Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

tâm lí học đai cương hoạt động và giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.77 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
A . Danh sánh thành viên nhóm................................................2
B.Lời mở đầu..............................................................................4
C.Nội dung..................................................................................6
I .Vai trò của hoạt động..............................................................6
1.Khái niệm.................................................................................6
2.Đặc điểm của hoạt động..........................................................6
3.Vai trò.......................................................................................6
4.Kết luận....................................................................................8
II . Vai trò của giao tiếp..............................................................9
1.Khái niệm.................................................................................9
2.Chức năng .............................................................................10
3.Vai trò.....................................................................................10
4.Kết luận..................................................................................15
III . Ý nghĩa...............................................................................17

1
Bài thảo luận nhóm : Tâm Lý Học Đai Cương – Nhóm : 1
Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1 .
1 . Lê Văn Tài ( Trưởng nhóm )
2 . Huỳnh Thị Bão Ngọc ( Thư ký )
3 . Nguyễn Thành Long
4 . Phạm Thị Trâm
5 . Nguyễn Phương Duy
6 . Lê Thị Huyền Diệu
7 . Lê Tấn Phúc
8 . Nguyễn Thị Kiều Trang
9 . Hồ Xuân Y Son


10.Lương Quốc Phong
11.Phạm Thị Viên
12.Phan Văn Đức
13.Lê Văn Tuấn
14.Văn Thị Thêm
K41E Luật học
15.Lê Thuận Hòa
K41E Luật học
A.

2
Bài thảo luận nhóm : Tâm Lý Học Đai Cương – Nhóm : 1
Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp


XẾP LOẠI
1 . Lê Văn Tài ( Trưởng nhóm )........................................A
2 . Huỳnh Thị Bão Ngọc ( Thư ký ).................................A
3 . Nguyễn Thành Long..................................................A
4 . Phạm Thị Trâm.............................................................A
5 . Nguyễn Phương Duy....................................................A
6 . Lê Thị Huyền Diệu.......................................................A
7 . Lê Tấn Phúc.................................................................A
8 . Nguyễn Thị Kiều Trang...............................................A
9 . Hồ Xuân Y Son.............................................................B
10.Lương Quốc Phong......................................................A
11.Phạm Thị Viên..............................................................A
12.Phan Văn Đức...............................................................B
13.Lê Văn Tuấn........................................................Vắng 3
14.Văn Thị Thêm K41E Luật học........................A

15.Lê Thuận Hòa
K41E Luật học..............................A
Ghi chú : Nhóm thảo luận 3 buổi .

Bằng lí luận và thực tiễn,anh/chị hãy chứng minh:"tâm lí người là sản phẩm
của hoạt động và giao tiếp" , từ đó rút ra những kết luận cần thiết.
3
Bài thảo luận nhóm : Tâm Lý Học Đai Cương – Nhóm : 1
Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp


B.

LỜI MỞ ĐẦU

Thế giới tâm lí của con người vô cùng kì diệu và phong phú. Tâm lí bao gồm tất cả
những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành,
điều chỉnh mọi hành vi, hành động, hoạt động của con người. Khoa học nghiên cứu
về các hiện tượng tâm lí của con người gọi là tâm lí học.
Hằng ngày chúng ta phải giao tiếp với bạn bè người thân, đồng nghiệp…trong
những hoàn cảnh tình huống khác nhau và vì những mục đích khác nhau (trao đổi
thông tin,giải quyết vấn đề,thuyết phục,đàm phán…)
Trong quá trình giao tiếp này thì một lời nói,cử chỉ hành động có thể tạo ra một ấn
tượng tốt, một sự tin cậy tín nhiệm, một cảm xúc tích cực và cũng có thể làm mất
lòng nhau,tổn hại đến sức khoẻ và khả năng hoạt động của con người.
Trong tâm lý học, giao tiếp là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất lớn bởi vì giao tiếp
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển nhân cách
con người đồng thời giao tiếp còn là phương tiện thể hiện nhân cách.
Tâm lý con người được hình thành và phát triển trong giao tiếp với những người
xung quanh . Hoạt động giao tiếp là điều kiện để thực hiện tốt các hoạt động

