Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Khảo sát ảnh hưởng của một số chất bổ sung vào môi trường lên sự hình thành củ lily (lilium sorbonne) từ vảy củ in vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 66 trang )

New Text Document.txt
Khảo sát ảnh hưởng của một số chất bổ sung vào môi trường lên sự hình thành củ
Lily (Lilium Sorbonne) từ vảy củ in Vitro
Nguyễn Thị Hảo
Trịnh Thị Lan Anh (Giảng viên hướng dẫn)
Tp.HCM, năm 2013

Page 1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Thiên nhiên là nơi đã mang đến cho con người nhiều quà tặng vô giá, một
trong những món quà vô giá đó là hoa. Hoa làm cho cuộc sống của con người
thêm phần thi vị và ý nghĩa. Khi đời sống đang ngày càng được nâng cao, con
người ngày càng hướng tới sự hưởng thụ, thưởng thức cái đẹp thì nhu cầu về hoa
lại càng không thể thiếu. Từ đó mà một nghề mới đã được ra đời và đem lại lợi
nhuận lớn đó là nghề trồng và kinh doanh hoa. Hoa Lily mang vẻ đẹp sang trọng,
tao nhã, rất đa dạng về màu sắc, hình dạng, nhiều loại hoa có hương thơm nồng,
hoa lớn, bền thích hợp dùng làm hoa cắt cành. Do những đặc điểm nêu trên, Lily
ngày càng được ưa chuộng và có giá trị thương mại rất cao.
Ở Việt Nam hoa Lily đã trồng thành công ở nhiều tỉnh như Lâm Đồng, Lào
Cai, Hà Nội... Tuy nhiên, chúng ta phải thường xuyên nhập giống từ nước ngoài
với chí phí khá cao (10.000 – 15.000đồng/củ giống) và không chủ động được
nguồn giống. Việc nhân giống bằng phương pháp tạo củ in vitro đã được thực
hiện trên hoa Loa Kèn (Nguyễn Thị Nhẫn và cộng sự, 1999 ) và trên một số
giống hoa Lily nhập nội (Nguyễn Thái Hà và cộng sự, 2003). Nhưng sự sinh
trưởng, phát triển của cây Lily trồng từ củ in vitro và khả năng tạo củ giống
thương phẩm của chúng hầu như chưa được đề cập tới.
Kỹ thuật nhân giống vô tính in vitro với ưu điểm nhân nhanh những cá thể


đồng nhất về mặt di truyền, sinh trưởng và phát triển một cách đồng đều và cho
hệ số nhân giống cao. Chỉ cần một lượng nhỏ nguyên liệu ban đầu, nuôi cấy trên
môi trường dinh dưỡng trong điều kiện thích hợp có thể thu được một lượng lớn
cây (hoặc củ) giống trong thời gian ngắn hơn rất nhiều so với các phương pháp
truyền thống khác.
Để một giống Lily có năng suất, chất lượng cao thì ngoài các biện pháp kỹ
thuật và điều kiện tối ưu cho cây sinh trưởng và phát triển thì cần chọn được
giống hoa phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi sản xuất. Các chỉ tiêu về năng suất,
chất lượng hoa phụ thuộc phần nhiều vào chất lượng củ giống đem trồng. Số
nụ/cây và số hoa/cây là hai chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng suất, chất lượng
hoa. Đối với sản xuất hoa Lily hai chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào cỡ củ
Trang 1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
trồng. Với điều kiện thời tiết khí hậu tại Đồn Đèn Ba Bể Bắc Kạn ở nước ta,
trồng hoa Lilium Sorbonne thì trồng cỡ củ có chu vi từ 18 – 20 cho năng suất
hoa cao, chất lượng hoa tốt (chiều cao cây 112,2 cm; 54,6 lá/cây; 6,4 hoa/cây;
thời gian sinh trưởng 115 ngày; đường kính hoa 19,6 cm,...) phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng (Phan Thị Dung, 2009).
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát
ảnh hưởng của một số chất bổ sung vào môi trường lên sự hình thành củ Lily
(Lilium Sorbonne) từ vảy củ in vitro”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được môi trường tối ưu cho sự hình thành củ và nâng cao chất
lượng củ Lilium Sorbonne bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài xác định được ảnh hưởng của nồng độ đường, dịch chiết khoai tây,
dịch chiết cá nục lên sự tạo củ và làm tăng chất lượng củ Lilium Sorbonne trong
điều kiện in vitro.


Trang 2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài đã chứng minh được điều kiện môi trường ảnh hưởng đến khả năng
tạo củ Lily, tìm ra được môi trường tốt để tăng chất lượng củ Lily.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng để thử nghiệm trong công
tác duy trì nguồn giống các loài Lily khác, góp phần nâng cao hiệu quả nhân
giống đem lại giá trị kinh tế cao.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí theo phương thức hoàn toàn ngẫu nhiên và độc
lập. Kết quả thu được sau 5 – 8 tuần nuôi cấy tùy từng thí nghiệm. Kết quả được
xử lý thống kê bằng phần mềm Statgraphic ở mức độ ý nghĩa 0.005.
6. Các kết quả đạt được của đồ án
- Xác định được nồng độ đường Saccharose thích hợp lên khả năng hình
thành củ của mẫu cấy Lilium Sorbonne.
- Xác định được nồng độ dịch chiết khoai tây thích hợp lên khả năng hình
thành củ của mẫu cấy Lilium Sorbonne.
- Xác định được nồng độ dịch chiết cá nục (nguồn nitrogen hữu cơ) thích
hợp lên khả năng hình thành củ của mẫu cấy Lilium Sorbonne.
7. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp
Đồ án tốt nghiệp bao gồm các chương sau:
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Vật liệu và phương pháp
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương 4: Kết luận và đề nghị

Trang 3



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Trang 4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.1. Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật
1.1.1. Khái niệm
Nuôi cấy mô – tế bào thực vật là kỹ thuật nuôi cấy cho phép dễ dàng
những tế bào thực vật hay mô phân sinh sạch bệnh trong môi trường nhân tạo
thích hợp để tạo ra những khối tế bào hay những cây hoàn chỉnh trong ống
nghiệm.
1.1.2. Lịch sử phát triển
Năm 1902, Haberlandt lần đầu tiên thí nghiệm nuôi cấy mô cây một lá
mầm nhưng không thành công. Năm 1934, Kogl lần đầu tiên xác định được vai
trò của IAA - một hormone thực vật đầu tiên thuộc nhóm auxin có khả năng kích
thích sự tăng trưởng và phân chia tế bào. Năm 1939, ba nhà khoa học Gautheret,
Nobecout và White đã đồng thời nuôi cấy mô sẹo thành công trong thời gian dài
từ mô thượng tầng (cambium) ở cà rốt và thuốc lá, mô sẹo có khả năng sinh
trưởng liên tục.
Năm 1941, Overbeek và cộng sự đã sử dụng nước dừa trong nuôi cấy phôi
non ở cây cà rốt Daruta. Năm 1955, Miller đã phát minh cấu trúc và sinh tổng
hợp của kinetin – cytokinin đóng vai trò quan trọng trong phân bào và phân hóa
chồi ở mô nuôi cấy. Đến năm 1957, Skoog và Miller đã khám phá vai trò nồng
độ của tỷ lệ auxin: cytokinin trong môi trường đối với sự phát sinh cơ quan (rễ

