Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tôn giáo, phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.64 KB, 19 trang )

CHƯƠNG 10: TÔN GIÁO

Mục tiêu của bài:
□ Hiểu và phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa tôn
giáo và tín ngưỡng
□ Phân tích được sự đang dạng trong niềm tìn tôn giáo
□ Phân tích được sự đa dạng trong thực hành tôn giáo
□ Hiểu được tính phổ biến của tôn giáo.

10.1. Khái niệm tôn giáo
Như chúng ta biết, cho đến nay, tất cả các xã hội đều có các niềm tin mà
chúng ta có thể gọi ngắn gọn bằng thuật ngữ tôn giáo. Tôn giáo từ lâu đã
là một trong những chủ đề quan trọng được nhiều nhà nhân học quan
tâm nghiên cứu.
Nhưng định nghĩa tôn giáo như thế nào, hay nói cách khác, thế nào là tôn
giáo, thì còn có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Để đưa ra một định
nghĩa đơn nhất về tôn giáo là một điều không dễ.
Nhà nhân học Anthony F. C. Wallace định nghĩa tôn giáo là các niềm tin
và nghi lễ liên quan đến các thế lực siêu nhiên.1 Siêu nhiên được hiểu là

1

Theo Conrad Phillip Kottlak 2003. Cultural anthropology. McGraw-Hill

Companies (10th edition).

185


một lĩnh vực nằm ngoài thế giới có thể quan sát của chúng ta, nó phi
thực nghiệm và không thể giải thích được bằng các thuật ngữ thông


thường, thế nhưng nó lại gắn liền với cuộc sống của con người.
Một định nghĩa khác về tôn giáo: tôn giáo là bất kỳ một chuỗi các thái
độ, niềm tin và thực hành liên quan đến quyền lực siêu nhiên dù quyền
lực đó là sức mạnh, chúa, thần linh, ma hay quỷ.
Còn Robert Lavenda và Emily Schultz, tác giả của cuốn Core Concepts
in Cultural Anthropology và một số cuốn giáo trình về Nhân học Văn
hóa, lại đơn giản cho rằng hầu hết các nhà nhân học đồng ý với nhau
rằng: Tôn giáo là quan điểm thế giới (worldview) mà con người dùng để
cá nhân hóa các lực lượng siêu nhiên và tạo ra các cách thức để ứng xử
với các lực lượng siêu nhiên này giống như cách mà họ ứng xử với các
lực lượng quyền năng trong xã hội.2
Trong xã hội chúng ta, chúng ta chia hiện tượng thành tự nhiên và siêu
nhiên, nhưng không phải tất cả các nền văn hóa trên thế giới đều phân
chia rạch ròi như thế. Hơn nữa, siêu nhân là gì? Quyền lực không thuộc
về con người, các quy luật không phải của tự nhiên, được nhìn nhận một
cách khác nhau giữa các xã hội. Một số sự khác biệt này được xã hội coi
là tự nhiên. Chẳng hạn, một số bệnh tật tìm thấy trong tộc người Việt
được coi là do vi rút và các vi khuNn gây ra. Nhưng trong các xã hội tộc
người khác, bệnh tật đó lại được coi là do các lực siêu nhiên gây nên và
vì thế làm hình thành nên một phần niềm tin tôn giáo.

2

Robert H. Lavenda and Emily A. Schultz 2005. Core concepts in cultural

anthropology. New York: McGraw Hill, tr. 72.

186



Các niềm tin về điều gì đó là, hay không là, một hiện tượng siêu nhiên
cũng khác biệt trong một xã hội qua thời gian.
Trong nhiều xã hội, cái mà chúng ta coi là tôn giáo gắn liền với các khía
cạnh của cuộc sống hàng ngày. Nghĩa là thường khó có thể bóc tách tôn
giáo, hay kinh tế, hay chính trị, ra khỏi các khía cạnh khác của văn hóa.
Thậm chí, đôi khi chúng ta cũng khó có thể đạt được một sự đồng thuận
với nhau về một tập quán của chúng ta có phải là tôn giáo không. Cuối
cùng, phân loại niềm tin là tôn giáo, chính trị, kinh tế hay xã hội là một
cách khá mới. Ngay cả người Hy Lạp cổ đại cũng không có từ ‘tôn giáo’,
song họ vẫn có nhiều khái niệm về các ứng xử với chúa.
Khi nói đến tôn giáo, chúng ta cũng cần làm rõ một số khái niệm quan
trọng dưới đây.
Nghi lễ: Tất cả các thực hành xã hội lặp đi lặp lại được gọi là nghi lễ, dù
có nhiều nghi lễ không mang tính tôn giáo, chẳng hạn như chào cờ buổi
sáng thứ Hai trong các trường học.
Các nghi lễ tôn giáo thường liên quan đến việc liên hệ với các thế lực
siêu nhiên. Các loại nghi lễ tôn giáo gồm: cầu nguyện, hiến tế, lễ chuyển
đổi, v.v.
Các thành viên của một tôn giáo thường tin rằng nếu các nghi lễ của họ
được thực hiện một cách nghiêm túc thì họ có thể liên lạc được với các
thế lực siêu nhiêu. Ví dụ: Các nghi lễ cúng ở chùa, cầu nguyện ở nhà
thờ, cầu mưa, v.v.

