Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

TRẦN THANH TRÚC

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI
NHÁNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đồng Nai – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

TR Ầ N TH A N H TR Ú C

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI
NHÁNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số

: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ


QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. MAI THANH LOAN
Đồng Nai – Năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô trong khoa Sau đại học – trường
Đại học Lạc Hồng đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tôi nhiều kiến thức quý
báu trong suốt thời gian theo học tại lớp cao học ngành Quản trị kinh doanh niên
khóa 2011 – 2013.
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
đã đóng góp ý kiến thiết thực cho luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Cô - TS Mai Thanh Loan người đã tận tình hướng
dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, cán bộ nhân viên ngân hàng
Vietcombank chi nhánh Đồng Nai, các chuyên gia đã hỗ trợ tài liệu và thông tin cho
tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn các Quý khách hàng, những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian
đi phỏng vấn khảo sát để tôi hoàn thành bài luận văn này.
Cảm ơn các bạn lớp Cao học Quản trị kinh doanh - Khóa 3 đã hỗ trợ trong
quá trình thực hiện.

Đồng Nai, ngày 20 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn

Trần Thanh Trúc



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Toàn bộ những nội dung và số liệu trong luận văn này hoàn toàn trung
thực, do tôi tự nghiên cứu, khảo sát thực hiện và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận văn

TRẦN THANH TRÚC


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2020”
Người thực hiện: Trần Thanh Trúc
Hướng dẫn khoa học: TS. Mai Thanh Loan
Trải qua hơn 20 năm hoạt động, Vietcombank Đồng Nai đã từng bước phát
triển trở thành một NHTM lớn trong địa bàn tỉnh, đạt hiệu quả cao trong kinh
doanh, đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng, phát triển của hoạt động ngân hàng,
sự tăng trưởng của thị trường vốn và các dịch vụ liên quan phục vụ doanh nghiệp tại
địa phương, khơi dậy và thúc đẩy sự phát triển tiềm năng kinh tế của tỉnh Đồng Nai,
đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước, cho xã hội và góp phần nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của người lao động. Tuy nhiên hiện nay, trước áp lực cạnh tranh
gay gắt giữa các NHTM khác trên địa bàn, VCB ĐN cần tìm kiếm các giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để tiếp tục phát triển và giữ vững vị thế của
mình trên thị trường là rất cần thiết.
Trước yêu cầu cấp bách đó, thông qua phân tích, khảo sát khách hàngvà

thăm dò ý kiến chuyên gia về các yếu tố môi trường bên ngoài cũng như tình hình
các yếu tố bên trong của VCB ĐN nhằm xác định những điểm mạnh và điểm yếu
cũng như những cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi
nhánh.
Tiếp đến, Luận văn đã đề xuất hai nhóm giải pháp ưu tiên là: Phát huy các
lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực, uy tín thương hiệu, sức mạnh tài chính và
năng lực kỹ thuật công nghệ; Tích cực cải thiện các mặt hạn chế về sản phẩm dịch
vụ, giá cả, kênh phân phối và phong cách phục vụ của nhân viên và một số giải
pháp khác. Bên cạnh đó luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ,
NHNN, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam để giúp cho việc thực hiện giải
pháp được thuận lợi và hiệu quả hơn.


MỤC LỤC
TRANG

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Tóm tắt luận văn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do thực hiện đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ...................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu của đề tài ........................................... 2
5. Bố cục đề tài ......................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................................ 6
1.1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NHTM VÀ CẠNH TRANH TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM ....................................................................... 6
1.1.1 Khái quát về NHTM ................................................................................... 6
1.1.1.1 Khái niệm, bản chất của NHTM ........................................................... 6
1.1.1.2 Các nghiệp vụ của NHTM .................................................................... 7
1.1.2 Các khái niệm cơ bản về cạnh tranh ........................................................... 8
1.1.2.1 Khái niệm cạnh tranh ......................................................................... 9


