Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tiểu luận chiếcCHIẾC ÁO BÀ BA DƯỚI CÁI NHÌN VĂN HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.15 KB, 26 trang )

CHIẾC ÁO BÀ BA
DƯỚI CÁI NHÌN VĂN HÓA


MỤC LỤC
DẪN NHẬP.........................................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................................2
3. Lịch sử nghiên cứu...........................................................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................4
NỘI DUNG..........................................................................................................................................5
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG..............................................................................................6
1.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................................................6
1.1.1. Nguồn gốc....................................................................................................................6
1.1.2. Áo bà ba xưa và nay qua lắng kính văn hóa................................................................6
1.1.2.1. Áo bà ba cổ điển.........................................................................................................6
1.1.2.2. Áo bà ba hiện đại ..............................................................................................6
1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................................7
1.2.1. Trong môi trường tự nhiên...........................................................................................7
1.2.2. Trong môi trường xã hội..............................................................................................7
Chương 2. CHIẾC ÁO BÀ BA DƯỚI CÁI NHÌN CỦA VĂN HÓA.................................................8
2.1................................................... Áo bà ba ứng phó với môi trường tự nhiên
..................................................................................................................................................8
2.1.1. Áo bà ba trang phục ứng phó với khí hậu nóng...........................................................8
2.1.2. Áo bà ba trang phục thích ứng với vùng sông nước....................................................9
2.2....................................................................................Áo bà ba ứng phó với môi trường xã hội
................................................................................................................................................10
2.2.1. Áo bà ba - sự giao thoa giữa các nên văn hóa............................................................10
2.2.2. Áo bà ba - sự hòa nhịp cùng với đà tiến của xã hội và con người.............................11
2.2.3. Áo bà ba - “Truyền thống” ngày nay.........................................................................11
2.3............................................................. Áo bà ba trong văn hóa nhận thức


................................................................................................................................................12
2.4....................................................... Áo bà ba trong với đời sống cộng đồng
................................................................................................................................................13
2.4.1. Màu sắc......................................................................................................................13
2.4.2. Nút..............................................................................................................................14
2.4.3. Kết cấu.......................................................................................................................14
2.4.4. Giá trị biểu tượng.......................................................................................................15
2.4.5. Giá trị lịch sử.............................................................................................................15
Chương 3. NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ CHIẾC ÁO BÀ BA............................................................15
KẾT LUẬN........................................................................................................................................16
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................................19



DẪN NHẬP
Trần Ngọc Thêm, một nhà văn hóa lớn của Việt Nam có một định nghĩa
về văn hóa rất tiêu biểu: “Văn hóa là một hệ thống giá trị, mang tính biểu tượng
do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.
Theo định nghĩa trên, khi nhìn vào cuộc sống, ta nhận ra rằng, trong từng
sự vật, hiện tượng luôn biểu hiện một nét văn hóa. Đất nước Việt Nam của
chúng ta có một hệ thống văn hóa rất phong phú và đa dạng: từ văn hóa dân tộc
đến văn hóa từng vùng miền, làng xã đến con người văn hóa… Văn hóa biểu
hiện từ các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên cũng như do bàn tay con người làm
nên. Trong sự phong phú và đa dạng ấy, khi nghiên cứu về văn hóa, nhóm xin
dừng lại để tìm hiểu những nét đặc sắc của văn hóa trong chiếc áo bà bà của
người phụ nữ Việt Nam, mà đặc trưng cho phụ nữ miền Tây Nam Bộ.
1. Lý do chọn đề tài
Hình ảnh chiếc áo bà bà là một hình ảnh đẹp trong nét văn hóa người dân
Việt Nam nói chung và người dân Nam Bộ nói riêng. Nhưng trong thời kỳ hội

nhập văn hóa thế giới, hình ảnh chiếc áo bà ba đã mất dần vị thế của nó. Người
trẻ hôm nay dần quên rằng chiếc áo bà ba là một trong những trang phục truyền
thống của dân tộc Việt. Với sự hiếu tri, chúng tôi mong muốn biết được phần
nào đó về nét truyền thống và vai trò của chiếc áo bà ba trong của sống của con
người Việt nam. Chiếc áo đã trở thành biểu tượng của người Nam Bộ như thế
nào? Tại sao chiếc áo lại được ưa chuộng và vai trò của nó trong cuộc sống?
2. Mục đích nghiên cứu
Ngày này, có nhiều bạn trẻ sẽ không hình dung được chiếc áo bà ba như
thế nào? Ngược lại họ lại biết rất rõ về những trang phục tây phương ( áo sơ mi,
áo veston, đầm,….). Qua đề tài này, chúng tôi muốn góp một phần nào đó
không chỉ giúp người trẻ mà còn cho tất cả những ai quan tâm hiểu, trân trọng
và tự hào về chiếc áo bà ba, một trang phục truyền thống giản dị, khiêm tốn


nhưng nó luôn có một vẻ đẹp đằm thắm, duyên dáng phù hợp với quan điểm
sống của người Việt luôn đề cao sự chân chất, hiền hòa và nền nã.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nét đẹp dịu dàng, giản dị và duyên dáng của chiếc áo bà ba đã đi vào
những áng thơ ca, những điệu hát câu hò, tạo nên dấu ấn đặc sắc nhưng thân
quen trong nếp sống thôn quê, miệt vườn. Nếu phụ nữ đất Bắc có chiếc áo tứ
thân, chiếc khăn mỏ quạ, phụ nữ Huế có tà áo dài thướt tha đậm màu tím Huế,
thì phụ nữ Nam Bộ có chiếc áo bà ba với chiếc nón lá và chiếc khăn rằn. Bộ ba
phụ kiện này đã đi kèm với nhau trở thành nét biểu trưng cho vẻ đẹp tâm hồn
thanh cao cũng như nét đẹp dịu dàng và đằm thắm của phụ nữ Nam Bộ.
Tác giả Thùy Trang, trong bài Áo bà ba, nón lá, khăn rằn nói sao cho
thỏa những lời nhớ thương, quan điểm: “Không biết từ bao giờ, hình ảnh của
chiếc áo bà ba, nón lá trở nên quen thuộc và thân thương trong lòng người Nam
Bộ. Nó không chỉ tô thêm vẻ đẹp vốn hiền hòa, mộc mạc, chân quê của những
cô gái miền Tây mà còn là trang phục “biểu tượng” của người vùng đồng bằng
sông nước này, không phân biệt nam hay nữ, giàu hay nghèo. Có được sự phổ

