Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

nghiên cứu hiện trạng và các giải pháp hoàn thiện thiết chế văn hóa ở các xã ngoại thành tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.13 MB, 208 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM

Đề tài:

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN THIẾT CHẾ VĂN HÓA
Ở CÁC XÃ NGOẠI THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
( Bản chính sửa sau nghiệm thu)

Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2005-2006


1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐẾN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Đây là đề tài nghiên cứu tư vấn và hỗ trợ cho việc lập chính sách, do
vậy mục tiêu của đề tài là:
Cung cấp những thông tin tham khảo cho lãnh đạo thành phố và các cơ
quan ban ngành chức năng, đặc biệt là Sở Văn hóa thông tin trong việc
hoạch đònh và thực thi các chính sách văn hóa, các chính sách liên quan
đến văn hóa, và để hoàn thiện các thiết chế văn hóa.
Tìm ra những giải pháp khả thi để góp phần phát triển thiết chế văn hóa
ngọai thành một cách phù hợp.
Qui mô và tính chất của mẫu nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát tổng số 25 xã / 58 xã (chiếm tỷ lệ 43%).
Tổng dân số của 25 xã của mẫu nghiên cứu là 330.590 người chiếm tỷ lệ
31% trên tổng dân số ngoại thành.


2. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯNG NGHIÊN
CỨU
• Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các huyện ngoại thành
được cải thiện ngày một tốt hơn.
• Chuyển dòch cơ cấu kinh tế diễn ra khá mạnh theo hướng đa dạng
• Mức sống và sự thụ hưởng văn hóa tăng lên, nhưng không đều.
• Mức độ chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa nội và ngoại thành có
xu hướng lớn lên.
• Văn hóa các xã có phần đa dạng và phong phú hơn do có sự hiện
diện của dân nhập cư từ các nơi khác đến.

3. HIỆN

TRẠNG CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA XÃ HIỆN

NAY

• Các chỉ số cơ bản về cán bộ văn hóa cấp xã
1
2
3
4
5

CHỈ BÁO
Tuổi TB
Bản quán
Học vấn
Thâm niên trung bình
Hôn nhân


CHỈ SỐ
39
90% cán bộ tại chỗ
80% (12/12)
5 năm
77% có gia đình

1


6
7
8
9
10

Mức sống (thu nhập TB)
Nhà ở
Số lượng chức vụ đang dảm nhiệm
Thời gian họp hành/ một ngày
Đào tạo chuyên môn

600.000 đ/ người/ tháng
90% nhà vấp 3,4
PCT: 14 chức vụ; CCVH: 7 chức vụ
PCT: 1,5 buổi/ ngày
Đại học, CĐ: 0%; Ngắn hạn: 88% (từ 1-5 ngày)

• Tự đánh giá năng lực chung của chuyên viên văn hóa cấp xã

+ 15 người (chiếm tỷ lệ 30,6 %) tự cho rằng mình có thể đáp ứng tốt yêu
cầu của công việc.
+ 16 người (32,65 %) cho rằng chỉ đáp ứng yêu cầu ở mức trung bình.
+ 16 người (32,65 %) cho rằng mình còn thiếu trình độ và năng lực.
+ 2 người (4 %) cho rằng mình rất yếu kém về chuyên môn và năng lực.
• Đánh gía về các hoạt động văn hóa cấp xã nói chung.

Chậm đổi mới về nội dung
hoạt động
Chưa đầu tư đúng mức cơ
sở vật chất và cán bộ
Chính sách chưa sát với
thực tế

Phó CT
(25)
Đồng ý
Tỷ lệ
13
52%

Chuyên viên VH
(24)
Đồng ý Tỷ lệ
16
66%

Tổng của cả hai
( 49)
Đồng ý Tỷ lệ

29
59%

22

88%

21

87,5%

43

88%

19

76%

17

71%

36

73%

• Đánh gía những khó khăn cho người làm văn hóa cấp xã
STT
1

2
3
4
5

Ý KIẾN
Thiếu đòa điểm sinh hoạt
Thiếu cán bộ
Cơ sở vật chất hạn chế
Trình độ thấp
Kinh phí ít

SỐ LƯNG
8
9
10
11
11

TỶ LỆ %
16
18
21
25
25

• Về ngân sách của xã dành cho hoạt động văn hóa (25 xã)
Tổng dân số: 330.590 người ; Tổng số tiền chi cho văn hóa :
369.200.000 đồng; Trung bình/ 1 người dân 1.200 đ; Kinh phí chi cho
văn hóa chiếm 1,84% tổng ngân sách 1 năm của xã.

• Các ưu tiên cho phát triển VH cấp xã
Được học thêm lên
Đổi mới cơ chế làm việc
Chế độ đãi ngộ cán bộ văn hóa
Cơ sở vật chất

Ưu tiên 1
17
25
28
35

2

Ưu tiên thứ 2
7
18
12
12

Ưu tiên thứ 3
4
5
9
4


• Các nguyện vọng cho phát triển văn hoá xã
STT
1

2
3
4
5
6

Ý KIẾN
Tăng thêm cán bộ
Tăng cường cơ sở vật chất
Tăng kinh phí hoạt động
Kêu gọi người dân cùng tham gia
Chế độ đãi ngộ cán bộ
Mở thêm các lớp đào tạo

SỐ LƯNG
31
29
27
24
19
12

TỶ LỆ %
63
60
55
49
39
25


3. ĐỀ XUẤT 17 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THIẾT CHẾ
VĂN HÓA NGOẠI THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
1. Trước hết và quan trọng nhất là phải có một chiến lược phát triển
đồng bộ nông thôn trong đô thò ở TP. HCM làm cơ sở cho việc phát
triển văn hóa ngoại thành bền vững
Phát triển văn hóa nông thôn ngoại thành nói chung và hoàn thiện thiết
chế văn hóa nói riêng không thể tách rời ra khỏi tăng trưởng kinh tế,
phát triển xã hội và mặt bằng dân trí nói chung của toàn thành phố.
Tách hoạt động văn hóa ra thành một phần độc lập và hy vọng đẩy nó
phát triển nhanh hơn các thành tố khác là siêu hình, bởi vì phát triển
văn hoá không phải là một mặt trận đơn phương, mà văn hóa và kinh tế
là mối quan hệ phát triển nhân qủa và biện chứng.
Có một thực tế là trong những năm qua thành phố chúng ta chú trọng
nhiều hơn vào phát triển các quận nội thành, các khu công nghiệp, các
ngành nghề dòch vụ và đẩy nhanh đô thò hóa theo chiều rộng, còn phát
triển nông thôn tuy đã được quan tâm, nhưng chưa đúng tầm của yêu
cầu phát triển cho một đô thò lớn. Theo tôi thành phố phải nhanh chóng
xây dựng một chiến lược phát triển đồng bộ các huyện, xã ngoại thành
mà trong đó văn hóa là một phần quan trọng. Trong chiến lược đó các
điểm sau đây cần được coi là trọng tâm:
• Bằng mọi gía phải giữ lại một phần nông nghiệp, nông dân và nông
thôn trong những hình thái cư trú và sản xuất mới ở TP. HCM với tỷ lệ
dân số sống ở các xã ngoại thành trên tổng dân số toàn thành phố là
10% (khoảng 600.000 người), trong đó nông dân tối thiểu là 4-5% (hiện

