Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.58 KB, 19 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH HẢI QUAN

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 7
Đề tài: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG
HÀNG KHÔNG
Danh sách nhóm:
1.Nguyễn Thị Mĩ Hạnh 1310522009 C13E2B
2. Đoàn Thị Tường Vân 1310522044 C13E2B
3. Bùi Thị Kim Thủy 1310522038 C13E2B
4. Đặng Thị Lệ Thu 1310522040 C13E2B
5. Hồ Thị Kim Huệ 1310423014C13E2C
6. Trần Lý Hải Đăng 1310522007 C13E2B
7. Đỗ Quốc Dương 1310522003 C13E2B
8. Cháu Trung Quang 1310522030 C13E2B
9. Trần Ngọc Tú 1310523041 C13E2C
10. Nguyễn Cao Tân1215213038 C13E2B


1. Tổng quan về giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không:
1.1 Cơ sở vật chất vận tải hàng không:
1.1.1. Cảng hàng không:
Theo Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006, Cảng hàng không là một tổ hợp
công trình bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình mặt đất cần thiết khác
được sử dụng phục vụ cho máy bay đi và đến, thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng không.
Cảng hàng không được phân thành các loại sau đây:
 Cảng hàng không quốc tế: là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế và
vận chuyển nội địa
 Cảng hàng không nội địa: là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển nội địa.
Cảng hàng không bao gồm một số khu vực chính sau:
- Đường cất cánh, hạ cánh của máy bay


- Nơi đổ và lưu giữ máy bay
- Khu vực điều hành bay
- Khu vực đưa đón khách
- Khu vực giao nhận hàng hoá
- Khu vực quản lý hành chính
Khu vực giao nhận hàng hoá thường gồm:
- Trạm giao nhận hàng xuất khẩu: là nơi tiến hành kiểm tra hàng hoá, làm thủ tục
thông quan, lập chứng từ về hàng hoá, giao hàng hoá xuất khẩu, đóng hàng hoá vào các
công cụ vận tải, xếp hàng lên máy bay, lưu kho trước khi xếp hàng lên máy bay…
- Trạm giao nhận hàng nhập khẩu: là nơi làm thủ tục thông quan, giao hàng cho
người nhận hàng.
- Trạm giao nhận hàng chuyển tải: là nơi tập trung hàng hoá chuyển tải, nơi tiến
hành các thủ tục để giao hàng cho các hãng hàng không chuyển tiếp… Người kinh doanh
dịch vụ ở đây thường là các hãng hàng không là thành viên của IATA làm đại lý cho
nhau.
1.1.2. Máy bay:


Gồm 3 loại chính:
 Máy bay chở khách (Passenger Aircraft): là máy bay được thiết kế chuyên dùng để
chở khách. Tuy nhiên, máy bay này cũng có chở hàng và hàng thường được sắp xếp trong
các khoang hàng ở boong dưới (lower deck), trong khi hành khách được chở ở khoang
chính. Loại máy bay này có nhược điểm là chở được rất ít hàng trên một chuyến, nhưng
có ưu điểm lớn là chuyên chở một cách thường xuyên và hiệu quả nhờ kết hợp giữa hành
khách và hàng hoá.
 Máy bay chở hàng (All Cargo Aircraft): là loại máy bay được thiết kế chỉ để chở
hàng bổ sung cho máy bay chở khách. Ưu điểm: có thể chở được lô hàng có khối lượng
lớn, có kích thước cồng kềnh và chủng loại hàng hoá để chở cũng đa dạng hơn so với
máy bay chở khách. Nhược điểm: chi phí hoạt động rất lớn, cước phí vận chuyển thường
cao hơn so với máy bay chở khách do có tần suất bay thấp hơn. Do vậy loại máy bay này

thường được sử dụng bởi các hãng hàng không có cơ sở kinh tế và công nghiệp hùng
mạnh trong nước.
 Máy bay kết hợp (Mixed/ Combination Aircraft): là loại máy bay có thể vừa chở
hàng hoá vừa chở khách ở khoang chính (main deck), đồng thời có thể chở hàng ở boong
dưới. Loại máy bay này còn được gọi là máy bay thay đổi nhanh tuỳ theo số lượng hành
khách hoặc hàng hoá được chuyên chở. Ưu điểm: tính linh hoạt và cơ động cao, có thể dễ
dàng điều chỉnh khả năng chuyên chở hàng hoá theo yêu cầu.
1.1.3. Trang thiết bị xếp dở và làm hàng:
Trang thiết bị xếp dỡ hàng hoá tại sân bay:
Các sân bay khác nhau thì các trang thiết bị xếp dở hàng hoá khác nhau, phụ thuộc
vào độ lớn của sân bay và luồng hàng đi đến sân bay. Gồm 2 loại chính: các thiết bị xếp
dở hàng hoá lên xuống máy bay và các thiết bị vận chuyển hàng hoá từ và tới máy bay.
Các thiết bị chủ yếu bao gồm:
 Xe vận chuyển container/pallet trong sân bay
 Xe nâng hàng (forklift/truck)
 Thiết bị nâng container/pallet (high loader)