1.1.2.2 Lợi thế cạnh tranh .............................................................................. 9
1.1.2.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............................. 10
1.1.3 Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng .......................................... 11
1.1.3.1 Khái niệm ........................................................................................ 11
1.1.3.2 Đặc điểm hoạt động của NHTM ảnh hưởng đến NLCT.................... 11
1.1.3.3 Các tiêu chí đánh giá NLCT của NHTM .......................................... 13
1.2 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NHTM ............................................................................................ 13
1.2.1 Môi trường bên ngoài .............................................................................. 13
1.2.1.1 Môi trường vĩ mô ............................................................................. 13
1.2.1.2 Môi trường vi mô ............................................................................. 15
1.2.2 Môi trường bên trong .............................................................................. 17
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương
mại ....................................................................................................................... 18
1.3 CÔNG CỤ MA TRẬN TRONG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NHTM ......................................................................................................... 19
1.3.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE ........................................... 19
1.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE............................................. 20
1.3.3 Ma trận điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – nguy cơ (SWOT) ...................... 21
1.3.4 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ..................................................................... 22

1.4 KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM ..... 23
1.4.1 Kinh nghiệm một số ngân hàng trên thế giới ............................................ 23
1.4.2 Bài học rút ra để vận dụng vào hoạt động ngân hàng ở Việt Nam ............. 25
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI .................... 27


2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH ĐỒNG NAI ............................................................................................. 27
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ....................... 27
2.1.2. Giới thiệu chung về VCB Đồng Nai ........................................................ 27
2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ...................................................... 27
2.1.2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức ........................................................................ 29
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB ĐN trong thời gian qua .............. 31
2.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA VCB ĐN ......................................................................................... 32
2.2.1 Phân tích môi trường bên trong .............................................................. 32
2.2.1.1 Nguồn nhân lực ................................................................................ 32
2.2.1.2 Năng lực tài chính ............................................................................ 34
2.2.1.3 Hoạt động Marketing ....................................................................... 37
2.2.1.4 Hoạt động bán hàng ......................................................................... 40
2.2.1.5 Năng lực kỹ thuật công nghệ ........................................................... 42
2.2.1.6 Năng lực quản trị điều hành ........................................................... 42
2.2.1.7 Uy tín thương hiệu – Văn hóa ngân hàng ......................................... 43
2.2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong của VCB ĐN .............. 45
2.2.2.1 Nhận định các yếu tố môi trường bên trong VCB ĐN ...................... 45
2.2.2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của VCB ĐN ........................ 46
2.2.3 Định vị năng lực lõi của VCB ĐN ............................................................ 47
2.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC

CẠNH TRANH CỦA VCB ĐN ............................................................................. 47
2.3.1 Môi trường vĩ mô ..................................................................................... 47
2.3.2. Môi trường vi mô .................................................................................... 51
2.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn .............................. 51


2.3.2.2 Khách hàng ...................................................................................... 54
2.3.2.3 Sản phẩm dịch vụ thay thế................................................................ 54
2.3.2.4 Nhà cung cấp ................................................................................... 55
2.3.3 Ma trận các yếu tố bên ngoài của VCB ĐN .............................................. 56
2.3.3.1 Nhận định các yếu tố môi trường bên ngoài của VCB ĐN ............... 56
2.3.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của VCB ĐN ........................ 56
2.3.4 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của VCB ĐN ............................................... 58
2.3.4.1 Nhận định các yếu tố môi trường cạnh tranh của VCB ĐN .............. 58
2.3.4.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ............................................................. 58
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH CỦA VCB ĐN ....................... 59
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 60
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỒNG NAI .......................................... 62
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020.............................................. 62
3.1.1 Định hướng chung về hoạt động và phát triển của Vietcombank .............. 62
3.1.2 Định hướng phát triển của VCB ĐN đến năm 2020 .................................. 63
3.2 HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
VCB ĐN QUA MA TRẬN SWOT ........................................................................ 64
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI ............................ 66
3.3.1 Phát huy các lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực, uy tín thương hiệu;
năng lực kỹ thuật công nghệ và sức mạnh tài chính ................................................ 66
3.3.1.1 Chú trọng công tác đào tạo, phát triển và đãi ngộ nguồn nhân lực .... 66

3.3.1.2 Đẩy mạnh công tác huy động vốn và chú trọng tăng trưởng tín dụng
an toàn hiệu quả...................................................................................................... 69


3.3.1.3 Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin ......................................... 71
3.3.2 Tích cực cải thiện mặt hạn chế về sản phẩm dịch vụ, giá cả, phong cách
phục vụ và mạng lưới kênh phân phối ................................................................... 72
3.3.3 Các giải pháp hỗ trợ ................................................................................. 77
3.4 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 79
3.4.1 Đối với Chính phủ .................................................................................... 79
3.4.2 Đối với NHNN ......................................................................................... 80
3.4.3 Đối với NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam ............................................ 81
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 81
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