biến ấy bởi tính tiện dụng mà khó có những trang phục nào thay thế được. Tất
cả đã tạo nên bức tranh quê hương Nam Bộ vừa thân thương, vừa gần gũi và
đẹp đẽ biết bao”.
Tác giả Nguyên Phương với bài Chiếc áo bà ba – niềm tự hào của phụ
nữ Nam Bộ, mô tả: “Áo bà ba, nón lá và khăn rằn, bộ ba phụ kiện này đi kèm
với nhau trở thành nét biểu trưng cho vẻ đẹp tâm hồn thanh cao cũng như nét
đẹp dịu dàng và đằm thắm của phụ nữ Nam bộ. Áo bà ba vốn là áo không cổ.
Thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở
giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống. Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai
bên hông. Áo có độ dài trùm qua mông, gần như bó sát thân làm tôn lên những
đường cong tuyệt mỹ của cơ thể người phụ nữ. Cư dân Đồng bằng sông Cửu
Long sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trong điều kiện thời tiết hai mùa mưa
nắng rõ rệt màu sắc trong trang phục của người dân Đồng bằng sông Cửu Long


ngày xưa thường chọn gam màu chủ đạo là màu đen, nâu sậm, ít khi mặc màu
trắng, trừ khi đám tiệc, lễ hội. Ngày xưa, để nhuộm vải, người ta dùng lá bàng,
vỏ trâm bầu, trái mặc nưa... làm nguyên liệu”.
Trong cuốn Văn minh miệt vườn, tác giả Sơn Nam cho rằng: “Ở miệt
vườn, kiểu quần áo bà ba là tiện lợi nhất, đồng thời quần áo bà ba cũng tiêu biểu
cho sự trang nghiêm trong giới trung lưu... Áo bà ba gọn gàng, cởi ra mặc vào
dễ dàng, giúp con người đi đứng khoan thai, ít câu thúc”. Theo nhà văn Sơn
Nam thì “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền
Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba”.
Còn theo tác giả Nguyễn Ngọc Thơ trong tác phẩm: Có một dấu ấn
Baba-Nyonya trong văn hóa Việt Nam cho rằng: “Chiếc áo bà ba Nam Bộ là sản
phẩm được du nhập và bản địa hóa từ chiếc áo đặc trưng của người phụ nữ
Baba-Nyonya vùng Penang (Malaysia).Văn hóa Baba-Nyonya hình thành từ sự
kết hợp hài hòa giữa văn hóa Malaysia bản địa và văn hóa Nam Trung Hoa do
các di dân người Hoa mang đến từ các thế kỷ 16, 17, 18 cho đến nay”.

Tóm lại, có rất nhiều quan điểm về nguồn gốc và lịch sử về chiếc áo bà
ba. Trải qua nhiều năm tháng, chiếc áo bà ba đã nhiều lần được cách tân cho
phù hợp với sự vận động của cơ thể người mặc cũng như do sự thay đổi về tư
duy thời trang. Chiếc áo bà ba truyền thống được các nhà thời trang cải tiến, vừa
dân tộc, vừa đẹp và hiện đại hơn. Nếu từ ban đầu, chiếc áo bà ba chủ yếu theo
chân nông dân ra đồng, được may đơn giản cổ tròn, xẻ hông, thân liền với tay,
tay dài và rộng, vạt trước có thêm hai túi to để có thể đựng những vật dụng nhỏ,
cần thiết; hay là trang phục của những cô gái con nhà khá giả, thì đến những
năm 1960 -1970, chiếc áo này đã được phụ nữ thành thị cải tiến. Áo bà ba nay
không còn rộng như xưa và có chít eo, nhưng có tay raglan, bỏ hai túi trước để
thân áo nhẹ nhàng, mềm mại hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính là dựa trên chùm 4 đặc trưng. Trong phần
nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng chủ yếu lý luận về “loại hình văn


hóa” của Trần Ngọc Thêm. Theo đó, khi vận dụng lý luận này, tác giả đã căn cứ
theo nguồn gốc có thể gọi các nền “văn hóa gốc nông nghiệp” và các nền “văn
hóa gốc du mục”. Khi căn cứ theo tính chất, có thể gọi là các nền “văn hóa
trọng tĩnh” và “trọng động”. Điển hình cho loại trọng tĩnh (gốc nông nghiệp) là
các nền văn hóa phương Đông; còn điển hình cho loại trong động (gốc du mục)
là các nền văn hóa phương Tây.
Từ quan niệm về hai loại hình văn hóa gốc nông nghiệp và gốc du mục,
nhà văn hóa Trần Ngọc Thêm đã đưa ra các đặc trưng của hai loại hình văn hóa.
Các đặc trưng này thể hiện trong bốn lĩnh vực:
+ Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên.
+ Văn hoá nhận thức.
+ Văn hoá tổ chức đời sống cộng đồng.
+ Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội.
Theo phương pháp nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Thêm, khi xét theo

chùm các đặc trưng văn hóa, ta dễ dàng nhận ra bốn yếu tố căn bản làm nên nét
văn hóa của chiếc áo bà ba. Do đó, nhóm sẽ trình bày chiếc áo bà ba theo chùm
bốn đặc trưng nêu trên.


Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Nguồn gốc
Có một số giả thiết cho rằng:
* Áo bà ba xuất hiện đầu tiên ở Nam bộ vào thời Nhà Hậu Lê.
* Áo bà ba xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 19, được Trương Vĩnh Ký cách
tân từ áo của người dân đảo Pénang (người Malaysia gốc Hoa) cho phù hợp với
người Việt.
Áo bà ba xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 19, được Trương Vĩnh Ký cách tân
từ áo của người dân đảo Pénang (người Malaysia gốc Hoa).
* Theo nhà văn Sơn Nam thì “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa.
Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu
áo của người Bà Ba”. Một quan niệm khác lại cho rằng “Có thể áo bà ba ảnh
hưởng, cách tân từ áo lá và áo xá xẩu may bằng vải buồm đen của người Hoa
lao động, là kiểu áo cứng, xẻ giữa, cài nút thắt... Phải chăng do thời tiết quanh
năm nóng bức, họ bỏ luôn chiếc cổ thấp của áo lá và áo xá xẩu, mang thêm áo
quanh chân cổ cho chắc. Áo xẻ giữa thay vì cài nút thắt đã được làm khuy, cài
nút nhựa do ảnh hưởng phương Tây”.
1.1.2. Áo bà ba xưa và nay qua lăng kính văn hoá
1.1.2.1. Áo bà ba cổ điển
Người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long ngày xưa thường vận bộ bà
ba đen đi đồng, bởi nó vừa sạch, vừa dễ giặt giũ. Vải may là loại vải một, vải ú,
vải sơn đầm... rất mau khô sau khi giặt. Bên cạnh đó, chiếc áo bà ba được xẻ ở
hai bên hông làm cho người mặc cảm thấy thoải mái, gần vạt áo có thêm hai túi
to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền

