Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống cây sơn đậu tại huyện nguyên bình tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.08 KB, 127 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––

BÙI TẤT KHOA

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG
NHÂN GIỐNG CÂY SƠN ĐẬU
TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Giáo viên hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Lan Anh

Thái Nguyên - năm 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện.
Các thông tn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc trích dẫn. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất
cứ công trình nào khác.
Tác giả

Bùi Tất Khoa


ii


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám đốc Đại học Thái Nguyên, Ban Đào tạo
Sau đại học, Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, Phòng Đào tạo sau đại học,
các cán bộ & giáo viên Khoa Nông học thuộc trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Bùi Lan Anh –
người giáo viên tâm huyết đã tận tnh hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều
thời gian định hướng và chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài tốt
nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ủy Ban nhân dân huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành thực hiện đề tài.
Xin gửi tấm lòng tri ân tới Gia đình của tôi. Những người thân yêu trong Gia
đình đã thực sự là nguồn động viên lớn lao, là những người truyền nhiệt huyết,
luôn dành cho tôi sự quan tâm, sự trợ giúp trên mọi phương diện để tôi yên tâm
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Bùi Tất Khoa


iii
iiii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU………………………………………………………………..........

1

1. Tính cấp thiết………………………………………………………………


1

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài……………………………………………

2

2.1. Mục đích của đề tài……………………………………………………….

2

2.2. Yêu cầu của đề tài………………………………………………………...

2

3. Ý nghĩa của đề tài………………………………………………………….

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU……………………………….

4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài………………………………………………..

4

1.2. Nguồn gốc, phân bố, đặc điểm thực vật học và yêu cầu dinh dưỡng của
cây Sơn đậu……………………………………………………………………

4


1.2.1. Nguồn gốc của cây Sơn đậu……………………………………………

4

1.2.2. Phân bố của cây Sơn đậu……………………………………………….

5

1.2.3. Đặc điểm thực vật học…………………………………………………..

6

1.2.4. Yêu cầu dinh dưỡng của cây Sơn đậu…………………………………..

6

1.2.5. Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây Sơn đậu………………………………

7

1.3. Công dụng và tnh hình sản xuất thuốc từ cây cây Sơn đậu trên thế giới
và Việt Nam…………………………………………………………………

8

1.3.1. Công dụng của cây Sơn đậu trên thế giới và các sản phẩm có thành
phần Sơn đậu…………………………………………………………………

8


1.3.2. Công dụng của cây Sơn đậu ở Việt Nam và các sản phẩm có thành
phần Sơn đậu……………………………………..……………………………

9

1.3.3. Tình hình nghiên cứu dược liệu tại Cao Bằng………………………….

12

1.4. Tình hình nghiên cứu về nhân giống và việc sử dụng chất điều hòa sinh
trưởng trong nhân giống cây Sơn đậu………………………………………..

14

1.5. Nhận xét và bài học kinh nghiệm từ tổng quan…………………………..

15


iv
iv
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………….

17

2.1. Vật liệu nghiên cứu……………………………………………………….

17


2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu…………………………………………

19

2.3. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………..

19

2.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….

20

2.5. Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………..

28

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………..

29

3.1. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến khả năng nẩy mầm và sinh
trưởng
của cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm…………………………………

29

3.1.1. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt Sơn
đậu..
3.1.2. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến thời gian nẩy mầm của hạt


29

Sơn
đậu trong giai đoạn vườn ươm………………………………………………..

30

3.1.3. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến số cành lá/cây Sơn đậu………

31

3.1.4. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến chiều cao cây Sơn đậu…..……

36

3.2. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản hạt giống đến khả năng nẩy mâm và
sinh trưởng của cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm……………………

41

3.2.1. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản hạt giống đến thời gian nẩy
mâm
của hạt Sơn đậu………………………………………………………………..

41

3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản hạt giống đến tỷ lệ nẩy mầm của
hạt Sơn đậu……………………………………………………………..……..

42


3.2.3. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản hạt giống đến số cành lá/cây Sơn
đậu trong giai đoạn vườn ươm………………………………………………..

43

3.2.4. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản hạt giống đến chiều cao cây Sơn
đậu trong giai đoạn vườn ươm……………………………..………………..