187


Huyền thoại: Một thành phần quan trọng của các tôn giáo truyền thống là
các huyền thoại. Huyền thoại là các câu truyện khó chứng minh được
tính chân xác, nói về các kinh nghiệm cá nhân có các giả thuyết về các
cách thức mà cá nhân, xã hội hay thế giới nói chung hoạt động. Huyền

thoại giải thích về sự hình thành của thế giới, hay nói về các đặc điểm cụ
thể nào đó của một vùng đất, hoặc giải thích về sự ra đời của con người.
Các huyền thoại khác nói về sự ra đời của chúa, ma qủy, hay mối quan
hệ giữa con người với thiên nhiên, v.v.
Huyền thoại có ý nghĩa xã hội và văn hóa vì nó cho ta biết về suy nghĩa
và nhận thức của con người. Nghiên cứu về huyền thoại có ý nghĩa quan
trọng trong nhân học, và các nhà nhân hàng đầu thế giới điều đã xem xét
vấn đề này, chẳng hạn như Malinowski, Geertz, Levis-Strauss.
Malinowski và Levis-Strauss cho rằng con người không ý thức được
huyền thoại của mình đã được tạo ra và sử dụng như thế nào. Tuy nhiên,
một số nghiên cứu gần đây chứng minh rằng con người trong một số xã
hội hoàn toàn ý thức được ý nghĩa của huyền thoại và sử dụng huyền
thoại để bảo vệ các lợi ích của mình.
Ví dụ: Phân tích chuyện Âu Cơ nói về sự ra đời của các dân tộc Việt
Nam, chuyện Thánh Gióng về việc chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ
quốc.
Tôn giáo và tín ngưỡng giống và khác nhau như thế nào? Về khái niệm,
tôn giáo và tín ngưỡng, hay tôn giáo tín ngưỡng đang là những vấn đề có
những ý kiến khác nhau. Trong khi một số nhà nghiên cứu đồng nhất tôn
giáo với tín ngưỡng bằng việc sử dụng khái niệm ‘tôn giáo tín ngưỡng’
thì một số người khác phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng. Nổi bật trong số
188


đó, tác giả Ngô Đức Thịnh coi tôn giáo và tín ngưỡng là một bộ phận của
đời sống văn hóa tinh thần của con người, trong đó con người cảm nhận
được sự tồn tại của các vật thể, các lực lượng siêu nhiên, những thứ chi
phối, khống chế con người. Tôn giáo và tín ngưỡng là chất kết dính, tập
hợp con người thành một tộc người (hoặc cộng đồng) nhất định và phân
định tộc người này với tộc người khác. Tất cả là những niềm tin, thực

hành và tình cảm liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng đều được sản sinh
và tồn tại trong một môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa mà con
người đang sống.
Dù cả tôn giáo và tín ngưỡng đều có ý nghĩa phản ánh những niềm tin
vào một hay nhiều thế lực siêu nhiên, hoặc hình thức cụ thể của tôn giáo
và tín ngưỡng, nhưng hai khái niệm này có sự khác biệt, được thể hiện rõ
nhất về mặt hình thức biểu hiện, tổ chức, như tác giả Ngô Đức Thịnh đã
khái quát dưới đây.

Bảng 1.1. Sự phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng
Tín ngưỡng

Tôn giáo

Chưa có hệ thống giáo lý, chỉ có Hệ thống giáo lý, kinh điển thể
các huyền thoại, thần tích, truyền hiện quan điểm vũ trụ và nhân
thuyết

sinh, truyền thụ qua học tập ở các
tu viện, thánh đường

Chưa thành hệ thống thần điện, còn Thần điện đã thành hệ thống dưới
mang tính chất đa thần, tản mạn

dạng đa thần hay nhất thần giáo

Còn có sự hòa nhập nhất định với Tách biệt thế giới thần linh và con
thế giới thần linh và con người, người, xuất hiện hình thức “cứu
chưa mang tính cứu thế


thế”

189


Gắn với cá nhân và cộng đồng làng Tổ chức giáo hội, hội đoàn khá
xã, chưa thành giáo hội

chặt chẽ, hình thành hệ thống giáo
chức

Nơi thờ cúng và nghi lễ còn phần Nơi thờ cúng riêng, nghi lễ thờ
tán và chưa thành quy ước chặt chẽ cúng chặt chẽ (chùa, nhà thờ, thánh
đường)
Mang tính chất dân gian, sinh hoạt Không mang tính chất dân gian,
dân gian, gắn với đời sống nhân nếu có thì chỉ là sự biến dạng theo
dân

kiểu dân gian hóa như Phật giáo
dân gian
Nguồn: Ngô Đức Thịnh (2001). Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng
ở Việt Nam. Nxb Trẻ, Hà Nội, tr. 12.