bạc... Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam
lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi. Riêng lúc
đi chơi, họ thường chọn màu sắc nhẹ hơn như màu trắng, màu xám tro. Còn các


cô, các bà thì chọn màu mạ non, xanh lơ nhạt... với chất liệu vải đắt tiền hơn
như the, lụa..
1.1.2.2. Áo bà ba hiện đại
Sau này, nhất là ở thời kỳ những năm 1960-1970, áo bà ba truyền thống
được phụ nữ thành thị cải tiến, vừa dân tộc, vừa đẹp và hiện đại hơn. Áo dài bà
ba hiện nay không thẳng và rộng như xưa, mà được may hẹp, nhấn thêm eo
bụng, eo ngực cho ôm sát lấy thân hình. Ngoài ra, người ta còn sáng tạo các
kiểu chắp vai, cổ tay, cửa tay, riêng các kiểu bâu (cổ) lá sen, cánh én, đan tôn...
là được tiếp thu từ kiểu y phục nước ngoài. Các kiểu ráp tay cũng được cải tiến.
Từ kiểu may áo cánh xưa, liền thân với tay, người ta nghĩ tới cách ráp tay rời ở
bờ tay áo. Trong những năm 1970, thành thị miền Nam phổ biến kiểu ráp tay
raglan, đã tạo nên vẻ đẹp hiện đại cho chiếc áo dài bà ba truyền thống. Với kiểu
vai raglan này, hai thân áo trước và sau tách rời khỏi vai và tay áo, trong khi tay
và áo lại liền từ cổ tới nách. Bà ba vai raglan chỉ cần may khít, vừa vặn với eo
lưng, không quá thắt như kiểu áo trước đó. Tay áo dài hơn nhưng hơi loe, có khi
người ta bỏ cả hai túi ở vạt trước để tạo cho thân áo nhẹ nhõm, mềm mại hơn.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Chiếc áo với chức năng chính là để che lấp đi những phần cơ thể đáng
phải che và tạo dáng, tạo nên cái đẹp cho người mặc. Áo bà ba cũng vậy, nó
cũng có chức năng như những chiếc áo nói chung. Bên cạnh đó, chúng ta còn
thấy nơi chiếc áo bà ba một nét duyên thắm của con người nói chung và của
người phụ nữ nói riêng. Nét duyên đó được thể hiện qua khả năng thích ứng của
con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
1.2.1. Trong môi trường tự nhiên
Đất nước Việt Nam, theo phân chia địa lý, thì nằm gọn trong vành đai ôn

đới. Nhưng do hình dáng đặc biệt của nước ta, kéo dài từ Bắc vào Nam theo
hình chữ S, nên mặc dù nằm trong vành đai ôn đới nhưng miền Nam của chúng
ta vẫn bị ảnh hưởng nhiều của khí hậu nhiệt đới gió mùa.


Với khí hậu như vậy, chiếc áo bà ba là một phương tiện ăn mặc rất hữu
hiệu của con người phương Nam. Do được làm bằng chất liệu mền, mát nên khi
khoác chiếc áo bà ba trên người ta vẫn không cảm thấy nóng bức, khó chịu.
Với gam màu chủ đạo là đen, nâu, chiếc áo bà ba rất thuận lợi cho bà con
nông dân trong việc đồng áng vì nó vừa sạch sẽ vừa dễ giặt giũ. Bên cạnh đó,
cấu tạo của chiếc áo cũng phù hợp với việc lao động của người dân. Đó là hai
túi ở hai vạt áo trước thích hợp với việc để một số dụng cụ nhỏ mà khi cúi
người vẫn không rơi; tà áo xẻ vừa phải để khi gió thổi mạnh cũng không bị lộ
những phần cần che của cơ thể.
1.2.2. Trong môi trường xã hội
Chiếc áo bà ba có một ý nghĩa biểu tượng rất sâu sắc. Khi nói đến áo bà
ba là chúng ta dễ dàng liên tưởng đến người phụ nữ Nam Bộ. Bên cạnh đó, màu
sắc chủ đạo của chiếc áo bà ba cũng nói lên tính chất, bản tính của người nông
dân. Màu đen là màu của thùy mị, kín đáo, giản dị; màu nâu là màu của của hiền
hòa, thanh bần và thanh thoát. Và kết cấu, chất liệu của chiếc áo cũng thể hiện
một cái gì đó rất đỗi giản dị và bình dân. Như vậy, khi mặc trên người tấm áo bà
ba người mặc ngụ ý muốn nói lên bản chất cần cù, lương thiện, “một nắng hai
sương” của người nông dân.
Nét đặc sắc tiếp nữa của chiếc áo bà ba là bốn chiếc cúc tượng trương cho
công, dung, ngôn, hạnh của người phụ nữ. Khi mỗi người người phụ nữ mặc lên
mình chiếc áo này sẽ ý thức được thân phận phụ nữ của mình mà có những cư
xử phù hợp.
Như vậy, qua chức năng của chiếc áo bà ba thể hiện trong thích ứng với
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, chúng ta thấy rằng chiếc áo bà ba có
ý nghĩa quan trọng trong đời sống hang ngày. Nó không chỉ là chiếc áo che thân

mà còn là nét văn hóa ứng xử với thiên nhiên, là những ý nghĩa biểu tượng của
con người khi khoác nó trên mình. Chính vì vậy, người dân Việt cần có ý thức
giữ gìn và bảo tồn vẻ đẹp duyên dáng của chiếc áo bà ba.