3















nay chỉ còn 6,5% trong tổng dân số toàn thành là nông dân), Nếu làm
mất phần nông thôn trong đô thò là một sai lầm mà rất nhiều quốc gia
phát triển đang phải trả gía rất đắt cho việc phục hồi trở lại.
Tiến hành qui hoạch lại nông thôn đồng bộ về kinh tế-văn hóa và xã
hội để giảm khoảng cách giữa nội thành và ngoại thành, đặc biệt là về
mức sống, hưởng thụ văn hóa.
Tiến hành qui hoạch không gian và kiến trúc nhằm tạo ra một bộ mặt
mới cho nông thôn –đô thò hình thành nên các làng nông nghiệp mới.
Các kiểu cư trú làng đô thò sinh thái, thành phố vườn, thành phố sinh
thái, thành phố xanh, làng nghề không ô nhiễm cần được đặc biệt chú
trọng trong quá trình đô thò hóa nông thôn. Trong các làng này công
nghệ sinh học, năng lượng sạch, công nghệ thông tin (IT), công nghệ tự
động hóa được khuyến khích áp dụng. Đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm
môi trường và đảm bảo sự cần bằng sinh thái.
Dành sự quan tâm thích đáng đến phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
và hạ tầng xã hội ở nông thôn như điện, đường, trường, trạm, chợ,
nhưng các kỹ thuật này phải phù hợp với truyền thống cư trú của người
dân.
Đầu tư có trọng điểm và ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ tiên
tiến vào sản xuất nông nghiệp làm thay đổi căn bản sản xuất nông

nghiệp theo kiểu tiểu nông truyền thống, giảm dần lúa nước mà chuyển
sang trồng các loại cây trái chất lượng cao, nuôi các loại gia súc cao sản
hướng đến thò trường hàng hóa quốc tế, tăng cường các sản phẩm nông
nghiệp chất lượng cao có sức cạnh tranh trong nước và khu vực.
Chú trọng phát triển các khu vực nông nghiệp trọng điểm có sử dụng kỹ
thuật và công nghệ cao, hình thành nên các trung tâm nông nghiệp-dòch
vụ kết hợp với du lòch hiện đại, sớm hình thành các khu vực tập trung
gồm có các nhà máy chế biến các sản phẩm nông nghiệp đòa phương
(sữa, trái cây, rau xanh), các vùng rau trái sử dụng công nghệ gene và
công nghệ sinh học. Chính từ các nhà máy và trung tâm nông nghiệp
hạt nhân này sẽ hình thành nên các khu dân cư mới liền kề với các dòch
vụ xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.
Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, dân trí và học vấn cho nông dân
để họ tự quyết đònh hoạt động kinh tế của mình, trong đó có việc sử

4


dụng đất sao cho hiệu qủa và hợp lý không chỉ cho họ mà còn cho cộng
đồng
2. Cần có sự thay đổi căn bản trong nhận thức về công tác văn hóa
cấp xã từ cấp lãnh đạo thành phố đến cấp cơ sở thấp nhất.
Một trong số điểm yếu được chỉ ra trong hoạt động văn hóa là chưa có
sự nhận thức đúng về tầm quan trọng của văn hóa cấp cơ sở. Khá nhiều
người cho rằng văn hóa xã chỉ là cấp thừa hành, cán bộ văn hóa chỉ là
người “cờ, đèn, kèn, trống”. Chính vì điều này mà trong nhiều năm qua
công tác chỉ đạo, đào tạo, mức đầu tư cho văn hóa chưa được quan tâm
đúng mức. Việc bao cấp cho kế hoạch văn hóa làm cho tính tự chủ,
năng động của cấp xã không còn nhiều nữa và bản thân cán bộ văn hóa
xã cũng coi chính công việc mà mình đảm nhiệm chỉ là công việc phụ

của một xã.
• Văn hóa cấp xã có một tầm quan trọng chiến lược đặc biệt đối với việc
phát triển kinh tế và xã hội nói chung của một tỉnh, thành nói chung và
của nông thôn trong đô thò nói riêng. Nó chính là mục tiêu và động lực
phát triển, như thế không nên chỉ dừng lại ở nghò quyết mà cần biến
thành hành động thực tế.
• Bản thân cán bộ lãnh đạo cấp xã cần thay đổi tư duy của chính mình để
xác đònh vai trò quan trọng của văn hóa cơ sở từ đó có những bước đi
thích hợp. Thực tế cho thấy chính cán bộ lãnh đạo cấp xã cũng chưa coi
văn hóa là động lực quan trọng, trong chừng mực nào đó có thể nói hiện
nay văn hóa chỉ như là phần phụ thêm. Thực tế cho thấy rằng những xã
nào quan tâm đúng mức đến phát triển văn hóa thì sẽ có kinh tế mạnh
và tạo ra môi trường XH lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

3. Tiến hành cấu trúc lại hệ thống quản lý văn hóa ở cấp xã

Một trong nhận thức sâu sắc của chúng tôi về hệ thống quản lý văn hóa
của thành phố nói chung và văn hóa xã nói riêng là có quá nhiều bộ
phận có chức năng giống nhau và chức năng của chúng trùng nhau,
chồng chéo lên nhau.
Theo chúng tôi ở cấp xã có thể cấu trúc lại theo hướng sau đây:
Ở cấp xã cần thành lập nên “Trung tâm văn hóa-thông tin -thể dục
thể thao đa năng”. Trung tâm này thực hiện chức năng tổng hợp là đơn
vò quản lý- tổ chức -thực hiện toàn bộ hoạt động văn hóa cấp xã. Khi
đơn vò nay ra đời nó sẽ:

5


• Gom tất cả các hoạt động văn hóa cấp xã về một mối quản lý.

• Một số bộ phận tồn tại rất hình thức nay có thể giảm bớt, hoặc ghép
lại với nhau theo hướng tinh gọn hơn.
• Trung tâm văn hóa đa năng lúc này không chỉ có chuyên viên văn
hóa của xã mà còn có thêm một số cán bộ văn hóa khác nữa. Các
cán bộ này được đào tạo bài bản và chính họ là người quản lý nhà
văn hóa của xã (mỗi xã được đầu tư 5 tỷ để xây nhà văn hóa này),
duy trì sự hoạt động thường xuyên của nhà văn hóa.

4. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ theo ngành dọc của văn hóa
và giữa các ban ngành, các tổ chức chính trò –xã hội trong xã
nhằm hỗ trợ cho hoạt động văn hóa cơ sở phát triển.

