Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Khai thác dữ liệu phân lớp bệnh nhân điều trị tại bệnh viện theo mã ICD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

LÊ ANH TUẤN

KHAI THÁC DỮ LIỆU PHÂN LỚP BỆNH NHÂN
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN - Theo mã ICD

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Mã số ngành: 60480201

TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

LÊ ANH TUẤN

KHAI THÁC DỮ LIỆU PHÂN LỚP BỆNH NHÂN
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN - Theo mã ICD
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Mã số ngành: 60480201

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ NGỌC THƠ

TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2018




CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ NGỌC THƠ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 17 tháng 06 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Võ Đình Bảy

Chủ tịch

2

PGS.TS. Quản Thành Thơ

Phản biện 1


3

TS. Nguyễn Thị Thúy Loan

Phản biện 2

4

TS. Nguyễn Duy Hàm

Ủy viên

5

TS. Văn Thiên Hoàng

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)



TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: LÊ ANH TUẤN

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 01/01/1980

Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Công Nghệ Thông Tin

MSHV: 1541860045

I- Tên đề tài:

KHAI THÁC DỮ LIỆU PHÂN LỚP BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN - Theo mã ICD
II- Nhiệm vụ và nội dung:
-

Nghiên cứu kỹ thuật phân lớp dữ liệu theo cây quyết định và các công

trình nghiên cứu có liên quan.

-

Thu thập, xử lý dữ liệu.

-

Áp dụng thuật giải phân lớp vào thực tế trong bài toán phân lớp bệnh
nhân được xây dựng từ nguồn dữ liệu thực tế của bệnh viện Phạm Ngọc
Thạch. Dự đoán các loại bệnh (ICD) sẽ phát triển theo từng bệnh nhân.

-

Đánh giá hiệu quả thực nghiệm.

III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/03/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ...../12/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. LÊ THỊ NGỌC THƠ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Anh Tuấn


ii

LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tôi xin phép được gởi lời cám ơn đến Ban Giám hiệu, phòng Sau đại
học, các Thầy Cô trong khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Công Nghệ
TPHCM đã truyền đạt kiến thức cũng như cách học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TS.
BS Đặng Thị Minh Hà Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, TS. BS Nguyễn Thị Bích
Yến, KTV. Nguyễn Trần Hoài Diễm khoa Vi Sinh đã tư vấn và giúp đỡ tôi một cách
nhiệt tình trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc nhất tới TS. Lê Thị Ngọc Thơ. Cô đã
hướng dẫn và định hướng, giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Ngoài ra trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ bạn
bè và các đồng nghiệp tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Mặc dù rất cố gắng nhưng
không thể tránh được những thiếu sót trong quá trình thực hiện, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp từ Thầy Cô và các chuyên gia.
Lê Anh Tuấn



iii

TÓM TẮT
Khi thông tin và các hồ sơ số hóa trở thành tiêu chuẩn trong ngành y, nó cho
phép xây dựng các giải pháp phân tích dữ liệu hồ sơ bệnh nhân. Các giải pháp này
hỗ trợ cải thiện quy trình chăm sóc sức khỏe và điều trị người bệnh từ việc xây
dựng mô hình tới triển khai hoạt động. Sau đó chúng có thể áp dụng thông tin thu
được để phát hiện hoặc dự báo xu hướng về dữ liệu mới này. Đồng thời là các công
cụ trợ giúp ra quyết định nhanh và chính xác hơn cho các cơ quan cung cấp dịch vụ
chăm sóc y tế.
Bệnh lao: Trong các bệnh truyền nhiễm ở nước ta hiện nay, bệnh lao là bệnh
thường gặp và có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 2 sau HIV. Ảnh hưởng đến 1/3 dân
số, hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn lao tiềm ẩn không nhận thấy được triệu
chứng của bệnh. Bệnh lao có khả năng lây lan từ người bệnh sang người lành, nếu
không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tình hình sức
khỏe cá nhân và cộng đồng. Ở những người này, khi làm việc quá sức, thiếu dinh
dưỡng có thể là điều kiện thuận lợi cho vi trùng lao bùng phát hoành hành. Khả
năng lây truyền phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn của người mắc phải, môi
trường và thời gian phơi nhiễm và mức độc lực của vi khuẩn. Việc lây truyền có thể
được chấm dứt bằng cách cách ly người bệnh ở giai đoạn bệnh hoạt động và áp
dụng biện pháp điều trị lao hiệu quả.
Việc ứng dụng phần mềm thay thế cách làm thủ công để phân tích tình trạng
bệnh nhân, phân tích khả năng khả năng diễn tiến bệnh khác nhau, trên cơ sở đó sẽ
cho các bác sĩ cũng như chuyên gia tìm hiểu, chẩn đoán, đánh giá nguyên nhân
cũng như cách thức điều trị, dự phòng bệnh hiệu quả. Do đó một trong những yêu
cầu khai thác dữ liệu là để phân tích, dự đoán tình hình phát triển của bệnh.
Qua quá trình nghiên cứu luận văn đã đóng góp trong việc xây dựng bộ luật
áp dụng cho việc hỗ trợ sử dụng các phác đồ điều trị phù hợp với bệnh nhân, hạn