Chương 2. CHIẾC ÁO BÀ BA DƯỚI CÁI NHÌN CỦA VĂN HÓA
2.1. ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Người dân Việt Nam có khả năng thích ứng rất tốt. Khả năng thích ứng
đó giúp con người có thể sống hòa hợp với thiên nhiên một cách dễ dàng, cho
dù thiên nhiên có thuận lợi hay khắc nghiệt đi chăng nữa. Trong hình ảnh chiếc
áo bà ba cũng vậy, nó thể hiện khả năng ứng xử với tự nhiên một cách tài tình
của con người Việt Nam. Đó là làm thế nào để chiếc áo Bà ba thực sự hữu ích
trong môi trường tự nhiên của Việt Nam nói chung và vùng Nam Bộ nói riêng.
2.1.1. Chất liệu may áo bà ba, thể hiện nét văn hoá tận dụng
Người việt Nam nói chung và người Nam bộ nói riêng thường sử dụng
các chất liệu có sẵn trong tự nhiên mang đậm dấu ấn nông nghiệp. Do đặc điểm
khí hậu miền Tây Nam Bộ thường xuyên có nắng nóng nên trang phục của phụ
nữ các dân tộc ở đây cũng phải phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện trong
lao động và sản xuất. Miền nam khí hậu nóng ẩm quanh năm với hai mùa mưa
nắng đi về, nên vải để may áo bà ba luôn là loại vải mềm, mát, nhằm giúp người
mặc cảm thấy thoải mái, mát mẻ ngay trong những ngày nắng nóng gay gắt. Vải
may áo bà ba thường là loại vải một, vải ú, vải sơn đầm... và còn có vải Xiêm
ngoại nhập, rất mau khô sau khi giặt. Ngoài ra, vải tơ tằm, the lụa là một chất
liệu được ưa chuộng ( vì nghề trồng dâu nuôi tằm cũng là nghề phổ biến của
Việt Nam) để may áo bà ba để khi đi chơi, lễ tết. Mặt khác, người dân nam bộ
đã tận dụng lá bàng, vỏ cây đà, cây cóc… là những loại cây khá phổ biến trong
vùng để nhuộm áo.
2.1.2. Màu sắc của áo bà ba, một nét văn hoá thích ứng với vùng sông nước.



Miền Tây Nam Bộ là một phận của
châu thổ sông Mêkông có diện tích
39.734 km2. Bề mặt của lãnh thổ gần
như chỉ là sông nước và ruộng lúa, vì
vậy từ bao đời nay giao thông đường
thủy là giải pháp đi lại của người dân
nơi đây. Các loại hình giao thông
bằng xuồng, thuyền, bè, phà đã phát
triển rất đa dạng và phong phú. Cuộc sống của người dân ở đây hầu như quanh
năm gắn bó với sông nước, suốt ngày phải chèo ghe, bơi xuồng, lội đồng, tát
mương, tát đìa, cắm câu, giăng lưới... nên áo quần rất mau mục. Để thích ứng
với hoàn cảnh phức tạp đó, người dân đã chọn những loại vải dày nhuộm đen để
mặc cho chắc, cho bền.
Nếu như màu sắc trang phục truyền thống ở miền Bắc là màu nầu, gụ (màu đất)
thì ở Nam Bộ, màu sắc chủ đạo là màu đen. Màu đen là màu phổ biến, cũng
mang tính chất đặc trưng và đồng nhất trên trang phục của cả bốn tộc người lớn
ở Nam Bộ (Kinh, Hoa, Khơ-me, Chăm). Người Việt ở Trung Bộ khi mới vào
Nam Bộ khẩn hoang thường mặc y phục nhuộm màu nâu và màu chàm. Đó
cũng là hai màu y phục phổ biến của cư dân vùng đồng bằng và vùng núi rừng
Bắc Bộ. Sở dĩ các cư dân ở Nam bộ chọn màu đen vì nó phù hợp với điều kiện
lao động, sinh hoạt vất vả và nhọc nhằn do môi sinh, thổ nhưỡng ở đây vốn
nhiều “phèn chua, nước mặn”, không màu sắc nào ngoài màu đen có thể chịu
được.
Chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi
làm, đi chợ, đi chơi. Riêng lúc đi chơi, họ thường chọn màu sắc nhẹ hơn như
màu trắng, màu xám tro. Còn các cô, các bà thì chọn màu mạ non, xanh lơ
nhạt... với chất liệu vải đắt tiền hơn như the, lụa..


2.1.3. Kiểu dáng áo bà ba được thiết kế để ứng phó với khí hậu nóng

Chiếc áo bà ba được may tương đối rộng, xẻ ở hai bên hông làm cho người mặc
cảm thấy mát mẻ, thoải mái, phù hợp khí hậu nóng miền Nam bộ. Áo bà ba rất
dễ may, tiện vì đường may đơn giản, lại được thiết kế có túi 2 bên để chứa đồ.
Bộ quần áo bà ba có thể mặc đi lao động ngoài đồng, chèo ghe, mặc ở trong
nhà, cả ở nơi đông người. Một số bà con nông dân, nhất là những người đứng
tuổi, các cụ già thường mặc bộ bà ba trắng trong những ngày Tết, ngày lễ, trong
khi tiếp khách và có xu hướng dùng nó để thay thế chiếc áo dài đen cùng khăn
đóng đang trở thành cổ lỗ và phiền phức.
Sau này, nhất là ở thời kỳ những năm 1960-1970, áo bà ba truyền thống được
phụ nữ thành thị cải tiến, vừa dân tộc, vừa đẹp và hiện đại hơn. Áo dài bà ba
hiện nay không thẳng và rộng như xưa, mà được may hẹp, nhấn thêm eo bụng,
eo ngực cho ôm sát lấy thân hình. Ngoài ra, người ta còn sáng tạo các kiểu chắp
vai, cổ tay, cửa tay, riêng các kiểu bâu (cổ) lá sen, cánh én, đan tôn... là được
tiếp thu từ kiểu y phục nước ngoài. Các kiểu ráp tay cũng được cải tiến. Từ kiểu
may áo cánh xưa, liền thân với tay, người ta nghĩ tới cách ráp tay rời ở bờ tay
áo. Trong những năm 1970, thành thị miền Nam phổ biến kiểu ráp tay raglan, đã
tạo nên vẻ đẹp hiện đại cho chiếc áo dài bà ba truyền thống. Với kiểu vải raglan
này, hai thân áo trước và sau tách rời khỏi vai và tay áo, trong khi tay và áo lại
liền từ cổ tới nách. Bà ba vai raglan chỉ cần may khít, vừa vặn với eo lưng,
không quá thắt như kiểu áo trước đó. Tay áo dài hơn nhưng hơi loe, có khi
người ta bỏ cả hai túi ở vạt trước để tạo cho thân áo nhẹ nhõm, mềm mại hơn.
2.2 ÁO BÀ BA ỨNG PHÓ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
Đối với con người, văn hóa tận dụng cũng như đối phó với môi trường tự
nhiên dường như là tất yếu cho sự tồn tại và phát triển, vì con người sống trong,
sống cùng và sống với tự nhiên. Thế nhưng, đâu thể chỉ dừng lại ở đó, vì con
người còn mang nơi mình một xã hội tính. Xã hội tính ấy lại đâu chỉ riêng là
những sự tương tác giữa các cá nhân trong cùng một cộng đồng, bởi nó còn