Trong những năm qua công tác phối kết hợp theo ngành dọc và ngang
của ngành văn hóa với các ban ngành khác ở cấp huyện và xã đã có
những kết qủa khả quan, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của phát
triển và còn không ít khiếm khuyết như thông tin hai chiếu chưa thật
thông suốt, nhiều chỉ đạo từ sở xuống huyện, xuống xã chưa sát với tình
hình thực tế, các ban ngành trong một xã chưa có sự phối hợp ăn ý.
Theo chúng tôi các hoạt động sau đây cần được coi trọng trong thời gian
tới:
 Cần tăng cường sự chỉ đạo thống nhất và sát sao giữa thành phố, sở VHTT, phòng VH-TT huyện, và ban văn hóa xã.
 Tăng cường sự chỉ đạo thống nhất của các bộ phận đối với mô hình ấp
văn hóa. Có thể nói mô hình ấp văn hóa là một mô hình tốt, được nhiều
ban ngành quan tâm, nhưng thực tế cho thấy vẫn còn chưa có sự chỉ đạo
thống nhất giữa các bộ phận liên quan đến mô hình này.
 Cần có sự thống nhất cao giữa cấp ủy, ủy ban và các ban ngành khác
như tài chính, giáo dục trong việc phát triển văn hóa xã sao cho không
có mâu thuẫn mà nhất quán trong chỉ đạo, hành động. Đặc biệt là giữa
ban văn hóa và ban tài chính, giữa cấp xã và cấp ấp.
 Cần có sự kết hợp giữa văn hóa với các tổ chức chính trò - xã hội và tổ

chức xã hội như: hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội cựu
chiến binh, hội nông dân trong việc đề ra sáng kiến và thực hiện các

6


chương trình văn hóa cụ thể ở cấp xã, thôn, ấp. Sự thống nhất này sẽ
tạo ra sức mạnh tinh thần và huy động được các nguồn lực ở bên trong
và bên ngoài xã.
 Kết hợp với các tổ chức tôn giáo (chùa, nhà thờ) thực hiện các kế hoạch
văn hóa và giáo dục ở đòa phương một cách hiệu quả. Đặc biệt là các
chương trình làm mạnh hóa môi trường xã hội trước ma tuý, mại dâm.

5. Tạo sự chuyển biến về chất và lượng cho đội ngũ cán bộ.

Một trong số những bức xúc nhất và lo lắng nhất hiện nay là về chất lượng
và số lượng đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở. Trong giai đoạn hiện nay
đội ngũ cán bộ văn hóa vừa thiếu lại rất yếu, trong khi các chương trình
phát triển kinh tế –xã hội của thành phố đến năm 2020 lại rất năng nề và
có những yêu cầu chuyển biến về chất. Trong xu thế đô thò hóa, công
nghiệp hóa nhanh như hiện nay, nhất là dân trí tăng lên, hệ thống thông tin
rất nhiều và đa dạng thì chắc chắn dội ngũ cán bộ như hiện nay là không
thể nào đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý và hoạt động văn hóa.
Theo chúng tôi đề xuất, có một số công việc sau đây phải làm:
™ Phát triển cán bộ văn hóa cấp xã theo hướng chuyên nghiệp hơn. Theo
như ý kiến tự đánh gía của chính cán bộ văn hóa và thực tế nghiên cứu
cho thấy các cán bộ văn hóa cấp xã hoạt động rất không chuyên
nghiệp, mang tính nghiệp dư rất cao. Do vậy bằng nhiều hình thức hỗ
trợ khác nhau để nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ này làm sao
cho họ tinh thông nghiệp vụ và các kỹ năng văn hóa. Tuy nhiên để

nâng cao tính chuyên nghiệp thì phải cố gằng giảm thiểu việc luân
chuyển cán bộ quá nhanh và quá nhiều, việc thay đổi liên tục như thế
rất khó có thể tạo ra được đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ. Bên
cạnh đó cũng phải nhất quán trong quan niệm về việc xây dựng bộ máy
công chức ổn đònh ở cấp cơ sở. Những người làm công chức là những
người hoạt động ổn đònh trong bộ máy hành chính lâu dài và có thể là
suốt đời. Tình trạng loại bỏ toàn bộ hoặc phần lớn bộ máy hành chính
cũ bằng một bộ máy khác khi có một lãnh đạo mới là điều khá phổ biến
ở Việt Nam ở nhiều cấp độ khác nhau. Bản thân các cán bộ văn hóa xã
(kể cả các vò trí nhân viên khác) cũng không có được tư duy “chức
phận”, họ luôn coi công việc mà họ đảm nhiệm chỉ là tạm một thời gian

7


rồi tìm cách lên các vò trí cao hơn như chủ tòch, phó chủ tòch hay tìm
cách về huyện, thành phố.
™ Việc đào tạo nâng cao trình độ là yêu cầu của tổ chức và nhu cầu của
mỗi cá nhân. Để đáp ứng được nhu cầu này cần thiết mở các khóa đào
tạo ngắn hạn về văn hóa cho cả phó chủ tòch văn -xã và chuyên viên
văn hóa, những ai có đủ điều kiện về học vấn, sức khoẻ và thời gian
nên tạo điều kiện để họ đi học tại chức bằng ngân sách nhà nước.
™ Việc tăng cường cán bộ cho cấp xã nói chung và văn hóa nói riêng là
cực kỳ cần thiết. Số cán bộ này từ nhiều nguồn khác nhau, có thể tăng
cường cán bộ trẻ từ thành phố xuống trong chương trình 1.000 cán bộ
nguồn của thành phố, cũng có thể từ các sinh viên mới tốt nghiệp về
ngành văn hóa hoặc gần với văn hóa như xã hội học, nhân học. Căn cứ
vào khối lượng công việc và dân số ở một xã rất lớn, nhiều xã dân số
lên đến hàng chục nghìn người, vì vậy việc tăng số cán bộ văn hóa lên
thêm ít nhất một người là nhu cầu có thật và cấp bách.

™ Gửi thanh niên đòa phương là con em của xã đi học hệ ĐH-CĐ về văn
hóa theo các chương trình dài hạn sau đó quay về phục vụ đòa phương
theo cam kết cũng là một phương án cần được tính đến, như thế sẽ đảm
bảo được một nguồn cán bộ ổn đònh và làm việc lâu dài. Tuy nhiên các
cán bộ lãnh đạo cơ sở cũng cần thay đổi quan niệm về nhân sự, không
nhất thiết phải là con em tại chỗ, miễn là các cán bộ này có trình độ và
muốn gắn bó lâu dài với đòa phương.

6. Từng bước cải thiện thu nhập về lương và phụ cấp cho cán
bộ văn hóa

Việc tăng thu nhập sẽ làm cho cán bộ văn hóa gắn bó lâu dài hơn với nghề
là cần thiết và cũng thu hút được cán bộ trẻ có trình độ đại học về phục vụ
tại cơ sở. Nhưng việc tăng lương cho riêng cán bộ văn hóa là không khả thi
vì cán bộ văn hóa cũng là một nhân viên trong hệ thống quản lý. Do vậy ở
đây chúng tôi chỉ đưa ra hai gợi ý :
Thứ nhất là nên đưa các cán bộ văn hóa vào danh sách hưởng lương theo
đònh suất của chính phủ. Do số đònh suất không nhiều, chỉ có 18 đến 25
đònh suất, do vậy trong khi lựa chọn đưa vào danh sách được hưởng lương
thì thường chuyên viên văn hoá bò xếp vào nhóm hưởng chế độ hợp đồng.
Việc được hưởng lương của nhà nước cho dù mức lương không cao, nhưng
cũng làm cho họ an tâm hơn với công việc vì đã được “chính danh”.