hoặc chồi). Khi tỷ lệ auxin/cytokinin nhỏ hơn 1 và càng nhỏ, mô có xu hướng tạo
chồi. Ngược lại lớn hơn 1 có xu hướng tạo rễ. Tỷ lệ nồng độ auxin và cytokinin
thích hợp sẽ kích thích phân hóa cả chồi và rễ, tạo cây hoàn chỉnh.
Năm 1949, Limmasets và Cornuet đã phát hiện rằng virus phân bố không
đồng nhất trên cây và thường thấy có virus ở đỉnh sinh trưởng. Năm 1952, Morel
và Martin đã tạo ra cây sạch bệnh virus của 6 giống khoai tây từ nuôi cấy đỉnh
sinh trưởng. Ngày nay, kỹ thuật này với một số cải tiến đã trở thành phương pháp
loại trừ bệnh virus được dùng rộng rãi đối với nhiều loại cây trồng khác nhau.
Năm 1952, Morel và Martin lần đầu tiên thực hiện vi ghép in vitro thành công.
Kỹ thuật vi ghép sau đó được ứng dụng rộng rãi trong tạo nguồn giống sạch bệnh
virus và tương tự virus ở nhiều cây trồng nhân giống bằng phương pháp vô tính
khác, đặc biệt tạo giống cây ăn quả sạch bệnh. Năm 1960, Morel đã thực hiện
Trang 5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
bước ngoặt cách mạng trong sử dụng kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh truưởng trong
nhân nhanh các loài địa lan Cymbidium, mở đầu công nghiệp vi nhân giống thực
vật.
Năm 1960, Cooking lần đầu tiên sử dụng emzyme phân giả thành tế bào
và đã tạo ra số lượng lớn tế bào trần ở nhiều cây trồng khác nhau. Năm 1971,
Takebe và cộng sự đã tái sinh được cây từ tế bào trần mô thịt lá (mesophill cell)
ở thuốc lá. Năm 1972, Carlson và cộng sự lần đầu tiên thực hiện lai tế bào soma
giữa các loài, tạo được cây từ dung hợp tế bào trần của 2 loài thuốc lá Nicotiana
glauca và N. langsdorfii. Năm 1978, Melchers và cộng sự tạo được cây lai soma
“ Cà chua – Thuốc lá” bằng lai xa tế bào trần của 2 cây này. Đến nay việc tái sinh
cây hoàn chỉnh từ tế bào trần hoặc từ lai tế bào trần đã thành công ở nhiều loài
thực vật.
Năm 1959, Tulecke và Nickell đã thử nghiệm sản xuất sinh khối mô thực
vật quy mô lớn (134 lít) bằng nuôi cấy chìm. Năm 1977, Noguchi và cộng sự đã

nuôi cấy tế bào thuốc lá trong bioreacter dung tích lớn 20,000 lít. Năm 1978,
Tabata và cộng sự đã nuôi cấy tế bào cây thuốc ở quy mô công nghiệp phục vụ
sản xuất shikonin. Họ đã chọn lọc được dòng tế bào cho sản lượng các sản phẩm
thứ cấp (shikonin) cao hơn.
1.1.3. Cơ sở lý luận của nuôi cấy mô tế bào thực vật
Năm 1990, Haberlandt (Đức) là người đầu tiên đề xướng học thuyết tính
toàn năng về tế bào trong cuốn “Thực nghiệm về nuôi cấy mô tế bào tách rời.
Theo ông: “Mỗi tế bào của một cơ thể đa bào đều mang trong mình đầy đủ các
thông tin di truyền để kiến tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh. Vì vậy khi đặt tế bào
vào trong điều kiện thuận lợi, nó có thể phát triển thành một cơ thể”. Dựa trên cơ
sở đó hàng trăm loài đã được nhân giống nhằm mục đích bảo quản, lưu trữ cũng
như thương mại cây giống bằng cách nuôi cấy trong điều kiện vô trùng và tái
sinh thành cây con.

Trang 6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.1.4. Một số kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào
Để nhân giống hoa Lily thì có thể thực hiện theo con đường hữu tính và vô
tính.
1.1.4.1. Phương pháp nhân giống hoa Lily bằng con đường nhân giống hữu
tính.
Nhân giống bằng phương pháp hữu tính có ưu điểm là có thể thu được
nhiều hạt trong một thời gian ngắn từ một vài cây mẹ có chất lượng cao, đặc biệt
là ở chi Lilium thì virus không thể lây lan từ cây mẹ sang cây con bằng hạt. Do
vậy, mức độ nhiễm virus của các cây nhân giống bằng hạt là khá thấp. Tuy nhiên,
do cây nảy mầm từ hạt thường không đồng nhất và hay xuất hiện các biến dị di
truyền và mất nhiều thời gian, từ gieo hạt đến khi cây ra hoa có chất lượng tốt
phải mất 3 – 4 năm, vì vậy phương pháp nhân giống này ít được ứng dụng.

1.1.4.2. Phương pháp nhân giống hoa Lily bằng con đường nhân giống vô
tính
a. Giâm vảy (cắm vảy)
Đây là phương pháp nhân giống cổ truyền. Trên thân vảy (củ) của Lily có
rất nhiều vảy, mỗi vảy có thể sinh ra vài vảy nhỏ ở gốc, mỗi thân vảy nhỏ sẽ hình
thành một cơ thể mới.
b. Nhân giống bằng cách tách củ
Tách củ là phương pháp nhân giống bằng cách tách củ con được sinh ra từ
củ mẹ. Có thể trồng cây chuyên để nhân giống. Cũng có thể kết hợp với sản xuất
hoa vụ hè để nhân giống, nhưng do trong thời điểm này, khí hậu nóng nên chất
lượng củ loại này kém. Mỗi củ mẹ đều có thể có 3 – 5 củ con tương đối lớn (chu
vi 5cm trở lên) và 4 – 8 củ nhỏ (chu vi 1 – 3cm). Những củ có chu vi 5cm trở
lên đem trồng sau một vụ có thể thành củ nhỡ để sản xuất hoa (10 cm trở lên), củ
có chu vi 1 – 3cm thì phải trồng hai vụ mới thành củ sản xuất hoa được.
c. Nhân giống bằng mầm hạt
Có một số Lily nách lá có thể sinh ra nhiều mầm hạt màu đen tím. Mầm hạt
là do một số vảy hợp lại, nó có thể ra rễ, ra lá; nếu hái xuống rồi trồng có thể
thành cây con, cách trồng tương tự như trồng bằng hạt.