vươn ra bên ngoài ranh giới từng cá thể, từng cộng đồng, từng dân tộc và kể cả

từng chủng tộc nữa. Những sự tương tác ấy chính là những sự tương tác giữa
các cộng đồng, giữa các quốc gia, các dân tộc và kể cả là các chủng tộc.Rồi
cũng chính từ những sự tương tác đó sẽ làm nảy sinh một nét văn hóa mới, đó là
nét văn hóa dung hợp.Và chiếc áo bà ba cũng không là ngoại lệ.
2.2.1. Áo bà ba – Sự giao thoa giữa các nền văn hóa
Nhìn lại lược sử chiếc áo bà ba, có lẽ nhiều người sẽ không khỏi hụt hẫng
và đau đáu trong lòng khi biết được chẳng hề có một tài liệu nào chắc chắn nói
về nguồn gốc và lịch sử hình thành nên nó. Có chăng cũng chỉ là những giả thiết
được đặt ra từ sự quan sát vẻ bề ngoài của nó mà thôi.Thế nhưng, ta cũng không
thể phủ nhận những giả thiết đó.Vì thực tế, nó có phần rất giống với những
chiếc áo từ một số vùng miền vàdân tộc láng giềng.
Chiếc áo khẩu mà người dân Bắc bộ ngày xưa vẫnmặc thường là chiếc
áo giống với chiếc áo bà ba hơn cả. Và đã có nhiều người cho rằng nó là một
nhưng được gọi tên khác nhau từ những vùng miền khác nhau.Điều này không
phải là vô lý vì giữa chiếc áo khẩu và chiếc áo bà ba dường như chẳng có gì là
khác biệt từ hình dạng cho đến kết cấu ngoại trừ tên gọi mà thôi.
Còn nhà văn Sơn Nam thì đồng thuận với giả thiết cho rằng chiếc áo bà
ba là chiếc áo được cách tân từ chiếc áo truyền thống của người Ba Ba (gốc
Hoa) sống trên đảo Pénang, Malaisia, mà tác giả của sự cách tân này chính là
Trương Vĩnh Ký.
Rồi từ sự ứng phó với môi trường tự nhiên và sự tiện dụng trong đời sống
sinh hoạt và lao động, người ta còn đưa ra giả thiết cho rằng áo bà ba là sự cách
điệu từ chiếc áo dài truyền thống. Áo dài là chiếc áo truyền thống của người
Việt Nam, nhưng nó không thật sự tiện dụng cho công việc lao động cũng như
sinh hoạt hằng ngày thì việc cải tiến nó cho phù hợp là chuyện đương nhiên
phải xảy ra.


Ngoài ra, áo bà ba con có thể là sự đơn giản hóa từ chiếc áo tứ thân của
người Miền Bắc.Vì nếu cắt ngắn các vạt của chiếc áo tứ thân đi, ta sẽ thấy phần

nào hình dáng của chiếc áo bà ba hiện lên nơi đó.
Song, dẫu nói thế nào thì chiếc áo bà ba vẫn giữ cho mình cái dáng vẻ và
thế đứng riêng từ những chiếc áo của những dân tộc và các vùng miền kia, tuy
nó có thể là sự kết tinh từ những sự giao thoa và tương tác từ các nền văn hóa
ấy.
2.2.2. Áo bà ba – Sự hòa nhịp cùng với đà tiến của xã hội và con người
Nét văn hóa dung hợp nơi chiếc áo bà ba đã thực sự lộ diện qua đôi nét
lượt sử về những giả thiết được đặt ra cho sự hình thành của nó. Không những
vậy, sự dung hợp kia còn thể hiện ở sự hội nhập với xu hướng thời đại và nhận
thức của con người. Từ chiếc áo của người nông dân miệt đồng bằng sông nước
chỉ với hai màu nâu, đen; được may từ các loại vải: vải một, vải ú, vải sơn đầm;
mặc cho cả khi đi làm, đi chợ, lẫn khi đi chơi, thì theo thời gian, áo bà ba đã
được thay đổi với sự đa dạng của các chất liệu thêm vào: the, lụa, gấm…; màu
sắc nhẹ và sáng hơn: trắng, xám tro, mạ non, xanh lơ…; thân áo cũng không
còn thẳng và rộng như trước, thay vào đó là may hẹp, nhấn thêm phần eo và
ngực ôm sát vào người. Những sự thay đổi này cũng chịu sự tác động không
nhỏ từ mục đích của việc sử dụng: thể hiện giai cấp, các sinh hoạt văn hóa giải
trí, thời trang, dạo phố…Thật, để được đón nhận, áo bà ba đã phải đi bước trước
trong việc đón nhận những nhu cầu và đòi hỏi của cả môi trường lẫn đối tượng
sử dụng.
2.2.3. Áo bà ba – “Truyền thống” ngày nay
Như một quy luật bất thành văn cho mọi sự phát triển, áo bà ba một thời
thịnh vượng thì cũng phải đến lúc tuột dộc để tìm cho mình một thế đứng an
toàn.
Xu hướng hội nhập và phát triển của thời đại kéo theo những hệ quả tất
yếu, làm cho chiếc áo bà ba dường như cũng bị đẩy vào “tuổi xế chiều” của nó.
Bởi, ngày nay, có vẻ như không còn nhìn thấy bóng dáng của chiếc áo bà ba đây


