Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Các tiêu chí chọn cổ phiếu theo WarrenBuffet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.28 KB, 7 trang )

Phần 1 Báo cáo tài chính dưới góc nhìn của Warren Buffet (tóm lược theo
quyển sách “Báo cáo tài chính dưới góc nhìn của WB”, do con dâu của WB
biên soạn )
Chọn theo phương pháp của Buffet vì: thứ nhất dễ hiểu, dễ làm theo. Thứ hai: tỷ
suất sinh lời trong dài hạn đã được chứng mình là cao so với các phương pháp khác
(lướt sóng, đầu cơ...)
(Cái này cũng tùy quan điểm mỗi người, FA hay TA đều tốt, miễn là đem lại hiệu
quả cao nhất . Bài tổng hợp này sẽ theo hướng FA, trường phái của WB)
I Các tiêu chí chọn công ty
1) Nếu cty có “lợi thế cạnh tranh” duy trì trong thời gian dài, thì giá trị cơ bản
của cty sẽ tăng lên. Nếu cty tăng trưởng liên tục, thì nắm giữ càng lâu càng tốt.
Lợi thế cạnh tranh là ntn: cty có những lợi thế mà các cty khác trong ngành ko có:
ví dụ có thể định giá bán sản phẩm, bắt thị trường phải theo, vì thị phần lớn của cty
lớn. APC là 1 ví dụ: dẫn đầu thị trường chiếu xạ còn khá ít đối thủ ở VN. Thị phần
60%.
Với những cty này, nó sẽ khó có thể phá sản. Nếu trong 1 giai đoạn khó khăn, nó bị
định giá thấp hơn giá trị thực, thì đó là cơ hội vàng để đầu tư, vì qua giai đoạn khó
khăn, giá cổ phiếu sẽ tăng rất nhanh. VCS là 1 ví dụ: độc quyền trong công nghệ
sản xuất đá tấm thạch anh, năm 13 về trước kinh doanh khó khăn, nhưng từ năm 14
đến nay, kq kinh doanh cực tốt, bứt tốc từ 13.000 lên 180.000đ. Sẽ còn nhiều cty
như vậy trong giai đoạn này, nhiệm vụ là phải đọc BCTC và ngành nghề của các
cty để đãi cát tìm vàng.
Bên cạnh đó, có thể mua những cty này kể cả khi giá ko thấp, miễn là giữ thời gian
đủ lâu. Qua thời gian, giá cổ phiếu vẫn tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của chỉ
số chung (HOSE , HNX). Coca – Cola là 1 cty dạng này. Ở Việt Nam, đó là
Vinamilk (VNM), Hòa Phát (HPG), Thế giới Di Động (MWG).
2) Vậy mô hình công ty nào được chọn?
Thứ nhất: cung cấp sản phẩm dịch vụ độc đáo, duy nhất: thế giới của VNM,
MWG, APC, VCS. Nghĩ đến sữa, nghĩ đến VNM. Nghĩ đến điện thoại, nghĩ đến
MWG, FPT Shop, nghĩ đến chiếu xạ, sẽ là APC, nghĩ đến đá thạch anh, sẽ là
VCS...


Thứ hai: Có thể mua nguyên vật liệu đầu vào với chi phí thấp: thế giới của các
công ty dược phẩm, tỷ lệ giá vốn/doanh thu luôn trong top thấp nhất thị trường. Đó
là DHG, DMC, DP3... Thình thoảng cũng có các cty dịch vụ có tỷ lệ này thấp, ví
dụ APC. Điều cần thiết là tỷ lệ này luôn duy trì mức thấp năm nảy qua năm khác.