8


Thứ hai là nên có những phụ cấp ngoài lương từ ngân sách thành phố. Thực
tế cho thấy trong số cán bộ xã thì cán bộ văn hóa được xếp vào loại “chân
chạy”, hầu như việc nào cũng cần có mặt họ (nói cho cùng thì công việc
nào của xã cũng dính đến văn hóa-xã hội), Nhưng hầu như họ không có

khoản phụ cấp nào cho các hoạt động này.
Thứ ba, đặc biệt là đối với cán bộ trong ban chủ nhiệm ấp văn hóa, xã văn
hóa (chủ nhiệm và phó chủ nhiệm) lâu nay hoạt động tự nguyện, không có
lương, không phụ cấp. Nhưng có một thực tế là họ đóng góp rất lớn cho
phong trào văn hóa xã, ở nhiều xã chính họ được coi là linh hồn, chủ chốt
của các phong trào. Nếu chủ trương xây dựng mô hình “ấp, xã văn hóa”
thành một thiết chế mang tính đại diện và lâu dài ở cấp cơ sở thì đến lúc
cần phải tính đến các chế độ đã ngộ kèm theo, chí ít là các phụ cấp cho họ
ở mức động viên tinh thần.

7. Nghiên cứu tăng thêm ngân sách cho hoạt động văn hóa cấp xã

Thực tế cho thấy cơ sở vật chất phục vụ văn hóa ở cấp xã quá ít và nghèo
nàn. Ở trong nội thành việc đầu tư cho cơ sở văn hóa được huy động từ
nhiều nguồn khác nhau. Ngoài sự đầu tư từ ngân sách nhà nước ra thì chính
bản thân nền kinh tế thò trường đã làm cho các thành phần kinh tế tư nhân
tham gia đầu tư vào các hoạt động dòch vụ văn hóa tìm kiếm lợi nhuận như
các nhóm ca nhạc, các đoàn nghệ thuật tư nhân, các tụ điểm ca nhạc, sân
khấu, quán coffee ca nhạc ở khắp các quận nội thành, trong khi đó ở ngoại
thành có những xã, huyện hầu như không có một hoạt động văn hóa nào
đáng kể, các nhà kinh doanh văn hóa tư nhân không muốn đầu tư vào khu
vực không sinh lời này, do vậy trách nhiệm đầu tư vào văn hóa ở các
huyện, xã ngoại thành chỉ có thể trông chờ vào nhà nước.
Có thể nói thành phố đầu tư khá nhiều vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật với hàng
nghìn tỷ đồng cho đường xá, cầu cống, điện, nước nhưng đầu tư cho cơ sở
hạ tầng văn hóa qúa ít. Trong mục tiêu phấn đấu là mỗi xã phải dành 10 –
12% của tổng ngân sách được cấp dành cho văn hóa-TDTT, nhưng thực tế
thì trong tổng ngân sách được cấp hàng năm thì phần dành cho hoạt động
văn hóa chỉ vào khoảng 1,84% trên tổng ngân sách của toàn xã được cấp
trong một năm (dưới 10.000.000 đồng trên 1,2 –1,5 tỷ cho 1 xã). Theo

nghiên cứu của chúng tôi thì tính trung bình một người dân ngoại thành
được hưởng từ ngân sách cấp cho hoạt động văn hóa vào khoảng 1.200
đồng/người/năm.

9


Phần hỗ trợ thêm qua sở TT-VH không được bao nhiêu, chủ yếu là qua
việc cấp sách báo, nhạc cụ, trong khi bản thân kinh phí cấp cho hoạt động
của sở VH-TT cũng rất hạn chế.
Như vậy, trong chương trình từ nay đến 2010, và 2020 ngân sách thành phố
dành cho các hoạt động văn hóa cần tăng thêm lên nữa (ngoài 5 tỷ dành
cho xây dựng phần vỏ của nhà văn hóa), trước mắt là dành cho cơ sở vật
chất, trang bò kỹ thuật cho nhà văn hóa hoạt động.
Ngoài phần kinh phí cố đònh hàng năm thì nên có những khoản kinh phí
khác cấp cho các hoạt động đột xuất theo đề nghò từ sở VH-TT.
8. Đầu tư có trọng điểm, không đầu tư dàn trải
Trong tình hình như hiện nay chúng tôi nhận thấy việc đầu tư kinh phí và cơ
sở vật chất nên lưu ý các điểm sau đây:
• Không nên đầu tư bình quân các huyện xã như nhau (sự khác nhau hiện
nay chỉ là theo đầu dân số) mà nên căn cứ vào đề án hoạt động văn hóa
cụ thể của mỗi huyện, sau đó là mỗi xã. Việc cấp kinh phí như thế sát
với tình hình của huyện, xã. Những xã, huyện nào có đề án tốt sẽ được
cấp kinh phí nhiều hơn, điều này tránh được tình trạng xã hoạt động tích
cực và xã ít hoạt động được cấp kinh phí như nhau. Hơn thế nữa điều
này sẽ làm cho các huyện, xã có ý thức và tích cực hơn trong việc xây
dựng đề án phát triển văn hóa cho mỗi năm.
• Như trình bày trong nghiên cứu, một thực tế cho thấy các xã có thực
trạng kinh tế khác nhau, do nhiều yếu tố khách quan mà các xã gần sát
trung tâm thành phố, huyện lỵ và trên đòa bàn xã có các nhà máy, khu

công nghiệp tập trung thì có kinh tế khá hơn về cả phương diện nhà
nước lẫn hộ gia đình. Các xã này có điều kiện huy động nguồn lực tài
chính trong dân và các nhà tài trợ phục vụ cho dân sinh, một ví dụ điển
hình là hệ thống chiếu sáng công cộng của các xã thuộc huyện Củ Chi
có được là phần lớn từ nguồn kinh phí hỗ trợ từ các nhà doanh nghiệp.
Do vậy theo chúng tôi, trong khi ngân sách nhà nước còn hạn hẹp thì
không nên đầu tư dàn trải mà dành nhiều hơn cho các xã ở xa trung tâm
thành phố và trung tâm huyện lỵ nơi không có các khu công nghiệp, nhà
máy đóng trên đòa bàn. Thực tế cho thấy nhiều xã của Cần Giờ, Nhà
Bè còn rất khó khăn do vậy cần có chế độ ưu tiên dành ngân sách cho
các xã này.

10


Theo nghiên cứu của chúng tôi việc TP.HCM dành cho mỗi xã 5 tỷ
đồng để xây nhà văn hóa là một cố gắng lớn, nhưng không nên đầu tư
cho mỗi xã như nhau. Những xã nghèo, dân số ít, phân bố dân cư thưa,
phong trào văn hóa còn yếu thì việc xây một nhà văn hóa lớn có thể
đưa đến tình trạng lãng phí không phát huy được tác dụng, không có
tiền trả cho lực lượng cán bộ làm trong nhà văn hóa (ít nhất là 3 người),
không có lực lượng duy trì cho nhà văn hóa hoạt động thường xuyên (do
thiếu các cán bộ chuyên nghiệp), không có kinh phí để mời các đoàn
văn hóa nghệ thuật. Vì nhiều lý do khác nhau, rất có thể những nhà văn
hóa này bò bỏ hoang và trở thành nhà kho, xuân thu nhò kỳ mới đỏ đèn.
Theo chúng tôi thì nên có hai loại hình đầu tư cho nhà văn hóa:
Thứ nhất là những xã lớn (diện tích, dân số) có phong trào văn hóa
mạnh thì có thể xây dựng nhà văn hóa phục vụ cho một xã.
Thứ hai là xây dựng một cụm văn hóa tổng hợp đa năng có chất lượng
cao theo các nhóm xã gần nhau cùng chia sẻ trách nhiệm và hưởng thụ.