 Băng chuyền hàng rời (self propelled conveyor)
 Giá đỡ (Dolly)
Các thiết bị xếp hàng theo đơn vị - ULD (unit load device)
Để thuận lợi cho việc xếp dỡ và bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển,
người ta tạo ra các công cụ để ghép các kiện hàng nhỏ hoặc các kiện hàng lẻ thành các
kiện hàng hay các đơn vị hàng hoá lớn hơn theo những tiêu chuẩn nhất định, phù hợp với
khoang chứa hàng của máy bay (ULD), sau đó xếp các ULD này lên máy bay.
ULD bao gồm các loại chính sau đây
 Pallet
 Igloo
 Lưới pallet máy bay (là một bộ phận tạo thành một đơn vị hàng hoá)
 Container máy bay

ULD có 2 loại: ULD có chứng chỉ và ULD không có chứng chỉ, ULD có chứng chỉ
(certified ULD) là một đơn vị xếp trên máy bay được một cơ quan về an toàn hàng không
của Chính phủ cấp giấy chứng nhận cho nhà sản xuất là đáp ứng yêu cầu về an toàn cho
vận chuyển hàng hoá bằng máy bay. ULD không chứng chỉ cũng là một đơn vị xếp trên
máy bay nhưng không có giấy chứng nhận an toàn của một cơ quan có thẩm quyền, loại
ULD này không được coi là khoang di động của máy bay và chỉ dùng để chuyên chở trên
một số loại máy bay nhất định.
1.2. Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không:
Công ước Vác-sa-va 1929: Vận tải hàng không quốc tế được điều chỉnh bởi “Công
ước để thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận tải hàng không quốc tế”, được ký kết
tại Vác-sa-va ngày 12/10/1929 gọi tắc là Công ước Vác-sa-va.
Nghị định thư sửa đổi công ước Vác-sa-va 1929. Nghị định thư này được ký kết tại
Hague ngày 28/9/1955, nên gọi tắt là Nghị định thư Hangue 1955.
Công ước để bổ sung Công ước Vác-sa-va 1929 để thống nhất một số quy tắc về vận
tải hàng không quốc tế được thực hiện bởi một người khác không phải là người chuyên


chở theo hợp đồng. Công ước này được ký kết tại Guadalazara ngày 18/9/1961 nên gọi
tắt là Công ước Guadalazara 1961.
Hiệp định liên quan tới giới hạn của Công ước Vác-sa-va và Nghị định thư Hague.
Hiệp định này được thông qua tại Montreal ngày 13/5/1966 nên gọi tắt là Hiệp định
Montreal 1966.
Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-sa-va 12/1/1929 được sửa đổi bởi Nghị định
thư Hague 1955. Nghị định này được ký tại thành phố Guatemala ngày 8/3/1971, nên gọi
tắt là Nghị định thư Guatemala 1971.
Nghị định thư bổ sung số 1:NĐT này sửa đổi Công ước Vác-sa-va 1929. Nghị định
thư này được ký kết ở Montreal ngày 25/9/1975, gọi tắt là Nghị định thư Montreal số 1.
Nghị định thư bổ sung số 2: NĐT này sửa đổi Công ước Vác-sa-va 1929 đã được
sửa đổi bằng NĐT Hangue 1955. Nghị định thư này được ký kết ở Montreal ngày
25/9/1975, gọi tắt là Nghị định thư Montreal bản số 2.

Nghị định thư bổ sung số 3: NĐT này sửa đổi Công ước Vác-sa-va 1929 đã được
sửa đổi bởi NĐT Hangue 1955 và NĐT Guatemala 1971. Nghị định thư này được ký kết
ở Montreal ngày 25/9/1975, gọi tắt là Nghị định thư Montreal bản số 3.
Nghị định thư bổ sung số 4: NĐT này sửa đổi Công ước Vác-sa-va 1929 đã được
sửa đổi bằng NĐT Hangue 1955. Nghị định thư này được ký kết ở Montreal ngày
25/9/1975, gọi tắt là Nghị định thư Montreal bản số 4.
Các công ước quốc tế về hàng không dân dụng: Công ước Paris 1919; Công ước
Habana 1928; Công ước Rome 1933 (quy định giới hạn trách nhiệm của người khai thác
hàng không đối với người thứ ba); Công ước Rome 1952 bổ sung cho Công ướ Rome
1933; Công ước Chicago 1944; Công ước Tokyo 1963 (tội phạm và các hành vi khác gây
ra trên máy bay); Công ước Hague 1970 (về chống không tặc); Công ước Montréal 1971
(về phá hoại máy bay và sân bay)
Để điều chỉnh các mối quan hệ và giải quyết các vấn đề liên quan đến việc vận
chuyển hàng hoá và hành khách bằng đường hàng không quốc tế, người ta đã thông qua
các công ước quốc tế về vận tải hàng không, và thống nhất các quy tắc pháp luật về vận
tải hàng không..


