Tải bản đầy đủ (.docx) (132 trang)

giáo án môn khoa học lớp 4 trọn bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.35 KB, 132 trang )

Tuần 1
Ngày soạn: 20/08/2017
Ngày dạy: 22/08/2017
Tiết 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. Mục tiêu:
- Nêu được con người cần thức ăn,nước uống, không khí, ánh sáng,nhiệt độ để sống.
- Kể những điều kiện về tinh thần cần cho sự sống của con người.
- Có ý thức giữ gìn các điều kiện về vật chất và tinh thần.
* GDBVMT: Bảo vệ môi trường giúp đảm bảo các điều kiện cần cho sự sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Hình vẽ trang 4, 5 SGK
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
- Hát
2. Bài mới:
- Giới thiệu chương trình môn Khoa học.
- Theo dõi
- Giới thiệu bài
- Lắng nghe, nêu lại tựa
Hoạt động 1:Làm việc theo cặp
Mục tiêu: Biết con người cần gì để sống
- Yêu cầu HS thảo luận trong 2 phút: Con người - Thảo luận: Con người cần: không khí,
cần gì để duy trì sự sống?
thức ăn, nước uống, quần áo,…
- Gọi HS trình bày
- Trình bày
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét


- Hỏi:
- Trả lời:
+ Nếu chúng ta bịt mũi lại thì chúng ta thấy như + Thấy khó chịu. 3-4 phút
thế nào? Em nhịn thở được trong bao lâu?
+ Nếu nhịn ăn, nhịn uống em cảm thấy như thế + Đói, không học nỗi
nào?
+ Nếu hằng ngày chúng ta không được sự quan + Buồn chán
tâm của gia đình, bạn bè thì sao?
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, kết luận: Những điều kiện cần để con - Lắng nghe
người sống, phát triển là:
+ Điều kiện vật chất: thức ăn, nước uống….
+ Điều kiện tinh thần: tình cảm gia đình, bạn bè
làng xóm,…
Hoạt động 2:Làm việc với SGK
Mục tiêu: Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ
có con người cần.
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 5 ở SGK và trả - Trả lời: Con người còn cần: thư giãn,
lời: Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống con nhà ở, trường học, bệnh viện,…
người cần những gì?
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, bổ sung
- Nhận xét, kết luận: Ngoài những yếu tố mà động - Lắng nghe
vật và thực vật cần để sống như: không khí, thức
ăn, nước,… Con người còn cần những điều kiện


về tinh thần, văn hóa, xã hội và những tiện nghi
khác: nhà ở, trường học, bệnh viện,…

Hoạt động 3: Trò chơi “Cuộc hành trình đến
hành tinh khác”.
Mục tiêu: Củng cố kiến thức con người cần gì
để sống?
- GV chia nhóm, nêu luật chơi: Mỗi nhóm 6 HS. - Theo dõi
GV phát các bảng vẽ những túi các em sẽ thảo
luận và ghi câu trả lời vào những túi. Nhóm nào
nhiều ý đúng nhóm đó chiến thắng.
Câu hỏi: Khi đi du lịch ở hành tinh khác em sẽ
mang theo những gì?
- Tổ chức trò chơi
- Tham gia trò chơi
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương
- Lắng nghe, vỗ tay
Hoạt động nối tiếp:
- Hỏi: Ngoài những yếu tố mà động vật và thực vật - Trả lời: Chúng ta cần giữ gìn môi
cần để sống như: không khí, thức ăn, nước,… Con trường xung quanh, các công trình
người còn cần những điều kiện về tinh thần, văn cong cộng, tiết kiệm nước, yêu thương
hóa, xã hội. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ và mọi người,…
giữ gìn những điều kiện đó?
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Chuẩn bị tiết bài: Trao đổi chất ở người.
- Lắng nghe, thực hiện
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
******
Ngày soạn: 21/08/2017

Ngày dạy: 25/08/2017
Tiết 2: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trườngnhư: lấy ôxi, thức ăn, nước uống, thải ra khí các-bô-nic, phân và nước tiểu.
- Hoàn thành sơđồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường và giải thích ý nghĩa của
sơ đồ này.
- Bồi dưỡng cho Hs lòng ham mê nghiên cứu khoa học.
*GDBVMT: Giáo dục HS biết trồng và bảo vệ nhiều cây xanh, để làm cho bầu không khí
trong lành. Biết bảo vệ nguồn nước sạch.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Hình vẽ trang 6,7 SGK
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Con người cần gì để sống?
- Hỏi:
- Trả lời:
+ Con người cần gì để sống?
+ Con người cần: không khí, thức ăn,
nước uống, quần áo,…
+ Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn + Chúng ta cần giữ gìn môi trường


những điều kiện đó?
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương
3. Bài mới:

- Giới thiệu bài
Hoạt động 1:Làm việc theo bốn
Mục tiêu: Kể được những gì hàng ngày cơ thể
ta lấy vào và thải ra trong quá trình sống. Nêu
được quá trình trao đổi chất
- Yêu cầu HS quan sát tranh 1 SGK thảo luận
trong 2 phút:
+ Kể tên những vật vẽ trong hình 4 SGK.
+ Trong quá trình sống con ngươì lấy vào những gì
và thải ra những gì ?

xung quanh, các công trình cong cộng,
tiết kiệm nước, yêu thương mọi người,

- Nhận xét
- Tuyên dương
- Lắng nghe, nêu lại tựa

- Thảo luận:

+ Nhìn hình và kể
+ Con người phải lấy từ môi trường
thức ăn ,nước uống ,ô xivà thải ra môi
trường phân, nước tiểu, khí các-bô-níc
- Gọi HS trình bày
- Trình bày
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, kết luận: Hàng ngày cơ thể ngươì phải - Lắng nghe
lấy từ môi trường thức ăn ,nước uống ,ô xivà thải

ra môi trường phân, nước tiểu, khí các-bô-níc.
- Hỏi:Quá trình trao đổi chất là gì ?
- Trả lời: Trong quá trình sống, con
người phải lấy từ môi trường thức ăn,nước uống,ô xivà thải ra môi trường các
chất thừa, cặn bã. Quá trình đó gọi là
quá trình trao đổi chất.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, kết luận: Nhờ có quá trình trao đổi chất - Lắng nghe
mà con ngươì mới sống được.
Hoạt động 2:Trò chơi "Ghép chữ vào sơ đồ "
Mục tiêu:Giúp HS nêu được thế nào là quá
trình trao đổi chất.
- GV chia lớp làm 4 nhóm, phát thẻ ghi chữ cho - Tham gia trò chơi
HS yêu cầu các nhóm:
+ Thảo luận về sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể với
môi trường.
+ Hoàn thành sơ đồ.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương nhóm chiến thắng.
- Lắng nghe, vỗ tay
Hoạt động 3: Thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi
chất giữa cơ thể với môi trường.
Mục tiêu:HS thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi
chất ở người với môi trường xung quanh.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trong 2 phút,vẽ - Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở người
sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
- Gọi HS trình bày
- Trình bày



- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động nối tiếp:
- Hỏi: Thế nào là quá trình trao đổi chất?