Nhà văn hóa này nên đặt ở nơi giáp ranh hai hoặc ba xã. Việc đầu tư
theo cụm sẽ mang lại rất nhiều lợi thế. Đó là:
9 Với số kinh phí lớn của 2,3 xã hợp lại (khoảng 10-15 tỷ) sẽ tạo ra
được một tổ hợp văn hóa thể thao lớn
9 Có thể xây dựng được một đội ngũ cán bộ văn hóa-TT chuyên
nghiệp cho các xã từ chính cán bộ của xã, và thu hút các cán bộ giỏi
từ các quận nội thành ra bằng kinh phí tiết kiệm được từ công trình
nhà văn hóa liên xã và từ đóng góp của các xã.
9 Do có sự hợp tác nên chương trình hoạt động của nhà văn hóa liên
xã sẽ hoạt động thường xuyên và thu hút được nhân dân.
Tuy nhiên việc các nhà văn hóa liên xã này hoạt động tốt còn phụ thuộc
vào khả năng hợp tác, đoàn kết, liên kết và điều phối giữa các xã, cũng
như cơ chế hoạt động thích hợp nếu không rất dễ rơi vào tình trạng “cha
chung không ai khóc”.
9. Đưa các kỹ thuật tiên tiến vào quản lý văn hóa và phục vụ hoạt

động văn hóa
Một trong số các điểm yếu cần khắc phục sớm của hoạt động văn hóa
ngoại thành là các thiết bò kỹ thuật rất lạc hậu, mặc dù về khoảng cách đòa
lý không xa trung tâm thành phố. Công tác quản lý hành chính, nhân sự,
dân số, đất đai hiện vẫn trong tình trạng thủ công. Việc thay đổi các thiết bò

11


kỹ thuật, đưa các công nghệ mới vào hoạt động văn hóa là rất cần thiết.
Theo chúng tôi công việc này có những nội dung sau đây:
• Tin học hóa công tác quản lý hành chính cấp xã nói chung và quản lý
văn hóa nói riêng.
• Sử dụng các thiết bò kỹ thuật mới phục vụ cho công tác văn hóa ở mức

hiện đại hơn như máy fax, hệ thống âm thanh, nhạc cụ hiện đại.
10. Đổi mới cách thức xây dựng kế hoạch văn hóa cơ sở
Theo chúng tôi để làm cho chương trình hoạt động văn hóa cấp xã có hiệu
quả và phong phú hơn thì nên có những hoạt động bổ xung sau đây:
• Cần phân cấp nhiều hơn cho cấp xã trong việc xây dựng kế hoạch văn
hóa hằng năm, ngoài khung chương trình có sẵn của huyện ra thì mỗi xã
nên chủ động trong việc xây dựng một chương trình hành động văn hóa
riêng cho xã mình dựa trên đặc điểm riêng của từng xã sao cho phong
phú, đa dạng và liên tục. Khi tự chủ động xây dựng chương trình thì các
xã cũng chủ động tìm nguồn tài chính bổ xung thêm ngoài phần mà
ngân sách nhà nước cấp hàng năm.
• Xây dựng chính sách văn hóa nên bắt đầu từ dưới lên. Điều này thể
hiện ở chỗ: tham khảo ý kiến từ dưới lên, ưu tiên các nhu cầu văn hóa
trọng điểm dựa trên nhu cầu của dân thông qua điều tra xã hội học và
căn cứ trên đặc điểm kinh tế-xã hội cụ thể, tránh chủ nghóa bình quân
và mô phỏng như nhau cho các xã. Một kinh nghiệm học được từ các xã
có văn hóa mạnh là những chương trình nào do người dân được tham gia
xây dựng thì bao giờ cũng thành công, vì chính họ vừa là tác gỉa vừa là
diễn viên, mà cũng là người đóng góp tài chính đảm bảo cho hoạt động
thành công.
• Không nên coi văn hóa chỉ là thi đấu thể thao, hội diễn mà nên mở nội
dung ra rộng hơn như giáo dục ngoài trường học cho thanh niên, các
hoạt động văn hóa khác nhau cho các nhóm tuổi khác nhau, kể cả cho
người gìa và trẻ em.
• Chính sách văn hóa không nên bó hẹp quanh mấy ngày lễ hội mà nên
gắn với việc bảo vệ, tôn tạo các di tích di sản văn hóa, bảo vệ tôn tạo
và làm đẹp môi trường, cảnh quan. Chẳng hạn như ngày lễ trồng cây
xanh, ngày làm sạch môi trường có thể trở thành một sinh hoạt văn hóa
thường niên, tương tự như thế các ngày lễ hội tôn giáo cũng có thể biến
nó trở thành một loại hình sinh hoạt văn hóa chung của cả cộng đồng.


12


• Về đòa chỉ hoạt động văn hóa cũng không nên tập trung chủ yếu (và
duy nhất) cho cấp xã như hiện nay, nếu chúng ta coi ấp là đơn vò văn
hóa cơ sở thì nên khuyến khích phát triển các hoạt động văn hóa trên
đòa bàn ấp và cụm văn hóa gia đình (có thể gọi là liên gia văn hóa).
Điều này rất có ý nghóa với các huyện có đòa bàn rộng lớn, dân cư thưa
thớt ở theo từng chòm nhà cách nhau các khoảng rất xa, chẳng hạn như
những hòn đảo, các ấp ở huyện Cần Giờ..
• Một điều nữa cũng cần được đề cập đến là trong thời gian qua, các hoạt
động văn hóa còn thiên về về bề nổi như hội, lễ, biểu diễn văn nghệ.
Do vậy bên cạnh những hoạt động bề nổi thì các hoạt động khác cần
được chú trọng như các hoạt động văn hóa theo nhóm nhỏ, chẳng hạn
hội thơ của các cụ gìa, hội sinh vật cảnh văn hóa (không nhằm mục đích
kinh doanh), nhóm thi kể chuyện sách của trẻ em.
11. Củng cố các thiết chế văn hoá chính thức, đầu tư mạnh hơn để làm
nòng cốt cho văn hóa xã.
Việc xã hội hóa văn hóa một cách rộng rãi là cần thiết, và là xu thế tất
yếu, nhưng để cho xã hội hóa văn hóa đi đúng hướng và đều đặn thì
thiết chế văn hóa chính thức luôn luôn phải giữ vai trò chủ đạo, chính
thống. Cùng với việc xã hội hoá văn hóa, mở rộng cửa cho các thành
phần kinh tế khác nhau cùng tham gia sáng tạo văn hóa thì phải tăng
cường quản lý và kiểm soát nhằm đònh hướng cho văn hóa xã phát triển
đúng hướng và giảm thiểu các hoạt động thiếu lành mạnh. Thực tế là
các câu lạc bộ, đội nhóm của ấp hay tư nhân không thể mạnh lên nếu
như các đơn vò văn hóa cấp xã lại yếu. Các đơn vò văn hóa chính thức
của xã như đầu tầu kéo các loại hình hoạt động của các thành phần văn
hóa khác trên một đường ray pháp lý đã đònh hình.

12. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức văn hóa dân lập (phi chính
qui) phát triển thông qua các chính sách và sự hỗ trợ thích hợp.
Để cho loại hình này phát triển hơn nữa, chúng tôi cho rằng:
• Trước hết cần củng cố và đònh hướng cho mô ấp văn hóa phát triển theo
hướng “giảm bớt chính quyền, tăng tự quản”. Việc hành chính hóa có
nguy cơ làm cho sức sống của loại hình này có phần xơ cứng.
• Làm cho các câu lạc bộ phát triển theo chiều sâu và thực chất hơn.
Không nên mở ra quá nhiều câu lạc bộ mà chỉ nên gom lại một số câu

13


lạc bộ có thế mạnh của mỗi xã (không nhất thiết xã bên có thì xã nhà
cũng phải có).
• Có kế hoạch bồi dưỡng cho các chủ nhiệm câu lạc bộ (các đầu trò) qua
các khóa bồi dưỡng ngắn hạn để họ có thể tự quản lý, tự tổ chức và
phát huy các sáng kiên nhằm đổi mới các nội dung hoạt động.
• Để làm cho các hoạt động văn hóa xã đa dạng, phong phú thì cần có sự
trao đổi và cọ sát với các đơn vò bạn. Việc trao đổi kinh nghiệm giữa
các đơn vò văn hóa với nhau là cần thiết
13. Đa dạng hoá các loại hình văn hóa, tạo điều kiện cho các loại
hình văn hóa tư nhân phát triển.
Chúng ta có thể khẳng đònh chính quyền xã không đủ khả năng để phát
triển văn hóa cho toàn xã, do ít người, không đủ tài chính, thiếu nguồn lực,
như vậy việc khuyến khích, tạo điều kiện cho các loại hình văn hóa tư nhân
phát triển là cần thiết. Đây không chỉ là chủ trương xã hội hóa văn hóa của
đảng, chính phủ mà còn là đòi hỏi từ chính thực tiễn của cuộc sống. Trong
sự phát triển này thì chính quyền xã đóng vai trò ĐỊNH HƯỚNG, HỖ
TR, TẠO ĐIỀU KIỆN.
Các loại hình văn hoá tư nhân được đề cập đến ở đây là: cửa hàng truy cập

internet, cửa hàng văn hóa phẩm, quầy sách báo, cửa hàng thuê sách báo,
cửa hàng cho thuê băng đóa, quán cà phê văn hóa, quán nhậu văn minh,
quán Karaoke lành mạnh, quán coffe ca nhạc, quán ăn hát cho nhau nghe.
Chính những loại hình này đã đáp ứng được khá nhiều nhu cầu giải trí của
người dân nông thôn, nhất là thanh niên. Trong khi mà nhà nước không thể
bao sân được thì sự tham gia của các loại hình văn hoá nghệ thuật tư nhân
là điều nên khuyến khích, nhưng điều quan trọng là phải đònh hướng và
kiểm soát không để các hiện tượng tiêu cực nảy sinh.
14. Huy động các nhà doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tư nhân
vào phát triển văn hóa cơ sở.
Hiện nay, trên đòa bàn một số xã có khá nhiều các nhà máy, công ty, các
doanh nghiệp có thể huy động họ vào sự nghiệp phát triển văn hóa đòa
phương. Đây là lực lượng rất quan trọng cho việc đóng góp tài chính cho
phát triển văn hóa- xã hội cấp xã. Tuy nhiên theo chúng tôi để có được tài
trợ các xã nên thức hiện các gợi ý có tính chất tư vấn sau đây:
• Xã phải có những đề án văn hóa cụ thể đủ sức thuyết phục và tạo sự tin
cậy cho nhà tài trợ.

14


• Phần tài trợ phải được công khai, minh bạch và sử dụng đúng mục đích
• Nên lôi kéo các nhà doanh nghiệp cùng tham gia vào các hoạt động văn
hóa - thể dục thể thao - giáo dục như một người “đồng tác giả” hơn là
người chỉ có biết chi tiền.
15. Khuyến khích người dân, nhất là các mạnh thường quân trong các
ấp tham gia khởi xướng các hoạt động văn hóa ở xã do họ tài trợ và
chính họ là người được giao quyền tổ chức.
Liên quan đến điều này chúng tôi có một vài đề như xuất sau:
• Xã nên hướng dẫn cách thức quản lý và sử dụng tài chính một cách hợp

lý. Tài chính của các nhà tài trợ và dân đóng góp tuy không quá nhiều
nhưng cũng là khoản đáng kể, nếu sử dụng không khéo và thiếu minh
bạch sẽ gây mất đoàn kết và sử dụng sai mục đích.
• Động viên các mạnh thường quân tài trợ cho hoạt động văn hóa nhưng
theo kế hoạch bàn bạc thống nhất, không nên tài trợ theo ngẫu hứng và
tuý hứng, như thế có thể làm cho các tham dự viên sinh tật (ngôi sao, tự
do vô tổ chức, coi thường tổ chức và mọi người). Một kinh nghiệm tốt là
ban văn hóa xã và các mạnh thường quân nên bàn bạc với nhau từ đầu
năm để lên kế hoạch hoạt động cho cả năm, phân bổ thời gian, tài chính
và nhân lực hợp lý. Việc để cho các mạnh thương quân được quyền
tham gia vào việc hoạch đònh kế hoạch chung cũng như chủ động trong
công việc tổ chức, điều hành, tham gia soạn thảo các điều luật thi đấu,
phát giải là một kinh nghiệm rất tốt trong việc huy động sức dân và các
nhà tài trợ vào các hoạt động văn hóa
16.Tăng cường sự liên kết giữa các trường đại học và cao đẳng trong
việc phát triển văn hóa ngoại thành
¾ Giúp đỡ đào tạo cán bộ văn hóa (và cả các lónh vực khác như kinh tế,
tài chính) theo hệ ngắn hạn và dài hạn có trọng điểm (xây dựng chương
trình, lựa chọn nhân sự) phục vụ trực tiếp cho các xã.
¾ Hướng việc thực tập của sinh viên đến các xã ngoại thành, kể cả chiến
dòch mùa hè xanh. Do vậy sẽ rất thuận lợi cho các trường đại học chọn
đòa bàn ở trong 58 xã làm nơi thực tập và thực tế.
¾ Mỗi trường ĐH nhận đỡ đầu một xã, giúp cho xã phát triển toàn diện
(trong đó có văn hóa). Các trường đại học giúp các xã xây dựng các thư
viện, đài phát thanh, và công tác quản lý hành chính đòa phương. Đặc

15


biệt là giúp cho các câu lạc bộ đội nhóm, hội thanh niên, đoàn thanh

niên duy trì hoạt động thường xuyên và hiệu qủa.
17. Tăng cường quan hệ văn hóa giữa công nhân ở các khu công
nghiệp tập trung với thanh niên của xã nhà .
Ở các xã có khu công nghiệp và khu chế xuất đóng trên đòa bàn không chỉ
có lợi thế về kinh tế mà xét về văn hóa thì công nhân công nghiệp là một
lực lượng thanh niên khá đông đảo tham gia vào hoạt động văn hóa của đòa
phương. Các cán bộ lãnh đạo cấp xã và các tổ chức chính trò-xã hội nên tạo
điều kiện thu hút thành niên công nhân vào các hoạt động văn hóa ở xã
như: vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, giư gìn anh ninh trật tự, xóa mù
chữ cho trẻ em, thi đấu thể thao, giao lưu văn hóa, biểu diễn văn nghệ.
Theo chúng tôi thì việc tăng cường mối quan hệ giữa công nhân và nhân
dân đòa phương nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển toàn diện là một
hướng cần được ưu tiên và coi trọng ở các xã có các nhà máy, khu công
nghiệp đóng trên đòa bàn.

