Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

40 CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI CHI TIẾT MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.77 KB, 64 trang )

40 CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI CHI TIẾT
MÔN HỌC KINH TẾ PHÁT TRIỂN
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

1


CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Câu 1: Những đặc trưng cơ bản của các nước đang phát tri ển.
Trả lời
* Khái niệm:

Theo WB, các nước đang phát triển là những quốc gia có tổng thu nh ập
quốc dân (GNI) bình quân đầu người/năm dưới 12.476 USD. Trong đó:
- Các quốc gia có mức thu nhập thấp: GNI/ng ười < 1.025 USD
- Các quốc gia có mức thu nhập TB thấp: GNI/người từ 1.026 – 4.035 USD
- Các quốc gia có mức thu nhập TB cao: GNI/người từ 4.036 - 12.475

USD
* Các nước đang phát triển có những đặc trưng cơ bản sau:
- Mức sống thấp: Ở các nước đang phát triển, mức sống nói chung đ ều r ất

thấp đối với đại đa số dân chúng. Mức sống thấp biểu thị cả về lượng và
chất dưới dang thu nhập thấp, thiếu nhà ở, sức khỏe kém, ít được học
hành, tỷ lệ tỷ vong của trẻ em sơ sinh cao, tuổi thọ thấp.
- Tỷ lệ tích lũy thấp: Với mức sống tối thiểu, tích lũy vô cùng thấp vì ph ần

lớn thu nhập chi tiêu cho sinh hoạt.
- Trình độ kĩ thuật của sản xuất thấp: Hoạt động kinh tế ch ủ y ếu d ựa trên


cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, kỹ thuật sản xuất
thủ công lạc hậu. Tuy đã có những ngành thủ công nghiệp m ới nh ưng
phần lớn là những ngành sản xuất kỹ thuật cổ truyền, trình độ kỹ thu ật
thấp, sản xuất sản phẩm thường ở dạng thô, sơ chế hoặc chế biến với
chất lượng thấp.
- Năng suất lao động thấp: Lao động thủ công, CN lạc hậu, năng suất lao

động thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm thấp. Mặt khác, các n ước đang
phát triển còn phải đối mặt với thách thức lớn là áp lực dân số và việc
2


làm. Dân số tăng cao làm mức sống người dân ngày càng giảm, gi ảm s ức
mua, kìm hãm sản xuất, tăng sức áp về việc làm và các vấn đ ề phát tri ển
KT-XH khó giải quyết.
Câu 2: Những thuận lợi và khó khăn cơ bản hiện nay trong quá trình
phát triển của các nước đang phát triển. Hướng khắc phục khó khăn.
Trả lời
* Thuận lợi:
- Phát huy lợi thế so sánh để phát triển: Một số quốc gia đang phát

triển có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ; dễ dàng thu hút vốn đầu t ư
nước ngoài vào những ngành sử dụng nhiều lao động.
- Tăng nguồn vốn đầu tư: Có kinh nghiệm thu hút vốn đ ầu tư n ước

ngoài vào những ngành đòi hỏi vốn lớn, công nghệ cao và nh ững
ngành trong nước chưa có khả năng đầu tư.
- Thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: Nền kinh tế toàn cầu

đang biến đổi nhanh chóng, thì nền kinh tế các nước đang phát tri ể,

nếu muốn phát triển thì phải nhanh chóng hòa nhập vào quỹ đ ạo
vận động chung của nền kinh tế thế giới. Các nước phải bắt k ịp các
động thái của dòng vẫn động tiền vốn, KT-CN, hàng hóa-d ịch vụ
khổng lồ của thế giới.
- Nâng cao trình độ KH-CN: Các nước đang phát triển th ường là các

nước đi sau trong quá trình phát triển. Vì vậy, có th ể t ận d ụng c ơ
hội để học hỏi trình độ khoa học – công nghệ tiên tiến, ph ương
pháp quản lí hiện đại, chuyên gia giỏi từ các n ước phát triển.
- Cơ sở hạ tầng được tăng cường: Thông qua các nguồn v ốn h ỗ tr ợ

từ những nước phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
* Khó khăn:

