Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

TÌNH HÌNH sản XUẤT và TIÊU THỤ cà PHÊ của NÔNG hộ xã HOÀ THẮNG, THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.84 KB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
----------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ
CỦA NÔNG HỘ XÃ HOÀ THẮNG, THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH
ĐẮK LẮK

Họ và tên tác giả

: Phạm Thị Hồng Phượng

Ngành học

: Kinh tế nông lâm

Khoá học

: 2003 – 2007

Đắk Lắk, tháng 6 năm 2007


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
----------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ
CỦA NÔNG HỘ XÃ HOÀ THẮNG, THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH
ĐẮK LẮK

Người hướng dẫn

: ThS. Đỗ Thị Nga

Họ và tên tác giả

: Phạm Thị Hồng Phượng

Ngành học

: Kinh tế nông lâm

Khoá học

: 2003 – 2007

Đắk Lắk, tháng 6 năm 2007
ii


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt khoá học cũng như đợt thực tập và làm luận văn tốt nghiệp này, tôi xin
chân thành cảm ơn:
-


ThS. Đỗ Thị Nga, người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập cũng
như làm luận văn tốt nghiệp.

-

Quý thầy cô giáo Khoa Kinh Tế, cùng toàn thể các thầy cô giáo bộ môn khác,
trường Đại Học Tây Nguyên.

-

Ban lãnh đạo uỷ ban nhân dân xã Hoà Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk
Lắk.

-

Gia đình, người thân, bạn bè cùng toàn thể các bạn sinh viên lớp Kinh Tế Nông
Lâm B khoá học 2003 – 2007.

Đã tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ, giảng dạy và động viên tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường cũng như thời gian thực tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đắk Lắk, tháng 6 năm 2007
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Hồng Phượng

i



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Giải nghĩa

BQ

: Bình quân



: Lao động

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

LĐGĐ

: Lao động gia đình

BQC

: Bình quân chung


BVTV

: Bảo vệ thực vật

UBND

: Uỷ ban nhân dân

HĐND

: Hội đồng nhân dân

CPSX

: Chi phí sản xuất

SL

: Số lượng

ĐVT

: Đơn vị tính

TB

: Trung bình

CP


: Chi phí

HQXH

: Hiệu quả xã hội

Ký hiệu dấu trong bảng biểu

: dấu “.”làm dấu cách, dấu “,” làm dấu phẩy

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 3.1

Thống kê diện tích đất của xã (năm 2006)....................................................15

Bảng 3.2

Cơ cấu dân số của xã (có đến ngày 31/12/2006)..........................................17

Bảng 3.3

Tình hình lao động của xã năm 2006................................................ 18

Bảng 4.1


Tình hình nhân khẩu các nhóm hộ................................................................ 26

Bảng 4.2

Tình hình lao động của các nhóm hộ........................................................... 27

Bảng 4.3

Tình hình đầu tư về công cụ sản xuất của nông hộ (BQ/hộ).......................28

Bảng 4.4

Đất sản xuất cà phê bình quân/hộ của các nhóm hộ.................................... 29

Bảng 4.5

Tình hình năng suất cà phê của các nhóm hộ.............................................. 30

Bảng 4.6

Chi phí đầu tư thời kỳ kinh doanh của các nhóm hộ................................... 32

Bảng 4.7

Kết quả sản xuất cà phê của các nhóm hộ.................................................... 33

Bảng 4.8

Hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các nhóm hộ ................................... 34


Bảng 4.9

Hiệu quả xã hội sản xuất cà phê của các nhóm hộ.......................................35

Bảng 4.10 Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê phân theo thành phần dân tộc...........36
Bảng 4.11

Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê phân theo quy mô diện tích.............. 37

Bảng 4.12 Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê phân theo quy mô đầu tư.................. 38
Bảng 4.13 Khối lượng cà phê tiêu thụ của các nhóm hộ............................................... 39
Bảng 4.14 Hình thức bán cà phê và người mua cà phê của các nông hộ..................... 41
Bảng 4.15 Thời điểm bán cà phê của các nông hộ xã Hoà Thắng................................42
Bảng 4.16 Số lần thu hoạch cà phê của các nông hộ......................................................43
Bảng 4.17 Bảng phân tích Swot.......................................................................................45
Đồ thị 4.1

Đất sản xuất cà phê của các nhóm hộ (BQ/hộ)............................................ 29

iii


Đồ thị 4.2

Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê của các nhóm hộ........................... 30

iv


MỤC LỤC

Trang
1

Mở đầu.............................................................................................................. 1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................ 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 2

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................2

2

Tổng quan tài liệu nghiên cứu....................................................................... 4

2.1


Cơ sở lý luận....................................................................................................... 4

2.1.1

Lý luận về sản xuất cà phê ................................................................................4

2.1.2

Lý luận về tiêu thụ sản phẩm.............................................................................8

2.2

Cơ sở thực tiễn.................................................................................................... 10

