Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

dự án thuốc trừ sâu sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 22 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HẢI HÀ
TRƯỜNG THCS QUẢNG PHONG

BÁO CÁO
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

DỰ ÁN
THUỐC SINH HỌC DIỆT CÔN TRÙNG, SÂU BỌ ĐẢM
BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG
Lĩnh vực 13: Kĩ thuật môi trường

Nhóm thực hiện:
1. Hoàng Thị Hạ Diễm: Nhóm trưởng
2. Phạm Thị Hương: Thành viên
GV bảo trợ: Phạm Thị Quỳnh

Quảng Phong, ngày 26 tháng 10 năm 2016
Quảng Phong, ngày 26 tháng 10 năm 2016

1


I. MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG

TRANG

1


PHẦN I: PHẦN CHUNG

3

2

1. Lý do chọn dự án

5

3

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6

4

3. Mục tiêu nghiên cứu

6

5

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6

6


5. Phương pháp nghiên cứu

7

7

6. Nội dung nghiên cứu

8

PHẦN II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

17

1. Kết quả

17

2. Thảo luận

19

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

20

1. Kết luận

20


2. Kiến nghị

20

PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO

20

LỜI CÁM ƠN

21

8

9

10

II. CÁC TỪ VIẾT TẮT:
THCS : Trung học cơ sở
NXB : Nhà xuất bản
HĐKH: Hội đồng khoa học

DỰ ÁN
2


“THUỐC SINH HỌC DIỆT CÔN TRÙNG, SÂU BỌ ĐẢM BẢO AN TOÀN
CHO NGƯỜI SỬ DỤNG”
I. PHẨN CHUNG

1. Lý do chọn dự án
1.1. Trong cuộc sống hiện nay ngoài những loài côn trùng, sâu bọ có ích thì
những loại côn trùng, sâu bọ khác gây cho chúng ta cảm giác rất khó chịu làm ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống, phá hoại mùa màng làm giảm chất lượng nông
sản như:
Kiến là một loại côn trùng luôn ẩn náu ở mọi nơi và có thể gây nhiều phiền
toái cho chúng ta. Chúng có thể phá hoại cây trồng, cắn vật nuôi, cắn con người
khi động phải chúng hoặc gây ra nhiều tác hại khác…Riêng ở trong nhà kiến luôn
tìm đến những nơi để thức ăn như: bếp, bàn ghế hoặc có thể bò lên giường và
nhiều đồ dùng khác khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu. Đặc biệt hiện nay xuất
hiện nhiều loại kiến lạ trong đó có loại kiến ba khoang có thể gây nguy hiểm đến
sức khỏe của con người.
Cũng giống như kiến, mối luôn ẩn náu ở khắp mọi nơi, tác hại của mối còn
lớn hơn rất nhiều so với tác hại của kiến. Mối có thể ăn xuyên qua các lớp bê tông
dày để phá hoại các công trình xây dựng, ngay ngôi nhà của chúng ta đang sống,
mối cũng có thể tấn công ở bất kì chỗ nào gây ra những thiệt hại to lớn về mặt kinh
tế, thẩm mỹ cho con người.
Ngoài ra các loài côn trùng có hại khác như Gián, Bọ nét, Bọ chó,... cũng
gây ra những cảm giác rất khó chịu với con người.
Các loại sâu như Sâu ăn lá, bọ xít... ăn lá rau ảnh hưởng đến chất lượng nông
sản.
1.2. Hiện nay trên thị trường đang bán nhiều loại thuốc diệt côn trùng, sâu
bọ tuy nhiên các loại thuốc này rất có hại cho sức khỏe con người và gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Thật vậy, trên thị trường có nhiều loại thuốc của nhiều hãng khác nhau như
Raid Maxx, Mortein, Mosfly, Falcon..., nhưng đều có thành phần hoạt chất tương
tự nhau, thường là Tetramethrin, Cypermethrin, Iminoprothrin, Prallethrin,
Permethrin (những chất hóa học tổng hợp thuộc nhóm Pyrethroids) hay Propoxur
(nhóm Carbamate). Propoxur là một chất ức chế không hồi phục men
Cholinestarase ở động vật (kể cả người). Khi Cholinesterase bị ức chế, hệ thần