khác ,thậm chí cả trong trường hợp khi mà ý nghĩa của hoạt động không phải là
giao tiếp mà là lĩnh hội và tiếp thu kiến thức .Giao tiếp chính là một công cụ sắc
bén để tạo ra các mối quan hệ trong quản lý,kinh doanh và để tạo ra hạnh phúc
trong gia đình và xã hội .
Giao tiếp là một quá trình trong đó người chia sẻ với nhau các ý tưởng,thông
tin,cảm xúc, nhằm xác lập với vận hành các mối quan hệ giữa người với người
trong đời sống xã hội vì những mục đích khác nhau.Trong giao tiếp luôn diễn ra 3
khía cạnh khác nhau:
1.Trao đổi thông tin giữa người với người
2.Nhận thức lẫn nhau.
3.Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.

4
Bài thảo luận nhóm : Tâm Lý Học Đai Cương – Nhóm : 1
Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp


Quá trình giao tiếp giữ người với người là quá trình diễn ra thường xuyên bao gồm
quá trình trao đổi thông tin, nhận thức về nhau, và tác động ảnh hưởng lẫn nhau
.Quá trình trao đổi thông tin bao gồm quá trình mã hoá vá và giải mã thông tin
trong cùng một lúc con người vừa đóng vai trò là người gởi và người nhận.
Khía cạnh nhận nhận thức lẫn nhau của quá trình giao tiếp thể hiện trong việc tự
nhận thức về bản thân (chủ thể của nhận thức) và nhận thức người đối thoại
( khách thể của nhận thức).
Khía cạnh tác động và ảnh hưởng lẫn nhau của quá trình giao tiếp luôn đi kèm với
khía cạnh trao đổi thông tin và khía cạnh nhận thức về nhau trong quá trình này se
diễn ra các sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Ông bà có câu :” Học ăn,học
nói,học gói, học mở ” nghĩa là phải học những điều luật cơ bản trong cuộc sống mà
ta tưởng là đơn giản và dễ dàng.
Sở dĩ nói tâm lý là sản phẩm của giao tiếp và hoạt động xã hội là: trong khi giao

tiếp hay tham gia các hoạt động xã hội, con người se có những tìm hiểu về nhau
nhất định.
Tâm lý rất quan trọng, hiểu được tâm lý mới có thể có những phối hợp trong công
việc cũng như giao tiếp.
Tâm lý se là yếu tố đầu tiên khi quan hệ, mối quan hệ có trở nên thân thiết được ấy
không phụ thuộc vào sự hiểu biết của đối phương.
Qua các tài liệu nghiên cứu, người ta đã chỉ ra rằng tâm lý là đòn bẩy để có những
mối quan hệ hợp tác cũng như phục vụ cho một mục đích nào đó.
Khi giao tiếp và tiếp xúc với nhau trong các hoạt động của đời sống, con người đã
tạo ra những ấn tượng và tự rút ra những điều riêng thuộc về ai đó, xã hội nào
đó...để có hành động cụ thể.

C.
NỘI DUNG .
I . Vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách
cá nhân :
5
Bài thảo luận nhóm : Tâm Lý Học Đai Cương – Nhóm : 1
Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp


1. Khái niệm:
Theo tâm lý học: Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế
giới. Hoạt động tạo nên mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới
khách quan và với chính bản thân mình, qua đó tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới
(khách thể), cả về phía con người (chủ thể).
2. Đặc điểm của hoạt động:
- Tính đối tượng : Đối tượng là tất cả các yếu tố tự nhiên ,xã hội mà con người
hướng tới nhằm nhận thức ,cải tạo . Đối tượng của hoạt động là cái mà con người
cần làm ra ,cần chiếm lĩnh – đó chính là động cơ .