2.2.1

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới.......................................... 10

2.2.2

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Việt Nam...........................................12

3

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.................... 14

3.1

Đặc điểm địa bàn............................................................................................... 14


3.1.1

Vị trí địa lý...........................................................................................................14

3.1.2

Điều kiện tự nhiên.............................................................................................. 14

3.1.3

Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................................17

3.2

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 22

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................ 22

3.2.2

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 22

3.2.3

Phương pháp xử lý số liệu................................................................................. 23
iv



3.2.4

Phương pháp phân tích...................................................................................... 23

3.2.5

Các chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................................... 23

4

Kết quả nghiên cứu và thảo luận.................................................................. 26

4.1

Đặc điểm của nông hộ sản xuất cà phê xã Hoà Thắng.................................. 26

4.1.1

Tình hình nhân khẩu và lao động .....................................................................26

4.1.2

Tình hình trang bị phương tiện sản xuất của nông hộ xã Hoà Thắng............ 28

4.1.3

Đất sản xuất cà phê của các nông hộ sản xuất cà phê xã Hoà Thắng............ 29

4.2


Thực trạng sản xuất cà phê của nông hộ xã Hoà Thắng................................ 30

4.2.1

Năng suất, sản lượng cà phê của các nông hộ................................................. 30

4.2.2

Hiệu quả từ sản xuất cà phê của nông hộ xã Hoà Thắng .............................. 31

4.3

Thực trạng tiêu thụ cà phê của nông hộ xã Hoà Thắng...................................39

4.3.1

Khối lượng cà phê tiêu thụ của nông hộ xã Hoà Thắng.......... ....................... 39

4.3.2

Hình thức tiêu thụ và người mua cà phê của các nông hộ.............................. 40

4.3.3

Địa chỉ tiêu thụ, thời điểm thu mua, giá cả và đầu ra của cà phê tại
xã Hoà Thắng.................................................................................................... 41

4.3.4


Thông tin giá cả thị trường................................................................................ 42

4.3.5

Sự kết hợp DN chế biến/thu mua với nông hộ ............................................. 43

4.3.4

Chất lượng cà phê sau thu hoạch...................................................................... 43

4.4

Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ cà phê của
nông hộ xã Hoà Thắng...................................................................................... 44

4.5

Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ cà phê của
nông hộ xã Hoà Thắng...................................................................................... 48

4.5.1

Nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cà phê của nông hộ xã Hoà Thắng............ 48

4.5.2

Nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ cà phê của nông hộ xã Hoà Thắng............. 53
v



4.6

Giải pháp khắc phục những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ cà phê
của nông hộ xã Hoà Thắng................................................................................54

5

Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 57

5.1

Kết luận............................................................................................................... 57

5.2

Kiến nghị........................................................................................................... 58

5.1.1

Đối với nhà nước............................................................................................... 58

5.2.2

Đối với chính quyền địa phương...................................................................... 59

5.2.3

Đối với người dân.............................................................................................. 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................


vi

60


1. Mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là một nước có dân số sống chủ yếu bằng nghề nông, ở Tây Nguyên nghề
trồng cây cà phê là một ngành chủ chốt, góp phần lớn vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
của cả nước cũng như của Tây Nguyên. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, cả nước hiện có khoảng 500.000 ha cà phê (90 % ở vào độ tuổi kinh doanh),
trong đó riêng vùng Tây Nguyên đã có hơn 434.000 ha. Trong 9 tháng của niên vụ cà phê
2005-2006, cả nước đã xuất khẩu được gần 600.000 tấn, đạt kim ngạch gần 620 triệu
USD. Sản lượng cà phê nước ta trong niên vụ 2005-2006 vào khoảng 11-11,5 triệu bao,
tương đương với khoảng 660.000 – 740.000 tấn, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh
trong khu vực Tây Nguyên [10].
Trong 5 tháng đầu năm 2007 giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước đã đạt mức 1,1
tỷ USD. Chiếm 42% giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước [12].
Đắk Lắk là một tỉnh miền núi thuộc Tây Nguyên Nam Trung bộ có vị trí chiến lược
quan trọng, đồng thờì Đắk Lắk có điều kiện thuận lợi để phát triển cây cà phê. Do có diện
tích đất đỏ bazan và khí hậu thích hợp cho cây cà phê phát triển. Cà phê là cây trồng hàng
hoá mũi nhọn của tỉnh có diện tích trồng tương đối lớn. Nó đem lại công ăn việc làm cho
phần lớn các nông hộ trên địa bàn tỉnh và là loại hàng hoá xuất khẩu lớn thu về một lượng
ngoại tệ lớn cho tỉnh nhà.
Cây cà phê là một loại cây công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn, biện pháp kỹ thuật
thâm canh cao. Trong những năm qua giá cà phê đã ở mức thấp do thị trường cà phê thế
giới ở trong tình trạng cung vượt quá cầu. Chất lượng cà phê xuất khẩu kém nên giá cả
càng xuống thấp. Mặc khác, giá cả đầu vào để trồng cà phê liên tục tăng lên và nắng hạn


