Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai giữa giống đực duroc với nái lai (landrace × yorkshire) giai đoạn 60 đến 152 ngày tuổi được nuôi tại trại lợn ông trường, xã đức thắng huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.49 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ QUANG DUY

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CON LAI
GIỮA GIỐNG ĐỰC DUROC VỚI NÁI LAI (Landrace x
Yorkshire) GIAI ĐOẠN 60 ĐẾN 152 NGÀY TUỔI ĐƯỢC
NUÔI TẠI TRẠI LỢN ÔNG TRƯỜNG XÃ ĐỨC THẮNG,
HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành/ngành: Chăn nuôi thú y
Khoa: Chăn nuôi thú y
Khóa học: 2013 -2017

Thái Nguyên – năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu, để hoàn thành khóa luận của mình, tôi
đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của
Trường Đại học Nông Lâm, Khoa Chăn nuôi thú y và hợp trang trại chăn nuôi
lợn trường hằng.

ĐỖ QUANG DUY
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS.



Cù Thị Thúy Nga đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CON LAI
GIỮA GIỐNG ĐỰC DUROC VỚI NÁI LAI ( Landrace x
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều
Yorkshire ) GIAI ĐOẠN 60 ĐẾN 152 NGÀY TUỔI ĐƯỢC
kiện thuận lợi và cho phép tôi thực hiện khóa luận này.
NUÔI TẠI TRẠI LỢN ÔNG TRƯỜNG XÃ ĐỨC THẮNG,
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Công ty Cổ phần chăn nuôi
HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG
thành công khóa luận này.

CP Việt Nam, chủ trang trại cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trang

trại của gia đình ông Trường về sự hợp tác giúp đỡ bô trí thí nghiệm, theo dõi

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng
bạn bè đồng nghiệp
đãtạo:
giúpChính
đỡ động
Hệ đào
quyviên tôi trong suốt thời gian hoàn thành
khóa luận.
Chuyên ngành/Ngành: Chăn nuôi thú y

Tôi xin chân
cảm ơnnuôi thú y
Lớp:thành
K45 Chăn
Khoa: Chăn nuôi thú y
Khóa học: 2013 - 2017
Giảng viên hướng dẫn: TS. Cù Thị Thúy Nga

Thái Nguyên – năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu, để hoàn thành khóa luận của mình, tôi
đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của
Trường Đại học Nông Lâm, Khoa Chăn nuôi thú y và hợp trang trại chăn nuôi
lợn trường hằng.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS.
Cù Thị Thúy Nga đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện
thành công khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều
kiện thuận lợi và cho phép tôi thực hiện khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Công ty Cổ phần chăn nuôi
CP Việt Nam, chủ trang trại cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trang
trại của gia đình ông Trường về sự hợp tác giúp đỡ bô trí thí nghiệm, theo dõi
các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng
bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian hoàn thành
khóa luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đô Quang Duy


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả sản suất của trại .................................................................... 6
Bảng 2.2. Nhu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn ............................................... 14
Bảng 3.1. Sơ đồ theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn ................................. 26
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng thức ăn của lợn theo dõi .......................... 27
Bảng 4.1. Lịch sát trùng của trại lợn thịt......................................................... 30
Bảng 4.2. Lịch cho heo tập ăn........................................................................ 31
Bảng 4.3. Lịch tiêm phòng vắc xin ................................................................. 32
Bảng 4.4. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................ 37
Bảng 4.5. Khối lượng của lợn qua các kỳ cân (kg)......................................... 38
Bảng 4.6. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn theo dõi (g/con/ngày) (n=50).......... 39
Bảng 4.7. Sinh trưởng tương đối của lợn theo dõi (%) (n=50)....................... 39
Bảng 4.8. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng ............................................. 41


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2. 1. Sơ đồ công thức lai tạo lợn thương phẩm lai 3 giống ngoại .......... 19
Hình 2. 2. Sơ đồ công thức lai tạo lợn thương phẩm lai 4, 5 giống ngoại...... 20
Hình 4. 1. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối (gam) .............................................. 40
Hình 4. 2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối (%).................................................. 40



iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Cs

:

Cộng sự

CP :

Charoen Pokphand

Du

:

Duroc

Lr

:

Landrace

MC :

Móng cái


PI

:

Pietrain

TN

:

Thí nghiệm

TT

:

Thể trọng

Yr

:

Yorkshire


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i

DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................
iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................
iv

MỤC

LỤC

......................................................................................................... v PHẦN 1:
MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1.Mục đích................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu của đề tài .................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập. ........................... 3
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở (trong 3 năm) ...................
6
2.2. Tổng quan tài liệu....................................................................................... 6
2.2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................ 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ...........................................
22
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
......................................................................................................................... 26
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 26
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 26
3.3. Nôi dung nghiên cứu ................................................................................ 26
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi...................................................... 26

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 26
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 27


vi

3.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ........................................................ 27
3.4.4 Phương Pháp xử lí số liệu ...................................................................... 28
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................... 29
4.1. Kết quả phục vụ sản xuất ......................................................................... 29
4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 29
4.1.2. Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng ........................................................ 30
4.1.3. Công tác thú y ....................................................................................... 32
4.1.4. Công tác khác: ....................................................................................... 37
4.2. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của
lợn.................................................................................................................... 37
4.2.1. Khối lượng cơ thể lợn theo dõi qua các kì cân ..................................... 37
4.1.2. Khả năng sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn theo dõi ............ 38
4.1.3. Tiêu tốn thức ăn (TTTA)/ 1kg tăng khối lượng .................................... 41
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHI .......................................................... 42
5.1. Kết luận ................................................................................................... 42
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43
MÔT SÔ HÌNH ẢNH MINH HỌA................................................................... .