43

3.3. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng nẩy mâm và
sinh trưởng của cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm……………………

44

3.3.1. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ nẩy mâm của hạt
Sơn đậu………………………………………………………………………..

44


v
v
3.3.2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến thời gian nẩy mầm của
hạt Sơn đậu……………………………………………………………..……..

45

3.3.3. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến số cành lá/cây Sơn

đậu
trong giai đoạn vườn ươm…………………………………………………….

46

3.3.4. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến chiều cao cây Sơn đậu
trong giai đoạn vườn ươm……………………………..………………….…..

49

3.3.5. Ảnh hưởng số lần xử lý chất kích thích sinh trưởng đến khả năng nẩy
mầm và sinh trưởng của cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm.……….…..

51

3.3.5.1. Ảnh hưởng số lần xử lý chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ nẩy
mầm của hạt Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm.……….…………………..

51

3.3.5.2. Ảnh hưởng số lần xử lý chất kích thích sinh trưởng đến thời gian
nẩy mầm của hạt Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm.……….………………

52

3.3.5.3. Ảnh hưởng số lần xử lý chất kích thích sinh trưởng đến số cành
lá/cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm.……….………………………….

53


3.3.5.4. Ảnh hưởng số lần xử lý chất kích thích sinh trưởng đến chiều cao cây
Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm.……….…………………………………..

55

3.4. Tình hình sâu bệnh hại cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm……….

58

3.4.1. Thành phần các loài sâu bệnh hại cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn
ươm…………………………………………………………………………….

58

3.4.2. Tỷ lệ cây Sơn đậu bị hại do sâu bệnh gây ra trong giai đoạn vườn ươm. 59
3.4.3. Mật độ sâu hại cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm………………

59

3.4.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh thối rễ cây Sơn đậu do
nấm
Fusarium oxysporium………………………………………..………………..

60

3.4.5. Hiệu lực phòng trừ sâu róm hại cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm 62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ……………………………………………………

64


TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………..

65

KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ………………………………………………

68


vi
vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT = Bộ NNPTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BVTV

Bảo vệ thực vật

CT

Công thức Đ/C

Đối chứng LNL

Lần

nhắc lại

LSD (Least significant difference)
TN

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
Thí nghiệm


vii


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt Sơn
đậu trong giai đoạn vườn ươm………………………………………………..

29

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến thời gian nẩy mầm của hạt
Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm………………………………………......

30

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến số cành lá/cây Sơn đậu…

32

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến chiều cao cây Sơn đậu.…

37


Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản hạt giống đến tỷ lệ nẩy mầm
của hạt Sơn đậu……………………………………………………………….

42

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản hạt giống đến số cành lá/cây
Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm…………………………………………

43

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản hạt giống đến chiều cao cây
Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm……………………………..……………

44

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ nẩy mâm của
hạt Sơn đậu…………………….…………………………………………

45

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến thời gian nẩy
mầm của hạt Sơn đậu………………………………………………………..

46

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến số cành lá/cây
Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm………………………………………….

47


Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến chiều cao cây
Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm……………………………..……….…..

49

Bảng 3.12. Ảnh hưởng số lần xử lý chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ nẩy
mầm của hạt Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm.……….………………

52

Bảng 3.13. Ảnh hưởng số lần xử lý chất kích thích sinh trưởng đến thời gian
nẩy mầm của hạt Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm.……….…………

52

Bảng 3.14. Ảnh hưởng số lần xử lý chất kích thích sinh trưởng đến số cành
lá/cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm.……….………………………….

53


viii
viiiv
Bảng 3.15. Ảnh hưởng số lần xử lý chất kích thích sinh trưởng đến chiều
cao cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm.…………………………………

56

Bảng 3.16. Thành phần các loài sâu bệnh hại cây Sơn đậu trong giai đoạn

vườn ươm………………………..……………………………………………

58

Bảng 3.17. Tỷ lệ cây Sơn đậu bị hại do sâu bệnh gây ra trong giai đoạn vườn 59
ươm
Bảng 3.18. Hiệu lực của một số thuốc BVTV trong phòng trừ nấm gây bệnh
thối rễ cây Sơn đậu …………………………………………………………

61

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của việc xử lý đất bằng nấm đối kháng Trichoderma
viride đến tỷ lệ nẩy mầm và khả năng ức chế bệnh thối rễ do nấm Fusarium
oxysporium…………………………………………………………………………….

