Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

tâm lí học chuẩn đề thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.09 KB, 5 trang )

Câu 1 Sự phát triển tâm lí là do các tiềm năng sinh vật gây ra và con người có tiềm năng đó
ngay từ khi ra đời” là quan điểm về sự phát triển tâm lí trẻ em của:
A. Thuyết duy cảm.
B Thuyết tiền định.
C. Thuyết hội tụ 2 yếu tố.
D. Quan điểm duy vật biện chứng.
[
]
Câu 2 “Môi trường là yếu tố quyết định tâm lí của trẻ”, là quan điểm về sự phát triển tâm lí
trẻ em của:
A. Thuyết duy cảm.
B. Thuyết tiền định.
C. Thuyết hội tụ 2 yếu tố.
D. Quan điểm duy vật biện chứng.
Câu 3 “Trẻ em sinh ra như tờ giấy trắng hoặc tấm bảng sạch sẽ. sự phát triển tâm lí của trẻ
hoàn toàn phụ thuộc vào tác động bên ngoài, do vậy người lớn muốn vẽ cái gì thì nó nên thế”,
là quan điểm về sự phát triển tâm lí trẻ em
A Thuyết duy cảm.
B. Thuyết tiền định.
C. Thuyết hội tụ 2 yếu tố.
D. Quan điểm duy vật biện chứng.
Câu 4 “Di truyền giữ vai trò quyết định và môi trường là điều kiện để biến những đặc điểm
tâm lí đã được định sẵn thành hiện thực”, là quan điểm về sự phát triển tâm lí trẻ em của:
A. Thuyết duy cảm.
B. Thuyết tiền định.
C. Thuyết hội tụ 2 yếu tố.
D. Quan điểm duy vật biện chứng.
Câu 5 “Bản chất của sự phát triển tâm lí trẻ em không phải là sự tăng hoặc giảm về số lượng
mà là một quá trình biến đổi về chất lượng tâm lí”, là quan điểm về sự phát triển tâm lí trẻ em
của:
A. Thuyết duy cảm.
B. Thuyết tiền định.


C. Thuyết hội tụ 2 yếu tố.
D. Quan điểm duy vật biện chứng
Câu 6
“Sự phát triển tâm lí gắn liền với sự xuất hiện những đặc điểm mới về chất và những cấu tạo
tâm límới ở những giai đoạn lứa tuổi nhất định”, là quan điểm về sự phát triển tâm lítrẻ em
của:
A. Thuyết duy cảm.
B. Quan điểm duy vật biện chứng.
C. Thuyết hội tụ 2 yếu tố.
D. Thuyết tiền định.
Câu 7 Xét trong toàn cục phát triển tâm lí là một quá trình kế thừa. Sự phát triển tâm lí trẻ em
là một quá trình trẻ em lĩnh hội nền văn hoá xã hội của loài người là nhận định của:


A. Thuyết duy cảm.
B. Thuyết tiền định.
C. Thuyết hội tụ 2 yếu tố.
D. Quan điểm duy vật biện chứng.
Câu 8 Trong sự phát triển tâm lý, những biểu hiện, những chức năng tâm lí khác nhau không
thể phát triển ở mức độ như nhau, là biểu hiện quy luật nào của sự phát triển tâm lí trẻ em?
A. Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lí.
B. Tính toàn vẹn của tâm lí.
C. Tính mềm dẻo của tâm lí.
D. Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ.
Câu 9 Sự phát triển tâm lí là sự chuyển biến dần các trạng thái tâm lí thành các đặc điểm tâm
lí cá nhân, là biểu hiện quy luật nào của sự phát triển tâm lí trẻ em?
A. Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lí.
B. Tính toàn vẹn của tâm lí.
C. Tính mềm dẻo của tâm lí.
D. Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ.