Trang 7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tóm lại, các phương pháp nhân giống trên có rất nhiều ưu điểm nhưng nếu
nhân giống liên tục nhiều năm thì virus tích luỹ lại và truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác, làm hoa sinh trưởng, phát triển yếu, hoa nhỏ và hệ số nhân giống
chưa có thể đáp ứng nhu cầu trồng và sản xuất hoa Lily trong nước ta. Đặc biệt là
quy mô sản xuất công nghiệp đang phát triển mạnh. Hiện nay, nếu phải nhập nội
củ giống từ Hà Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc,... với giá thành 10.000 – 15.000
đồng/củ thì chi phí bỏ ra cho sản xuất là rất cao. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào

là phương pháp nhân giống mới hiện nay trên thế giới và rất mới ở Việt Nam,
phương pháp này có thể khắc phục được các nhược điểm trên và đáp ứng được
nhu cầu của sản xuất.
1.1.5. Quy trình nhân giống in vitro
Bước 1: Lấy mẫu và xử lý mẫu
- Chọn cây mẹ để lấy, mẫu thường là cây ưu việt, khỏe, có giá trị kinh tế
cao.
- Chọn cơ quan để lấy mẫu thường là chồi non, đoạn thân có chồi ngủ, hoa
non, lá non,…
- Mô chọn để nuôi cấy thường là các mô có khả năng tái sinh cao, sạch
bệnh, giữ được các đặc tính sinh học qúy của cây mẹ và ổn định. Tùy điều kiện,
giai đoạn này có thể kéo dài 3 – 6 tháng.
Bước 2: Tái sinh mẫu nuôi cấy
- Khử trùng bề mặt mẫu vật và chuẩn bị môi trường nuôi cấy.
- Cấy mẫu vô trùng vào môi trường nhân tạo trong ống nghiệm hoặc bình
nuôi.
- Các mẫu nuôi cấy nếu không bị nhiễm khuẩn, nấm hoặc virus sẽ được
lưu giữ trong phòng với điều kiện nhiệt độ, ánh sáng phù hợp. Sau một thời gian
nhất định, từ mẫu nuôi cấy băt đầu xuất hiện các cụm tế bào hoặc cơ quan (chồi,
cụm chồi, rễ) hoặc phôi vô tính có đặc tính gần như phôi hữu tính. Giai đoạn 2
thường yêu cầu 2 – 12 tháng.
Bước 3: Nhân chồi
Môi trường ở giai đoạn này được bổ sung chất điều hòa sinh trưởng thực
vật (cytokinin, auxin), tăng thời gian chiếu sáng lên 16h/ngày, cường độ ánh sáng
Trang 8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
tối thiểu là 1000 lux. Ánh sáng tím là thành phần kích thích phân hóa mạnh, nhiệt
độ thích hợp từ 20 – 30oC. Mục tiêu quan trọng nhất của giai đoạn này là xác

định phương thức nhân nhanh nhất bằng môi trường dinh dưỡng và điều kiện khí
hậu tối thích.
Bước 4: Tạo rễ
Khi chồi đạt đến một kích thước nhất định, mẫu được chuyển sang môi
trường tạo rễ. Môi trường này thường được bổ sung auxin (IBA, α-NAA, 2,4-D)
ở liều lượng thích hợp nhằm kích thích tạo rễ, bước này mất khoảng 2- 4 tuần.
Bước 5: Đưa cây in vitro ra vườn ươm
Giai đoạn này cây được chuyển từ trạng thái dị dưỡng sang tự dưỡng. Vì
vậy cần đủ rễ, đủ lá và phải huấn luyện cho cây thích nghi với sự biến đổi của
môi trường, đồng thời thay đổi những đặc điểm sinh lý và giải phẫu của cây con
giúp cây thích nghi dần với điều kiện ex vitro, hạn chế tối đa cây bị chết.
1.1.6. Ưu nhược điểm của nuôi cấy in vitro
1.1.6.1. Ưu điểm
- Cây con được trẻ hóa và sạch bệnh, vì vậy có tiềm năng sinh trưởng,
phát triển và năng suất cao.
- Tạo cây con đồng nhất về mặt di truyền, bảo tồn được các tính trạng đã
chọn lọc.
- Tạo được dòng thuần của các cây tạp giao.
- Tạo được cây có genotype mới (đa bội, đơn bội).
- Bảo quản và lưu giữ tập đoàn gen.
- Có khả năng sản xuất quanh năm.
- Hệ số nhân giống cao.
- Tạo cây sạch virus nhờ nuôi cấy đỉnh sinh trưởng.
1.1.6.2. Nhược điểm
Theo Nickell (1973) nhược điểm chính của phương pháp nuôi cấy in vitro
là đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền và kỹ thuật cao nên chỉ có hiệu quả đối với những
cây có giá trị cao hoặc khó nhân gống bằng phương pháp khác.
Mặc dù số lượng cây giống thu được có thể rất cao nhưng cây con có kích
thước nhỏ, đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt ở giai đoạn sau ống nghiệm.
Trang 9



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Cây có thể có những đặc tính không mong muốn.
Khả năng tạo đột biến tăng.
Cây giống có thể nhiễm bệnh đồng loạt.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy mô tế bào
1.2.1. Điều kiện nuôi cấy mô tế bào thực vật
Môi trường nuôi cấy là điều kiện tối cần thiết, là yếu tố quyết định cho sự
phân hoá tế bào và cơ quan nuôi cấy.
- Mô nuôi cấy: theo lý thuyết tất cả các mô chưa hoá gỗ đang sinh trưởng
mạnh như mô phân sinh ngọn, thượng tần, đầu rễ, phôi đang phát triển,... Khi đặt
vào môi trường có chứa một lượng hormone thích hợp đều có khả năng tạo mô
sẹo. Tuy nhiên, mỗi tế bào ở mỗi mô khác nhau có khả tạo mô sẹo, phân hoá
thành rễ, thân, cành, lá,... rất khác nhau.
Do đó các kết quả thu được cũng rất khác nhau ở những mẫu khi đưa vào
nuôi cấy. Việc chọn mẫu thực vật để sử dụng trong quá trình nuôi cấy có vai trò
quyết định, nếu chọn sai mẫu chúng ta sẽ không thu nhận được kết quả, hoặc thu
được những cây không phát triển mạnh, thậm chí cây có thể ngưng phát triển ở
một giai đoạn nhất định. Các kết quả nghiên cứu cho thấy để bắt đầu nghiên cứu
nhân giống vô tính cho một cây nhất định, người ta chú trọng đến các chồi bên,
mô phân sinh đỉnh,...
-Vô trùng trong nuôi cấy: môi trường nuôi cấy mô thực vật có chứa
đường, muối khoáng và vitamin rất thích hợp cho các loài nấm, vi khuẩn nấm
phát triển. Nếu môi trường nuôi cấy bị nhiễm vài bào tử nấm hoặc vi khuẩn thì
sau vài ngày đến một tuần thì toàn bộ bề mặt môi trường nuôi cấy và mẫu cấy bị
phủ đầy nấm, khuẩn thì phải loại bỏ vì trong điều kiện này mô cấy không thể
phát triển và chết dần. Khác với thí nghiệm vi sinh có thể kết thúc vài ngày, còn
trong thí nghiệm nuôi cấy mô đòi hỏi mức độ vô trùng cao mới có hi vọng thành
công.