Chuyên chở hàng hoá bằng đường hàng không Việt Nam được thực hiện trên cơ sở
Luật hàng không dân dụng Việt Nam ban hành ngày 26/12/1991, sửa đổi bổ sung năm
1995 và 2006, và Điều lệ vận chuyển hàng hoá quốc tế của Hãng hàng không quốc gia
Việt Nam ban hành ngày 27/10/1993.
1.3 Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không đối với hàng hóa:
Thời hạn trách nhiệm: quy định tương tự như các công ước quốc tế. Quá trình vận
chuyển hàng hóa bằng máy bay được tính từ khi người gửi hàng giao hàng hóa cho người
vận chuyển tới khi người vận chuyển trả hàng xong cho người có quyền nhận hàng.
Cơ sở trách nhiệm: người vận chuyển chịu trách nhiệm về mất mát, hư hỏng của
hàng hóa và chậm giao hàng. Người vận chuyển được miễn trách nhiệm đối với mất mát,
hư hỏng hàng hóa hoặc chậm giao hàng trong các trường hợp sau: do đặc tính tự nhiên
hay khuyết tật vốn có của hàng hóa; do cưỡng chế của chính quyền và tòa án, do xung

đột vũ trang, do lỗi của chủ hàng hay người áp tải của chủ hàng.
Giới hạn trách nhiệm: trong trường hợp vận chuyển có kê khai giá trị của hàng hóa
thì giới hạn trách nhiệm là giá trị đã kê khai và cước phí vận chuyển đến nơi đến.
Trong trường hợp vận chuyển không kê khai giá trị: theo luật 1991 giới hạn trách
nhiệm bằng giới hạn trách nhiệm dân sự của người chuyên chở, nhưng không nói rõ là
bao nhiêu. Theo luật sửa đổi 1995, giới hạn trách nhiệm bằng giới hạn trách nhiệm dân sự
cho vận chuyển quốc tế bằng máy bay hay bằng giới hạn quy định trong các công ước
quốc tế mà Việt Nam tham gia, nhưng vẫn chưa quy định roc là bao nhiêu và Việt Nam
cũng chưa tham gia công ước quốc tế nào, trừ tham gia tổ chức ICAO.
Theo Điều kiện vận chuyển hàng hóa quốc tế của Vietnam Airlines 1993, quy định
giới hạn trách nhiệm là 20 USD/kg nhưng không vượt quá giá trị của hàng hóa tại nơi
đến.
1.4 Cước phí hàng không:
1.4.1 Khái niệm:
Cước phí: là số tiền phải trả cho việc vận chuyển lô hàng hoặc các dịch vụ liên quan
đến chuyên chở. Mức cước hay giá cước (Rate) là số tiền mà người chuyên chở thu trên 1
đơn vị khối lượng đơn vị hàng hoá vận chuyển.


1.4.2 Cơ sở tính cước phí:
Cước có thể tính có thể tính theo cơ sở trọng lượng, nếu là lô hàng nhỏ và thuộc loại
hàng nặng.
Cước tính theo thể tích hay dung tích chiếm chỗ trên máy bay đối với hàng nhẹ hay
cồng kềnh.
Cước tính theo giá trị thì tính theo hàng hoá có giá trị cao trên 1 đơn vị trọng lượng
hoặc đơn vị thể tích.
Tổng tiền cước được tính bằng cách : Nhân số đơn vị hàng hoá chịu cước với mức
cước.
Tuy nhiên, tiền cước không được nhỏ hơn cước tối thiểu đã quy định.
Cước vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không quốc tế được quy định trong

các biển cước do IATA ban hành.
1.4.3 Các loại cước phí:
Cước hàng bách hoá ( General Cargo Rate – GCR) là cước áp dụng cho nhóm hàng
bách hoá thông thường vận chuyển giữa 2 điểm. Số lượng hàng hoá càng lớn, mức cước
càng giảm. Cước hàng hoá thường được tính theo từng mức trọng lượng hàng hoá : Dưới
45kg, từ 45  100kg, từ 100  250 kg, từ 250 500kg, từ 500  1000kg, từ 1000 
3000kg.
Cước hàng bách hoá được coi là mức cơ bản dùng làm cơ sở để tính cước cho
những mặc hàng không có cước riêng.
Cước tối thiểu ( Minimum Rate – M) là mức cước mà thấp hơn thế thì các hãng
hàng không coi là không kinh tế khi vận chuyển 1 lô hàng dù là 1 kiện rất nhỏ. Thực tế
khi tính cước bao giờ cũng cao hơn hoặc bằng cước tối thiểu. Cước tối thiểu do IATA quy
định trong TACT.
Thường thấp hơn cước GCR và áp dụng cho hàng hoá đặc biệt trên những tuyến
đường nhất định.
Mục đích là để chào giá cạnh tranh nhằm cho phép sử dụng tối ưu khả năng chuyên
chở của hãng hàng không.