chế tình trạng kháng thuốc; so sánh độ đo và thời gian thực hiện của các thuật toán;
so sánh các thuộc tính được lựa chọn bởi các chuyên gia với toàn bộ thuộc tính của
dữ liệu bài toán.


iv

ABSTRACT
As information and digitized records become the standard in the medical
profession, it allows the development of medical record review and analysis. These
solutions help in improving patient health from operational deployment model.
Then, they can apply the information obtained to detect or predict trends in data.
They are also tools to help making decisions faster and more accurately for health
care providers.
Tuberculosis (TB): Among the infectious diseases in our country nowadays,
tuberculosis is a common disease and. Additionally, TB is the second highest
mortality rate after HIV. Affecting by up to one third of the population, most latent
TB infections are not able to detect symptoms of the disease. TB is possible to
spread from patients to healthy person, and if not diagnosed and treated promptly, it
can adversely affect the health of the individual and the community. In these people,
overwork, under-nutrition can be an advantage condition for TB germs to break out.
The ability to transmit depends on the level of infection of the infected person, the
environment, the time of exposure and the virulence level of the bacteria.
Transmission can be terminated by isolating the patient at the disease stage and
applying effective TB treatment.
The software application replacing manual labor in analyzing patient status
as well as the possibility of disease progression will support doctors and experts to
study, diagnose, evaluate the cause as well as the way to treat and prevent the
disease effectively. Therefore, one of the data mining requirements is to analyze and
predict the lead time bias of the disease.

The thesis researching process has contributed to the development of a code
that applies to the support of the treatment regimens, limiting drug resistance,
comparison of the measurements and the execution time of algorithms, comparison
of attributes selected by experts with all attributes of problem data.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN ..............................................................................................................ii
TÓM TẮT.................................................................................................................. iii
ABSTRACT ............................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ....................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu, nội dung nghiên cứu ......................................................................... 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 1
1.4 Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 3
2.1 Khai phá dữ liệu ................................................................................................ 3
2.2 Quy trình và phương pháp khai phá dữ liệu ..................................................... 3
2.3 Khai phá dữ liệu được áp dụng trên các loại dữ liệu: ....................................... 4
2.4 Một số kỹ thuật trong khai phá dữ liệu ............................................................. 4
2.5 Các ứng dụng của khai phá dữ liệu................................................................... 5
2.6 Một số kỹ thuật phân lớp .................................................................................. 5
2.6.1 k-Láng giềng gần nhất (k-Nearest Neighbor) ........................................... 5