đó, mà chỉ thấy nhan nhản của những váy đầm ngắn dài, những quần tây – áo

sơmi, hay quần jean – áo pull…Thật, đó có phải là một điềm báo cho ngày ra đi
của “cụ già” luống tuổi lạc hậu và lỗi thời theo xã hội hiện đại. Chiếc áo bà ba
đã không còn được thịnh hành ngày nay nữa, nhưng nó cũng không đồng nghĩa
với việc đánh mất đi hình ảnh của mình trong lòng người dân Việt. Bởi từ lâu,
nó đã không còn đơn thuần chỉ là một chiếc áo mỏng manh dùng để che thân,
mà đã trở thành hồn con người, hồn dân tộc Việt. Nhắc đến áo bà ba là nhắc đến
con người Việt cùng những đức tính được ẩn chứa trong nó. Do đó, nó đâu cần
bon chen, đâu cần cạnh tranh vì nó đã nghiễm nhiên trở thành chiếc áo “truyền
thống” ngày nay.
2.3. ÁO BÀ BA TRONG VĂN HÓA NHẬN THỨC
Mỗi một chi tiết nhỏ của chiếc áo đã được người dân Nam Bộ để ý tới khi
họ may và mặc chiếc áo. Tất cả những chi tiết đó đều nói lên được ý nghĩa sâu
sắc khi họ mang trên mình chiếc áo do chính mình làm ra, đặc biệt đối với
người phụ nữ. Nếu chỉ xét chiếc áo bà ba như là một loại trang phục để mặc của
người dân Nam Bộ xưa và nay thì chúng ta sẽ không nhận thấy được ý nghĩa
của từng chi tiết nhỏ mà người dân muốn gửi gắm. Nhưng dưới cái nhìn của văn
hóa nhận thức, chúng ta sẽ thấy được ý nghĩa cao đẹp hiện lên trên chiếc áo.
Điều đó càng thể hiện rõ hơn khi được nhìn thấy chiếc áo trên người phụ nữ.
Chiếc áo bà ba, cái mà chúng ta chỉ cho là một loại trang phục, đã không còn
đơn thuần là một trang phục để mặc như bao loại khác mà nó là một tác phẩm
mang đậm nét nghệ thuật nhân bản và lương tri con người. Từng chiếc nút, màu
sắc, túi áo, tà áo đều nói lên được một ý nghĩa mang tính giáo dục và nhân bản
trong đó. Mỗi màu sắc truyền thống thể hiện lòng yêu quê hương, yêu cuộc
sống và thái độ gìn giữ non sống gấm vóc nước nhà. Như thế, nếu không biết
được ý nghĩa sâu sắc đó, người mặc áo cũng chỉ biết là dùng để che thân mà
thôi.
Qua hình ảnh chiếc áo bà ba, chúng ta nhận thấy rằng: cha ông chúng ta
ngày xưa rất trọng chữ “Nhân”. Chữ Nhân thể hiện mỗi cử chỉ, hành động thậm



chí ngay cả trang phục của mình, mỗi người cũng luôn muốn nhắc nhở phải
sống sao cho đúng nghĩa là một con người với lương tri và tâm hồn Việt Nam.
Con người Việt Nam vốn mang trên mình nhiều đức tính rất giản dị, bình dân,
chất phác, thật thà và hiền hậu. Qua lời ăn tiếng nói và phong cách trang phục,
họ luôn thể hiện bản chất con người thật của mình. Như thế, chúng ta càng nhận
thấy rõ hơn về nét đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam nói chung và người
dân Nam bộ nói riêng. Dù thời gian có trôi đi, người dân nơi đây vẫn luôn giữ
cho mình nét đẹp truyền thống của giống nòi để lại. Màu sắc chiếc áo có thể
phai dần theo năm tháng, nhưng lòng người sẽ còn mãi mãi là nét đẹp thủy
chung, chân chất một niềm tin yêu và hy vọng.
Tuy nhiên, liệu con cháu mình mai sau có còn giữ được những lời dạy
của cha ông hay không, những nét đẹp tinh nguyên ấy có còn lưu mãi trong thế
hệ tương lâi hay không? Đó vẫn là một nỗi niềm không bao giờ nguôi của tất cả
mọi thế hệ đàn anh đi trước. Thời thế thay đổi kéo theo lòng người cũng đổi
thay, quan điểm về cuộc sống và lối sống cũng ngày càng phức tạp. Điều đó nói
lên rằng, vẻ đẹp vốn có của người phụ nữ qua chiếc áo bà ba đã và đang biến
chuyển theo chiều dài năm tháng. Quan điểm Nho giáo ngày xưa về người phụ
nữ đã dần đi vào quên lãng, thay vào đó là một lối sống hiện đại và thực dụng
hơn. Chiếc áo bà ba giản dị, đơn sơn đã bị biến tấu theo “muôn hình vạn trạng”
dưới bàn tay của các nhà thiết kế thời hiện đại. Từ màu sắc, hình dáng đến các
chi tiết nhỏ như số nút áo, túi phía trước, vạt áo đã bị thay đổi theo cách nhìn
mới của con người thời nay.
2.4. ÁO BÀ BA TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG
Với hệ thống sông ngòi chằng chịt và thời tiết hai mùa mưa nắng, con
người miền Tây Nam Bộ đã chọn chiếc áo bà ba với chất liệu thoáng mát, kết
cấu gọn gàng để phù hợp trong sinh hoạt và lao động.Áo bà ba Nam Bộ là bộ
trang phục đơn giản nhất. Sự khiêm tốn này phù hợp với quan điểm sống của
người Việt luôn đề cao sự giản dị, nền nã. Nét giản dị, chân thật này được thể
hiện qua chất liệu vải, màu sắc, kết cấu.



2.4.1. Màu sắc
Khi tìm hiểu chiếc áo bà ba dưới cái nhìn của văn hóa nhận thức, chúng
ta cần phải có một cái nhìn cụ thể về vấn đề này trong tâm thức của người dân
Nam Bộ. Trước hết, xét đến màu của chiếc áo thì chúng ta thấy, chiếc áo bà ba
có 2 màu đặc trưng: Đen và nâu. Màu sắc của áo được dựa trên quan niệm của
Nho Giáo. Màu đen của áo nói lên sự giản dị, kín đáo và thùy mị. Màu đen cũng
nói lên được thân phận của người nông dân “chân lấm tay bùn”, quanh năm
“bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Ngoài ra, màu đen được dùng để che lấp
cái xấu, cái tế nhị của con người. Chính vì thế, màu đen được chọn làm màu của
chiếc áo với mục địch là che đi những gì cần phải kín đáo của người phụ nữ. Đó
cũng là nét đẹp của người nội trợ trong gia đình, mặc áo đen không sợ than nồi
làm hoen ố.
Bên cạnh màu đen thì màu nâu cũng được ưa chuộng rất rộng rãi cho mẫu
trang phục áo bà ba. Màu nâu thể hiện nét hiền hòa, thanh bần, khó nghèo
nhưng chan chứa hồn trong sáng và thanh thoát. Màu nâu là màu tối, màu của
đất, không đẹp nhưng lại có tính chất tượng trưng cho sự giản dị, chân chất, bền
bỉ, trầm, khi lên áo thể hiện khả năng chịu đựng: chịu thương chịu khó của con
người. Mặt khác, màu nâu còn là biểu trưng cho nét thanh đạm nhưng đầy dũng
lực của đời sống phạm hạnh, ly tục. Ngoài ra, trong những ngày Tết, ngày lễ,
hay trong khi tiếp khách thì một số bà con nông dân, nhất là những người đứng
tuổi, các cụ già thường mặc bộ bà ba trắng. Riêng lúc đi chơi, họ thường chọn
màu sắc nhẹ hơn như màu trắng, màu xám tro. Còn các cô, các bà thì chọn màu
mạ non, xanh lơ nhạt... với chất liệu vải đắt tiền hơn như the, lụa.
2.4.2. Nút
Nếu nhìn kỹ hơn chúng ta thấy rằng, phía trước áo bà ba của người phụ
nữ Nam Bộ có gắn bốn chiếc nút bấm. Nếu không để ý, bốn chiếc nút chẳng nói
lên điều gì nhưng kì thực nó mang một ý nghĩa rất đặc biệt đối với người phụ
nữ. Bốn chiếc nút tương ứng với “tứ đức” của người phụ nữ: Công, Dung,