Cước đặc biệt ( Special Cargo Rate – SCR)Trọng lượng tối thiểu để áp dụng tính
cước là 100kg.
Theo TACT thì những hàng hoá áp dụng cước SCR được chia làm 10 nhóm : 0001
 0009, 2000  2999, 3000  3999,…., 9000 -9999.
Cước phân loại hàng (Class Rate/Commodity Classification Rate – CR/CCR)
Được tính trên cơ sở 0% so với cước hàng bách hoá, áp dụng đối với những mặt
hàng không có cước riêng trên 1 số tuyến nhất định.
Cước Class Rate gồm 1 số loại chính là : Động vật sống, hàng giá trị cao như hàng
vàng bạc trang sức, tạp chí, sách báo, hành lý gửi như hàng hoá, hài cốt. Bằng 50% cước
GCR.
Cước cho mọi loại hàng ( Freight All Kinds –F AK) là mức cước áp dụng chung cho

mọi loại hàng hoá xếp chung trong 1 container.
Cước ULD (ULD Rate) là cước tính cho hàng hoá chuyên chở trong các ULD. Cước
này thấp hơn cước hàng rời, khi tính chỉ căn cứ vào loại và số lượng ULD, không căn cứ
vào hàng hoá ( số lượng và chủng loại hàng).
Cước hàng chậm: là cước tính cho lô hàng gửi chậm. Cước này thường thấp hơn
cước hàng gửi nhanh và hàng thông thường, vì các hãng hàng không khuyến khích hàng
gửi chậm.
Cước thống nhất (unified cargo rate): là cước áp dụng khi hàng hoá chuyên chở qua
nhiều chặng, người chuyên chở chỉ áp dụng một giá cước dù giá cước chuỷen chở phải áp
dụng cho các chặng là khác nhau. Cước này có thể thấp hơn tổng tiền cước mà chủ hàng
phải trả riêng cho từng người chuyên chở.
Cước gửi hàng nhanh (priority rate): còn gọi là cước ưu tiên, áp dụng cho lô hàng
gửi gấp trong vòng 3 tiếng đồng hồ, kể từ khi người chuyên chở nhận hàng. Cước này
thường bằng 130%-140% của cước GCR.
Cước hàng gộp (group rate): là cước áp dụng cho những khách hàng thường xuyên
gửi hàng nguyên cả container hay pallet (thường là đại lý hay người gom hàng hay người
giao nhận). Tại Hội nghị Athens năm 1969, IATA cho phép các Hãng hàng không thuộc
IATA giảm tối đa là 30% so với GCR cho đại lý, người giao nhận.


1.5 Nghiệp vụ giao nhận xuất khẩu:
Bước 1: Lựa chọn forwarder lưu cước:
Người xuất khẩu có thể chọn 1 Forwarder để lưu cước cũng như làm toàn bộ quy
trình cho người xuất khẩu hoặc chọn 1 đại lý của hãng hàng không có cung cấp tuyến
dịch vụ mà người xuất khẩu có nhu cầu để tiến hành lưu cước.
Người gửi hàng phải điền vào booking note theo mẫu của hãng hàng không với các
thông tin như : mô tả hàng hóa, loại hàng, trọng lượng, số lượng, thể tích, tên sân bay đi,
tên sân bay đến, cước phí và thanh toán…
Sau đó, người gửi hàng sẽ nhận được Booking Confirmation trên đó thể hiện được
các thông tin cần thiết như: Người gửi hàng, Người nhận hàng, số lượng hàng, sân bay

xuất phát, sân bay đến, thời gian và địa điểm làm hàng,…
Việc chọn forwarder hay đại lý hãng tàu rất quan trọng vì sẽ giúp cho doanh nghiệp
tích kiệm được chi phí cũng như tích kiệm được thời gian gửi hàng vì cả 2 sẽ tìm hiểu
thay doanh nghiệp chuyến bay cũng như hãng hàng không tốt nhất cho lô hàng của người
gửi hàng.
Bước 2: Chuẩn bị hàng hóa, chứng từ giao cho người chuyên chở:
Sau khi nhận được Booking confirmation, căn cứ vào các thông tin trên Booking,
người gửi hàng sẽ chuẩn bị hàng hóa, đóng gói, ghi ký mã hiệu, cân hàng, lập phiếu cân
hàng, làm thư chỉ dẫn của người gửi hàng,…
Người gửi hàng có trách nhiệm đảm bảo rằng hàng hoá đã được đóng gói phù hợp
cho việc chuyên chở đồng thời phải đảm bảo:
- Hàng hoá có thể vận chuyển an toàn trong điều kiện phục vụ bình thường trong
điều kiện phục vụ bình thường.
- Hàng hoá có thể chịu đựng được trong điều kiện thời tiết thông thường như mưa,
gió, nóng, lạnh…
- Việc đóng gói phải đảm bảo hàng hoá không làm tổn hại cho người, động vật hàng
hoá vài tài sản.
- Mỗi kiện hàng phải đóng dấu xác định người gửi hàng, người nhận hàng đảm bảo
dễ nhìn, không bị mờ.


