Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng đạm tới sinh trưởng, phát triển của giống lúa nghi hương 2308 tại phù ninh, phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.23 KB, 124 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ ĐỨC HÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO TRỒNG VÀ LIỀU
LƯỢNG ĐẠM TỚI SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG LÚA
NGHI HƯƠNG 2308 TẠI PHÙ NINH,
PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ ĐỨC HÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO TRỒNG VÀ LIỀU
LƯỢNG ĐẠM TỚI SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG LÚA
NGHI HƯƠNG 2308 TẠI PHÙ NINH,
PHÚ THỌ
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hữu Hồng


THÁI NGUYÊN - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kêt quả nghiên cứu tronng luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Đức Hùng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiêm cứu đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, tôi đã được sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ bảo chân tình
từ rất nhiều đơn vị và cá nhân trong và ngoài ngành nông nghiệp. Tôi xin ghi
nhận và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những tập thể, cá nhân đã dành
cho tôi sự giúp đỡ chân thành và quý báu đó.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự
giúp đỡ nhiệt tình của PGS-TS. Nguyễn Hữu Hồng là người trực tếp hướng
dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các

thầy cô trong khoa Nông Học, các thầy cô trong phòng Đào tạo trường ĐHNL
Thái Nguyên.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân xã Tử Đà - huyện Phù
Ninh - tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện giúp tôi thực hiện đề tài này.
Cảm ơn sự giúp đỡ, cổ vũ và động viên của gia đình, người thân, bạn
bè đã đồng hành cùng tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Đức Hùng


iii
iiii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ v
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................viii MỞ
ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................
1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .....................................................................
2
2.1. Mục đích:.................................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu đề tài .............................................................................................
2

3. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tễn ........................................................................................
3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài ...........................................................................
4
1.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên Thế giới và ở Việt Nam ................ 5
1.2.1. Tình hình sản xuất và têu thụ lúa trên Thế giới .....................................
5
1.2.2. Tình hình sản xuất và têu thụ lúa ở Việt Nam ....................................... 7
1.1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo tại huyện Phù Ninh, Phú Thọ ................... 10
1.3. Tình hình nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa ......................
14
1.3.1. Những nghiên cứu và kết quả đạt được về phân đạm cho lúa ..............
14
1.3.2. Những nghiên cứu về số dảnh và mật độ cấy .......................................
16


iv
1.3.3. Những vấn đề về bón phân câniviđối cho lúa ..........................................

21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................... 23
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu. .........................................
23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................
23

2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ....................................................... 23


iv
iv

2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
2.4. Các biện pháp kỹ thuật ............................................................................. 26
2.5. Các chỉ tiêu vàphương pháp theo dõi:...................................................... 26
2.5.1. Phương pháp theo dõi ...........................................................................
26
2.5.2. Các chỉ têu nghiên cứu ......................................................................... 26
2.6. Phương pháp xử lý số liệu: ...................................................................... 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 31
3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến khả năng sinh
trưởng, phát triển của giống lúa Nghi Hương
2308..................................................... 31
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến thời gian sinh
trưởng của giống lúa Nghi Hương 2308
..................................................................... 31
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến chiều cao cây
của giống lúa Nghi Hương
2308............................................................................ 34
3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến khả năng đẻ nhánh
của giống lúa Nghi Hương
2308............................................................................ 39
3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến sức đẻ nhánh và sức
đẻ
nhánh hữu hiệu của giống lúa Nghi Hương 2308 ........................................... 45

3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến tình hình sâu bệnh hại
và khả năng chống đổ. .........................................................................................
49
3.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến các yếu tố cấu
thành năng suất, năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lúa Nghi Hương
2308.... 52
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến các yếu tố cấu
thành năng suất của giống lúa Nghi Hương


v
2308..................................................... v52

3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến năng suất của
giống lúa Nghi
Hương2308....................................................................................... 57
3.3.3. Phân tích hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm .....................
60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 63
1. Kết luận: ...................................................................................................... 63
2. Đề nghị: ....................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65


v
v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CCCC


: Chiều cao cuối cùng

CS

: Cộng sự

ĐVT

: Đơn vị tính

LAI

: Chỉ số diện tích lá

LSD0.05 : Least Significant Diference (Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức
95%)
TGST

: Thời gian sinh trưởng.