- Hoạt động do con người hoặc , một nhóm người tiến hành một cách chủ động
,tích cực , tự giác ttrong quá trình tác động vào khách thể .
- Tính mục đích : Là làm biến đổi thế giới và biến đổi bản thân , nó gắng liền với
tính đối tượng và bị chế ước bởi nội dung của xã hội , phụ thuộc vào nhận thức và
sự phát triển nhân cách của cá nhân .
- Tính gián tiếp : Con người sử dụng công cụ lao động, ngôn ngữ ,hình ảnh tâm lý
trong đầu tác động vào khách thể trong quá trình hoạt động của bản thân .
3. Vai trò của hoạt động:
Hoạt động là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển tâm lý
,nhân cách và ý thức cá nhân thông qua hai quá trình:
3.1. Quá trình đối tượng hóa: chủ thể chuyển năng lực và phẩm chất tâm lý của
mình tạo thành sản phẩm. Từ đó, tâm lý người được bộc lộ, khách quan hóa trong
quá trình tạo ra sản phẩm, hay còn đươc gọi là quá trình xuất tâm.
 Ví dụ: Khi thuyết trình một môn học nào đó thì người thuyết trình phải sử dụng
kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm của mình về môn học đó để thuyết trình.
Trong khi thuyết trình thì mỗi người lại có tâm lý khác nhau: người thì rất tự tin,
nói to, mạch lạc, rõ ràng, logic; người thì run, lo sợ, nói nhỏ, không mạch lạc. Cho
nên phụ thuộc vào tâm lý của mỗi người mà bài thuyết trình đó se đạt yêu cầu hay
không đạt yêu cầu.
6
Bài thảo luận nhóm : Tâm Lý Học Đai Cương – Nhóm : 1
Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp


3.2. Quá trình chủ thể hóa: Thông qua các hoạt động đó, con người, tiếp thu lấy
tri thức, tiếp thu những kinh nghiệm của thế hệ trước biến thành kinh nghiệm của
bản thân nhờ quá trình tác động vào đối tượng, hay còn được gọi là quá trình nhập
tâm.
 Ví dụ: Sau lần thuyết trình lần đầu tiên thì cá nhân đó đã rút ra được rất nhiều
kinh nghiệm cho bản thân, và đã biết làm thế nào để có một bài thuyết trình đạt

hiệu quả tốt. Nếu lần sau có cơ hội được thuyết trình thì se phải chuẩn bị một tâm
lý tốt, đó là: phải tư tin, nói to, rõ ràng, mạch lạc, logic, phải làm chủ được mình
trước mọi người,…

4. Kết luận:
- Qua phân tích trên chúng ta có thể làm rõ hoạt động quyết định đến sự hình
thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân.
7
Bài thảo luận nhóm : Tâm Lý Học Đai Cương – Nhóm : 1
Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp


- Sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân phụ thuộc vào hoạt động
chủ đạo của từng thời kỳ và hoạt động là sự ảnh hưởng rất lớn đến việc hình
thành nên cảm xúc và tâm lí.
- Là nền tảng để thay đổi về mặt tâm lí con người .
Như vậy, trong quá trình con người tham gia thực hiện hoạt động con người vừa
tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của mình, hay nói khác đi tâm
lý, ý thức, nhân cách được bộc lộ, hình thành trong hoạt động.
 Ví dụ:
 Giai đoạn tuổi nhà trẻ (1-2 tuổi) hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật: trẻ
bắt trước các hành động sử dụng đồ vật, nhờ đó khám phá, tìm hiểu sự vật xung
quanh.

 Giai đoạn trưởng thành (18-25 tuổi) hoạt động chủ đạo là lao động và học tập.