kinh tự chủ sẽ hoạt động quá mức và không kiểm soát dẫn đến tử vong.
Mỗi bình thuốc thường kết hợp 2 hoạt chất nhóm Pyrethroids, riêng Raid
Maxx có 3 hoạt chất: Propoxur + Tetramethrin + Cypermethrin. Tỷ lệ phần trăm
thể tích của các hoạt chất dao động từ 0,05% đến 0,5%, còn lại là chất phụ gia tạo
hương.
Các thuốc này đều đã đăng ký và được cấp phép lưu hành của Cơ quan Bảo
vệ môi trường Mỹ (US Environment Protection Agency, US EPA). Trước đó, các
3


chất này được dùng thử nghiệm trên động vật với liều đủ lớn gây ngộ độc để
nghiên cứu ảnh hưởng trên sức khỏe. Từ đó, các nhà khoa học phỏng đoán được
tác dụng của thuốc lên người như thế nào. Tác hại gây ngộ độc là hầu như không
có nếu thuốc được dùng cẩn thận và hợp lý.
Tác dụng nguy hiểm nhất, đã được ghi nhận trong y văn bởi các chuyên gia
y tế là khả năng gây ngộ độc cấp tính ở người nếu nạn nhân tiếp xúc với một lượng
thuốc đáng kể trong thời gian ngắn.

(Hình 1 - Một số loại thuốc diệt côn trùng, sâu bọ người dân đang sử dụng,
có thể gây ngộ độc cho con người trong thời gian ngắn tiếp xúc)
Ngoài tác dụng diệt côn trùng, các thuốc này với hàm lượng nhất định sẽ có
tác dụng lên con người, vật nuôi và môi trường. Thuốc có thể gây ô nhiễm nguồn
nước và làm chết các động vật thủy sinh.

(Hình 2- thuốc có thể gây ô nhiễm nguồn nước và làm chết động vật thủy sinh)
1.3. Đồng thời giá thành của các loại thuốc này đang được bán ngoài thị
trường rất tốn kém chi phí cho người sử dụng
Thuốc diệt kiến Optiganrd hộp 4 Tuip

Giá : 1.550.000 đ


Thuốc diệt kiến Optiganrd AB 100 hộp 4 tuip

Giá : 1.490.000 đ

Thuốc diệt kiến gián bọ chét ruồi Fendona 10SC ( chai 1 lít )

Giá : 1.750.000 đ
4


Thuốc diệt muỗi kiến gián bọ chét ruồi Ginger 10 SC ( chai 1 Giá : 600.000 đ
lít )
Thuốc diệt muỗi kiến gián bọ chét ruồi Pemecide 50 EC
( chai 1 lít )

Giá : 800.000 đ

Vậy làm thế nào để chúng ta có thể đuổi Kiến, đuổi Mối và diệt một số loại
côn trùng gây hại cho con người, hoặc có cách nào để diệt Kiến, diệt Mối và một
số côn trùng, sâu bọ tận gốc, vừa hiệu quả vừa đơn giản, tiết kiệm mà lại không
gây độc hại đến con người, vật nuôi và môi trường ?
Em xin kể cho mọi người nghe một câu chuyện có thật của em về việc em
làm thuốc sinh học diệt côn trùng vừa hiệu quả vừa đơn giản, tiết kiệm mà lại
không gây độc hại đến con người, vật nuôi và môi trường.
Đó là, hè năm vừa rồi, một lần đang chơi cùng các bạn ở trong xóm, em bị
một lũ kiến đốt vào hai chân, thế là hai chân em xưng vù lên vừa ngứa, vừa đau.
Em thấy ở bờ rào ngay cạnh chỗ chúng em chơi có một bụi cây, hoa của nó có màu
tím lại có những quả chín màu vàng nhìn tổng thể rất đẹp.
Đang lúc bị kiến đốt đau quá em không biết làm thế nào, em hái một nắm

