Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thuật ngữ điện ảnh - phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.01 KB, 9 trang )

Thuật ngữ điện ảnh
Nghệ thuật điện ảnh là sản phẩm tổng hòa của ba thành tố nghệ thuật,
kỹ thuật và kinh tế. Nói cách khác, đó là công nghệ điện ảnh. Một công nghệ
điện ảnh là một yêu cầu bức thiết trước mắt và lâu dài, quyết định cho sự tồn tại
và phát triển của điện ảnh nước nhà. Trong quá trình hội nhập hiện nay, điện
ảnh Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội giao lưu, học hỏi, đầu tư để xây dựng một
công nghệ điện ảnh, tạo một thế đứng và vị trí xứng đáng trong cơ cấu kinh tế
và văn hóa đất nước trong giai đoạn mới.
Nhằm góp phần nhỏ vào tiêu chí trên, Ban biên soạn công trình “Thuật ngữ
điện ảnh” nhắm tới đối tượng đạo diễn, quay phim, kỹ thuật viên, những người có
liên quan đến quy trình sản xuất phim, những người làm công tác giảng dạy, học
tập, nghiên cứu, và cả những khán giả muốn tìm hiểu về ngành nghệ thuật thứ bảy
này. Nó được coi như cuốn sổ tay nhỏ gọn, phục vụ đáp ứng phần nào nhu cầu tra
cứu, tham khảo hàng ngày.
Thuật ngữ điện ảnh là một lĩnh vực mới mẻ và rất phức tạp bao gồm nhiều
lĩnh vực đan xen, liên quan với nhau, đòi hỏi một kiến thức sâu rộng bao quát. Vì
vậy, những sai sót, thiếu hụt về độ chuẩn xác trong quá trình biên soạn là không
thể tránh khỏi. Ban biên soạn rất mong bạn đọc xa gần thông cảm và lượng thứ.
Mong được sự góp ý, chỉ bảo thẳng thắn của các chuyên gia, các bậc thức giả,
cộng tác viên có uy tín đối với công trình này để nó sớm đến tay bạn đọc.



Phần 1:

ADC(analog to digital converter). Bộ chuyển đổi tín hiệu analog sang tín
hiệu kỹ thuật số (digital).
Album giọng cười (laugh-track). Một loại sound track ghi tiếng cười sử
dụng làm hiệu ứng âm thanh ờ hậu kỳ. Album này ghi sẵn nhiều giọng cười nam,
nữ, già trẻ với nhiều âm sắc cường độ, âm lượng khác nhau tùy theo ngữ cảnh của
phim (vui sướng, mỉa mai, khinh bỉ, ngạo mạn v.v…)


A mooc(academy leader). Từ gốc Pháp (amorce : đoạn đầu, khởi đầu) chỉ
đoạn phim, băng từ không có hình-tiếng ở đầu và cuối của mỗi cuộn phim thành
phẩm. Loại phim, băng từ này được chế tạo đặc biệt để chịu được lực kéo, uốn
xoắn, ma sát khi chạy qua hệ thống thiết bị chuyên dụng như camera, máy dựng,
máy chiếu. A mooc thường được in chữ, ký hiệu đặc thù chỉ dẫn cách lắp ráp phim
vào những thiết bị chuyên dụng trên như: dấu sẵn sàng, tiếng bíp, dấu đổi cuộn
“changeover cue” v.v … Đây là thuật ngữ do Viện hàn lâm điện ảnh Hoa Kỳ
(AMPAS) ban hành
A-ri(Arri/Arriflex). Thương hiệu máy quay phim cao cấp mang tên Tập
đoàn Arri Group (Arnold & Richter Cine-AR), lớn nhất thế giới chuyên sản xuất
máy quay phim và các thiết bị điện ảnh ở Đức từ năm 1917. Arri là từ ghép hai
chữ cuối tên của hai nhà sáng lập Hãng là các ông August Arnold (1900-1983) và
Robert Richter(1899-1972), sinh thời là những nhà sản xuất, nhà phát minh điện
ảnh tài năng. Năm 1937, kỹ sư Erich Kastner (1911-2005) của Hãng lần đầu tiên
thiết kế chiếc máy quay phim Arri flex có gương phản chiếu xoay (spinning
mirror), mở ra bước đột phá về tính năng của thiết bị ghi hình phim nhựa. Sáng
chế này cho phép nhà quay phim không những có thể trực tiếp nhìn thấy hình ảnh
tương đương với cảnh thật bên ngoài qua kính ngắm (viewfinder) có lắp gương
phản chiếu trong khi máy đang vận hành mà còn có thể tháo rời, thay đổi nhiều
ống kính tiêu cự khác nhau tùy thuộc ý định tạo hình; sau này, gương phản chiếu
còn ứng dụng cho ra đời loại máy chụp ảnh có thể tháo rời ống kính SLR (single-
lens reflex). Trong Thế chiến thứ 2 (1939-1945), với tính năng ưu việt và sự bền bỉ
phi thường, hai định dạng A-ri 16 ly và 35 ly đã trở thành một công cụ đắc lực
giúp các nhà quay phim chiến trường ghi được thước phim tư liệu vô giá về cuộc
chiến tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Từ khi ra đời đến nay, nhờ cấu trúc
hợp lý, các chi tiết cơ khí chính xác đến tuyệt đối, lại được gắn ống kính Carl
Zeiss tuyệt hảo, Arri không ngừng được hoàn thiện và vẫn là một công cụ ghi hình
mơ ước đối với các nhà làm phim chuyên nghiệp trên khắp thế giới. Trong hình là
một model máy quay phim Arri flex BL 35 ly đồng bộ hiện đại.
ASA1. Tốc độ lộ sáng của phim nhựa. Ví dụ: phim 25 ASA, 55 ASA, 100