8
Bài thảo luận nhóm : Tâm Lý Học Đai Cương – Nhóm : 1
Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp



- Cần tổ chức nhiều hoạt động đa dạng và phong phú trong cuộc sống và công tác.
- Cần tạo môi trường thuận lợi để con người hoạt động.
II. Vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách
cá nhân.
1. Khái niệm :
Theo tâm lý học: Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa
người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. ... Trao đổi thông
tin, tiếp xúc tâm lý; Hiểu biết lẫn nhau; Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.
2. Chức năng của giao tiếp :
- Chức năng thông tin : Qua giao tiếp con người trao đổi tri thức truyên đạt kinh
nghiệm với nhau . Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin vừa là nơi tiếp nhận
thông tin . Thu nhận và xử lí thông tin là một con đường quan trọng để phát triển
nhân cách .
- Chức năng cảm xúc : Giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn
tượng ,những cảm xúc mới giữa các chủ thể . Vì vậy giao tiếp là một trong những
con đường hình thành tình cảm của con người.
- Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau : Trong giao tiếp nỗi chủ thể
tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng ,thái độ ,thói quen … của mình .Do đó các chủ thể
có thể nhận thức được về nhau ,làm cơ sở đánh giá nhau .Điều này quan trọng
hơn là trên cơ sở so sánh với người khác và ý kiến đánh giá của người khác,mỗi
chủ thể có thể tự đánh giá được về bản thân mình
- Chức năng tự điều chỉnh hành vi : Trên cơ sở nhận thức lẫn nhau, đánh giá lẫn
nhau và tự đánh giá được bản thân .Trong giao tiếp mỗi chủ thể có khả năng tự
điều chỉnh hành vi của mình cũng như có thể tác động đến động cơ , mục đích
quá trình ra quyết định và hành động của chủ thể khác
- Chức năng phối hợp hoạt động : nhờ có quá trình giao tiếp con người có thể
phối hợp hoạt động để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ nào đó nhằm đạt tới mục
9
Bài thảo luận nhóm : Tâm Lý Học Đai Cương – Nhóm : 1

Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp


tiêu chung . Đây là một chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội
hay của một nhóm người
3. Vai trò của giao tiếp :
3.1. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội:
- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao tiếp với người
khác thì con người không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh
hoạn.
- Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một cộng
đồng người có sự ràng buộc, liên kết với nhau.
- Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình
cảm, vốn sống, kinh nghiệm…của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp
đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp.
- Từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân
với nhóm, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng.
 Ví dụ: Khi một con người sinh ra được chó sói nuôi, thì người đó se có nhiều
lông, không đi thẳng mà đi bằng 4 chân, ăn thịt sống, se sợ người, sống ở trong
hang và có những hành động, cách cư xử giống như tập tính của chó sói.

3.2. Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất
đi:
10
Bài thảo luận nhóm : Tâm Lý Học Đai Cương – Nhóm : 1
Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp


- Từ khi con người mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thỏa mãn những nhu
cầu của bản thân.

- Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp giữa con người với con
người, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con người.
- Để tham gia vào các quan hệ xã hội, giao tiếp với người khác thì con người phải
có một cái tên, và phải có phương tiện để giao tiếp.
- Lớn lên con người phải có nghề nghiệp, mà nghề nghiệp do xã hội sinh ra và quy
định. Việc đào tạo, chuẩn bị tri thức cho nghề nghiệp phải tuân theo một quy định
cụ thể, khoa học… không học tập tiếp xúc với mọi người thì se không có nghề
nghiệp theo đúng nghĩa của nó, hơn nữa muốn hành nghề phải có nghệ thuật giao
tiếp với mọi người thì mới thành đạt trong cuộc sống.
- Trong quá trình lao động con người không thể tránh được các mối quan hệ với
nhau. Đó là một phương tiện quan trọng để giao tiếp và một đặc trưng quan trọng
của con người là tiếng nói và ngôn ngữ.
- Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối
tượng giao tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh
doanh, thỏa mãn những nhu cầu hứng thú, cảm xúc tạo ra.
- Qua giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc
cùng nhau.
 Ví dụ: Từ khi một đứa trẻ vừa mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp với ba mẹ và
mọi người để được thỏa mãn nhu cầu an toàn, bảo vệ, chăm sóc và được vui chơi,