Như vậy, tôn giáo và tín ngưỡng là khác nhau ở nhiều mặt. Tín ngưỡng
được hiểu như là một hình thức thể hiện niềm tin vào cái thiêng của con
người của một tộc người hay một cộng đồng.
Trong nhiều tín ngưỡng, nghi lễ là một thành tố quan trọng. Nghi lễ3 là
những ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với thiên
nhiên, được lặp đi lặp lại thành thói quen và được thể hiện thành những
quy ước cuộc sống hàng ngày, trong mối quan hệ giữa xã hội với thiên

nhiên, được xã hội, cộng đồng người thừa nhận.
Trong thực tế, không phải mọi nghi lễ đều mang tính tôn giáo và tín
ngưỡi (chẳng hạn như chào cờ buổi sáng thứ Hai ở các trường học). Các
nghi lễ mang tính tôn giáo và tín ngưỡng thường liên quan đến việc liên
hệ với các thế lực siêu nhiên. Mặc dù rất đa dạng và phát triển theo nhiều
3

Có một số nhà khoa học viết là ‘lễ nghi’ để phân biệt với ‘lễ hội’.

190


cách khác nhau, nghi lễ dù dưới dạng thô mộc thời nguyên thủy hay
phức tạp trong các nền văn hóa hiện đại, đều là một tập hợp các yếu tố
cơ bản gồm hành động, nhạc lễ, cầu khấn, hiến tế, nhịn ăn, định hướng
và tấy uế…mang tính lặp đi lặp lại từ đời này sang đời khác, con người
thực hành chúng và mang truyền thống về hiện tại.
Trong trường hợp nghiên cứu này, kết hợp các định nghĩa nêu trên về
nghi lễ, chúng tôi quan niệm về nghi lễ ở góc độ hẹp, đó là những nghi
thức được lặp đi lặp lại, mang tính bắt buộc phải tiến hành trong một
buổi lễ gắn liền với các hoạt động mang tính tôn giáo và tín ngưỡng của
một tộc người hay một cộng đồng người.
Ở Việt Nam, sau hai thập kỷ bị ngăn cấm, các hoạt động tín ngưỡng nói
chung và các nghi lễ nói riêng đã bắt đầu hồi sinh kể từ khi Việt Nam
tiến hành Đổi mới từ những năm 1980 (thậm một số nghi lễ đã bắt đầu
được phục hồi ở nhiều địa phương từ cuối những năm 1970). Thực tế
này đã được một số nhà khoa học giải thích là sự trở lại với truyền thống
hay sự trỗi dậy của truyền thống trong quá trình đổi mới về kinh tế và xã
hội ở Việt Nam, sau khi có một thời gian vài thập kỷ, kinh tế và nhiều
hoạt động của đời sống tôn giáo và tín ngưỡng chịu sự kiểm soát và điều

chỉnh mạnh mẽ bởi chính quyền nhà nước. Tuy nhiên, theo nhà nhân
học người Hà Lan là Oscar Salemink (2010), thì đây không phải đơn
giản là một sự trở lại của quá khứ hay truyền thống mà thay vào đó là sự
phát triển và nở rộ của các thực hành nghi lễ được thúc đNy bởi cả những
động năng cũ và những động năng mới.
10.2. Niềm tin tôn giáo