ASA, 1600 ASA … 2. Hiệp hội tiêu chuẩn Hoa Kỳ (American Standards
Association)ø. 3. Cục tiêu chuẩn quảng cáo Anh Quốc (Advertising Standards
Authority). (xemDIN và ISO).
AVID.Tên thương mại của phần mềm dựng phim theo phương pháp dựng
kỹ thuật số, dựng phi tuyến (Non-linear Editing). AVID thông dụng và phổ biến
đến nỗi người ta có thể dùng cụm từ “dựng AVID” để chỉ phương pháp dựng điện
toán thay vì dựng theo kiểu thủ công truyền thống trên các máy dựng loại flatbed
(Moviola) kềnh càng trước đây. Hiện có nhiều phần mềm dựng hình cạnh tranh
với nó như Lightwork, Final Cut v.v (hình: một Avid card).
A-xê-tônDung dịch hóa hữu cơ không màu, bay hơi, bắt lửa dùng để lau
lớp nhũ tương trên mặt phim, nối phim, lau chùi hộp số máy quay phim (camera
gear).
Ánh sáng(light). 1. Dải dao động có bước sóng từ 3800 đến 7000 A.U (từ
740nm đến 400 nm). “Ánh sáng” được hiểu mở rộng ra bên ngoài vùng giới hạn
mà mắt người có thể thấy được: bên ngoài vùng đỏ (hồng ngoại) và bên ngoài
vùng tím (tử ngoại). 2. Ánh sáng từ các nguồn sáng tự nhiên (mặt trời, lửa) và ánh
sáng nhân tạo (các loại đèn chiếu) tạo hiệu ứng ánh sáng cho cảnh phim. 3. Ánh
sáng là cách gọi tắt của công việc chiếu sáng (lighting), bộ phận ánh sáng (lighting
group) do trưởng bộ phận ánh sáng (lighting director) chịu trách nhiệm điều phối
theo ý tưởng tạo hình của nhà quay phim (cường độ, góc, hướng, màu sắc, nhiệt
độ màu, phin tơ, hiệu ứng v.v …). Ánh sáng từ các nguồn sáng chiếu vào chủ đề
bức xạ qua hệ thống thấu kính rọi vào lớp nhũ tương cảm quang trên mặt phim,
tạo ra quá trình biến đổi quang-hoá, lưu lại hình ảnh tiềm ẩn trên lớp nhũ tương
phim. Ánh sáng là một thành phần kỹ thuật căn bản trong quá trình sản xuất một
bộ phim. Cảnh quay “ngoại/ngày” thường tận dụng ánh sáng thiên nhiên hoặc kết
hợp ánh sáng nhân tạo nếu cần. Cảnh quay nội dù ngày hay đêm được chiếu sáng
bằng đèn. Bố cục ánh sáng truyền thống thường có 4 cây đèn: đèn chính (key
light) là nguồn sáng mạnh, nhưng đều và lỳ chiếu vào chủ đề ở phía trước; đèn
khử bóng (fill light) có chức năng như đèn chính, kiểm soát sự tương phản và tỷ lệ
ánh sáng chiếu vào chủ đề ở phía trước nhưng khác hướng với đèn chính; đèn hậu