2.6.2 Mạng Nơron .............................................................................................. 6
2.6.3 Mạng Bayesian .......................................................................................... 6
2.6.4 Tập mờ và tập thô ...................................................................................... 6
2.6.5 Cây quyết định ........................................................................................... 7
2.6.6 Thuật toán ID3 ........................................................................................... 8
2.6.7 Thuật toán C4.5 ......................................................................................... 9


vi

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG
TRONG KHAI THÁC DỮ LIỆU Y KHOA ............................................................ 11
3.1 Mục tiêu .......................................................................................................... 11
3.2 Đối tượng và phạm vi ..................................................................................... 11
3.3 Phương pháp xử lý .......................................................................................... 11
3.4 Ứng dụng khai thác dữ liệu trong khai phá dữ liệu y khoa ............................ 11
3.4.1 Vai trò của bác sĩ, điều dưỡng trong khai phá dữ liệu y khoa ................. 11
3.4.2 Tập dữ liệu y khoa ................................................................................... 12
3.4.3 Phương pháp giải quyết ........................................................................... 12
3.5 Ứng dụng khai phá dữ liệu trong khai phá dữ liệu bệnh nhân theo mã ICD .. 13
3.5.1 Thuộc tính ban đầu .................................................................................. 14
3.5.2 Phương pháp giải quyết ........................................................................... 15
3.5.3 Tập thuộc tính sau khi khai phá dữ liệu .................................................. 15
3.6 Quy trình thực nghiệm .................................................................................... 16
3.6.1 Tìm hiểu nhiệm vụ của bài toán .............................................................. 16
3.6.2 Thu thập dữ liệu....................................................................................... 16
3.6.3 Chọn lựa kỹ thuật khai phá ...................................................................... 17
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .......................... 18
4.1 Phần mềm WEKA .......................................................................................... 18
4.1.1 Giới thiệu về Weka, lịch sử phát triển ..................................................... 18

4.1.2 Các chức năng, thuật toán, kiểu dữ liệu của Weka ................................. 18
4.1.3 Môi trường thực thi ................................................................................. 19
4.2 Dữ liệu y khoa tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và thực nghiệm .................. 19
4.3 Xây dựng cây quyết định ................................................................................ 23
4.4 Kết quả thực nghiệm ....................................................................................... 27
4.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................................................ 29
4.5.1 Đánh giá theo phương pháp Holdout (Splitting), chia dữ liệu ra thành 2
phần là 80% huấn luyện và 20% kiểm tra ........................................................ 29
4.5.2 Đánh giá theo phương pháp k-fold cross validation, chọn k=10 ............ 30


vii

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .......................................... 34
5.1 Kết luận: .......................................................................................................... 34
5.2 Hướng phát triển ............................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 36
PHỤ LỤC .....................................................................................................................


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

CSDL

Cơ sở dữ liệu


CAY_MGIT

Cấy MGIT

CAY_OG

Cấy Ogawa

CT_SOI

Chi tiết soi

HAIN_I

Hain INF

HAIN_R

Hain RIF

HSBA

Hồ sơ bệnh án

ICD

Bộ mã phân loại bệnh tật theo quốc tế

ICD_RV


ICD ra viện

KNN

k-nearest neighbors

KQ

Kết quả

KQ_SOI

Kết quả soi

KSĐ

Kháng sinh đồ

XPERT

Kỹ thuật XPERT

H

Isoniazid

R

Rifampicin


S

Streptomycin

E

Ethambutol


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Dữ liệu huấn luyện .............................................................................22
Bảng 4.2: Độ lợi thông tin của thuộc tính Kháng sinh đồ ..................................24
Bảng 4.3: So sánh kết quả tính GainRatio ..........................................................25
Bảng 4.4: Luật từ cây quyết định ........................................................................27
Bảng 4.5: Bảng phân loại bệnh ...........................................................................27
Bảng 4.6: Bảng so sánh đánh giá theo phương pháp Holdout ............................28
Bảng 4.7: Bảng so sánh đánh giá theo phương pháp k-fold cross validation.....29


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Quá trình khám phá tri thức từ CSDL ........................................... 4
Hình 2.2: Biểu diễn cây quyết định cơ bản ................................................... 7
Hình 2.3: Cây quyết định cho việc chơi tenis ............................................... 8
Hình 3.1: Phần mềm tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch ............................... 13
Hình 4.1: Kết quả cây quyết định ................................................................ 26