3


- Môi trường sinh thái ngày càng xấu đi: Do chủ đầu t ư ch ỉ quan tâm

đến lợi nhuận khiến cho tài nguyên ngày càng cạn kiệt.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng đường xá, giao thông, viễn thông,… còn

lạc hậu, chưa đồng bộ, chưa có sự tương thích với trình đ ộ phát
triển của con người.
- Trong thời điểm hội nhập quốc tế, một số chính sách còn ch ưa phù

hợp.
- Sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu kém: KT-CN lạc h ậu, vốn h ạn

chế, kỹ năng tổ chức nền kinh tế của các n ước đang phát tri ển sẽ

làm chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước đang phát
triển và các nước phát triển ngày càng xa hơn.
- Lợi thế của các nước đang phát triển đang bị yếu dần: Nền kinh tế

thế giới đang chuyển mạnh từ nên kinh tế CN sang nền kinh tế tri
thức. Do vậy, những lợi thế của các nước đang phát triển yếu dần
đi (tài nguyên, lao động dồi dào, chi phí lao động thấp...), còn ưu th ế
về KT-CN cao, vốn lớn,... lại đang là ưu thế mạnh của các n ước phát
triển.
* Giải pháp:
- Xây dựng cơ chế chính sách, cơ cấu kinh tế h ợp lý, thu hút vốn đ ầu

tư nước ngoài.
- Chủ động hội nhập từng bước vững chắc: Các nước đang phát triển

phải phát huy được nội lực của mình, lợi dụng nh ững y ếu tố thu ận
lợi tối đa, đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài v ới c ơ c ấu h ợp
lý, đúng mục đích.
- Liên kết để có tiếng nói chung: Liên kết với nhau, đoàn k ết đ ể nâng

cao vị thế, có tiếng nói trên trường quốc tế.
- Khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực sẵn có.
4


- Huy động, phân bổ nguồn vốn hiệu quả.
- Đầu tư, nâng cao trình độ người lao động; nâng cấp, đồng bộ hóa

cơ sở hạ tầng.


CHƯƠNG 2: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Câu 1: Khái niệm, nội dung của tăng trưởng kinh tế.
Trả lời
* Khái niệm:

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt
động của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (th ường là năm) so v ới
kỳ gốc.
* Nội dung:
- Đo lường tăng trưởng:

+ Quy mô tăng trưởng kinh tế:
GDP = GDPn – GDP0
Trong đó:
GDP: Quy mô tăng trưởng kinh tế năm thứ n so với năm gốc so
sánh.
GDPn: Tổng sản phẩm trong nước năm nghiên cứu.
GDP0: Tổng sản phẩm trong nước năm gốc so sánh.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
GDPn – GDP0
g =
GDP0
5

x 100% =

GDPn
GDP0

x


100%


Trong đó: g: Tốc độ tăng trưởng tính theo GDP của nền kinh tế năm
thứ n so với năm gốc so sánh.
- Giá sử dụng trong tính toán kết quả tăng trưởng kinh tế:

+ Giá hiện hành: là phương pháp đo lường GDP sử dụng giá ở th ời
điểm hiện tại để đánh giá lượng hàng hóa, dịch vụ của nền kinh t ế.
+ Giá so sánh ( giá gốc): là phương pháp đo lường GDP s ử d ụng m ức
giá trong quá khứ để đánh giá số lượng hàng hóa, dịch vụ đầu ra của
nền kinh tế.
+ Sử dụng đồng tiền quốc tế đo lường GDP: là phương pháp sửa dụng
đồng tiền ngoại tệ mạnh để quy đổi GDP tất cả các n ước.
+ PPP (Phương pháp sức mua tương đương): là m ức giá t ại th ị tr ường
Mỹ tính cho một giỏ hàng hóa, dịch vụ điển hình.
* Lợi ích của tăng trưởng kinh tế:
- Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để cải thiện và nâng cao chất lượng

cuộc sống của người dân: sản lượng hàng hóa, dịch vụ tăng, thu
nhập tăng,...
- Tăng trưởng kinh tế là tiền đề để phát triển các mặt khác của xã

hội như: văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao, thông tin,…
-

Tăng trưởng kinh tế là tiền đề cho phát triển kinh tế.

-


Khẳng định vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.

* Mặt trái của tăng trưởng kinh tế:
-

Gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

-

Rủi ro về đầu tư, lạm phát, phân hóa giàu nghèo.

-

Xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội.

Câu 2: Khái niệm, nội dung của phát triển kinh tế?
Trả lời
6


* Khái niệm:

Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ m ọi
mặt của nền kinh tế bao gồm thay đổi cả về mặt lượng và mặt ch ất. Là
quá trình hoàn thiện KT - XH ở mỗi quốc gia.
* Nội dung (gồm 3 nội dung):
-

Tăng trưởng kinh tế ổn định và dài hạn.


