Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu và xây dựng HTQLMT theo ISO 14001 2010 cho CT TNHH STOLZ MIRAS (việt nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 87 trang )

Đồ án tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đồ án tốt nghiệp này một cách suông sẻ tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới:
- TS. Nguyễn Thị Phương là giáo viên hướng dẫn, cô đã nhiệt tình chỉ
bảo, góp ý, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện cũng như hoàn
thành đồ án.
- Ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt là quý thầy cô khoa môi trường
đại học Công Nghệ TP.HCM đã tạo điều kiện học tập, tận tình truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báo trong suốt quá trình học tập.
- Ban lãnh đạo công ty TNHH STOLZ – MIRAS (VIỆT NAM) đã tạo
điều kiện thuận lợi và chỉ dẫn tận tình tại công ty.
- Cám ơn gia đình và bạn bè đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình làm đồ
án.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

i


Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................................... vii
CHƯƠNG MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................................... 1
3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................................... 2


4. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................................................. 2
4.1. Phương pháp khảo sát điều tra .................................................................................................... 2
4.2. Phương pháp phân tích – so sánh ................................................................................................ 2
4.3. Phương pháp thống kê.................................................................................................................. 2
4.4. Phương pháp tham khảo tài liệu liên quan ................................................................................. 2
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................................ 2
6. Giới hạn đồ án ..................................................................................................................................... 3
7. Cấu trúc đồ án ..................................................................................................................................... 3
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG THEO ISO
14001:2010 ................................................................................................................................................... 4
1.1.

Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ...................................................................................... 4

1.1.1.

Giới thiệu chung .................................................................................................................. 4

1.1.2.

Mục đích của ISO 14000 ..................................................................................................... 4

1.1.3.

Nguyên tắc của ISO 14000 .................................................................................................. 5

1.1.4.

Lợi ích của việc áp dụng ISO 14000 ................................................................................... 5


1.1.5.

Cấu trúc của ISO 14000 ...................................................................................................... 6

1.2.

Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001 ........................................................................................... 7

Giới thiệu chung .................................................................................................................................. 8
1.3.

Qui trình chuẩn bị ISO 14001 .................................................................................................... 8

1.4.

Những thuận lợi và khó khăn của việc thực hiện HTQLMT theo ISO 14001 ..................... 10

1.4.1.

Lợi ích của việc thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 .................................. 10

1.4.2.

Khó khăn ............................................................................................................................ 11

1.4.3.

Lý do áp dụng HTQLMT theo ISO 14001 ........................................................................ 11

1.5.


Hiện trạng áp dụng HTQLMT theo ISO 14001 ..................................................................... 11

ii


Đồ án tốt nghiệp
1.5.1.

Trên thế giới ....................................................................................................................... 11

1.5.2.

Tại Việt Nam ...................................................................................................................... 12

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH STOLZ – MIRAS (VIỆT NAM)........................... 14
2.1.

Giới thiệu về công ty TNHH STOLZ – MIRAS (VIỆT NAM) ............................................. 14

2.1.1.

Giới thiệu chung ................................................................................................................ 14

2.1.2.

Cơ cấu tổ chức.................................................................................................................... 15

2.2.


Quy trình công nghệ ................................................................................................................. 15

2.3.

Nguyên vật liệu, thiết bị sản xuất............................................................................................. 16

2.4.

Hiện trạng môi trường tại công ty ........................................................................................... 18

2.4.1.

Nước thải ............................................................................................................................ 18

2.4.2.

Khí thải, bụi ........................................................................................................................ 19

2.4.3.

Tiếng ồn .............................................................................................................................. 20

2.4.4.

Chất thải rắn và chất thải nguy hại................................................................................... 20

Chương 3: KHẢ NĂNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 TẠI CÔNG TY ............................................................ 22
3.1.


Năng lực quản lý môi trường của công ty ............................................................................... 22

3.1.1.

Công tác bảo vệ môi trường ............................................................................................... 22

3.1.2.

Công tác an toàn vệ sinh lao động .................................................................................... 22

3.2.

Các giải pháp quản lý môi trường được áp dụng tại công ty ................................................ 22

3.2.1.

Giải pháp về hành chính.................................................................................................... 22

3.2.2.

Giải pháp về kĩ thuật .......................................................................................................... 22

3.3.

Khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 của công ty ...................... 23

3.3.1.

Cam kết ban lãnh đạo ........................................................................................................ 23


3.3.2.

Khả năng về tài chính ........................................................................................................ 23

3.3.3.

Khả năng về nhân sự ......................................................................................................... 23

3.3.4.

Khả năng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 14001:2010 của công ty.............................. 24

3.3.5.

Kết luận .............................................................................................................................. 32

3.4.

Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa ...................................................................... 33

3.4.1.

Mục đích ............................................................................................................................. 33

3.4.2.

Danh sách kiểm tra các khía cạnh môi trường tiềm tàng của công ty ............................ 33

3.4.3.


Quy trình xác định khía cạnh môi trường ........................................................................ 36

3.4.4.

Đánh giá mức độ tác động môi trường ............................................................................. 36

3.4.5.

Xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa ...................................................................... 38

iii


Đồ án tốt nghiệp
Chương 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO
14001:2010 CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN STOLZ – MIRAS (VIỆT NAM) .......... 40
4.1.

Các yêu cầu chung .................................................................................................................... 40

4.2.

Chính sách môi trường ............................................................................................................. 40

4.2.1.

Nội dung ............................................................................................................................. 40

4.2.2.


Thực hiện ........................................................................................................................... 41

4.2.3.

Kiểm tra .............................................................................................................................. 41

4.3.

Lập kế hoạch ............................................................................................................................. 42

4.3.1.

Thủ tục xác định khía cạnh môi trường đáng kể ............................................................. 42

4.3.2.

Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác............................................................................. 43

4.3.3.

Xác định các mục tiêu, chỉ tiêu, xây dựng chương trình quản lý môi trường ................ 51

4.4.

Thực hiện và điều hành ............................................................................................................ 55

4.4.1.

Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn ................................................................. 55


4.4.2.

Năng lực đào tạo và nhận thức ......................................................................................... 56

4.4.3.

Trao đổi thông tin............................................................................................................... 58

4.4.4.

Tài liệu ................................................................................................................................ 61

4.4.5.

Kiểm soát tài liệu ................................................................................................................ 61

4.4.6.

Kiểm soát điều hành........................................................................................................... 62

4.4.7.

Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp .............................................. 64

4.5.

Kiểm tra và hành động khắc phục .......................................................................................... 66

4.5.1.


Giám sát và đo .................................................................................................................... 66

4.5.2.

Đánh giá mức độ tuân thủ ................................................................................................. 67

4.5.3.

Sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa ............................................... 68

4.5.4.

Kiểm soát hồ sơ .................................................................................................................. 68

4.5.5.

Đánh giá nội bộ .................................................................................................................. 69

4.6.

Xem xét của lãnh đạo ................................................................................................................ 69

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 71
5.1.

Kết luận ...................................................................................................................................... 71

5.2.

Kiến nghị .................................................................................................................................... 72


TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 73
PHỤ LỤC................................................................................................................................................... 74

iv


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Lý do áp dụng HTQLMT theo ISO 14001…………………………...…….11
Bảng 2.1: Nhu cầu nguyên liệu sản xuất…………………………………….………...16
Bảng 2.2: Nhu cầu hóa chất, phụ gia cho sản xuất…………………………………….16
Bảng 2.3: Nhu cầu nhiên liệu sản xuất………………………………………………...16
Bảng 2.4: Thiết bị cho sản xuất………………………………………………………..17
Bảng 2.5: Kết quả phân tích mẫu nước thải…………………………………………...18
Bảng 2.6: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm…………………………………………19
Bảng 2.7: Kết quả đo bụi và hơi khí tại môi trường sản xuất………………………….20
Bảng 2.8: Kết quả đo tiếng ồn, vi khí hậu……………………………………………..20
Bảng 2.9: Lượng chất thải của công ty………………………………………………...21
Bảng 2.10: Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại…………………………………….21
Bảng 3.1: Sự đáp ứng của công ty với tiêu chuẩn ISO 14001:2010…………………..25
Bảng 3.2: Danh sách kiểm tra các khía cạnh môi trường tiềm tàng………………….. 33
Bảng 3.3:Danh sách các KCMT có ý nghĩa…………………………………………...39
Bảng 4.1: Danh mục các văn bản pháp luật và các yêu cầu khác……………………..44
Bảng 4.2: Diễn giải quy trình trên……………………………………………………..50
Bảng 4.3:Chương trình quản lý môi trường tại công ty……………………………….53
Bảng 4.4: Chương trình đào tạo HTQLMT tại công ty cho nhân viên………………..57
Bảng 4.5: Chương trình thông tin liên lạc tại công ty…………………………………59
Bảng 4.6: Tài liệu hệ thống quản lý môi trường………………………………………61

Bảng 4.7: Diễn giải thực hiện quy trình KSĐH……………………………………….63
Bảng 4.8: Bảng trách nhiệm ứng phó tình huống khẩn cấp…………………………...65
Bảng 4.9: Đánh giá mức độ tuân thủ…………………………………………………..67
Bảng 4.10: Đánh giá nội bộ……………………………………………………………69

v


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp trên thế giới qua các giai đoạn….12
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty………………………………………………... 15
Hình 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất của công ty TNHH STOLZ – MIRAS (VIỆT
NAM)………………………………………………………………………………… 15
Hình 3.1: Quy trình xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa……………………….36
Hình 4.1: Quy trình đáp ứng yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác…………………50
Hình 4.2: Cơ cấu, trách nhiệm của công ty TNHH STOLZ – MIRAS (VIỆT NAM)...56
Hình 4.3: Quy trình kiểm soát điều hành……………………………………………...63
Hình 4.4: Lưu đồ thực hiện quy trình hành động khắc phục phòng ngừa…………….68
Hình 4.5: Lưu đồ hành động khắc phục phòng ngừa………………………………….68

vi


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ:
BHXH:

BHYT:
BTNMT:
BYT:
CBCNV:
CSMT:
DN:
ĐDLĐ:
HC – NS:
HTQLCL:
HTQLMT:
KCMT:
KCMTĐK:
KCN:
KSĐH:
MT:
PCCC:
QCVN:
QĐ:
TCVN:
TNHH:
TGĐ:

An toàn lao động
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bộ tài nguyên môi trường
Bộ y tế
Cán bộ công nhân viên
Chính sách môi trường
Doanh nghiệp

Đại diện lãnh đạo
Hành chính – nhân sự
Hệ thống quản lý chất lượng
Hệ thống quản lý môi trường
Khía cạnh môi trường
Khía cạnh môi trường đáng kể
Khu công nghiệp
Kiểm soát điều hành
Môi trường
Phòng cháy chữa cháy
Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạn
Tổng giám đốc

vii


Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Khi đất nước đang bước vào thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, đã và đang đặt
ra cho các doanh nghiệp không ít cơ hội và thách thức để vươn ra thị trường quốc
tế. Để có được vị trí trên thị trường, doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện và
nâng cao hình ảnh, tạo dựng môi trường làm việc tốt mà vẫn đảm bảo thực hiện đầy
đủ chức năng hoạt động sản xuất của mình.
Cùng với sự phát triển của xã hội thì bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn
đề mang tính toàn cầu. Các doanh nghiệp đều dành mọi sự ưu tiên cho mục tiêu

hàng đầu là chất lượng sản phẩm. Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống chất lượng của
mình, tổ chức ngày càng càng quan tâm đến việc đạt được kết quả hoạt động môi
trường, các bên hữu quan cũng ngày càng quan tâm của họ tới các vấn đề môi trường
và phát triển bền vững.
Công ty TNHH STOLZ – MIRAS (VIỆT NAM) sản xuất cơ khí công nghiệp.
Với vốn đầu tư hoàn toàn của Pháp, sản phẩm được bán ra thị trường nước ngoài.
Công ty luôn đặt mục tiêu cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ có
chất lượng cao, được thực hiện trong điều kiện đảm bảo môi trường.
Vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14001:2010 cho Công ty TNHH STOLZ – MIRAS (VIỆT NAM) là điều
kiện cần thiết, để đảm bảo việc quản lý môi trường cho công ty đạt hiệu quả cao
nhất.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
-

Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại Công ty TNHH STOLZ – MIRAS
(VIỆT NAM).

-

Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho
Công ty TNHH STOLZ – MIRAS (VIỆT NAM).

1


Đồ án tốt nghiệp
-


Đề xuất các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm cho công ty có thể áp
dụng.

3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
-

Tìm hiểu hiện trạng quản lý môi trường tại công ty.

-

Giới thiệu về HTQLMT ISO 14001

-

Thuận lợi và khó khăn cho việc áp dụng ISO 14001:2010 tại công ty

-

Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2010 trong điều kiện thực tế của công ty.

4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp khảo sát điều tra
Khảo sát hiện trạng môi trường của công ty thông qua quá trình quan sát các
hoạt động diễn ra trong công ty.
4.2. Phương pháp phân tích – so sánh
Kết quả điều tra khảo sát về hiện trạng quản lý môi trường tại công ty được
phân tích, so sánh với các yêu cầu pháp luật và tiêu chuẩn ISO 14001:2010.
4.3. Phương pháp thống kê

Thống kê các thành phần của hệ thống quản lý môi trường, các khía cạnh
môi trường, các loại máy móc thiết bị sử dụng của công ty tác động đến môi
trường.
4.4. Phương pháp tham khảo tài liệu liên quan
Tiêu chuẩn ISO 14001:2010
Kế thừa có chọn lọc tài liệu hiện có của công ty và các tài liệu liên quan.
Tham khảo sách, báo, thư viện, internet,…

5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH STOLZ – MIRAS (VIỆT NAM), lô B2
KCN Bình Chiểu – Bình Chiểu – Thủ Đức – TP.HCM.
Đối tượng nghiên cứu:
-

Môi trường phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất của công ty.

-

Tiêu chuẩn ISO 14001.
2


Đồ án tốt nghiệp

6. Giới hạn đồ án
Chỉ đưa ra các bước thực hiện HTQLMT và xây dựng các thủ tục quan trọng chứ không
xây dựng toàn bộ hệ thống cho công ty.

7. Cấu trúc đồ án
-


Chương Mở đầu: đưa ra lý do chọn đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Khong thanh chuong chi nen de Mở đầu

-

Chương 1: Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14000 – tiêu chuẩn ISO 14001 và tình
hình áp dụng hiện nay.

-

Chương 2: Tổng quan về Công ty TNHH STOLZ – MIRAS (VIỆT NAM)

-

Chương 3: Khảo sát khả năng quản lý môi trường và áp dụng hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty.

-

Chương 4: Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2010 tại công ty TNHH
STOLZ – MIRAS (VIỆT NAM)

-

Chương 5: Kết luận – kiến nghị

-

Tài liệu tham khảo


3


Đồ án tốt nghiệp

Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIÊU
CHUẨN MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001:2010
1.1.

Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000

1.1.1. Giới thiệu chung
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 mô tả một hệ thống quản lý môi trường cho một tổ
chức và các công cụ để trợ giúp cho hệ thống đó. Hệ thống quản lý môi trường là
một tập hợp các công cụ quản lý, các nguyên tắc và quy trình mà một tổ chức có thể
sử dụng để góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường tránh khỏi những
tác động tiềm tàng do hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức đó gây ra.
Ủy ban kỹ thuật 207 (TC 207) do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) thành lập
để xây dựng các tiêu chuẩn ISO 14000. Tương tự như tiêu chuẩn chất lượng ISO
9000, tiêu chuần về hệ thống quản lý môi trường tập trung vào hệ thống quản lý hơn
là các hoạt động kỹ thuật.
ISO 14000 là bộ các tiêu chuẩn do ISO nghiên cứu phát triển để giúp cho các
nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể quản lý các tác động môi trường do hoạt động của
mình. Các tiêu chuẩn này bao gồm hầu hết các khía cạnh quản lý môi trường. Các
tiêu chuẩn được chia làm hai loại:
-

Các tiêu chuẩn về tổ chức và thực hiện, bao gồm các lĩnh vực: Hệ thống
quản lý môi trường (EMS), kiểm toán môi trường (EA) và đánh giá tính

năng hoạt động môi trường (EPE).

-

Các tiêu chuẩn hướng về sản phẩm, bao gồm các lĩnh vực: Đánh giá chu
kỳ sống của sản phẩm, dán nhãn môi trường, và các khía cạnh của môi
trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm.

1.1.2. Mục đích của ISO 14000
Mục đích tổng thể của tiêu chuẩn quốc tế này là hỗ trợ trong việc bảo vệ môi
trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu của kinh tế, xã hội.
Mục đích cơ bản của ISO 14000 là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh
các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ

4


Đồ án tốt nghiệp
chức. Hơn nữa, tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động
môi trường của mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu luật pháp.
ISO 14000 cố gắng đạt được mục đích này bằng cách cung cấp cho các tổ chức
“Các yếu tố của một hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả”. ISO 14000 không
thiết lập hay bắt buộc theo các yêu cầu về hoạt động môi trường một cách cụ
thể. Các chức năng này thuộc tổ chức và các đơn vị phụ trách về pháp luật trong
phạm vi hoạt động của tổ chức.
1.1.3. Nguyên tắc của ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được xây dựng với những nguyên tắc cơ bản sau:
-

Tiêu chuẩn ISO 14000 giúp cho việc quản lý môi trường tốt hơn.


-

Tiêu chuẩn ISO 14000 phải được áp dụng ở tất cả các quốc gia.

-

Tiêu chuẩn ISO 14000 phải thu hút mối quan tâm lớn của công chúng và
những người sử dụng tiêu chuẩn.

-

Tiêu chuẩn ISO 14000 phải có hiệu quả trong việc chi phí, phi mệnh lệnh
và linh hoạt, cho phép tổ chức đáp ứng các nhu cầu khác nhau của tất cả
các tổ chức thuộc mọi loại hình trên thế giới.

-

Vì tiêu chuẩn ISO 14000 có tính linh hoạt, chúng phải phù hợp cho cả thẩm
tra xác nhận nội bộ và bên ngoài.

-

Tiêu chuẩn ISO 14000 phải dựa trên cơ sở khoa học.

Và trước hết, tiêu chuẩn ISO 14000 phải có tính thực tế, hữu ích và dễ sử dụng.
1.1.4. Lợi ích của việc áp dụng ISO 14000
Về mặt thị trường
-


Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng.

-

Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt
động môi trường.

-

Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi
trường và cộng đồng xung quanh.

Về mặt kinh tế
-

Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào.
5


Đồ án tốt nghiệp
-

Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng.

-

Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.

-


Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý.

-

Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên.

-

Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường.

-

Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường.

-

Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra.

Về mặt quản lý rủi ro
-

Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra.

-

Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm.

-

Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.


Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận
-

Được sự đảm bảo của bên thứ ba.

-

Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.

-

Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.

1.1.5. Cấu trúc của ISO 14000
Hiện tại, bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành các phần như sau:
Nhóm tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng môi trường bao gồm:
-

ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường – Quy định thủ tục để cấp chứng
nhận và hướng dẫn sử dụng.

-

ISO 14004: Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn chung về nguyên
tắc, hệ thống và hỗ trợ kỹ thuật.

Nhóm tiêu chuẩn về đánh giá môi trường bao gồm:
-


ISO 14010: Hướng dẫn đánh giá môi trường – Nguyên tắc chung.

-

ISO 14011: Hướng dẫn đánh giá môi trường – Thủ tục đánh giá – Đánh giá
hệ thống quản lý môi trường.

-

ISO 14012: Hướng dẫn đánh giá môi trường – Chuẩn cứ trình độ đối với
chuyên gia đối chứng môi trường.