- Nhận xét
- Lắng nghe, vỗ tay

- Trả lời: Quá trình trao đổi chất là:
trong quá trình sống, con người phải
lấy từ môi trường thức ăn,nước uống,ô
xivà thải ra môi trường các chất thừa,
cặn bã.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Chuẩn bị tiết bài: Trao đổi chất ở người (tiếp - Lắng nghe, thực hiện.
theo)
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
******
Tuần 2
Ngày soạn: 26/08/2017
Ngày dạy: 29/08/2017
Tiết 3: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: Tiêu hóa,

hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
- Biết được nếu một trong các cơ quan nói trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.
- Biết cách ăn uống hợp lí để giúp cơ thể mình khỏe mạnh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Hình vẽ trang 8 SGK
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Trao đổi chất ở người.
- Hỏi:Thế nào là quá trình trao đổi chất?
- Trả lời: Quá trình trao đổi chất là:
trong quá trình sống, con người phải
lấy từ môi trường thức ăn, nước uống,
ô xivà thải ra môi trường các chất thừa,
cặn bã.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương
- Tuyên dương
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài
- Lắng nghe, nêu lại tựa
Hoạt động 1:Làm việc theo bốn
Mục tiêu: Kể tên và chức năng một số cơ quan
trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở
người.
- Yêu cầu HS quan sát các tranh trang 8 SGK thảo - Thảo luận:



luận trong 2 phút: Trong trang 8 là hình những cơ + Hình 1: Cơ quan tiêu hóa. Chức
quan nào? Cơ quan đó có chức năng gì?
năng: tiêu hóa thức ăn.
Hình 2: Cơ quan hô hấp. Chức năng:
trao đổi khí.
Hình 3: Cơ quan tuần hoàn. Chức
năng: vận chuyển máu, ô-xi nuôi cơ
thể.
Hình 4: Cơ quan bài tiết. Chức năng:
bài tiết chất thải.
- Gọi HS trình bày
- Trình bày
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét
- Lắng nghe
Hoạt động 2:Làm việc theo cặp
Mục tiêu:Biết được sự phối hợp hoạt động của
các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết
trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên
trong cơ thể và giữa cơ thể người với môi
trường
- Phát phiếu bài tập yêu cầu các cặp HS hoàn - Thảo luận hoàn thành sơ đồ trao đổi
thành sơ đồ trao đổi chất trang 9 trong 2 phút
chất.
- Hỏi:
- Trả lời:
+ Quá trình trao đổi khí do cơ quan nào thực hiện? + Trao đổi khí do cơ quan hô hấp thực

Nó lấy vào khí gì và thải ra khí gì?
hiện. Cơ quan hô hấp lấy ô xi thải khí
các- bô- níc
+ Quá trình trao đổi thức ăn do cơ quan nào thực + Trao đổi thức ăn: Do cơ quan tiêu
hiện? quá trình đó diễn ra như thế nào?
hóa thực hiện, lấy vào thức ăn, nước
uống, thải ra phân
+ Quá trình bài tiết do cơ quan nào thực hiện? quá + Bài tiết: Do cơ quan bài tiết nước tiểu
trình đó diễn ra như thế nào?
thực hiện thải ra nước tiểu.
Nhờ cơ quan tuần hoàn mà máu đem
các chất dinh dưỡng và khí ô xi tới tất
cả các cơ quan của cơ thể và đem chất
độc từ các cơ quan đến cơ quan bài tiết
thải ra ngoài.
+ Nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá + Nếu một trong các cơ quan tham gia
trình trao đổi chất ngưng hoạt động thì điều gì sẽ vào quá trình trao đổi chất ngưng hoạt
xảy ra.
động thì cơ thể sẽ chết.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương.
- Lắng nghe, vỗ tay
Hoạt động nối tiếp:
- Hỏi: Các cơ quan nào trong cơ thể tham gia quá - Trả lời: Các cơ quan thực hiện quá
trình trao đổi chất? Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong trình trao đổi chất: cơ quan tiêu hóa, cơ
các cơ quan trên ngừng hoạt động?
quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn,cơ
quan bài tiết. Nếu một trong các cơ
quan tham gia vào quá trình trao đổi

chất ngưng hoạt động thì cơ thể sẽ
- Nhận xét
chết.


- Chuẩn bị tiết bài: Các chất dinh dưỡng có trong - Lắng nghe
thức ăn. Vai trò của chất đường bột.
- Lắng nghe, thực hiện.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
******
Ngày soạn: 26/08/2017
Ngày dạy: 01/09/2017
Tiết 4: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN.
VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG.
I. Mục tiêu:
- Biết thức ăn có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật.
- Phân loại thức ăn dựa vào chất dinh dưỡng có trong thức ăn
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn,..
- Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi
hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
- HS biết áp dụng kiến thức vào cuộc sống để giúp cơ thể khỏe mạnh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Hình vẽ trang 10, 11 SGK
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
- Hát

2. Kiểm tra bài cũ: Trao đổi chất ở người (tiếp
theo)
- Hỏi:
- Trả lời:
+ Các cơ quan nào trong cơ thể tham gia quá trình +Cơ quan tiêu hóa. Chức năng: tiêu
trao đổi chất? Các cơ quan đó có chức năng gì?
hóa thức ăn.
Cơ quan hô hấp. Chức năng: trao đổi
khí.
Cơ quan tuần hoàn. Chức năng: vận
chuyển máu, ô-xi nuôi cơ thể.
Cơ quan bài tiết. Chức năng: bài tiết
chất thải.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan trên + Nếu một trong các cơ quan tham gia
ngừng hoạt động?
vào quá trình trao đổi chất ngưng hoạt
động thì cơ thể sẽ chết.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương
- Tuyên dương
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài
- Lắng nghe, nêu lại tựa
Hoạt động 1:Làm việc cả lớp
Mục tiêu: Biết một số cách phân loại thức ăn
- Hỏi: Kể tên thức ăn, đồ uống mà em thường - Kể tên thức ăn, đồ uống mà em
dùng vào các bữa.
thường dùng vào các bữa.
- Nhận xét

- Lắng nghe
- Yêu cầu HS quan sát các tranh trang 10 SGK trả - Trả lời:


lời:
+ Trong các thức ăn trên thì thức ăn nào có nguồn +Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật:
gốc từ thực vật? Thức ăn nào có nguồn gốc từ Cải, đậu, bí, lạc, cam. Thức ăn có
động vật?
nguồn gốc từ động vật: Thịt gà, sữa bò,
cá, thịt lợn, tôm.
+ Người ta có thể phân thức ăn thành các loại nào? + Ngoài ra người ta còn dựa vào lượng
Kể tên.
dinh dưỡng có trong thức ăn mà phân
thành các nhóm thức ăn: Nhóm chứa
nhiều chất đạm, nhóm chứa nhiều chất
béo, nhómchứa nhiều chất bột đường,
nhómchứa nhiều chất khoáng, chất xơ,
vi ta min
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét
- Lắng nghe
Hoạt động 2:Làm việc theo nhóm bốn
Mục tiêu: Các thức ăn chứa chất bột đường.
Vai trò của chất bột đường.
- Yêu cầu HS kể tên những thức ăn chứa nhiều - Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất
chất bột đường ở trong hình trang 11 SGK
bột đường ở trong hình trang 11 SGK.
- Yêu cầu HS kể tên những thức ăn chứa nhiều - Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất
chất bột đường mà em ăn hàng ngày.