11
Bài thảo luận nhóm : Tâm Lý Học Đai Cương – Nhóm : 1
Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp


3.3. Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh
hội nền văn hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội :
- Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho
phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và

hạn chế những mặt tiêu cực.
- Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến
những kinh nghiệm đó thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân hình thành và
phát triển trong đời sống tâm lý. Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội.
- Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con người
thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được.
- Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì se không có một xã
hội tiến bộ, con người tiến bộ.
- Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó se không biết phải làm
những gì để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó se rơi vào tình trạng cô
đơn, cô lập về tinh thần và đời sống se gặp rất nhiều khó khăn.
- Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng,
tình cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại,
biết cách ứng xử như thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã hội.
 Ví dụ: Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xưng hô cho
đúng mực, phải biết tôn trọng tất cả mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn
luôn thể hiện mình là người có văn hóa, đạo đức.
12
Bài thảo luận nhóm : Tâm Lý Học Đai Cương – Nhóm : 1
Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp


3.4. Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức :
- Trong quá trình giao tiếp, con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở
nhận thức đánh giá người khác. Theo cách này họ có xu hướng tìm kiếm ở người
khác để xem ý kiến của mình có đúng không, thừa nhận không. Trên cơ sở đó họ
có sự tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình theo hướng tăng cường hoặc giảm
bớt sự thích ứng lẫn nhau.
- Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội.
- Thông qua giao tiếp thì cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích

tự giác.
- Thông qua giao tiếp thì cá nhân có khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình.
- Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội tâm, tâm hồn,
những diễn biến tâm lý, giá trị tinh thần của bản thân, vị thế và các quan hệ xã hội.
- Khi một cá nhân đã tự ý thức đươc thì khi ra xã hội họ thựờng nhìn nhận và so
sánh mình với người khác xem họ hơn người khác ở điểm nào và yếu hơn ở điểm
nào, để nỗ lực và phấn đấu, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt
yếu kém.
- Nếu không giao tiếp cá nhân đó se không biết những gì mình làm có được xã hội
chấp nhận không, có đúng với những gì mà xã hội đang cần duy trì và phát huy
hay không.

13
Bài thảo luận nhóm : Tâm Lý Học Đai Cương – Nhóm : 1
Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp


- Nếu con người khi sinh ra mà bị bỏ rơi, mà được động vật nuôi thì những cử chỉ
và hành động của bản thân con người đó se giống như cử chỉ và hành động của con
vật mà đã nuôi bản thân con người đó.
 Ví dụ:
 Khi tham gia vào các hoạt động xã hội thì cá nhân nhận thức mình nên làm
những gì và không nên làm những việc gì như: nên giúp đỡ những người gặp hoàn
cảnh khó khăn, tham gia vào các hoạt động tình nguyện, không được tham gia các
tệ nạn xã hội, chỉ đươc phép tuyên truyền mọi người về tác hại của chúng đối với
bản thân, gia đình và xã hội.

 Hoặc khi tham dự một đám tang thì mọi người ý thức được rằng phải ăn mặc
lịch sự, không nên cười đùa. Bên cạnh đó phải tỏ lòng thương tiết đối với người đã
khuất và gia đình họ.