ACB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á châu

AGRIBANK:


Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ATM

Máy rút tiền tự động

BIDV

Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

CAR

Hệ số an tòan vốn

CN

Chi nhánh

CNTT

Công nghệ thông tin

CP

Chính phủ


DN

Doanh nghiệp

ĐN

Đồng Nai

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

EFE

Ma trận các yếu tố môi trường bên ngoài

Eximbank

Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp

GDP

Tổng thu nhập quốc dân

HSBC


Hong kong and Shanghai Banking Corporation

HSC

Hội sở chính

IFE

Ma trận các yếu tố môi trường bên trong

KCN

Khu công nghiệp

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp



Nghị định

NH

Ngân hàng


NHLD

Ngân hàng liên doanh

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHNNg

Ngân hàng nước ngoài

NHTM

Ngân hàng thương mại


NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTMQD

Ngân hàng thương mại quốc doanh

NHTW

Ngân hàng Trung Ương

NLCT


Năng lực cạnh tranh

PGD

Phòng giao dịch

POS

Hệ thống bán lẻ

Sacombank

Ngân hàng Sài gòn Thương tín

SHB

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội

SWIFT

Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng

SWOT

Strengths - Weakness - Opportunities – Threats
Ma trận kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa

TCKT


Tổ chức kinh tế

TCTD

Tổ chức tín dụng

TD

Tín dụng

VCB

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Vietinbank (ICB)

Ngân hàng Công Thương Việt Nam

VN

Việt Nam

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số bảng


Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Bảng tóm tắt các tiêu chí đánh giá NLCT của NHTM

15

Bảng 1.2

Sơ đồ ma trận các yếu tố bên ngoài

20

Bảng 1.3

Sơ đồ ma trận các yếu tố bên trong

21

Bảng 1.4

Sơ đồ ma trận SWOT

22

Bảng 1.5


Sơ đồ ma trận hình ảnh cạnh tranh

23

Bảng 2.1

Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của VCB ĐN

31

Bảng 2.2

Tình hình nhân sự tại VCB ĐN

32

Bảng 2.3

Cơ cấu lao động một số NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

33

Bảng 2.4

Quy mô tổng nguồn vốn của VCB ĐN từ 2010 - 2012

34

Bảng 2.5


Tình hình cho vay của Vietombank Đồng Nai từ 2010 – 2012

35

Bảng 2.6

Thu nhập - Chi phí – Lợi nhuận của VCB ĐN từ 2010 – 2012

36

Bảng 2.7

Số lượng CN/PGD và máy ATM của một số NHTM tại Đồng Nai

39

Bảng 2.8

Ma trận các yếu tố bên trong của VCB Đồng Nai

46

Bảng 2.9

So sánh một số chỉ tiêu của nhóm ngân hàng cạnh tranh

53

Bảng 2.10


Ma trận các yếu tố bên ngoài của VCB ĐN

57

Bảng 2.11

Ma trận hình ảnh cạnh tranh của VCB ĐN

58

Bảng 3.1

Mô hình SWOT của VCB ĐN

65


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M. Porter


15

Hình 2.1

Cơ cấu bộ máy tổ chức của VCB ĐN

29

Hình 2.2

Biểu đồ các chỉ tiêu tài chính cơ bản của VCB ĐN

31

Hình 2.3

Biểu đồ Quy mô nguồn vốn của VCB ĐN từ năm 2010 - 2012

34

Hình 2.4

Biểu đồ đánh giá về chất lượng sản phẩm dịch vụ của VCB ĐN

38

Hình 2.5

Biểu đồ đánh giá hạn chế về sản phẩm dịch vụ của VCB ĐN


38

Hình 2.6

Biểu đồ đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng sản phẩm dịch vụ
của VCB ĐN