-

Cơ cấu KT-XH chuyển dịch theo hướng tiến bộ: Đối với các n ước

đang phát triển là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo h ướng CNHHĐH, mở rộng chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng
lực cạnh tranh, cải thiện nguồn nhân lực,...
-

Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.
(Để đạt được phát triển kinh tế thì phải đảm bảo cả 3 nội dung,

không được thiếu bất cứ nội dung nào)
Câu 3: Khái niệm, nội dung của phát triển bền vững?
Trả lời
* Khái niệm:

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng đ ược nh ững nhu c ầu c ủa
hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu c ủa th ế
hệ tương lai.
* Nội dung:

Phát triển bền vững được hiểu là quá trình có sự kết h ợp chặt
chẽ, hợp lí và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển:
(1) Phát triển bền vững về kinh tế:
- Sử dụng hợp lý có hiệu quả nguồn lực của nền kinh tế nh ằm đ ảm

bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và lâu dài

7



- Phải xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm đảm bảo tăng tr ưởng

kinh tế ổn định, lâu dài.
-

Nâng cao được khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
(2) Phát triển bền vững về xã hội:

-

Giảm tỷ lệ nghèo đói, thất nghiệp, bất công xã hội cũng như cải

thiện sâu rộng mọi khía cạnh cuộc sống.
-

Đảm bảo cân bằng giữa phát triển vật chất và tinh thần.

-

Đảm bảo duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc và tinh hoa

văn hóa nhân loại.
-

Đảm bảo cho mọi người có cơ hội lựa chọn, có năng lực l ựa chọn

tham gia và quá trình phát triển.
(3) Phát triển bền vững về môi trường:

-

Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

-

Chống cháy và chặt phá rừng.

-

Bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm môi trường

-

Thực hiện tốt quá trình tái sinh tài nguyên và môi trường.
(Để đạt được phát triển bền vững thì phải đảm bảo cả 3 nội dung,

không được thiếu bất cứ nội dung nào)
Câu 4: Vì sao nói tăng trưởng là điều kiện cần để phát tri ển kinh t ế?
Trả lời
* Khái niệm:
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt

động của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với kỳ gốc.
- Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo h ướng tiến bộ mọi m ặt

của nền kinh tế bao gồm thay đổi cả về mặt lượng và mặt chất. Là
quá trình hoàn thiện kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia.
8



* Nội dung:

(1) Tăng trưởng kinh tế ổn định và trong dài hạn.
(3) Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện và nâng cao.
(2) Cơ cấu kinh tế - xã hội chuyển dịch theo h ướng tiến bộ.
* Nói tăng trưởng là điều kiện cần để phát triển kinh tế vì:
- Tiến bộ về kinh tế là cơ sở, điều kiện cơ bản để đạt được nh ững

tiến bộ về mặt xã hội: Sự tích lũy về lượng của nền kinh tế là điều
kiện để tạo ra sự nhảy vọt về chất của nền kinh tế, đồng th ời cũng
là điều kiện cơ bản giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của con
người.
- Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao trong dài hạn là c ơ s ở đ ể nâng

cao năng lực nội sinh của nền kinh tế và mở ra cơ hội cho việc thu
hút nguồn lực vào hoạt động kinh tế, tạo thu nhập và cải thiện đ ời
sống của người dân.
- Tăng trưởng tạo điều kiện để tăng nguồn thu ngân sách nhà n ước.

Nhờ đó Nhà nước có nguồn lực để đầu tư và chi tiêu công, vừa đảm
bảo phát triển kinh tế, vừa đảm bảo thực hiện các mục tiêu xã hội.
- Nếu không đạt được tăng trưởng kinh tế cao và liên tục trong

nhiều năm thì sẽ khó có điều kiện để nâng cao trình đ ộ phát tri ển
của đất nước và cải thiện mọi mặt kinh tế xã hội cho người dân.
Câu 5: Nội dung nào của phát triển kinh tế là quan trọng nh ất? Vì
sao?
Trả lời
* Khái niệm:


Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ m ọi m ặt
của nền kinh tế bao gồm thay đổi cả về mặt lượng và mặt chất. Là quá
trình hoàn thiện kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia.
9


* Nội dung:

(1) Tăng trưởng kinh tế ổn định và trong dài hạn.
(3) Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện và nâng cao.
(2) Cơ cấu kinh tế - xã hội chuyển dịch theo h ướng tiến bộ.
* Đối với từng quốc gia, từng giai đoạn kinh tế mà các nội dung của phát

triển kinh tế lại có vai trò khác nhau.
- Đối với các nước đang phát triển thì “Tăng tr ưởng kinh t ế ổn đ ịnh

và trong dài hạn” là mục tiêu quan trọng nhất vì nó sẽ t ạo ti ền đ ề
để thực hiện các nội dung còn lại.
+ Tăng trưởng kinh tế ổn định và trong dài hạn tạo điều kiện để ch ất
lượng
cuộc sống của người dân được cải thiện và nâng cao:
Tăng trưởng kinh tế → Thu nhập bình quân đầu người↑ → Ngân
sách nhà nước↑ → Nhà nước thực hiện chi tiêu và đầu t ư công, m ở r ộng
quy mô sản xuất các ngành nghề → Nhu cầu về nguồn lực gia tăng,
nhất là nguồn lực về lao động
→ Giải quyết nhu cầu việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tăng trưởng kinh tế → Thu nhập bình quân đầu người↑ → Ngân
sách nhà nước↑ → Nhà nước thực hiện chi tiêu và đầu t ư công → Đ ầu t ư
phát triển kinh tế - xã hội → Người dân được đáp ứng các nhu c ầu c ơ

bản, chất lượng cuộc sống được nâng cao.
+ Tăng trưởng kinh tế ổn định và trong dài h ạn tạo đi ều ki ện đ ể
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ:
Tăng trưởng kinh tế → Thu nhập bình quân đầu người↑ → Ngân
sách nhà nước↑ → Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, d ịch v ụ →
Tỷ trọng ngành nghề và số lượng lao động theo ngành thay đ ổi theo

10


hướng giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng tỷ tr ọng
lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
Câu 6: Mối quan hệ giữa phát triển bền vững về kinh t ế và phát
triển bền vững về xã hội?
Trả lời
* Khái niệm:

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nh ững nhu c ầu
của hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu c ầu của
thế hệ tương lai.
* Nội dung:
(1) Phát triển bền vững về kinh tế: tăng trưởng ổn định và trong dài hạn.
(2) Phát triển bền vững về xã hội: giải quyết các vần đề xã hội.
(3) Phát triển bền vững về môi trường (bảo vệ môi trường).
* Mối quan hệ giữa PTBV về kinh tế và PTBV về xã hội:

a. PTBV về kinh tế tác động đến PTBV về xã h ội:
- Tích cực: Phát triển bền vững về kinh tế là điều kiện làm c ơ s ở đ ể

thực hiện phát triển bền vững về xã hội, Phát triển bền v ững v ề

kinh tế là điều kiện cần để thực hiện phát triển bền vững về xã
hội:
+ Khi quốc gia có phát triển bền vững về kinh tế thì sản l ượng
hàng hóa ngày càng tăng, khi đó các doanh nghiệp có kh ả năng m ở r ộng
quy mô sản xuất, tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ nghèo đói, th ất nghiệp,
nâng cao thu nhập của người lao động. Từ đó vấn đ ề phát tri ển b ền
vững về xã hội được giải quyết tốt hơn.
+ Khi quốc gia có phát triển bền vững về kinh tế thì nguồn ngân
sách nhà nước sẽ dồi dào hơn, nhà nước có tiềm lực tài chính đ ể đ ầu t ư
công như: xây dựng trường học, bệnh viện, giao thông, vi ễn thông,... t ạo
11


cơ hội cho người dân tiếp cận với các dịch vụ xã hội m ột cách d ễ dàng
hơn. Ngoài ra, Nhà nước còn có nguồn lực tài chính đ ể th ực hiện các
chương trình phúc lợi, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo,...
+ Phát triển bền vững về kinh tế sẽ tạo điều kiện để phát triển mọi
mặt của đời sống xã hội: giáo dục, y tế, văn hóa,... từ đó nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân, vấn đề phát triển bền vững về xã hội
cũng được thực hiện một cách tốt hơn.
- Tiêu cực: Nếu quá nhấn mạnh đến phát triển bền vững về kinh tế

sẽ làm giảm nguồn lực để thực hiện phát triển bền vững về xã hội,
do đó bất bình đẳng ngày càng cao.
b. PTBV về xã hội tác động đến PTBV về kinh tế:
- Tích cực: Khi vấn đề phát triển bền vững về xã hội đ ược th ực hiện

tốt sẽ tạo cơ hội cho người dân trong n ước được ti ếp cận v ới các
dịch vụ xã hội. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao trình
độ con người; giảm tỷ lệ nghèo đói và tỷ lệ thất nghiệp, tạo môi

trường thuận lợi và ổn định, đoàn kết để thu hút vốn đầu tư, nhất
là các khoản đầu tư từ nước ngoài; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Tiêu cực: Nếu quá chú trọng đến vấn đề phát triển bền vững về xã

hội sẽ làm giảm nguồn lực để thực hiện đầu tư phát triển bền
vững về kinh tế.
Câu 7: Tính chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa các nội dung c ủa phát
triển bền vững được hiểu là gì?
Trả lời
* Khái niệm:

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nh ững nhu c ầu
của hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu c ầu của
thế hệ tương lai.
12


* Nội dung:

Phát triển bền vững được hiểu là quá trình có sự kết h ợp chặt
chẽ, hợp lí và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển:
(1) Phát triển bền vững về kinh tế:
- Sử dụng hợp lý có hiệu quả nguồn lực của nền kinh tế nh ằm đ ảm

bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và lâu dài
- Phải xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm đảm bảo tăng tr ưởng

kinh tế ổn định, lâu dài.
-


Nâng cao được khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
(2) Phát triển bền vững về xã hội:

-

Giảm tỷ lệ nghèo đói, thất nghiệp, bất công xã hội cũng như cải

thiện sâu rộng mọi khía cạnh cuộc sống.
-

Đảm bảo cân bằng giữa phát triển vật chất và tinh thần.

-

Đảm bảo duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc và tinh hoa

văn hóa nhân loại.
-

Đảm bảo cho mọi người có cơ hội lựa chọn, có năng lực l ựa chọn

tham gia và quá trình phát triển.
(3) Phát triển bền vững về môi trường:
-

Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

-

Chống cháy và chặt phá rừng.


-

Bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm môi trường

-

Thực hiện tốt quá trình tái sinh tài nguyên và môi trường.

* Tính hợp lý và hài hòa giữa các nội dung của phát triển bền v ững đ ược

hiểu:
-

Tính chặt chẽ: Để đạt được phát triển bền vững thì ph ải đ ảm bảo

cả 3 nội dung, không được thiếu bất cứ nội dung nào.
13


Tính hợp lý và hài hòa: Tùy vào từng quốc gia, t ừng giai đoạn phát

-

triển có thể ưu tiên nội dung nào hơn, tuy nhiên không bỏ qua bất kỳ n ội
dung nào.
Câu 8: Nội dung nào của phát triển bền vững là quan tr ọng nh ất? Vì
sao?
Trả lời
* Khái niệm:


Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nh ững nhu c ầu
của hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu c ầu của
thế hệ tương lai.
* Nội dung:
(1) Phát triển bền vững về kinh tế: tăng trưởng ổn định và trong dài hạn.
(2) Phát triển bền vững về xã hội: giải quyết các vần đề xã hội.
(3) Phát triển bền vững về môi trường (bảo vệ môi trường).
* Tùy vào từng quốc gia, từng giai đoạn phát triển có th ể ưu tiên n ội dung

nào hơn, cụ thể:
- Với các nước đang phát triển: “Phát triển bền vững về kinh tế” được

coi là nội dung quan trọng nhất. Nội dung này tạo tiền đề để thực
hiện các nội dung còn lại.
+ Phát triển bền vững về kinh tế tạo điều kiện để ch ất lượng cuộc
sống của người dân được cải thiện và nâng cao:
Phát triển bền vững về kinh tế → Thu nhập bình quân đầu người↑
→ Ngân sách nhà nước↑ → Nhà nước thực hiện chi tiêu và đ ầu t ư công,
mở rộng quy mô sản xuất các ngành nghề → Nhu cầu về nguồn lực gia
tăng, nhất là nguồn lực về lao động → Giải quyết nhu cầu việc làm, nâng
cao chất lượng cuộc sống.

14


Phát triển bền vững về kinh tế → Thu nhập bình quân đầu người↑
→ Ngân sách nhà nước↑ → Nhà nước thực hiện chi tiêu và đầu tư công →
Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội → Người dân đ ược đáp ứng các nhu
cầu cơ bản, chất lượng cuộc sống được nâng cao.

+ Phát triển bền vững về kinh tế tạo điều kiện để th ực hiện bảo
vệ môi trường:
Phát triển bền vững về kinh tế → Thu nhập bình quân đầu người↑
→ Ngân sách nhà nước↑ → Đầu tư máy móc thiết bị hiện đ ại vào khai
thác tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu phát triển m ột số ngu ồn tài
nguyên nhân tạo → Tài nguyên thiên nhiên được khai thác và sử d ụng
hợp lý hơn, môi trường được cải thiện.
Câu 9: Vì sao HDI là chỉ tiêu phản ánh một cách tổng h ợp, khái quát
về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia?
Trả lời
* Khái niệm:

HDI là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh 3 khía cạnh cơ bản: thu nh ập bình
quân đầu người, trình độ học vấn và tuổi thọ bình quân.
* Công thức:

  = (1+ 2+ 3 )

(0 ≤  ≤ 1)

Trong đó:
1: chỉ số thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua
tương đương
2: chỉ số trình độ học vấn
3: chỉ số tuổi thọ bình quân
 ≤ 0,5: Trình độ phát triển con người thấp
0,51 ≤ ≤ 0,79: Trình độ phát triển con người TB
15



 ≥ 0,8: Trình độ phát triển con người cao
* HDI là chỉ tiêu phản ánh một cách tổng hợp, khái quát về trình đ ộ phát

triển KT-XH của một quốc gia vì:
-  phản ánh 3 khía cạnh quan trọng nhất của loài người: Thu nhập,

trình độ học vấn và tuổi thọ.
-  đề cập mong muốn của con người đó là được sống lâu, khỏe

mạnh, có thu nhập ổn định và có hiểu biết.
Câu 10: Vai trò của Nhà nước với tăng trưởng và phát tri ển kinh t ế?
Trả lời
* Khái niệm:
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt

động của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với kỳ gốc.
- Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo h ướng tiến bộ m ọi m ặt

của nền kinh tế bao gồm thay đổi cả về mặt lượng và mặt chất. Là
quá trình hoàn thiện KT-XH ở mỗi quốc gia. Một quốc gia được coi
là phát triển kinh tế khi đảm bảo đồng thời cả 3 nội dung sau:
+ Tăng trưởng ổn định và trong dài hạn
+ Cơ cấu kinh tế - xã hội chuyển dịch theo hướng tích c ực
+ Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện và nâng cao
* Vai trò của Nhà nước với tăng trưởng và phát triển kinh tế:
- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các đơn v ị kinh tế thu ộc

tất cả các thành phần.
+ Môi trường kinh doanh là phạm trù kinh tế - xã hội rộng l ớn, g ắn
chặt với nhiệm vụ của Nhà nước, bao gồm: môi tr ường pháp lý, th ị

trường, kết cấu hạ tầng, kỹ thuật và xã hội.

16


+ Hoàn thiện thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ s ở kinh
tế khai thác tối đa sức mạnh của mình và sức mạnh của nền kinh tế,
đẩy mạnh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ Tạo môi trường pháp lý hoàn thiện để các doanh nghiệp cạnh
tranh bình đẳng, tạo điều kiện để doanh nghiệp và người lao đ ộng cùng
phát triển.
+ Phát triển kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho tăng trưởng, phát
triển với nhịp độ cao và ổn định
Định hướng phát triển nền kinh tế.

-

+ Định hướng thông qua phân bổ lực lượng sản xuất, tạo cơ cấu
kinh tế hợp lý, thúc đẩy sự phát triển.
+ Định hướng thông qua các chính sách kinh tế, đảm bảo cân đ ối
ngân sáchquốc gia.
+ Định hướng thông qua các chương trình, dự án đầu tư trong và
ngoài nước để tạo khả năng cân đối lực lượng sản xuất giữa các khu
vực.
+ Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị tr ường định h ướng xã
hội chủ nghĩa.
-

Định chế các chính sách xã hội.
+ Có các chính sách xã hội để phát triển, cân đối giữa KT và XH

+ Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội. Xây

dựng nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh
thần của người dân đều được cải thiện. Con người phát triển toàn diện,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Chủ thể sở hữu các cơ sở kinh tế thuộc sở hữu toàn dân: Nhà n ước

có các chính sách thích hợp để các cơ sở kinh tế Nhà n ước ho ạt

17


động có hiệu quả, từng bước đóng vai trò chủ đạo định h ướng phát
triển nền kinh tế đất nước.

Câu 11: Ảnh hưởng của nhân tố KT trong tăng tr ưởng và phát tri ển
kinh tế.
Trả lời
* Khái niệm:
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt

động của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với kỳ gốc.
- Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo h ướng tiến bộ m ọi m ặt

của nền kinh tế bao gồm thay đổi cả về mặt lượng và mặt chất. Là
quá trình hoàn thiện KT-XH ở mỗi quốc gia. Một quốc gia được coi
là phát triển kinh tế khi đảm bảo đồng thời cả 3 nội dung sau:
+ Tăng trưởng ổn định và trong dài hạn
+ Cơ cấu kinh tế - xã hội chuyển dịch theo hướng tích c ực
+ Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện và nâng cao