62

Bảng 3.20. Hiệu lực phòng trừ sâu róm hại cây Sơn đậu…………………….

63


ix
ix


x
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt
Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm…………………………………………

30

Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến thời gian nẩy mầm của
hạt Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm……………………………………

31

Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến số cành lá/cây Sơn đậu
(sau nẩy mầm 1 tháng)……………………………………………………

32

Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến số cành lá/cây Sơn đậu
(sau nẩy mầm 2 tháng)……………………………………………………

33

Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến số cành lá/cây Sơn đậu
(sau nẩy mầm 3 tháng)……………………………………………………

33

Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến số cành lá/cây Sơn đậu
(sau nẩy mầm 4 tháng)……………………………………………………

34


Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến số cành lá/cây Sơn đậu
(sau nẩy mầm 5 tháng)……………………………………………………

35

Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến số cành lá/cây Sơn đậu
(sau nẩy mầm 6 tháng)……………………………………………………

35

Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến số cành lá/cây Sơn đậu
(sau nẩy mầm 7 tháng)……………………………………………………

36

Biểu đồ 3.10. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến chiều cao cây Sơn
đậu (sau nẩy mầm 1 tháng)………………………………………………….

37

Biểu đồ 3.11. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến chiều cao cây Sơn
đậu (sau nẩy mầm 2 tháng)………………………………………………….

38

Biểu đồ 3.12. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến chiều cao cây Sơn
đậu (sau nẩy mầm 3 tháng)………………………………………………….

38


Biểu đồ 3.13. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến chiều cao cây Sơn
đậu (sau nẩy mầm 4 tháng)………………………………………………….

39


x
x
Biểu đồ 3.14. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến chiều cao cây Sơn
đậu (sau nẩy mầm 5 tháng)………………………………………………….

39

Biểu đồ 3.15. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến chiều cao cây Sơn
đậu (sau nẩy mầm 6 tháng)………………………………………………….

40

Biểu đồ 3.16. Ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến chiều cao cây Sơn
đậu (sau nẩy mầm 7 tháng)………………………………………………….

40

Biểu đồ 3.17. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản hạt giống đến thời gian
nẩy mầm của hạt Sơn đậu…………………………………………………

41

Biểu đồ 3.18. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến số cành
lá/cây Sơn đậu (sau nẩy mầm 1 tháng)…..…………………………………


47

Biểu đồ 3.19. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến số cành
lá/cây Sơn đậu (sau nẩy mầm 2 tháng)…..…………………………………

48

Biểu đồ 3.20. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến số cành
lá/cây Sơn đậu (sau nẩy mầm 3 tháng)…..…………………………………

48

Biểu đồ 3.21. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến chiều cao
cây Sơn đậu (sau nẩy mầm 1 tháng)…………………………………..……

49

Biểu đồ 3.22. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến chiều cao
cây Sơn đậu (sau nẩy mầm 2 tháng)…………………………………..……

50

Biểu đồ 3.23. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến chiều cao
cây Sơn đậu (sau nẩy mầm 3 tháng)…………………………………..……

51

Biểu đồ 3.24. Số cành lá/cây sau nẩy mầm 1 tháng (ở các công thức xử lý
1 lần, 3 lần và 5 lần)………………………………………………………


54

Biểu đồ 3.25. Số cành lá/cây sau nẩy mầm 2 tháng (ở các công thức xử lý
1 lần, 3 lần và 5 lần)………………………………………………………

54

Biểu đồ 3.26. Số cành lá/cây sau nẩy mầm 3 tháng (ở các công thức xử lý
1 lần, 3 lần và 5 lần)………………………………………………………

55

Biểu đồ 3.27. Chiều cao cây sau nẩy mầm 1 tháng (ở các công thức xử lý 1
lần, 3 lần và 5 lần)…………………………………………………………

56


xi
xi
Biểu đồ 3.28. Chiều cao cây sau nẩy mầm 2 tháng (ở các công thức xử lý 1
lần, 3 lần và 5 lần)…………………………………………………………

57

Biểu đồ 3.29. Chiều cao cây sau nẩy mầm 3 tháng (ở các công thức xử lý 1
lần, 3 lần và 5 lần)…………………………………………………………