Thứ ba: cung cấp những sản phẩm, dịch vụ mà công chúng luôn có nhu cầu: thế
giới của sữa và dược phẩm. Các cty ngành khác như xây dựng, nhu cầu cũng luôn
hiện hữu nhưng theo mùa, và nếu nhu cầu theo kiểu hộ gia đình nào cũng cần thì
dược phẩm và sữa là cao nhất.
Điều cực quan trọng là 3 lợi thế này phải được duy trì một cách bền vững. Nếu mất
lợi thế cạnh tranh bền vững này, cty sẽ phải đầu tư rất nhiều tiền để tái chiếm thị
phần. VNM, DHG,HPG sẽ có lợi thế cực bền vững, còn MWG, VCS hay APC thì
cần xem xét khi thị trường bão hòa hoặc có nhiều đối thủ cạnh tranh tìm vào.
Để quyết định chọn cty nào, sau khi đã tìm được những cty có lợi thế cạnh tranh,
điều bắt buộc là phải đọc BCTC hàng năm, ít nhất là 5 năm trở lại đây.
II Báo cáo Kết quả kinh doanh (nơi bắt đầu)
1) Tỷ suất Lợi nhuận gộp = (Doanh thu – Giá vốn) / Doanh thu
Các cty có lợi thế cạnh tranh có tỷ suất này cao hơn so với các cty cùng ngành.
Nếu duy trì được tsln gộp cao thì đó là lợi thế lớn. Nếu tsln gộp thấp qua vài
năm, nó cho thấy cạnh tranh trong ngành bắt đầu gay gắt lên. Phải xem cty có
chiến lược nào làm tăng khả năng cạnh tranh lên ko, hay chết chìm trong bão
hòa. Cái này rất quan trọng.
2) Chi phí hoạt động kinh doanh: chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp,
chi phí tài chính: phải chú ý cực kỹ
Kể cả các cty có lợi thế cạnh tranh bền vững, cũng đều phải chi 1 tỷ lệ khá lớn
của lợi nhuận gộp cho chi phí bán hàng, marketing sản phẩm. Do đó những cty
nào duy trì được doanh thu tăng trưởng tốt, mà tỷ lệ chi phí bán hàng/ doanh thu
lại thấp hơn đối thủ qua nhiều năm, thì đó là cty tốt để đầu tư. Nếu tỷ lệ này ở 1
cty cứ cao và lặp đi lặp lại nhiều năm, thì đó là dấu hiệu lợi thế cạnh tranh ko

bền vững.
Ngoài ra, chi phí bán hàng, qldn thấp, nhưng chi phí tài chính ăn hết lợi nhuận,
thì đó cũng ko phải là 1 cty tốt. PPC – nhiệt điện phả lại từng có chi phí tài
chính cao vì phụ thuộc vào lãi vay gốc ngoại tệ, nhưng giờ đáng là 1 cổ phiếu
cân nhắc vì đã giảm đáng kể gốc lãi vay ngoại tệ, giúp chi phí tài chính ko biến
động quá lớn.
3) Chi phí nghiên cứu và phát triển: Warren cực không thích mục này
DN nào phải chi thường xuyên 1 khoản rất lớn cho nghiên cứu phát triển, chiếm
tỷ lệ lớn so với lợi nhuận gộp, thì sẽ khiến lợi nhuận bị ăn mòn, và nó thể hiện


cạnh tranh quá gay gắt, mất lợi thế cạnh tranh bền vững. Tuy nhiên ở VN, chưa
có nhiều DN phải chi lớn cho chi phí này.
4) Nguyên giá và khấu hao TSCĐ
Ko được phép bỏ qua khấu hao khi phân tích. Nhiều người phớt lờ khấu hao
thông qua phân tích lưu chuyển tiền tệ, nhưng khấu hao là chi phí thực. 1 cty có
lợi thế cạnh tranh tốt nếu tỷ lệ khấu hao/ lợi nhuận gộp thấp hơn cty cùng
ngành.
Ngoài ra mục TSCĐ hết khấu hao vẫn còn sử dụng rất quan trọng: nó là lợi thế
nhất định của cty. Vẫn làm ra lợi nhuận mà ko chịu chi phí khấu hao tiếp.
Nhưng cần phân tích tiếp: hết khấu hao nhưng còn dùng lâu dài được nữa ko?
Nếu ko, thì phải mất một nguồn tiến lớn để tái đầu tư, tiền mặt giảm xuống, ko
phải là tốt. Nếu có, thì rất tốt vì ko phải mất nhiều tiền.
Nguyên giá TSCĐ: với 1 cty đang trên đà tăng trưởng mạnh, thì tăng mạnh
nguyên giá TSCĐ là tất yếu và bình thường, nhưng với Cty đã hình thành lợi
thế lớn trên thị trường, thì việc tăng quá nhiều TSCĐ trong kỳ là ko tốt, nó thể
hiện cty phải đầu tư vào trang thiết bị nhiều hơn để cạnh tranh  lợi thế cạnh
tranh đang bị đe doạ. Các cty lớn như VNM, tỷ lệ tăng của nguyên giá tscđ là
tương đối nhỏ.
5) Thu nhập khác và Chi phí khác: không mang tính thường xuyên nên