191


Không có sự đồng thuận nào trong các nhà khoa học về vấn đề tại sao
con người lại cần tôn giáo, hay thần linh và chúa đã sinh ra như thế nào,
các yếu tố tâm lý và xã hội đã mở đường cho các niềm tin và thực hành
tôn giáo phát triển như thế nào? Song có một sự nhất trí chung là có rất
nhiều sự khác biệt và đa dạng về các niềm tin cũng như thực hành tôn
giáo cụ thể. Các niềm tin và thực hành tôn giáo cũng có khác biệt về cấu
trúc, đẳng cấp và con người đã làm gì và điều gì xảy ra sau khi chết. Sự
đa dạng và khác biệt tồn tại cả ở chỗ thần linh tiếp xúc với con người.
(Có rất nhiều loại thần, thánh và chúa.)
Mỗi nền văn hóa có một số các niềm tin gắn kết với cấu trúc của nền văn
hóa. Chi tiết về hệ thống niềm tin của mỗi nền văn hóa cũng có nhiều
khác biệt giữa các xã hội khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhóm lại
thành 2 loại niềm tin là (1) tin vào các thần linh siêu nhiên và (2) tin vào
các quyền lực siêu nhiên. Cư dân của nhiều nền văn hóa không tự phân
định rạch ròi hai loại niềm tin này, song thật có ích cho chúng ta phân
chia thành hai loại niềm tin để phân tích trên diện rộng - tức bao gồm
nhiều xã hội/nền văn hóa khác nhau.
Đối với các thần linh, niềm tin vào các nhân vật không thể nhìn thấy
hình dáng, tính cách, thái độ và quyền lực là điều phổ biến trong tất cả
các nền văn hóa. Con người tin rằng các vị thần này có thể làm những

việc mà con người bình thường không thể làm được. Sự tồn tại của các
thần linh chỉ là một niềm tin của con người chứ không thể chứng minh
được sự tồn tại này bằng các phương pháp khoa học. Có rất nhiều kiểu
thần linh này tồn tại trong các nền văn hóa và quyền lực hay sức mạnh
mà thần linh tạo ra cũng không giống nhau. Một số các vị thần linh phổ
biến trong các nền văn hóa là: thần, qủy, linh hồn, ma.

192


Thần: Có nhiều loại thần khác nhau với cả giới tính nam và nữ tồn tại
phổ biến trong nhiều nền văn hóa. Đa thần là hệ thống niềm tin vào
nhiều vị thần khác nhau có các quyền lực ngang nhau. Ngược lại, đơn
thần là các hệ thống niềm tin tập trung vào một vị thần dù là nam hay nữ.
Các vị thần thường là tổ tiên của tự nhiên. Họ tạo ra con người, sống
cùng với con người, và quan tâm đến những gì diễn ra với con người, và
đôi khi tạo ra các quy luật ứng xử của con người. Thần có thể có nhiều
quyền lực, có thể có ít, tuỳ vào từng vị thần. Trong hệ thống niềm tin của
người Việt, có nhiều vị thần khác nhau, và mỗi thần được gắn với một số
công việc hay nhiệm vụ nhất định. Ví dụ, thần thành hoàng làng là vị
thần sinh ra hay bảo trợ hoặc đem lại may mắn cho sự tồn tại và phát
triển của một làng. Các nhà sử học Việt Nam cho rằng có các loại hình
làng Việt khác nhau, và như vậy, nguồn gốc thần thành hoàng làng cũng
rất đa dạng. Việc thờ thần thành hoàng làng cũng có nhiều nét khác biệt
giữa các làng ở các khu vực địa lý khác nhau. Ngoài thần thành hoàng
làng, chúng ta còn có thể kể tên hàng loạt các vị thần khác trong hệ
thống niềm tin của người Việt. Các bạn hãy thử kể tên các vị thần xem
có bao nhiều vị thần mà bạn biết: thần thổ địa, thần sông (hà bá), thần
biển, v.v.
Qủy: Thuật ngữ qủy được sử dụng để nói đến một hoặc các vị thần xấu,

tiêu cực. Hầu hết các hệ thống niềm tin có các vị thần đều hàm chứ một
hoặc vài qủy. Qủy có thể ăn cắp linh hồn của con người hay ép họ làm
việc xấu, chống lại các chuNn mực xã hội. Qủy hung dữ và có thể thay
đổi hình dáng để lừa hay dụ dỗ con người. Hình tượng của qủy cung cấp
cho chúng ta một cách lý giải văn hóa về các ứng xử thiếu chuNn mực
của con người. Qủy thường là nguyên nhân của các sự việc xấu xa,

