Tải bản đầy đủ (.doc) (186 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa đồng tiền salan trong chậu tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 186 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO THỊ THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA
ĐỒNG TIỀN SALAN TRONG CHẬU TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, NĂM 2010


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT MÃ
SỐ: 606201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÚY HÀ TS.
NGUYỄN VĂN PHÚ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị
nào. Mọi sự giúp đỡ để hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn và các


thông tin trích dẫn đều được chú thích một cách cụ thể và chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 05 năm 2010
Tác giả

Đào Thị Thu Hương


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được sự dạy bảo của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ của
gia đình, các tập thể và cá nhân, cùng bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới:
- Các thầy cô giáo hướng dẫn khoa học
+ TS. Nguyễn Thúy Hà
+ TS. Nguyễn Văn Phú
- PGS.TS Đào Thanh Vân – Phó khoa Nông Học – Trường ĐHNLTN
- TS. Lê Sỹ Trung – Trưởng khoa đào tạo sau đại học và các thầy, cô
giáo trong khoa.
- T.S Vũ Văn Thông – Giám đốc Trung tâm thực hành – Thực nghiệm
trường ĐHNLTN và toàn thể cán bộ, công nhân tại trung tâm.
Xin chân thành cảm ơn tất cả anh, chị em đồng nghiệp trong và ngoài cơ
quan đã giúp đỡ động viên tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành luận
văn này.
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 05 năm 2010
Tác giả

Đào Thị Thu Hương


MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa………………………………………………………… Lời cam
đoan……………………………………………………….......
Lời cảm ơn………………………………………………………….......

i Danh mục các ký

hiệu, chữ viết tắt…………………………………….

ii Danh mục các

bảng……………………………………………………..

iii Danh mục các

hình……………………………………………………..

iiii Chương 1. MỞ ĐẦU

1
1.1. Đặt vấn đề.........................................................................................
1.2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………….

2

1.3. Mục đích nghiên cứu………………………………………………

2


1.4. Ý nghĩa đề tài………………………………………………………

2

1.4.1. Ý nghĩa trong học tập……………………………………………

2

1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất…………………………………

2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1. Cơ sở thực tễn và cơ sở lý luận của đề tài……………………………
2.1.1. Cơ sở thực tễn……………………………………………………...

1

3

3

2.1.2. Cơ sở lý luận...........................................................................................
4
2.1.2.1. Các nghiên cứu về giá thể trồng rau hoa.....................................
4

2.1.2.2. Các nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá..........................................................

6

2.1.2.3. Một số ứng dụng về dinh dưỡng qua lá.........................................................

7

2.1.2.4. Các nghiên cứu về chất diều hoà sinh trưởng................................................

9

2.2. Khái quát sơ lược tình hình phát triển hoa cây cảnh trên thế giới

Việt Nam.....................................................................................................

12

2.2.1. Tình hình sản xuất hoa cây cảnh trên thế giới và Việt Nam.................
12
2.2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa của một số nước trên thế
12
giới……………………………………………………………………...
2.2.1.2. Tình hình sản xuất hoa cây cảnh trong nước............................

18

2.3. Những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến cây hoa
đồng tiền (Gerbera jamesonii Bolus)…………………………………...


25


2.3.1. Tình hình phát triển, sản xuất hoa đồng tiền trên thế giới và
Việt Nam……………………………………………………………….

25


2.3.2. Đặc điểm thực vật học và giá trị sử dụng của cây hoa đồng tền..
2.3.2.1. Đặc điểm thực vật
học........................................................................
2.3.2.2. Giá trị sử dụng............................................................................
2.3.3. Yếu cầu sinh thái của cây hoa đồng tiền.......................................

27
27
27
28

2.3.3.1. Nhiệt độ.....................................................................................

28

2.3.3.2. Ánh sáng.....................................................................................

28

2.3.3.3. Ẩm độ.........................................................................................


29

2.3.3.4. Đất..............................................................................................