bột đường mà em ăn hàng ngày.
- Gọi HS nêu vai trò của chất bột đường.
- Chất đường bột cung cấp năng lượng
cho mọi hoạt động của cơ thể và duy trì
nhiệt độ cô thể.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương.
- Lắng nghe, vỗ tay
Hoạt động nối tiếp:
- Hỏi: Thức ăn được chia thành mấy nhóm? Kể - Trả lời: Các nhóm thức ăn: nhómchứa
tên.
nhiều chất đạm, nhómchứa nhiều chất
béo, nhómchứa nhiều chất bột đường,
nhómchứa nhiều chất khoáng, chất xơ,
vi ta min.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Chuẩn bị tiết bài: Vai trò của chất đạm và chất - Lắng nghe, thực hiện.
béo.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
******
Tuần 3
Ngày soạn: 03/09/2017
Ngày dạy: 08/09/2017
Tiết 5: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
I. Mục tiêu:
- Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm ( thịt, cá, trứng, tôm, cua...) và chất béo ( mỡ,
dầu, bơ...)

- Nêu vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể
+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.


+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A,D,E,K.
- HS biết cách ăn uống đủ chất dể cơ thẻ phát triển toàn diện
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Hình vẽ trang 12, 13 SGK
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Trao đổi chất ở người (tiếp
theo)
- Hỏi:
- Trả lời:
+ Thức ăn được chia thành mấy nhóm? Kể tên.
+ Các nhóm thức ăn: nhóm chứa nhiều
chất đạm, nhóm chứa nhiều chất béo,
nhóm chứa nhiều chất bột đường,
nhóm chứa nhiều chất khoáng, chất xơ,
vi ta min.
+ Vai trò của chất đường bột đối với cơ thể.
+ Chất đường bột cung cấp năng lượng
cho mọi hoạt động của cơ thể và duy trì
nhiệt độ cô thể.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét

- Nhận xét, tuyên dương
- Tuyên dương
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài
- Lắng nghe, nêu lại tựa
Hoạt động 1:Làm việc theo cặp
Mục tiêu: Các thức ăn chứa chất đạm. Vai trò
của chất đạm.
- Yêu cầu HS kể tên những thức ăn chứa nhiều - Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất
chất bột đạm ở trong hình trang 12 SGK
đạm ở trong hình trang 12 SGK.
- Yêu cầu HS kể tên những thức ăn chứa nhiều - Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất
chất đạm mà em ăn hàng ngày.
đạm mà em ăn hàng ngày.
- Gọi HS nêu vai trò của chất đạm đối với cơ thể.
- Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới
cơ thể: tạo ra tế bào mới làm cho cơ thể
lớn lên, thay thế tế bào già bị huỷ hoại.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương.
- Lắng nghe, vỗ tay
Hoạt động 2:Làm việc cá nhân
Mục tiêu: Các thức ăn chứa chất béo. Vai trò
của chất béo.
- Yêu cầu HS kể tên những thức ăn chứa nhiều - Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất
chất bột béo ở trong hình trang 13 SGK
béo ở trong hình trang 13 SGK.
- Yêu cầu HS kể tên những thức ăn chứa nhiều - Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất
chất béo mà em ăn hàng ngày.

béo mà em ăn hàng ngày.
- Gọi HS nêu vai trò của chất béo đối với cơ thể.
- Chất béo rất giàu năng lượng và giúp
cơ thể hấp thụ các vi – ta – min A; D;
E; K.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương.
- Lắng nghe, vỗ tay


Hoạt động nối tiếp:
- Hỏi: Vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ - Trả lời: Chất đạm giúp xây dựng và
thể.
đổi mới cơ thể: tạo ra tế bào mới làm
cho cơ thể lớn lên, thay thế tế bào già
bị huỷ hoại.
Chất béo rất giàu năng lượng và giúp
cơ thể hấp thụ các vi – ta – min A; D;
E; K.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Chuẩn bị tiết bài: Vai trò của vi-ta-min, chất - Lắng nghe, thực hiện.
khoáng và xơ.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
******
Tuần 4

Ngày soạn: 09/09/2017
Ngày dạy: 12/09/2017
Tiết 6: VAI TRÒ CỦA VI-TA-MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ
I. Mục tiêu:
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi-ta-min (cà rốt,lòng đỏ trứng, các loại rau,...) chất
khoáng (thịt cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh thẫm,..) và các chất xơ (các loại rau).
- Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể.
- HS biết cách ăn uống đủ chất dể cơ thẻ phát triển toàn diện
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Hình vẽ trang 12, 13 SGK
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Trao đổi chất ở người (tiếp
theo)
- Hỏi:
- Trả lời:
+ Vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể. + Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới
cơ thể: tạo ra tế bào mới làm cho cơ thể
lớn lên, thay thế tế bào già bị huỷ hoại.
Chất béo rất giàu năng lượng và giúp
cơ thể hấp thụ các vi – ta – min A; D;
E; K.
+ Các thức ăn chứa chất đạm và chất béo có nguồn + Từ động vật và thực vật
gốc từ đâu?
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét

- Nhận xét, tuyên dương
- Tuyên dương
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài
- Lắng nghe, nêu lại tựa


Hoạt động 2:Làm việc theo nhóm 6
Mục tiêu: Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất
khoáng, chất xơ và vitamin
- Phát phiếu bài tập cho các nhóm
- Yêu cầu các nhóm làm bài và trình bày
Ngu
Nguồn
ồn Chứa Chứa
Tên thức
gốc
Chứa
gốc vi-ta chất
ăn
động
chất x
thực min khí
vật
vật
Rau cải
x
x
x
x

Sữa
x
x
x
Trứng
x
x
x
Cà chua
x
x
x
x
Dầu thực
x
x
x
vật
x
x
x

x
x
x
x
Rau
x
x
x

muống
Cua
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2:Làm việc theo cặp
Mục tiêu: Nêu được vai trò của vitamin, chất
khoáng, chất xơ
- Yêu cầu Hs thảo luận:
+ Kể tên và nêu vai trò của một số vitamin mà em
biết?