- Mỗi kiện hàng phải được dán nhãn nhận dạng hàng hoá và nhãn hàng hoá đặc biệt
theo yêu cầu của người vận chuyển tuỳ từng loại hàng.
- Các kiện hàng có chứa hàng giá trị phải được đóng gói chắc chắn và được niêm
phong nếu được người vận chuyển yêu cầu.
Người giao nhận tiến hành tập hợp và lập các chứng từ sau để chuẩn bị giao hàng
cho hãng hàng không:Giấy phép xuất nhập khẩu, Bản kê chi tiết hàng hoá,Bản lược
khai hàng hoá,Giấy chứng nhận xuất xứ, Tờ khai hàng hoá xuất khẩu
Bước 3: Giao hàng cho người chuyên chở:
Sau khi đã chuẩn bị hàng hóa sẵn hàng trên xe tải hoặc các loại xe tương tự để vận

chuyển nội địa, người gửi hàng căn cứ vào thời gian cũng như địa điểm làm hàng trên
booking để giao hàng cho người chuyên chở theo đúng thời gian cũng như địa điểm đã
quy định trên Booking.
Nếu người gửi hàng không giao hàng theo đúng quy định trên Booking thì mọi phát
sinh sẽ do người gửi hàng chịu trách nhiệm.
Bước 4: Khai báo hải quan:
- Bước 1: Trước khi tiến hành khai hải quan, người khai hải quan phải đăng ký với cơ
quan hải quan các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin
quy định tại Thông tư 22/2014/TT-BTC
+ Thông tin đăng ký trước có giá trị sử dụng và được lưu giữ trên Hệ thống tối đa là 07
ngày kể từ thời điểm đăng kýtrước hoặc thời điểm có sửa chữa cuối cùng.
+ Người khai hải quan được tự sửa chữa các thông tin đã đăng ký trước trên Hệ thống và
không giới hạn số lần sửa chữa.
- Bước 2: Khai hải quan.
Khai thông tin xuất khẩu (EDA)
- Người khai hải quan khai các thông tin xuất khẩu bằng nghiệp vụ EDA trước khi đăng
ký tờ khai xuất khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình EDA (109 chỉ tiêu),
người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất
ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên
nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị xuất khẩu tương ứng với mã số


doanh nghiệp…), tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi
lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai - EDC.
Đăng ký tờ khai xuất khẩu (EDC)
- Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (EDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải
quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính
toán. Nếu người khai hải quan khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống
để đăng ký tờ khai.
- Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai báo

không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ EDB gọi lại màn hình khai
thông tin xuất khẩu (EDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công việc như
đã hướng dẫn ở trên.
Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
- Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh
nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày,
doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…). Nếu doanh nghiệp thuộc danh
sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai
hải quan biết.
Phân luồng, kiểm tra, thông quan:
Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ
Đối với các tờ khai luồng xanh
- Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan (trong thời
gian dự kiến 03 giây) và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”.
- Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:
+ Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung,
riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh,
nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất
ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa”.
Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.


+ Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải
quan....): Hệ thống xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu. Khi người khai
hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về
việc nộp thuế phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.
- Cuối ngày hệ thống tập hợp toàn bộ tờ khai luồng xanh chuyển sang VCIS.
Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ:
Hệ thống chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng, đỏ online từ VNACCS sang Vcis.
Xuất ra cho người khai “Tờ khai hải quan” (có nêu rõ kết quả phân luồng tại chỉ tiêu: Mã

phân loại kiểm tra)
Xuất ra Thông báo yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa được phân vào
luồng đỏ hoặc khi cơ quan hải quan sử dụng nghiệp vụ CKO để chuyển luồng.
Ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong nghiệp vụ CEE hệ thống tự động thực hiện
các công việc sau:
- Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan và xuất ra
cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”.
- Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:
+ Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung,
riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh,
nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất
ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa”.
Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.
+ Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải
quan....): Hệ thống xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu. Khi người khai
hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về
việc nộp thuế phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.
Bước 5: Soi hàng:
Soi chiếu an ninh là quá trình kiểm tra lại tổng thể hàng hoá trước khi hàng hoá lên
máy bay.