* Các nhân tố thuộc tổng cầu:
- Tổng mức cầu của nền kinh tế là khối lượng hàng hóa và d ịch v ụ

mà người tiêu dùng, các doanh nghiệp và chính phủ sẽ sử dụng
trong điều kiện giá cả và mức thu nhập nhất định, với các điều
kiện khác không thay đổi.
- Công thức:

GDP = C + I + G + X – H
Trong đó:
C: Chi tiêu hộ gia đình
I: Đầu tư
18


G: Chi tiêu chính phủ
X: Xuất khẩu
H: Nhập khẩu

-

Nếu tổng cầu giảm sẽ gây ra hạn
chế tăng trưởng và lãng phí các yếu
tố nguồn lực vì một bộ phận không
được huy động vào hoạt động kinh

P

AS


P*
P’

tế.

AD
AD’
0

-

Khi tổng cầu tăng:

Q’

Q*

Q

P

AS

+ Nếu nền kinh tế hoạt động dưới mức
sản lượng tiềm năng, thì sự gia tăng
tổng cầu sẽ giúp thêm khả năng tận

P’
P


dụng sản lượng tiềm năng, nhờ đó mà

AD’

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

AD
0

+ Nếu nền kinh tế hoạt động đã đạt và
vượt mức sản lượng tiềm năng thì sự
gia tăng của tổng cầu không làm gia
19

Q

Q’

Q*

Q


tăng sản lượng của nền kinh tế, không

P

thúc đẩy tăng trưởng mà chỉ gia tăng
mức giá.


AS

P2
P1

AD’
AD

* Các nhân tố thuộc tổng cung:

- Tổng mức cung là khối lượng hàng hóa, d0ịch vụ mà các ngành s ản
Q*

xuất kinh doanh sẽ sản xuất và bán ra trong điều kiện giá cả, kh ả
năng sản xuất và chi phí sản xuất nhất định, với các yếu tố khác
không đổi.
- Công thức:

Y = F(K, R, L,T)
Trong đó: Vốn (K), Lao động (L), Tài nguyên thiên nhiên (R), Công
nghệ (T)
Câu 12: Nguyên nhân cơ bản hạn chế tốc độ tăng trưởng và phát
triển bền vững ở nước ta hiện nay?
Trả lời
* Khái niệm:
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt

động của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với kỳ gốc.
- Phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, h ợp lý, hài


hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm: phát triển bền vững về kinh
tế, phát triển bền vững về xã hội và phát triển bền v ững về bảo v ệ
môi trường.
* Nguyên nhân cơ bản hạn chế tốc độ tăng trưởng và phát triển bền v ững ở

nước ta hiện nay là:

20

Q


- Tổ chức bộ máy cồng kềnh, 1 bộ phận cán bộ, công ch ức yếu cả về

năng lực và phẩm chất. Hiện tượng tham nhũng, hối lộ, lãng phí l ớn
xảy ra phổ biến và chưa được đẩy lùi.
- Kết cấu hạ tầng phát triển thiếu đồng bộ, chất lượng thấp.Chất

lượng nguồn nhân lực thấp, KHCN chậm được đổi mới, ch ưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế.
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn thiếu đồng bộ,

các loại thị trường chậm hoàn thiên. Quản lý, điều hành kinh tế vĩ
mô của NN còn nhiều yếu kém, sức sản xuất chưa được giải phóng
mạnh mẽ.
- Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, vệc thực hiện còn chưa

nghiêm.
- Công tác tổ chức thực hiện kém hiệu qua, nhiều việc nói ch ưa đi đôi


với làm, chưa tạo được chuyển biến mạnh trong việc giải quyết
những khau đột phá, then chốt và những vấn đề xã hội bức xúc.
- Quyền làm chủ của dân chưa được phát huy đầy đủ, k ỷ luật, k ỷ

cương chưa nghiêm.
- Các lĩnh vực VH-XH, bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng

mức với tầm quan trọng của nó; thiếu quy định, chế tài để quản lý
và xử lý sai phạm.
Câu 13: Giải pháp phát triển bền vững nền kinh tế nước ta hiện nay?
Trả lời
* Khái niệm:

Phát triển bền vững là quá trình có sự kết h ợp ch ặt chẽ, h ợp lý, hài
hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm: phát triển bền v ững về kinh t ế,
phát triển bền vững về xã hội và phát triển bền v ững về bảo v ệ môi
trường.
21


* Các giải pháp:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế PTBV.
- Tăng cường các nguồn lực TC để thực hiện PTBV.
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thực về PTBV.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm và tăng cương sự tham gia của cộng

đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ ch ức xã h ộinghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư trong th ực
hiện phát triển bền vững.
- Phát triển nguồn nhân lực cho thực hiện PTBV.
- Mở rộng hợp tác quốc tế.