Ngôn, Hạnh. Trong quan niệm của Nho giáo, “tứ đức” tương ứng bốn chiếc nút
bấm trên áo bà ba với nghĩa như sau: Công: là chăm làm việc nhà, thêu may,
nấu nướng các món ăn, sắp đặt nhà cửa khang trang, nuôi dạy con cái…; Dung:
là chăm sóc vẻ mặt cho tươi tắn dễ thương, tướng đi dịu dàng, cử chỉ từ tốn
đoan trang, thân thể sạch sẽ, quần áo tươm tất gọn gàng…; Ngôn: là lời nói
thành thật, ngay thẳng, dịu ngọt, gây được tình cảm tốt đẹp trong mọi người,
tránh lời thị phi, đâm thọc, mách lẽo, lợi mình hại người…; Hạnh: là tánh nết
hiền lành, hòa nhã, khiêm cung, kính trên nhường dưới, khoan dung, độ lượng i.
Như vậy, bốn chiếc nút trên áo bà ba có ý nghĩa nhắc nhở người phụ nữ hãy
sống với bốn nhân đức đó.
2.4.3. Kết cấu
Áo bà ba vốn là áo không cồ, thân áo phía sau được mai bằng một mảnh
vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có dãy khuy cài chạy dài từ trên
cố xuống. Áo xẻ tà vừa phải ở hai bên hông. Độ dài của áo trùm qua mông gần
như bó sát thânii. Qua đó, nó thể hiện sự kín đáo, đoan trang , đồng thời khơi gợi
được sự hấp dẫn của tính cách e dè, thẹn thùng, chân quê của con gái Việt. Hai
tà áo có hai cái túi nhỏ. Hai túi có tác dụng để đựng các vật dụng nhỏ gọn khi đi
làm hay lúc đi đường, vật nhỏ sẽ rất khó rơi khi người mặc di chuyển hay cúi
lưng. Điều đó cũng rất phù hợp với hoạt động hàng ngày của người nông dân
khi ra đồng hay làm việc ở nhà.
2.4.4. Giá trị biểu tượng
Sự giản đơn, không cầu kỳ của chiếc áo bà ba rất phù hợp với quan điểm
sống của con người nơi vùng đất phương Nam luôn đề cao sự giản dị, nhưng
chân thành, phóng khoáng. Chiếc áo bà ba đã làm nao lòng biết bao thi nhân,
nhạc sĩ đến với vùng đất phương Nam, để rồi họ dệt nên những vầng thơ, những
nốt nhạc với cung bậc nhẹ nhàng trầm bổng, ca ngợi về chiếc áo bà ba và bóng
hình của người phụ nữ Nam bộiii. Như vậy, áo bà ba tạo nên giá trị biểu tượng
sâu sắc cho con người việt Nam nói chung và con người sông nước miền Tây
Nam Bộ nói riêng.



2.4.5. Giá trị lịch sử
Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu và có những biến tấu cách tân để phù hợp
với phong cách hiện đại nhưng ngày nay, chiếc áo bà ba vẫn giữ nguyên được
nét đẹp dịu dàng, đằm thắm, nét duyên dáng thướt tha cho người phụ nữ. Chúng
ta vẫn thường bắt gặp hình ảnh áo bà ba giữa phố chợ đông người hay đang
chèo xuồng trên sông cạnh những rặng dừa xanh. Những hình ảnh đó vẫn tồn tại
từ bao thời như lưu giữ một giá trị vĩnh cửu, một nét đẹp truyền thống của
người phụ nữ miền tây Nam bộ.


Chương 3. MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ CHIẾC ÁO BÀ BA
Nếu chiếc áo dài, biểu tượng của hình ảnh phụ nữ Việt Nam nói chung,
mang nhiều sắc thái khác nhau, khi duyên dáng thướt tha, khi sang trọng, đài
các, khi tinh khôi, nền nã, khi đằm thắm, dịu dàng thì chiếc áo bà ba lại mang
một vẻ đẹp mộc mạc, đằm thắm, đảm đang do thường được người phụ nữ Nam
Bộ vận khi làm đồng, khi lao động. Trong khi các trang phục truyền thống khác
thường có sự tương xứng theo cặp nam và nữ: áo tứ thân đi với áo the, khăn
xếp; áo dài đi với comple... Riêng áo bà ba thì cả nam nữ đều chung một kiểu.
Do không cầu kỳ, áo bà ba được người Nam Bộ ưa mặc vì sự tiện dụng, mặc
được cả khi làm đồng, khi đi chợ, đi chơi. Do vậy, chiếc áo bà ba kết hợp với
khăn rằn, nón lá đã trở thành một biểu trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Nam
Bộ.
Dù trải qua bao biến cố lịch sử, những thăng trầm của đời sống, áo bà ba
vẫn là bộ trang phục giản dị, nền nã, rất phù hợp với người dân chân chất, hiền
hòa, mộc mạc và quá đỗi gần gũi thân thương của người dân Việt, nhất là người
miền Tây Nam Bộ. Áo bà ba không chỉ tô thêm vẻ đẹp vốn hiền hòa, mộc mạc,
chân quê của những cô gái miền Tây mà còn là trang phục “biểu tượng” của
người vùng đồng bằng sông nước này, không phân biệt nam hay nữ, giàu hay

nghèo. Có được sự phổ biến ấy bởi tính tiện dụng mà khó có những trang phục
nào thay thế được. Chính vì thế mà đã có rất nhiều bài hát lấy nguồn cảm hứng
từ chúng để tạo nên. Trong đó, có khi chúng được khoác lên mình cô du kích
trẻ, cô lái đò, người mẹ Nam Bộ cần lao, hay những anh thanh niên miền quê
đang cày ruộng… Tất cả đã tạo nên bức tranh quê hương Nam Bộ vừa thân
thương, vừa gần gũi và đẹp đẽ biết bao.
Trải qua nhiều thời đại, chiếc áo bà ba vẫn còn thông dụng đối với mọi
người, nhất là lớp trung niên trở lên. Đây chính là nét đẹp văn hóa ngàn đời gây
ấn tượng khó quên của dân tộc Việt Nam, một đất nước có truyền thống văn hóa
đầy tính sáng tạo, đổi mới để tồn tại vượt qua thời gian và không gian…Nếu so