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu để hoàn thiện các thiết chế văn hóa ngoại thành là một
hướng nghiên cứu rất quan trọng. Đề tài nghiên cứu này sử dụng một
phương pháp nghiên cứu tiếp cận từ dưới lên trên, từ cơ sở đến huyện,
thành phố. Sau khi khảo sát 25 xã và phỏng vấn hàng trăm cán bộ cấp xã,
cũng như tham khảo ý kiến của nhiều cấp, ban ngành có liên quan, chúng
tôi đã cố gắng đưa ra các giải pháp nhằm trực tiếp hay hỗ trợ giúp hoàn
thiện thiết chế văn hóa ngoại thành trong giai đoạn trước mắt và những
năm tới đây.
Thành phố Hồ Chí Minh đang có những bước chuyển nhanh chóng trong
tiến trình đô thò hóa, 58 xã của 5 huyện ngoại thành cũng đang có những
bước thay đổi tích cực. 17 giải pháp mà chúng tôi đề xuất chắc chắn là
chưa đả và chưa toàn diện, sẽ có những khiếm khuyết trong bối cảnh cụ thể
của mỗi xã. Tuy nhiên chúng tôi có quyền hy vọng về kết qủa của nghiên

cứu khi được đưa vào ứng dụng, đặc biệt là sự nhiệt tình và năng động của
sở VH-TT nơi trực tiếp sử dụng sản phẩm nghiên cứu này.
Không phải ngẫu nhiên khi mà Trung Quốc đã dành một khoản tài chính
lớn và dốc toàn lực cho việc phát triển nông thôn, nhằm cải thiện mức
sống, đời sống văn hóa của người dân nông thôn cho đến năm 2010. Đó là
hướng phát triển chiến lược hết sức đúng đắn, bởi lẽ đô thò không thể nào

16


phát triển bền vững khi mà nông thôn còn nghèo đói và lạc hậu, nông thôn
sụp đổ sẽ kéo theo các thành phố. Đó là mối quan hệ nhân qủa và biện
chứng. Do vậy việc hoàn thiện cơ chế kinh tế, hoàn thiện thiết chế văn hóa
ở các xã ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh là một hướng phát triển đúng
đắn nhằm lập lại sự phát triển cân bằng ở thành phố Hồ Chí Minh trong
nhiều thập kỷ tới.

17


Nghiên cứu hiện trạng và các giải pháp hoàn thiện thiết
chế văn hóa ở các xã ngoại thành tp. Hồ Chí Minh

Thành viên trong nhóm nghiên cứu:
Vũ Toản, khoa XHH, ĐH KHXH và NV
Lê Thò Hồng Diệp, TT NC phát triển đô thò và cộng đồng
Đào Ngọc Tú, Bộ môn Văn hóa học, ĐH KHXH và NV
Nguyễn Trọng Hùng, Trung tâm NCPT Đô thò và Cộng Đồng

1



MUÏC LUÏC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………. 4
PHẦN THỨ NHẤT: Tổng quan nghiên cứu……………………………………. 6
I. Dẫn nhập………………………………………………………………………. 6
1. Lý do thực hiện đề tài
2. Mục tiêu cần đạt đến của đề tài nghiên cứu
3. Ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn của đề tài
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
II. Các thao tác nghiên cứu……………………………………………………..

12

1.Qui mô và tính chất của mẫu nghiên cứu
2.Phương pháp nghiên cứu và cách thức tiến hành
PHẦN THỨ HAI: Nội dung và phân tích kết quả nghiên cứu………………… 20
Chương I:
Những tiền đề lý luận và một vài đặc điểm của đối tượng nghiên cứu…………..20
1.Các khái niệm làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu
2.Bối cảnh kinh tế-xã hội của các huyện ngoại thành TP.HCM
Chương II: Thực trạng thiết chế văn hoá ở các xã ngoại thành TP.HCM……. 48
1.Cơ chế tổ chức và cơ chế vận hành của thiết chế văn hoá ở các xã ngoại thành
2. Đánh giá hiện trạng các thiết chế văn hoá xã hiện nay
3.Khảo sát về tổ chức và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động văn hoá
Chương III:
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện thiết chế VH ngoại thành TP.HCM ………….19
KẾT LUẬN…………………..…………………………………………….. …….152
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...….152


2


CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line): Đường truyền internet
băng thông rộng
2. BCHTƯ: Ban Chấp hành trung ương
3. CCB: Chiến binh
4. CLB: Câu lạc bộ
5. CVVH: Chuyên viên văn hoá
6. ĐH KHXH và NV: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
7. ĐH TH: Đại học Tổng hợp
8. ĐTH: Đô thò hoá
9. GĐ: Giám đốc
10. INGO (International non-governmental organization): Tổ chức phi
chính phủ quốc tế
11. IT (Information Technology ): Công nghệ thông tin
12. KCN, KCX: khu Công nghiệp, khu Chế xuất
13. Kế hoạch hoá GĐ: Kế hoạch hoá gia đình
14. MTTQ: Mặt trận tổ quốc
15. UBMTTQ: Uỷ ban Mặt trận tổ quốc
16. PCT: Phó Chủ tòch
17. QL: Quản lý
18. TB: Trung bình
19. TBXH: Thương binh xã hội
20. TDĐKXDĐSVH: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá
21. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
22. TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
23. TV: Tivi
24. TW: Trung ương

25. UBND: Uỷ Ban Nhân Dân
26. UNICEF (The United Nations Children’s Fund): Quỹ nhi đồng Liên
Hợp Quốc
27. VH-NT: Văn hoá - Nghệ thuật
28. VH-TDTT: Văn hoá - Thể dục thể thao
29. VH-TT: Văn hoá – Thông tin
30. VP: Văn phòng

3


LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa là một trong số những mục tiêu quan trọng nhất trong kế hoạch
phát triển của thành phố Hồ Chí Minh không chỉ trong các chương trình
ngắn, trung hạn mà cả trong các chiến lược phát triển lâu dài, bởi vì văn
hóa vừa là mục tiêu cần hướng đến, vừa là động lực và cội nguồn của sự
phát triển. Trong văn kiện đại hội đại biểu lần thứ VIII của đảng bộ thành
phố Hồ Chí Minh về phần “nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ thành
phố trong 5 năm 2006-2010” có nhấn mạnh:“Phát triển văn hóa của thành
phố theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc và các gía trò tinh thần mang nét đặc trưng của nhân dân thành phố.
Tập trung xây dựng môi trường văn hóa đô thò lành mạnh, văn minh, nếp
sống thò dân, tôn trọng pháp luật, kỷ cương, tác phong công nghiệp. Tiếp tục
nâng cao chất lượng phong trào”toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa trên đòa bàn dân cư”, hướng cuộc vận động về cơ sở, làm cho văn hóa
thấm sâu vào từng người, từng gia đình, từng khu dân cư, từng công sở”1.
Để đưa nghò quyết của đảng vào cuộc sống và biến các kế hoạch, chương
trình thành hiện thực thì một trong số các nhiệm vụ quan trọng phải tiến
hành trước một bước là công tác nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển
khai. Đề tài: Nghiên cứu hiện trạng và các giải pháp hoàn thiện các thiết

chế văn hóa ở các xã ngoại thành tp. Hồ Chí Minh là một trong số các
nhóm đề tài đó.
Sau hơn 30 năm thống nhất đất nước và 15 năm đổi mới, các huyện ngoại
thành TP. Hồ Chí Minh đã từng bước thay da đổi thòt, những thành tựu đổi
mới kinh tế và kỹ thuật đã có mặt trong từng thôn xóm, trong từng hộ gia
đình. Nhưng cuộc sống không dừng lại, mà mỗi ngày lại có những vấn đề
mới nảy sinh. Do vậy bước vào giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi chúng ta
phải có những sách lược mới và những cách tiếp cận mới nhằm đáp ứng
những đòi hỏi cao hơn từ chính cuộc sống.
Sau hơn một năm nghiên cứu đến nay đề tài đã hoàn tất, chúng tôi hy vọng
kết qủa của đề tài sẽ trả lời được một số câu hỏi cấp bách của lãnh đạo
Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ VIII của đảng bộ thành phố Hồ Chí
Minh, tháng 12-2005, trang 59.
1