Đến bộ phận an ninh của kho, nhân viên giao nhận trình tờ “PHIẾU KHAI BÁO
TÊN HÀNG” đã thanh lí cho nhân viên cân hàng để xin cho lô hàng được qua máy soi
chiếu.
Sau khi nhân viên cân hàng đồng ý và kí vào phiếu cân thì nhân viên giao nhận tiếp
tục trình “PHIẾU KHAI BÁO TÊN HÀNG” này cho nhân viên an ninh để ký nháy và
ghi rõ ngày giờ hàng qua máy soi vào tờ phiếu “PHIẾU KHAI BÁO TÊN HÀNG”.
Tiếp theo nhân viên giao nhận chuyển lô hàng đến máy soi và trình phiếu hướng dẫn
gửi hàng màu xanh để nhân viên bốc xếp nhập số liệu vào máy và đưa hàng qua máy soi,

sau đó cầm tờ “PHIẾU KHAI BÁO TÊN HÀNG” đến bàn Tiếp Nhận Soi Chiếu An Ninh
đưa cho nhân viên an ninh tại đây để nhân viên này nhập số liệu vào máy.
Khi lô hàng đã soi chiếu xong, nhân viên an ninh sẽ đóng dấu xác nhận hàng đã qua
soi chiếu vào tờ “PHIẾU KHAI BÁO TÊN HÀNG”. Đây là ranh giới trách nhiệm giữa
đại lý với hãng hàng không, đến đây đại lý mới hết trách nhiệm về hàng hoá của mình.
Nhân viên giao nhận đến phòng Tiếp Nhận Soi Chiếu An Ninh để nhận lại “PHIẾU
KHAI BÁO TÊN HÀNG” và lưu vào hồ sơ phòng OPS.
Đây là khâu cuối cùng của quy trình, đóng một vai trò rất quan trọng, nhân viên giao
nhận phải thông thuộc các chuyến bay, giờ cắt sổ của chuyến bay để yêu cầu nhân viên
cân hàng cho hàng qua máy soi đúng giờ, thường với các chuyến bay trong ngày hàng
phải qua máy soi trước giờ bay 2h đến 3h, đối với các chuyến bay vào sáng sớm thì phải
vào hàng trong đêm. Quá trình hàng qua máy soi phải có nhân viên giao nhận của công ty
trực tại đó để giám sát nhân viên bốc xếp của kho, đảm bảo là hàng qua máy soi an toàn
không bị ném vỡ hay rách kiện hàng, nếu có hư hỏng xảy ra với hàng hoá phải yêu cầu
lập biên bản với số kiện hàng bị rách, vỡ, yêu cầu kho phải chịu trách nhiệm với hư hỏng
đó. Việc lưu giữ “PHIẾU KHAI BÁO TÊN HÀNG” cũng rất quan trọng vì đó là bằng
chứng là hàng đã được qua máy soi, lô hàng thuộc trách nhiệm của kho và nếu sau này có
vấn đề gì xảy ra với hàng hoặc cần phải rút hàng về hay chuyển sang Airline khác thì phải
xuất trình “PHIẾU KHAI BÁO TÊN HÀNG” này ra để làm thủ tục.
Hàng hoá của mỗi hãng hàng không được tiếp nhận bởi mỗi tổ tiếp nhận khác nhau
và khi cho hàng qua máy soi cũng phải đưa hàng đến đúng máy soi của tổ tiếp nhận đó.


Bước 6: Thanh toán
Sau khi đã book với lưu cước thì công ty xuất khẩu sẽ thanh toán tiền cước cho hãng bay
bằng cách chuyển tiền vào tài khoản của hãng bay.
2. Quy trình thực hiện các thủ tục xuất khẩu mặt hàng “Hoa Cúc” bằng đường
hàng không
2.1 Giới thiệu lô hàng:
Nhà xuất khẩu:

Công ty TNHH Dâu Tươi Khanh Bích
Địa chỉ: Thôn Đạ Tro - Xã Đạ Nhim – Huyện Lạc Dương – Tỉnh Lâm Đồng – Việt
Nam
Nhà nhập khẩu:
Japan Plant Co., LTD
Địa chỉ: 4-168 Kuronominami Gifu - City Gifu Japan
Tên mặt hàng: Hoa Cúc cắt cành, tươi.
Xuất xứ: Việt Namm
Sân bay xuất: Sân bay Tân Sơn Nhất, Việt Nam
Sân bay đến: Sân bay Nagoya, Nhật Bản
Trọng lượng (Gross Weight): 518 kg
Số kiện: 40 PCS
Trị giá hóa đơn: 380.120 JPY
Phương thức thanh toán: T/T
2.2 Đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương
Công ty TNHH Dâu Tươi Khanh Bích có hàng cần bán và Công ty Japan Plant có
nhu cầu mua hàng.Hai bên tiến hành thương lượng đàm phán để tiến đến ký kết hợp đồng
ngoại thương.
2.3 Lựa chọn forwarder lưu cước
Sau khi chuẩn bị các thông tin cho lô hàng cũng như các yêu cầu về việc vận chuyển
hàng hóa, nhân viên Booking của phòng xuất nhập khẩu của công ty sẽ liên hệ với đại lý


của hãng bay (NIPPON EXPRESS CO., LTD) có tuyến dịch vụ tới sân bay của nước
nhập khẩu (Sân bay Nagoya, Nhật Bản) để đặt chỗ cho lô hàng xuất khẩu bằng Booking
Request thông qua mail, fax hoặc gọi trực tiếp (nếu là khách hàng quen thuộc của đại lý
đó).
Tuỳ vào thời gian chuẩn bị xong các chứng từ cần thiết mà nhân viên booking thực
hiện việc đặt chỗ với đại lý của hãng bay. Thông thường đặt chỗ trước một ngày chuyến
bay khởi hành.