- Nhận phiếu bài tập
- Thảo luận, trình bày

- Nhận xét
- Lắng nghe, vỗ tay

- Thảo luận:
+ Vi-ta-min A,B,C,D,E,… Vi-ta-min
rất cần cho hoạt động sống của cơ thể.
Nếu thiếu vi-ta-min cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Hãy kể tên và nêu vai trò của một số chất + Chất khoáng: sắt, can-xi, kẽm,…
Chất khoáng tham gia vào việc xây
khoáng mà em biết?
dựng cơ thể. Nếu thiếu các chất khoáng
cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Tại sao hàng ngày chúng ta phải ăn thức ăn chứa + Để đảm bảo bình thường của hoạt
động tiêu hóa.
chất xơ?
- Gọi Hs trình bày

- Gọi Hs trình bày
- Nhận xét
- Gọi HS nhận xét
- Lắng nghe, vỗ tay
- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động nối tiếp:
- Hỏi: Những thức ăn chưa vi-ta-min, chất khoáng, - Trả lời: Những thức ăn chưa vi-tamin, chất khoáng, chất xơ có nguồn
chất xơ có nguồn gốc từ đâu?
gốc từ động vật và thực vật
- Lắng nghe
- Nhận xét
- Chuẩn bị tiết bài: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều - Lắng nghe, thực hiện.
loại thức ăn?
- Lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
******


Ngày soạn: 09/09/2017
Ngày dạy: 12/09/2017
Tiết 7: TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN?
I. Mục tiêu:
- Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
- Biết được để có sức khỏe tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi
món.
- Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột
đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min và khoáng chất, ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều
chất đạm, ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo, ăn ít đường và ăn hạn chế muối.
- HS biết áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
* GDPCBT: GD học sinh phải biết ăn phối hợp nhiều loại thức ăn để cơ thể đủ chất chống lại

bệnh tật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Hình vẽ trang 16, 17 SGK
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Vai trò của vi-ta-min,
chất khoáng và chất xơ.
- Hỏi: Kể một số thức ăn có chứa vi-ta- - Trả lời: Vi-ta-min A,B,C,D,E,… Vi-ta-min rất
min, chất khoáng, chất xơ và nêu vai trò cần cho hoạt động sống của cơ thể. Nếu thiếu
của chúng.
vi-ta-min cơ thể sẽ bị bệnh.
Chất khoáng: sắt, can-xi, kẽm,… Chất khoáng
tham gia vào việc xây dựng cơ thể. Nếu thiếu
các chất khoáng cơ thể sẽ bị bệnh.
Để đảm bảo bình thường của hoạt động tiêu
hóa.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương
- Tuyên dương
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài
- Lắng nghe, nêu lại tựa
Hoạt động 1:Làm việc theo nhóm 4
Mục tiêu: Giải thích lí do cần ăn phối
hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên

thay đổi món ăn.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm 4 - Thảo luận:
trong thời gian 3 phút, trả lời câu hỏi:
+ Nếu ngày nào cũng chỉ ăn một loại thức + Nếu ngày nào cũng chỉ ăn một loại thức ăn
ăn và một loại rau thì có ảnh hưởng gì đến và một loại rau thì không đảm bảo đủ chất,
hoạt động sống?
mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất, và
chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.
+ Để có sức khoẻ tốt chúng ta cần ăn như + Để có sức khoẻ tốt chúng ta cần phải ăn phối
thế nào?
hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay
đổi món.
+ Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều + Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đa dạng,


loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món phức tạp của cơ thể, giúp ta ăn ngon miệng
ăn?
hơn và quá trình tiêu hoá diễn ra tốt hơn.
- Gọi HS trình bày
- Trình bày
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương.
- Lắng nghe, vỗ tay
Hoạt động 2:Làm việc theo cặp
Mục tiêu: Nói tên nhóm thức ăn cần ăn
đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít va
ăn hạn chế.
- Yêu cầu HS quan sát thức ăn có trong - Quan sát, thảo luận, vẽ và tô màu các loại
hình trang 16 và tháp dinh dưỡng cân đối thức ăn nhóm mình chọn cho một bữa ăn.

trang 17 thảo luận để vẽ và tô màu các loại
thức ăn nhóm chọn cho một bữa ăn.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- Gọi Hs trình bày
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương.
- Lắng nghe, vỗ tay
- Yêu cầu HS quan sát kỹ tháp dinh dưỡng - Trả lời:
và trả lời câu hỏi:
* Những nhóm thức ăn nào cần:
+ Cần ăn đủ?
+ Lương thực, rau, quả chín.
+ Ăn vừa phải?
+ Thuỷ sản, đậu phụ.
+ Ăn có mức độ?
+ Dầu mỡ, vừng lạc.
+ Ăn ít?
+ Đường.
+ Ăn hạn chế?
+ Muối.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, kết luận: Một bữa ăn có nhiều - Lắng nghe
loại thức ăn đủ nhóm: bột, đường, đạm,
béo, vi-ta-min, khoáng và chất xơ với tỷ lệ
hợp lý như tháp dinh dưỡng cân đối chỉ
dẫn là một bữa ăn cân đối.
Hoạt động nối tiếp:
- Tổ chức HS chơi trò chơi “Đi chợ” (mua - Tham gia trò chơi

thức ăn cho từng bữa cơm)
* Luật chơi: Chia lớp thành 3 đội. Các em
hãy thi xem ai là người đầu bếp giỏi biết
chế biến những món ăn tốt cho sức khoẻ.
Hãy lên thực đơn cho một ngày ăn hợp lý
và giải thích tại sao em lại chọ thức ăn này.
Nhóm nào lựa chọn thức ăn cho bữa ăn đầy
đủ dinh dưỡng và nhanh nhất là nhóm
thắng cuộc.
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm.
- Lắng nghe, vỗ tay
- Chuẩn bị tiết bài: Tại sao cần ăn phối hợp - Lắng nghe, thực hiện.
đạm động vật và đạm thực vật?
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
******
Tuần 5


Ngày soạn: 15/09/2017
Ngày dạy: 19/09/2017
Tiết 8: TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP
ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT?
I. Mục tiêu:
- Nêu được các món ăn chứa nhiều chất đạm.
- Giải thích được vì sao cần thiết phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- Nêu được ích lợi của các món ăn chế biến từ cá.
- Có ý thức ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
* GDPCBT: GD học sinh phải biết ăn phối hợp nhiều loại thức ăn chứa chất đạm từ động vật
và thực vật.

II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Hình vẽ trang 18, 19 SGK
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao cần ăn phối hợp
nhiều loại thức ăn?
- Hỏi:
- Trả lời:
+ Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức + Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đa dạng,
ăn và thường xuyên thay đổi món ?
phức tạp của cơ thể, giúp ta ăn ngon miệng
hơn và quá trình tiêu hoá diễn ra tốt hơn.
+ Thế nào là một bữa ăn cân đối ? Những + Một bữa ăn có nhiều loại thức ăn đủ nhóm:
nhóm thức ăn nào cần ăn đủ, ăn vừa, ăn ít, bột, đường, đạm, béo, vi-ta-min, khoáng và
ăn có mức độ và ăn hạn chế ?
chất xơ với tỷ lệ hợp lý như tháp dinh dưỡng
cân đối chỉ dẫn là một bữa ăn cân đối.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương
- Tuyên dương
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài
- Lắng nghe, nêu lại tựa
Hoạt động 1:Trò chơi: “Kể tên những
món ăn chứa nhiều chất đạm”.

Mục tiêu: Lập ra được danh sách tên
các món ăn chứa nhiều chất đạm
- Chia lớp thành 2 đội: Mỗi đội cử 1 trọng - Tham gia trò chơi
tài giám sát đội bạn. Các thành viên trong
mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các
món ăn chứa nhiều chất đạm. Lưu ý mỗi
HS chỉ viết tên 1 món ăn.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương.
- Lắng nghe, vỗ tay
Hoạt động 2:Thảo luận nhóm đôi
Mục tiêu: Giải thích được tại sao không
nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn
đạm thực vật.
- GV treo bảng thông tin về giá trị dinh - Quan sát


dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm
lên bảng và yêu cầu HS đọc.
- Yêu cầu các nhóm nghiên cứu bảng thông
tin vừa đọc, các hình minh hoạ trong SGK
và trả lời các câu hỏi sau:
+Những món ăn nào vừa chứa đạm động
vật, vừa chứa đạm thực vật ?
+Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật
hoặc chỉ ăn đạm thực vật ?