41

Hình 2.7

Biểu đồ đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu của VCB ĐN

41

Hình 2.8

Biểu đồ đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng

44

Hình 2.9

Biểu đồ đánh giá mức độ trung thành của KH VCB ĐN

44

Hình 2.10

Biểu đồ thị phần huy động vốn của các khối NHTM từ 2010 2012


Hình 2.11 Biểu đồ thị phần tín dụng của các khối NHTM 2010 - 2012

51
51


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, là điều
kiện tiền đề cần thiết để phát triển kinh tế quốc gia đi vào quỹ đạo chung của thế giới
thông qua việc tận dụng được dòng chảy vốn khổng lồ cùng với công nghệ tiên tiến.
Cùng với sự phát triển của cả nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bước chuyển
biến rõ rệt theo hướng tạo ra một thị trường mở cửa và có tính cạnh tranh cao hơn, thúc
đẩy khu vực dịch vụ ngân hàng tăng trưởng cả về quy mô và loại hình hoạt động, thích
ứng nhanh hơn với những tác động từ bên ngoài, từ đó có khả năng đóng góp nhiều
hơn và chủ động hơn vào sự phát triển chung của nền kinh tế, góp phần vào việc đầu tư
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, chính sức ép của cạnh tranh và hội nhập sẽ buộc các ngân hàng Việt
Nam phải nỗ lực đổi mới để có thể tồn tại và phát triển. Hiện nay, hệ thống ngân hàng
Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi can thiệp của các cơ quan chính
quyền, tình trạng tài chính yếu kém, khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện, công nghệ
ngân hàng tụt hậu so với các nước, nợ khó đòi cao, môi trường kinh tế vĩ mô chưa ổn
định đã đặt hệ thống ngân hàng vào tình thế rủi ro khá cao. Để giành thế chủ động
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần cải tổ cơ
cấu một cách mạnh mẽ để trở thành hệ thống ngân hàng đa dạng về hình thức, có khả
năng cạnh tranh cao, hoạt động an toàn và hiệu quả, huy động tốt các nguồn vốn trong
xã hội và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu của phát triển đất nước.

Không nằm ngoài xu thế đó, NHTMCP Ngoại Thương – Chi nhánh Đồng Nai
cũng xác định phải chủ động đẩy mạnh quá trình cải cách, tiếp tục đổi mới triệt để và
toàn diện hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng ổn định, bền vững và lâu
dài. Vì vậy, tác giả đã quyết định nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
– Chi nhánh Đồng Nai”


2
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu chính của đề tài là tìm hiểu phân tích vị thế cạnh tranh hiện tại của
ngân hàng so với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh; góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh của chi nhánh.
Để thực hiện được mục tiêu trên thì luận văn giải quyết những vấn đề sau:


Tổng hợp cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong kinh doanh

ngân hàng thương mại.


Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại

cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai, những kết quả đạt được và
những yếu kém, xác định vị thế của Vietcombank Đồng Nai để tìm ra nguyên nhân của
những yếu kém cần khắc phục.


Hình thành giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của


Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai, đảm
bảo an toàn và phát triển bền vững trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai.
 Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh của NHTMCP
Ngoại thương VN – chi nhánh Đồng Nai, và các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng.
+ Thời gian nghiên cứu: Phân tích thực trạng trong hoạt động kinh doanh của
VCB Đồng Nai từ năm 2010 – 2012, đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU CỦA ĐỀ TÀI
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung luận văn được nghiên cứu phân tích dựa trên kiến thức những môn đã
học như: Quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài


3
chính,….Phần cơ sở lý luận, tác giả tham khảo một số tài liệu liên quan đến đề tài như:
Sách Chiến lược cạnh tranh, Lợi thế cạnh tranh, Thị trường chiến lược và cơ cấu, Quản
trị NHTM,... để từ đó chọn lọc và hệ thống hóa kiến thức để làm cơ sở lý luận.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
gồm phương pháp:
- Nghiên cứu tại bàn: thu thập, tổng hợp thông tin thứ cấp về cơ sở lý thuyết, dữ liệu
của ngân hàng, …; diễn giải kết quả nghiên cứu.
- Nghiên cứu tại hiện trường: khảo sát ý kiến khách hàng, ý kiến chuyên gia.
Khảo sát ý kiến khách hàng:
- Mục đích: Tham khảo ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch
vụ, mức độ nhận biết thương hiệu của VCB ĐN. Qua đó, sẽ giúp tác giả có những
nhận xét khách quan hơn khi phân tích về điểm mạnh, điểm yếu của VCB ĐN.
- Đối tượng phỏng vấn: Khách hàng của VCB ĐN