1


gay gắt làm cho chi phí sản xuất cà phê của các nông hộ tăng lên làm ảnh hưởng đến thu
nhập và đời sống của các hộ nông dân.
Nằm trong cơ cấu kinh tế tỉnh ĐắkLắk, xã Hoà Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột trong
những năm gần đây, nền kinh tế của xã có nhiều tiến triển vượt bậc góp phần vào phát
triển kinh tế xã hội chung của toàn tỉnh. Đời sống của các nông hộ trồng cà phê trên địa
bàn xã dần dần đi vào thế ổn định. Tiềm năng lao động, đất đai, ngành nghề của xã cũng
được phát huy theo lợi thế của mình. Đặc biệt trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, sự
kiện Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới(WTO) đã mở ra
rất nhiều cơ hội cho người nông dân trồng cà phê. Để có được những thành tựu như trên,
chính quyền địa phương cùng với nông dân trong xã đã hết sức nỗ lực sản xuất, hầu hết
các nông hộ ở đây đều trồng cà phê và cây cà phê đã trở thành nguồn thu nhập chính của
hộ, tuy nhiên không phải tất cả các hộ đều có khả năng sản xuất cà phê đạt hiệu quả bởi
hầu hết trong số họ đều sản xuất dựa trên kinh nghiệm và thói quen. Để hiểu rõ hơn tình
hình sản xuất và tiêu thụ cà phê của xã, cùng với các nguyên nhân và những tiềm năng sẵn
có của vùng tôi đã chọn đề tài “ Tình tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê của nông hộ
tại xã Hoà Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” để làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
• Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ cà phê của nông hộ xã Hoà Thắng;
• Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ cà phê của nông
hộ xã Hoà Thắng;
• Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ cà phê của nông hộ xã
Hoà Thắng;

2



• Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cà phê của nông
hộ xã Hòa Thắng;
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nông hộ trồng cà phê kinh doanh; những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ
cà phê và các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ cà phê của nông hộ xã Hoà
Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột.
1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Địa bàn xã Hoà Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
1.3.2.2. Thời gian nghiên cứu
• Số liệu trong các báo cáo của uỷ ban nhân dân xã Hoà Thắng được thu thập trong 3
năm từ năm 2004 - 2006.
• Số liệu trong phiếu điều tra được thu thập năm 2006.
• Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 2/4/2007 đến ngày 8/6/2007.
1.3.2.3. Nội dung nghiên cứu
• Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê của nông hộ xã Hoà Thắng, TP BMT;
• Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của nông hộ trong xã trong quá trình sản
xuất và tiêu thụ cà phê;
• Tìm hiểu các nhân tố có ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ cà phê của nông hộ tại
địa bàn xã;
• Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cà phê của nông
hộ trong xã.

3



4


2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lý luận về sản xuất cà phê
2.1.1.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây cà phê
• Cây cà phê chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố tự nhiên như lượng mưa, nhiệt
độ, độ ẩm, chế độ gió...
• Cây cà phê có chu kỳ kinh doanh và kiến thiết cơ bản tương đối dài, bắt đầu từ khi
làm đất trồng cho đến khi có sản phẩm thu hoạch là 4 năm, do đó nó gây ảnh
hưởng không nhỏ tới quá trình đầu tư của hộ, vì nếu không có vốn, quá trình đầu tư
bị gián đoạn, cây cà phê phát triển kém, năng suất thấp dẫn đến sản xuất thua lỗ.
• Sản xuất cà phê mang tính thời vụ cao và chi phí phát sinh liên tục. Nguyên nhân là
do cây cà phê là cây công nghiệp lâu năm, quá trình đầu tư phục vụ cho nhiều năm,
thêm vào đó là sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên đã gây khó khăn cho quá trình
hạch toán chi phí và tính giá thành cho 1 kg cà phê.
• Sản xuất cà phê đòi hỏi công tác chăm sóc kỹ thuật cao như chọn giống, làm bồn,
bón phân, tưới nước, tạo cành, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh...
2.1.1.2. Vai trò, vị trí của sản xuất cà phê
• Sản xuất cà phê đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân: Trong
những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực: nền kinh
tế tăng trưởng với tốc độ cao, hội nhập với thế giới, tăng cường các quan hệ hợp tác
hữu nghị với các nước trên thế giới, Đắk Lắk là một vùng có tài nguyên thiên nhiên
đa dạng và phong phú, đặc biệt là có tài nguyên đất đỏ badan màu mỡ, khí hậu mát
mẻ rất thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp có giá trị như cà phê, cao su,
điều , tiêu...Trong đó đặc biệt chú ý đến mặt hàng xuất khẩu có giá trị là cà phê.
4