quả chín sát vào chân và thật là bất ngờ chân em không những không bị ngứa nữa
mà lại còn hết cả sưng phồng vì kiến đốt. Em thấy thế nói cho các bạn cùng biết và
các bạn cũng làm thử như em thấy đúng là hiệu quả thật. Em cùng các bạn hái quả
xoa nát vứt vào tổ kiến, một lúc sau thấy chúng đi đâu hết và chúng em lại tiếp tục
trò chơi của mình. Nhưng em cũng không biết đó là loại cây gì. Em đi đâu cũng
nhìn thấy chúng có rất nhiều ở các bờ rào. Em hỏi bố mẹ và những người lớn tuổi
ở quê em, mọi người cho biết đó là cây Găng rừng. Rồi từ đó, rất nhiều lần em hái
quả về dã dập ra và làm thử nghiệm để diệt côn trùng, sâu bọ ở nhà em, em thấy
rất có hiệu quả. Thấy thuốc sử dụng rất tốt mà lại không độc hại em nói với các
bạn ở cạnh nhà em cùng làm và sử dụng. Rồi sau đó, em nói với bố mẹ em và các
gia đình gần nhà em biết để mọi người áp dụng kết quả thử nghiệm của chúng em,
mọi người thấy hiệu quả thật bất ngờ.
Chính vì lí do đó, chúng em muốn đem sản phẩm: “Thuốc sinh học diệt côn
trùng, sâu bọ” của chúng em, để giới thiệu đến tất cả mọi người, và mong mọi
người có thể tự làm và áp dụng cho gia đình mình vừa hiệu quả vừa đơn giản, tiết
kiệm mà lại không gây độc hại đến con người và vật nuôi, không gây độc hại
đến môi trường.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
+ Dự án “Thuốc sinh học diệt côn trùng, sâu bọ đảm bảo an toàn cho
người sử dụng” của chúng em được thực hiện thành công thì nó sẽ mang lại lợi
ích rất lớn cho xã hội, cho địa phương và cho từng gia đình bởi vì: Thuốc được
sản xuất từ cây cỏ có sẵn trong thiên nhiên góp phần bảo vệ môi trường.
+ Thuốc sinh học diệt côn trùng, sâu bọ đảm bảo an toàn cho người sử dụng
tiết kiệm kinh phí hơn so với các loại thuốc diệt côn trùng, sâu bọ có mặt trên thị
trường.
5


+ Ngoài tác dụng diệt côn trùng, sâu bọ, các thuốc sử dụng các chất hóa học
đang bán trên thị trường với hàm lượng nhất định sẽ có tác dụng lên con người, vật

nuôi và môi trường. Thuốc có thể gây ô nhiễm nguồn nước và làm chết các động
vật thủy sinh. Vì vậy, việc sử dụng thuốc diệt côn trùng, sâu bọ sinh học chế từ
thiên nhiên với cách sử dụng đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả và an toàn cho sức
khỏe, hy vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp mọi người áp dụng để diệt các
loại côn trùng, sâu bọ gây phiền toái cho con người, ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Chúng em nghiên cứu làm ra sản phẩm “Thuốc sinh học diệt côn trùng, sâu
bọ đảm bảo an toàn cho người sử dụng” là để nhằm diệt các loài côn trùng có hại
gây ảnh hưởng đến cuộc sống con người hoặc có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng
con người (như kiến ba khoang) , phá hoại rau xanh giảm chát lượng rau quả đồng
thời còn là một loại sản phẩm thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phi cho
người sử dụng.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Chế ra thuốc đuổi côn trùng, sâu bọ.
- Chế ra thuốc diệt côn trùng, sâu bọ.
- Thuốc an toàn với người sử dụng, thân thiện với môi trường
- Giới thiệu rộng rãi đến mọi người cùng sử dụng, bởi vì sảm phẩm này rất
dễ làm, không tốn công sức, tiết kiệm tối đa chi phí làm thuốc và đã được nhiều gia
đình sử dụng thấy có hiệu quả rất tốt để diệt các loại côn trùng ở trong nhà hoặc ở
khắp mọi nơi để chúng không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
+ Nghiên cứu sử dụng thực vật ở địa phương tại thôn 1 xã Quảng Phong,
huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
+ Số lượng các mẫu sản phẩm được chúng em làm và thử nghiệm từ 25- 30
lọ thuốc.
+ Thời gian thực hiện từ tháng 04/2016 đến tháng 10/2016 trên các loại
côn trùng: đầu tiên chúng em chỉ thử nghiệm trên đàn Kiến , sau đó là với Mối,
Gián, Bọ chó, Bọ nét, Sâu róm, Bọ rọm… và các côn trùng, sâu bọ ngoài vườn như

bọ Rùa đỏ, bọ Cánh cam, bọ Xít, Sâu ăn lá, sâu đục thân, rầy nâu có hại khác.
+ Hiện tại đã được áp dụng trong một số gia đình ở địa phương, gia đình các
thầy cô giáo Trường THCS Quảng Phong và áp dụng để diệt mối ở Trường THCS
Quảng Phong – Hải Hà – Quảng Ninh.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lí thuyết
6