Hình 4.8: Biểu đồ độ đo trong phương pháp Holdout ................................. 30
Hình 4.9: Biểu đồ độ đo phương pháp k-fold cross validation ................... 30
Hình 4.10: Biểu đồ so sánh thời gian huấn luyện của hai phương pháp ..... 31
Hình 4.11: Cây quyết định được tạo bởi 11 thuộc tính ............................... 31


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Lý do chọn đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã làm cho việc thu thập và
lưu trữ thông tin tăng lên hết sức nhanh chóng. Đồng thời việc tin học hóa trong các
hoạt động sản xuất, thương mại, y tế,... và nhiều lĩnh vực khác đã tạo ra một khối
lượng dữ liệu khổng lồ. Hàng triệu cơ sở dữ liệu đã được sử dụng dẫn đến yêu cầu
cần thiết phải có những kỹ thuật và công cụ để có thể khai phá những dữ liệu đó
thành các tri thức có ích.
Để hỗ trợ trong việc khai phá dữ liệu chuyển thành tri thức có ích đã có
nhiều phần mềm, nhiều thuật toán được sinh ra và cải tiến phát triển theo thời gian.
Trong nội dung nghiên cứu của luận văn sẽ tập trung tìm hiểu nghiên cứu khai thác
dữ liệu phân lớp.
1.2 Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu so sánh độ đo và thời gian thực hiện của các
thuật toán, so sánh các thuộc tính được chọn từ chuyên gia, xây dựng bộ luật từ dữ
liệu từ hồ sơ bệnh án điện tử của bệnh nhân đến thăm khám và điều trị tại Bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch nhằm hỗ trợ sử dụng các phác đồ phù hợp với bệnh nhân được
chẩn đoán các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh lao.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những nội dung chính như sau:
-


Nghiên cứu kỹ thuật phân lớp dữ liệu C4.5

-

Thu thập, xử lý dữ liệu.

-

Áp dụng thuật giải phân lớp vào bài toán phân lớp bệnh nhân được xây
dựng từ nguồn dữ liệu thực tế của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.

-

Dự đoán các loại bệnh (ICD) sẽ phát triển theo từng bệnh nhân.

-

Đánh giá hiệu quả thực nghiệm.

1.4 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1: TỔNG QUAN


2

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 3: NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG
TRONG KHAI THÁC DỮ LIỆU Y KHOA
Chương 4: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN


3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khai phá dữ liệu
Là quá trình tính toán với một số quy định về hiệu quả tính toán chấp nhận
được để tìm ra các mẫu hoặc các mô hình có ích trong các bộ dữ liệu.
Các dữ liệu này được thu từ nhiều nguồn khác nhau, đa số là từ các phần
mềm nghiệp vụ như: phần mềm tài chính kế toán, các hệ thống quản lý khách hàng,
quản lý tài nguyên hoặc từ các công cụ lưu trữ thông tin trên web...
Đây là những khối dữ liệu khổng lồ, nhưng thông tin mà nó thể hiện ra
không được sắp xếp thích hợp. Kích thước của khối dữ liệu khổng lồ đó tăng với tốc
độ rất nhanh chiếm nhiều dung lượng lưu trữ. Khai phá dữ liệu giúp trích xuất các
mẫu, biến chúng thành những tri thức hữu ích.
2.2 Quy trình và phương pháp khai phá dữ liệu
Quá trình khai phá dữ liệu được xem là một bước trong quá trình khám phá
tri thức trong CSDL có sử dụng nhiều phương pháp và công cụ bao gồm các thuật
toán chuyên dùng, dưới một số quy định về hiệu quả tính toán có thể chấp nhận
được để tìm ra các mẫu. Quá trình này được mô tả trong hình 2.1, gồm các bước
sau:
-

Xác định mục tiêu bài toán.

-

Thu thập dữ liệu.


-

Làm sạch dữ liệu, loại bỏ dữ liệu nhiễu và không phù hợp.

-

Tích hợp dữ liệu, nơi nhiều nguồn dữ liệu kết hợp lại.

-

Lựa chọn dữ liệu, các dữ liệu liên quan đến công việc phân tích.

-

Chuyển đổi dữ liệu, hợp nhất thành các hình thức thích hợp để khai thác.