Cây cà phê đã trở thành một loại cây trồng không thể thiếu đối với Đắk Lắk, và
ngành sản xuất cà phê đã là một ngành sản xuất vật chất góp phần thu về nguồn
ngoại tệ không nhỏ cho đất nước. Mặt hàng nông sản chiến lược này ngày càng gia
tăng sản lượng xuất khẩu đưa cà phê Việt Nam lên vị trí thứ 2 sau Braxin về xuất
khẩu cà phê trên toàn thế giới. Sản lượng cà phê xuất khẩu của nước ta những năm
gần đây như sau:
Năm 2002

11555 nghìn bao

Năm 2003

15230 nghìn bao

Năm 2004

13844 nghìn bao

Năm 2005

11000 nghìn bao

( Ghi chú : 1 bao = 60 Kg )[7]
Theo Vicofa, kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước trong niên vụ 2005-2006 ước đạt
khoảng 750-800 triệu USD[10].
Giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê nước ta trong 5 tháng đầu năm 2007 đạt 1,1 tỷ USD,
chiếm 42% giá trị nông sản xuất khẩu[12].
• Sản xuất cà phê góp phần cải thiện đời sống các đồng bào dân tộc miền núi, đặc
biệt là ở vùng sâu vùng xa, nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nông dân
từ đó đã góp phần hạn chế được những tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự an ninh quốc

phòng.
• Sản xuất cà phê theo đúng quy hoạch còn góp phần cải tạo môi trường sinh thái
đúng với nghị định số 656/TTg ngày 13/9/1996 của Thủ tướng chính phủ về việc
phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên thời kỳ 1996 - 2000.
• Sản xuất cà phê cũng là một yếu tố quan trọng trong vấn đề di dân của nhà nước.
tạo điều kiện phát triển một cách cân bằng nền kinh tế cả nước, góp phần thực hiện
5


công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên bên cạnh đó Nhà nước phải có
các chính sách chặt chẽ hơn để tránh hiện tượng chặt phá rừng gây ảnh hưởng đén
môi trường sinh thái.
2.1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cà phê
• Nhân tố tự nhiên : Là những nhân tố thuộc về tự nhiên, đây là những nhân tố mà
con người không thể kiểm soát được như địa hình, khí hậu, đất đai...
- Địa hình: địa hình chi phối rất lớn đến năng suất cây cà phê. Ở những vùng đồng
bằng hiệu quả sản xuất cao hơn ở miền núi, đất dốc.
- Đất đai: Mặc dù cây cà phê có thể sống được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng
loại đât thích hợp nhất, cho hiệu quả cao nhất là đất đỏ badan với tầng canh tác dày
từ 70cm trở lên, tơi xốp, giữ nước và thoát nước tốt, hàm lượng mùn trên 3%, pH
từ 4,5 - 6,5. (Theo kết quả nghiên cứu của Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp
Tây Nguyên). Tuy nhiên không phải đất đai là yếu tố quyết định tất cả, bởi nếu đất
tốt mà không chăm sóc tốt thì hiệu quả vẫn thấp.
- Khí hậu : Đây cũng là một trong những nhân tố quyết định đến quá trình sản xuất
cà phê vì không phải vùng nào cũng thích hợp cho việc trồng cà phê. Tuy nhiên với
mỗi giống cà phê có một phạm vi thích ứng riêng.
0

+ Nhiệt độ : Cây cà phê ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích ứng từ 24 - 30 C,
0


thích hợp từ 24 - 26 C , cây cà phê chịu lạnh và chịu hạn kém.
+ Lượng mưa: Lượng mưa thích hợp là từ 1500 - 2000 mm/năm, phân bố đều
trong 9 tháng. Tuy nhiên trong 1 năm phải có thời gian khô hạn ít nhất 2 - 3 tháng
sau giai đoạn thu hoạch để phân hoá mầm hoa.
+ Ẩm độ: ẩm độ thích hợp là trên 80%

6


+ Ánh sáng: Cà phê vối ưa ánh sáng dồi dào, cường độ ánh sáng cao, chịu được
ánh sáng trực xạ yếu.
+ Chế độ gió: Gió lạnh, gió nóng, gió khô đều gây hại cho sự sinh trưởng và phát
triển của cây cà phê. Vì vậy khi trồng cà phê người ta phải trồng thêm các đai
rừng, cây che bóng để chắn gió, hạn chế tác hại của gió[9].
• Nhân tố kỹ thuật : Đây là một trong những nhân tố quan trọng đem lại hiệu quả sản
xuất cây cà phê, mà trong đó con người là nhân tố chủ đạo, bởi vì chính con người
mới có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất một cách linh hoạt, sáng
tạo. Mọi thành quả sản xuất sau này đều phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật chăm sóc
của người nông dân.
- Giống : Khi ra quyết định trồng một loại cây trồng nào đó, người ta luôn phải
quan tâm hàng đầu đến giống. Giống cây trồng là nhân tố khởi đầu cho mọi kết quả
sau này. Năng suất đạt được cao hay thấp là phụ thuộc vào giống bởi có những
giống tốt sẽ cho năng suất cao, ít sâu bệnh, khả năng chống chịu hạn tốt...nhưng
cũng có những giống xấu năng suất kém, khả năng kháng bệnh kém...Do đó cần
cân nhắc lựa chọn đúng giống phù hợp trước khi đem gieo trồng.
- Công tác chăm sóc: Công việc này phải được tiến hành đồng thời và liên tục với
quá trình sinh trưởng phát triển của cây từ khi làm đất đến khi cho quả. Các công
việc như chọn giống, làm bồn, bón phân, tưới nước, tạo cành, tạo tán, phòng trừ
sâu bệnh... đều phải được thực hiện một cách có khoa học, đúng kỹ thuật.