Chúng em đã đọc và nghiên cứu sách giáo khoa Sinh học 6 về tác dụng của
các loại hoa và quả, sách giáo khoa Sinh học 7, sách giáo khoa công nghệ 7 về tác
hại của các loài côn trùng, chúng em tìm hiểu các tài liệu trên mạng về tập tính,
đặc điểm của các loài côn trùng để nghiên cứu thêm về các thành phần sử dụng khi
chế biến thuốc, đồng thời chúng em tìm hiểu các tài liệu về tác dụng của Ớt, Tỏi
Gừng , tác dụng của nước rửa bát Sunlight, Rượu …có trong thành phần thuốc sinh
học chúng em đang nghiên cứu.
5.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu vật liệu làm thuốc sinh học bằng phương pháp quan sát thực
tiễn
- Quan sát chất dịch (nhựa) của cây: Nếu dịch cây có mùi nồng, làm da
người bị dị ứng nóng hoặc mẩn ngứa thì dịch của cây đó có chứa độc tố (Găng
rừng, Ớt, Tỏi, Gừng ..)
- Ngửi mùi: Những cây có chứa chất độc đều có mùi nồng, hắc, cay... nói
chung là khó ngửi theo dõi những động vật nhỏ sống quanh cây (Nhện, Kiến...):
Nếu không có những động vật nhỏ sống quanh cây và dùng cây làm thức ăn
thì có thể nhận định cây đó có chứa chất độc có thể dùng làm thuốc trừ sâu

(Hình 3 - Tìm hiểu thực tế về đời sống tập tính của sâu bọ, côn trùng)
- Nghiên cứu để chế biến các loại sản phẩm:
Thành phần chính: Quả của cây Găng rừng.

Các thành phần phụ gia: Ớt tươi, nước rửa bát Sunlight, Rượu.
+ Lần 1: Loại thuốc chỉ có quả Găng rừng ( Mã số - TG1)
+ Lần 2 : Loại thuốc có quả Găng rừng trộn với Ớt tươi, Tỏi, Gừng và nước
( Mã số - TG2),
+ Lần 3 : Loại thuốc có quả Găng rừng và nước rửa bát Sunlight ( Mã số TG3)
7


+ Lần 4 : Loại thuốc có quả Găng rừng trộn với Ớt tươi, Gừng, Tỏi ( quả đập
đạp ) và nước rửa bát Sunlight ( Mã số - TG4):
+ Lần 5 : Loại thuốc có quả Găng rừng trộn với Ớt tươi,Tỏi, Gừng (giã nhỏ
và trộn đều) và nước rửa bát Sunlight ( Mã số - TG5)
+ Lần 6 : Loại thuốc có quả Găng rừng trộn với Ớt tươi, Gừng, Tỏi (giã nhỏ
và trộn đều) và Rượu 45º ( Mã số - TG6 )
- Nghiên cứu độ đậm đặc của từng loại thuốc sinh học trên.
- Nghiên cứu cách sử dụng
6. Nội dung nghiên cứu.
6.1. Nguyên liệu chung:
- Quả Găng rừng: 250 gam/lọ
- Ớt tươi, Tỏi, Gừng: 30 gam/l
- Nước rửa bát Sunlight: 10 ml/lọ.
- Rượu 45º
6.2. Nghiên cứu tác dụng của nguyên liệu:
Các nguyên liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các động vật có
xương sống không?
* Đối với nguyên liệu là quả Găng rừng:

(Hình 4 - Cây Găng mọc nhiều ở thôn 8, Quảng Phong, Hải Hà, Q. Ninh)
* Cây Găng rừng là cây nhỏ cao 4 đến 10m, cành buông thõng, phủ lông tơ,
trên mặt có nhiều gai to dài 1-5cm. Lá hình bán dục đấu hơi nhọn hay tù, phiến lá

dài mặt trên xanh lục, mặt dưới có lông tơ màu trắng nhạt hay hơi nâu, dài 2,513cm, rộng 1,5- 4,5cm.
Hoa đơn độc hầu như không cuống, màu trắng nhạt. Đài thường 6, tràng
thường 8, nhị 5 đến 10. Quả thịt màu vàng, hình cầu hay hình trứng dài 2,5-4cm,
rộng 2-4cm, hai ngăn. Hạt rất nhiều, dài 5mm, rộng 3-4mm, có cạnh, lưng tròn, hai
8