29

2.3.3.5 Các yếu tố dinh dưỡng.................................................................

30

2.3.4. Các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa đồng tiền....................

31

2.3.4.1. Kỹ thuật trồng đồng tền trên nền đất........................................

31

2.3.4.2. Sâu bệnh và cách phòng trừ........................................................

34

2.3.4. 3.Các nghiên cứu về giống hoa đồng tền.....................................
Chương 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

37

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................


39

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................

39

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................

39

3.1.3. Địa điểm và thời gian tiến hành.....................................................

39

3.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................

39

3.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................

39

3.3.1. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng............................................

39

39

3.3.2. Các chỉ têu và phương pháp theo dõi...........................................


42

3.3.2.1. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển..............................

42

3.3.2.2. Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng phát triển...........................

43

3.3.2.3. Theo dõi các chỉ tiêu về năng suất chất lượng hoa....................

43

3.3.2.4. Phân cấp hoa..............................................................................

43

3.3.2.5. Theo dõi thành phần sâu bệnh hại, tỷ lệ bệnh hại......................

43

3.3.3. Đặc điểm của vật liệu vật liệu nghiên cứu………………………

45


3.3.3.1. Đặc điểm của giống hoa đồng tiền Salan……………………...
3.3.3.2. Đặc điểm các chế phẩm kích thích sinh trưởng………………..
3.3.3.3. Đặc điểm của các loại phân bón qua lá………………………..

3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................
Chương 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng thực hiện đề tài..
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội................................................
4.1.2. Tình hình sản xuất, kỹ thuật canh tác............................................
4.1.3. Một số nét chính về thời tiết vụ đông xuân 2008 – 2009 và 200–
2010.........................................................................................................
4.2. Ảnh hưởng của mùn gỗ keo đến khả năng sinh trưởng và phát
triển của hoa đồng tiền Salna trồng trong chậu………………………...
4.2.1. Tỷ lệ sống của hoa đồng tiền SaLan thí nghiệm ………………...

45
45
47
49
50
50
50
50
53
56

56

4.2.2. Ảnh hưởng của mùn gỗ keo tới các giai đoạn sinh trưởng phát triển
57
của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu…………………………………..
4.2.3. Ảnh hưởng của mùn gỗ keo tới động thái ra lá của hoa đồng tiền
SaLan trồng trong chậu ………………………………………………...
4.2.4. Ảnh hưởng của mùn gỗ keo tới động thái đẻ nhánh của hoa

đồng tiền SaLan trồng trong chậu………………………………………
4.2.4. Ảnh hưởng của mùn gỗ keo tới một số chỉ têu về năng suất,
chất lượng của hoa đồng tiền SaLan trồng trong chậu…………………
4.2.5. Ảnh hưởng của mùn gỗ keo tới tình hình sâu bệnh của đồng tiền
SaLan trồng trong chậu………………………………………………....
4.3. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích sinh trưởng (KTST) đến
hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu…………………………………..

60
63
65
69
72

4.3.1. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến các giai đoạn sinh
trưởng phát triển của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu……………

72

4.3.2. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến khả năng sinh trưởng
của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu………………………………

75

4.3.3. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến năng suất chất lượng
của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu………………………………

78

4.3.4. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến phân cấp hoa đồng tiền


82


Salan trồng trong chậu………………………………………………….
4.3.5. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến diễn biến sâu bệnh hại
trên giống hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu……………………….

83

4.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng sinh trưởng phát triển
của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu………………………………

85

4.4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng phát
triển của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu………………………...

85

4.4.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của hoa đồng
tền Salan trồng trong chậu……………………………………………..

87

4.4.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động đẻ nhánh của hoa đồng
89
tền Salan trồng trong chậu…………………………………………......
4.4.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất chất lượng của hoa
đồng tiền Salan trồng trong chậu……………………………………….

4.4.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến phân cấp hoa đồng tiền Salan
trồng trong chậu………………………………………………………...
4.3.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến diễn biến sâu bệnh hại trên
giống hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu……………………………
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận…………………………………………………………….

91
92
94

97
97

1. Ảnh hưởng của mùn gỗ keo tới hoa đnồng tền Salan trồng trong
97
chậu…
2. Ảnh hưởng của các chất KTST đối với hoa đồng tiền Salan trồng
trong chậu……………………………………………………………....