- Thu hoạch: cần phải thu hoạch đúng thời vụ, quả đúng độ chín, bảo đảm cho cành
không bị gẫy, bị hư hỏng làm ảnh hưởng đến năng suất năm sau.
- Vận chuyển, chế biến, bảo quản: Đây là công đoạn làm tăng giá trị của cà phê,
góp phần dự trữ và bảo quản cà phê sau thu hoạch được tốt hơn. Cà phê sau khi thu
7


hoạch phải chuyên chở ngay về nơi chế biến kịp thời, không để quá 24 - 36 tiếng.
Do đó cần chú ý cách chế biến, bảo quản sao cho cà phê không bị mối mọt, mấm
mốc...
• Nhân tố kinh tế xã hội
- Thị trường và giá cả : Bất cứ sản phẩm nào sản xuất ra cũng đều cần có một nơi
tiêu thụ sản phẩm, tiêu thụ được sản phẩm tức là đem lại doanh thu và lợi nhuận
cho người sản xuất, nếu giá cả cao thì lợi nhuận thu được sẽ cao và ngược lại, tuy
nhiên ở nước ta trong một thời gian dài cà phê rớt giá, người nông dân chán nản,
không muốn đầu tư chăm sóc nữa, một số đã chặt bỏ trồng cây khác đến nay giá cả
lại tăng vọt lên, một số người lại chặt bở cây đang trồng và trồng lại cà phê, đây là
một thực tế đáng lo ngại và cũng chính từ nguyên nhân này dẫn đến mất hiệu quả
trong sản xuất. Chính vì vậy thị trường giá cả mà ổn định là một nhân tố rất quan
trọng thúc đẩy sản xuất.
- Hình thức tổ chức sản xuất: Hiện nay ở nước ta, sản xuất cà phê chủ yếu do các
hộ nông dân làm với quy mô nhỏ, đôi khi gây khó khăn cho việc quy hoạch sử
dụng. Do đó cần mở rộng các hình thức tổ chức sản xuất như khoán, liên doanh,
liên kết...giúp cho hộ nông dân tăng thu nhập, huy động được nguồn vốn nhàn rỗi
trong dân cư.
- Điều kiện dịch vụ: dịch vụ đầu vào và đầu ra đều ảnh hưởng trực tiếp đến sản
xuất của nông hộ. Ví dụ như phân bón khi cần phải có ngay, nếu chậm trễ sẽ gây
chậm thời vụ, hay giá cả cũng cần phải hợp lý trong điều kiện giá cả đầu ra thấp.
- Các chính sách kinh tế xã hội : đó là các chính sách ưu đãi của đảng và Nhà
Nước để phát triển các tỉnh Tây Nguyên. Đặc biệt vì cây cà phê là cây trồng mũi

nhọn trong nền kinh tế nên cần có các chính sách thoả đáng về tài chính tín dụng,
8


thị trường, giá cả (đầu vào và đầu ra), chính sách đầu tư vốn, chính sách xoá đói
giảm nghèo... cho nông dân trồng cà phê nhằm giúp họ yên tâm đầu tư sản xuất,
mang lại thu nhập cao cho họ.
• Nhân tố hội nhập kinh tế quốc tế
Trong thời gian vừa qua giá cả cà phê đã xuống rất thấp, gây ra nhiều khó khăn cho
nông hộ trồng cà phê. Tuy nhiên gần đây giá cả đã tăng lên nhanh chóng cùng với xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường ngày càng được mở rộng. Cà phê được giá, nông dân
mạnh dạn đầu tư nên năng suất cao hơn, Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát
triển cà phê hơn nên diện tích cà phê ngày càng được mở rộng, hiện nay nước ta có
600.000 hộ dân với khoảng trên 1 triệu người trồng cà phê trên diện tích 500.000 ha
và vùng Tây Nguyên đã chiếm tới 434.000ha[10].
2.1.2. Lý luận về tiêu thụ sản phẩm
2.1.2.1. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm
• Tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn
rộng lớn phức tạp và còn lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên: Nguyên nhân là do
diện tích đất nông nghiệp được phân bố trên địa bàn rộng lớn, thậm chí có những
vùng sâu, vùng xa địa hình phức tạp. Thêm vào đó, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh
hưởng của các điều kiện tự nhiên nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
cũng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Cà phê cũng là mặt hàng nông sản nên việc
tiêu thụ sản phẩm cà phê cũng mang đầy đủ đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp.
• Thông thường các sản phẩm nông nghiệp do nông dân làm ra không chỉ để bán
hoàn toàn mà còn để tiêu dùng nội bộ: tức là sản phẩm làm ra ở một số hộ họ tự
chế biến và tiêu dùng trong gia đình. Đối với các sản phẩm là lương thực hay thực
9