SRI

: System of Rice Intensification (hệ hống canh tác lúa cải tiến)

FAO

: Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

P


: Probability (xác suất)


vi
vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên trên thế giới ....................................
5 giai đoạn 20102016.......................................................................................... 5
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của 5 nước sản xuất lúa gạo lớn nhất
trên thế giới năm 2016 ......................................................................................
6
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở nước ta...............................
9 từ năm 2006 - 2016
........................................................................................... 9
Bảng 1.4. Sản lượng lúa phân theo vùng sản xuất ..........................................
10
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Phù Ninh .......... 12
giai đoạn 2010 - 2016...................................................................................... 12
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến thời gian sinh
trưởng của giống Nghi Hương 2308 ............................................................... 32
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến động thái
tăng trưởng chiều cao cây của giống Nghi Hương 2308
........................................ 35
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây của giống Nghi Hương 2308
........................................................................... 37
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của các mức đạm đến động thái tăng trưởng chiều

cao cây của giống Nghi Hương 2308
.................................................................... 38
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến động thái đẻ
nhánh của giống lúa Nghi Hương 2308 vụ Xuân 2017
............................................. 40


vi
iv động thái đẻ nhánh của giống Nghi
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến

Hương 2308..................................................................................................... 42
Bảng 3.7: Ảnh hưởng các mức đạm đến động thái đẻ nhánh .........................
44 của giống Nghi Hương 2308 ...........................................................................
44
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến sức đẻ
nhánh chung và sức đẻ nhánh hữu hiệu của giống lúa Nghi Hương 2308
................ 45


vii

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến sức đẻ nhánh chung và sức đẻ
nhánh hữu hiệu của giống lúa Nghi Hương 2308 ........................................... 47
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của các mức đạm đến sức đẻ nhánh chung và sức
để
nhánh hữu hiệu của giống lúa Nghi Hương 2308 ........................................... 48
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến tình hình
sâu bệnh hại và khả năng chống đổ
....................................................................... 50

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến các yếu tố
cấu thành năng suất của giống lúa Nghi Hương
2308........................................... 53
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống lúa Nghi Hương
2308............................................................................ 55
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của mức bón đạm đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống lúa Nghi Hương 2308
..................................................................... 56
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đếnnăng ................
58 suất của giống lúa Nghi Hương 2308..............................................................
58
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất của giống lúa Nghi
Hương 2308..................................................................................................... 59
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của mức bón đạm đến năng suất của giống lúa Nghi
Hương 2308..................................................................................................... 60
Bảng 3.18. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm............................ 61


viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống Nghi Hương 2308 ...
36
Hình 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống Nghi Hương 2308
trên các nền phân bón đạm khác nhau ............................................................
39
Hình 3.3. Động thái đẻ nhánh của giống lúa Nghi Hương 2308 .................... 41
Hình 3.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh của giống Nghi

Hương 2308..................................................................................................... 43
Hình 3.5. Ảnh hưởng các mức đạm đến động thái đẻ nhánh của giống Nghi
Hương 2308..................................................................................................... 44