97

3. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến hoa đồng tiền Salan trồng
trong chậu………………………………………………………………

98

5.2. Đề nghị…………………………………………………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


98
99


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Cv%

Coefficient of variaton

Đ/c

Đối chứng

LSD05

Least Signficant Dierence Test

KTST

Kích thích sinh trưởng ns

non significant
NPK

Phân bón tổng hợp NPK

pH

Độ chua


PBL

Phân bón lá

RCBD

Randomized Complete Block Design

[...]

Trích dẫn tài liệu


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

2.2

2.5
2.6
2.7
4.1

Trang

Tình hình nhập khẩu hoa một số nước trên thế giới………………...

2.1


2.4

Nội dung

Tình hình sản xuất hoa ở các nước châu Á………………………….

14
15

Tình hình sản xuất hoa Hàn Quốc…………………………………...
2.3
18
Tốc độ sản xuất hoa, cây cảnh giai đoạn 1994 – 2006.......................
Cơ cấu số lượng, chủng loại hoa ở Việt Nam qua các năm................
Phân loại hoa đồng tiền.......................................................................
Tiêu chuẩn phân cấp hoa đồng tiền.....................................................
Số liệu khí tượng tại Thái Nguyên trong vụ đông xuân
54
2008 – 2009 và 2009 – 2010………………………………………...

4.2

Ảnh hưởng của mùn gỗ keo tới tỷ lệ sống của hoa đồng tiền Salan
57
trồng trong chậu……………………………………………………..

4.3

Ảnh hưởng của mùn gỗ keo tới các giai đoạn sinh trưởng phát triển

58
của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu…………………………..

4.4

Ảnh hưởng của mùn gỗ keo đến động thái ra lá của hoa đồng tiền
61
Salan trồng trong chậu………………………………………………

4.5

Ảnh hưởng của mùn gỗ keo tới động thái đẻ nhánh của hoa đồng
63
tền SaLan trồng trong chậu………………………………………...

4.6
4.7

Ảnh hưởng của mùn gỗ keo đến năng suất, chất lượng của hoa
đồng tiền Salan trồng trong chậu…………………………………...
Mức độ phổ biến của sâu, bệnh hại hoa đồng tiền thí nghiệm………

4.8

Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu

4.9

Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến động thái ra lá của hoa

76
đồng tiền Salan trồng trong chậu……………………………………

4.10

Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến động thái đẻ nhánh của

19
20
33
33

65
70
73

77


4.11
4.12
4.13
4.14
4.15
4.16
4.17
4.18
4.19

hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu……………………………….

Ảnh hưởng của các chất KTST đến các chỉ tiêu về năng suất, chất
lượng của hoa đồng tền Salan trồng trong chậu…………………...

79

Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến phân cấp hoa đồng tền
82
Salan trồng trong chậu………………………………………………
Mức độ phổ biến của sâu, bệnh hại hoa đồng tiền thí nghiệm………
Ảnh hưởng của phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng phát
triển
của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu…………………………...
Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của hoa đồng tền
88
Salan trồng trong chậu………………………………………………

83
85

Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái đẻ nhánh của hoa đồng
90
tền Salan trồng trong chậu………………………………………….
Ảnh hưởng của phân bón lá đến các chỉ tiêu về năng……………….
Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến phân cấp hoa đồng
tền
Salan trồng trong chậu………………………………………………
Ảnh hưởng của phân bón lá đến diễn biến sâu bệnh hại trên giống
95
hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu……………………………….


91
93


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
2.1

Trang

Nội dung

Biểu đồ tỷ lệ phần trăm thị trường xuất khẩu hoa của một số nước
trên thế giới…………………………………………………………...

14

2.2

Biểu đồ diện tích trồng hoa (ha) của các tỉnh năm 2008………

3.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1......................................................................

3.2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2………………………………………..

3.3


41
Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3..............................................................

4.1

Diễn biến nhiệt độ trung bình trong vụ đông xuân 2008 – 2009
và 2009 – 2010………………………………………………….

4.2

Ảnh hưởng của mùn gỗ keo tới các giai đoạn sinh trưởng phát
triển……………………………………………………………...