-

Khai phá dữ liệu, là quá trình cốt yếu. Ở giai đoạn này các thuật toán
khác nhau được sử dụng một cách phù hợp để trích xuất thông tin có ích
hoặc các mẫu điển hình trong dữ liệu.

-

Đánh giá mẫu, là giai đoạn cuối trong quá trình khai phá dữ liệu. Ở giai
đoạn này các mẫu được chiết xuất nhưng không phải mẫu nào cũng đều
hữu ích, đôi khi còn bị sai lệch.


4


Biến đổi dữ liệu

Đánh giá

Khai thác dữ liệu
Tiền xử lý dữ liệu

Tri
thức

Trích lọc dữ liệu

Dữ
liệu
Hình 2.1: Quá trình khám phá tri thức từ CSDL
2.3 Khai phá dữ liệu được áp dụng trên các loại dữ liệu:
Khai phá dữ liệu được áp dụng trên nhiều loại dữ liệu khác nhau:
-

Cơ sở dữ liệu quan hệ: là những CSDL được tổ chức theo mô hình quan
hệ. Các hệ quản trị CSDL hỗ trợ mô hình này như Access, SQL,
Oracle,...

-

Cơ sở dữ liệu đa chiều: dữ liệu được nhọn từ nhiều nguồn khác nhau và
chứa những đặc tính khác nhau.

-


Cơ sở dữ liệu giao tác: là loại dữ liệu được sử dụng nhiều trong ngân
hàng, siêu thị, trung tâm thương mại,...

-

Cơ sở dữ liệu quan hệ - hướng đối tượng: là mô hình lai giữa mô hình
hướng đối tượng và CSDL quan hệ.

-

Cơ sở dữ liệu không gian và thời gian: chứa những thông tin về địa lý
hoặc theo thời gian.

-

Cơ sở dữ liệu đa phương tiện: là loại dữ liệu có nhiều trên mạng, như âm
thanh, hình ảnh, văn bản,...

2.4 Một số kỹ thuật trong khai phá dữ liệu
Các kỹ thuật khai phá dữ liệu được chia thành 2 nhóm chính:


5

-

Kỹ thuật dự đoán: có nhiệm vụ đưa ra các dự đoán dựa vào các suy diễn
trên CSDL hiện thời. Nhóm kỹ thuật này gồm các phương pháp: phân
lớp, cây quyết định, thống kê


-

Kỹ thuật mô tả: có nhiệm vụ mô tả các tính chất hoặc các đặc tính chung
của dữ liệu hiện có. Nhóm kỹ thuật này gồm các phương pháp: phân
nhóm, tổng hợp hóa, phân tích luật kết hợp, phát hiện biến đổi và độ lệch.

2.5 Các ứng dụng của khai phá dữ liệu
Khai phá dữ liệu được ứng dụng để giải quyết các vấn đề thuộc nhiều lĩnh
vực khác nhau như:
-

Tìm kiếm tài nguyên, hình ảnh vệ tinh, trong việc phát triển các hệ thống
quản lý (phân tích khách hàng, mức tiêu thụ sản phẩm,...).

-

Áp dụng cho các vấn đề xã hội, tăng cường an ninh, trong y khoa phân
tích chẩn đoán ra quyết định trong việc thăm khám và phương pháp điều
trị.

-

Lĩnh vực khoa học, quan sát thiên văn, dữ liệu sinh học, tìm kiếm thông
tin di truyền.

-

Sản xuất và chế biến, quy trình phương pháp chế biến và xử lý sự cố.


-

Lĩnh vực ngân hàng, quảng bá sản phẩm, quản lý rủi ro, phát hiện gian
lận, quản trị quan hệ khách hàng.

