Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

toán khối cầu trụ giáo viên dạy giỏi cấp thị xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.68 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THỊ XÃ
Tên hoạt động: Phân biệt khối cầu – khối trụ, khối vuông – khối chữ nhật
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết phân biệt sự giống và khác nhau của các khối: Khối cầu – Khối trụ,
Khối vuông – Khối chữ nhật.
- Biết cách chơi trò chơi cùng cô.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích.
- Rèn kỹ năng so sánh, nhận biết, phân biệt cho trẻ.
- Phát triển kỹ năng phối hợp hoạt động nhóm cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết và tham gia các hoạt động tập thể.
- Giáo dục an toàn giao thông.
- Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng và biết ơn các chú bộ đội.
II. CHUẨN BỊ:
1 Đồ dùng
* Đồ dùng của cô: - Giáo án điện tử, Nhạc bài hát
- Các khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật.
* Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ một rổ đồ chơi có các khối cầu,
khối trụ, khối vuông và khối chữ, Các khối cầu, trụ, vuông, chữ nhật.
2. Địa điểm tổ chức:
- Tổ chức cho trẻ hoạt động trong lớp học
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
1. Ổn định tổ chức:

Hoạt động của trẻ

- Chào mừng quí vị đại biểu đến với: “Hội thi ai thông - Vỗ tay
minh hơn học sinh 5 tuổi” được tổ chức tại lớp 5 tuổi B




Trường MN Hiệp Hòa ngày hôm nay.
- Tham gia hội thi gồm 3 đội thi đó là:
+ Đội đèn xanh
+ Đội đèn đỏ
+ Đội đèn vàng
- Cô xin giới thiệu thành phần BGK của cuộc thi ngày
hôm nay gồm có:......

- Lần lượt 3 đội đứng

Và cô cũng xin giới thiệu nội dung của cuộc thi ngày lên hát.
hôm nay của chúng mình gồm có 3 phần:
+ Phần 1: Bé hiểu biết
+ Phần 2: Bé thử tài
+ Phần 3: Bé cùng chung sức.
2. Giới thiệu bài:
- Mở đầu cho cuộc thi ngày hôm nay mời quý vị đại biểu
thưởng thức một tiết mục văn nghệ rất đặc sắc đến từ 3 - Trẻ hát.
đội thi.
Nào xin mời 3 đội cùng hát bài hát: “ Đoàn tàu nhỏ xíu”
3. Hướng dẫn hoạt động:
* Hoạt động 1: Phần thi thứ nhất “ Hiểu biết”
- Bài hát chúng mình vừa hát cũng là nội dung câu hỏi
của phần thi hiểu biết đấy.
- Bây giờ cô sẽ có một số câu hỏi dành cho 3 đội, 3 đội
hãy chú ý lắng nghe nhé.
- Câu hỏi thứ nhất: Bài hát nhắc tới phương tiện giao - Tàu lửa
thông gì?

- Tàu lửa còn có tên gọi khác là tàu hỏa đấy các con ạ.
+ Tàu hỏa là phương tiện giao thông đường gì?

- Đường sắt

Cô mở hình ảnh trên máy tính cho trẻ quan sát
+ Tàu hỏa gồm những bộ phận nào?

- Đầu tàu, toa tàu,


ống khói, bánh xe.
+ Bộ phận đầu tàu giống khối gì?

- Khối vuông

+ Có rất nhiều các khối chữ nhật ở con tàu, các con có
đoán được đó là bộ phận gì không?

- Toa tàu

+ Tàu muốn chạy được nhờ vào bộ phận gì?

- Bánh xe

+ Bánh xe giống khối gì?

- Khối cầu

+ Còn một bộ phận không thể thiếu của con tàu, các con - Ống khói

đoán đó là gì?
+ Ống khói giống khối gì?