4.3

Ảnh hưởng của mùn gỗ keo tới đường kính hoa và chiều dài
cuống hoa………………………………………………………..

22
40
42
55
58
67


Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây nhu cầu đời sống ngày càng cao, bên cạnh
phát triển hoa theo truyền thống, một hướng trồng hoa mới ngày càng được
nhiều người tiêu dùng quan tâm là hoa chậu. Trước đây trồng hoa chậu
chỉ phát triển hạn hẹp trong phạm vi gia đình, số lượng nhỏ để đáp ứng nhu
cầu giải trí tô đẹp cho ngôi nhà. Hiện nay, trồng hoa chậu đã vượt ra khỏi
không gian gia đình để phát triển thành ngành kinh doanh mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Nhiều hộ chuyển từ canh tác hoa theo truyền thống sang trồng
hoa chậu và đã trở thành một loại hàng hoá đáp ứng được thị hiếu của người
tiêu dùng.
Hoa trồng chậu được sử dụng nhiều tại công sở, trường học, gia đình…
thay cho hoa cắm bình. Hoa chậu gắn với đời sống mọi người, tô đẹp
cho cảnh quan môi trường, làm cho con người luôn có cảm giác sống trong
môi trường xanh, đầy đủ dưỡng khí. Trong căn phòng có nhiều hoa chậu có
thể khắc phục được tình trạng không khí ô nhiễm trong quá trình đô thị hoá.
Thái Nguyên cũng như nhiều thành phố trẻ khác trong cả nước là một
trong những nơi diễn ra quá trình đô thị hoá mạnh chính vì vậy môi trường
đang dần trở nên bị ô nhiễm, không khí chứa quá nhiều bụi bẩn, diện tích cây
xanh mất dần. Để tạo ra những mảng xanh trong cơ quan, công sở, gia đình,
trường học… trồng hoa chậu là một trong những ngành sản xuất sẽ dần
chiếm lĩnh thị trường.
Đứng trước nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều giống hoa
mới phục vụ cho ngành sản xuất hoa chậu như Hoa Kiết tường (Lisianthus),
Hoa Băng xê (Viola), Hoa Mồng gà (Celosia argentea), Hoa Anh thảo
(Cyclamen persicum), Hoa Dạ yên thảo (Petunia)... đã được nhập nội đáp ứng
đòi hỏi của khách hàng. Hoa Đồng tiền (Gerbera jamesonii Bolus) là một loại
hoa đẹp có màu sắc tươi sáng và rất phong phú đa dạng với đủ các loại



màu từ đỏ, cam,


vàng, trắng, phấn hồng, tím... Ở điều kiện thích hợp có thể ra hoa quanh
năm, trên một bông hoa có thể có một màu đơn hoặc nhiều màu xen kẽ.
Chính vì những đặc điểm trên mà cây hoa đồng tiền cũng là một trong số
những loại hoa cây cảnh có thể trồng trong chậu, để chơi cả chậu hoa trong
suốt một thời gian dài, đặt trong phòng làm việc, phòng khách tạo ra một
không gian xanh, tươi tắn sinh động cho căn phòng, xua di những căng thẳng
trong cuộc sống đời thường.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nhằm làm đa dạng hoá các loại hình trồng
hoa phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, chúng tôi đã tiến hành thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa đồng tiền Salan
trong chậu tại Thái Nguyên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nhằm nâng cao chất lượng hoa đồng tiền trồng trong chậu để phục
vụ
tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng và tăng thu nhập cho người trồng
hoa.
1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tìm ra những biện pháp kỹ thuật phù hợp cho hoa đồng tiền trồng
trong chậu có số lượng hoa nhiều, màu sắc tươi tắn, hoa bền, khóm hoa
không bị tàn sớm, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng hoa.
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

1.4.1. Ý nghĩa trong học tập
Thu thập được những kinh nghiệm và kiến thức từ thực tiễn, củng cố
lý thuyết đã học, nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học, viết và trình bày

một báo cáo có hàm lượng khoa học cao.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Xác định được biện pháp kỹ thuật phù hợp để trồng hoa đồng tiền
trong chậu cho hiệu quả kinh tế cao tại Thái Nguyên.
Góp phần vào việc thực hiện đa dạng hoá các mô hình trồng hoa đồng
tền cho thu nhập cao tại Thái Nguyên.


