Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

Thuyết trình máy bào CKCTM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA
KHOA KỸ THUẬT CƠ SỞ

Thuyết trình bài giảng
môn học
Bộ môn:
Công nghệ chế tạo máy 1

GVHD: Lê Văn Cảnh


MÁY MÀI
Thành viên nhóm:
Nguyễn Sơn Trường
Trần Xuân Thức
Võ Phước Sang
Lê Ngọc Sơn

16DDS0604139
16DDS0604135
16DDS0604127
16DDS0604128

CNCTM 2018-2019


Các đề mục chính:







I .Đặc điểm và nguyên lí gia công
II. Dụng cụ cắt: Đá mài
III. Các máy mài và một số trang bị kèm theo
IV. Phương pháp gá đặt và lưu ý cho người sử dụng máy
V. Thông số công nghệ và các khả năng công nghệ


I .Đặc điểm và nguyên lí gia công:






Mài là một trong những phương pháp gia công kim loại quan
trọng mà ngày nay chủ yếu được thực hiện trên các máy mài
công nghệ mới.
Mài là một trong những hình thức gia công kim loại trong quá
trình cắt gọt kim loại để biến nguyên vật liệu ban đầu (hay còn
gọi là phôi) thành chi tiết có kích thước, hình dáng và chất
lượng theo đúng yêu cầu.
Hiện nay, các quá trình gia công kim loại này được thực hiện
chủ yếu trên các máy cắt gọt kim loại. Ngày càng có nhiều công
nghệ mới được áp dụng vào ngành gia công cơ khí do đó, các
loại máy móc ngày càng được nâng cấp, cải thiện và thực hiện
được nhiều nhiệm vụ trong hàng loạt những thao tác cắt gọt vật
liệu.



Gia công cơ khí bằng phương pháp mài có hai dạng, đó là mài thô và mài tinh.


1.Mài thô: Đây là giai đoạn gia công sơ bộ một vật, được
thực hiện trong một thời gian ngắn, đơn giản chỉ là loại bỏ
bớt phần kim loại thừa. Yêu cầu khi thực hiện mài thô
chính là trong thời gian ngắn nhất làm sao để loại bỏ được
nhiều lớp kim loại nhất. Bề mặt vật không nhẵn, mịn và độ
chính xác của sản phẩm còn thấp.
 2.Mài tinh: Mài tinh là quá trình gia công một cách chi tiết,
kỹ lưỡng mặt ngoài của sản phẩm. Sau khi gia công tinh,
sản phẩm có độ bóng cao và độ chính xác cần thiết. Mài
tinh làm mất các vết sinh ra bởi gia công mài thô. Để sản
phẩm đạt độ chính xác cao như yêu cầu, sau khi mài thô
người ta tiến hành mài tinh sản phẩm thêm nhiều lần nữa.



II. Dụng cụ cắt: Đá mài
Để mài chi tiết, người ta thường sử dụng đá mài. Đá
mài sẽ lấy đi một lớp kim loại siêu mỏng trên bề mặt
chi tiết, làm nhẵn mịn chi tiết và thông thường sau gia
công mài, sản phẩm sẽ có độ bóng trên bề mặt rất cao.
 Các loại máy mài càng hiện đại thì đá mài của chúng
càng có thể gọt đi những lớp kim loại rất mỏng. Các
máy mài công nghệ cao có thể đạt đến độ chính xác
khi gia công khoảng 0.001mm.





 Chọn

đá mài rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến
năng suất và chất lượng mài, độ chính xác, độ
nhẵn bề mặt, lượng hao phí đá mài và an toàn
lao động Chọn đá mài phải căn cứ vào vật liệu
gia công, điều kiện kỹ thuật của chi tiết, thiết bị
và các phương tiện công nghệ khác. Đá mài
chọn hợp lý phải đạt các yêu cầu sau:


+ Có khả năng cắt gọt tốt, đảm bảo năng suất mài và độ
nhẵn bề mặt, không bị cháy, nứt ở vật mài. Trong quá trình
mài trên bề mặt của đá không có phoi bám, không bị trơ
hoặc có vết đen, tiếng cắt gọt của đá êm, không kêu rít, bề
mặt mài có độ nhẵn cao, không bị biến màu hoặc cháy đen.
 + Khi mài định hình cần phải chú ý thêm việc chọn đá mài
có độ bền về hình dạng để giảm sai số về hình dạng của
vật mài, đá phải có độ mòn tối thiểu giữa 2 lần sửa đá. Đá
phải có khả năng tự sửa tức là trong quá trình mài các hạt
mài có thể bị vỡ thành hạt nhỏ hơn tạo thành những lưỡi
cắt mới hoặc bật ra khỏi chất keo để những hạt khác tham
gia cắt gọt.



III. Các máy mài và một số trang bị kèm theo





Máy mài có hai loại chính: Máy mài tròn và máy mài
phẳng. Ngoài ra còn có các máy khác như : máy mài
vô tâm, máy mài rãnh, máy mài cắt, máy mài răng …
Thường trên máy mài có ụ chi tiết hoặc bàn, trên đó
kẹp chi tiết và ụ đá mài, trên đó có trục chính với đá
mài. Cả hai ụ đều đặt trên bệ máy.