2.6 Một số kỹ thuật phân lớp
Có nhiều kỹ thuật phân lớp dữ liệu khác nhau nhằm thực hiện hai chức năng
chính là mô tả và dự đoán. Một số kỹ thuật phổ biến thường được sử dụng để khai
phá dữ liệu:
2.6.1 k-Láng giềng gần nhất (k-Nearest Neighbor)
k-Nearest Neighbor là một trong những thuật toán đơn giản nhất trong
Dataming. Thuật toán này tìm ra các láng giềng gần nhất của mẫu dữ liệu và quy về
các nhãn lớp của chúng dựa trên các nhãn đa số, có nghĩa là các mẫu quy về cùng
lớp khi chúng là lân cận nhau. Lợi thế của thuật toán k-Láng giềng gần nhất là dễ


6

thực thi và kết quả nó mang lại dễ dàng giải thích. Điểm bất lợi thuật toán này đưa
ra các mô hình lớn với một tập dữ liệu nhỏ.
2.6.2 Mạng Nơron
Là kỹ thuật khai phá dữ liệu được sử dụng phổ biến, dựa trên nền tảng toán
học, khả năng huấn luyện trong kỹ thuật này dựa trên mô hình hoạt động của hệ
thần kinh trung ương con người. Đó là một cấu trúc dữ liệu của các hàm với một
hoặc nhiều trọng số đầu vào với kết quả đầu ra là một nhãn các lớp. Phương pháp
này thường đưa đến một khoảng thời gian huấn luyện dài.
Kết quả mà mạng Nơron học được có khả năng tạo ra các mô hình dự báo,
dự đoán với độ chính xác và tin cậy cao. Nó có khả năng phát hiện ra các xu hướng
phức tạp mà các kỹ thuật thông thường khó có thể phát hiện được. Tuy nhiên
phương pháp này rất phức tạp và quá trình tiến hành gặp nhiều khó khăn do đòi hỏi

thời gian huấn luyện dài, đưa ra các kết quả khó hiểu, nhiều dữ liệu.
2.6.3 Mạng Bayesian
Mạng Bayesian là một mô hình xác suất và đồ thị cho phép thu thập, tích lũy,
mô phỏng, khai thác các nhận thức. Các nút miêu tả các biến thuộc tính và các trạng
thái, mỗi một cạnh miêu tả khả năng phụ thuộc giữa chúng. Kết hợp với mỗi nút là
các lớp cục bộ và các cung được vẽ từ nút nguyên nhân tới nút ảnh hưởng.
Lợi thế của mạng Bayesian là thường đưa ra các kết quả dễ hiểu, được sử
dụng cho việc mô hình hóa tri thức trong các hệ thống y học, kỹ thuật, phân tích văn
bản, xử lý hình ảnh.
2.6.4 Tập mờ và tập thô
Lý thuyết tập thô được phát triển trên nền tảng toán học vững chắc, cung cấp
các công cụ để giải quyết các bài toán với khối lượng dữ liệu lớn, chứa đựng thông
tin mơ hồ không chắc chắn. Đối với các mô hình tập thô, một giới hạn trên và giới
hạn dưới sẽ được xác định, giới hạn trên bao gồm các đối tượng chắc chắn thuộc,
giới hạn dưới chứa tất cả các đối tượng có khả năng thuộc về tập đó
Trong việc xử lý các thuộc tính số trong CSDL, phân chia các giá trị số vào
các tập rõ có thể dẫn đến việc đánh giá cao hoặc thấp các giá trị biên. Tập mờ có thể


7

khắc phục vấn đề bằng cách cho phép một phần tử có thể thuộc vào các tập khác
nhau.
2.6.5 Cây quyết định
Kỹ thuật phân lớp sử dụng cây quyết định là một công cụ mạnh và hiệu quả
trong công tác phân lớp và dự đoán. Dùng để phân tách các dữ liệu cho đến khi mỗi
phần chứa đựng hầu hết các mẫu từ một lớp đặc trưng, kết quả của quá trình sẽ cho
ra một cây quyết định. Trong đó, mỗi nút trong biểu diễn một thuộc tính, mỗi nhánh
biểu diễn giá trị có thể có của thuộc tính, mỗi lá biểu diễn các lớp quyết định và
đỉnh trên cùng của cây gọi là nút gốc. Các giá trị của đối tượng dữ liệu chưa biết sẽ