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1. Cơ sở thực tiễn
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một
đơn vị diện tích đang là hướng đi trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Hiện
nay một số diện tch đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã
chuyển đổi sang mô hình mới như trồng hoa và một số loại cây trồng khác.
Tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hoa, cây cảnh mang tính chuyên
canh như: Vùng sản xuất hoa hồng tại xã Hùng Thắng (Đại Từ) quy mô gần
5ha, xã Thành Công (Phổ Yên) quy mô gần 2 ha, vùng sản xuất đào cảnh tại
phường Cam Giá và Gia Sàng (TP Thái Nguyên) quy mô xấp xỉ 7,5 ha, xã Minh
Lập (Đồng Hỷ) quy mô gần 4ha...( Đề án phát triển hoa, cây cảnh Tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2007 – 2005) [16]. Một số chủng loại hoa, cây cảnh chính
đang được trồng nhiều ở Thái Nguyên là hoa cúc, hoa hồng, cây đào. Một vài
năm gần đây có bổ sung một số chủng loại hoa mới như đồng tền, cẩm
chướng, layơn...Thời vụ trồng chủ yếu là vụ xuân hè (tháng 3 đến tháng 5), và
hè thu (tháng 6 đến tháng 8) và vụ đông xuân (tháng 9 đến tháng 10).
Tuy nhiên sản xuất hoa của vùng còn gặp một số những khó khăn. Bên
cạnh những yếu tố xã hội như đất đai phân tán nhỏ lẻ, nguồn lao động dồi

dào nhưng số lao động có hiểu hiết về phát triển sản xuất hoa cây cảnh còn ít,
cơ sở hạ tầng yếu kém thì vấn đề kỹ thuật trong sản xuất hoa cây cảnh cũng
là một trong những khó khăn không nhỏ. Người dân vẫn còn lạc hậu, việc sản
xuất chủ yếu là ngoài tự nhiên, áp dụng theo phương pháp truyền thống và
dựa vào kinh nghiệm là chính ít sử dụng các biện pháp kỹ thuật như sử dụng
chất kích thích sinh trưởng, bón phân qua lá... nên năng suất, chất lượng hoa
thấp mẫu mã hoa chưa đẹp, chủng loại và hình dáng hoa chưa phong phú nên
không đáp ứng được nhu cầu thị trường.


Kết quả điều tra, khảo sát thị trường tiêu thụ hoa, cây cảnh trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua cho thấy. Thị trường tiêu thụ hoa
cây cảnh của tỉnh chủ yếu là nội tỉnh, tại các khu dân cư tập trung đông như
TP Thái Nguyên, các thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Số lượng hoa, cây cảnh
sản xuất trong tỉnh mới chỉ đáp ứng được 62,3% nhu cầu thị trường, còn lại
là hoa được vận chuyển từ nới khác đến. Chủng loại hoa vận chuyển từ thị
trường khác đến Thái Nguyên chủ yếu là các loại hoa mà người dân địa bàn
tỉnh chưa sản xuất được hoặc sản xuất với số lượng còn hạn chế như:
Hoa lily, hoa hồng, hoa layơn...(Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp
nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010) [15].
Theo niên giám thống kê của tỉnh Thái Nguyên năm 2009, dân số thành
thị là 260.000 người, nông thôn là 849.000 người. Như vậy khi đời sống ngày
càng được nâng cao thì nhu cầu thẩm mỹ ngày càng lớn, vì vậy với sự phát
triển về kinh tế của tỉnh, nhu cầu hoa ở đây trong những năm tới sẽ ngày
một tăng cao. Đây sẽ là một trong những điều kiện thuận lợi để phát
triển, mở rộng sản xuất hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh.
2.1.2. Cơ sở lý luận
2.1.2.1. Các nghiên cứu về giá thể trồng rau hoa
Hiện nay việc trồng các loại cây như rau hay hoa trong những hỗn hợp
chứa trong chậu xốp hay hay chậu vại bằng nhựa, sành xứ...không còn là