193


thường làm cho con người xa ngã và làm điều xấu. Quỷ xa tăng là một
hình ảnh được con người biết đến nhiều nhất.
Linh hồn: Linh hồn được coi là phần siêu nhiên của con người và đôi khi
của động vật. Đây là phần mà hầu hết chúng ta coi là đã làm cho con
người có cuộc sống như hiện giờ. Linh hồn tồn tại trên cơ sở niềm tin
của con người mà thôi, và có rất nhiều kinh sách của các tôn giáo trên
thế giới nói về việc thần linh đã trao linh hồn cho con người như thế nào.
Có nhiều diễn giải khác nhau về việc linh hồn nhập vào thể xác như thế
nào khi tim thai bắt đầu đập và khi đứa trẻ được sinh ra. Một số nền văn
hóa cho rằng linh hồn nhập vào thể xác sau khi sinh. Và khi đó các nghi
thức được tổ để đón mừng và người ta đặt tên cho đứa trẻ.
Cũng có nhiều khác biệt trong việc hiểu và nhìn nhận về điều gì xảy ra
với linh hồn sau khi con người chết. Và điều này liên quan đến một vấn
đề gọi là đầu thai.
Ma: Sau cái chết về thể xác, nhiều xã hội tin rằng tất cả hay một số linh
hồn của con người chuyển thành ma. Ma thường được nhìn nhận như là
cái gì đó có thể gây hại cho con người. Các nhà nhân học cho rằng cách
nhận thức này là một trong các nguyên nhân để con người tổ chức tang
ma, để đưa linh hồn đi về thế giới bên kia trước khi nó có thể gây hại cho
người sống. Người ta cũng tin rằng có nhiều loại ma khác nhau.

10.3. Thực hành tôn giáo
Các xã hội không chỉ có nhiều khác biệt về niềm tin mà còn có rất nhiều
khác biệt về cách con người tiếp xúc với các thế lực siêu nhiên. Cách
tiếp xúc với thần linh và chúa khác ở chỗ khấn, thỉnh cầu, cầu nguyện,
194


v.v. Các xã hội cũng có nhiều khác biệt về những người làm nghề/thực
hành tôn giáo.
Các cách tiếp xúc với siêu nhiên: Làm thế nào để liên lạc được với các
thế lực siêu nhiên là một vấn đề có tính phổ quát. Wallace đã chỉ ra một
số cách mà con người trên thế giới liên hệ với siêu nhiên, đó là cầu
nguyện, hiến tế, cúng, v.v. Cầu nguyện có thể là một sự tự phát, hay là
ghi nhớ, riêng tư hay công cộng, thầm hay nói thành tiếng.
Cúng đồ ăn cũng phổ biến trong nhiều tôn giáo. Một số xã hội còn hiến
tế các con vật và thậm chí cả con người cho thần linh. Tại sao một số xã
hội thực hành việc hiến tế con người cho các thế lực siêu nhiên? Một
nghiên cứu chỉ ra rằng các xã hội tiền công nghiệp như làm nghề thủ
công, nô lệ, có xu hướng thực hành tục hiến tế người nhiều hơn các xã
hội khác. Lời giải thích là việc hiến tế phản ánh cái qúy giá và quan
trọng trong xã hội: con người hay sức lao động của con người vì suy
nghĩ rằng con người là đồ cúng tế linh thiêng để đổi lấy điều gì đó quan
trọng.
Những người thực hành tôn giáo: Một số cá nhân tin rằng họ có thể liên
lạc trực tiếp với các thế lực siêu nhiên, song hầu hết các xã hội đều có
những người thực hành tôn giáo như là một nghề. Nhiều nhà nghiên cứu
cho rằng có 4 nhóm người thực hành tôn giáo phổ biến là: shaman, phù
thủy, người lên đồng, và những người tu hành. Do có nhiều khác biệt và
đa dạng giữa các xã hội, chúng ta chỉ xem xét các nét chung nhất của 4
nhóm người thực hành tôn giáo này.

Shaman, thầy lang hay thầy mo, thường là người làm việc liên quan đến
chữa trị các loại bệnh tật, và thường có địa vị khá cao trong xã hội của
195


mình. Shaman thường xuất thần, một số thậm chí còn ở tình trạng hôn
mê bất tỉnh, để thâm nhập vào thế giới bên kia nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ
của thần hộ mệnh hay các vị thần linh khác. Giấc mơ có thể dẫn đường
hay tạo điều kiện cho shaman liên lạc với các vị thần linh. Một số người
có thể nhờ shaman vì các lý do công việc thực tiễn hàng ngày, chẳng hạn
như tìm kiếm lương thực ở đâu, song chữa bệnh vẫn là lý do phổ biến
nhất. Shaman cũng có thể thông báo các tin tức từ các vị thần linh, ví dụ
như thông điệp về các thảm họa sắp diễn ra.
Một số người có thể trở thành shaman sau một trận ốm, hoặc một giấc
mơ. Việc đào tạo shaman làm tăng hình ảnh sinh động qua việc không ăn
uống, không ngủ, v.v., tham dự vào các hoạt động nhảy múa. Một phần
quan trọng của qúa trình trở thành shaman là học cách kiểm soát hình
ảnh và quyền lực thần linh. Việc đào tạo một shaman có thể kéo dài vài
năm dưới sự dẫn dắt của một người thầy shaman.
Trong các tộc người ở Việt Nam, thầy lang, mo tồn tại phổ biến trong
các xã hội tộc người thiểu số ví dụ như mo Mường, Thái, v.v. Đối với
người Việt, thầy cúng lại là người thực hành tôn giáo (thuộc nhóm này)
phổ biến hơn.
Phù thủy: Khác với những người shaman, những người có địa vị xã hội
khá cao, những người làm nghề phù thủy thường có địa vị xã hội và kinh
tế thấp trong xã hội của họ. Phù thủy còn thường là nỗi khiếp đảm của
nhiều người vì họ bị nghi là người tạo ra các ốm đau, thậm chí cả cái
chết. Vì phù thủy thường sử dụng các đồ vật (vật chất) để hành nghề, nên
có thể tìm thấy chứng cứ, và vì thế một số phù thủy bị giết vì các hành
động của mình. Phù thủy cũng có thể chỉ sử dụng suy nghĩ và tình cảm