-

ISO 14015: Đánh giá tại chỗ về môi trường.
6


Đồ án tốt nghiệp
Nhóm tiêu chuẩn về cung cấp nhãn môi trường bao gồm:
-

ISO 14020: Các mục đích và nguyên tắc của việc cấp nhãn môi trường.

-

ISO 14020 – 14024: Mô tả nguyên lý cấp nhãn sinh thái.

-


ISO 14021: Cấp nhãn môi trường, tự công bố và khai báo – Các thuật ngữ
và định nghĩa.

-

ISO 14022: Cấp nhãn môi trường – Các ký hiệu cấp nhãn môi trường.

-

ISO 14023: Thử nghiệm và phương pháp đánh giá.

-

ISO 14024: Cấp nhãn môi trường – Các chương trình của cán bộ môi
trường. Hướng dẫn về nguyên tắc, về thực hành và các thủ tục xác nhận
của chương trình đa tiêu chuẩn.

Nhóm tiêu chuẩn về công tác đánh giá môi trường bao gồm:
-

ISO 14031: Đánh giá công tác môi trường của hệ thống quản lý và mối liên
quan của nó tới môi trường.

Nhóm tiêu chuẩn về đánh giá chu trình chuyển hóa bao gồm:
-

ISO 14040: Quản lý môi trường – Đánh giá chu trình chuyển hóa. Các
nguyên tắc chung và hướng dẫn.

-


ISO 14041: Quản lý môi trường – Đánh giá chu trình chuyển hóa. Phân
tích và kiểm kê.

-

ISO 14041 – 14044: Thiết lập phương pháp để đánh giá vòng đời sản phẩm.

-

WG4: Quản lý môi trường – Đánh giá chu trình chuyển hóa. Đánh giá tác
động.

-

WG5: Quản lý môi trường – Đánh giá chu trình chuyển hóa. Đánh giá việc
cải tiến.

Nhóm tiêu chuẩn về thuật ngữ và định nghĩa:
-

ISO 14050: Các thuật ngữ và định nghĩa.

-

WG1: Các vấn đề môi trường trong các tiêu chuẩn sản phẩm.

-

ISO 14060: Hướng dẫn về cách tập hợp các vấn đề môi trường trong tiêu

chuẩn sản phẩm.

1.2.

Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001
7


Đồ án tốt nghiệp
Giới thiệu chung
ISO 14001, Các Hệ thống Quản lý Môi trường, Quy định hướng dẫn sử dụng:
Tiêu chuẩn này quy định cơ cấu của một hệ thống quản lý môi trường mà một
tổ chức cần phải xây dựng để được chứng nhận chính thức hệ thống quản lý môi
trường. Cơ cấu này bao gồm các yếu tố: Kế hoạch hóa hoạt động bảo vệ môi
trường, áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất, kiểm toán và
khắc phục các sai sót khi áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, thẩm định
tính hiệu quả, thích hợp và độ cập nhật của các hoạt động quản lý trong các khâu
của hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn sẽ hỗ trợ các tổ chức khi họ thiết
lập một hệ thống quản lý môi trường, hoặc cải thiện một hệ thống hiện có.

1.3.

Qui trình chuẩn bị ISO 14001
Bước 1: Chuẩn bị và Lập kế hoạch tiến hành dự án
-

Thành lập ban chỉ đạo dự án - Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về môi trường

(EMR).
-


Trang bị cho ban chỉ đạo này các kiến thức cơ bản về môi trường và quản lý

môi trường theo ISO 14001, mục đích của ISO 14001, lợi ích của việc thực hiện
ISO 14001.
-

Thực hiện đánh giá ban đầu về môi trường (IER).

-

Lập kế hoạch hành động.

- Xây dựng chính sách môi trường và cam kết của lãnh đạo, tuyên bố cam kết
này với toàn thể cán bộ, nhân viên trong công ty.
- Phân tích và xem xét những khía cạnh môi trường và những ảnh hưởng của
chúng, so sánh với các điều khoản luật hiện hành và những yêu cầu khác có liên
quan.
- Đặt ra những mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình quản lý môi trường.
Bước 2: Xây dựng và lập văn bản hệ thống quản lý môi trường
- Trang bị kiến thức chi tiết về các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 cho
nhóm thực hiện dự án và các cán bộ lãnh đạo.

8


Đồ án tốt nghiệp
-

Xây dựng chương trình quản lý môi trường.


- Lập kế hoạch cụ thể và phân công cán bộ chuyên trách từng phần công việc
cụ thể cho việc xây dựng hệ thống.
-

Tổ chức đào tạo về hệ thống tài liệu và kỹ năng viết văn bản.

- Xem xét và cung cấp đầu vào cho những quy trình bằng văn bản nhằm bao
quát các khía cạnh môi trường, các ảnh hưởng và các nhân tố của hệ thống
quản lý môi trường.
-

Xây dựng Sổ tay quản lý môi trường.

Bước 3: Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường
-

Đảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi thành viên trong tổ
chức để thực hiện hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả.