-Thảo luận:


+ Đậu kho thịt, lẩu cá, thịt bò xào rau cải, tôm
nấu bóng, canh cua, …
+ Nếu chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật
thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động
sống của cơ thể. Mỗi loại đạm chứa những
chất bổ dưỡng khác nhau.
+Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá ?
+ Chúng ta nên ăn nhiều cá vì cá là loại thức
ăn dễ tiêu, trong chất béo của cá có nhiều a-xít
béo không no có vai trò phòng chống bệnh xơ
vữa động mạch.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- Gọi Hs trình bày
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương, kết luận: Ăn kết - Lắng nghe, vỗ tay
hợp cả đạm động vật và đạm thực vật giúp
cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ
sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiêu
hoá hoạt động tốt hơn. Chúngta nên ăn thịt
ở mức vừa phải, nên ăn cá nhiều hơn thịt,
tối thiểu mỗi tuần nên ăn ba bữa cá. Chúng
ta nên ăn đậu phụ và uống sữa đậu nành
vừa đảm bảo cơ thể có được nguồn đạm
thực vật quý vừa có khả năng phòng chống
các bệnh tim mạch và ung thư.
Hoạt động nối tiếp:
- GV tổ chức cho HS thi kể về các món ăn - Tham gia thi
vừa cung cấp đạm thực vật theo định
hướng.

* Luật chơi:Các em giới thiệu một món ăn
vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp
đạm thực vật với các nội dung sau: Tên
món ăn, các thực phẩm dùng để chế biến,
cảm nhận của mình khi ăn món ăn đó. HS
lựa chọn thức ăn cho bữa ăn đầy đủ đạm
động vật, thực vật và nhanh nhất là nhóm
thắng cuộc.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Lắng nghe, vỗ tay
- Chuẩn bị tiết bài: Sử dụng hợp lí các chất - Lắng nghe, thực hiện.
béo và muối ăn.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
******
Ngày soạn: 15/09/2017
Ngày dạy: 22/09/2017


Tiết 9: SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
I. Mục tiêu:
- Giải thích được vì sao cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có
nguồn gốc thực vật.
- Nêu được ích lợi của muối i-ốt.
- Nêu được tác hại của thói quen ăn mặn.
- Có ý thức sử dụng hợp lí chất béo và muối ăn.
* GDPCBT: GD học sinh sử dụng hợp lí chất béo và muối ăn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Hình vẽ trang 20, 21 SGK
- Học sinh: Sách giáo khoa

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao cần ăn phối hợp
đạm động vật và đạm thực vật?
- Hỏi:
- Trả lời:
+ Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và + Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng không
đạm thực vật ?
thay thế được nhưng thường khó tiêu. Đạm
thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ
dưỡng. Vì vậy cần phối hợp đạm động vật và
đạm thực vật.
+ Tại sao ta nên ăn nhiều cá ?
+ Chất đạm trong cá dễ tiêu hơn chất đạm
trong thịt gia súc, gia cầm.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương
- Tuyên dương
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài
- Lắng nghe, nêu lại tựa
Hoạt động 1:Trò chơi: “Kể tên những
món rán (chiên), xào”.
Mục tiêu: Lập danh sách tên các món ăn
chứa nhiều chất béo
- Chia lớp thành 2 đội: Mỗi đội cử 1 trọng - Tham gia trò chơi

tài giám sát đội bạn. Các thành viên trong
mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các
món ăn rán (chiên) xào. Lưu ý mỗi HS chỉ
viết tên 1 món ăn.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương.
- Lắng nghe, vỗ tay
Hoạt động 2:Thảo luận nhóm bốn
Mục tiêu: Giải thích vì sao cần ăn phối
hợp chất béo động vật và chất béo thực
vật
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở - Quan sát, thảo luận:
trang 20 SGK và đọc kỹ các món ăn trên
bảng và thảo luận:
+ Những món ăn nào vừa chứa chất béo + HS trả lời


động vật, vừa chứa chất béo thực vật ?
+ Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động + Vì trong chất béo động vật có chứa a-xít béo
vật, vừa chứa chất béo thực vật ?
no, khó tiêu, trong chất béo thực vật có chứa
nhiều
a-xít béo không no, dễ tiêu. Vậy ta nên ăn phối
hợp chúng để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh
được các bệnh về tim mạch.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- Hs trình bày
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét

- Nhận xét, tuyên dương, kết luận: Trong - Lắng nghe, vỗ tay
chất béo động vật như mỡ, bơ có chứa
nhiều a-xít béo no. Trong chất béo thực vật
như dầu vừng, dầu lạc, đậu tương có nhiều
a-xít béo không no. Vì vậy sử dụng cả mỡ
và dầu ăn để khẩu phần ăn có đủ loại a-xít.
Ngoài thịt mỡ, trong óc và phủ tạng động
vật có chứa nhiều chất làm tăng huyết áp
và các bệnh về tim mạch nên cần hạn chế
ăn những thức ăn này.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi
Mục tiêu: Ích lợi của muối i-ốt, tác hại
của thói quen ăn mặn
- Yêu cầu các em quan sát hình minh hoạ - Thảo luận:
và thảo luận:
+ Muối i-ốt có lợi ích gì cho con người ?
+ Muối i-ốt dùng để nấu ăn hằng ngày. Ăn
muối i-ốt để tránh bệnh bướu cổ, phát triển cả
về thị lực và trí lực.
+ Muối i-ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn + Ăn mặn rất khát nước và bị áp huyết cao.
mặn thì có tác hại gì ?
- Gọi HS trình bày
- Hs trình bày
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, kết luận: Chúng ta cần hạn chế - Lắng nghe, vỗ tay
ăn mặn để tránh bị bệnh áp huyết cao.
Hoạt động nối tiếp:
-Hỏi:
- Trả lời:

+ Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động + Vì trong chất béo động vật có chứa a-xít béo
vật, vừa chứa chất béo thực vật ?
no, khó tiêu, trong chất béo thực vật có chứa
nhiều a-xít béo không no, dễ tiêu. Vậy ta nên
ăn phối hợp chúng để đảm bảo đủ dinh dưỡng
và tránh được các bệnh về tim mạch.
+ Vì sao chúng ta không nên ăn mặn?
+ Ăn mặn rất khát nước và bị áp huyết cao.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Lắng nghe, vỗ tay
- Chuẩn bị tiết bài: Ăn nhiều rau và quả - Lắng nghe, thực hiện.
chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.