57


Biểu đồ 3.30. Mật độ sâu hại cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm……

60


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sơn đậu hay còn gọi là Sơn đậu căn, Đậu gốc núi, Quảng đậu căn, Hòe
bắc bộ, Hòe bắc có tên khoa học là Sophora tonkinensis Gagnep hay là Sophora
subprostrata Chu etT Chen, Pophora subprostrata Chu etT Chen còn gọi
là Sophorasub subprosrlata Chu etT Chen [20] hoặc Sophora tetraptera [22],
thuộc họ đậu (Lleguminosae hay Fabaceae), bộ đậu (Fabales).
Sơn đậu lần đầu tên được ghi nhận trong Kaibao Bencao vào năm 973
trước công nguyên (973 AD) [22]. Cây Sơn đậu là loại thuốc quý trong y học cổ
truyền của Trung Quốc và Nhật Bản. Rễ Sơn đậu được sử dụng để giảm sốt, giải
độc, chữa viêm họng, viêm lợi , viêm loét dạ dày và nhuận tràng [14].
Theo y học hiện đại, trong rễ Sơn đậu có nhiều các alkaloid như: matrine,
oxymatrine, sophocapine ... [12], [13], [21] có tác dụng chống ung thư và ức chế
sự phát triển của khối u, điều trị các bệnh viêm gan siêu vi trùng, rối loạn
nhịp tm, viêm da [15],[16],[23].
Ở Trung Quốc, Sơn đậu là một trong những cây thuốc quan trọng đã
được nghiên cứu rất kỹ về thành phần hóa học của rễ cây Sơn Đậu bao gồm:
các alkaloid [19], flavonoid [17], saponin [18] và polysaccharides.
Ở Việt Nam, Sơn đậu là loại cây quý hiếm, phân bố hẹp (trên đỉnh núi đá
vôi ở Trùng Khánh – Cao Bằng; Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ - Hà Giang; một số
dảo thuộc Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh; Nho Quan - Ninh Bình; Sơn Trà - Đà
Nẵng …), trữ lượng không lớn, lại thường bị khai thác bừa bãi nên cây Sơn đậu

có trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 [10] với cấp độ sẽ nguy cấp (VU –
Vulnerable). Ở Việt Nam, Sơn đậu có ở: Cao Bằng (Hạ Lạng, Trùng Khánh); Hà
Giang( Mèo Vạc, Yên Minh, Quảng Bạ); Quảng Ninh (các đảo thuộc Vịnh Hạ
Long); Ninh Bình (Nho quan); Đà Nẵng (Sơn trà),... [10].


2

Sơn đậu là cây khó nhân giống do hạt Sơn đậu nhanh mất sức nẩy mầm.
Chính vì vậy, để có cơ sở cho việc phát triển nguồn dược liệu cây Sơn đậu tập
trung, ổn định và bền vững việc “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong
nhân giống cây Sơn đậu tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” là rất cần
thiết.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
- Xác định được thời điểm gieo hạt thích hợp nhất đến khả năng nẩy
mầm của hạt và sinh trưởng của cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm.
- Xác định được ảnh hưởng của thời gian bảo quản hạt giống đến khả
năng nẩy mầm của hạt và sinh trưởng của cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn
ươm;
- Xác định và lựa chọn được chất kích thích sinh trưởng để xử lý hạt
giống nhằm đạt được tỷ lệ nẩy mầm cao nhất, thời gian nẩy mầm ngắn nhất và
sinh trưởng của cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm tốt nhất.
- Xác định được thành phần, tần suất xuất hiện của các loài sâu bệnh hại
cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm. Trên có sở đó, xác định được hiệu quả
của một số thuốc BVTV trong phòng trừ những loài gây hại chính.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt đến khả năng nảy
mầm của hạt và sinh trưởng của cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm;
- Đánh giá được ảnh hưởng của thời gian bảo quản hạt giống đến

khả năng nảy mầm của hạt và sinh trưởng của cây Sơn đậu trong giai đoạn
vườn
ươm;
- Đánh giá được ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả
năng nảy mầm của hạt và sinh rưởng của cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn
ươm