Lô hàng này đã được book với hãng bay CHINA AIRLINE.
Sau khi nhận được Booking Confirmation do hãng bay gửi tới, căn cứ vào các thông
tin trong Booking: nơi xuất hàng, thời gian, địa điểm làm hàng,… công ty sẽ tiến hành
chuẩn bị hàng hóa.
2.4 Chuẩn bị các chứng từ liên quan:
Chứng từ cần chuẩn bị:


02 Tờ khai hải quan điện tử : bản chính



Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (mặt hàng hoa cúc tươi khi xuất khẩu

phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)


01 Hoá đơn thương mại (Commercial invoice) : bản chính



02 Phiếu đóng gói (Packing list) : bản sao



Ngoài ra còn có một số giấy tờ khác như:



Giấy giới thiệu của công ty cho nhân viên giao nhận




Phiếu tiếp nhận hồ sơ hải quan



Giấy phép kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu



Phiếu tiếp nhận khai báo hải quan điện tử

2.5 Chuẩn bị hàng hóa:
Công ty chuẩn bị hàng hóa đầy đủ về số lượng cũng như đáp ứng các yêu cầu của
nhà nhập khẩu
Sau đó, công ty tiến hành đóng gói, ghi ký mã hiệu cũng như các thông tin trên bao
bì cho sản phẩm.


2.6.Xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tại Chi Cục Kiểm Dịch Thực
Vật Vùng II (28 Mạc Đĩnh Chi, phường ĐaKao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh)

Bước 1: Đăng kí kiểm dịch thực vật, nhân viên giao nhận của công ty được
giám đốc cử đi đăng kí kiểm dịch thực vật thông qua giấy giới thiệu trước ít nhất 24h với
cơ quan kiểm dịch vùng II trước khi xuất khẩu vật thể.


Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.




Bước 3: Cơ quan kiểm dịch có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính đầy

đủ, hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận theo quy định.


Bước 4: Cơ quan kiểm dịch thực vật căn cứ vào kết quả kiểm tra vật thể để

cấp giấy chứng nhận cho công ty.
Chi cục sẽ cấp 3 giấy kiểm dịch trong đó gồm: 01 bản gốc và 02 bản sao.
Chi cục lưu lại 01 bản sao và 01tờ Packing list.
2.7 Làm thủ tục Hải quan
Khai hải quan điện tử trên Ecus và mở tờ khai tại chi cục Hải quan Tân Sơn Nhất.
Cùng lúc với quá trình đặt chỗ với hãng bay nhân viên chứng từ tiến hành lên tờ
khai hải quan điện tử và mở tờ khai trực tiếp tại TCS.
Hiện tại, công ty đang sử dụng phần mềm khai báo hải quan điện tử có bản quyền
của công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn. Muốn khai báo hải quan điện tử cần
khởi động phần mềm Ecus đã được cài đặt sẵn trong máy.
Để thực hiện khai tờ khai trước tới cơ quan Hải quan bạn thực hiện nghiệp vụ EDA,
sau khi khai báo nghiệp vụ EDA thành công. Bạn sẽ nhận được bản copy của tờ khai cơ
quan Hải quan trả về với dữ liệu được tính thuế. Nhân viên chứng từ kiểm tra lại thông
tin, nếu chuẩn xác theo đúng yêu cầu bạn thực hiện khai chính thức lên cơ quan Hải quan
bằng nghiệp vụ EDC.
2.8 Tiếp nhận hàng tại kho TCS, cân hàng và đóng phí lao vụ
Sau khi xe vận chuyển hàng hoá đến sân bay TSN, tài xế xe tải sẽ bàn giao hàng hoá
cho nhân viên giao nhận của công ty. Lúc này, nhân viên giao nhận sẽ dán nhãn theo quy
định của hãng bay mà trước đó công ty đã đặt chỗ.



Nếu có sử dụng HAWB thì trên mỗi kiện hàng sẽ dán 02 nhãn (01 nhãn MAWB, 01
nhãn HAWB của công ty).AWB sẽ được dán lên từng kiện hàng của lô hàng.
Chuẩn bị hàng sẵn sàng để cân tính trọng lượng. Tuỳ số lượng nhiều hay ít mà hàng
được đưa lên mâm cân hay pallet chứa hàng. Nhân viên TCS sẽ cân tổng trọng lượng lô
hàng và tính trọng lượng dựa trên thể tích của lô hàng. Từ đó, sẽ xác định trọng lượng
tính cước (chargeable weight) để nhân viên giao nhận đi đóng phí lao vụ theo trọng lượng
tính cước đó.
Xảy ra hai trường hợp khi xác định trọng lượng tính cước sau đây:


Nếu như trọng lượng theo thể tích nhỏ hơn trọng lượng của lô hàng (Gross

weight) thì trọng lượng tính cước sẽ tính theo trọng lượng lô hàng.