- Khối trụ

- Chúng mình cùng hướng lên màn hình đọc thật to, thật - Trẻ đọc tên các khối
giỏi tên các khối nhé.
- Chúng ta vừa hoàn thành xong phần thi thứ nhất, bây - Trẻ đếm số hoa.
giờ cô con mình cùng kiểm tra kết quả của 3 đội nhé.
( Cho trẻ đếm số hoa mà 3 đội đạt được, tuyên dương đội
thắng cuộc)

- Trẻ cùng cô đọc

* Hoạt động 2: Phần thi thứ 2 “ Bé thử tài”.
- Để giảm bớt sự căng thẳng của hội thi, cô cùng 3 đội - Trẻ đọc bài vè
hãy đọc bài vè “ Giao thông” nhé.
- Các đội đã sẵn sàng cho phần thi thứ 2 có tên thử tài - Sẵn sàng.
chưa?
* Phân biệt khối cầu và khối trụ
- Cô đưa ra hình ảnh khối cầu, khối trụ và yêu cầu các đội - Trẻ trải nghiệm với
so sánh và phận biệt các khối.

các khối

- Cho trẻ lấy khối cầu và khối trụ sờ và tri giác trực tiếp
các khối.
- Mời các đội đưa ra nhận xét của mình.
- Cô chốt lại
+ Giống nhau: Đều có thể lăn được

+ Khác nhau:

- Đưa ra nhận xét.


. Khối cầu: Không đứng, lật và trượt được.

- Lắng nghe.

. Khối trụ: Mặt trên và đáy là mặt phẳng, khối trục có thể
đứng, lật và trượt được.
* Phân biệt khối vuông và khối chữ nhật
- Cho trẻ so sánh điểm giống và khác nhau của 2 khối.
- Cô mời từng đội lên trả lời

- Tri giác và phân biệt

- Cô chốt lại:

các khối

+ Giống nhau: Đều có 6 mặt có thể lật, trượt được trên
mặt phẳng và xếp chồng lên nhau.
+ Khác nhau:
. Khối vuống: Các mặt đều là hình vuông bằng nhau.

- Lắng nghe.

. Khối chữ nhật: Các mặt đều là hình chữ nhật và không
bằng nhau.

*. Trò chơi: Chọn khối giúp cô
- Cô nói đặc điểm của các khối và yêu cầu trẻ giơ khối - Chơi trò chơi
lên.
*. Trò chơi: Khối gì biến mất
- Cô mở hình hình ảnh cho trẻ quan sát 4 khối và chơi trò - Chơi trò chơi
chơi: “Khối gì biến mất”.
* Hoạt động 3: Phần thi thứ 3 “ Bé cùng chung sức”
- Các con ơi chúng mình vừa trải qua 2 phần thi rồi, bây
giờ chúng mình đã sẵn sàng cho phần thi thứ 3 chưa?
- Phần thi thứ 3 cũng chính là phần thi cuối cùng của
ngày hôm nay với tên gọi “ Chung sức”. Ở phần thi này
cô và chúng mình cùng tham gia: “ Chuyển vật liệu xây
Trường Sa”
+ Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 2 đội, đội xanh và
đội đỏ. Đội xanh chuyển vật liệu có dạng khối cầu và
khối trụ. Đội đỏ chuyển vật liệu có dạng khối vuông và

- Lắng nghe


khối chữ nhật. Trong thời gian 1 bản nhạc, 2 đội lần lượt
bật liên tục qua 5 vòng lên lấy vật liệu xây dựng để vào
rổ của đội mình. Kết thúc bản nhạc cô và chúng mình
kiểm tra kết quả của 2 đội, đội nào chuyển được nhiều

- Chơi trò chơi

vật liệu đội đó là đội chiến thắng.
+ Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được lấy 1 khối. Khối sai so với
yêu cầu của cô không được tính.

- Cô dật nhạc cho trẻ chơi
- Động viên khích lệ trẻ.
- Kiểm tra kết quả sau chơi
+ Chúng mình vừa được chơi trò chơi gì?

- Chuyển vật liệu xây
Trường Sa

+ Chúng mình đã chuyển được những vật liệu giống khối - Khối cầu, khối trụ,
khối vuông, khối chữ
gì?
nhật
4. Củng cố
- Phân biệt khối cầu,
- Hỏi lại tên bài?
khối trụ, khối vuông,
khối chữ nhật
5. Nhận xét- tuyên dương
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.

- Lắng nghe



×