phải gạt ra khi phân tích
Nhiều cty có cổ phiếu dậy sóng vì có lợi nhuận khác = thu nhập khác – chi phí
khác cực cao, kéo cả lợi nhuận lên. Nhưng về dài hạn, thu nhập này sẽ mất đi,
chứ ko bền vững. Nếu phân tích khả năng kinh doanh lâu dài, phải gạt ra.
6) Lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế: con số mà warren sử dụng
Thường thì 2 chỉ tiêu này có giá trị như nhau, vì tỷ suất thuế TNDN là bằng
nhau qua các năm, tuy nhiên nếu Cty nào đang trong thời gian ưu đãi thuế, thì
số thuế Tndn phải nộp sẽ ít hơn các năm tiếp theo. Nếu thời gian ưu đãi dài
(trên 5 năm) thì đây là ưu thế của cty, nhưng nếu thời gian ữu đãi còn ngắn, thì
nên lấy lợi nhuận sau thuế để phân tích.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / doanh thu: những cty có lợi thế cạnh tranh sẽ có
tỷ lệ này rất lớn so với những cty còn lại. VNM, DHG, DP3 là 1 ví dụ.
7) Thu nhập trên mỗi cổ phiếu: cách phân biệt kể thắng người thua
1 năm riêng lẻ ko nói lên nhiều điều, nhưng dãy số EPS trong vòng 10 năm của
cty sẽ giúp nhận diện lợi thế cạnh tranh bền vững. Cần tìm sự nhất quán và xu
hướng tăng trưởng.


III) Bảng cân đối kế toán
“Tôi đã chứng kiến nhiều người thất bại vì rượu và nợ - nợ vì đã vay quá
nhiều tiền” – Warren Buffet.
1) Tiền và tương đương tiền: của cải của cty
Tiền lớn: có 2 trường hợp:
Nếu tạo tiền từ lợi nhuận tốt: đó là cty có lợi thế cạnh tranh, ví dụ VNM
Nếu tiền có được từ đi vay: dấu hiệu ko tốt, ví dụ HAG
Cần phải xem cái gì tạo ra tiền mặt. Để xem Cty có vượt qua được khó khăn ko,
nếu tiền mặt ít, nợ nhiều thì khả năng phá sản là cao.
Nếu nhiều tiền, nợ ít 1 cách bền vững năm này qua năm khác  kinh doanh tốt,
lợi thế cạnh tranh bền vững.
Ko được quên, tiền là vua (cash is king)!

2) Hàng tồn kho
Cần tìm kiếm cty có lợi nhuận thuần và hàng tồn kho tăng trưởng tương
ứng. Nếu cty có hàng tồn kho tăng lên nhanh chóng vài năm rồi lại giảm đột
ngột vài năm, thì đó là cty trong ngành cạnh tranh cao, ko tốt.
3) Phải thu
Tỷ lệ Phải thu/ Doanh thu. Nếu tỷ lệ này thấp, trong khi doanh thu vẫn đảm
bảo tăng trưởng  lợi thế cạnh tranh tốt. Nếu tỷ lệ quá cao so với các cty cùng
ngành, mà doanh thu ko bằng cty khác  cạnh tranh quá khốc liệt và lợi thế
cạnh tranh thấp.
4) Các tài sản ngắn hạn khác:
Ko cho ta biết nhiều về lợi thế cạnh tranh, nhưng nó càng thấp càng tốt. Nếu nó
có nhiều khoản quá lớn và bất thường như tạm ứng nhân viên, ..thì cần phải tìm
hiểu kỹ về nhân viên và lý do.
5) Tổng tài sản lưu động và hệ số thanh toán hiện hành
Hs thanh toán hiện hành = ts ngắn hạn / nợ ngắn hạn
THường những cty có lợi thế cạnh tranh cao, tỷ lệ này lớn hơn 1. Tuy nhiên
cũng có những ngoại lệ. Với những cty ngoại lệ, cần xem xét kỹ các yếu tố khác
khi quyết định đầu tư.
6) Các khoản đầu tư dài hạn: một trong những thành công của Warren
Các khoản đầu tư dài hạn giúp chúng ta hiểu được quan điểm của bộ máy quản
lý. Họ có đầu tư vào các cty có lợi thế bền vững ko? Hay vào thị trường có cạnh
tranh khốc liệt.