được dự đoán.
Tri thức rút ra trong kỹ thuật này được mô tả đơn giản, trực quan, dễ hiểu đối
với người sử dụng. Lợi thế của cây quyết định là các thuật toán chạy khá nhanh, kết
quả tốt, tuy nhiên điểm bất lợi của thuật toán này là có thể gặp phải là chúng có thể
tìm ra các điểm tới hạn cục bộ, đưa ra các kết quả chưa đúng.
Nút gốc

Nút trong

Nút lá

Nút lá

Nút lá

Hình 2.2: Biểu diễn cây quyết định cơ bản
Trong lĩnh vực máy học, cây quyết định là một kiểu mô hình dự báo, nghĩa là
ánh xạ từ các quan sát về một sự vật hiện tượng tới các kết luận về giá trị mục tiêu
của sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Một người có chơi tennis hay không?


8

Hình 2.3: Cây quyết định cho việc chơi tenis
2.6.6 Thuật toán ID3
Thuật toán ID3 là một trong những thuật toán trong khai phá dữ liệu. ID3
biểu diễn các khái niệm ở dạng cây quyết định, biểu diễn này cho phép chúng ta xác
định phân loại của một đối tượng bằng cách kiểm tra các giá trị của nó trên một số
thuộc tính nào đó.

Thuật toán ID3 được phát biểu bởi Quinlan trường đại học Syney và được
công bố vào cuối thập niên 70. Sau đó ID3 được giới thiệu và trình bày trong mục
Induction on decision tres, machine learning năm 1986 [3]
Như vậy nhiệm vụ của thuật toán ID3 là học cây quyết định từ một tập các ví dụ rèn
luyện hay còn gọi là dữ liệu rèn luyện.
Giải thuật ID3 xây dựng cây quyết định như sau:
-

Chọn A<= thuộc tính quyết định tốt nhất cho nút kế tiếp.

-

Gán A là thuộc tính quyết định cho nút.

-

Với mỗi giá trị của A, tạo nhánh con mới của nút.

-

Phân loại các mẫu huấn luyện cho các nút lá.

-

Nếu các mẫu huấn luyện được phân loại hoàn toàn thì ngưng.

-

Ngược lại thì lặp với các nút lá mới.


Ưu điểm:
-

Sử dụng thuật tìm kiếm leo đồi dựa trên giá trị Gain để tìm các thuộc tính
trong toàn bộ cây quyết định.

-

Sử dụng dữ liệu huấn luyện ở từng bước.

-

Đầu ra chỉ là một kết quả duy nhất.


9

-

Sử dụng các thuộc tính tĩnh, hạn chế lỗi cho những bản ghi dữ liệu riêng
lẻ

-

Kiểm soát dữ liệu rác bằng các giảm bớt yêu cầu tiêu chuẩn cho việc chấp
nhận những dữ liệu chưa hoàn chỉnh.

Khuyết điểm:
-


Không xử lý các thuộc tính có kiểu giá trị liên tục (số thực).

-

Không hiệu quả khi xuất hiện những dữ liệu không mong muốn.

-

Cây quyết định khi sinh ra lớn, chưa được tối ưu ở mức có thể.