Để đảm bảo điều kiện vô trùng trong quá trình nuôi cấy đòi hỏi chúng ta
phải thực hiệu các yêu cầu sau:
+ Vô trùng mô cấy.
+ Vô trùng dụng cụ thuỷ tinh, môi trường và nút đậy.
Trang 10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
+ Trong thao tác nuôi cấy cần phải tránh làm rơi nấm, khuẩn lên bề
mặt môi trường nuôi cấy.
Phương pháp vô trùng mẫu cấy phổ biến hiện nay là dùng các chất hoá
học có hoạ tính diệt nấm, diệt khuẩn. Hiệu lực diệt nấm, diệt khuẩn tuỳ thuộc vào
thời gian xử lý, nồng độ và khả năng xâm nhập của chúng lên bề mặt nuôi cấy.
Các chất kháng sinh ít được sử dụng vì tác dụng không triệt để và ảnh hưởng xấu
lên sự sinh trưởng của mô cấy. Ngoài ra, ta còn sử dụng các chất làm giảm sức
cãng bề mặt : Tween 20, Fotoflo, teeppol bổ sung vào dung dịch diệt nấm, diệt
khuẩn.
Trong quá trình xử lý mô cấy phải nhập hoàn toàn trong dung dịch diệt
nấm, diệt khuẩn, với các bộ phận có bám nhiều cách, bụi trước khi sử lý cần rửa
sạch bằng xà phòng, nước máy. Sau khi xử lý xong, mô cấy được rửa lại bằng
nước vô trùng (tối thiểu 3 lần), loại bỏ những phần bị hoại tử bởi tác nhân vô
trùng trước khi đặt mô cấy lên môi trường nhằm tránh ảnh hưởng trực tiếp của
tác nhân vô trùng lên mô cấy.
1.2.2. Môi trường nuôi cấy in vitro
Mô nuôi cấy bị tách rời ra khỏi cơ thể mẹ nên mất khả năng tự dưỡng vì
vậy để cho mô tồn tại và phân hóa thì trong gia đoạn nuôi cấy phải tạo ra được
môi trường nuôi cấy có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho mô nuôi cấy.
Cho đến nay, đã có nhiều loại môi trường dinh dưỡng được tìm ra: Môi trường
Murashige và Skoog (1962) viết tắt là MS, môi trường Linsmainer và Skoog
(1963), môi trường Gramborg (1968). Môi trường Knop (1974),… Đây là những

môi trường cơ bản và sẽ được cải biến ra nhiều loại môi trường khác nhau cho
phù hợp với đối tượng nghiên cứu và mục đích thí nghiệm. Trong số đó môi
trường MS được đánh giá là phù hợp nhất cho đa số các loài thực vật.
Thành phần của môi trường nuôi cấy tế bào thay đổi tùy theo từng loại
thực vât, loại tế bào, mô, cơ quan được nuôi cấy, các giai đoạn sinh trưởng, phát
triển của mẫu cấy, cũng như mục đích nuôi cấy. Tuy nhiên môi trường nuôi cấy
mô tế bào thực vật đặc trưng đều chứa các thành phần sau:

Trang 11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.2.2.1. Các nguyên tố đa lượng
a. Khoáng đa lượng
Khoáng đa lượng bao gồm các nguyên tố đa lượng: N, P, K,Ca, Mg, S tồn
tại ở dạng muối khoáng. Tất cả các nguyên tố này đều cần cho quá trình phát
triển mô và tế bào thực vật. N, S, P là thành phần không thể thiếu của acid
nucleic và nhiều chất hữu cơ khác, Ca có nhiệm vụ ổn định màng sinh học, Mg là
thành phần của diệp lục, K điều hòa tính thấm lọc của tế bào, duy trì điện thế và
tham gia hoạt hóa nhiều enzyme.
b. Nguồn carbonhydrate
Sucrose là nguồn cacbon chủ yếu và được sử dụng hầu hết trong các môi
trường nuôi cấy mô. Mô thực vật có khả năng hấp thu một số đường khác như
maltose, galactose, lactose, mannose, thậm chí tinh bột, nhưng các loại đường
này hầu như rất ít được sử dụng trong môi trường nuôi cấy tế bào và mô thực vật.
Nguồn carbon thông dụng nhất đã được kiểm chứng là sucrose, nồng độ thich
hợp phổ biến là 2 – 3%.
1.2.2.2. Các nguyên tố vi lượng
Các nguyên tố vô cơ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu cho sinh
trưởng của mô và tế bào thực vật được gọi là các nguyên tố vi lượng bao gồm Fe,

B, Cl, Co, Cu, Mn, Mo, Zn,… Fe có chức năng tạo liên kết sắt, như một hệ thống
oxy hóa khử thuận nghịch. B cần thiết cho hoạt động của đỉnh sinh trưởng bởi nó
có mặt trong sự tổng hợp của các base nitơ. Thiếu B sẽ làm giảm sự sinh tổng
hợp cytokinin. Cu hiện diện trong hệ thống enzyme cytochrome oxidase của
chuỗi vận chuyển điện tử hô hấp. Thiếu kẽm thì sự sinh tổng hợp protein, acid
nucleic và diệp tố sẽ bị giảm đi. Thực vật có đốt thân ngắn, lá nhỏ, đồng thời tế
bào trần cũng kém phát triển,…
1.2.2.3. Các vitamin
Để mô có sức sinh trưởng tốt phải bổ sung thêm vào môi trường một hay
nhiều loại vitamin. Các vitamin là cần thiết cho các phản ứng sinh hóa. Các
vitamin được sử dụng nhiều nhất trong nuôi cấy mô là: thiamine (B1), acid
nicotinic (PP), pyridoxine (B6), biotin và myo-inositol. Thiamin là một vitamine
căn bản cần thiết cho sự tăng trưởng của tất cả các tế bào. Thiamin thường được
Trang 12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
sử dụng với nồng độ 0,1 – 10 mg/l. B6 là tiền chất của pyridoxal – phosphate –
cofactor của nhóm enzyme như carboxylase transaminase. Có vai trò trong sinh
tổng hợp thành tế bào, cụ thể là sinh tổng hợp acid polygalacturonic và pectine.
Inositol là chất bền vững khi khử trùng. Thường được sử dụng ở nồng độ cao 100
ppm,…
1.2.2.4. Chất điều hòa sinh trưởng thực vật
Bên cạnh các chất cung cấp dinh dưỡng cho nuôi cấy mô, việc bổ sung
một hoặc nhiều chất điều hòa sinh trưởng như auxin, cytokinin và giberenin là rất
cần thiết để kích thích sinh trưởng, phát triển và phân hóa cơ quan, cung cấp sức
sống tốt cho mô và các tổ chức. Tuy vậy, yêu cầu đối với những chất này thay
đổi tùy theo loài thực vật, loại mô hàm lượng chất điều hòa sinh trưởng nội sinh
củ chúng. Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật được chia thành các nhóm
chính sau đây:

a. Nhóm auxin
Môi trường nuôi cấy được bổ sung auxin khác nhau như: IAA, NAA,
IBA, 2,4-D và NOA. IAA là auxin tự nhiên có trong mô thực vật, còn lại NAA,
2,4-D và NOA là các auxin nhân tạo, thường thì các auxin nhân tạo có hoạt tính
mạnh hơn vì do đặc điểm phân tử của chúng nên các enzyme oxy hóa auxin
(auxin- oxydase) không có tác dụng. Những auxin có hiệu lực riêng biệt trong
nuôi cấy tế bào thực vật là 4-CPA hoặc PCPA, 2,4,5-T, MCPA, picloram và
dicamba. Đặc điểm chung của các auxin là tính chất phân chia tế bào. Các
hormon thuộc nhóm này có hoạt tính như: tăng trưởng chiều dài thân, lóng, tính
hướng (sáng, đất), tính ưu thế ngọn, tạo rễ, phân hóa mạch dẫn. Nói chung auxin
được hòa tan hoặc trong ethanol hoặc trong NaOH loãng.
b. Nhóm cytokinin
Các cytokinin là dẫn xuất của adenine, đây là những hormone liên quan
chủ yếu đến sự phân chia tế bào, sự thay đổi ưu thế ngọn và phân hóa chồi trong
nuôi cấy mô. Các cytokinin được sử dụng thường xuyên nhất là BAP hoặc BA,
2-iP, kinetin và zeatin. Zeatin và 2-iP là cytokinin tự nhiên, còn BA và kinetin là
cytokinin nhân tạo. Nói chung chúng được hòa tan trong NaOH hoặc HCl loãng.
Tỷ lệ auxin/cytokinin rất quan trọng đối với sự phát sinh hình thái
Trang 13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
(morphogenesis) trong các hệ thống nuôi cấy. Đối với sự phát sinh phôi
(embryogenesis), để tạo callus và rễ cần có tỷ lệ auxin/cytokinin cao, trong khi ở
trường hợp ngược lại sẽ dẫn đến sự sinh sản chồi và chồi nách. Vấn đề quan
trọng là nồng độ của hai nhóm chất điều hòa sinh trưởng thực vật này. Chẳng hạn
2,4-D cùng với BA ở nồng độ 5,0 ppm kích thích sự tạo thành callus ở Agrostis
nhưng nếu dùng ở nồng độ 0,1 ppm chúng sẽ kích thích tạo chồi mặc dù trong cả
2 trường hợp tỷ lệ auxin/cytokinin là bằng 1. Cơ chế họa động của cytokinin là
chưa được biết rõ ràng mặc dù có một số kết quả về sự có mặt của các hợp chất

mang hoạt tính cytokinin trong RNA vận chuyển (transfer RNA). Các cytokinin
cũng có hoạt tính ổng hợp RNA, tăng hoạt tính enzyme và protein trong các mô
nhất định.
c. Gibberellin
Gibberellin được phát hiện vào những năm 1930. Lịch sử phát hiện nhóm
hormone thực vật này bắt đầu từ 1895 khi người Nhật nói về bệnh lúa von. Năm
1926, xác định được bệnh đó do loài nấm Gibberellin fujikuroi gây ra. Đến
những năm 30, mới phân lập và tinh chế được hoạt chất, được gọi là gibberellin.
Mãi đến chiến tranh thế giới thứ II năm 1950, người Anh và người Mỹ mới biết
đến công trình này của người Nhật. Ngày nay, người ta đã phát hiện được trên 60
loại thuộc nhóm gibberellic acid. Loại gibberellic acid thông dụng nhất trong
nuôi cấy mô thực vật là GA3.
Trong đời sống thực vật gibberenin đóng vai trò quan trọng đối với nhều
quá trình sinh lý như: sinh lý ngủ nghỉ của hạt và chồi, sinh lý phát triển của hoa,
làm tăng sinh trưởng chiều dài của thực vật.
d. Abscisic acid (ABA)
ABA thuộc nhóm các chất ức chế sinh trưởng tự nhiên gây ra sự ngủ nghỉ
của chồi, làm chậm sự nảy mầm của hạt và sự ra hoa, đóng khí khổng. ABA còn
có tác dụng tăng cường khả năng chống chịu của tế bào thực vật đối với điều
kiện ngoại cảnh bất lợi, vì vậy ABA được đưa vào môi trường nuôi cấy và mang
lại hiệu quả nhất định.
Trong nuôi cấy mô tế bào, ABA có tác dụng tạo phôi vô tính, kích thích
sự chín của phôi, kích thích sự phát sinh chồi ở nhiều loài thực vật.
Trang 14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
e. Ethylene
Một số chức năng cơ bản của ethylene như:
- Gây già hóa lá, kích thích sự rụng lá và quả.

- Làm chín quả.
- Sinh tổng hợp ethylene được tăng cường khi quả đang chín, cây đang bị
úng, lão hóa, tổn thương cơ giới và bị nhiễm bệnh.
- Điều khiển sự chín của một số loài quả.
- Kìm hãm sự ra hoa của đa số cây. Tuy vậy, sự ra hoa của xoài, dứa, một
số cây cảnh lại được kích thích bởi ethylene.
- Kích thích nở hoa, kích thích sự lão hóa của hoa và lá.
Ngoài những nhóm chất điều tiết sinh trưởng kể trên, trong nuôi cấy in
vitro còn sử dụng một số chất khác như : agar, than hoạt tính, một số amino acid,
nguồn nitrogen,…
- Agar được chiết xuất từ rong bổ sung vào môi trường nhằm tạo giá thể
đứng cho cây, tránh cho mẫu bị ngập úng trong nước vì thếu oxy, đồng thời phân
bố chất dinh dưỡng một cách đều đặn trong môi trường.
- Than hoạt tính được bổ sung vào môi trường nuôi cấy nhằm mục đích
khử độc cho chính mẫu cấy tiết ra. Than hoạt tính có tác động tích cực đối với
các loại cây như phong lan, Lily, cà rốt,… tuy nhiên tác động tiêu cực đến đậu
nành, thuốc lá nếu bổ sung vào môi trường nuôi cấy. Hàm lượng than hoạt tính
thích hợp bổ sung khoảng 0,5 – 3%. Nếu quá nhiều than hoạt tính sẽ dẫn đến cản
trở sự hút dinh dưỡng của mẫu đồng thời than hoạt tính sẽ hấp thu chất điều hòa
sinh trưởng thực vật trong môi trường.
- Việc sử dụng amino acid đặc biệt quan trọng trong môi trường nuôi cấy
tế bào và môi trường nuôi cấy tế bào trần. Amino acid cung cấp cho tế bào thực
vật nguồn amino acid sẵn sàng cho nhu cầu của tế bào và nguồn nitrogen này
được tế bào hấp thu nhanh hơn nitrogen vô cơ. Các nguồn nitrogen hữu cơ
thường sử dụng trong môi trường nuôi cấy tế bào thực vật là nuôi cấy hỗn hợp
amino acid như casein hydrolysate, L-glutamine, L- asparagine và adenin. Casein
hydrolysate nói chung được sử dụng với nồng độ 0,05 – 0,1%.