…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
******
Ngày soạn: 17/09/2017
Ngày dạy: 23/09/2017
Tiết 10: ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN.
SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN
I. Mục tiêu:
- Nêu được ích lợi của việc ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
- Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
- Biết các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Có ý thức thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
* GDHS VSATTP: GD học sinh dùng các thực phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ.
II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Hình vẽ trang 22, 23 SGK
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Sử dụng hợp lí các chất
béo và muối ăn
- Hỏi:
- Trả lời:
+ Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động + Vì trong chất béo động vật có chứa a-xít béo
vật, vừa chứa chất béo thực vật ?
no, khó tiêu, trong chất béo thực vật có chứa
nhiều a-xít béo không no, dễ tiêu. Vậy ta nên
ăn phối hợp chúng để đảm bảo đủ dinh dưỡng
và tránh được các bệnh về tim mạch.
+ Vì sao chúng ta không nên ăn mặn?
+ Ăn mặn rất khát nước và bị áp huyết cao.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương
- Tuyên dương
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài
- Lắng nghe, nêu lại tựa
Hoạt động 1:Thảo luận nhóm đôi
Mục tiêu: Lợi ích của việc ăn rau, quả
chín hằng ngày
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp - Thảo luận:

đôi với các câu hỏi:
+ Em cảm thấy thế nào nếu vài ngày không +Em thấy người mệt mỏi, khó tiêu, không đi
ăn rau ?
vệ sinh được.
+ Ăn rau và quả chín hàng ngày có lợi ích +Chống táo bón, đủ các chất khoáng và vi-tagì ?
min cần thiết, đẹp da, ngon miệng.
- Gọi HS trình bày
- Trình bày
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, kết: Ăn phối hợp nhiều loại - Lắng nghe, vỗ tay
rau, quả để có đủ vi-ta-min, chất khoáng
cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau,
quả còn giúp chống táo bón. Vì vậy hàng


ngày chúng ta nên chú ý ăn nhiều rau và
hoa quả.
Hoạt động 2:Trò chơi: Đi chợ
Mục tiêu: HS biết chọn thực phẩm sạch,
an toàn
- Yêu cầu cả lớp chia thành 6 đội
* Luật chơi: Các đội hãy cùng đi chợ, mua
những thứ thực phẩm mà mình cho là sạch
và an toàn, bằng cách ghi vào bảng nhóm.
Sau đó giải thích tại sao đội mình chọn
mua thứ đó. Đội nào mua nhiều thực phẩm
và giải thích tốt thì đội đó chiến thắng.
- HS tham gia trò chơi
- Nhận xét, tuyên dương, kết: Những thực

phẩm sạch và an toàn phải giữ được chất
dinh dưỡng, được chế biến vệ sinh, không
ôi thiu, không nhiễm hoá chất, không gây
ngộ độc hoặc gây hại cho người sử dụng.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm bốn
Mục tiêu: Các cách thực hiện vệ sinh an
toàn thực phẩm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo phiếu
sau:
PHIẾU 1
1) Hãy nêu cách chọn thức ăn tươi, sạch.

- HS chia thành 6 đội

- Tham gia trò chơi
- Lắng nghe, vỗ tay

- Thảo luận (2 nhóm thảo luận cùng 1 phiếu)

PHIẾU 1
1) Thức ăn tươi, sạch là thức ăn có giá trị dinh
dưỡng, không bị ôi, thiu, héo, úa, mốc, …
2) Làm thế nào để nhận ra rau, thịt đã ôi ? 2) Rau mềm nhũn, có màu hơi vàng là rau bị
úa, thịt thâm có mùi lạ, không dính là thịt đã bị
ôi.
PHIẾU 2
PHIẾU 2
1) Khi mua đồ hộp em cần chú ý điều gì ? 1) Khi mua đồ hộp cần chú ý đến hạn sử dụng,
không dùng những loại hộp bị thủng, phồng,
han gỉ.

2) Vì sao không nên dùng thực phẩm có 2) Thực phẩm có màu sắc, có mùi lạ có thể đã
màu sắc và có mùi lạ ?
bị nhiễm hoá chất của phẩm màu, dễ gây ngộ
độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ con
người.
PHIẾU 3
PHIẾU 3
1) Tại sao phải sử dụng nước sạch để rửa 1) Vì như vậy mới đảm bảo thức ăn và dụng cụ
thực phẩm và dụng cụ nấu ăn ?
nấu ăn đã được rửa sạch sẽ.
2) Nấu chín thức ăn có lợi gì ?
2) Nấu chín thức ăn giúp ta ăn ngon miệng,
không bị đau bụng, không bị ngộ độc, đảm bảo
vệ sinh.
PHIẾU 4
PHIẾU 4
1) Tại sao phải ăn ngay thức ăn sau khi nấu 1) Ăn thức ăn ngay khi nấu xong để đảm bảo
xong ?
nóng sốt, ngon miệng, không bị ruồi, muỗi hay
các vi khuẩn khác bay vào.


2) Bảo quản thức ăn chưa dùng hết trong tủ 2) Thức ăn thừa phải bảo quản trong tủ lạnh
lạnh có lợi gì ?
cho lần sau dùng, tránh lãng phí và tránh bị
ruồi, bọ đậu vào.
- Gọi HS trình bày
- Hs trình bày
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét

- Nhận xét, tuyên dương
- Lắng nghe, vỗ tay
Hoạt động nối tiếp:
- Hỏi: Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an - Trả lời: Lựa thực phẩm tươi, sống, không có
toàn thực phẩm?
mùi lạ, giữ sạch các dụng cụ chế biến thức ăn,
rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến, nấu
chín thức ăn, đậy kín thức ăn sau chế biến,…
- Nhận xét, tuyên dương.
- Lắng nghe, vỗ tay
- Chuẩn bị tiết bài: Một số cách bảo quản - Lắng nghe, thực hiện.
thực phẩm.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
******
Tuần 6
Ngày soạn: 23/09/2017
Ngày dạy: 25/09/2017
Tiết 11: MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM
I. Mục tiêu:
- Nêu được các cách bảo quản thức ăn.
- Nêu được bảo quản một số loại thức ăn hàng ngày.
- Biết và thực hiện những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản, cách sử
dụng thức ăn đã được bảo quản.
* GDHS VSATTP: GD học sinh một số cách bảo quản thực phẩm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Hình vẽ trang 24, 25 SGK
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Ăn nhiều rau và quả
chín. Sử dụng thực phẩm an toàn.
- Hỏi:
- Trả lời:
+ Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại rau và + Vì trong rau quả chín có nhiều vi-ta-min và
quả chín hằng ngày?
chất khoáng....
+ Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn + Lựa thực phẩm tươi, sống, không có mùi lạ,
thực phẩm?
giữ sạch các dụng cụ chế biến thức ăn, rửa
sạch thực phẩm trước khi chế biến, nấu chín
thức ăn, đậy kín thức ăn sau chế biến,…
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương
- Lắng nghe
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài
- Lắng nghe, nêu lại tựa
Hoạt động 1:Thảo luận nhóm bốn
Mục tiêu: Một số cách bảo quản thức ăn


- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu
các nhóm quan sát các hình minh hoạ trang
24, 25 / SGK và thảo luận theo các câu hỏi
sau:

+ Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn
trong các hình minh hoạ ?
+ Gia đình các em thường sử dụng những
cách nào để bảo quản thức ăn ?
+ Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích
gì ?
- Gọi HS trình bày
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, kết: Có nhiều cách để giữ thức
ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng
và ôi thiu. Các cách thông thường có thể
làm ở gia đình là: Giữ thức ăn ở nhiệt độ
thấp bằng cách cho vào tủ lạnh, phơi sấy
khô hoặc ướp muối.
Hoạt động 2:Thảo luận theo 5 nhóm
Mục tiêu: Biết những lưu ý khi sử dụng
và bảo quản thức ăn
- GV chia lớp thành nhóm, đặt tên cho các
nhóm theo thứ tự.
+ Nhóm: Phơi khô.
+ Nhóm: Ướp muối.
+ Nhóm: Ướp lạnh.
+ Nhóm: Đóng hộp.
+ Nhóm: Cô đặc với đường.
và yêu cầu HS thảo luận và trình bày theo
các câu hỏi sau vào giấy:
+ Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo
quản theo tên của nhóm ?
+ Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo
quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu

ở tên của nhóm ?