Câu 10 Sự khuyết tật của thị giác được bù đắp bằng sự phát triển mạnh mẽ hoạt động của
thính giác, là biểu hiện quy luật nào của sự phát triển tâm lí trẻ em?
A. Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lí.
B. Tính toàn vẹn của tâm lí.
C. Tính mềm dẻo của tâm lí.
D. Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ.
Câu 11 Sự phát triển tâm lí trẻ em tuân theo
A. Quy luật sinh học.
B. Quy luật xã hội.
C. Quy luật sinh học và quy luật xã hội.
D. Quy luật văn hóa – xã hội.
Câu 11Theo quan điểm Tâm lí học mác xit thì trẻ em là:
A. Người lớn thu nhỏ lại.
B. Trẻ em là thực thể phát triển tự nhiên.
C. Trẻ em là thực thể phát triển độc lập.
D. Trẻ em là thực thể đang phát triển theo những quy luật riêng của nó.
Câu 12 Bản chất sự phát triển tâm lí của trẻ em là:
A. Sự tăng lên hoặc giảm đi về số lượng các hiện tượng tâm lí.
B. Sự nâng cao khả năng của con người trong cuộc sống.
C. Sự thay đổi về chất lượng các hiện tượng tâm lí dẫn đến sự hình thành cấu tạo tâm
lí mới.
D. Sự tăng trưởng về trình độ nhận thức.
Câu 13 Thuyết tiền định, thuyết duy cảm và thuyết hội tụ 2 yếu tố đều có sai lầm chung là
thừa nhận các đặc điểm tâm lí của con người là do:
A. Tiền định hoặc bất biến.
B. Tiềm năng sinh vật di truyền quyết định.
C. Ảnh hưởng của môi trường bất biến.
D. Cả A, B, C.



Câu 15 Phủ định tính tích cực của chủ thể đối với phát triển tâm lí của trẻ em là quan niệm sai
lầm của:
A. Thuyết tiền định.
B. Thuyết duy cảm.
C. Thuyết hội tụ hai yếu tố.
D. Cả A, B, C.
Câu 16
Sự phát triển tâm lí trẻ em là quá trình:
A. Trẻ em lĩnh hội nền văn hoá xã hội của loài người.
B. Trẻ em tự lĩnh hội nền văn hoá xã hội của loài người.
C. Trẻ em thích ứng với nền văn hoá xã hội của loài người.
D. Cả A, B, C.
Câu 17 Mỗi giai đoạn lứa tuổi được quyết định bởi:
A. Đặc điểm của điều kiện sống và hoạt động của trẻ.
B. Đặc điểm mối quan hệ của trẻ với môi trường xung quanh.
C. Kiểu tri thức và hoạt động mà trẻ đã nắm được.
D. Cả A, B, C.
Câu 18 Trong tâm lí lứa tuổi, tuổi có ý nghĩa như thế nào trong quá trình phát triển của trẻ?
A. Là thước đo trình độ phát triển tâm lí của trẻ.
B. Là yếu tố thời gian trong quá trình phát triển của trẻ.
C. Là biểu hiện trình độ phát triển tâm lí của trẻ.
D. Là cơ sở để chia các giai đoạn lứa tuổi của trẻ.
Câu 19 Trong tự ý thức của mình, học sinh THPT thường coi trọng:
A. Những hình ảnh bề ngoài của bản thân.
B. Những phẩm chất nhân cách và năng lực cá nhân.
C. Hành vi cử chỉ của bản thân.
D. Cả A, B, C.
Câu 20 Đặc điểm nổi bật về trí nhớ của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là:
A. Ghi nhớ có chủ định phát triển mạnh nhưng chưa hoàn toàn chiếm ưu thế.
B. Các em chưa biết vận dụng các biện pháp ghi nhớ logic.