- Tăng cường vai trò và tác động của KHCN, đẩy mạnh đổi m ới công

nghệ trong thực hiện PTBV.

CHƯƠNG 3: CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Câu 1: So sánh mô hình tăng trưởng tân cổ điển với mô hình tăng
trưởng của Keynes?
Trả lời

Nội dung

MH Cổ điển

MH K.Mark

Hoàn cảnh ra Cuối TK 18 - Nửa đầu TK
đời
Đại diện tiêu
biểu

Đầu TK 19
Adam Smith

19



K.Mark

David Ricardo


22

MH Tân cổ
điền
Cuối TK 19

Marshall

MH của Keynes

MH tăng

và Harrod-

trưởng hiện

Domar

đ ại

Đầu TK 20

Cuối TK 20

Keynes và
Harrod - Domar

Samuelson



Yếu tố đầu
vào

3 yếu tố: K, L, 4 yếu tố: K, 4 yếu tố: K, L,
R

L, R, T

R, T

4 yếu tố: K, L, R,
T

4 yếu tố: K, L,
R, T

- Cố định T

Y = f(K, L, R,
T)
Hàm sản xuất Y = f(K, L, R)

Y = f(K, L,

Y = f(K, L, R,

R,T)

T)


Y = f(K, L, R)

Đồng thời:
Y =   . .
. 

Yếu tố quan

Ruộng đất

trọng nhất

(R)

Sự kết hợp
của các yếu
tố

Lao động (L)

Công nghệ
(T)

Theo một tỷ

Theo một tỷ

lệ cố định


lệ khác nhau

Vốn (V) thông
Vốn (V)

qua tăng
trưởng ICOR

- 3 nhóm
người: Tư
Phân chia giai
c ấp

- Tư bản
- Địa chủ
- Công nhân

bản; Địa chủ;
Người lao
động
- Chia 2 g/c:
G/c bóc lột và

Vai trò của
NN

Mờ nhạt

G/c bị bóc lột
Nhấn mạnh


Mờ nhạt

NN can thiệp

Nhấn mạnh

vai trò NN

vào nền KT qua vai trò NN

trong điều

chính sách tài

tiết nền KT

chính và chính tiết nền KT

23

trong điều


thị trường
Điểm mới

- Chia sản

sách tiền tệ

- Đưa ra 2

thị trường

- Keynes xd 2

Thống nhất

phẩm xã hội: khái niệm

LT: + Cân bằng

với MH

hiện vật và

phát triển

của nền KT

Keynes, sự

giá trị.

kinh tế: Phát không nhất

cân bằng của

- Tổng SPXH triển kinh tế thiết ở mức SL nền KT
= =c+v+m


theo chiều

tiềm năng mà

- Thu nhập

rộng và phát thường nhỏ

quốc dân=

triển kinh tế hơn mức SLTN. SL tiềm năng

v+m

theo chiều

+ Tổng cầu

mà thường

sâu

hiện hữu

nhỏ hơn

- Hàm sản

thường thấp


mức SLTN.

xuất Cobb

hơn mức SLTN, - Đây là mô

thiết ở mức

Douglas: Y = cần tác động

hình kinh tế

  .  .   .  tích cực để

hỗn hợp

- Đưa ra 2

thúc đẩy tăng

( Thi trường

khái niệm:

trưởng.

có sự can

Lợi ích cận


- Harrod-

thiệp có mức

biên giảm

Domar đưa ra

độ của NN)

dần và chi phí hệ số ICOR (k)
biên tăng dần là mức vốn đtư
cần thiết của
giai đoạn trước
để có thêm 1
đơn vị thu
nhập của gđ
sau:

24

không nhất


Kt (ICOR) =

Câu 2: Nội dung cơ bản của mô hình tăng trưởng kinh t ế Việt Nam
hiện nay?
Trả lời

* Khái niệm:

Mô hình tăng trưởng kinh tế là cách diễn đ ạt quan đi ểm c ơ b ản
nhất về quá trình tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh t ế và
mối liên hệ giữa chúng.
* Những nội dung cơ bản của mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam hi ện

nay:
- Mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa:

Nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm tỷ tr ọng
ngành nông nghiệp.
+ Lực lượng lao động có sự thay đổi: có xu h ướng tăng trong ngành
công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động trong ngành nông nghiệp.
+ Nhà nước phân bổ nguồn lực nhiều hơn cho công nghiệp và dịch
vụ.

25


×