- Thời gian khảo sát: Từ tháng 04 đến tháng 05 năm 2013
- Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp, gửi bưu điện, email, điện thoại, fax.
- Số phiếu phát ra: 150 phiếu
- Số phiếu hợp lệ: 137 phiếu
- Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp thống kê xử lý bằng phần mềm SPSS, Excel
Khảo sát ý kiến chuyên gia:
- Mục đích: Tham khảo ý kiến đánh giá của chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng quyết
định đến năng lực cạnh tranh trong ngành; Các yếu tố môi trường bên trong, bên ngoài
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của VCB ĐN. Sau khi xây dựng được bảng tổng
hợp ý kiến của chuyên gia cho tình hình ngân hàng thông qua các yếu tố môi trường.
Từ đó giúp tác giả xây dựng ma trận các yếu tố bên trong (IFE), ma trận bên ngoài
(EFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh.
- Đối tượng phỏng vấn: Các chuyên gia trong ngành NH.
- Thời gian khảo sát: Từ tháng 04 đến 06 năm 2013.
- Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp, email.


4
- Số phiếu phát cho chuyên gia: 20 phiếu.
- Số phiếu hợp lệ: 20 phiếu.
- Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp thống kê xử lý bằng phần mềm Excel.
+ Thang điểm áp dụng: sử dụng thang đo Rennis Likert (1932) - thang đo 5 mức
độ phổ biến từ 1 - 5 (Mức 1: ảnh hưởng ít nhất, Mức 5: ảnh hưởng nhiều nhất).
+Cho số điểm bằng số mức chọn quan trọng (VD: mức 1 = 1 điểm, mức 5 = 5
điểm).
+Tính điểm của yếu tố bằng tổng số điểm của số điểm của mỗi mức độ nhân với
số người chọn mức độ.
+Tính trọng số của mỗi yếu tố: Lấy tổng số điểm của mỗi yếu tố chia cho tổng số
điểm các yếu tố (lấy số làm tròn 2 số lẻ)
+Tính điểm phân loại bằng điểm trung bình của mỗi yếu tố: Lấy điểm của yếu tố

(tính tương tự như trên) chia cho tổng số người khảo sát (lấy số làm tròn nguyên
dương)
+Tổng số điểm của mỗi yếu tố bằng số điểm quan trọng của mỗi yếu tố nhân với
điểm phân loại của mỗi yếu tố.
Nguồn dữ liệu
- Các số liệu thứ cấp: các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của VCB ĐN,
các số liệu được thu thập từ NHNN và các NHTM, các Báo cáo thường niên, Bản
công bố thông tin, từ cơ quan thống kê, tạp chí… và được xử lý trên máy tính.
- Các số liệu sơ cấp: được thu thập bằng cách lập bảng câu hỏi, phát phiếu điều
tra trực tiếp các chuyên gia am hiểu lĩnh vực ngân hàng và khách hàng của VCB ĐN

5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được bố cục theo kết cấu 3
chương:
CHƯƠNG 1: Tổng quan về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại.
CHƯƠNG 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương – Chi nhánh Đồng Nai.


5
CHƯƠNG 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Đồng Nai đến năm 2020.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NHTM VÀ CẠNH TRANH TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM

1.1.1 Khái quát về NHTM
1.1.1.1 Khái niệm, bản chất của NHTM
 Khái niệm:
Theo Đạo luật của Cộng Hòa Pháp 1941: “NHTM là những cơ sở mà nghề
nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc
dưới hình thức khác, và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về
chiết khấu, tín dụng và tài chính”. (Trần Huy Hoàng (2001), Giáo trình quản trị ngân
hàng thương mại , tr.2)
Ở Hoa Kỳ: “NHTM là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, chuyên
cung cấp các dịch vụ tài chính như nhận tiền gửi, chuyển tiền, thanh toán cho vay, đầu
tư, đổi tiền, mua bán ngoại hối và các dịch vụ khác liên quan đến tiền như bảo quản, ủy
thác, làm đại lý trong nước và quốc tế”. (Trầm Thị Xuân Hương (2012), Giáo trình
nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, tr. 6)
Ở Việt Nam:
- Theo Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009: “NHTM là ngân hàng được thực
hiện toàn bộ hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu
lợi nhuận theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp
luật”. (Trần Huy Hoàng (2001), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, tr. 2)
- Theo điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng 16/6/2010: “NHTM là loại hình ngân hàng
được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy
định của luật các TCTD nhằm mục tiêu lợi nhuận.” (Trầm Thị Xuân Hương (2012),
Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, tr. 6)