14
Bài thảo luận nhóm : Tâm Lý Học Đai Cương – Nhóm : 1
Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp


3. 4 .Vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển tâm lí
Bằng hoạt động giao tiếp, con người với tư cách là chủ thể tiếp thu các kinh
nghiệm xã hội lịch sử, biến nó thành tâm lí , nhân cách. Nói cách khác, mối quan
hệ giữa chúng là quy luật tổng quát hình thành và biểu lộ tâm lí người.
3.5 .Vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển ý thức
Trong giao tiêp, cá nhân được truyền đạt và tiếp nhận thông tin. Trên cơ sở
nhận thức người khác, đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực đạo đức xã
hội, cá nhân tự nhận thức, tự đánh giá và điều khiển hành vi của mình. Chính nhờ
sự giao tiếp trong xã hội, cá nhân hình thành ý thức vè người khác và về bản thân
mình.
3.6 .Vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển nhân cách
Nhu cầu giao tiếp được xem như là 1 nhu cầu bẩm sinh của con người,
thông qua quan hệ giao tiếp với người khác, con người gia nhập cacs quan hệ xã
hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xa hội, đồng thời cũng coi
giao tiếp mà con người được đnahs giá, được nhìn nhận theo quan hệ xã hội, điều
quan trọng nhất là qua giao tiếp con người còn đóng góp các giá trị nhân cách của
mình cho người khác, cho xã hội
4. Kết luận :
- Giao tiếp đóng vai trò quan trong trong sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân
cách cá nhân.
- Cần phải rèn luyện các kỹ năng giao tiếp. Sự phát triển của một các nhân phụ
thuộc vào sự phát triển của các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp và gián tiếp.
Vậy, giao tiếp là một kỹ năng rất đáng để chúng ta quan tâm rèn luyện để không
ngừng nâng cao khả năng truyền thông của bản thân cũng như đem lại nhiều

thiện cảm và ấn tượng với những người mà mình có dịp tiếp xúc. Một trong lợi ích
đầu tiên khi mình giao tiếp tốt là mình luôn rất tự tin khi tiếp chuyện và chia sẻ với
mọi người. Rất nhiều do chưa được trang bị những cách thức giao tiếp nên
thường xuyên e ngại, đặc biệt là những khi tiếp xúc với những người lần đầu gặp
15
Bài thảo luận nhóm : Tâm Lý Học Đai Cương – Nhóm : 1
Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp


mặt. Điều này đã khiến cho không ít người đánh mất một cơ hội có thêm một
người tâm giao tốt , một đối tác kinh doanh, một người tư vấn hỗ trợ….
Bên cạnh đó, khi giao tiếp tốt sẽ làm vị thế của Bạn trong mắt người khác tăng lên.
Từ đó những lời mà bản thân phát ngôn ra luôn có trọng lượng với mọi người và ít
khi bị rơi vào trường hợp người khác bằng mặt mà bằng lòng với mình. Hơn thế
nữa, nếu biết cách nắm bắt được tâm lý của những người tiếp xúc, chúng ta sẽ
chủ động điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với những câu chuyện trao đổi và luôn
làm cho người đối diện cảm thấy gần gũi vì những vấn đề của họ luôn được quan
tâm trong quá trình giao tiếp.
Không những vậy, khi khả năng giao tiếp được rèn luyện ở những cấp bậc cao hơn
thì Bạn hoàn toàn có thể nâng cao khả năng thuyết phục và tạo ra một sức hút
mãnh liệt với những đối tác kinh doanh từ đó mang lại những kết quả tốt nhất cho
sự nghiệp của mình.
Qua những phân tích trên, có lẽ chúng ta đã phần nào hình dung đến tầm quan
trọng cũng như những lợi ích thiết thực của kỹ năng giao tiếp và sự tác động, ảnh
hưởng của kỹ năng này đối với cuộc đời của mỗi người là rất lớn. Có nhiều người
với khả năng giao tiếp tốt đã mang đến cho họ các mối quan hệ hòa thuận trong
gia đình, tình bằng hữu giữa những người bạn ngày càng gắn bó, bền chặt, được
những đồng nghiệp và cấp trên yêu mến, được khách hàng đặt trọn niềm tin,
được những người xung quanh thật sự nể trọng….
Và tất cả những thành quả đó không phải ngẫu nhiên đến với mỗi người , mà chỉ

có thể có được thông qua một nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc
giao tiếp, luôn tìm cách rèn luyện nâng cao kỹ năng của bản thân thông qua các
khóa học, hỏi hỏi từ những người tiếp xúc, rút kinh nghiệm từ chính bản thân
mình…để tự tìm ra cách vận dụng phù hợp nhất với bản thân mình trước mọi tình
huống giao tiếp đa dạng trong cuộc sống.