- Thảo luận:

+ Phơi khô, đóng hộp, ngâm nước mắm, ướp
lạnh bằng tủ lạnh.
+ Phơi khô và ướp bằng tủ lạnh, …
+ Giúp cho thức ăn để được lâu, không bị mất
chất dinh dưỡng và ôi thiu.
- Trình bày
- Nhận xét
- Lắng nghe, vỗ tay

- HS chia thành 5 đội và thảo luận:
*Nhóm: Phơi khô.
+Tên thức ăn: Cá, tôm, mực, củ cải, măng,
miến, bánh đa, mộc nhĩ, …
+Trước khi bảo quản cá, tôm, mực cần rửa
sạch, bỏ phần ruột; Các loại rau cần chọn loại
còn tươi, bỏ phần giập nát, úa, rửa sạch để ráo
nước và trước khi sử dụng cần rửa lại.
* Nhóm: Ướp muối.
+Tên thức ăn: Thịt, cá, tôm, cua, mực, …
+Trước khi bảo quản phải chọn loại còn tươi,
loại bỏ phần ruột; Trước khi sử dụng cần rửa
lại hoặc ngâm nước cho bớt mặn.
*Nhóm: Ướp lạnh.
+Tên thức ăn: Cá, thịt, tôm, cua, mực, các loại
rau, …
+Trước khi bảo quản phải chọn loại còn tươi,

rửa sạch, loại bỏ phần giập nát, hỏng, để ráo
nước.
*Nhóm: Đóng hộp.
+Tên thức ăn: Thịt, cá, tôm, …
+Trước khi bảo quản phải chọn loại còn tươi,
rửa sạch, loại bỏ ruột.
*Nhóm: Cô đặc với đường.
+Tên thức ăn: Mứt dâu, mứt nho, mứt cà rốt,
mứt khế, …


+Trước khi bảo quản phải chọn quả tươi,
không bị dập, nát, rửa sạch, để ráo nước.
- Gọi HS trình bày
- Hs trình bày
- Nhận xét, tuyên dương, kết: Trước khi - Lắng nghe, vỗ tay
đưa thức ăn vào bảo quản, phải chọn loại
còn tươi, loại bỏ phần giập, nát, úa, … sau
đó rửa sạch và để ráo nước.
Trước khi dùng để nấu nướng phải rửa
sạch. Nếu cần phải ngâm cho bớt mặn (đối
với loại ướp muối).
Hoạt động 3: Trò chơi “Ai đảm đang
nhất?”
Mục tiêu: Liên hệ thực tế về cách bảo
quản một số thức ăn mà gia đình mình áp
dụng.
- Gv mang các loại rau thật đã chuẩn bị và - Theo dõi
chậu nước.
- Yêu cầu mỗi tổ cử 2 bạn tham gia cuộc - Tham gia trò chơi

thi: Ai đảm đang nhất ? và 1 HS làm trọng
tài. Trong 7 phút các HS phải thực hiện
nhặt rau, rửa sạch để bảo quản. Bạn tổ nào
làm nhanh và đúng cách bảo quản thì tổ đó
thắng.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương
- Lắng nghe
Hoạt động nối tiếp:
- Hỏi: Nêu một số cách bảo quản thực - Trả lời: Cất vào tủ lạnh, phơi khô, ướp muối.
phẩm mà em biết.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Lắng nghe, vỗ tay
- Chuẩn bị tiết bài: Phòng một số bệnh do - Lắng nghe, thực hiện.
thiếu chất dinh dưỡng
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
******
Ngày soạn: 23/09/2017
Ngày dạy: 26/09/2017
Tiết 12: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I. Mục tiêu:
- Kể được một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
- Bước đầu hiểu được nguyên nhân và cách phòng chống một số bệnh do ăn thiếu chất dinh
dưỡng.
- Có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng
* GDHS PCBT: GD học sinh ăn uống đầy dủ các loại thức ăn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Hình vẽ trang 26, 27 SGK

- Học sinh: Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:


Hoạt động của giáo viên
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Một số cách bảo quản
thực phẩm.
- Hỏi:
+ Gia đình các em thường sử dụng những
cách nào để bảo quản thức ăn ?
+ Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích
gì ?
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1:Làm việc cả lớp
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm bên ngoài của
trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng và
người bị bệnh bướu cổ. Nêu được
nguyên nhân gây ra các bệnh kể trên.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang
26 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Người trong hình bị bệnh gì ?
+ Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh
mà người đó mắc phải ?
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, kết: Em bé ở hình 1 bị bệnh
suy dinh dưỡng, còi xương. Cơ thể rất gầy

và yếu, chỉ có da bọc xương. Đó là dấu
hiệu của bệnh suy dinh dưỡng suy kiệt.
Nguyên nhân là do em thiếu chất bột
đường, hoặc do bị các bệnh như: ỉa chảy,
thương hàn, kiết lị, … làm thiếu năng
lượng cung cấp cho cơ thể.
Cô ở hình 2 bị mắc bệnh bướu cổ. Cô bị u
tuyến giáp ở mặt trước cổ, nên hình thành
bướu cổ. Nguyên nhân là do ăn thiếu i-ốt.
Hoạt động 2:Thảo luận theo cặp
Mục tiêu: Nêu các nguyên nhân và cách
phòng chống bệnh do thiếu chất dinh
dưỡng.
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Yêu cầu HS đọc kỹ, thảo luận và hoàn
thành phiếu của mình trong 4 phút.
- Gọi HS chữa phiếu học tập.
- Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 3: Trò chơi “Em tập làm bác
sĩ”.