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những nước có nghề truyền thống trồng
lúa nước cổ xưa trên thế giới. Nông nghiệp trồng lúa vừa đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia, vừa là cơ sở kinh tế sống còn của đất nước. Sản xuất lúa
gạo đảm bảo cung cấp lương thực cho hơn 93 triệu dân trong nước và xuất
khẩu sang các thị trường quốc tế. Mặt khác nghề trồng lúa còn giải quyết việc
làm cho khoảng 70% lực lượng lao động cả nước. Điều đó cho thấy lĩnh vực
nông nghiệp trồng lúa thu hút đại bộ phận lực lượng lao động cả nước, đóng
vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Phù Ninh là một huyện miền núi nằm phía Đông Bắc tỉnh Phú Thọ với
tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 15.648,01 ha. Trong đó, diện tích
đất nông nghiệp là 11.099,58 ha chiếm 70,93% diện tch đất tự nhiên, diện
tch đất trồng lúa là 4.187,3 ha chiếm khoảng 40% diện tích đất nông nghiệp.
Để khai thác hiệu quả đất trồng lúa hiện nay huyện đang chú trọng áp dụng
các biện pháp kỹ thuật tiến bộ, giống mới đặc biệt là giống lúa lai để tăng
năng suất, sản lượng lúa trên địa bàn huyện và từng bước chuyển dịch
sang sản xuất hàng hóa.
Giống lúa Nghi Hương 2308 là giống lúa lai ba dòng với các ưu điểm
như khả năng thích ứng rộng, kháng bệnh tốt, năng suất cao, chất lượng gạo
ngon nên đang được huyện đưa vào cơ cấu giống của vùng trong vài năm
gần dây. Để khai thác tềm năng, năng suất của giống trên địa bàn huyện
cần đưa ra được một quy trình hoàn thiện tới bà con nông dân.

Trong thâm canh lúa mật độ cấy là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng
trực tiếp đến quá trình hình thành số bông, quyết định đến năng suất. Mật
độ cấy liên quan chặt chẽ đến quá trình đẻ nhánh và khả năng chống đổ.
Việc bố trí mật độ cấy hợp lý nhằm tạo ra mật độ quần thể thích hợp, từ đó
nâng cao


2

được hiệu quả quang hợp và làm tăng số bông trên một đơn vị diện tch.
Việc xác định liều đạm bón thích hợp có vai trò quyết định tới việc nâng
cao các yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa, cũng như khả năng chống
chịu sâu bệnh của giống
Qua thực tế và nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng mật độ và
lượng phân đạm ở một giới hạn nhất định thì năng suất tăng, nhưng nếu cấy
quá dầy, bón đạm quá nhiều, bón không cân đối làm cho cây sinh trưởng
phát triển không bình thường và dễ nhiễm sâu bệnh hại do đó làm giảm
năng suất và chất lượng lúa gạo. Việc cấy đúng mật độ không những tạo
điều kiện tối ưu cho sinh trưởng phát triển, cho năng suất cao mà còn vô
cùng ý nghĩa trong vấn đề chăm sóc lúa. Bên cạnh đó việc xác định cấy mật
độ đúng còn có ý nghĩa lớn trong việc sử dụng phân đạm một cách hợp lý,
góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế việc sử dụng phân bón quá mức
cần thiết. gây ảnh hưởng xấu đến đất canh tác.
Xuất phát từ thực tiễn như vậy chúng tôi tến hành thực hiện đề
tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng đạm tới
sinh trưởng, phát triển của giống lúa Nghi Hương 2308 tại Phù Ninh, Phú
Thọ”để làm cơ sở giúp người nông dân tăng năng suất, sử dụng đất bền
vững và hoàn thiện qui trình thâm canh lúa Nghi Hương 2308 trên địa bàn
huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

2.1. Mục đích:
Xác định được lượng đạm và mật độ cấy thích hợp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế của giống Nghi Hương 2308 tại địa bàn huyện Phù Ninh,
tỉnh Phú Thọ.
2.2. Yêu cầu đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống lúa
- Đánh giá tình hình bệnh hại và khả năng chống đổ của giống lúa


3

- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và hiệu quả
kinh tế của giống lúa
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài khẳng định được vai trò của khoa học kỹ
thuật đối với sản xuất lúa, đặc biệt là tìm ra các biện pháp canh tác lúa có
hiệu quả để đạt được hiệu quả kinh tế cao.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được công thức phân bón đạm và mật độ cấy hợp lý
cho giống Nghi Hương 2308 góp phần tăng năng suất lúa, tăng hiệu quả sản
xuất trên một đơn vị diện tích canh tác tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 . Cơ sở khoa học của đề tài
Hiện nay nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, chính vì vậy các loại