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam nông nghiệp là một nghành kinh tế quan trọng, trong đó
chăn nuôi chiếm một phần lớn.Và cùng với sự phát triển của kinh tế thì
nghành chăn nuôi cũng đang phát triển không ngừng nhờ chất lượng con
giống được nâng cao và chọn lọc tốt, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái
ngoại dần được hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi.
Con giống có vai trò quyết định đến khả năng sản xuất tối đa của con
vật. Để nâng cao năng suất và chất lượng đàn lợn giống thương phẩm thì cùng
với việc sử dụng các giống lợn thuần làm nái, việc lai tạo luôn đem lại hiệu
quả không nhỏ. Việc sử dụng các dòng lợn đực mới, có khả năng sinh trưởng
nhanh, tỷ lệ nạc cao và tiêu tốn thức ăn thấp cho lai tạo với các dòng lợn nái
có năng suất sinh sản cao sẽ tạo ra các con lai 3 - 4 máu ngoại thừa hưởng di
truyền tốt từ bố mẹ. Con lai thương phẩm sẽ có khả năng sinh trưởng nhanh,
sức đề kháng với bệnh tật cao và đặc điểm nổi bật là con lai thương phẩm sẽ
có tỷ lệ nạc cao. Theo Vũ Đình Tôn và cs (2008) [10] cho biêt , hiên nay việc
sử dụng đực lai là khá cao (chiếm 36,00%) trong cơ cấu đực giống. Các đực
lai phối giống với nái ngoại (nái thuần Landrace (Lr) chiếm 15,60% và
Yorkshire (Yr) chiếm 18,9%) để tạo ra con lai 3 máu có năng suất sinh sản
cao, sinh trưởng nhanh và tiêu tốn thức ăn thấp (Phan Xuân Hảo và Hoang
Thị Thúy, 2009) [4]
Nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước, cũng như thực tiễn
sản xuất đã khẳng định những tổ hợp lai nhiều giống khác nhau đều có xu
hướng tăng số con sơ sinh sống trên ổ, nâng cao khả năng sinh trưởng, giảm
chi phi thức ăn cho mỗi kg tăng trọng, nâng cao tỷ lệ và chất lượng thịt nạc,
mang lại năng xuất và hiệu quả kinh tế cao va tiết kiệm thời gian nuôi.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài


“Đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai giữa giống đưc Duroc
với nái lai (Landrace × Yorkshire) giai đoạn 60 đến 152 ngày tuổi được

nuôi tại trại lợn ông Trường, Xã Đức Thắng, Huyện Hiệp hòa, Tỉnh Bắc
Giang”
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1.Mục đích
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của giống lợn Du×(Yr×Lr) từ 60 ngày
tuổi đến 152 ngày tuổi
- Theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn qua từng giai đoạn, từng thời
kỳ, từ đó có biện pháp cung cấp đẩy đủ lượng thức ăn cho lợn sinh trưởng
nhanh nhất, để tăng năng suất lứa lợn, làm tăng hiệu quả kinh tế.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu có liên quan đến khả
năng sinh trưởng của giống lợn đưch Du × (Yr × Lr) từ 60 ngày tuổi đến 152
ngày tuổi.
- Là cơ sở, căn cứ cho các nghiên cứu tiếp theo ở mức cao hơn.


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập.
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Trang trại chăn nuôi Trường Hằng là trang trại gia công của công ty CP
Việt Nam. Trang trại thuộc xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Trang trại giáp thị trấn Thắng có đường quốc lộ 37, tỉnh lộ 296, 295 và 246
chạy qua nối liền huyện Hiệp Hòa với tỉnh Thái Nguyên cũng như các tỉnh
thành phố và các huyện khác trong tỉnh. Xã Đức Thắng phía bắc giáp xã
Hoàng An và Hoàng Vân, phía Đông giáp xã Ngọc Sơn và thị trấn Thắng,
phía Tây giáp xã Thái Sơn và Hùng Sơn, phía Nam giáp xã Danh Thắng và
Thường Thắng.