hiếm ở nước ta nữa. Hỗn hợp để tạo nên các giá thể này thường được hỗn
hợp từ những hợp chất hữu cơ giàu dinh dưỡng, hàm lượng mùn cao, có độ
thông thoáng hay độ xốp tốt để đảm bảo cho cây trồng khi trồng trên những
nền hỗn hợp này vẫn có bộ rễ phát triển khoẻ mạnh bình thường như khi
trồng trên nền đất bên ngoài, giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển
tốt, những bộ phận kinh tế như thân lá, hoa, củ quả đạt năng suất cao.
Các nhà sinh học tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã nghiên cứu
hoàn thiện quy trình sản xuất giá thể trồng hoa lan từ các phụ phế phẩm


nông


nghiệp ở Lâm Đồng. Theo Thạc sĩ Nguyễn Duy Hạng - Chủ nhiệm đề tài
nghiên cứu thì: “Mục tiêu mà chúng tôi đặt ra là nghiên cứu sản xuất giá thể
tổng hợp trồng lan và cây cảnh ở Lâm Đồng từ phụ phế phẩm nông nghiệp
có sẵn ở địa phương. Trên cơ sở đó, chúng tôi áp dụng đưa vào thực tế sản
xuất, nhằm tăng năng suất chất lượng hoa, hạn chế nạn phá rừng và cải tạo
môi sinh, nâng cao hiệu quả kinh tế”. Nhóm nghiên cứu của thạc sĩ Nguyễn
Duy Hạng đã sử dụng các loại phụ phế phẩm như bã mía, lõi ngô, vỏ đậu
phộng, vỏ cà phê… đều có thể tận dụng trong sản xuất phân hữu cơ nhờ các
chủng vi sinh ưa nhiệt, có khả năng phân giải các phụ phế phẩm này thành giá
thể để trồng hoa, không chỉ địa lan mà còn áp dụng cho nhiều loài hoa và cây
cảnh khác nhau, thay thế cho các giá thể truyền thống. (http:
www.Sinhhocvietnam.com) [34].
Tại Trung tâm nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng trực
thuộc Viện Thổ Nhưỡng Nông Hoá, sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm
và xây dựng nhiều mô hình trên diện rộng thành công đã đưa ra khuyến cáo
bà con nông dân và các hộ gia đình ở thành phố áp dụng kỹ thuật trồng rau
an toàn trên nền giá thể GT 05. Giá thể GT 05 cung cấp các chất dinh dưỡng

cần thiết cho cây trồng, có độ tơi xốp, thoáng khí, nhẹ, sạch nguồn bệnh,
không có tuyến trùng, hút và giữ ẩm tốt. Trong sản xuất rau an toàn, GT
05 được sử dụng làm bầu gieo ươm cây rau giống, sản xuất rau mầm, rau
thương phẩm như các loại rau ăn lá, rau ăn quả rất hiệu quả và tiện lợi. (http:
www.vietnamgateway.com) [35].
Tóm lại chúng ta thấy rằng hiện nay trong thực tễn sản xuất có
rất nhiều hỗn hợp giá thể được sản xuất để sử dụng cho việc trồng rau, hoa
trong các khay chậu nhựa hoặc bằng xốp. Các giá thể này đều có hàm lượng
mùn và chất dinh dưỡng cao. Có độ tơi xốp tốt giúp cho bộ rễ phát triển,
không bị ngập úng. Dựa trên những kết quả nghiên cứu trên nên việc thử