Hoạt động của học sinh
- Hát
- Trả lời:
+ Phơi khô và ướp bằng tủ lạnh, …
+ Giúp cho thức ăn để được lâu, không bị mất
chất dinh dưỡng và ôi thiu.
- Nhận xét
- Lắng nghe, vỗ tay
- Lắng nghe, nêu lại tựa

- Thảo luận:
- Quan sát, trả lời:
+ Hình 1: Bị suy dinh dưỡng. Cơ thể em bé rất
gầy, chân tay rất nhỏ.
+ Hình 2: Bị bệnh bướu cổ, cổ bị lồi to.
- Nhận xét
- Lắng nghe, vỗ tay

- Nhận PHT
- Thảo luận hoàn thành PBT
- Hs sửa chữa
- Lắng nghe, vỗ tay


Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã
học trong bài.
- GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi:3
HS tham gia trò chơi: 1 HS đóng vai bác
sĩ, 1 HS đóng vai người bệnh, 1 HS đóng
vai người nhà bệnh nhân.HS đóng vai
người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân nói
về dấu hiệu của bệnh.HS đóng vai bác sĩ sẽ
nói tên bệnh, nguyên nhân và cách đề
phòng.
- Cho 1 nhóm HS chơi thử. Ví dụ:
+ Bệnh nhân: Cháu chào bác ạ ! Cổ cháu
có 1 cục thịt nổi lên, cháu thấy khó thở và
mệt mỏi.
+ Bác sĩ: Cháu bị bệnh bướu cổ. Cháu ăn
thiếu i-ốt. Cháu phải chữa trị và đặc biệt

hàng ngày sử dụng muối i-ốt khi nấu ăn.
- Gọi các nhóm HS xung phong lên trình
bày trước lớp.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động nối tiếp:
- Hỏi:
+ Vì sao trẻ nhỏ lúc thường bị suy dinh
dưỡng ?

- Theo dõi

- Tham gia chơi thử

- Tham giatrò chơi
- Nhận xét
- Lắng nghe

- Trả lời:
+ Do cơ thể không được cung cấp đủ năng
lượng về chất đạm cũng như các chất khác để
đảm bảo cho cơ thể phát triển bình thường.
+ Cần theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ.
Nếu thấy 2 – 3 tháng liền không tăng cân cần
+ Làm thế nào để biết trẻ có bị suy dinh phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên
dưỡng hay không ?
nhân.
- Lắng nghe, vỗ tay
- Lắng nghe, thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương.

- Lắng nghe.
- Chuẩn bị tiết bài: Phòng bệnh béo phì
- Nhận xét tiết học.
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
******
Tuần 7
Ngày soạn: 27/09/2017
Ngày dạy: 02/10/2017
Tiết 13: PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
I. Mục tiêu:
- Nêu được dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
- Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng.
- Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì và vận động mọi người cùng phòng và chữa bệnh béo
phì.


* GDHS PCBT: GD học sinh ăn uống đầy đủ và điều độ các loại thức ăn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Hình vẽ trang 28, 29 SGK, phiếu ghi tình huống
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Phòng một số bệnh do thiếu
chất dinh dưỡng
- Hỏi:
- Trả lời:

+ Em hãy kể tên một số bệnh do ăn thiếu chất dinh + Suy dinh dưỡng, còi xương, bướu cổ,
dưỡng ?
quáng gà, …
+ Em hãy nêu cách đề phòng các bệnh do ăn thiếu + Ăn uống đủ lượng, đủ chất dinh
chất dinh dưỡng ?
dưỡng, đi kiểm tra sức khỏe định kì ...
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương
- Lắng nghe, vỗ tay
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài
- Lắng nghe, nêu lại tựa
Hoạt động 1:Làm việc cả lớp
Mục tiêu: Nhận dạng dấu hiệu và nêu tác hại
bệnh béo phì ở trẻ em.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Trả lời:
1/Dấu hiệu để phát hiện trẻ em bị béo phì là:
1/ a, c, d
a) Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú
và cằm.
b) Mặt to, hai má phúng phính.
c) Cân nặng trên 20% hay trên số cân trung bình
so với chiều cao và tuổi của bé.
d) Bị hụt hơi khi gắng sức.
2/ Khi còn nhỏ bị béo phì sẽ gặp những bất lợi là: 2/ d
a) Hay bị bạn bè chế giễu.
b) Lúc nhỏ đã bị béo phì thì dễ phát triển thành
béo phì khi lớn.

c) Khi lớn sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch, cao
huyết áp và rối loạn về khớp xương.
d) Tất cả các ý trên đều đúng.
3/ Béo phì có phải là bệnh không? Vì sao ?
3/ a
a) Có, vì béo phì liên quan đến các bệnh tim mạch,
cao huyết áp và rối loạn khớp xương.
b) Không, vì béo phì chỉ là tăng trọng lượng cơ
thể.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét
- Lắng nghe
Hoạt động 2:Thảo luận theo cặp
Mục tiêu: Nêu các nguyên nhân và cách phòng
bệnh béo phì.
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 28 SGK và thảo - Quan sát, thảo luận:


luận trả lời các câu hỏi:
+ Nguyên nhân gây bệnh béo phì là gì ?

+ Ăn quá nhiều chất dinh dưỡng, lười
vận động nên mỡ tích nhiều dưới da,
do bị rối loạn nội tiết.
+ Muốn phòng bệnh béo phì ta làm gì ?
+ Ăn uống hợp lí, thường xuyên vận
động, tập thể dục thể thao.
+ Cách chữa bệnh béo phì như thế nào ?
+ Điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp

lí, đi khám bác sĩ ngay, năng vận động,
thường xuyên tập thể dục thể thao.
- Gọi HS trình bày
- Trình bày
- Gọi HS nhận xét
- Hs sữa chữa
- Nhận xét, kết: Nguyên nhân gây béo phì chủ yếu - Lắng nghe
là do ăn quá nhiều sẽ kích thích sự sinh trưởng của
tế bào mỡ mà lại ít hoạt động nên mỡ trong cơ thể
tích tụ ngày càng nhiều. Khi đã bị béo phì cần xem
xét, cân đối lại chế độ ăn uống, đi khám bác sĩ
ngay để tìm đúng nguyên nhân để điều trị hoặc
nhận được lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hợp
lí, phải năng vận động, luyện tập thể dục thể thao.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm xử lý tình huống.
Mục tiêu: Nêu đựơc các ý kiến khi bị béo phì.
- GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ - Thảo luận xử lý tình huống
giấy ghi tình huống. Yêu cầu Hs thảo luận nhóm
trong 2 phút xử lí tình huống:
Tình huống 1: Em bé nhà Minh có dấu hiệu béo
phì nhưng rất thích ăn thịt và uống sữa. Nếu bạn là
Minh bạn sẽ làm gì?
Tình huống 2: Châu nặng hơn các người bạn cùng
tuổi 10kg. Những ngày ở trường Châu ăn bánh
ngọt và uống sữa. Nếu bạn là bạn của Châu bạn sẽ
làm gì ?
Tình huống 3: Nam rất béo nhưng những giờ thể
dục ở lớp em mệt nên không tham gia cùng các
bạn được. Nếu bạn là bạn của Nam bạn sẽ làm gì?
Tình huống 4: Nga có dấu hiệu béo phì nhưng rất

thích ăn quà vặt. Ngày nào đi học cũng mang theo
nhiều đồ ăn để ra chơi ăn. Nếu bạn là bạn của Nga
bạn sẽ làm gì?
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương, kết luận: Chúng ta cần - Lắng nghe
luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, vận động
mọi người cùng tham gia tích cực tránh bệnh béo
phì. Vì béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim,
mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, …
Hoạt động nối tiếp:
- Nêu ghi nhớ SGK.
- Đọc ghi nhớ
- Giáo dục HS ăn uống hợp lý để phòng bệnh béo - Lắng nghe, thực hiện.


×