- Sử dụng các kỹ thuật năng suất xanh như các công cụ hỗ trợ nâng cao hiệu
quả hoạt động môi trường.
- Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường, thưc hiện
các hành động cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu
chuẩn, các chương trình về môi trường, các quy trình và Sổ tay quản lý
môi trường.
Bước 4: Đánh giá và Xem xét
- Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường cho lãnh
đạo và các cán bộ chủ chốt của công ty.
-


Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và hệ thống xem xét của lãnh đạo.

-

Thực hiện chương trình đánh giá hệ thống quản lý môi trường nội bộ theo
các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000.

- Báo cáo kết quả của đợt đánh giá trên lên lãnh đạo để xem xét, thực hiện
các hành động khắc phục.

9


Đồ án tốt nghiệp
Bước 5: Đánh giá, xem xét và chứng nhận hệ thống
- Tổ chức tiến hành đánh giá trước chứng nhận để đảm bảo chất lượng của
hệ thống.
Lựa chọn cơ quan chứng nhận phù hợp và xin đăng ký chứng nhận.

-

- Chuẩn bị cho cơ quan chứng nhận tiến hành đánh giá hệ thống văn bản và
đánh giá thực trạng của tổ chức.
- Xem xét kết quả đánh giá ban đầu của cơ quan chứng nhận và thi hành các
biện pháp khắc phục đối với những điểm không phù hợp.
Nhận chứng chỉ từ cơ quan chứng nhận.

-


Bước 6: Duy trì chứng chỉ

1.4.

-

Thực hiện đánh giá nội bộ.

-

Thực hiện các hành động khắc phục.

-

Thực hiện đánh giá giám sát.

-

Tổ chức các kỳ họp xem xét của lãnh đạo.

-

Không ngừng cải tiến.

Những thuận lợi và khó khăn của việc thực hiện HTQLMT theo ISO
14001

1.4.1. Lợi ích của việc thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
- Đáp ứng nhu cầu khách hàng trong nước và quốc tế.
- Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc

tế.
- Tăng cường hiệu suất nội bộ để thực hiện những tiêu chuẩn bắt buộc và tiêu
chuẩn quốc tế về môi trường.
- Tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực và giảm chi phí khắc phục
sự cố môi trường.
- Giúp lãnh đạo quản lý một cách hiệu quả hơn.

10


Đồ án tốt nghiệp
- Cải tiến việc kiểm soát các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.4.2. Khó khăn
Ngoài các thuận lợi trên thì việc thực hiện HTQLMT cũng làm phát sinh một số
vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp:
- Chi phí tăng:
 Chi phí cho việc xây dựng và duy trì một HTQLMT.
 Chi phí tư vấn.
 Chi phí chi việc đăng kí với bên thứ ba.
- Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước.
- Thiếu nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện.
- Trình độ quản lý, công nghệ chưa cao.
1.4.3. Lý do áp dụng HTQLMT theo ISO 14001
Bảng 1.1: Lý do áp dụng HTQLMT theo ISO 14001
Lý do
Tỷ lệ
Tiết kiệm tài nguyên, hạ giá thành sản phẩm
62%
Có yêu cầu của khách hàng
26%

Vì lợi thế cạnh tranh
24%
Để cải thiện hệ thống
21%
Vì quan hệ tốt với cộng đồng
11%
Ảnh hưởng quy định của chình phủ
9%
Làm công bố khách quan hơn
5%
Để hợp lý hóa các công trình môi trường đã có 2%
Khác
2%
(Nguồn: Quacert – 2003)

1.5.

Hiện trạng áp dụng HTQLMT theo ISO 14001

1.5.1. Trên thế giới
Ra đời vào năm 1996, Tiêu chuẩn ISO 14001 hiện đã có mặt tại 159 quốc gia và
vùng lãnh thổ, đã có trên 140.000 doanh nghiệp/tổ chức được chứng nhận.
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã công bố kết quả điều tra về tình hình áp
dụng các tiêu chuẩn ISO tính tới cuối tháng 12 năm 2009, đã có ít nhất 2.231.149
chứng chỉ ISO 14001 được cấp ở 159 quốc gia và nền kinh tế.
11


Đồ án tốt nghiệp


250000

223149
188815

200000
155728
129199

150000
111162
90569

100000
50000
0

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Hình 1.1: Số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp trên thế giới qua các giai đoạn

1.5.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001 cũng được cấp cho khá nhiều các loại
hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ như chế biến thực phẩm, điện tử, hóa chất,
du lịch,…Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 6.000 doanh nghiệp đã được chứng
nhận về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì số các doanh nghiệp áp dụng
tiêu chuẩn về quản lý môi trường còn rất thấp.
Theo Trung Tâm Năng Suất Việt Nam, một trong những nguyên nhân quan
trọng nhất, khiến việc triển khai ISO 14001 khó phát triển rộng rãi trong bộ phận
doanh nghiệp là do Nhà nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách cụ thể để hỗ
trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường
theo tiêu chuẩn ISO 14001, việc áp dụng ISO 14001 cho tới nay vẫn chịu áp lực
chính là từ phía khách hàng.
Cũng theo Trung tâm Tâm năng Năng suất Suất Việt Nam, một nguyên nhân
khác cũng được chỉ ra là doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém trong hoạch định
đường hướng phát triển và tầm nhìn dài hạn, ảnh hưởng tới khả năng và động
lực phát triển của doanh nghiệp. Trong khi định hướng phát triển còn chưa rõ
ràng thì chính sách về môi trường sẽ còn mờ nhạt.