7) Tổng tài sản và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA: Return on asset = lợi
nhuận thuần / tổng tài sản)
Một rào cản trong gia nhập ngành đó là vốn đầu tư. VNM có vốn rất lớn, và rất
khó cho 1 cty khác chen chân vào cạnh tranh.
Nhiều người cho rằng ROA càng cao càng tốt, tuy nhiên nhiều khi ROA ko
quan trọng bằng mẫu số A: tổng tài sản. ROA cao chưa chắc đã có lợi thế cạnh

tranh trong dài hạn, nhưng A mà lớn thì đó là lợi thế rất lớn.
8) Vay ngắn hạn
Các cty có lợi thế cạnh tranh sẽ có tỷ lệ vay ngắn hạn/ tài sản ngắn hạn thấp. Vì
khả năng tạo tiền của họ cao, nguồn tiền mặt dư nhiều. Nếu vay ngắn hạn quá
nhiều, rủi ro vỡ nợ sẽ cao lên.
9) Vay và nợ dài hạn
Các cty có tiềm lực tài chính cao sẽ ko có nhiều khoản này.
Lợi nhuận thuần hàng năm ít nhất phải bằng 1/3 số nợ dài hạn.
10) Tổng nợ và hệ số nợ / vốn csh
Các cty có lợi thế cạnh tranh có hệ số nợ/ vốn csh thấp. Quá cao như HAG sẽ là
rủi ro vỡ nợ rất lớn.
11) Lợi nhuận chưa phân phối: bí quyết làm giàu của Warren
Đây là con số quan trọng nhất để xác định lợi thế cạnh tranh bền vững.
Tăng trưởng tốt, bền vững là 1 tiêu chí quan trọng.
Phân chia lợi nhuận chưa phân phối cho cổ đông hàng năm càng ít càng
tốt: cổ tức chia càng ít càng tốt. Điều này đi ngược lại các mô hình định giá cổ
phiếu dựa trên dòng cổ tức, và ngược lại mong muốn của đầu tư ngắn hạn.
Nhưng điều này cho phép cty sử dụng được tối đa nguồn tiền tạo ra để tái đầu
tư, mở rộng kinh doanh.
12) Cổ phiếu quỹ: con số yêu thích của Warren
Các cty có tài chính tốt có xu hướng mua cổ phiếu quĩ. Đó là đặc điểm nổi bật,
vì chỉ có dư nhiều tiền mới làm thế. Các cty có tài chính khó khăn chỉ tìm cách
vay hoặc phát hành cổ phiếu để có thê tiền.
Bên cạnh đó, mua cồ phiếu quĩ giúp số cổ phiếu lưu hành giảm đi  ÉPS tăng
13)Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ ROE
Các cty có lợi thế cạnh tranh có ROE cao hơn mức trung bình. Sàng lọc những
cty có ROE càng cao và bền vững càng tốt.


IV) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: nơi Warren tìm tiền mặt

1) Tiền chi cho mua sắm tài sản cố định (mục dòng tiền từ hoạt động đầu
tư)
Tỉ lệ tiền chi này/lợi nhuận càng thấp càng tốt. Nếu cao, nó sẽ ăn mòn dần lợi
nhuận thông qua khấu hao các năm tiếp theo.
Tổng hợp tỷ lệ này trong vòng 10 năm. Nếu nó cứ cao qua nhiều năm thì nghĩa
là ko tốt, và ngược lại.
2) Tiền thu từ hoạt động kinh doanh
Nếu dòng tiền này tăng trưởng liên tục, có nghĩa là khả năng tạo tiền trong hoạt
động kinh doanh chính của cty rất hiệu quả. Có thể lấy dãy số 10 năm liên tục
để phân tích

Tóm lại tiêu chí chọn Công ty tốt sẽ là
-

Có lợi thế cạnh tranh lớn
Tỷ lệ lãi gộp cao
Tỷ lệ Chi phí bán hàng, qldn, chi phí tài chính / lợi nhuận gộp thấp
ÉPS tăng trưởng đều đặn hàng năm
Tỷ lệ Lợi nhuận thuần/doanh thu cao
Gạt lợi nhuận khác ra khỏi phân tích
Tiền mặt nhiều
Nợ vay ít
Tổng tài sản lớn
Hệ số nợ/vốn chủ thấp
Hệ số nợ ngắn hạn/tài sản ngắn hạn thấp
ROE cao
Lợi nhuận cao nhưng chia cổ tức ít, tái đầu tư nhiều
Tỷ lệ lợi nhuận thuần/ hàng tồn kho cao
Tỷ lệ phải thu/ doanh thu thấp
Mua cổ phiếu quỹ thường xuyên là lợi thế

Tỷ lệ Lợi nhuận chưa phân phối/ Nợ dài hạn phải cao
Tỷ lệ chi mua sắm tài sản/ lợi nhuận phải thấp
P/E càng thấp càng có khả năng phát triển

V Chọn cố phiếu trong giai đoạn này
Danh mục đề xuất:


1)
2)
3)
4)
5)
6)
7)

DP3
APC
MWG
CTD
VNM
VCS
CVT



×