2.6.7 Thuật toán C4.5
Thuật toán C4.5 là kết quả nghiên cứu của HUNT và các cộng sự của ông
trong thập niên 50-60. Phiên bản đầu tiên ra đời là ID3 (Quinlan, 1979) là một hệ
thống đơn giản ban đầu chứa khoảng 600 dòng lệnh Pascal. Năm 1993, J. Ross
Quinlan kế thừa các kết quả đó và phát triển thành C4.5 với 9000 dòng lệnh C [4].
Với những đặc điểm C4.5 là thuật toán phân lớp dữ liệu dựa trên cây quyết
định hiệu quả và phổ biến trong những ứng dụng khai phá cơ sở dữ liệu có kích
thước nhỏ. C4.5 sử dụng cơ chế lưu trữ dữ liệu thường trú trong bộ nhớ, chính đặc
điểm này làm C4.5 chỉ thích hợp với những cơ sở dữ liệu nhỏ, và cơ chế sắp xếp lại
dữ liệu tại mỗi node trong quá trình phát triển cây quyết định. C4.5 còn chứa một kỹ
thuật cho phép biểu diễn lại cây quyết định dưới dạng một danh sách sắp thứ tự các
luật if-then (một dạng quy tắc phân lớp dễ hiểu). Kỹ thuật này cho phép làm giảm
bớt kích thước tập luật và đơn giản hóa các luật mà độ chính xác so với nhánh
tương ứng cây quyết định là tương đương [1].
Thuật toán C4.5 được cải tiến từ thuật toán ID3 với việc cho phép xử lý trên
tập dữ liệu có các thuộc tính số (numeric atributes) và làm việc được với tập dữ liệu
bị thiếu và bị nhiễu. Nó thực hiện phân lớp tập mẫu dữ liệu theo chiến lược ưu tiên
theo chiều sâu (Depth - First). Thuật toán xét tất cả các phép thử có thể để phân chia
tập dữ liệu đã cho và chọn ra một phép thử có giá trị GainRatio tốt nhất. GainRatio
là một đại lượng để đánh giá độ hiệu quả của thuộc tính dùng để thực hiện phép

tách trong thuật toán để phát triển cây quyết định [2].


10

Một số cải tiến của thuật toán C4.5
-

Mạnh mẽ khi gặp những dữ liệu tạp, có khả năng phòng tránh hiện tượng
Overfitting: là hiện tượng lượng dữ liệu không cần thiết (hoàn toàn có thể
loại bỏ) vẫn được đưa vào Cây khiến cho kết quả trả về không tối ưu, cây
lớn và rườm rà. Ở các thuật toán tiên tiến hơn, vấn đề này đã được giải
quyết, kết quả trả về cuối cùng sẽ được tối ưu hóa hơn.

-

Thích hợp được sử dụng với các dữ liệu liên tục.

-

Có thể chuyển đổi từ Cây quyết định thành các Luật.


11

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG CHƯƠNG
TRÌNH MÔ PHỎNG TRONG KHAI THÁC DỮ LIỆU Y
KHOA
3.1 Mục tiêu
Phân tích dữ liệu hồ sơ bệnh nhân, đánh giá tình trạng bệnh nhân, khả năng

phát bệnh.
Dữ liệu được đưa vào phần mềm là những dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng
và thông tin bệnh nhân khi khám và nhập viện.
3.2 Đối tượng và phạm vi
Hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân tới khám có dấu hiệu của các bệnh về phổi
được lưu trữ tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
3.3 Phương pháp xử lý
Sử dụng các dữ liệu được ghi chép trên hồ sơ bệnh án và được nhập vào
phần mềm của bệnh viện để trích lọc những tri thức hữu ích thông qua phương pháp
khai phá dữ liệu với việc sử dụng thuật toán C4.5 sinh ra cây quyết định, tạo ra các
luật để dự đoán bệnh theo mã ICD.
3.4 Ứng dụng khai thác dữ liệu trong khai phá dữ liệu y khoa
3.4.1 Vai trò của bác sĩ, điều dưỡng trong khai phá dữ liệu y khoa
Các triệu chứng bệnh đường hô hấp là đa dạng. Do đó việc chọn thuộc tính
khai phá không đúng, thiếu hoặc dư thừa dẫn đến các luật thừa vô nghĩa, sinh ra các
mô hình chẩn đoán sai. Để chọn thuộc tính khai phá chính xác, sử dụng tri thức
chuyên gia bác sĩ, điều dưỡng là mục tiêu chính của khai phá dữ liệu y khoa.
Tri thức sử dụng của điều dưỡng, bác sĩ là:
-

Kiến thức chuyên môn: các bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo chuyên sâu
về lĩnh vực chuyên môn chẩn đoán và điều trị bệnh, chăm sóc cho bệnh
nhân, do đó những triệu chứng lâm sàng đã theo tiêu chuẩn nhất định.

-

Kinh nghiệm: ngoài các kiến thức chuyên môn đã được đào tạo, với kinh
nghiệm làm việc lâu năm, các triệu chứng lâm sàn được thu hẹp lại.



×