Xã Đức Thắng là một xã có điều kiện thuận lợi về giao lưu buôn bán các
sản phẩm nông nghiệp nói chung và các sản phẩm chăn nuôi nói riêng. Từ đó
thúc đẩy chăn nuôi phát triển
Điều kiện thời tiết khí hậu
Đức thắng là một xã trung du Bắc bộ vì vậy khí hậu mang đặc điểm
chung của khí hậu vùng trung du Bắc bộ đó là nhiệt đới gió mùa điển hình
có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ
tháng 3 đến tháng 8, mùa khô tư tháng 9 đến tháng 2 năm sau, thời tiết
nóng ẩm theo mùa.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24 . Trong đó nhiệt độ cao nhất là
36,4

vào tháng 7, nhiệt độ thấp nhất là 11,6

vào tháng 1

Độ ẩm tương đối cao trung bình 82%, cao nhất có thể lên 90% chủ yếu
vào tháng 3 tháng 4. Thấp nhất 62% chủ yếu vào tháng 12.
Thời tiết nóng cộng với đỗ ẩm cao là yếu tố làm cho bệnh gia súc, gia
cầm thường xảy ra


Đức thắng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: gió mùa Đông bắc
vào mùa Đông mang theo không khí lạng và khô. Gió mùa Đông Nam thổi
vào mùa Hè thường mát mẻ và mang độ ẩm cao. Do sự chênh lệnh nhiệt độ
ngày và đêm với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa, đó là nguy cơ ảnh
hưởng tới đời sống vật nuôi. Do đó cần có những biện pháp để hạn chế ảnh
hưởng của thời tiết.
Đặc điểm về đất đai
Đức thắng có tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 957,17 ha trong đó:

Diện tích đất nông nghiệp chiếm 690 ha
Diên tích đất thổ cư 241ha trong đó đất ở 85 ha
Diện tích đất ao hồ chiếm 37 ha Diện
tích đất lâm nghiệp không có Diện tích
đất cây trông lâu năm 156 ha Diện tích
đất chuyên dùng 118 ha
Diện tích đất chưa sử dụng, đất dự phòng 17 ha
Qua đây ta thấy diện tích xã đức thắng khá rông phù hợp cho việc phát
triển các trại chăn nuôi lớn.
2.1.1.2 Cơ sở vật chất của cơ sở thực tập
Quy mô trang trại
Trại có diện tích 1,3 ha với quy mô nuôi 1200 lợn hậu bị, với 3 chuồng
hậu bị (chuồng 1, chuồng 2, chuồng 3)
Các chuồng đều tách biệt nhau, chuồng được thiết kế theo hệ thống
chuồng kín, mỗi chuồng có 16 ô chuồng.
Xung quanh là hệ thống tường rào, có hệt thống vườn cây , ao cá,
Ao xử lý nước thải và chất thải.
Hệ thống chuồng trại
Khu chăn nuôi của trại được đặt trên khu đất cao, bằng phẳng, dễ thoát
nước, được tách biệt với khu hành chính và hộ gia đình. Chuồng được xây


theo hướng Đông Nam, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Xung quanh khu sản xuất có hàng rào bao bọc và có cổng ra vào riêng.
Trại có ba chuồng nuôi, mỗi chuồng gồm 16 ô chuồng, mỗi chuồng
rộng 14m dài 50m, hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính. Mỗi cửa sổ có diện
2

tích 1,5m , cách nền 1,2m mỗi cửa sổ cách nhau 40cm. Sàn chuồng bằng bê
tông, vòi uống tự động cung cấp nước sạch thường xuyên đầy đủ với nhu cầu

của lợn. Hệ thống nước tắm cho lợn, có hệ thống quạt thông gió gồm 6 quạt
xếp ở cuối chuồng, đầu chuồng gồm: dàn mát, bể nước dàn mát để dễ dàng
điểu chỉnh tiểu khí hậu phù hợp với từng giai đoạn của lợn. Các chuống cách
nhau 20m.
Mỗi chuồng đều có hệ thống thoát phân và nước thải, hệ thống nước
sạch được đưa về từng ô chuồng, đảm bảo việc cung cấp đầy đủ nước uống,
nước tắm cho lợn và nước rửa chuồng hàng ngày.
Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều
được đổ bê tông và có các hố sát trùng.
Công trình phụ trợ
Ngay cạnh khu sản xuất, trại cho xây dựng một phòng kỹ thuật, một
phòng sát trùng, một kho thuốc và một kho cám.
Kho thuốc chứa thuốc và các dụng cụ như: xilanh, panh, dao, cân, bình
phun thuốc sát trùng và các loại thuốc thú y…
Kho cám chứa cám theo từng giai đoạn của lợn.
Để phục vụ cho sản xuất trại còn xây dựng hai giếng khoan, một bể
chứa nước uống, một bể nước tắm heo, máy bơm nứơc, một máy phát điện để
đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt.
Công trình khác
Cơ sở vật chất của trại còn có: Phòng cho công nhân; một phòng ở cho
kỹ sư; một dãy nhà tập thể cho công nhân; một bếp ăn tập thể; hai phòng tắm;
một phòng vệ sinh tự hoại.


Cơ cấu của trại được tổ chức như sau:
01 chủ trại.
01 quản lý trại.
01quản lý kỹ thuật.
03 sinh viên thực tập
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở (trong 3 năm)

2.1.2.1. Đối tượng
Con lai giữa giống đực Duroc với nái lai (Landrace × Yorkshire)
2.1.2.2 Kết quả sản xuất của cơ sở
Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuất lợn thịt và chuyển giao tiến
bộ khoa học kỹ thuật.
Khối lượng trung bình là 120 kg
Bảng 2. 1: Kết quả sản suất của trại
Năm

Số lượng heo xuất

Khôi lượng lợn xuất

(Con)

(Tấn)