Trường hợp ngược lại, nếu như trọng lượng theo thể tích lớn hơn trọng

lượng lô hàng thì trọng lượng theo thể tích chính là trọng lượng tính cước.
Công thức tính trọng lượng theo thể tích như sau:
Trọng lượng thể tích= (dài x rộng x cao x số kiện) / 6000
Theo như trên AWB thì trọng lượng thể tích là:
(87 x 37 x 32 x 40) / 6000= 687 kg > 518 kg (gross weight)
Vậy trọng lượng tính cước là trọng lượng của lô hàng: 687 kg
Bên cạnh đó, nhân viên giao nhận điền đầy đủ thông tin vào giấy hướng dẫn gửi
hàng, nhân viên giao nhận sẽ mang giấy hướng dẫn gửi hàng đi đóng phí lao vụ cho sân
bay, bộ phận thu phí lao vụ sẽ giữ lại liên màu hồng và liên màu vàng của giấy hướng dẫn
gửi hàng.
Nhân viên giao nhận sẽ giữ lại liên màu trắng để phát hành Air waybill. Đồng thời,
nhân viên giao nhận nhận lại từ nhân viên đóng phí lao vụ hoá đơn giá trị gia tăng, lấy
hoá đớn giá trị gia tăng đó đi photo và kí tên vào bản sao đó để đưa lại cho nhân viên

đóng phí lao vụ. Còn tờ hoá đơn giá trị giá tăng bản gốc nhân viên giao nhận sẽ mang đi
đóng mộc tại quầy thu phí và giữ lại.
Cuối cùng, thông báo cho nhân viên thu phí lao vụ bảo quản mặt hàng Hoa cúc của
Công ty trong kho lạnh ở nhiệt độ 4 độ C trong khi chờ xuất hàng đi.
Sau đó, đến gặp nhân viên TCS để ký tiếp nhận lô hàng.


2.9 Thông quan hàng hoá
Khi đóng phí lao vụ xong, nhân viên giao nhận sẽ mang liên màu xanh và hai tờ
khai hải quan (tờ 1 đã được kí thông quan, tờ 2 là bản sao của tờ 1) đi thanh lí tờ khai.
Ngay bàn thanh lí tờ khai, nhân viên giao nhận sẽ trực tiếp tự đóng khuôn mẫu lên tờ khai
thứ 2 và điền đầy đủ thông tin trên mẫu đó (thông tin gồm có: số tờ khai, số kiện, tên
hàng, trị giá, bill số, chuyến bay, ngày bay).
Nhân viên hải quan xem xét và kiểm tra lại thông tin trên tờ khai rồi trả lại cho nhân
viên giao nhận liên màu xanh cùng với danh sách hàng hoá đủ điều kiện qua khu vực
giám sát đã được đóng dấu mộc của hải quan giám sát.
Nhân viên giao nhận tiếp tục mang hai giấy trên gặp nhân viên ở kho TCS thuộc
hãng bay mà công ty đã book báo cho họ biết hàng của công ty đã thông quan hàng hoá
rồi, để nhân viên hãng bay đưa hàng lên máy bay.
2.10 Gửi chứng từ cho hãng bay và lấy bill ở hãng bay China Airline
Sau khi hàng hoá đã được thông quan, nhân viên giao nhận sẽ đến văn phòng của
hãng bay China Airline (nằm trong khu vực kho TCS của sân bay TSN) để gửi bộ chứng
từ cùng với MAWB (vận đơn chủ hàng không, do công ty TNHH Dâu Tươi Khanh Bích
phát hành) theo chuyến bay cho công ty Japan Plant Co., Ltd .
Nhân viên giao nhận sẽ đợi nhân viên của hãng bay đánh bill.
Đợi tại văn phòng ở hãng bay để nhận lại liên màu trắng, giấy đăng kí kiểm dịch
thực vật và 02 tờ bill.
Khi nhận bill do hãng bay đánh xong, nhân viên giao nhận phải kiểm tra thông tin
trên bill có khớp với thông tin trên liên màu trắng được trả về cùng lúc hay không. Nếu
có sai sót thì yêu cầu nhân viên hãng bay sửa lại để phù hợp.

2.11 Mail bộ chứng từ cho khách hàng công ty Japan Plant Co., Ltd
Sau khi nhân viên giao nhận lấy AWB ở hãng bay về, thì nhân viên chứng từ của
công ty sẽ gửi bộ chứng bằng mail hoặc fax cho công ty Japan Plant Co., Ltd để họ chuẩn
bị nhận hàng với thông tin đầy đủ trên bộ chứng từ.
2.12 Thanh toán


Sau khi hoàn thành xong các thủ tục cũng như nhận được những chứng từ cần thiết,
nhân viên giao nhận sẽ mang toàn bộ chứng từ về công ty để được quyết toán các chi phí
đã bỏ ra cũng như để công ty tiến hành thanh toán các loại cước phí cho đại lý của hãng
hàng không.



×