sánh các trang phục truyền thống trong và người nước, thì có lẽ áo bà ba Nam
Bộ là bộ trang phục đơn giản nhất.
Chiếc áo bà ba ngày nay đã nhiều lần được cách tân cho phù hợp với sự
vận động của cơ thể người mặc cũng như do sự thay đổi về tư duy thời trang.
Chiếc áo bà ba truyền thống được các nhà thời trang cải tiến, vừa dân tộc, vừa
đẹp và hiện đại hơn. Áo bà ba hiện nay không thẳng và rộng như xưa, mà được
nhấn thêm eo bụng, eo ngực cho ôm sát lấy thân hình.
KẾT LUẬN
Qua những điểm đã trình bày ở trên, một lần nữa chúng ta lại khẳng định
với nhau về tính tất hữu nơi chiếc áo bà ba. Sự có mặt của áo bà ba đã góp phần
quan trọng và đi vào cuộc sống của người dân Việt. Nó trở thành người bạn thủy
chung của những con người lao động một nắng hai sương, một thứ y phục đặc
trưng cho tính cách thuần hậu, dịu dàng. Khi nhìn những đường nét mộc mạc
của chiếc áo bà ba, ta cảm nhận đó là một thứ ngôn ngữ im lặng ký thác một
phẩm hạnh, một giá trị vĩnh cửu của người phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ
nữ Nam Bộ nói riêng. Chính vì thế, chiếc áo đã trở thành biểu tượng của Việt
Nam, là đồ vật truyền thống, là tâm hồn của quê hương xứ sở, là hồn Việt dù
trải qua mấy trăm năm kể từ khi cha ông ta khai phá mảnh đất phương Nam.

Cuộc sống hiện đại thời nay với văn hoá phương Tây tràn vào, có rất
nhiều nhà máy sản xuất, nhà thiết kế tạo ra biết bao kiểu mẫu áo cách tân, dù
xinh đẹp và lộng lẫy, nhưng trên các nẻo đường nông thôn đến thành thị, nhất là
miền Tây Nam Bộ, hình ảnh chiếc áo bà ba vẫn xuất hiện, chứng tỏ sự trường
tồn của nó cùng thời gian, cả về giá trị sử dụng lẫn nét đẹp văn hoá thuần phong
mỹ tục của dân tộc. Một lần nữa như chứng minh cho chúng ta thấy rõ hơn giá
trị của chiếc áo bà ba không thể thiếu trong văn hóa, trong đời sống của người
dân Việt.
Tuy nhiên, những năm gần đây, hình ảnh thân thương của chiếc áo bà ba
bắt đầu lùi dần vào quá khứ, nhường chỗ cho những bộ cánh hiện đại, đắt tiền


hơn. Nếu đang dạo chơi giữa dòng người tấp nập nơi phố thị Sài Gòn, vô tình
bắt gặp một cô gái diện bộ bà ba, người ta nghĩ ngay đến cô ấy đang mặc trang
phục biểu diễn văn nghệ hay đồng phục của một quán ăn đậm chất Nam Bộ nào
đó. Theo lý giải, ngày xưa áo bà ba đơn giản, tiện lợi và gần gũi bao nhiêu thì
ngày nay dường như trở nên cầu kỳ và kén chọn người mặc. Bởi không phải ai
mặc áo bà ba cũng đẹp – như cái đẹp của quan niệm ngày nay, nên nó trở nên xa
lạ hơn với giới trẻ. Họa chăng người ta tìm thấy chúng khoác trên người những
mẹ, cô, dì luống tuổi vẫn còn muốn lưu giữ nét văn hóa trong trang phục dân
tộc. Còn lại, để có thể ngắm nhìn những bộ cánh ấy, người ta buộc phải đến
những lễ hội, liên hoan, làng nghề truyền thống hay khu du lịch nào đó.
Ngày nay ít thấy áo bà ba xuất hiện trên đường phố, ngay cả khi về các
vùng quê, khi mà các kiểu thời trang công sở, dạ hội, dạo phố, muôn màu muôn
vẻ, chiếc áo bà ba mang một nét quê mùa, mộc mạc, tuy rất đỗi thân thương,
nhưng dường như không còn phù hợp lắm với nếp sống hiện đại. Thường chỉ
còn các bà, các mẹ là vẫn còn chung thủy với nếp áo thân thương ấy.
Hơn thế nữa, bộ bà ba là một biểu tượng của hồn Việt ở phương Nam,
nhưng ngày nay cái đẹp thuần khiết, dung dị của nó đang mai một dần đi. Cổ
tròn, cổ tim hoặc cổ thìa vốn là đặc trưng của áo bà ba, giờ đây cổ áo lúc hình

vuông, hình lá, lúc khoét rộng hở hang. Áo vốn chít eo và xẻ tà thấp thôi để gió
chỉ tung nhẹ tà áo mà không làm mất đi vẻ e ấp kín đáo của người phụ nữ, giờ
đây người ta chít eo và xẻ tà thật cao, cố ý để hở thật nhiều da thịt... Bộ bà ba
xưa kia điển hình nhuộm màu đen hoặc màu nâu và để trơn chứ không vẽ vời
chi cả. Giờ đây nó trở nên một thứ trang phục với đủ các cung bậc trầm bổng
của màu sắc và mang đủ thứ họa tiết, hoa văn. Đã có những cải tiến, phá cách
thành công. Nhưng lại cũng có không ít những sáng kiến lố lăng làm giảm, thậm
chí làm mất đi vẻ đẹp của thứ trang phục truyền thống này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kiều Quang, Chiếc khăn rằn và chiếc áo bà ba.
2. Nguyên Phương, Chiếc áo bà ba – niềm tự hào của phụ nữ Nam bộ
().
3. Nguyễn Ngọc Thơ, Văn hóa Baba Nyonya - nhập gia tùy tục, nhập giang tùy
khúc ().
4. Quốc Tuấn, Dịu dàng chiếc áo bà ba ().
5. Sơn Nam, Văn minh miệt vườn, NXB Văn Hóa, 1992.
6. Thùy Trang, Áo bà ba, nón lá, khăn rằn nói sao cho thỏa những lời nhớ
thương ().
7. Trần Ngọc Thêm, Tính cách văn hóa người Nam Bộ như một hệ thống, NXB
Tp. HCM, 2006.
8. Trần Quốc Vượng và các tác giả, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB GD, 1998
().
9. CN - cinet.gov.vn, .



×