196


để thực hành công việc, vì thế trong một số trường hợp thật khó có thể
chứng minh được ai là phù thủy.
Lên đồng: Những người lên đồng được gọi là ông/bà đồng cốt dù đa số
họ thường là nữ. Đây là những người thường chữa bệnh và nhập thần khi
ở tình trạng xuất thần. Nghĩa là khi họ nghĩ bị các thần linh thâm nhập,
chiếm hữu. Lên đồng là một loại hình tôn giáo khá phổ biến ở người
Việt và hiện nay vẫn còn có một số người hoạt động nghề này.
Người tu hành: bao gồm cả nam và nữ, được gọi với những cái tên khác
nhau tùy theo từng loại hình tôn giáo. Họ là những người hành nghề tôn
giáo như là một nghề, chẳng hạn như các nhà sư trong Phật giáo, và thực
hành các nghi lễ tôn giáo đều đặn để phục vụ cộng đồng các tín đồ tôn
giáo của mình. Khác với các thầy lang, mo, hay phù thủy, người tu hành
thường được đạo tạo bài bản hơn trong thực hành tôn giáo.
10.4. Tính phổ biến của tôn giáo
Các niềm tin và thực hành tôn giáo được tìm thấy ở tất cả các xã hội
đương đại, và các nhà khảo cổ học nghĩ rằng họ tìm thấy các dấu hiệu
của niềm tin tôn giáo gắn liền với người Homo Sapiens sống cách nay ít
nhất 60.000 năm.4 Người chết lúc đó đã được chôn kèm theo các đồ tùy
táng như lương thực, công cụ sản xuất và các đồ dùng khác. Đây là
những thứ có lẽ được hiểu là sẽ được dùng cho cuộc sống ở thế giới bên
kia.

4

Carol R. Ember and Melvin Ember 2002. Cultural anthropology.Upper Saddle


River, NJ: Prentice Hall (10 edition), tr. 139.

197


Chúng ta giả thuyết (một cách hợp lý) về sự tồn tại của tôn giáo thời tiền
sử và có các chứng cứ về tính phổ quát của tôn giáo thời tiền sử, vì vậy
mà chúng ta có thể hiểu được vì sao chủ đề tôn giáo là một vấn đề có
nhiều tiên đoán, nghiên cứu và giả thuyết. Từ thế kỷ thứ 5 trước công
nguyên, Herodotus đã so sánh một cách chủ quan các tôn giáo của 50 xã
hội mà ông ta biết đến ở Hy Lạp. Ông đã chỉ ra khá nhiều điểm tương
đồng về các vị chúa và cho thấy bằng chứng về sự lan tỏa của thờ cúng
tôn giáo. Trong khoảng thời gian 2.500 năm kể từ Herodotus, các nhà sử
học, thần học, triết học và các nhà nghiên cứu khác đã không ngừng tìm
cách giải thích về tôn giáo. Một số đề cao tính siêu việt tôn giáo của
chính xã hội mình; một số khác lại nói về tính giản đơn ngây thơ của các
tôn giáo trong các xã hội khác; và một số thì lại tỏ ra nghi ngờ tất cả các
niềm tin.
Tiên đoán xem tôn giáo nào siêu việt hơn hay siêu việt nhất không phải
là mối quan tâm của nhân học. Điều mà các nhà nhân học quan tâm là tại
sao tôn giáo được tìm thấy trong mọi xã hội và nó có những khác biệt
như thế nào giữa các xã hội và vì sao? Nhiều nhà khoa học, nhất là các
nhà nhân học, xã hội học, tâm lý học, đã đưa ra nhiều cách lý giải về tầm
quan trọng của tôn giáo trong xã hội và tính phổ quát của tôn giáo trong
các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Hầu hết đều cho rằng tôn giáo
do con người sản sinh ra để đối phó với các điều kiện hay các nhu cầu
thiết yếu phổ thông. Chúng ta sẽ xem xét 3 trong số các nhu cầu thiết yếu
đó: (1) nhu cầu hiểu biết; (2) những bực tức và bất ổn; và (3) nhu cầu về
cộng đồng.
Nhu cầu hiểu biết: Nhiều nhà khoa học xã hội trước kia đã đưa ra lý

thuyết giải thích tôn giáo gắn với nhu cầu hiểu biết của con người. Nổi
bật nhất là nhà nhân học Eward Taylor mà chúng ta đã vài lần đề cập
198