4


thành phố và các ban ngành có liên quan đến văn hóa và đáp ứng được
phần nào những đòi hỏi có tính chiến lược đặt ra cho phát triển văn hóa ở
ngoại thành TP. Hồ Chí Minh, mà trước hết là liên quan đến thiết chế văn
hóa. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng còn có rất nhiều vấn đề khác nữa
trong lónh vực văn hóa vượt ra khỏi khuôn khổ một đề tài cấp thành phố mà
chúng tôi đảm nhiệm, chúng tôi hy vọng những vấn đề này sẽ được tiếp tục
nghiên cứu trong các nhóm đề tài khác.
Thay mặt nhóm nghiên cứu chúng tôi cám ơn sự giúp đỡ của các đơn vò và
cá nhân sau đây đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành công trình này:
• Phòng văn hóa thuộc sở VH-TT, cá nhân ông Nguyễn Quang Vinh
(trưởng phòng), bà Đặng Hồng Linh (phó phòng)
• Ban chỉ đạo Nông nghiệp-nông thôn, và ông Nguyễn Thanh Tùng

• UBND và các cán bộ văn hóa của các huyện Bình Chánh, Nhà Bè,
Hóc Môn, Cần Giờ, Củ Chi.
• UBND xã, cán bộ văn hóa xã và nhân dân của 25 xã ở các huyện
ngoại thành mà nhóm nghiên cứu đã thức hiện chương trình nghiên
cứu.
.
Thay mặt nhóm nghiên cứu
Nguyễn Minh Hòa

PHẦN THỨ NHẤT

5


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
I. DẪN NHẬP
1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Trong chiến lược phát triển của bất cứ quốc gia nào vấn đề phát triển văn
hóa bao giờ cũng là một trong số các tâm điểm quan trọng nhất. Đảng
Cộng Sản và chính phủ Việt Nam luôn dành một sự quan tâm đặc biệt cho
lónh vực này. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã có riêng một nghò quyết của hội
nghò TW 5 khóa 8 về văn hóa, trong nghò quyết này khi đề cập đến “thiết
chế văn hóa” nghò quyết có nêu rõ:” Việc xây dựng thể chế văn hóa còn
chậm và nhiều thiếu sót. Chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa
chậm được ban hành. Bộ máy tổ chức ngành văn hóa chưa được sắp xếp hợp
lý để phát huy cao hơn hiệu lực lãnh đạo và quản lý. Công tác đào tạo đội
ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý văn hóa chưa đáp ứng yêu cầu, còn hẫng
hụt cán bộ văn hóa ở các vò trí quan trọng.
Chính sách khuyến khích và đònh hướng đầu tư xã hội cho phát triển văn hóa
còn chưa rõ. Hệ thống các thiết chế văn hóa cần thiết nói chung bò xuống

cấp và sử dụng kém hiệu qủa.
Ở nhiều vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân
tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng trước đây, đời sống văn hóa còn qúa
nghèo nàn”.
Tư tưởng này một lần nữa lại được nhấn mạnh trong văn kiện của đại hội
đảng toàn quốc lần thứ X tổ chức vào tháng 4-2006 có nêu rõ: ”Tăng
trưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng. Cùng với khai thác
các yếu tố phát triển theo chiều rộng, phải đặc biệt coi trọng các yếu tố
phát triển chiều sâu. Gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển nền tảng văn
hóa, phát triển con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội”.
Cũng trong văn kiện này việc phát triển thiết chế văn hóa được nhấn mạnh
“Huy động các nguồn lực vật chất, trí tuệ và sức sáng tạo để đầu tư xây

6


dựng các công trình và thiết chế văn hóa; có bước đi thích hợp cho từng
loại hình, từng vùng”
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế-văn hóa lớn nhất cả
nước,
tiến trình đô thò hóa và công nghiệp hóa ở thành phố Hồ Chí Minh thu được
nhiều thành qủa lớn về kinh tế. Đời sống kinh tế được cải thiện, đời sống
văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố được nâng cao rõ rệt, tuy nhiên
vào mỗi giai đoạn mới lại xuất hiện những yêu cầu và đòi hỏi mới phát
sinh, đặc biệt là ở khu vực ngoại thành thành phố. Trước thực tế phát triển
của thành phố, đòi hỏi phải có những nghiên cứu mới nhằm hoàn thiện
chính sách văn hóa và các cách thức cụ thể hóa những chính sách này vào
trong bối cảnh cụ thể cho phù hợp.
Trong văn kiện đại hội đại biểu lần thứ VIII của đảng bộ TP. Hồ Chí Minh
về phần “nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ thành phố trong 5 năm

2006-2010” có nêu rõ: ”Hoàn thiện quy hoạch, huy động các nguồn lực đầu
tư xây dựng thiết chế văn hóa, chú trọng văn hóa ngoại thành” và “Tạo lập
môi trường văn hóa lành mạnh từ gia đình, thôn ấp, khu phố, phường-xã” 2.
Thực tế phát triển cho thấy đời sống văn hóa của các huyện, xã ngoại
thành thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã được cải thiện
nhiều hơn so với những năm trước đây, xã nào cũng có các câu lạc bộ, đài
truyền thanh, thư viện, các đội nhóm văn nghệ. Làng xóm không còn hưu
quạnh, buồn tẻ nữa, dân cư tăng lên, nhòp sống có phần nhanh hơn, bộ mặt
làng xóm đã thay đổi rất nhiều. Nhưng nếu so với các quận nội thành thì
vẫn còn tồn tại một khoảng cách khá xa và có nguy cơ độ giãn cách này
ngày một tăng nhanh hơn, do các quận nội thành phát triển quá nhanh so
với ngoại thành. Khoảng cách này được thể hiện ra không chỉ ở các chỉ số
kinh tế mà cả ở trong văn hóa, đó là ở sự bất bình đẳng về mức thụ hưởng
văn hóa, sự tham gia trực tiếp vào các lọai hình văn hóa và mức tiếp nhận
đầu tư cho văn hóa (tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ) từ các nguồn
khác nhau. Điều này không chỉ làm ảnh hướng tới tốc độ tăng trưởng kinh
tế của thành phố nói chung mà còn tạo ra những khoảng trống xã hội để
cho những tiêu cực tồn tại như: tệ nạn xã hội, sự tha hoá trong lối sống ở
2

Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ VIII của đảng bộ thành phố Hồ Chí
Minh, tháng 12-2005, trang 59 và trang 84.

7


×