phẩm, có thể hộ sẽ tiêu dùng hoàn toàn, tuy nhiên với sản phẩm cà phê, lượng tiêu
dùng này thường rất ít, chủ yếu là để bán.
• Các sản phẩm sau khi sản xuất xong phải được đem ra thị trường để bán phục vụ
người tiêu dùng, tuỳ từng sản phẩm mà thời gian từ khi sản xuất xong đến khi đến
tay người tiêu dùng dài ngắn khác nhau, tiêu thụ cà phê yêu cầu phải nhanh chóng,
vì cà phê là một loại sản phẩm nông nghiệp, sau khi thu hái phải vận chuyển đến
nơi sơ chế trong vòng 24 - 36 giờ và không được đổ đống dày quá 40cm. Sau khi
phơi khô phải cất giữ nơi khô ráo, thoáng mát để tránh nấm mốc hư hỏng, chế biến
càng sớm càng tốt.
• Tiêu thụ cà phê mang tính thời vụ: Vì sản xuất cà phê gắn liền với cơ thể sống nên
phải tuân theo chu kỳ sinh học của cây, khi đến thời kỳ thu hoạch mới cho thu
hoạch được, thu hoạch xong mới tiêu thụ được. Một biểu hiện rõ nét của tính thời
vụ trong tiêu thụ sản phẩm này là vào đầu vụ và cuối vụ cà phê thì giá cả cà phê
thường cao nhất trong năm do lúc này lượng cầu đã nhiều hơn lượng cung. Lượng
cà phê đã được bán hết lúc mùa vụ, đến lúc này thì không có cà phê để bán nữa.
2.1.2.2. Vị trí của tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là một chức năng hoạt động chủ yếu của mọi ngành sản xuất. Trong
nền kinh tế thị trường, tiêu thụ quyết định sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá đóng vai
trò điều kiện tiền đề không thể thiếu được để hoạt động sản xuất có thể tiến hành và tiến
hành có hiệu quả.
Chất lượng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá quyết định chất lượng của hoạt
động sản xuất.
2.1.2.3. Mục đích và yêu cầu của việc tiêu thụ cà phê

10


• Mục đích: Bán được cà phê nhiều nhất, nhằm đạt doanh thu và lợi nhuận cao nhất
và chi phí kinh doanh hoạt động tiêu thụ tối thiểu. Với mục tiêu đó trong nền kinh

tế hiện đại tiêu thụ sản phẩm hàng hoá không phải là hoạt động thụ động chờ bộ
phận sản xuất tạo ra sản phẩm mới tìm cách tiêu thụ chúng mà hoạt động tiêu thụ
sản phẩm hàng hoá phải có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, xác định cầu thị
trường về các loại hàng hoá mà mình sản xuất ra đẻ quyết định đầu tư phát triển sản
xuất sản phẩm sao cho có hiệu quả tối ưu.
• Yêu cầu: Tiêu thụ phải luôn gắn với hoạt động thương mại và thị trường để đảm
bảo mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng vì cà phê sản xuất ra chủ
yếu là để bán chứ không phải là để tự tiêu thụ. Khi bán được sản phẩm mới thu hồi
được vốn và chi phí đã bỏ ra, từ đó tái sản xuất mở rộng.
2.1.2.4. Nội dung chủ yếu của tiêu thụ cà phê
• Chuẩn bị tiêu thụ
- Hoạt động marketing: marketing được hiểu là quá trình kế hoạch hoá và thực
hiện quan điểm định giá, xúc tiến và phân phối những ý tưởng tạo ra sự trao đổi
và thoả mãn những mục tiêu cá nhân và tổ chức. Nội dung cơ bản của hoạt động
này là nghiên cứu và xây dựng kế hoạch, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến
bán hàng, chiến lược giá cả sản phẩm. Trên cơ sở đó xây dựng các chính sách
như chính sách sản phẩm, chính sách phân phối quảng cáo, giá cả...
- Nghiên cứu thị trường: hiểu một cách vắn tắt, thị trường là nơi diễn ra các hoạt
động (trực tiếp và gián tiếp) mua bán hàng hoá. Nghiên cứu thị trường là sự nhận
thức một cách khoa học, có hệ thống mọi nhân tố tác động của thị trường. Tìm
hiểu những thông tin cần thiết cho việc tiêu thụ sản phẩm để từ đó có kế hoạch
chuẩn bị tiêu thụ.
11


- Quảng cáo: là hoạt động nhằm giới thiệu sản phẩm hàng hoá đến với người tiêu
dùng, gây sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm của mình làm ra.
• Tổ chức các hoạt động tiêu thụ
-


Xác định hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm: tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh
doanh của từng hộ hay từng doanh nghiệp cũng như đặc điểm của sản phẩm hàng
hoá mà doanh nghiệp muốn tiêu thụ.