7
Từ những cách định nghĩa khác nhau trên về NH, có thể rút ra: “NHTM là tổ
chức được thành lập theo quy định của pháp luật, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, với
hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi dưới nhiều hình thức khác nhau và sử dụng
số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các chủ thể trong nền
kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận”. (Trầm Thị Xuân Hương (2012), Giáo trình nghiệp

vụ Ngân hàng thương mại, tr. 6)
 Bản chất:
- NHTM là một loại hình doanh nghiệp bởi vì nó có cơ cấu, tổ chức bộ máy như
một doanh nghiệp, bình đẳng trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác phải tự
chủ về kinh tế và phải có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước như các đơn vị kinh tế
khác.
- Hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh, lấy mục tiêu tài chính cuối
cùng là lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ và
dịch vụ ngân hàng. (Trần Huy Hoàng (2001), Giáo trình quản trị ngân hàng thương
mại, tr. 3)
1.1.1.2 Các nghiệp vụ của NHTM
 Nghiệp vụ nguồn vốn
Nghiệp vụ nguồn vốn là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của
NHTM. Vốn của NHTM bao gồm: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay, vốn khác.
Trong đó, vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn của NHTM, là nguồn
vốn chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của NHTM.
 Nghiệp vụ sử dụng vốn
Nghiệp vụ cấp tín dụng:
Cho vay:
Là nghiệp vụ NHTM chuyển giao cho khách hàng quyền sử dụng một số vốn
bằng tiền trong một khoản thời gian xác định, khi kết thúc thời hạn cho vay, khách
hàng phải hoàn trả cho ngân hàng cả nợ gốc và lãi vay.
Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá:


8
NHTM thỏa thuận mua lại giấy tờ có giá khi chưa đến hạn thanh toán từ người
thụ hưởng.
Bao thanh toán:
Là nghiệp vụ cấp tín dụng của NHTM cho bên bán hàng thông qua việc mua lại

các khoản phải thu ngắn hạn phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán và
bên mua thỏa thuận trong hợp đồng.
Cho thuê tài chính:
Bên cho thuê chuyển giao cho bên thuê quyền sử dụng tài sản cho thuê trong
một khoảng thời gian xác định. Trong thời gian sử dụng tài sản, bên thuê phải trả tiền
thuê cho bên cho thuê tài sản. Khi kết thúc thời hạn cho thuê, bên thuê được quyền
mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê tài sản hoặc trả lại tài sản cho bên cho thuê.
Bảo lãnh:
Ngân hàng (Người bảo lãnh) theo yêu cầu của khách hàng (Người được bảo
lãnh) cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính trong tương lai cho người thụ hưởng (Người
nhận bảo lãnh, nếu khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ
tài chính đã cam kết thì ngân hàng bảo lãnh phải có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ tài
chính này.
Các nghiệp vụ sử dụng vốn khác:
Mua sắm tài sản cố định, thiết lập dự trữ, hoạt động đầu tư (Hùn vốn, góp vốn
liên doanh với các tổ chức tài chính khác, mua cổ phần của các NHTM hoặc các tổ
chức kinh tế khác,...)
 Nghiệp vụ trung gian
Ngoài nghiệp vụ nguồn vốn và nghiệp vụ sử dụng vốn, NHTM còn cung ứng
cho khách hàng một số dịch vụ, trong đó NHTM giữ vai trò là một đơn vị trung gian
làm thay khách hàng để hưởng hoa hồng và phí dịch vụ như: Dịch vụ ngân quỹ, thanh
toán, giữ hộ tài sản, tư vấn tài chính,... [Trầm Thị Xuân Hương (2012), Giáo trình
nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, tr 10 – 13]
1.1.2 Các khái niệm cơ bản về cạnh tranh