cây trồng lương thực đóng vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó cây lúa có
những đóng góp rất lớn. Trong xu thế hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học công nghệ, năng suất cây trồng của nhiều nước trên thế giới so với
nước ta có sự vượt trội. Vấn đề thiết yếu của ngành nông nghiệp nước ta
hiện nay là cải tiến năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng nói chung và
cây lúa nói riêng.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thú
Thọ, những năm gần đây diện tch đất canh tác lúa trên địa bàn tỉnh xấp
xỉ
70.000/ha/năm, trong đó diện tch lúa lai gieo trồng trên 45% diện tch.
Vì vậy để sản xuất lúa lai trên địa bàn có những bước đi chắc chắn và đẩm
bảo an ninh lương thực việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật hoàn thiện
quy trình chăm sóc các giống lúa lai trên địa bàn là vô cùng cần thiết.
Trong thâm canh lúa mật độ cấy là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng
trực tếp đến quá trình hình thành số bông, tỷ lệ hạt chắc trên bông… quyết
định trực tiếp đến năng suất. Mật độ cấy liên quan chặt chẽ đến quá trình đẻ
nhánh và khả năng chống đổ. Việc bố trí mật độ cấy hợp lý nhằm tạo ra mật
độ quần thể thích hợp. Mật độ thích hợp tạo cho lúa phát triển tốt, tận dụng
hiệu quả dinh dưỡng, nước, ánh sáng. Mật độ thích hợp còn tạo nên sự
tương tác hài hòa giữa cá thể cây lúa và quần thể ruộng lúa, tạo nên năng
suất cao trên một đơn vị diện tích.
Bên cạnh đó đạm có vai trò quan trọng trong việc phát triền bộ rễ,
thân, lá, chiều cao và đẻ nhánh của cây lúa. Đặc biệt đạm có ảnh hưởng rất
lớn tới quá trình đẻ nhánh của cây lúa. Việc cung cấp đạm đủ và đúng lúc
làm cho lúa vừa đẻ nhánh nhanh lại tập trung, tạo được nhiều dảnh hữu


hiệu, là yếu tố

5



6

cấu thành năng suất có vai trò quan trọng nhất đối với năng suất lúa. Đạm
còn có vai trò quan trọng đối với việc hình thành dòng và các yếu tố cấu
thành năng suất khác: số hạt/bông, trọng lượng 1000 hạt và tỷ lệ hạt chắc. Vì
vậy cung cấp đầy đủ và kịp thời đạm cho cây lúa có vai trò quyết định cho
việc đạt năng suất cao.
Để có cơ sở hoàn thiện quy trình chăm sóc cho giống lúa lai Nghi
Hương 2308 phục vụ cho sản xuất trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh
Phú Thọ, đề tài đã thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và
liều lượng đạm đến giống lúa Nghi Hương 2308 ở vụ xuân 2017.
1.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên Thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên Thế giới
Cây lúa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, do khả năng
thích nghi rộng nên cây lúa được trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên
thế giới. Hiện nay có trên 100 nước trồng lúa ở hầu hết các châu lục, với tổng
diện tích trên 160 triệu ha. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo vẫn tập trung chủ
yếu ở các nước Châu Á, nơi chiếm tới 90% diện tích gieo trồng và sản lượng
(FAOSTAT 2017)[18]
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên trên thế giới
giai đoạn 2010-2016
Năm

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)

2010


161,7

43,3

701,1

2011

162,7

44,6

726,4

2012

162,2

45,4

736,2

2013

164,5

45,1

741,9


2014

162,9

45,6

742,4

2015

160,7

46,0

740,1

2016

159,8

46,4

740,9
(Nguồn: FAOSTAT 2017)[18]