2014

2365

283,80

2015

2380

285,60

2016


2352

282,20

(Nguồn: Theo số liệu ghi chép của trang trại )
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục ở lợn
* Lợn con sinh trưởng và phát dục nhanh
Sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất thông qua trao đổi các
chất, sự tăng lên về khối lượng, về kích thước các chiều của các bộ phận cũng
như toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước.
Khi nghiên cứu đời sống của vật nuôi, người ta thấy cùng với sự sinh
trưởng, các cơ quan bộ phận cơ thể ngày càng hoàn thiện chức năng của mình
song chịu sự quy định của tính di truyền và tác động của điều kiện môi


trường. Quá trình tăng thêm, hoàn thiện thêm về chức năng và có tính chất
như thế người ta gọi là quá trình phát dục.
Sinh trưởng và phát dục là hai mặt của một quá trình đó là quá trình
phát triển cơ thể. Qua nghiên cứu thí nghiệm và thực tế sản xuất người ta thấy
rằng lợn con trong giai đoạn này có tốc độ sinh trưởng phát dục rất nhanh.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [6]: So với khối lượng sơ sinh thì
khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 2 lần lúc sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi
gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày gấp 7- 8 lần, lúc 50
ngày tuổi gấp 10 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 12- 14 lần.
* Lợn con phát triển nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn
Lợn con bú sữa có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh nhưng không đều
qua các giai đoạn. Tốc độ nhanh nhất là 21 ngày đầu, sau 21 ngày tốc độ giảm

xuống. Có sự giảm này do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lượng sữa
của lợn mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu lợn con bị
giảm thường kéo dài 2 tuần, đây được gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn
con. Chúng ta có thể hạn chế giai đoạn này bằng cách cho lợn tập ăn sớm và
bổ sung Dextran-Fe cho lợn con vào 3- 7 ngày tuổi
Lợn con có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh nên khả năng tích luỹ
chất dinh dưỡng rất mạnh, lợn con ở 21 ngày tuổi mỗi ngày có thể tích luỹ
được 9- 14 g protein/kg khối lượng cơ thể. Trong khi đó, lợn lớn chỉ tích luỹ
được 0,3- 0,4 g protein/kg khối lượng cơ thể. Qua đó, ta thấy cường độ trao
đổi chất ở lợn con và lợn trưởng thành chênh lệch khá lớn. Mặt khác ta biết
lợn con trong thời kỳ này chỉ tích luỹ nạc là chính. Vì vậy tiêu tốn thức ăn ít
hơn so với lợn trưởng thành.
Theo Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Quang Tuyên (1993) [7] cho biết:
Các thành phần trong cơ thể lợn thay đổi rất nhiều, hàm lượng nước trong cơ
thể giảm dần theo tuổi, đặc biệt lợn càng lớn thì giảm càng nhiều. Hàm lượng
lipit tăng nhanh thao tuổi từ khi mới đẻ đến 3 tuần tuổi. Hàm lượng protein
cũng tăng nhanh theo tuổi nhưng với hàm lượng không nhất định. Hàm lượng


khoáng có biến đổi liên quan đến quá trình tạo xương. Từ lúc mới đẻ đến 3
tuần tuổi có hàm lượng khoáng giảm đáng kể và ở giai đoạn 21- 56 ngày tuổi
giảm không đáng kể.
* Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện
Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh nhưng chưa được
hoàn thiện, chủ yếu là sự tăng về dung tích dạ dày, ruột non và ruột già.
Biểu hiện: Sự phát triển nhanh biểu hiện rõ qua sự phát triển của cơ
quan tiêu hóa theo từng giai đoạn phát triển của lợn con.
Dung tích dạ dày của của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh,
lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần (dung tích dạ dày lúc
sơ sinh khoảng 0,03 lít).

Dung tích ruột non của lợn lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc
20 ngày tuổi gấp 6 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 5 lần (dung tích ruột non lúc sơ
sinh khoảng 0,11 lít).
Dung tích ruột già của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 1,5 lần lúc sơ sinh,
lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 2,5 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung
tích ruột già lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít).
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy như sau: Lợn càng nhỏ thì manh
tràng càng lớn và niêm mạc dạ dày phát triển rất nhanh. Cùng với sự phát
triển cả chiều dài đường ruột, dịch tiết cũng tăng lên, dịch vị của lợn thay đổi
rất nhiều, trong vòng 1 tháng đầu ion H+ rất thấp thậm chí không có khả năng
diệt trùng. Acid chlohydiric (HCl) bắt đầu được tiết ra sau một tháng tuổi và
sau thời gian bú sữa nồng độ mới tăng lên, các tuyến tiêu hoá dần dần hoàn
thiện làm cho khả năng tiêu hoá cũng tăng lên. Bộ máy tiêu hoá của lợn con
biến đổi theo độ tuổi, ở giai đoạn theo mẹ thì pH của dạ dày còn thấp và tăng
dần theo độ tuổi (cụ thể : Khi lợn con được 3 tuần tuổi pH của dạ dày là 2,28,
khi lợn con được 9 tuần tuổi pH trong dạ dày là 4,96).
Một số tác giả khác lại cho rằng lợn con trước 1 tháng tuổi dịch vị
không có HCl tự do nên không có khả năng tiêu hoá protein của thức ăn vì