Máy mài tròn


Máy mài phẳng




- Máy mài tròn có hai loại: máy mài tròn ngoài, máy
mài tròn trong . Trên máy mài tròn chuyển động chính
là chuyển động quay của đá mài; chuyển động ăn dao
là di chuyển tịnh tiến của ụ đá dọc trục (ăn dao dọc
trục) hoặc di chuyển tịnh tiến theo hướng ngang trục
(ăn dao ngang) hoặc chuyển động quay của chi tiết (ăn
dao vòng). Chuyển động phụ là di chuyển nhanh ụ đá
hoặc các chi tiết…





-Máy mài phẳng có hai loại: mài bằng biên đá và mặt đầu.
Chi tiết được kẹp trên bàn máy tròn hoặc chữ nhật. Ở máy
mài bằng biên đá, đá mài quay tròn và chuyển động tịnh
tiến ngang so với chi tiết, bàn máy mang chi tiết chuyển
động tịnh tiến qua lại. Chuyển động quay của đá là
chuyển động chính, chuyển động ăn dao là di chuyển của
đá (ăn dao ngang) hoặc chuyển động của chi tiết (ăn dao
dọc). Ở máy mài bằng mặt đầu đá, bàn có thể là tròn hoặc
chữ nhật, chuyển động quay của đá là chuyển động chính,
chuyển động ăn dao là di chuyển ngang của đá (ăn dao
ngang) hoặc chuyển động tịnh tiến qua lại của bàn mang
chi tiết (ăn dao dọc).


Sơ đồ gia công chi tiết trên máy mài


Các đặc điểm về truyền động điện và trang bị điện của
máy mài:


1. Truyền đông chính: Thông thường máy không yêu
cầu điều chỉnh tốc độ, nên sử dụng động cơ không
đồng bộ roto lồng sóc. Ở các máy mài cỡ nặng, để duy
trì tốc độ cắt là không đổi khi mòn đá hay kích thước
chi tiết gia công thay đổi, thường sử dụng truyền động
động cơ có phạm vi điều chỉnh tốc độ là D = (2 ÷ 4):1
với công suất không đổi.



Ở máy mài trung bình và nhỏ v = 50 ÷ 80 m/s nên đá
mài có đường kính lớn thì tốc độ quay đá khoảng
1000vg/ph. Ở những máy có đường kính nhỏ, tốc độ
đá rất cao. Động cơ truyền động là các động cơ đặc
biêt, đá mài gắn trên trục động cơ, động cơ có tốc độ
(24000 ÷ 48000) vg/ph, hoặc có thể lên tới (150000 ÷
200000) vg/ph. Nguồn của động cơ là các bộ biến tần,
có thể là các máy phát tần số cao hoặc là các bộ biến
tần tĩnh bằng Thyristor.
 Mô men cản tĩnh trên trục động cơ thường là 15 ÷
20% momen định mức. Mô men quán tính của đá và
cơ cấu truyền lực lại lớn: 500 ÷ 600% momen quán
tính của động cơ, do đó cần hãm cưỡng bức động cơ
quay đá. Không yêu cầu đảo chiều quay đá.



2. Truyền động ăn dao
 a/ Máy mài tròn : Ở máy cỡ nhỏ, truyền động quay chi
tiết dùng động cơ không đồng bộ nhiều cấp tốc độ
(điều chỉnh số đôi cực) với D = (2 ÷ 4):1. Ở các máy
lớn thì dùng hệ thống biến đổi - động cơ một chiều
(BBĐ-ĐM), hệ KĐT – ĐM có D = 10/1 với điều
chỉnh điện áp phần ứng. Truyền động ăn dao dọc của
bàn máy tròn cỡ lớn thực hiện theo hệ BBĐĐM với D
= (20 ÷ 25)/1. Truyền động ăn dao ngang sử dụng
thuỷ lực.





 


b/ Máy mài phẳng: Truyền động ăn dao của ụ đá thực
hiện lặp lại nhiều chu kỳ, sử dụng thuỷ lực. Truyền
động ăn dao tịnh tiến qua lại của bàn dùng hệ truyền
động một chiều với phạm vi điều chỉnh tốc độ D = (8
÷ 10):1
 3. Truyền động phụ trong máy mài và truyền động ăn
di chuyển nhanh đầu mài, bơm dầu của hệ thống bôi
trơn, bơm nước làm mát thường dùng hệ truyền động
xoay chiều với động cơ không đồng bộ roto lồng
sóc. ..



Một số loại máy mài thông dụng hiện nay:


Máy mài tròn ngoài chống tâm bán tự động GU42x100S




Máy mài tròn trong ngoài JAG-CG-500AL





Máy mài phẳng tự động ESG-1224TD


IV. Phương pháp gá đặt và lưu ý cho người sử
dụng máy:
 Gá

lắp đá mài
 A. Yêu cầu kĩ thuật khi lắp đá mài:
 - Mặt bích lắp trên trục chính bằng then và vít
 - Phải có bạc lót bằng nhựa hoặc vật liệu mềm
giữa đường kính mặt bích với đường kính giữ đá
tránh bị nứt vỡ khi xiết chặt các vít.
 - Đường kính mặt giữ đá bằng 1/3 đường kính của
đá.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×