Trang 15



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo củ và ý nghĩa của việc tạo củ
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo củ
- Ánh sáng: Chúng ta đều biết rằng, ánh sáng là một trong những yếu tố sinh lý
tác động mạnh đến cây trồng thông qua quang chu kỳ. Người ta vận dụng quang
chu kỳ để điều khiển sự ra hoa, củ một số cây (Cúc, Hoa Hồng, Thanh Long,…).
Với Lily thì ánh sáng có ảnh hưởng tới quá trình hình thành củ trong ống
nghiệm. Trong điều kiện tối hoàn toàn có tác dụng tốt cho quá trình tạo củ đặc
biệt là ảnh hưởng tới thời gian xuất hiện củ (13 – 19 ngày). Trong điều kiện tối,
củ tạo thành to, trắng, khỏe, ít lá. Khi tăng thời gian chiếu sáng thì thời gian xuất
hiện củ dài hơn và chất lượng củ bị giảm sút. Ngoài ra, ánh sáng còn ảnh hưởng
tới sự xuất hiện lá. Trong điều kiện càng tối thì số lá càng ít. Điều này liên quan
đến sự ngủ nghỉ của củ và đây là một hiện tượng sinh lý bình thường của các cây
một lá mầm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phá ngủ nghỉ của Lily
trong nhân giống in vitro (Nguyễn Thái Hà, 2003).
- Nguồn Carbon: Trong điều kiện thông thường, sản phẩm của quá trình quang
hợp là nguồn chất hữu cơ chính được tích lũy cho sự hình thành củ. Nhưng trong
điều kiện in vitro, các tế bào thực vật không có khả năng quang hợp. Do đó đòi
hỏi phải cung cấp nguồn carbon để tạo năng lượng cho các quá trình sinh lý, sinh
hóa diễn ra bình thường trong tế bào, lượng chất hữu cơ này được lấy chủ yếu từ
môi trường nuôi cấy. Ở một số mô có thể sử dụng nguồn carbon như: maltose,
fructose, galactose, sucrose, glucose,… nhưng đường sucrose vẫn là nguồn
carbon tốt nhất thường được sử dụng. Theo kết quả: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng tới sự hình thành củ từ vảy củ hoa Lily (Lilium longiflorum) bằng phương
pháp nuôi cấy mô tế bào” (Nguyễn Thái Hà và cộng sự, 2003) cho thấy sucrose
kích thích quá trình tạo củ, tăng kích thước củ. Để thu được tỷ lệ phát sinh củ cao
nên chọn nồng độ đường ở mức 90g/l.
- Nguồn Nitrogen (Nitơ): Đối với thực vật nói chung và cây trồng nói riêng, N
có vai trò sinh lý đặc biệt quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển và hình thành

năng suất. N có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng có vai trò quyết
định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng, đến hoạt động sinh lý của cây.
Trong môi trường sống của thực vật, N tồn tai ở 2 dạng:
Trang 16


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
+ Khí N tự do trong khí quyển (N2) chiếm khoảng 79% không khí (theo
thể tích) nhưng dạng này cây không sử dụng được.
+ Dạng hợp chất nitơ hữu cơ và vô cơ. N liên kết chủ yếu ở 3 dạng hợp
chất:
 Hợp chất N vô cơ trong các muối ammonium (NH4), muối nitrate (NO3).
 Nitơ hữu cơ của các protein ở dạng xác bã động vật, thực vật chưa phân
giải hoàn toàn, ở dưới dạng mùn protein.
 Sản phẩm phân giải của protein như các acid amine, các peptid và các
amine.
N là nguyên tố đặc thù của protein mà protein lại có vai trò cực kỳ quan
trọng đối với cây.
+ Protein là thành phần chủ yếu tham gia cấu trúc nên hệ thống chất
nguyên sinh trong tế bào, cấu tạo nên hệ thống màng sinh học, các bào quan
trong tế bào.
N có trong thành phần của acid nucleic (ADN và ARN). Ngoài chức năng
duy trì và truyền thông tin di truyền, acid nucleic đóng vai trò rất quan trọng
trong quá trình sinh tổng hợp protein, sự phân chia và sự sinh trưởng của tế
bào,...
N là thành phần quan trọng của chlorophyll, là một trong những yếu tố
quyết định hoạt động quang hợp của cây, cung cấp chất hữu cơ cho sự sống của
các sinh vật trên trái đất.
N là thành phần của một số phytohormone như auxin và cytokinin. Đây là
những chất quan trọng trong quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào và của

cây.
N tham gia vào thành phần của ADP, ATP, có vai trò quan trọng trong
trao đổi năng lượng của cây.
N tham gia vào thành phần của phytochrome có nhiệm vụ điều chỉnh quá
trình sinh trưởng, phát triển của cây có liên quan đến ánh sáng như phản ứng
quang chu kỳ, sự nảy mầm, tính hướng quang.
Vì vậy cây rất nhạy cảm với N. N có tác dụng hai mặt đến năng suất cây
trồng, nếu cây trồng thừa hay thiếu N đều có hại:
Trang 17


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
+ Thừa N: khác với các nguyên tố khác, việc thừa N có ảnh hưởng rất
nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất ở cây trồng.
Cây sinh trưởng quá mạnh, thân lá tăng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành
nên cây rất yếu, dễ lốp đổ, giảm năng suất nghiêm trọng và có trường hợp không
có thu hoạch.
+ Thiếu N: thiếu N cây sinh trưởng kém, chlorophyll không được tổng
hợp đầy đủ, lá vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, sút giảm hoạt động quang hợp
và tích lũy, giảm năng suất. Tùy theo mức độ thiếu đạm mà năng suất giảm nhiều
hay ít. Trong trường hợp có triệu chứng thiếu đạm thì chỉ cần bổ sung phân đạm
là cây sinh trưởng phát triển bình thường.
- Ngoài những yếu tố trên thì các chất điều hòa sinh trưởng, độ cao của
mầm củ,… cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ củ Lily.
1.3.2. Ý nghĩa của việc tạo củ
- Tạo ra được nguồn cung cấp củ giống dồi dào và chất lượng tốt.
- Củ giống tốt thì khả năng cây sinh trưởng và phát triển cao.
- Góp phần khai thác tốt nguồn củ giống.
- Nâng cao chất lượng củ.
- Góp phần vào sản xuất củ giống Lily thương mại.