12


Đồ án tốt nghiệp
Mặc dù bảo vệ môi trường là một vấn đề còn mới, nhưng tỷ lệ thuận với tốc
độ xuống cấp của môi trường, các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này đã
từng bước được hoàn chỉnh, thể chế hóa vào hầu hết các ngành luật.
Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường cũng đã được ban hành, làm cơ sở pháp lý
cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi
trường. Các quy định pháp luật đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề
môi trường.
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng năm

2020 đặt mục tiêu: “Đến năm 2010, 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được
cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”, và
“Định hướng tới năm 2020, 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy
chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”.

13


Đồ án tốt nghiệp

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH STOLZ – MIRAS
(VIỆT NAM)
2.1.

Giới thiệu về công ty TNHH STOLZ – MIRAS (VIỆT NAM)

2.1.1. Giới thiệu chung
 Thông tin liên lạc
-

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH STOLZ – MIRAS (VIỆT NAM)

-

Địa chỉ: Lô B2, KCN Bình Chiểu, P. Bình Chiểu, Q. Thủ Đức, TP.HCM.

-

Điện Thoại: 08. 37294 845 – 37290 509


-

Email:

Fax: 08. 37294 846

 Địa điểm hoạt động
-

Diện tích khuôn viên của DN: 5.964 m2.

Công ty TNHH STOLZ – MIRAS (VIỆT NAM) ngành nghề Cơ Khí-Nhà
Thầu, Gia Công & Sản Xuất. Các sản phẩm là bồn chứa, thùng chứa , dụng
cụ chứa , hệ thống ống và các cấu kiện kim loại bằng thép đen (carbon) và
thép không gỉ (inox) theo đơn đặt hàng như:
-

Bể chứa Inox

-

Bể chứa Vinamilk

-

Băng chuyền xoắn ốc Inox

-

Mixer


-

Pre-conditioner

-

Sifter

CÔNG SUẤT
Công suất thiết kế
Công suất thực tế
SẢN PHẨM
(6 tháng cuối năm 2014)
Bồn chứa, hệ thống ống và 600 tấn/năm
các cấu kiện kim loại bằng (Phụ thuộc vào đơn đặt
105,417 kg/ 6 tháng
thép đen (carbon) và thép hàng của khách hàng)
không gỉ (inox) theo đơn
đặt hàng.
Theo số liệu hàng năm cho thấy công ty không sản xuất vượt quá công suất thiết kế.
14


Đồ án tốt nghiệp
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Tổng Giám Đốc

Đại diện lãnh đạo


General Director

Kế toán

Hành chính - Nhân sự
Trưởng phòng
sản xuất

Thiết kế - Kĩ
thuật

KSC

Mua hàng

Các kĩ sư vừa là
trưởng dự án

Xưởng

Các tổ sản
xuất

Bảo trì

Kho

Cơ điện

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH STOLZ – MIRAS (VIỆT NAM)


2.2.

Quy trình công nghệ
Nguyên
vật liệu

Vệ sinh

Khai triển kích
thước theo thiết kế

Gia công
nguội

Bọc giấy
bảo quản

Sơn phủ

Làm sạch
sản phẩm

Gá, lắp,
hàn

Thành
phẩm
Hình 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty TNHH STOLZ – MIRAS
(VIỆT NAM)


15


Đồ án tốt nghiệp
Quy trình vệ sinh nguyên vật liệu trước khi sản xuất và làm sạch sản phẩm sau
khi gá lắp, hàn: sử dụng nước và xà-bông bột.
Sơn phủ: chỉ thực hiện sơn phủ, dặm vá cho các sản phẩm bằng thép đen. Công
đoạn này thực hiện rất ít (do công ty chuyên về gia công sản phẩm inox) và
được tiến hành trong phòng kín nên lượng khí thải phát sinh không đáng kể.

2.3.

Nguyên vật liệu, thiết bị sản xuất
Bảng 2.1: Nhu cầu nguyên liệu sản xuất
NGUYÊN LIỆU

STT

LƯỢNG SỬ DỤNG

1

Thép lá không gỉ 1 – 50 mm

42,422 kg/6 tháng

2

Ống thép inox + Thanh thép tròn (inox tròn đặc)


5,397 kg/6 tháng

3

Phụ kiện thép inox (hộp, ống)

1,374 kg/6 tháng

4

Tôn thép 1 – 20 mm

72,726 kg/6 tháng

5
6

Thép hình U, V, I, H / Phụ kiện thép (hộp, ống,
thanh tròn)
Que hàn inox và carbon