đến. Theo quan điểm của Taylor, tôn giáo có nguồn gốc từ những phỏng
đoán của con người về giấc mơ, trạng thái hôn mê, cái chết, v.v. Người
chết, người ở xa, những người ở bên cạnh, và cả động vật, đều như có
thật trong giấc mơ và trạng thái hôn mê. Tylor cho rằng sự cùng tồn tại
của các hình ảnh này về con người và động vật gợi ý một sự tồn tại song
đôi của sự vật: cơ thể vật chất hữu hình và linh hồn phi vật thể vô hình.
Trong giấc ngủ, linh hồn của chúng ta có thể dời khỏi thể xác và xuất
hiện ở người khác; khi chết, linh hồn mãi mãi lìa khỏi xác. Vì người chết
xuất hiện trong giấc mơ, con người đi đến tin rằng linh hồn của người
chết vẫn ở quanh quNn đâu đó.
Tylor tin rằng niềm tin vào linh hồn là hình thức tôn giáo sớm nhất. Vật
linh giáo (animism) là thuật ngữ ông sử dụng để nói về niềm tin vào linh
hồn. Nhưng nhiều học giả đã phê phán lý thuyết của Taylor vì qúa học
thuật và không giải quyết khía cạnh tình cảm của tôn giáo. Một học trò
của Taylor, là R. R. Marret, cho rằng vật linh giáo là một cách lý giải
qúa phức tạp và đã đưa ra một cách giải thích gọi là animatism, được
hiểu là niềm tin vào các thế lực siêu nhân phi con người có trước sự ra
đời của các thần linh. Một ý tưởng khác là dù con người có tin vào chúa
hay không, họ đã gắn kết các đặc tính và động cơ của con người vào các
thế lực phi con người, đặc biệt là các sự kiện và hiện tượng siêu nhiên.
Đây có thể coi là các cố gắng của con người trong việc tìm hiểu về các
vấn đề xung quanh cuộc sống của mình.
Bực tức và bất ổn: Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng con người tin vào
tôn giáo khi họ bị rơi vào tình trạng bất ổn, bức tức. Nhà nhân học
Bronislaw Malinowski cho rằng con người trong tất cả các xã hội phải

đối mặt với những bực dọc và bất ổn. Họ có thể có các kỹ năng và tri
thức để làm chủ nhiều nhu cầu, song lại không có đủ tri thức để phòng
199


và chữa bệnh tật, tai nạn và các thảm họa thiên nhiên. Vấn đề đáng lo sợ
nhất là cái chết. Hệ qủa là có nhiều mong ước tránh được cái chết. Như
Malinowki đã nhìn nhận, tôn giáo ra đời trên cơ sở nhu cầu phổ quát
thiết yếu của con người để giải tỏa các sức ép không thể tránh được
trong cuộc sống loài người. Qua niềm tin tôn giáo, con người có thể
khẳng định được cái chết của mình không phải kết thúc mà là tính cách
vẫn còn tiếp tục trong thế giới bên kia. Trong các nghi lễ tôn giáo, con
người có thể tưởng niệm và liên hệ được với qúa cố và bằng cách đó họ
đạt được một sự mãn nguyện nào đó.
Một số người khác thậm chí còn nhìn nhận về tôn giáo một cách tích cực
hơn: Tôn giáo không chỉ là cách giải tỏa các bực dọc của mình mà còn là
một liều thuốc chữa bệnh. Tôn giáo tạo ra cho con người sự hợp nhất với
những người khác. Tôn giáo giúp giải tỏa mâu thuẫn nội tại và đạt được
sự trưởng thành. Tôn giáo tạo cho con người các giá trị, giúp hiểu biết về
thế giới.
Nhu cầu cộng đồng: Nhiều lý thuyết về tôn giáo đồng thuận với nhau ở
một điểm: dù là các niềm tin hay nghi lễ nào, tôn giáo có thể thỏa mãn
nhu cầu tâm lý chung cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, một số nhà khoa
học xã hội tin rằng tôn giáo có nguồn gốc từ xã hội và phục vụ xã hội
hơn là thỏa mãn các nhu cầu tâm lý của cá nhân. Nghĩa là họ thừa nhận
quan điểm lý thuyết của chức năng luận cấu trúc hơn là quan điểm của
chức năng luận. Emile Durkheim, một nhà xã hội học, chỉ ra rằng sống
trong một xã hội làm cho con người cảm thấy bị tác động mạnh bởi các
lực khác nhau. Các lực này dẫn dắt ứng xử của con người, làm cho họ
phản đối khi thấy điều sai trái và khuyến khích, thúc đNy họ làm những