bên dẹt, nhẵn, màu đen nhạt. Mùa hoa: tháng 3 đến tháng 5 trong năm, mùa quả:
tháng 4 đến tháng 7 trong năm.
Mọc hoang và cũng thường được trồng làm hàng rào do thân và cành có
nhiều gai.
Thường trồng để lấy gỗ mịn dai, màu nhạt để tiện những con quay trẻ chơi,
trục xe và làm lược. Quả hái về phơi hay sấy khô dùng để giặt quần áo tơ lụa, gội
đầu. Lá tươi hái về vò lấy chất nhầy ăn cho mát.
Trong quả chứa nhiều saponin tritecpenic. Các chất khác chưa thấy nghiên
cứu.
Quả ngâm hoặc sắc lấy nước dùng gội đầu và giặtt quần áo, nhất là những
hàng tơ lụa có màu.
Lá tươi dùng làm thuốc giải nhiệt, chữa tiểu vàng, đỏ, đái rắt, ngày dùng 2030g lá vò với nước sôi để nguội. Lọc nhanh để cho đông đặc thêm đường vào mà
ăn.

( Hình 5- Hình ảnh quả Găng rừng)
Em đã thử nghiệm cho 01 con Gà nhà em ăn quả Găng rừng với số lượng
250 gam, từ khi ăn đến sau 02 tháng nhưng con Gà đó vẫn khỏe mạnh bình thường.
Từ đó có thể khẳng định quả Găng rừng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của
người và động vật.

9



(Hình 6- Những chú gà vẫn khỏe mạnh sau hai tháng ăn quả găng rừng)
*Đối với nguyên liệu là Ớt, Tỏi, Gừng : Là gia vị trong các món ăn của con
người;

( Hình 7- Quả ớt tươi, tỏi, gừng – gia vị trong các bữa ăn)
* Đối với nguyên liệu là nước rửa bát Sunlight và rượu trắng

(Hình 8: Nước rửa bát Sunlight)

( Hình ảnh 9: Rượu trắng)
10


Nước rửa bát Sunlight của công ty Lever Việt Nam, đảm bảo sức khỏe, là
loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản xuất theo quy trình hiện đại cùng những tiêu
chuẩn an toàn quốc tế, có chứng nhận an toàn sử dụng của các cơ quan chức năng.
Có tác dụng thu hút sâu bọ và tăng độ bám dính cho thuốc sinh học .
* Đối với nguyên liệu là rượu trắng có tác dụng tăng độ phát tán nhanh
6.3. Nghiên cứu cách pha chế từng loại thuốc

(Hình 10 - Làm nguyên liệu để làm thuốc sinh học)
Mã số

Nguyên liệu

Hình ảnh

- Quả Găng rừng: 250g
- Nước: 250ml
(Ngâm trong vòng 72 tiếng )

TG1

- Quả Găng rừng; 250g
- Ớt , Tỏi, Gừng : 30g
- Nước: 220 ml
(Ngâm trong vòng 72 tiếng )
TG2

11


- Quả Găng rừng: 250g
- Nước rửa bát: 10ml

TG3

- Nước: 240 ml
(Ngâm trong vòng 24 tiếng)

- Quả găng rừng:250g
- Ớt tươi, Tỏi, Gừng: 30g (quả
đập dập)
TG4

- Nước rửa bát: 10ml
- Nước: 210 ml
(Ngâm trong vòng 10 -12
tiếng)
- Quả Găng rừng:250g
- Ớt tươi, Tỏi, Gừng: 30g (giã

nhỏ và trộn đều)

TG5

- Nước rửa bát: 10ml
- Nước: 210 ml
(Ngâm trong vòng 6 – tiếng)

- Quả Găng rừng; 250g
- Ớt , Tỏi, Gừng : 30g
TG6

- Rượu : 220 ml
(Ngâm trong vòng 6 – 8 tiếng)

6.4. Nghiên cứu cách sử dụng và hiệu quả của các loại thuốc
* Lấy từng dung dịch các loại thuốc sinh học phun (xịt) vào những chỗ có
Kiến, Mối và côn trùng ẩn náu. Phun lên các luống rau, hay gốc cây
12


- Mã số TG1: Kết quả thấy sau khoảng 5-7 phút Mối, Gián và côn trùng có
chết nhưng chết rất ít. Thuốc diệt được khoảng 40- 45% côn trùng nơi thử nghiệm.

(Hình 11 - Sau một thời gian côn trùng mới chết, số lượng chết ít)

- Mã số TG2: Kiến, Gián, Mối đã chết nhanh hơn, chỉ trong vòng 1-2 phút
là Kiến, Mối, Gián và côn trùng chết, tuy nhiên số lượng chết chưa đáng kể.Thuốc
diệt và xua đuổi được khoảng 40%- 50% côn trùng.