7

Qua bảng 1.1 cho thấy khoảng những năm đầu của thế kỷ 21, diện tích

canh tác lúa vẫn có xu hướng tăng nhưng tăng chậm, từ 2008 đến năm 2009
diện tích lại có giảm đôi chút nhưng lại tăng khi sang năm 2010. Từ năm
2011 đến năm 2014 diện tch lúa có độ biến động nhẹ. Điều này cho thấy
sang đến thế kỷ 21. dân số toàn cầu đã đạt 7 tỷ người, tốc độ đô thị hóa tăng
cao. diện tích canh tác thu hẹp dần. nhất là tại châu Á, châu Mỹ La Tinh nơi
tập trung của nhiều nước đang phát triển và là những vùng trồng lúa chính
của thế giới. Năm 2004 năng suất lúa bình quân trên Thế giới đạt 40,3 tạ/ha
sau 12 năm năng suất lúa tăng lên đạt 46,4 tạ/ha năm 2016.
Tính đến nay trên Thế giới có trên 100 nước trồng lúa hầu hết ở
các châu lục. với tổng diện tích 163,27 triệu ha. Với việc áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất như chọn tạo các giống mới có năng suất. chất lượng tốt,
thâm canh cao... làm cho năng suất lúa ngày một nâng cao. Trong đó Trung
Quốc là nước có sản lượng thu hoạch lúa lớn nhất ( 206,5 triệu tấn/năm ),
tếp đến là Ấn Độ ( 157,2 triệu tấn/năm).
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của 5 nước sản xuất lúa gạo lớn
nhất trên thế giới năm 2016
Diện tích (triệu

Năng suất

Sản lượng (triệu

ha)

(tạ/ha)

tấn)

159,8


46,3

740,9

30,6

67,5

206,5

Ấn Độ

43,4

36,2

157,2

Indonesia

13,8

51,4

70,9

Bangladesh

11,8


44,2

52,2

Việt Nam

7,8

55,8

43,4

Nước
Thế giới
Trung
Quốc

(Nguồn FAOSTAT – 2017)[18]


8

Từ bảng 1.2 ta thấy rõ trong 5 nước trồng lúa có sản lượng nhất thế
giới
đều là các nước ở châu Á với tổng sản lượng đạt 530 triệu tấn, chiếm xấp
xỉ
72% sản lượng lúa toàn Thế giới. Trung Quốc nước có năng suất cao hơn hẳn
đạt 67,5 tạ/ha (Trung Quốc) và sản lượng cũng cao nhất đạt 206,5 triệu tấn.
Điều đó có thể lý giải là vì Trung Quốc là nước đi tiên phong trong lĩnh vực
phát triển lúa lai và người dân nước này có tinh thần lao động cần cù, có

trình độ thâm canh cao. Trung Quốc là nước có trình độ khoa học kỹ thuật
cao, đầu tư lớn (Nguyễn Hữu Hồng, 1993)[9]. Về năng suất Việt Nam đứng
2 trong top 5 nước trồng lúa chính, đạt 55,8 tạ/ha.Trong các nước có sản
lượng lúa gạo nhiều nhất thế giới thì Ấn độ năng suất lúa thấp nhất chỉ đạt
36,2 tạ/ha và thấp hơn so với năng suất trung bình toàn thế giới. Tuy nhiên
Ấn Độ là nước có sản lượng lúa gạo đứng thứ 2 toàn thế giới với sản lượng
lúa gạo năm 2016 đạt 157,2 triệu tấn chiếm 21,4% tổng sản lượng lúa gạo
toàn thế giới.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước trồng lúa trọng điểm trên thế giới,
người Việt Nam vẫn thường tự hào về nền văn minh lúa nước của đất nước
mình. Từ xa xưa cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa quan
trọng trong đời sống của người dân Việt Nam.nghề trồng lúa ở Việt Nam có
lịch sử lâu đời nhất so với nghề trồng lúa ở các nước châu Á. Theo các tài liệu
khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... cây lúa đã có mặt từ 3.000 –
2.000 năm Trước công nguyên. tổ tiên chúng ta đã thuần hóa cây lúa
dại thành cây lúa trồng và đã phát triển nghề trồng lúa đạt được những
tiến bộ như ngày nay.
Xét về vị trí địa lý, nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm,
lượng bức xạ mặt trời cao và đất đai phù hợp nên có thể trồng nhiều vụ lúa
trong năm và với nhiều giống lúa khác nhau (Đinh Thế Lộc, 2006) [11]. Với