điều phải. Đó là các lực của ý kiến công chúng, phong tục, tập quán, v.v.
Vì chúng hầu hết là vô hình, và không thể giải thích được, con người
200


dường như cảm thấy chúng là những điều gì đó huyền bí và vì thế tin
vào chúa và thần linh. Durkheim gợi ý rằng tôn giáo phát sinh từ kinh
nghiệm sống trong các nhóm xã hội. Niềm tin và thực hành tôn giáo
khẳng định vị trí của một cá nhân trong xã hội, tăng cường tình cảm
cộng đồng, và làm cho con người cảm thấy tự tin. Ông cho rằng xã hội
thật sự là một chủ thể thờ cúng trong tôn giáo.
Với tô tem giáo, Durkheim cho rằng động vật tô tem phải là một biểu
tượng. Nhưng biểu tượng của cái gì? Ông cho rằng con người sống thành
từng bộ tộc, và mỗi bộ tộc có tô tem riêng. Tô tem làm cho bộ tộc này
khác với bộ tộc kia. Vậy tô tem tập trung vào các nghi lễ tôn giáo của bộ
tộc và biểu trưng cho cả bộ tộc và thần linh của bộ tộc.
Guy Swanson đồng ý với lập luận của Durkheim về một số khía cạnh và
điều kiện của xã hội trong việc tạo ra các phản ứng mà chúng ta gọi là
tôn giáo. Nhưng ông lại cho rằng Durkheim không giải thích rõ chính
xác cái gì trong xã hội tạo ra niềm tin và thần linh và chúa. Swanson gợi
ý là niềm tin vào thần linh bắt nguồn từ sự tồn tại của các nhóm tối cao
trong xã hội. Đấy là các nhóm có quyền lực quyết định độc lập đối với
gia đình, bộ tộc, dòng họ, làng, nhà nước. Các nhóm này không chết mà
tồn tại vĩnh cửu qua thời gian. Theo Swanson, thần linh và chúa mà con
người tạo ra cá nhân hóa và đại diện cho các nhóm có quyền quyết định
tối thượng trong xã hội của họ. Cũng giống như các nhóm tối thượng,
thần linh và chúa tồn tại vĩnh viễn.
Chuyển đổi trong hệ thống niềm tin tôn giáo:

201



Các nghiên cứu nhân học cho thấy con người trong những hoàn cảnh
nhất định đã chuyển đổi niềm tin tôn giáo của mình. Thường đó là khi
xảy ra các biến đổi lớn như thiên tai, bất ổn xã hội, di dân, v.v.
Sự chuyển đổi tôn giáo có thể là đi theo một tôn giáo hoàn toàn mới, như
trường hợp công giáo mới du nhập vào Việt Nam thế kỷ 17. Hoặc là di
dân đến một vùng đất mới nên con người đi theo một tôn giáo mới để
đáp ứng với các biến đổi mới trong cuộc sống ở một nơi định cư mới.
Hoặc là từ bỏ một tôn giáo cũ để theo một tôn giáo khác do di dân đến
vùng đất mới được lập ra từ sự kết hợp của nhiều hệ thống niềm tin đã
có, ví dụ như Cao Đài, Hòa Hảo.
10.5. Một số tôn giáo lớn trên thế giới
Đến nay, có nhiều tôn giáo khác nhau đã và đang tồn tại trên thế giới.
Bảng dưới đây liệt kê một vài tôn giáo phổ biến với chúng ta.
Tôn giáo

Năm ra đời

Kinh

Thành viên
(triệu người)

Cơ đốc giáo

30 BC

Islam


622 BC

Hinduism

1500 BC

Buddhism

Bible

2.015

Qủ’ an và Hadith

1.215

Veda

925

523 BC

Tripitaka

362

Confucianism

520 BC


Lun Yu

5

Shinto

500 BC

Siddhanta, Parkit

3

Nguồn: />
202


Câu hỏi:
1. Nêu định về tôn giáo, phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng.
2. Tại sao lại có sự đa dạng về hệ thống niềm tin, thực hành tôn giáo
trong các xã hội khác nhau?
3. Hãy liệt kê và mô tả một cách tóm tắt các nghi lễ tôn giáo mà bạn
đã tham dự hay chứng kiến.
4. Giải thích tính phổ biến của tôn giáo.

203



×