9
1.1.2.1 Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong lý thuyết kinh tế.
Cạnh tranh là một hiện tượng có tính đa dạng và đa nghĩa nên cho đến hiện nay người

ta vẫn chưa tìm ra được một định nghĩa thống nhất.
Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà
tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa
để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. (Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế,
tr .13)
Theo bách khoa toàn thư mở: “Cạnh tranh (kinh doanh) là sự ganh đua giữa các
chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẽ, người tiêu dùng, thương nhân…)
nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu
dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều
lợi ích nhất cho mình.”
Theo Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2003) cho rằng: “Cạnh tranh trên
thương trường phải là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không phải để diệt trừ đối thủ
của mình mà là để đem lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn, mới lạ hơn
để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủ của mình”. (Tôn Thất Nguyễn
Thiêm (2004), Thị trường chiến lược và cơ cấu, tr 117]
Từ những quan điểm của các lý thuyết cạnh tranh trên ta cho thấy “Cạnh tranh
thực sự là liều thuốc kích thích hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Đây luôn là một
triết lý được các nhà chức trách vận dụng để duy trì một môi trường cạnh tranh cần
thiết để nền kinh tế luôn hoạt động năng động. Kết quả của cạnh tranh sẽ xác định vị
thế, quyết định sự phát triển bền vững của mỗi tổ chức. Vì vậy, các tổ chức đều cố
gắng tìm cho mình một chiến lược phù hợp để chiến thắng trong cạnh tranh”.
1.1.2.2 Lợi thế cạnh tranh
Theo Michael E. Porter (1985): “Để cạnh tranh thành công các doanh nghiệp
phải có lợi thế cạnh tranh về chi phí sản xuất thấp hơn hay có sự khác biệt hoá sản
phẩm để đạt được mức giá cao hơn mức bình quân. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các


10
doanh nghiệp phải có được những lợi thế cạnh tranh ngày càng tinh vi hơn, thông qua

những hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao hơn hay sản xuất với năng suất hiệu quả
hơn”. (Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu thế hội
nhập, tr. 19)
Như vậy theo quan điểm của tác giả, Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho
doanh nghiệp nổi bật hay khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Đây cũng chính là
năng lực lõi của doanh nghiệp. Nó bao gồm những thế mạnh khác biệt mà tổ chức có
hoặc khai thác tốt hơn những đối thủ cạnh tranh như: sự điển hình về thiết kế hay danh
tiếng sản phẩm, công nghệ sản xuất, dịch vụ khách hàng, mạng lưới bán hàng, phong
cách chuyên nghiệp, thương hiệu..
Lợi thế cạnh tranh của một ngân hàng so với các đối thủ là khả năng mà NH đó
cung cấp giá trị lớn hơn cho khách hàng, làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng so
với các đối thủ. Giá trị mang lại cho khách hàng là khoảng chênh lệch giữa tổng giá trị
khách hàng nhận được (bao gồm giá trị về sản phẩm, giá trị dịch vụ, giá trị nhân lực và
giá trị tâm lý) với tổng chi phí của khách hàng phải bỏ ra (bao gồm tiền bạc, thời gian
/công sức và chi phí rủi ro).
1.1.2.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Theo diễn đàn kinh thế thế giới WEF (1997) báo cáo về khả năng cạnh tranh
toàn cầu thì: “Năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp
có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh, bảo đảm
thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ những mục tiêu của doanh
nghiệp, đồng thời đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra”.
Theo M. Porter: “Năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra sản phẩm có quy
trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng phù hợp với nhu cầu của khách hàng,
chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận. (Michael E.Porter, Lợi thế cạnh tranh,
tr. 17)
Như vậy, Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ
thực lực của doanh nghiệp. Các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được
tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh



11
nghiệp,...một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong
hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường.
Rất cần phải đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp
thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các
so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được
lợi thế cạnh tranh với đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn
tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối
tác cạnh tranh.
1.1.3 Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
1.1.3.1 Khái niệm
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Quy (2005): “Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng
là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở
rộng thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục
tăng; đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và
vượt qua những biến động của môi trường kinh doanh” (Nguyễn Thị Quy (2005),
Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu thế hội nhập, tr. 22)
1.1.3.2 Đặc điểm hoạt động của NHTM ảnh hưởng đến NLCT
Thứ nhất, lĩnh vực kinh doanh NH có liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành,
các mặt của đời sống kinh tế - xã hội:
+ NHTM cần có hệ thống sản phẩm đa dạng, mạng lưới chi nhánh rộng và liên
thông với nhau để phục vụ mọi đối tượng khách hàng và ở bất kỳ vị trí địa lý nào.
+ NHTM phải xây dựng được uy tín, tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng vì
bất kỳ một sự khó khăn nào của NHTM cũng có thể dẫn đến sự suy sụp của nhiều chủ
thể có liên quan.
Thứ hai, lĩnh vực kinh doanh NH là dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ có liên quan đến
tiền tệ.



×