Trang 18


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.4. Giới thiệu về cây Lily
1.4.1.Phân loại
Giới :

Plantae

Ngành:

Angiospermatophyta

Lớp

:

Monocotyledonae

Bộ

:

Liliales

Họ

:


Liliaceae

Chi

:

Lilium

Loài :

Lilium Sorbonne

Hình 1.1. Lilium Sorbonne

Do việc mua bán Lily trên thế giới phát triển, nên công tác lai tạo giống mới
luôn được chú ý và mở rộng, giống mới ngày càng nhiều. Để tiện cho việc mua
bán, hiệp hội làm vườn Hoàng gia Anh (Royal Horticultural society Lily
commitie) năm 1963 đưa ra hệ thống phân loại Lily. Hệ thống này chủ yếu căn
cứ vào nguồn gốc bố mẹ con lai, tác giả tạo ra giống và năm tạo giống từ đó
người ta chia giống Lily trồng trọt làm 4 nhóm:
- Nhóm 1: Nhóm Lily Phương Đông: gồm các chủng: L.auratum,
L.spucicsum, L.faponicum, L.rubellum,... chủ yếu là các giống lai có nguồn gốc
khác nhau.
- Nhóm 2: Nhóm Lily Á châu: gồm L.lancipollium, L.lechttini var
maximwicgii, L.caculamabel, L.pumilum, L.bulboerem, L.dacidu, L.wiblanotiac
chủ yếu là nhóm Carotuoid là chính.
- Nhóm 3: Nhóm Lily thơm: với các chủng L.langflorcum, Lily Đài Loan
(L.porosanum), Lily trắng (L.candidum), Lily Vương (L.regala) là chính.
- Nhóm 4: Nhóm Lily Tinh Diệp: gồm Lily Hán Lâm (L.hansoni), Lily

Tinh Diệp (L.martagou) là chính cùng với L.chalcudonicum, Lily ốc đan,... lai
tạo chọn lọc ra.
Năm 1982, Hiệp hội Lily quốc tế đề ra hệ thống phân loại Lily trên cơ sở.
Hệ thống phân loại của Anh năm 1963. Hệ thống này dựa vào nơi nguyên sản
của bố mẹ, quan hệ huyết thống, đặc trưng hình thái, màu sắc hoa và quy các
giống Lily vào 8 nhóm:
- Nhóm Lily lai Á châu (Asiatic hybrids)
Trang 19


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Nhóm Lily lai Tinh Diệp (Martagon hybrids)
- Nhóm Lily lai hoa trắng (Condidum hybrids)
- Nhóm lai Lily Châu Mỹ (American hybrids)
- Nhóm lai Lily thơm (Longgiflorum hybrids)
- Nhóm Lily lai loa kèn (Trumpet hybrids)
- Nhóm lai Phương Đông (Oriental hybrids)
- Nhóm Lily nguyên chủng

1.4.2. Nguồn gốc và phân bố của hoa Lily
Lily là tên gọi thông thường của các loài hoa thuộc chi Lilium, họ Liliaceae
bộ phụ của thực vật một lá mầm. Đây là một trong những họ lớn nhất của thực
vật có hoa , gồm hơn 200 giống và khoảng 3000 loài. Cây hoa Lily có nguồn gốc
từ Nhật Bản và các nước ở Châu Âu. Hoa Lily được trồng tại Đà Lạt từ năm
1945 với các giống ở Hà Nội. Từ 1970, Đà Lạt đã nhập giống Lily từ Hà Lan,
Hàn Quốc, Nhật Bản. Hiện nay, hoa Lily đang được trồng phổ biến nhiều nơi
như Hà Nội, Đà Lạt,...
Năm 1997, Hà Lan có 356 ha Lily, đứng thứ 2 trong tổng diện tích hoa cắt
trồng bằng củ (sau Tuy líp). Sở dĩ hoa Lily được phát triển mạnh trong những
năm gần đây là do người Hà Lan đã tạo ra rất nhiều giống mới có hoa đẹp, chống

chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao. Ngoài ra còn do kỹ thuật điều khiển hoa phát
triển nhanh có thể cho hoa quanh năm. Một nguyên nhân nữa là do có sự đầu tư
cơ giới hoá trong việc trồng và chăm sóc đã làm giảm giá thành, vì vậy đã làm
hiệu quả kinh tế từ việc trồng hoa Lily cao hơn hẳn trước đây.
Hiện nay, Hà Lan mỗi năm trồng 18.000ha hoa Lily, trong đó xuất khẩu
70%. Nhật Bản là nước có truyền thống dùng hoa cắm và cũng là một trong
những nước tiêu thụ và nhập khẩu hoa cắt lớn nhất châu Á (mỗi năm khoảng 500
triệu USD). Nhật cũng là nước sản xuất hoa lớn, diện tích sản xuất hoa năm 1992
của nước này là 4.600 ha với 36.000 hộ, sản lượng đạt 900 tỷ Yên, trong đó hoa
cúc chiếm vị trí thứ nhất, tiếp đó đến hoa hồng và hoa cẩm chướng Hoa Lily
đứng ở vị trí thứ 4, trong đó có 2 giống Lily là Star-Gager và Casa-Blanca không
những được ưa chuộng ở Nhật Bản mà còn nổi tiếng trên thế giới.

Trang 20


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Những năm gần đây Hàn Quốc là một trong những nước phát triển nghề
trồng hoa mạnh, lượng xuất khẩu hoa của Hàn Quốc lớn nhất khu vực Đông Bắc
Á. Theo thống kê năm 2002, Hàn Quốc có 15.000 ha trồng hoa với 1,2 vạn người
tham gia, giá trị sản lượng đạt 700 triệu USD, gấp 8 lần năm 1989 , trong đó,
Lily là loại cây có hiệu quả kinh tế cao nhất trong các loại hoa ở Hàn Quốc.
Công nghệ sản xuất hoa Lily cắt cành ở Đài Loan rất tiên tiến, trình độ canh
tác còn cao hơn Hàn Quốc, chỉ kém Nhật Bản; năm 2001 nước này đã có 490 ha
trồng Lily, trong đó xuất khẩu Lily cắt cành đạt 7,4 triệu USD.
Hà Lan là nước có công nghệ tạo giống và trồng lây tiên tiến nhất hiện nay.
Mỗi năm Hà Lan tạo ra từ 15 – 20 giống mới, sản xuất 1.315 triệu củ giống Lily,
cung cấp cho 35 nước khác nhau trên toàn thế giới.
Ngoài các nước kể trên còn nhiều nước trồng Lily lớn khác như: Italy, Mỹ, Đức,
Mexico, Columbia, Israel,...