3

- Xác định được thành phần, tần suất xuất hiện của các loài sâu bệnh hại
cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm. Trên có sở đó, xác định được hiệu quả
của một số thuốc BVTV trong phòng trừ những loài gây hại chính.
3. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu xác định được thời điểm gieo trồng thích hợp; đã lựa
chọn được chất kích thích sinh trưởng thích hợp nhất trong nhân giống cây Sơn
đậu nhằm nâng cao khả năng nẩy mầm và chất lượng cây con giống. Ngoài ra,
kết quả nghiên cứu còn chỉ ra được thành phần các loài sâu, bệnh hại cây
Sơn đậu và hiệu lực của một số thuốc BVTV trong phòng trừ những loài gây hại
chính.
Các kết quả này, không chỉ có ý nghĩa về khoa học mà còn là cơ sở để
người nông dân, các doanh nghiệp có sự lựa chọn về kỹ thuật và phương thức
canh tác phù hợp nhất nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của cây Sơn đậu
theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài.
Sơn đậu là loại cây dược liệu quý hiếm, phân bố hẹp, trữ lượng
không đáng kể, lại thường bị chặt phá bừa bãi, nên số lượng cây Sơn đậu ngày
càng khan hiếm.
Sơn đậu là loài thực vật ưa sáng, chỉ phân bố trên đỉnh núi đá vôi và khó
nhân giống vì: hạt nhanh mất sức nẩy mầm sau khi thu hoạch. Song việc nghiên
về ảnh hưởng của thời điểm gieo hạt, thời gian bảo quản hạt giống và ảnh
hưởng của việc sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng đến khả năng nẩy mầm
của hạt giống, đến sinh trưởng của cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm đến
nay cũng chưa được đề cập và nghiên cứu.
Sơn đậu là loại cây lâu năm. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển bị
nhiều loại sâu, bệnh xuất hiện và gây hại. Nhưng cho đến hiện nay, chưa có tác
giả nào đền cập đến thành phần các loài sâu, bệnh hại và biện pháp phòng trừ
chúng trên cây Sơn đậu.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống cây Sơn đậu tại huyện Nguyên
Bình tỉnh Cao bằng”.
1.2. Nguồn gốc, phân bố, đặc điểm thực vật học và yêu cầu dinh dưỡng của
cây Sơn đậu
1.2.1. Nguồn gốc của cây Sơn đậu
Sơn đậu là cây có nguồn gốc ở nhiệt đới nóng ẩm, Sơn đậu mọc hoang
dại đã được tìm thấy ở Nam Trung Hoa và các tỉnh miền Bắc nước ta cho đến
tận Đà Nẵng. Sơn đậu là cây ưa sáng, chịu hạn nhưng không chịu được ngập
úng,


5

thường mọc ở núi đá vôi hay các sườn đồi khô cằn ở độ cao dưới 1000m. Sinh
trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của vùng nhiệt

đới (nguyên sản là Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc).
1.2.2. Phân bố của cây Sơn đậu
Sơn đậu là loài cây dược liệu quý hiếm, mọc rải rác trên các sườn núi đá
vôi thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm phía Nam Trung Quốc và phía Bắc Việt Nam.
Cây Sơn đậu sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nóng ấm của
vùng nhiệt đới (nguyên sản của cây Sơn đậu – Sophora tonkinensis là phía Bắc
Việt Nam và phía Nam Trung Quốc).
Trước năm 1950, Sophora tonkinensis được phân bố ở 21 châu của tỉnh
Quảng Tây – Trung Quốc. Sau đó, các nguồn tài nguyên Sophora tonkinensis
hoang dã bị giảm nhanh chóng do người dân gia tăng việc khai thác sử dụng
làm thuốc và xuất khẩu. Cho nên, trong những năm của thập niên 1980,
Sophora tonkinensis hoang chỉ còn ở 10 châu và đến năm 2002 chỉ còn ở 4
châu thuộc tỉnh Quảng Tây – Trun Quốc. Đây cũng chính là nguyên nhân làm
cho giá dược liệu Sơn đậu tăng nhanh: năm 2002, 1 kg Sơn đậu (Sophora
tonkinensis) tươi có giá 4 – 5 nhân dân tệ (khoảng 0,63 USD/kg tươi); đến năm
2013, có giá là 80 nhân dân tệ (khoảng 12,6 USD/kg tươi). Trước thực tế đó, để
đáp ứng nguồn nguyên liệu dược Sơn đậu trong nước và xuất khẩu, Chính Phủ
Trung Quốc đã và đang có nhiều chính sách khuyến khích trồng cây Sơn đậu với
quy mô lớn. Nhưng vấn đề này hiện nay vẫn đang gặp khó khan do thiếu hụt
nghiêm trọng nguồn cây giống.
Ở Việt Nam, cây Sơn đậu phân bố hẹp ở: Cao Bằng (Hạ Lạng, Trùng
Khánh); Hà Giang (Mèo Vạc, Yên Minh, Quảng Bạ); Quảng Ninh (các đảo
thuộc Vịnh Hạ Long); Ninh Bình (Nho quan); Đà Nẵng (Sơn trà),.... Trữ lượng cây
Sơn đậu trong tự nhiên hiện còn không đáng kể do người dân khai thác tận