(Hình 12 - Côn trùng, sâu bọ chết nhiều hơn 1 ít)

- Mã số TG3:. Kiến, Gián, Mối đã chết nhanh hơn, chỉ trong vòng 1-2 phút
là Kiến, Mối và côn trùng chết. Tuy nhiên số lượng chết vẫn ít. Thuốc diệt côn
trùng được 60% số lượng.

13


(Hình 13 - Côn trùng chết nhiều hơn nữa nhưng chưa hết )

- Mã số TG4: Kiến, Gián đã chết rất nhanh, chỉ trong vòng 1-2 phút mà cả
tổ Kiến, Mối và côn trùng chết gần hết. Thuốc diệt được 70 % – 80% số lượng côn
trùng.

(Hình 14 - Côn trùng chết nhiều hơn và gần hết)
- Mã số TG5: Kiến, Mối và côn trùng đã chết rất nhanh, và chỉ cần để thuốc
ở gần tổ Kiến, Mối và côn trùng chúng cũng đã bỏ đi gần hết. Thuốc diệt được
80% - 90 % côn trùng.

14


(Hình 15- Côn trùng, sâu bọ chết nhiều và hết)

- Mã số TG6: Kiến, Mối và côn trùng đã chết rất nhanh và gần hết sau đó
thử nghiệm loại thuốc nay trên các vườn rau rồi theo đõi vườn rau thấy sâu bọ chết
xua đuổi được chúng (bọ Xít, Sâu đục thân, bọ Cánh cam, Sâu ăn lá, bọ Nẹt…) và
sau 2 ngày không còn thấy sâu bọ. Thuốc diệt và xua đuổi được 85% - 90 % côn
trùng sâu bọ .


(Hình 16 – Côn trùng, sâu bọ chết nhiều)
6.6. Công tác tuyên truyền và tổ chức các hoạt động
a. Công tác tuyên truyền
+ Nội dung tuyên truyền: những kiến thức về côn trùng, sâu bọ cách tạo ra
thuốc sao cho đúng và cách sử dụng cho hiệu quả
+ Hình thức tuyên truyền
* Tại địa phương :
15


- Thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hoá thôn và trung tâm
học tập cộng đồng xã.
- Thông qua các trưởng thôn ở địa phương để tuyên truyền đến người dân
trong thôn
- Tổ chức các hội thi nông dân sản xuất giỏi.
- Tuyên truyền thông qua loa đài, bảng tin của xã hằng ngày
* Tại trường học:
- Thông qua các hoạt động Đội thiếu niên TPHCM, Các buổi phát thanh Măng
Non hàng tuần của Đội
- Thông qua các buổi ngoại khóa, tham quan thiên nhiên thực tế tại địa
phương
- Thông qua các bài giảng trên lớp được tích hợp giáo dục trong các môn học:
Công nghệ, Sinh học, Hóa học, Giáo dục công dân…
b. Tổ chức các hoạt động cụ thể
* Thầy và trò tham gia các buổi trao đổi kinh nghiệm, ngoại khóa, tổng kết
- Đi tham gia các buổi hội thảo khoa học tại địa phương.
- Tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các ngoại khoá của nhà
trường.


16


PHẦN II. PHẦN KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả
Trong thời gian thực hiện nghiên cứu , nhóm thực hiện đã đạt được kết quả
như sau:
- Khi phun (xịt) trực tiếp thuốc sinh học được làm từ ba thành thành phần:
quả cây Găng rừng, Ớt, Tỏi, Gừng (giã nhỏ và trộn đều) nước rửa bát hoặc Rượu
(TG5 và TG6) lên các loại côn trùng, em thấy chúng chết rất nhiều và nhanh. Có
thể dùng 01 chai thuốc sinh học 500 ml này để gần chỗ có nhiều kiến rán hây tổ
mối mà ta không thể đổ trực tiếp lên chúng như: hoa quả đang dùng dở hoặc thức
ăn để quên trên bàn mà có kiến.... là một lúc sau chúng tự bỏ đi thế là chúng ta lại
dùng được các loại hoa quả hoặc thức ăn đó. Còn để diệt sâu bọ trong vườn cây
hay ruộng rau thì hay phun thuốc TG6 pha loãng theo tỉ lệ 1:5 thì ta sẽ được thuốc
trừ sâu ăn toàn.
Qua quá trình thử nghiệm chúng em thấy thuốc sinh học diệt côn trùng, sâu
bọ được làm từ cây găng rừng vừa hiệu quả vừa đơn giản mà lại không gây độc
hại đến con người, vật nuôi, thực vật và môi trường.