HCl tự do có tác dụng kích hoạt men pensinogen không hoạt động thành men
pepsin hoạt động và men này có khả năng tiêu hoá protein.
Nhiều tác giả lại cho rằng lợn trước 20 ngày tuổi không thấy khả năng
tiêu hoá, thực tế của dịch vị có enzym. Sự tiêu hoá tiêu hoá của dịch vị tăng
theo tuổi một cách rõ rệt. Khi cho ăn các loại thức ăn khác nhau, thức ăn hạt
kích thích tiết dịch vị mạnh, hơn nữa dịch vị thu được khi cho ăn thức ăn hạt
chứa HCl nhiều hơn và sức tiêu hoá nhanh hơn dịch vị khi cho ăn sữa.
Men pepsin: Nếu không cho lợn con ăn sớm thì trong vòng 25 ngày đầu
men Pepsin không có khả năng tiêu hóa do thiếu HCl.
Men amilaza và maltaza có từ khi lợn con mới đẻ song hoạt tính thấp,

sau 3 tuần tuổi mới tiêu hoá tinh bột nhanh và mạnh.
Men saccaraza: Đối với lợn dưới 2 tuần tuổi thì hoạt tính thấp.
Men catepsin: Là men tiêu hoá protein trong sữa đối với lợn con dưới 3
tuần tuổi, men này đầu tiên hoạt động mạnh sau đó giảm dần.
Men lipaza và chymosin: 2 men này có hoạt tính mạnh trong 3 tuần đầu
sau đó giảm dần.
* Cơ năng điều tiết thân nhiệt
Cơ năng điều tiết nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh nên thân nhiệt
chưa ổn định, nghĩa là sự sinh nhiệt và thải nhiệt chưa cân bằng. Khả năng
điều tiết nhiệt của lợn con còn kém do nhiều nguyên nhân:
- Lông thưa, do lớp mỡ dưới da còn mỏng , lượng mỡ glycozen dự trữ
trong cơ thể còn thấp , mặt khác diện tích bề mặt cơ thể lợn so với khối lượng
chênh lệch tương đối cao nên lợn con đê mất nhiệt và khả năng cung cấp nhiệt
cho lợn con chống rét còn thấp nên lợn con dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi.
Vì vậy, phải tạo mọi điều kiện thích hợp trong quá trình sinh sản đẻ lợn con
không bị thay đổi nhiệt độ đột ngột lúc mới sinh.
- Hệ thần kinh điều khiển cân bằng nhiệt chưa hoàn chỉnh nên năng lực
phản ứng kém, dễ bị ảnh hưởng khi khí hậu bên ngoài thay đổi đột ngột.


Mức độ hạ thân nhiệt nhiều hay ít , nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc
vào nhiệt độ chuông nuôi và tuổi của lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi càng thấp
thân nhiệt lợn con hạ xuống càng nhanh, tuổi của lợn con càng ít thân nhiệt hạ
xuống càng nhiều.
Độ ẩm cũng là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng điều hòa
thân nhiệt lợn con. Nếu độ ẩm cao thì lợn con dễ bị mất nhiệt và có thể bị cảm
lạnh. Độ ẩm thích hợp của lợn con ở nước ta là: 56% - 70%.
Do đó nếu chăm sóc không tốt lợn dễ còi cọc và chết đặc biệt là vào
mùa Đông khi thời tiết mưa phùn lợn con dễ bị mắc bệnh về đường tiêu hóa,
đặc biệt là bệnh lợn con phân trắng.

* Hệ miễn dịch
Lợn con mới đẻ ra trong cơ thể gần như chưa có kháng thể lượng kháng
thể tăng rất nhanh khi lợn con được bú sữa đầu. Cho nên khả năng miễn dịch
của lợn con hoàn toàn thụ động vào lượng kháng thể thu được nhiều hay ít từ
sữa đầu của lợn mẹ (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [6].
Trong sữa đầu của lợn nái có hàm lượng protein rất cao. Những ngày
đầu mới đẻ hàm lượng protein trong sữa chiếm tới 18% - 19%, trong đó lượng
γ - globulin chiếm hàm lượng khá lớn (30% - 35%), γ - globulin có tác dụng
tạo sức đề kháng, cho nên sữa đầu có vai trò quan trọng với khả năng miễn
dịch của lợn con. Lợn con hấp thu γ - globulin từ sữa mẹ bằng ẩm bào. Quá
trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ - globulin giảm đi rất nhanh theo thời
gian. Phân tử γ - globulin có khả năng thấm qua thành lợn ruột lợn con tốt
trong 24h đầu sau khi đẻ nhờ trong sữa đầu có men Antitripsin làm mất hoạt
lực của men Tripsin tuyến tụy và nhờ khoảng cách giữa các tế bào vách ruột
của lợn con khá rộng cho nên 24h sau khi được bú sữa đầu hàm lượng γ globulin trong máu lợn con đạt 20,3 mg/100 mg máu, do đó lợn con cần được
bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì từ 20 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể, tỷ lệ chết cao.