(back light) chiếu trực diện ở phía sau chủ đề và camera, nhằm tách nó ra khỏi
phông và tạo ven cho chủ đề; đèn phông (back ground light) làm sáng hậu cảnh và
tách chủ đề ra khỏi phông. Ngoài ra, còn có những nguồn ánh sáng phụ, công suất
nhỏ hơn để tạo hiệu ứng: đèn ven (rimlight) chiếu thẳng vào phía sau chủ đề; đèn
kích (kicker light) cũng có chức năng như đèn ven và đèn hậu nhưng ở góc thấp
hơn, đối diện với camera và đèn chính chiếu chếch một bên phía sau chủ đề để tạo
ven một phía mạnh hơn; đèn tạt ngang (side light) chiếu vào hai bên chủ đề; đèn
nhấn (accent light) để làm nổi bật một khu vực trong bối cảnh; đèn mắt (eye light)
để khử bóng ở hốc mắt nhân vật; đèn ven tóc (top light) để tạo làm nổi mái tóc
v.v… Trên nền tảng ánh sáng sân khấu, ánh sáng điện ảnh đã trải qua một quá
trình phát triển phức tạp để có được kỹ thuật và hiệu ứng phong phú như ngày nay.
Ánh sáng bóng(silhouette lighting). Hiệu ứng tạo ra hình ảnh nhân vật như
một bóng đen sắc nét nổi bật trên nền phông trắng bởi ánh sáng chỉ được chiếu vào
hậu cảnh mà không chiếu vào chủ đề. Phương pháp này ngược với ánh sáng phông
đen (cameo lighting).
Ánh sáng phông đen(cameo lighting). Sự tập trung các nguồn sáng mạnh
chỉ chiếu vào tiền cảnh (foreground) mà giữ cho hậu cảnh đen tối. Thủ pháp này
làm cho chủ đề (người, vật, vật thể) sáng rực, nổi bật trên nền phông đen, nhằm
thu hút thị giác người xem, ngược với ánh sáng bóng (silhouette lighting) và hoàn
toàn không sử dụng ánh sáng môi trường (ambiancelight).
Ánh sáng chung (incident light). Ánh sáng từ tất cả các nguồn sáng trong
bối cảnh, trong đó có chủ đề. Chuyên viên ánh sáng sẽ đo nguồn sáng bằng pô sơ
mét (incident light meter) để điều tiết chúng.
Ánh sáng hữu ích(available light). Ánh sáng thiên nhiên hoặc các nguồn
sáng có sẵn ở điểm quay (location) được dùng khi ghi hình mà không cần sử dụng
thêm kỹ thuật chiếu sáng. Với ánh sáng này, tính hiện thực của cảnh phim sẽ cao
hơn việc sử dụng ánh sáng nhân tạo.
Ánh sáng chia-rô-cu-rô(chiaro scuro). Thuật ngữ kết hợp hai từ gốc Ý:
“sáng” và “tối”, gọi phương pháp chiếu sáng đa chiều tạo kịch tính và làm nổi bật
chủ đề. Phương pháp này tạo ra những mảng sáng tối, ven hoặc mờ ảo tranh tối

tranh sáng làm tăng kịch tính, góc cạnh về ngoại hình của chủ đề bằng cách giảm
cường độ nguồn sáng chính (key light), tăng cường độ của các nguồn sáng hiệu
ứng ( đèn hậu, đèn ven, đèn tóc v.v …); nghịch nghĩa với “ánh sáng lỳ” (flat light).
Ánh sáng huỳnh quang(fluoresent light). Ánh sáng từ đèn chứa khí lưu
huỳnh phát sáng khi khi dây tóc bị nung đến nhiệt độ tới hạn, có độ màu từ 4000
K đễn 4800 K (màu trắng lạnh).

×