(Hình 17 - Đổ trực tiếp thuốc lên đàn mối chúng cũng chết hết ngay)

(Hình 18 - Thuốc diệt chết gián và cả bọ nẹt)
17


* Còn khi pha thuốc sinh học TG6 từ quả Găng rừng, Ớt, Tỏi, Gừng ngâm
Rượu. Lấy dung dịch ngâm pha loãng với tỉ lệ 1:5 rồi đem phun cho các luống rau
như rau Cải, Ngót, Mùng tơi...là thấy sâu bọ say và chết dần nhanh


(Hình 19 - Pha thuốc sinh học để phun thử nghiệm)

(Hình 20 - Phun thử nghiệm thuốc sinh học TG6 cho rau sạch)
* Thuốc côn trùng diệt sâu bọ còn mang lại hiệu quả kinh tế cho người sử
dụng với giá thành thấp ít tốn công dễ làm.
Để được một chai 1 lít thuốc diệt côn trùng TG6 (gồm quả Găng rừng, Ớt,
Tỏi, Gừng giã nhỏ ngâm với nước rửa bát) để diệt Kiến, Gián, Mối, bọ Chó trong
nhà chỉ mất khoảng 5000 – 8000 đ thời gian ngâm nhanh, không tốn công sức.
- 300 g quả Găng rừng
- 50 g Ớt tươi: (giá 2.000 đ)
18


- 50 g Tỏi khô: (giá 2.000đ)
- 50 g Gừng tươi: (giá 500 đ)
- 100 ml nước rửa bát Sunlight (giá 3.000 đ)
- 900 ml nước
+ Để phun cho một sào ruộng rau (360 m2) lấy 2,5 lít dung dịch thuốc TG6
đã ngâm pha với 13, 5 lít nước được binh phun 16 lít cho nhóm rau trồng lấy lá …
với giá thành khoảng : 35.000 – 40.000đ
- 1 kg quả Găng rừng .
- 120 g Ớt tươi (giá 4000 đ).
- 120g Tỏi khô (giá 4000đ).
- 120g Gừng tươi (giá 1500đ).
- 2,5 lít Rượu trắng (giá : 30000 đ)
Đối với các loại rau ngắn ngày như nhóm rau lấy lá chỉ cần phun từ 1- 2
lần/vụ là thu hoạch.
Đối các loại rau dài ngày hơn như Bắp cải, Su hào…cần phun 3- 4 lần /vụ
Nhóm dư án chúng em đã xin phối hợp với gia đình bác Trần Văn Hòa để
phun thử nghiệm trên rau Bắp cải

Kết quả thu hoạch sau khi trồng thử nghiệm trên ruộng nhà bác Hào
Tiền bán rau: 945kg x 5.000 = 4.725.000đ
Tiền thu được sau khi trừ chi phí (bón phân hữu cơ) 3.726.500đ (Ba triệu
bảy trăm hai mươi sáu ngàn năm trăm đồng). Trong đó chi phí cho phun thuốc TG6
là 182.000đ cho 4 lần phun cho rau.
Qua quá trình thử nghiệm chúng em thấy thuốc sinh học diệt côn trùng, sâu
bọ được làm từ cây Găng rừng vừa hiệu quả vừa đơn giản mà lại không gây độc
hại đến con người, vật nuôi, thực vật và môi trường.
2. Thảo luận

Sau khi nghiên cứu dự án và thử nghiệm đạt kết quả tốt chúng em đã báo
cáo kết quả nghiên cứu trước HĐKH cấp trường. Dự án được các thầy cô giáo
và các bạn trong trường tham gia thảo luận rất sôi nổi và đem đi thử nghiệm,
đầu tiên các thầy cô giáo và các bạn không tin nhưng sau khi lấy thuốc đổ lên
đàn kiến, đổ vào tổ mối, đổ vào người chú chó đang bị bọ cắn đều thấy đạt kết
quả, có thầy mang về phun vào luống rau nhà mình trồng thấy rau không còn có
sâu mà vẫn phát triển rất tốt đúng như báo cáo của chúng em.
Chính vì vậy, thuốc đã cung cấp cho rất nhiều người sử dụng: Đó là gia đình
các nhà hàng xóm gần nhà chúng em, các bạn học sinh cùng lớp, gia đình các thầy
cô giáo Trường THCS Quảng Phong – Huyện Hải Hà- Tỉnh Quảng Ninh, mọi
người đều nhận xét thuốc có hiệu quả rất cao mà lại không độc hại cho con người
và môi trường.
19