-

Trang thiết bị nơi bán hàng: không chỉ nhằm mục đích bán hàng thuận lợi mà còn
phải nhằm mục đích thu hút khách hàng, phải phù hợp với sản phẩm hàng hoá đem
bán và hình thức tổ chức bán hàng.

-

Tổ chức bán hàng: phải tính toán và tuyển chọn đầy đủ lực lượng cần thiết trên cơ
sở trang thiết bị hiện có và điều kiện về tài chính.

• Tổ chức hoạt động sau bán hàng: Tổ chức hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc giữ khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới vì khi làm tốt vấn đề này
sẽ gây được cảm tình cho khách hàng.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới
Cà phê là một trong ba thức uống quan trọng của nhân dân thế giới, trong đó có chất
caphêin(C8H10N4O2) có tác dụng kích thích hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, xúc tiến sự tuần hoàn
của máu. Trong y học cà phê còn được sử dụng làm dược liệu để chữa một số bệnh, trong
công nghiệp được dùng làm bánh kẹo, rượu. Cà phê chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị
các hàng hoá trao đổi trên thị trường thế giới sau dầu hoả (ở Việt Nam sau lúa gạo), đem
lại thu nhập lớn cho nền kinh tế quốc dân của nhiều nước như Uganda(94,2%),
Burundi(97,9%) tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong số trên 10 triệu ha cà phê hiện có trên
thế giới thì sản phẩm của cà phê chè (C. Arabica) chiếm tới 75 %, còn lại là cà phê vối (C.
12



Canephora). Một số nước có sản lượng lớn đó là Braxin, Colombia, Indonexia, Bờ biển
ngà...Riêng Braxin đã chiếm tới 25 - 26 % sản lượng cà phê của thế giới[9].
Trong những năm gần đây lượng tiêu thụ cà phê trên thế giới tăng bình quân 1 % mỗi
năm. Và 10 năm trở lại đây, thị trường cà phê thế giới đã tăng lên gấp đôi. Gần 75 % lượng
cà phê được tiêu thụ ở các nước công nghiệp phát triển. Sự tăng trưởng của tiêu thụ cà phê
khá ổn định. Còn có một số thị trường tiêu thụ có tiềm năng lớn đang được quan tâm khai
thác. Thị trường tiêu thụ lớn nhất hiện nay là Mỹ nhưng lượng tiêu dùng mới đạt 4 kg/
người, còn thấp hơn ở các nước châu Âu. Cà phê ở Mỹ phải đương đầu với sự cạnh tranh
của nhiều loại đồ uống khác nhất là những đồ uống không lên men đang rất thịnh hành ở
nước này[9].
Ở Châu Âu cà phê còn là một đồ uống thông dụng chiếm khoảng 20 % trên thị trường
đồ uống. Ở Nhật Bản lượng tiêu thụ tăng nhanh trong 15 năm trở lại đây tới mức bình
quân 3 kg/ người. Ở đây người ta ưa dùng cà phê bột và cà phê dạng lỏng đóng hộp[8].
Ở các nước đang phát triển lượng tiêu thụ cà phê cũng đang tăng lên do điều kiện kinh
tế được cải thiện. Dân số tăng cũng ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ cà phê nhất là ở Châu Á
đến năm 2000 sự tăng tiêu thụ tới 80 %. Tuy nhiên các nước có thói quen uống trà như
Nga, Trung Quốc không dễ gì trở thành nước tiêu thụ cà phê lớn, do sự tiêu thụ đồ uống
không lên men, nước trái cây, nước khoáng ngày càng tăng làm cho nhu cầu cà phê giảm
đi[9].
Mặc dầu giá cả cà phê xuống thấp mấy năm nay nhưng các nước trồng cà phê quy mô
lớn vẫn tiếp tục tăng sản xuất. Hiện nay có khoảng 80 nước sản xuất cà phê, với khoảng
17-20 triệu gia đình trực tiếp liên quan đến sản lượng cà phê, hơn 25 triệu người trồng cà
phê. Đa số họ sống ở những nước đang phát triển, trồng cà phê ở quy mô nhỏ. Tổng diện
tích trên 10 triệu ha và giá trị hàng hoá xuất khẩu hàng năm là trên 10 tỷ USD. Chỉ có 50
13


nước có sản phẩm cà phê xuất khẩu, số còn lại do sản lượng ít chỉ để tiêu dùng ở trong
nước. Hầu hết cà phê trên thế giới được sản xuất bởi nông hộ nhỏ trên vài ha đất canh tác.