nghiệm các


hỗn hợp giàu dinh dưỡng để trồng hoa đồng tiền trong chậu là hoàn toàn
có cơ sở khoa học.
2.1.2.2. Các nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá
Việc sử dụng phân bón thông thường cây hấp thụ nhờ lông hút của
bộ rễ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đất, nước, giống, thời tiết, côn trùng, vi
sinh vật… Mặt khác chi phí phân bón trong nông nghiệp chiếm đến 30 - 50%.
Trong khi đó, mục đích của người sản xuất không chỉ nhằm đạt năng suất tối
đa mà còn tm lợi nhuận cao nhất. Cho nên con người phải tìm đến
những biện pháp bón phân đạt hiệu quả cao nhất, tiết kiệm nhất, hiệu suất
cao nhất. Phân bón qua lá là biện pháp rất quan trọng trong những biện pháp
đó.;
Theo đề tài nghiên cứu khoa học về Nghiên cứu sản xuất phân bón
của nhóm nghiên cứu Nguyễn Huy Phiêu, Đặng Ninh, Lương Quỳnh Chúc,
Phạm Đỗ Thanh Thuỳ, Ngô Văn Nhượng, Quách Thị Phiến, Hoàng Anh Tuấn,
Bùi Đình Dinh, Nguyễn Văn Bộ tại Viện Nông hóa – Thổ nhưỡng thì cây cối

không những hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thụ qua lá, trong
khi diện tch lá của cây lại gấp hàng chục lần diện tích mà rễ cây ăn tới.
Dùng phân bón lá có nhiều ưu điểm:
- Chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây nhanh hơn bón gốc
- Hiệu suất sử dụng dinh dưỡng cao hơn
- Chi phí thấp hơn
- Không ảnh hưởng nhiều đến môi trường và đất trồng
Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá
đạt tới 95 % . Ở Philippines dùng phân bón lá cho tăng năng suất lúa tăng 1,5
lần so với dùng phân bón gốc qua rễ và gấp 3,3 lần khi không bón phân.
(Horst Jane, 1992) [4].
Khi dùng phân bón lá cây lúa khoẻ hơn, cứng cáp hơn, chịu được sâu


bệnh, không làm chua đất như khi bón nhiều và liên tục phân bón phân
hoá


học vào đất. Hạt thóc cũng nặng thêm và chắc hơn, tỷ lệ gạo gãy không đáng
kể, làm cho gạo của Philippines phù hợp với thị trường quốc tế. Dùng
phân bón lá, lượng bón chỉ tốn bằng 1/4 so với phân bón qua đất.
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của dinh dưỡng đạm trong lá đến hàm
lượng đạm tổng số trong các cơ quan của thực vật cho thấy việc bón ure
qua lá ở các giai đoạn vào chắc làm tăng hàm lượng đạm ở hạt và các bộ
phận khác của cây. Một vấn đề cấp bách phải khắc phục là sự mất đạm do
hiện tượng rửa trôi xói mòn ở các nước nhiệt đới và những vùng đất có
kết cấu kém làm cho nguyên tố đạm luôn luôn là nguyên tố hạn chế trong
đất, đây đang là một vấn đề được các nhà khoa học về nông nghiệp hiện đại
đang tm cách khắc phục. Việc bón qua lá một lượng đạm nhỏ hiện đang
là phương pháp có ý nghĩa để hạn chế sự mất đạm, giảm ô nhiễm, tăng năng

suất cây trồng và cải thiện nâng cao hàm lượng đạm trong nông sản từ đó
thỏa mãn những mong đợi và nhu cầu ngày càng cao của con người (Hoàng
Minh Tấn và cs, 1994) [19].
2.1.2.3. Một số ứng dụng về dinh dưỡng qua

Ở những thời điểm thời tiết không thuận, phân bón lá được coi là chất
điều hoà sinh trưởng do có chứa nhiều các chất tăng trưởng, vitamin và
một số vi lượng rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng của cây. Phun phân
bón lá thay cho phân bón thúc nhưng không thay thế phân bón lót và phân
bón qua đất. Rễ cây ngoài việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất cung cấp cho
cây trồng, nó còn có vai trò đặc biệt quan trong sự hình thành các hóc môn
sinh trưởng, quyết định tới sự phát triển của cây trồng (Hoàng Minh Tấn và
cs, 1993) [18].
Ở nước ta, từ những năm 80, Viện Hoá học Công nghiệp đã tến
hành tách chiết axit humic từ than bùn để điều chế một số loại Humat


dùng làm chất kích thích sinh trưởng phun cho cây trồng kết quả là đã được
thị trường chấp nhận.


×