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 03 tháng nên cũng không
tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế, song cũng thu được một số kết quả đáng kể.
Qua đề tài chúng em đã huy động được nhiều lực lượng tham gia, mức độ tuyên

truyền rộng, không những ở phạm vi nhà trường mà còn ở các thôn.
Qua quá trình thử nghiệm chúng em thấy thuốc sinh học diệt côn trùng, sâu
bọ được làm từ cây găng rừng vừa hiệu quả vừa đơn giản mà lại không gây độc
hại đến con người, vật nuôi và môi trường. Đã có rất nhiều loại thuốc sinh học
khác có mặt trên thị trường để diệt côn trùng, sâu bọ tuy nhiên chúng em rất mong
muốn thuốc sinh học diệt côn trùng của chúng em được phổ biến rộng rãi cả cách
làm và cách sử dụng đến mọi người, mọi gia đình vì loại cây này rất rễ tìm kiếm,
cách làm thuốc sinh học cũng rất đơn giản, để từ đó có thể diệt được các loài côn
trùng, có hại cho cuộc sống của chúng ta và sâu bọ phá hoại rau xanh làm giảm
năng suất cây trồng.
2. Kiến nghị
Loại thuốc sinh học này chúng em cũng chỉ vô tình phát hiện ra mà chưa
biết trong quả găng rừng có những tính chất gì, chúng em xin được đề nghị với hội
đồng khoa học các cấp có thể đem chúng đến các phòng thí nghiệm để thử nghiệm
các chất có trong thuốc đó là các loại chất gi? mà khi đổ trực tiếp lên côn trùng
chúng lại chết ngay như vậy?.
PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa sinh học 6 - NXB Giáo dục năm 2002
Tác giả: Nguyễn Quang Vinh – Tổng chủ biên
Hoàng Thị Sản – Chủ Biên
2. Sách giáo khoa sinh học 7 - NXB Giáo dục năm 2003
Tác giả: Nguyễn Quang Vinh – Tổng chủ biên
Trần Kiên- Nguyễn Văn Khang – Chủ Biên
3. Sách giáo khoa Công nghệ 7 – NXB Giáo dục năm 2003.
Tác giả: Nguyễn Minh Đường ( Tổng chủ biên)
Nguyễn Thị Hạnh ( Chủ biên)
Triệu Thị Chơi - Vũ Thùy Dương.
4. Tài liệu: Chọn và sử dụng nước rửa bát an toàn (tác giả Lam Phong), tạp chí
VietQ.com (Cơ quan chủ quản: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ
Khoa học & Công nghệ)

5. Các Tư liệu liên quan trên mạng trang web Internet.
20


LỜI CẢM ƠN
Để làm thành công được sản phẩm: “Thuốc sinh học diệt côn trùng, sâu bọ
đảm bảo an toàn cho người sử dụng” trong suốt thời gian bắt đầu xây dựng ý
tưởng nghiên cứu cho đến khi sản phẩm được áp dụng chúng em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình, người thân các thầy cô giáo, và bạn bè.
Chúng em xin trân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường THCS
Quảng Phong đã giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thiện sản
phẩm.
Sản phẩm “Thuốc sinh học diệt côn trùng, sâu bọ đảm bảo an toàn cho
người sử dụng ” của chúng em, là kết quả của sự tìm tòi sáng tạo nỗ lực hết mình
đồng thời được sự ủng hộ của nhà trường cả về tinh thần và vật chất. Đặc biệt có
sự quan tâm và hướng dẫn của các thầy cô giáo, trong việc hướng dẫn để chúng em
có sản phẩm hoàn hảo nhất để người dùng có thể sử dụng và cảm nhận hiệu quả
của nó.
Sản phẩm “Thuốc sinh học diệt côn trùng, sâu bọ đảm bảo an toàn cho
người sử dụng”, bước đầu được thử nghiệm thành công; tuy nhiên khi tìm hiểu về
lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật, kiến thức của chúng em
còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Chúng em chưa biết chính xác các chất có trong
quả cây găng rừng là loại chất gì. Chính vì vậy, chúng em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, của hội đồng khoa học các
cấp để sản phẩm của em được hoàn thiện hơn và có thể nhanh chóng được áp dụng
rộng rãi đến từng người, từng gia đình và cả cộng đồng.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của nhà trường


Hải Hà, ngày 26 tháng 10 năm 2016

P. HIỆU TRƯỞNG

Nhóm trưởng

Đàm Văn Long

Hoàng Thị Hạ Diễm

21


22



×