15,725 kg/6 tháng
1,290 kg/6 tháng

(Nguồn: Tài liệu công ty, tháng 1, 2015)
Bảng 2.2: Nhu cầu hóa chất, phụ gia cho sản xuất
TÊN
HÓA
CÔNG

ĐOẠN
SỬ
STT
LƯỢNG SỬ DỤNG
CHẤT
DỤNG
1
Khí argon + CO2 72 chai x 40.8 lít/tháng Hàn
2
Khí O2
10 chai x 40.3 lít/tháng Khai triển kích thước (cắt)
3
Khí acetylene
5 chai x 41.7 lít/tháng Khai triển kích thước (cắt)
4
Sơn
400 lít / tháng
Sơn phủ, dặm vá thép đen
(nếu có)
5
Dung môi
200 lít / tháng
Vệ sinh nguyên vật liệu và
6
Xà bông bột, cục 16 kg / tháng
thành phẩm

ĐẶC
TÍNH
Khí

Khí
Khí
Lỏng
Lỏng
Bột

(Nguồn: Tài liệu công ty, tháng 1, 2015)
Bảng 2.3: Nhu cầu nhiên liệu sản xuất
STT NHIÊN LIỆU

LƯỢNG SỬ DỤNG

1

200 lít/tháng

Dầu DO

16

PHƯƠNG THỨC CUNG CẤP
Chứa trong thùng phuy / Vận
chuyển: Xe tải


Đồ án tốt nghiệp
2

Dầu FO


3

Gas

4

Điện

5

Xăng

6
7

Than
Củi

0.5 bình x 12 kg/tháng

Bình chứa 12 kg / Vận chuyển: Xe
gắn máy

66 lít/tháng

Chứa trong thùng phuy / Vận
chuyển: Xe tải

(Nguồn: Tài liệu công ty, tháng 1, 2015)
Bảng 2.4: Thiết bị cho sản xuất


STT

MÁY MÓC THIẾT BỊ

NĂM SẢN
XUẤT

SỐ
LƯỢNG

TÌNH TRẠNG
HOẠT ĐỘNG

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
10
21
22
23
24
25

Máy hàn que
Máy hàn Tig
Máy hàn Tig tự động
Máy hàn Mig
Máy khoan
Máy tiện
Máy cưa
Cẩu trục
Máy cắt đá
Máy cắt góc
Máy cắt lớn
Máy chấn
Máy ben
Máy cắt Plasma CNC
Máy cắt Plasma thường
Máy cuốn
Máy cắt ống
Máy ren răng ống
Máy hàn điểm
Xe nâng

Máy phát điện
Máy cuốn chỏm
Máy hàn Mig tự động
Máy cắt Plasma
Máy phay CNC

2002
2002
2008
2002
2000
1995
1995
1995
2000
1997
1995
1995
1995
2007
2008
1995
2007
2000
1995
1998
1995
2004
2009
1999

1986

41
21
1
8
19
3
1
7
5
1
2
2
1
2
1
2
1
1
1
2
1
1
1
1
2

Tốt
Tốt

Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

17


Đồ án tốt nghiệp

STT


MÁY MÓC THIẾT BỊ

26
27
28

Máy tiện CNC
Máy nén khí
Máy bắn cát

2.4.

NĂM SẢN
XUẤT

TÌNH TRẠNG
HOẠT ĐỘNG

SỐ
LƯỢNG

1986
2
Tốt
1985
3
Tốt
2009
1

Tốt
(Nguồn: Tài liệu công ty, tháng 1, 2015)

Hiện trạng môi trường tại công ty

2.4.1. Nước thải
Chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau:
-

Nước thải từ các hoạt động vệ sinh sau khi làm việc, rửa tay của công nhân
với lưu lượng trung bình phát sinh: 6.5 m3/ngày.

-

Từ quá trình sản xuất: khâu vệ sinh nguyên vật liệu và làm sạch sản phẩm
sau khi chế tạo, với lưu lượng trung bình: 25.5 m3/ngày.

-

Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng công ty sẽ cuốn theo rác, cát và các tạp
chất rơi vãi trên mặt đất xuống hệ thống thoát nước của KCN Bình Chiểu.
Bảng 2.5: Kết quả phân tích mẫu nước thải

STT

CHỈ TIÊU

1
2
3


pH
BOD5 (200C)
COD
Chất rắn lơ
lửng (SS)
Tổng N
Tổng P
NH4+

4
5
6
7

ĐƠN
VỊ

PHƯƠNG PHÁP

KẾT
QUẢ

MgO2/l
MgO2/l

TCVN 6492:99
TCVN 6001:1995
TCVN 6491:1999


6.4
46
142

QCVN
40:2001/BTNMT
(CỘT B)
5.5 – 9
50
150

Mg/l

AOAC:920.193-07

98

100

Mg/l
Mg/l
Mg/l

TCVN 3705-90
32
40
TCVN 6202:2008
4.8
6
TCVN4582:1998

9.2
10
(Nguồn: Tài liệu công ty tháng 7, 2014)

Nhận xét: Tất cả các chỉ tiêu nước thải của công ty đều đạt tiêu chuẩn.
Bảng 2.6: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm

18


×