ thu nhập chịu thuế của mình. Hơn nữa, một doanh
nghiệp có hơn 40% vốn nước ngoài xuất khẩu ít nhất 70% sản lượng của nó có thể
được hưởng ưu đãi ngay cả khi hoạt động không được liệt kê trong Kế hoạch ưu tiên
đầu tư (IPP). Các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu có ít nhất 50% doanh thu xuất
phát từ xuất khẩu có thể đăng ký các ưu đãi bổ sung theo Đạo luật phát triển xuất
khẩu năm 1994.
Hơn thế nữa, Doanh nghiệp tiên phong và doanh nghiệp đăng ký tại các khu
vực kém phát triển được hưởng một miễn thuế thu nhập trong sáu năm đầu hoạt động,
có thể kéo dài tới hai năm nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định. Trong khi đó,
doanh nghiệp “không tiên phong” chỉ được hưởng ưu đãi thuế trong 4 năm đầu hoạt
động, có thể kéo dài thêm 3 năm nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định.
Luật Philippines cũng khuyến khích các doanh nghiệp đa quốc gia thành lập
các trụ sở khu vực tại Philippines. Các đơn vị đa quốc gia thành lập các kho khu vực
để cung cấp phụ tùng, linh kiện sản xuất hoặc nguyên liệu cho thị trường nước ngoài
cũng được hưởng ưu đãi đối với hàng nhập khẩu tái xuất, bao gồm miễn thuế hải
quan, thuế thu nội bộ và thuế địa phương.



Nếu thành lập một công ty ở Indonesia, thậm chí có 1% cổ phần nước ngoài,
nó được coi là một công ty nước ngoài. Tuy nhiên, ở Philippines, các doanh nghiệp
thành lập với hơn 40% cổ phần sở hữu nước ngoài mới được coi là công ty nước
ngoài.
Có hai loại công ty ở Philippines bao gồm sở hữu nước ngoài - một công ty
nước ngoài sở hữu toàn bộ (lên tới 100% vốn nước ngoài) và một công ty trong nước
60/40 (tối đa 40% sở hữu nước ngoài).
3.2.1 Công ty 100% vốn nước ngoài
Để đăng ký và thành lập một công ty ở Philippines, mỗi công ty phải có ít nhất
5 đến 15 cổ đông thành lập. Mỗi người trong số họ phải sở hữu ít nhất một cổ phần
trong công ty và đa số phải là cư dân Philippines. Ví dụ, trong số 5 cổ đông thành lập,
bắt buộc 3 người ở trong nước. Tuy nhiên, lưu ý rằng họ phải là cư dân, không phải là
công dân Philippines.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng không cần “quan ngại” về vấn đề trên. Vì chính
phủ không quy định phần trăm cổ phần sở hữu của cổ đông, để giảm thiểu số lượng cổ
phiếu thuộc sở hữu của cư dân địa phương, công ty có thể thiết lập cấu trúc cổ phần
như sau:
Bảng 4: Cấu trúc cổ phần của một công ty
Cổ Đông
Cổ đông nước ngoài A
Cổ đông nước ngoài B
Cổ đông nước ngoài C
(Được đề cử) Cổ đông tại địa phương A
(Được đề cử) Cổ đông tại địa phương B
Tổng cộng

Cổ phiếu
700
400
200

1
1
1302

% Cổ phần
53,76%
30,72%
15,36%
0,08%
0,08%
100%

Ngoài ra, một công ty trong nước có vốn 100% vốn nước ngoài được sử dụng
cho bất kỳ mục đích kinh doanh nào, miễn là nó không tham gia vào các lĩnh vực bị
hạn chế bởi Danh sách Phủ định Đầu tư Nước ngoài.
Theo quy tắc chung, sẽ không có một giới hạn, cản trở nào về phạm vi quyền
sở hữu nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu. Ở các doanh nghiệp có thị trường
trong nước, người nước ngoài có thể bình đẳng đầu tư đến 100%, ngoại trừ đầu tư


trong các lĩnh vực được liệt kê trong danh sach cấm đầu tư. Các công ty sở hữu nước
ngoài kinh doanh phục vụ chủ yểu cho thị trường trong nước sẽ được khuyến khích để
thực hiện các biện pháp để từng bước tăng cường sự tham gia của người dân
Philippines trong các đơn vị kinh doanh của mình.
3.2.2 Công ty trong nước 60/40
Hình thức công ty trong nước 60/40 cũng áp dụng tương tự cho công ty liên
doanh 60/40. Tuy nhiên, sự khác biệt duy nhất là tỷ lệ sở hữu nước ngoài và yêu cầu
vốn tối thiểu.
Yêu cầu vốn tối thiểu cho một công ty nước ngoài hoàn toàn là 200.000 đô la
hoặc 100.000 đô la. Tuy nhiên, nếu ít nhất 60% tổng công ty được sở hữu bởi các

công dân của Philippines, nó được phân loại như một công ty địa phương. Do đó, yêu
cầu vốn tối thiểu thấp hơn rất nhiều.
Đây là chính sách của nhà nước để thu hút, cải tiến các cơ hội đầu tư từ các cá
nhân, đối tác, công ty, chính phủ nước ngoài kể cả các đơn vị, tổ chức chính trị trong
tất cả các lĩnh vực nhằm đóng góp tích cực cho công cuộc công nghiệp hoá và phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. Đó cũng chính là những nỗ lực của Nhà nước
Phillipines để tăng sức hấp dẫn của thị trường nhằm thu hút các cá nhân, tập thể, công
ty nước ngoài tiến hành đầu tư hay kinh doanh tại đây.