Theo Phan Đình Thắm (1995) [8]: Nhất thiết phải cho lợn con bú sữa
đầu để có sức đề kháng chống lại bệnh. Trong sữa đầu có hàm lượng Albumin
và γ - globulin cao hơn sữa bình thường, đây là chất chủ yếu cho lợn con có
sức đề kháng vì thế cần chú ý cho lợn con sơ sinh bú sữa trong 3 ngày đầu
đảm bảo toàn bộ số con trong ổ được bú hết lượng sữa đầu của mẹ.
2.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn
* Ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền
Các giống khác nhau có quá trình sinh trưởng khác nhau , tiềm năng di
truyền của quá trình sinh trưởng của các gia súc được thê hiện thông qua hệ số di
truyền. Hệ số di truyền đối với tính trạng khối lượng sơ sinh và sinh trưởng trong
thời gian bú sữa dao động từ 0,05 - 0,21; hệ số di truyền này thấp hơn so với hệ
số

di truyền của tính trạng này trong thời kỳ vỗ béo (từ 25 - 95 kg).
Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn có mối tương quan di truyền
nghịch và khá chặt chẽ đã được nhiều tác giả nghiên cứu kết luận, đó là: -0,51
đến -0,56 (Nguyễn Văn Đức va cs , 2001) [2]; - 0,715 (Nguyễn Quế Côi và cs,
1996) [1].
Hệ số di truyền về tiêu tốn thức ăn ở mức trung bình. Tuy nhiên, tiêu
tốn thức ăn có thể dễ dàng được cải thiện thông qua chọn lọc và nó thường là
một chỉ tiêu quan trọng trong chương trình cải tiến giống lợn. Tác giả
Kovalenko và Yaremenko (1990) [16] công bố con lai (DLW) D có mức tiêu
tốn thức ăn là 3,55 kg/kg tăng trọng, trong khi con lai LW chỉ tiêu này đạt 2,5
kg/kg tăng trọng. Tính trạng này được quan tâm chọn lọc và có xu hướng
ngày càng giảm.
* Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh
Ngoài các yếu tố di truyền , các yêu tố môi trường cũng ảnh hưởng rất
lớn đến các tính trạng sinh trưởng của lợn.
+ Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng
Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong các nhân
tố ngoại cảnh, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và cho thịt ở lợn.


Trong chăn nuôi chi phí cho thức ăn chiếm 70 - 80% giá thành sản
phẩm, do đó chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu
quả kinh tế sẽ cao và ngược lại, qua nghiên cứu và thực tế cho thấy vật nuôi
có khả năng sinh trưởng tốt do khả năng đồng hóa cao, hiệu quả sử dụng thức
ăn cao thì tiêu tốn thức ăn thấp, do đó thời gian nuôi sẽ được rút ngắn tăng số
lứa đẻ/nái/năm. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng chính là tỷ lệ chuyển hóa
thức ăn của cơ thể. Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn và tăng khối lượng có mối
tương quan nghịch do đó khi nâng cao khả năng tăng khối lượng có thể sẽ
giảm chi phí thức ăn.
Mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần là yếu tố ảnh

hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng khối lượng. Đảm bảo cân đối dinh dưỡng thì
con vật mới phát huy được tiềm năng di truyền của nó. Thức ăn và giá trị dinh
dưỡng là các nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt
của con vật.
Ngoài ra, phương thức nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng đến khả năng
sản xuất của con vật. Khi cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do, khả năng tăng khối
lượng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn nhưng dày mỡ lưng lại cao hơn
khi lợn được ăn khẩu phần ăn hạn chế. Lợn cho ăn khẩu phần thức ăn hạn chế
có tỷ lệ nạc cao hơn lợn cho ăn khẩu phần thức ăn tự do (Nguyễn Nghi và Bui
Thị Gợi, 1995 [5]).
+ Ảnh hưởng của tính biệt
Lợn cái, lợn đực hay lợn đực thiến đều có tốc độ phát triển và cấu thành
của cơ thể khác nhau. Lợn đực có khối lượng nạc cao hơn lợn cái và đực
thiến. Tuy nhiên, nhu cầu về năng lượng cho duy trì của lợn đực cũng cao hơn
lợn cái và lợn đực thiến. Một số công trình nghiên cứu khác lại cho rằng lợn
đực thiến có mức độ tăng khối lượng cao hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn
(Campell và cs, 1985 [13]).


+ Ảnh hưởng của chuồng trại
Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất
và chất lượng thịt . Cơ sở chăn nuôi biểu thị tổng hợp chế độ quản lý , chăm
sóc nuôi dưỡng đàn lợn. Thông thường, lợn bị nuôi chật hẹp thi khả năng tăng
khối lượng thấp hơn lợn được nuôi trong điều kiện chuồng trại rộng rãi.
Nghiên cứu của Brumm và Miller (1996) [12] cho thấy diện tích
chuồng nuôi 0,56m2/con thì lợn ăn ít hơn và tăng khối lượng cũng chậm hơn
so với lợn được nuôi với diện tích 0,78 m2/con, năng suất của lợn đực thiến
đạt tối đa khi nuôi ở diện tích 0,84 - 1m2. Nielsen và cs (1995) [17] cho biết
lợn nuôi đàn thì ăn nhanh hơn, lượng thức ăn trong một bữa được nhiều hơn
nhưng số bữa ăn trong ngày lại giảm và lượng thức ăn thu nhận hàng ngày lại