Căn cứ theo chất lượng, tổ chức cà phê quốc tế chia thành 4 nhóm chất lượng và cà phê
của Việt Nam được xếp vào loại 4. Trước kia, thị trường thế giới thường ưa chuộng cà phê
loại 1 nhưng xu hướng hiện nay là đang chuyển dần sang tiêu thụ cà phê loại 4, trong đó cà
phê của Việt Nam đứng đầu[9].
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Việt Nam
Cây cà phê ở Việt Nam được trồng đầu tiên ở Hà Tĩnh(1910), Thanh Hoá(1911), Nghệ
An(1915), và ở Tây Nguyên (1920-1925) chủ yếu do các đồn điền Pháp quản lý. Theo
Yves Henry, tác giả cuốn kinh tế nông nghiệp Đông Dương thì cà phê được đưa vào trồng
ở Việt Nam do các nhà truyền giáo và lúc đó chỉ là cà phê chè. Năm 1905 người Pháp đưa
cà phê vối, mít vào trồng ở các vùng có độ cao thấp.
Đến năm 1976, cả nước ta chỉ có xấp xỉ 20.000 ha cà phê, phần lớn sinh trưởng kém.
Sau năm 1975 cà phê được phát triển mạnh tại các nông trường quốc doanh thông
qua chương trình hợp tác trồng cà phê với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa
cũ như Liên Xô, Đức, Tiệp Khắc, Bungari, Ba Lan ( có vốn, vật tư thiết bị, máy móc,
phân bón...) và sau năm 1991 là phong trào trồng cà phê phát triển rất mạnh mẽ
trong nhân dân do vậy diện tích cà phê của Việt Nam hiện nay đã lên quá 500.000 ha
và sản lượng vụ 2005 - 2006 là 600.000 – 650.000 tấn[10].
Nước ta hiện có 600.000 hộ dân với khoảng trên 1 triệu người trồng cà phê. Sản
lượng cà phê niên vụ 2005-2006 (ước tính) ở một số tỉnh: Đăk Lăk: 230.000 – 250.000
tấn. Lâm Đồng: 180.000– 190.000 tấn. Gia Lai: 100.000 – 120.000 tấn. Đăk Nông: 70.000
– 80.000 tấn. Đồng Nai: 30.000 – 40.000 tấn[10].

14


Cà phê ở Việt Nam hiện nay là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn. Kết quả
thu ngoại tệ trong những năm vừa qua thường diễn biến ở mức 500-600 triệu
USD/năm, trở thành mặt hàng nông sản chủ lực và chỉ đứng sau mặt hàng xuất khẩu
là lúa gạo. Năm 2004, cà phê VN cũng đã mang về gần 600 triệu USD. Và theo Vicofa,
kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước trong niên vụ 2005-2006 ước đạt khoảng 750-800

triệu USD[10].
Những thị trường tiêu thụ lớn cà phê Việt Nam là EU(66%); Bỉ( 15,85%); Mỹ(15,72%);
Đức(15,36%); Tây Ban Nha(8,44%)[10].
Mặc dù chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn chưa được cao nhưng vẫn đang
từng bước được cải thiện nâng cao dần và xu hướng của thế giới hiện nay cũng đang
chuyển dần sang tiêu thụ cà phê Việt Nam, đây là dấu hiệu đáng mừng nhưng cũng đặt ra
những thách thức vô cùng to lớn cho cả nước ta. Những thách thức đó là:
• Vấn đề giống: vấn đề nổi cộm nhất trong ngành cà phê Việt Nam hiện nay về mặt kỹ
thuật nông nghiệp là vấn đề giống. Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về diện tích, năng
suất, sản lượng, áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong thâm canh cà phê ở các khâu bón phân, tưới
nước...thì khâu nghiên cứu đổi mới giống cà phê là khâu yếu nhất, chậm chạp nhất và có
thể gọi là “bảo thủ nhất”. Nhìn chung các nước có ngành cà phê phát triển đều đầu tư
nhiều vào khâu chọn tạo giống, trong khi đó ở Việt Nam công tác nghiên cứu về giống cà
phê còn rất ít được chú ý. Các cơ quan khoa học cũng được đầu tư rất ít cho các đề tài này.
• Khâu thu hái chế biến: Đây cũng là một khâu yếu của nước ta, chúng ta thường thu hái
cà phê quá sớm nên chưa đạt yêu cầu, hơn nữa hiện nay phần lớn lượng cà phê xuất khẩu
của Việt Nam vẫn còn ở dạng thô, chưa qua chế biến hoặc chỉ được sơ chế. Như vậy chưa
đáp ứng được nhu cầu của thị trường nên giá cà phê của ta vẫn còn thấp, hay bị ép, cấp ép
giá.
15


×