6

diệt (lấy cả cây to, cây con, hạt, quả và rễ) để bán sang Trung Quốc. Chính vì
vậy, loại cây dược liệu quý này có nguy cơ bị tuyệt chủng [10].

1.2.3. Đặc điểm thực vật:
Sơn Đậu thuộc loại cây bụi, mọc thẳng đứng hoặc nằm sát mặt đất. Cao 12m, thân hình trụ có lông mềm.
Bộ rễ có từ 2-5 rễ nhỏ, hình trụ, màu vàng nâu, dài 30-40cm (có trường
hợp đạt 80-100cm).
Lá kép lông chim lẻ, mỗi lá kép có từ 9-15 lá chét mọc đối. Lá chét dầy,
thuôn hay hình bầu dục dài 3-4 cm, rộng 1-2 cm, mặt trên nhẵn và óng ánh, mặt
dưới có lông.
Cụm hoa mọc thành chùm ở nách lá, dài 12-15cm, hoa cánh bướm màu
vàng trắng, đài hoa hình chuông bên ngoài có lông. Tràng hoa mầu vàng.
Quả màu tím đen, thành chuỗi, dài 4 cm, có lông, tự mở, có chứa hạt
hình trứng, đen bóng. Thời kì hoa là tháng 5-7, thời kì quả là tháng 8-12.
1.2.4. Yêu cầu dinh dưỡng của cây Sơn đậu
Sơn đậu là cây thuốc nhiều năm (3-4 năm mới cho thu hoạch), bộ
phận thu làm thuốc là bộ rễ. Do vậy nên chọn đất có tầng đất trồng dày, đất
có kết cấu, thoát nước tốt, vùng trồng đủ ánh sang [14].
Phân bón lót cho 1 ha: Phân chuồng 10-12 tấn/ha. Phân chuồng phải
được ủ hoai mục, có thể sử dụng phân xanh bổ xung để làm tơi xốp đất. Rắc
đều phân lên trên luống trước khi vun đất lên luống, dùng cuốc lên luống lấp kín
phân.
+ Phân bón vô cơ: Năm thứ nhất dùng 80kg đạm urê/ha hòa nước tưới
vào từng hốc cho giai đoạn cây trong vườn ươm. Từ năm thứ 2 trở đi thì mỗi
năm bón 2 lần vào tháng 2-4 tháng 8-9, sử dụng phân tổng hợp bón vào gốc
cây, mỗi lần bón khoảng 250kg NPK.


7

Năm đầu là thời kỳ cây con trong vườn ươm nên chỉ bón phân đạm (urê),
mỗi gốc bón 5g. Từ năm thứ 2 trở đi trên ruộng sản xuất bón phân tổng
hợp NPK, bón 2 lần/năm:

+ Lần 1 bón vào tháng 2-4 và bón sau khi đã làm sạch cỏ.
+ Lần 2 bón vào mùa thu (khoảng tháng 9), mỗi lần bón 25g/ hốc.
1.2.5. Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây Sơn đậu
Hiện nay trên cây Sơn đậu đã phát hiện ra 2 loại bệnh do vi khuẩn gây ra:
Bệnh thối rễ (Root rot) và bệnh Sclerotium rolfsii.
- Bệnh thối rễ nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập vào bộ rễ gây ra thối,
làm cho nước và chất dinh dưỡng không vận chuyển được từ đó dẫn đến bộ
phận trên mặt đất bị héo và chết. Bệnh gây hại cả năm nhưng hại nghiêm trọng
nhất là vào mùa hè và mùa thu. Thời kỳ đầu của bệnh có thể sử dụng thuốc
Chlorothalonil pha loãng với nước 500 lần rồi tưới vào gốc.
- Bệnh Sclerotum rolfsii gây hại cả thân và bộ rễ của cây, khiến cho tại
vết bệnh của bộ phận bị hại chuyển sang màu nâu, sau đó sẽ bị thối. Bệnh phát
sinh trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm đều cao. Thời kỳ đầu của bệnh có thể sử
dụng Carbendazim pha loãng với nước 800 lần rồi tưới vào gốc hoặc phun dưới
dạng sương mù.
- Sâu hại Sơn đậu căn có 4 loại chính: Sâu bore hại thân cành, sâu bore
hại quả, nhện đỏ và côn trùng cánh cứng.
+ Sâu bore hại thân cành: Sâu non (ấu trùng) đục thân và cành tạo thành
khoảng trống trong thân (làm thân rỗng). Kết quả là làm bộ phận trên mặt đất
bị khô và chết do quá trình vận chuyển nước và vật chất trong thân bị ngăn cản.
Trên bề mặt nơi bị bệnh tấn công sẽ thấy có vệt kéo dài màu trắng. Phòng trừ
bệnh này bằng cách là bắt ấu trùng tuổi nhỏ và trứng của chúng (thường
tiến hành vào tháng 4-6) hoặc dùng thuốc Lorsban pha loãng nước 800 lần phun
dưới dạng sương mù hoặc tưới trực tiếp.


8

+ Sâu bore hại quả: Sâu này hại vào thời kỳ hoa quả. Cách phòng trừ
tương tự như đối với sâu bore hại thân cành.

+ Nhện đỏ: Chúng gây hại gần như quanh năm, chúng tập chung chủ yếu
ở phía sau mặt lá và gây hại bằng cách chích hút làm cho mặt trên của lá xuất
hiện các đốm trắng (chuyển từ màu xanh lục sang màu trắng), gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến quá trình quang hợp của cây.
+ Côn trùng cánh cứng: Xuất hiện quanh năm, chúng tập chung gây hại vào
các bộ phận còn non của cây như lá non…bằng cách chích hút, khiến cho lá non
bị quăn lại (bị biến dạng)..[14]
1.3. Công dụng và tình hình sản xuất thuốc từ cây Sơn đậu trên thế giới và
Việt Nam
1.3.1. Công dụng của cây Sơn đậu trên thế giới và các sản phẩm có thành
phần Sơn đậu
Theo kinh nghiệm truyền thống và y học cổ truyền Trung Quốc và Nhật
Bản, rễ Sơn đậu được sử dụng để giảm sốt, giải độc, chữa viêm họng, viêm lợi,
viêm loét dạ dày và nhuận tràng.
Ở Thái Lan và Việt Nam, nước sắc lá dùng uống để làm cho dễ sinh đẻ.
Ở Malaixia, người ta dùng hạt có vị đắng làm thuốc trị các bệnh về ngực
và như là thuốc chống độc và bổ.
Ở Inđônêxia, cây được dùng làm thuốc diệt côn trùng...
Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ được dùng trị viêm ruột, ỉa chảy, đầy bụng,
đau dạ dày, đau hầu họng.
Theo y học hiện đại, trong rễ Sơn đậu có nhiều các alkaloid như: matrine,
oxymatrine, sophocapine,… có tác dụng chống ung thư và ức chế sự phát triển
của khối u, điều trị các bệnh viêm gan siêu vi trùng, rối loạn nhịp tm, viêm da.


9

Ở Trung Quốc, Sơn đậu là một trong những cây thuốc quan trọng đã
được nghiên cứu rất kỹ về thành phần hóa học của rễ cây Sơn đậu bao gồm:
flavonoid; polysaccharides, saponin và các alkaloid.