ít hơn so với lợn nuôi nhốt riêng từng ô chuồng.
Các tác nhân stress có ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất và sức
sản xuất của lợn, đó là điều kiện chuồng nuôi, khẩu phần ăn không được đảm
bảo, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc kém, vận chuyển, phân đàn, tiêm phòng,
điều trị, thay đổi khẩu phần ăn...
- Chăm sóc và nuôi dưỡng:
+ Lợn thịt là giai đoạn chăn nuôi cuối cùng để tạo ra sản phẩm thịt, lợn
thịt cũng là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu đàn (65-80%) , do
vậy chăn nuôi lợn thịt quyết định thành công của chăn nuôi lợn.
+ Chăn nuôi lợn thịt cần đạt được các yêu cầu: Lợn có tốc độ sinh
trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tốn ít công chăm sóc và sản phẩm chất
thịt tốt.
- Dinh dưỡng thức ăn: Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định đến
khả năng sinh trưởng của lợn thịt. Vì vậy để chăn nuôi có hiệu quả cần phải
phối hợp khẩu phần sao cho vừa cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho
từng giai đoạn phát triển vừa tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn ở địa
phương


Bảng 2. 2. Nhu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn
Khối lương (Kg)

3-5

5-10

10-20

20-50


50-80

80-120

3265

3265

3265

3265

3265

3265

CP (%)

26

23,7

20,9

18

15,5

13,2


Lysine (g/ngày)

3,5

5,9

10,1

15,3

17,1

15,8

Methionine (g/ngày)

0,9

1,6

2,7

4,1

4,6

4,3

Tự do


Tự do

Tự do

Tự do

1000

1855

2575

3075

Chỉ tiêu
Năng lượng trao đổi
(Kcal/kgTĂ)

Chế độ thức ăn
Lượng ăn vào
(g/ngày)

Ngày nhiều
lần
250

500

(Nguồn: NRC, 1999)
2.2.1.3. Giống lợn Landrace

Nguồn gốc giống Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch, được hình
thành từ sự lai tạo giữa giống lơn Yout land có nguôn gốc từ Đức và giống
lợn Yorkshrire có nguồn gốc từ Anh. Từ năm 1907 – 1919, lợn Landrace có
mức tăng trọng 546g/ngày với 3,73 đơn vị thức ăn. Từ năm 1972 – 1973 mức
tăng trọng đạt 735g/ngày với 3 đơn vị thức ăn. Ngày nay, lợn Landrace có
mức tăng trọng trung bình từ 750 – 800 g/ngày tùy theo yêu cầu chăn nuôi
của từng nươc.
Toàn thân lợn có màu trắng tuyền, bởi màu lông trắng, đầu nhỏ, dài, tai
to dài rủ xuống kín mặt, tai cúp về phía trước, cổ nhỏ và dài, mình dài, vailưng-mông-đùi rất phát triển, mông đùi to, mõm thẳng, thân hình dài, mông
nở, ngoại hình thể chất vững chắc. Toàn thân có dáng hình thoi nhọn giống
như quả thủy lôi, do chúng nhiều hơn giống lợn khác 1-2 đôi xương sườn nên
thân rất dài.


+ Các chỉ tiêu:
- Trọng lượng trưởng thành 250 – 300 kg.
- Tỷ lệ nạc từ 54 – 56%.
- Quầy thịt có 65% nạc.
- Thịt ngon, mềm, sớ cơ ít dai.
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng: 2,8 – 3,0 kg.
- Đạt 100 kg khi được 160 – 170 ngày tuổi.
- Số con đẻ trung bình 10-12/ổ.
- Nái nuôi con, tiết sữa tốt.
- Kháng bệnh tốt.
- Chịu nóng tốt.
- Kém thích nghi trong điều kiện thời tiết nóng, nước chua phèn, mặn.
Đây là giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc. Lợn có khả năng tăng trọng
từ 750-800 g/ngày, 6 tháng tuổi lợn thịt có thể đạt 105–125 kg. Khi trưởng
thành con đực nặng tới 400 kg, con cái 280–300 kg. Lợn Landrace có khả
năng sinh sản cao, mắn đẻ và đẻ nhiều trung bình đạt 1,8 – 2 lứa/năm. Mỗi

lứa đẻ 10 -12 con, trọng lượng sơ sinh (Pss) trung bình đạt 1,2 – 1,3 kg, trọng
lượng cai sữa (Pcs) từ 12 – 15 kg. Sức tiết sữa từ 5 – 9 kg/ngày. Khả năng
sinh trưởng của lợn rất tốt. Giống lợn này kén ăn và tương đối đòi hỏi nhu cầu
dinh dưỡng cao và phải có điều kiện chăm sóc tốt
Lợn Landrace được lai kinh tế với các giống lợn khác để nâng cao tỷ lệ
nạc và khối lượng
2.2.1.4. Giống lợn Yorkshire
Nguồn gốc: Giống lợn Yorkshire được hình thành do lai giữa một
giống lợn địa phương Yorkshire (có màu lông trắng, cứng, trên da thường có
vết xám đen, tai rủ, chân cao, đi lại nhanh nhẹn trên đồng cỏ, phát triển
nhanh, khả năng sinh sản trung bình) với giống lợn Châu Á, giống này có đặc
điểm thành thục nhanh, dễ vỗ béo, xương nhỏ, lưng võng, tai ngắn và đứng,
lông màu đen hoặc khoang. Mắn đẻ, đẻ sai con, mông đùi kém phát triển. Nhà