C. Ghi nhớ chủ định giữ vai trò chủ đạo, các em đã tạo được tâm thế phân hoá trong
ghi nhớ.
D. Cả A, B, C.
câu 21 Điều nào KHÔNG đúng với sự phát triển thể chất của lứa tuổi học sinh THPT?
A Đa số các em đang trong thời kỳ dậy thì.
B. Đa số có cơ thể phát triển cân đối, khoẻ, đẹp như cơ thể người lớn.
C. Sự phát triển hệ thần kinh gần như tương đương với hệ thần kinh của người trưởng
thành.
D. Chiều cao và cân nặng tuy vẫn phát triển nhưng đã có chiều hướng chững lại.


Câu 22 Sự phát triển về cơ thể ở tuổi học sinh THPT diễn ra:
A. Tương đối êm ả và cân đối.
B. Nhanh, mạnh và có nhiều biến động.
C. Mạnh mẽ nhưng không cân đối.
D. Mạnh mẽ, cân đối.
Câu 23 Loại tư duy nào phát triển mạnh ở lứa tuổi học sinh THPT?
A. Trực quan hình ảnh.
B. Trực quan hành động.
C. Trừu tượng, lý luận.
D. Cả A, B, C.
Câu 24 Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em có khả năng vừa nghe giảng, vừa ghi chép, đồng
thời vẫn theo dõi được câu trả lời của bạn trong giờ học….Điều này chứng tỏ là sự phát triển
và hoàn thiện của khả năng:
A. Tri giác.
B. Ghi nhớ hình tượng cụ thể và ghi nhớ ý nghĩa.
C. Phân phối chú ý.
D. Tư duy trực quan hành động và tư duy ngôn ngữ.
Câu 25 Tình yêu nam nữ của lứa tuổi học sinh THPT thường:
A. Mang đậm màu sắc tính dục.

B. Hình thành nhanh chóng.
C. Tương đối bền vững.
D. Rất lãng mạn.
Câu 26 Cơ sở để hình thành thế giới quan khoa học của người thầy giáo là:
A. Có tình cảm nghề nghiệp.
B. Có tư tưởng đúng.
C. Có hiểu biết sâu rộng.
D. Có lòng yêu trẻ.
Câu 27 Phẩm chất nào của người thầy mà quyết định toàn bộ hành vi, cũng như ảnh hưởng
của thầy giáo đến học sinh ?
A. Lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ.
B. Lòng yêu nghề.
C. Lòng yêu trẻ.
D. Thế giới quan khoa học.
Câu 28 “Niềm say mê nghề nghiệp, lòng yêu trẻ, lương tâm nghề nghiệp, tận tuỵ hy sinh với
công việc…” là biểu hiện của phẩm chất nào của người thầy giáo?
A. Lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ.
B. Lòng yêu nghề.
C. Lòng yêu trẻ.
D. Cả A, B, C.
Câu 29 Thế giới quan của thầy giáo chi phối việc:
A. Việc lựa chọn nội dung và phương pháp giáo dục.
B. Gắn nội dung bài giảng với thực tiễn.
C. Phương pháp xử lí và đánh giá các biểu hiện tâm lí của học sinh.
D. Cả A, B, C.
Câu 30 Lòng yêu trẻ của người thầy giáo được biểu hiện là:


AThái độ hài lòng, sung sướng khi được tiếp xúc với trẻ.
B. Biết tính đến trình độ văn hóa, trình độ phát triển của trẻ khi soạn bài.

C. Khả năng “thâm nhập” vào thế giới bên trong của trẻ.
D. Cả A, B, C.
Câu 31 Biểu hiện nào dưới đây KHÔNG thuộc về phẩm chất lòng yêu trẻ của thầy giáo?
A. Ân cần với trẻ.
B. Nghiêm khắc với trẻ.
C. Thỏa mãn mọi nhu cầu của trẻ.
D. Yêu cầu cao.
Câu 32 Năng lực tri thức và tầm hiểu biết của thầy giáo có biểu hiện là:
A. Xác định được khối lượng kiến thức đã có và mức độ, phạm vi lĩnh hội của học
sinh.
B. Biết đánh giá đúng đắn tài liệu.
C. Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng để hoàn thiện tri thức của mình.
D. Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.

:



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×