Độc tính của alkaloid (matrine và oxymatrine) trong rễ Sơn đậu rất
thấp và ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương rất nhẹ, cụ thể: LD50 đối
với chó là 650 mg, với người là 40g/ngày.
Sơn đậu ít có tác dụng phụ. Khi sử dụng ở liều lượng quá nhiều, nó có
thể làm phát sinh một số triệu chứng về tiêu hóa như: buồn nôn, nôn, táo
bón, đôi khi, chóng mặt, rụng tóc, và phát ban. Các tác dụng phụ liên quan
đến liều lượng: Khi liều sử dụng là dưới 30 gam mỗi ngày, không có phản
ứng bất lợi xuất hiện.
Liều dùng của các alkaloid của rễ cây Sơn đậu chiết xuất đối với người là
300 – 600 mg/ngày (tức ở mức 2% alkaloid, điều này tương ứng với 15 – 30g
rễ/ngày). Tuy nhiên trong điều trị chứng loạn nhịp tim liều dùng có thể cao
hơn,
1.000 – 1.500 mg/lần và ngày dùng 3 lần. Đối với một số bệnh nhân bị bệnh hen
suyễn, chỉ dùng 100mg/ngày và dùng 3 lần/ngày đã thấy xuất hiện hiện tượng
chóng mặt, buồn nôn. Nhưng những triệu chứng này cũng nhanh chóng qua
đi mà không cần phải giảm liều hay ngừng điều trị.
1.3.2. Công dụng của cây Sơn đậu ở Việt Nam và các sản phẩm có thành
phần Sơn đậu
Bộ phận dùng và thành phần hóa học: Bộ phận dùng là rễ. Rễ cây có vị
đắng, tính hàn. Thành phần hóa học của rễ Sơn đậu chủ yếu là matrin và
oxymatrin.
Theo Hoàng Tích Huyền (2011) [6], hoạt chất matrin và oxymatrin trong
rễ cây Sơn đậu có tác dụng ức chế sự tạo loét ở dạ dày do ức chế tết acid; có tác
dụng làm ổn định màng tế bào khi màng tế bào bị kích thích quá mức, ví dụ


trong động

10



11

kinh, hen phế quản, các dạng ung thư, các bệnh tự miễn, tắc nghẽn phổi mạn
tính, khí thũng phế nang, suy giảm thính lực, nhức nửa đầu, khó ngủ, loạn
trương lực cơ v.v…
Theo Đỗ Tất Lợi (2012) [4], Sơn đậu được dùng để trị phát nóng, ho đau
cổ họng, trị hoàng đản cấp tính (hội chứng vàng da cấp tính), sát trùng. Ngày
dùng 6 – 12g dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Theo Trung Y: Lấy rễ khô ngâm nước 4 - 5 ngày, rửa sạch, bỏ hết tạp
chất, rễ nhỏ cắt khúc, rễ to chẻ đôi, ủ độ 4 - 5 ngày cho mềm, thái lát mỏng 1 2 ly phơi khô. Rễ to, nhỏ trộn lẫn với nhau mà dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ủ mềm 4 - 5 ngày, thái lát mỏng 1
- 2 ly. Còn có thể ngậm vào miệng hoặc mài ra uống
* Các bài thuốc đông y ở Việt Nam có thành phần Sơn đậu:
+ Thuốc uống để trị bệnh Sùi Mào Gà:
Bài 1: Dã cúc hoa 30g, thổ phục linh 30g, kim ngân hoa 10g, cam thảo
10g, bản lam căn 10g, sơn đậu căn 10g, xạ can 10g, liên kiều 10g, hoàng cầm
10g, chi tử 10g, hoàng bá 10g, thương truật 10g, sơn từ cô 5g, sắc uống
mỗi ngày 1 thang [6].
+ Thuốc bôi ngoài để trị bệnh Sùi Mào Gà:
Bài 1: Mãxỉ hiện 45g, bản lam căn 30g, sơn đậu căn 30g, khổ sâm 30g,
hoàng bá 20g, mộc tặc thảo 15g, bạch chỉ 10g, đào nhân 10g, lộ phong
phòng
10g, cam thảo sống 10g, tế tân 10g, sắc đặc lấy nước thấm vào gạc đắp lên tổn
thương mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 15 phút, 5 lần là 1 liệu trình [6].
Bài 2: Khổ sâm 50g, đậu căn 20g, đào nhân 15g, đan bì 12g, tam lăng
30g, nga truật 30g, mộc tặc 20g, sắc lấy nước ngâm rửa tổn thương mỗi ngày 2
lần, mỗi lần 8 phút, 14 ngày là 1 liệu trình [6].



×