CHƯƠNG 4: MỐI QUAN HỆ NGOẠI GIAO CỦA PHILIPPINES VỚI CÁC
NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
4.1 Các chính sách đối ngoại:
Từ năm 1992, Philippines điều chỉnh chính sách đối ngoại với phương châm
ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế; đẩy mạnh quan hệ với các nước láng giềng ở
Châu Á - Thái Bình Dương.
Hiện nay, Philippines chủ trương chính sách đối ngoại theo hướng đa dạng
hoá, đa phương hoá; coi trọng quan hệ với các nước lớn; thúc đẩy hoà bình, ổn định ở
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, phát triển quan hệ với ASEAN


4.2 Các Hiệp định quốc tế đã tham gia
Hiện Philippines đang tập trung vào đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện (RCEP) - một hiệp định tự do thương mại giữa ASEAN với các đối tác Trung
Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand. Cùng với việc gia nhập Hiệp
định Thương mại Tự do Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các nhân tố
này cho phép Philippines có cơ hội đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Cho thấy thị
trường tại Phillipines đang cố gắng dần mở rộng rất nhiều, tạo cơ hội đầu tư trên
nhiều mặt cho các doanh nghiệp, đặc biệt là sự mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp
nước ngoài.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết nước này không nằm trong

số 12 nước đầu tiên tham gia đàm phán TPP song nước này chắc chắn sẽ tham gia
trong nhóm thứ 2. Philippines mong muốn được tham gia TPP bởi những lợi ích mà
hiệp định này mang lại. Theo ông Aquino, đa số những nước thành viên hiện nay của
TPP đều là những đối tác tin cậy và đầy triển vọng của Philippines trên nhiều lĩnh
vực. Việc tham gia vào TPP chắc chắn sẽ mở ra cho Philippines nhiều cơ hội phát
triển thương mại và kinh tế.

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TẠI THỊ TRƯỜNG PHILIPPINES
Dựa trên những khía cạnh đã được đề cập và phân tích về thị trường ở
Philippines, nhóm nhận thấy một số cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam để phát
triển tại thị trường Philippines. Nếu các doanh nghiệp và nhà đầu tư của Việt Nam có
thể tận dụng được những cơ hội và lợi thế này thì đây sẽ là một tiền đề để phát triển
kinh tế và tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Philippines.
Hiện tại, Philippines là quốc gia có tỷ lệ tăng dân số cao nhất khu vực Đông
Nam Á. Philippines phần lớn vẫn là nước đang phát triển với nông nghiệp chiếm tỷ
trọng lớn, tuy nhiên nền công nghiệp nhẹ và dịch vụ cũng đã dần tăng cao. Philippines
đã trở thành thị trường hấp dẫn đối với các nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Việt


Nam, Indonesia, Ấn Độ. Bên cạnh đó ngay cả Campuchia cũng thích xuất khẩu sang
nước này do vận chuyển thuận lợi. Tuy nhiên, Philippines lại chọn nhập khẩu gạo từ
Việt Nam. Lý do là giá gạo của chúng ta cạnh tranh hơn so với giá của Thái Lan và do
Campuchia chưa ký thỏa thuận hợp tác thương mại với nước này. Chính vì lí do này,
Việt Nam lại càng cần phải coi trọng mối quan hệ ngoại giao buôn bán này. Đây có
thể coi là một đối tác đầu tư có tiềm năng lâu dài đối với Việt Nam.
Biểu đồ 5: Xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang thị trường Philippines

Nhìn chung về xuất khẩu, các mặt hàng của Việt Nam được đưa sang thị
trường Philippines bao gồm: Điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và

phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; gạo; cà phê; sản phẩm dệt
may… Đây là các mặt hàng chúng ta thường xuyên xuất khẩu sang Philippines từ
trước đến nay trong đó gạo chiếm sản lượng xuất khẩu cao nhất. Tiếp theo đó là một
số các loại máy móc, thiết bị, sản phẩm và linh kiện điện tử, một số loại dụng cụ và
phụ tùng. Để tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng này với số lượng lớn, Việt Nam cần phải
xây dựng mối quan hệ ngoại giao bền vững cũng như có các chính sách phù hợp để
thúc đẩy mối quan hệ gắn kết giữa hai nước, từ đó thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế
ngày một vững mạnh hơn.
Biểu đồ 6: Thống kê kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng chính của Việt Nam
xuất khẩu sang Philippins trong 8 tháng/2016 so với 8 tháng/2015


Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, một số lĩnh vực mới mà các
nhà doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam có thể tiếp cận để đầu tư vào Philippines như:
Thứ nhất, các sản phẩm nông nghiệp:
Philippines là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, chính vì vậy thị
trường này luôn có nhu cầu về nông sản cao từ trái cây, rau quả và cây lương thực cho
đến các sản phẩm từ động vật như thịt lợn, thịt bò, sữa, trứng và cá. Thêm vào đó, nhu
cầu về các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại Philippines và các nước láng giềng lân
cận lại ngày càng tăng. Vì vậy, các nhà đầu tư có cơ hội lớn đó là vừa có cả thị trường
trong nước và nước ngoài để phục vụ, có nghĩa là lợi nhuận khổng lồ.
Đặc biệt, Việt Nam chúng ta là một quốc gia có truyền thống lâu đời về nông
nghiệp, do đó có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nếu Việt Nam biết tận
dụng cơ hội này để tiến hành xuất khẩu các loại hàng hóa này sang thị trường
Philippines thì đây là một lợi thế cho xuất khẩu Việt Nam góp phần quan trọng đưa
kinh tế Việt Nam phát triện vượt bậc.

Thứ hai, thị trường bán lẻ:



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×