III. Ý NGHĨA CỦA TÂM LÍ HỌC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP :

16
Bài thảo luận nhóm : Tâm Lý Học Đai Cương – Nhóm : 1
Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp


1. Tâm lí là cơ sở, động lực để cho hoạt động giao tiếp diễn ra từ đó con người có
thể bộc lộ được tâm lí tình cảm của chính bản thân mình.
2. Đồng thời hoạt động giao tiếp lại là nền tảng cho qua trình diễn biến tâm lí xảy
ra bình thường.
3. Mỗi quan hệ giữa hoạt động giao tiếp đó chính là: tâm lí là điều kiện tồn tại vận
hành của hoạt động giao tiếp và ngược lại hoạt động giao tiếp điều chỉnh quá trình
tâm lí người.
4. Tâm lí phải dựa vào hoạt động giao tiếp nếu không có giao tiếp con người không
thể hiện được tâm lí.
5. Tâm lí người thông qua việc hoạt động giao tiếp cho chúng ta thấy tâm lí người
mang bản chất dấu ấn của lich sử loài người.
6 . Hoạt động giao tiếp đóng góp vai trò quan trọng trong việc hình thành tâm lí,
nhân cách của con người, của cá nhân
7 . Thông qua hoạt động giao tiếp con người có thể gia nhập vào các mối quan hệ
xã hội, lĩnh hội nền văn hóa, chuẩn mực đạo đức xã hội.
8 . Thông qua con đường hoạt động giao tiếp con người có thể hình thành năng lực
tự ý thức cho bản thân.

Ngoài ra, hầu khắp các lĩnh vực khác nhau của xã hội như: tư pháp, thanh tra,
y tế, thương mại, du lịch... đều cần sự có mặt của khoa học tâm lý, sự ra đời các
khoa học liên ngành như tâm lý học y học, tâm lý học tư pháp, tâm lý học du lịch...
là minh chứng cụ thể khẳng định vai trò to lớn của tâm lý học với các khoa học
khác và cuộc sống xã hội con người.
Đặc biệt với công tác giáo dục, lĩnh vực trồng người" tâm lý học có vị trí đặc biệt
quan trọng, những tri thức tâm lý học là cơ sở khoa học cho việc định hướng đúng
trong dạy học và giáo dục học sinh: Hiểu tâm lý lứa tuổi là cơ sở cho dạy học, giáo
dục phù hợp, sử dụng các biện pháp các phương tiện giáo dục có hiệu quả đem lại
chất lượng cao cho công tác giáo dục học sinh.

17
Bài thảo luận nhóm : Tâm Lý Học Đai Cương – Nhóm : 1
Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp


Có thể nêu ra vài ví dụ về vấn đề này: Vận dụng các quy luật cảm giác, tri giác để
điều chỉnh ngôn ngữ, sử dụng đồ dùng trực quan... có hiệu quả nâng cao mức độ
nhận thức bài giảng cho học sinh. Hiểu biết các quy luật tình cảm là cơ sở khoa
học cho việc tổ chức các biện pháp giáo dục "ôn nghèo gợi khổ" để "giáo dục
trong tập thể và bằng tập thể". Nhận thức đúng lôgic phát triển nhận thức của học
sinh đi từ "Trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng" định hướng cho cách dạy
học của giáo viên.
Các quy luật hình thành kĩ xảo: Quy luật "đỉnh", quy luật tiến bộ không đồng
đều... gợi mở cách thức rèn luyện kĩ xảo cho học sinh đặc biệt là các em học sinh
nhỏ bậc Tiểu học khi bắt đầu học viết, học đọc, học tính toán... những tri thức
khởi đầu trong kho tàng tri thức phong phú của nhân loại.
Tóm lại, tâm lý học từ chỗ mô tả, giảng giải, tư biện dần dần chuyển sang tâm lý
học hoạt động, trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp, thực sự đi vào cuộc sống,
phục vụ thực tiễn xã hội


18
Bài thảo luận nhóm : Tâm Lý Học Đai Cương – Nhóm : 1
Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp



×