chăn nuôi Bekewell đã cải tiến giống Leicester đen bằng giống lợn Châu Á
để hình thanh giống Leicester đen nhiều thịt và mỡ. Cho lai với giống
Yorkshire trắng đã tạo ra giống Small yorkshire hay Small white, trong quá
trình lai tạo dần đần đã xuất hiện một kiểu Large white và một kiểu Middle
white. Năm 1851, giống Yorkshire large white đã được hội đồng khoa học
hoàng gia Anh công nhận là một giống mới
Lợn Yorkshire ở nươc ta hiên nay được nhập từ Liên xô cũ tư năm
1964 và Cuba 1978. Yorkshire Liên Xô có đặc điểm toàn thân màu trắng,
lông dài mền, tai thẳng đứng, vai đầy đặn, ngực sâu, bốn chân khỏe.
Yorkshire Cuba có đặc điểm toàn thân màu trắng đầu to, trán rộng, mõn dài
hơi cong, tai hơi nghiêng về phía trước
Lợn Yorkshire có ưu điểm là dòng đực có tỷ lệ nạc cao, dòng nái sinh
sản cao, cả đực và cái đều có thân hình chữ nhật, bộ phận sinh dục đực lộ rõ,
mắn đẻ, sai con, nuôi con khéo, chịu đựng kham khổ, chất lương thịt tốt.
Đặc điểm: toàn thân có màu trắng, lông có ánh vàng, đầu nhỏ, dài, tai to

dài hơi hướng về phía trước, thân dài, lưng hơi vồng lên, chân cao khỏe và
vận đông tốt, chắc chắn, tầm vóc lớn.
- Đầu cổ hơi nhỏ và dài, mõm thẳng và dài, mặt rộng, tai to trung
bình và hướng về phía trước.
- Mình dài lưng hơi cong, bụng gọn chân dài chắc chắn, có 14 vú.
- Lợn có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh, khối lượng khi trưởng
thành lên tới 300kg (con đực), 250kg (con cái).
- Lợn có mức tăng khối lượng bình quân 700g/con/ngày, tiêu tốn
thức ăn trung bình khoảng 3,0kg/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nạc 56%.
- Lợn rất mắn đẻ, trung bình 10 – 12 con/lứa, khối lượng sơ sinh
trung bình 1,2 kg/con.


2.2.1.5. Giống lợn Duroc
* Nguồn gốc: Lợn Duroc có nguồn gốc từ miền Đông nước Mỹ và
vùng Corn Belt. Dòng Duroc được tạo ra ở vùng New York năm 1823, bởi
Isaac Frink. Giống Duroc-Jersey có nguồn của hai dòng khác biệt Jersey đỏ
của New Jersey và Duroc của New York. Còn dòng Jersey đỏ được tạo ra vào
năm 1850 vùng New Jersey bởi Clark Pettit. Chủ yếu được nuôi ở vùng New
Jersey và vùng New York, nước Mỹ. Đây là giống có nguồn gốc từ Mỹ,
nhưng hiện nay đã hiện diện khắp nơi trên thế giới vì chúng cho năng suất cao
và tỷ lệ nạc khá lớn, ít mở. Lợn Duroc được coi là giống lợn tốt trên thế giới
hiện nay và được nuôi rất phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt nuôi theo hướng nạc
và sử dụng thịt nướng. Tuy nhiên, nuôi Lợn Duroc cần có chế độ dinh dưỡng
cao và chăm sóc tốt mới đạt được kết quả tốt nhất.
Lợn toàn thân có lông màu hung đỏ hoặc nâu đỏ (do đó thường gọi heo
bò), đầu to vừa phải, mõm dài, tai to và dài, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai-lưngmông-đùi rất phát triển. Lợn thuần chủng có sắc lông đỏ nâu, bốn móng ở mỗi
chân màu đen huyền, khi lai có màu vàng nhạt và xuất hiện đốm bông đen
(thường ở đùi, mông, bụng). Chúng có tai nhỏ, gốc tai đứng, lưng còng, ngắn
đòn, bụng thon, chân thấp. Giống Duroc là giống tiêu biểu cho hướng nạc, có

tầm vóc trung bình. Chúng có 4 móng chân và mõm đen. Thân hình vững
chắc, tai cụp từ nửa vành phía trước, chân chắc và khỏe.
Trọng lượng trưởng thành con đực trên 300 kg/con, con cái 200–300
kg/con, tỷ lệ nạc cao. Chúng là giống lợn cho nhiều nạc, mỡ lưng mỏng (10 –
12 mm), thịt nạc có sớ cơ dai, ít vân mỡ nên không ngon lắm, tỷ lệ nạc của
thịt có thể đến 65%. Chúng tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc
cao và chất lượng thịt tốt. Có khả năng tăng trọng từ 750-800 g/ngày, 6 tháng
tuổi heo thịt có thể đạt 105–125 kg. Duroc trưởng thành con đực nặng tới 370
kg, con cái 250–280 kg. Ở 6 tháng tuổi heo đạt trọng lượng trung bình 70 – 80
kg, nọc nái trưởng thành có thể đạt 200 – 250 kg
* Sinh sản


×