Trang 21


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.2. Sự đa dạng về hình thái và màu sắc của Lilium sp.

Trang 22


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.4.3. Đặc điểm hình thái
Lily là cây thân thảo lâu năm. Phần dưới mặt đất gồm thân vảy, rễ. Phần
trên mặt đất gồm lá, thân, mầm hạt (một số không có mầm hạt).
a. Thân vảy
- Thân vảy là phần phình to của thân tạo thành. Trên đĩa thân vảy có vài
chục vảy hợp lại vảy có hình cầu dẹt, hình trứng, hình trứng dài,... Thân vảy
không có vỏ bao bọc. Màu sắc thân vảy thay đổi tuỳ theo loài và các giống khác
nhau: màu trắng, màu vàng, màu đỏ cam, màu đỏ tím,… kích thước của thân vảy
cũng tuỳ thuộc vào các loài giống khác nhau. Loại nhỏ chu vi 6cm, nặng 7-8
gam, loại to chu vi 24 – 25cm, nặng trên 100gam, loại đặc biệt chu vi 34 – 35cm,
nặng 350 gam.
- Độ lớn của thân vảy tương quan chặt chẽ với số nụ hoa. Ví dụ giống Lily
thơm chu vi thân vảy là 12 – 14cm có 2 – 4 nụ, chu vi thân vảy là 14 – 16cm có
trên 4 nụ. Các giống lai phương Đông và lai châu Á số nụ cũng tỷ lệ thuận với
chu vi thân vảy,... Vảy có hình elip, hình kim xoè ra, có đốt hoặc không có đốt.
Mầm vảy to ở ngoài, nhỏ ở trong, là nơi dự trữ nước và dinh dưỡng của thân vảy,
trong đó nước chiếm 70%, chất bột 23%, một lượng nhỏ protêin, chất khoáng,
chất béo. Theo Lin Line (1970) số lượng vảy cũng tỷ lệ thuận với số lá và số hoa,

số vảy càng nhiều thì số lá và số hoa càng nhiều. Nếu bóc bỏ lớp vảy ngoài thì
tốc độ nảy mầm của củ nhanh hơn, nhưng tốc độ hình thành của các cơ quan sinh
sản giảm, hoa ra muộn hơn. Thân vảy là thể kết hợp của nhiều thế hệ, vì vậy khả
năng phát dục của nó chịu ảnh hưởng của nhiều thế hệ của môi trường và các
điều kiện chăm sóc khác nhau. Độ lớn của thân vảy thường được đo bằng chu vi
và trọng lượng của nó. Vảy nhiều và mập thì chất lượng giống tốt. Củ giống để
trồng hoa thương phẩm nhất thiết phải là thân vảy đã được bồi dục, thường năm
đầu chưa ra hoa, sang năm thứ 2 củ có chu vi từ 9 cm trở lên mới ra hoa.
b. Rễ
- Rễ Lily gồm 2 phần rễ thân và rễ gốc. Rễ thân còn gọi là rễ trên, do phần
thân mọc dưới đất sinh ra, có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nước và dinh dưỡng,
tuổi thọ của rễ này là một năm. Rễ gốc gọi là dễ dưới, sinh ra từ gốc thân vảy, có
nhiều nhánh, sinh trưởng khỏe, là cơ quan chủ yếu hút nước và dinh dưỡng của
Lily, tuổi thọ của rễ này tới 2 năm,…
Trang 23


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
c. Lá
- Lá Lily mọc rải rác thành vòng thưa, hình kim, xòe hoặc hình thuôn, hình
giải, đầu lá hơi nhọn, không có cuống hoặc cuống ngắn. Lá to hay nhỏ tùy thuộc
vào giống, điều kiện trồng trọt và thời gian xử lý. Trên lá có từ 1 – 7 gân, gân
giữa rõ ràng hơn, lá mềm có màu xanh bóng.
d. Củ con và mầm hạt
- Đại bộ phận của Lily có nhiều củ con ở gần thân rễ, chu vi mỗi củ từ 0,5 –
3 cm, số lượng củ con tùy thuộc vào giống và điều kiện trồng trọt. Một số giống
địa phương và các giống lai tạo ở nách lá có mầm hạt hình cầu hoặc hình trứng,
khi chín có màu tím, tối, chu vi mầm hạt từ 0,5 – 1,5 cm.
e. Hoa
- Hoa Lily mọc đơn lẻ, hoặc xếp đặt trên trục hoa, bao hoa hình lá, nhỏ.

Hoa chúc xuống, vươn ngang hoặc hướng lên. Hình dáng hoa là căn cứ chủ yếu
để phân loại Lily. Đối với các giống thuộc loại hình loa kèn, 1/3 phía trước cong
ngược lên; loại hình phễu 1/3 phía trước cong ngược ra; loại hình cái cốc, phía
trước hơi cong; loại hình cầu cánh hoa 6 cái, hai vòng nối nhau do 3 vòng đài và
3 cánh tạo thành, màu sắc như nhau nhưng đài hoa hẹp hơn, cánh đều có hình
dịp, gốc có tuyến mật. Rất nhiều giống Lily ở gốc cánh có chấm màu tím,
hồng,... Nhị đủ 6 cái, giữa có cuống màu xanh nhạt, gắn với nhau hình chữ T.
Trục hoa nhỏ, dài, đấu trục phình to, có 3 khía, tử phòng ở phía trên. Màu sắc hoa
lily rất phong phú: trắng, phấn hồng, đỏ, vàng, vàng cam, đỏ tím, tạp sắc,… Màu
sắc lốm đốm có đen, đỏ thắm, đỏ tím, đen nâu,... Phấn hoa có màu vàng hoặc đỏ
cam, đỏ nâu, nâu tím… Các giống hoa Lily Phương đông thường có hương thơm
và đây là đặc điểm nâng cao giá trị của hoa.
1.4.4. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục
1.4.4.1. Đặc điểm sinh trưởng thân
Sự sinh trưởng phát dục của Lily có thể chia ra các giai đoạn: phát triển trục
thân, ra nụ, nở hoa, kết hạt, chết khô. Thân vảy vùi trong đất sau khoảng 2 tuần
sẽ nảy mầm. Tuy nhiên trong trường hợp xử lý lạnh không đầy đủ hoặc gặp trời
lạnh thời gian nảy mầm có thể kéo dài tới 5 tuần. Từ khi trồng tới khi ra nụ mất
khoảng 6 – 9 tuần (tùy theo giống và điều kiện thời tiết). Từ khi ra nụ đến lúc nở
Trang 24


×