9

diện tích trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu. từ Bắc vào Nam đã hình thành
những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, bao gồm Đồng bằng châu
thổ



1
0

sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, đây là hai vựa lúa lớn nhất của cả
nước không những cung cấp lương thực cho cả nước mà xuất khẩu ra nước
ngoài.
Tính từ năm 1961 đến năm 2005, năng suất lúa của nước ta đã tăng
lên
2,8 lần. giai đoạn tăng cao nhất là từ thập kỷ 80 đến nay. Sản lượng lúa của
Việt Nam cũng vì thế mà tăng liên tục từ 9,5 triệu tấn năm 1961 lên 36
triệu tấn năm 2007 và nay là 44,4 triệu tấn năm. Từ một nước thiếu ăn, phải
nhập khẩu gần 2 triệu tấn gạo/năm trước đây. Việt Nam đã vươn lên giải
quyết an ninh lương thực cho 93 triệu dân, ngoài ra còn xuất khẩu một
lượng gạo lớn ra thị trường thế giới. Những năm gần đây, nước ta luôn đứng
hàng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan) về lượng gạo xuất khẩu (đạt 7,5
triệu tấn năm 2011) và sẽ ổn định xuất khẩu khoảng 6-7 triệu tấn trong
những năm tếp theo. Đây là thành công lớn trong công tác chỉ đạo và phát
triển sản xuất lúa của Việt Nam từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
(Nguyễn Thị Nguyệt, 2006) [13].
Từ năm 2006 đến năm 2013 diện tích trồng lúa ổn định tăng đều
từ
7,32 triệu ha năm 2006 lên tới 7,90 triệu ha năm 2013 cùng với tiến bộ khoa
khọc kỹ thuật năng suất lúa tăng dần đều từ 48,91 tạ/ha đến 52,71 tạ/ha
năm
2013. Năm 2014 đến năm 2016 diện tích lúa có giảm đi tuy nhiên không đáng
kể. Hiện nay diện tch lúa thống kê năm 2016 đạt 7,79 triệu ha với năm
suất
56 tạ/ha do vậy sản lượng lúa luôn duy trì ổn định dù diện tích trồng có giảm
chút ít. Nguyên nhân chủ yếu là do chuyển đổi mục đich sử dụng đất nông
nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng làm diện tích trồng lúa giảm đi.

Trong mấy năm trở lại đây nhờ chính sách, chủ trương phát triển nông
nghiệp của Nhà nước và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản
xuất nên dù diện tch trồng lúa có chiều hướng giảm tuy nhiên năng suất


1
1
hàng năm vẫn duy trì ở mức trên 56 tạ/ha.


1
2

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở nước ta
từ năm 2006 - 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(Triệu tấn)

2006

7,32


48,91

35,82

2007

7,20

49,80

35,86

2008

7,40

52,33

38,72

2009

7,43

52,37

38,95

2010


7,48

53,41

40,00

2011

7,65

55,38

42,39

2012

7,75

56,31

43,66

2013

7,90

55,72

44,03


2014

7,81

57,53

44,97

2015

7,83

57,60

45,11

2016

7,79

56,0

43,61

Năm

( Nguồn: Niên giám thống kê năm 2017)[18]
Việc sản xuất nông nghiệp nước ta trải dài trên bảy vùng sinh thái từ
Nam ra Bắc. Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của cả

nước, diện tch và sản lượng lớn gấp gần 3 lần diện tích và sản lượng lúa
đồng bằng sông Hồng. Lượng gạo nước ta xuất khẩu chủ yếu được tập
trung sản xuất ở vùng này. Vùng đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ
2 của cả nước. Hàng năm hai vựa lúa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng
sông Cửu Long chiếm gần 70% tổng sản lượng lúa toàn quốc. Nhìn chung
năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long
nhưng ở đây diện tch đang ngày càng bị thu hẹp do đô thị hoá và công
nghiệp hoá. điều kiện thời tiết cũng không thuận lợi cho hướng thâm canh
tăng vụ. Vì vậy khả


×