Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.19 KB, 14 trang )

PHẦN I : MỞ ĐẦU
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Tin học là một môn học mang tính Khoa học và Ứng dụng điển hình.
Phần lớn các ứng dụng của Tin học đòi hỏi các kỹ năng thao tác và thực hành
chuẩn xác và hiểu biết về các chuyên ngành khác.
Trong thời đại hiện nay sự bùng nổ Công nghệ thông tin đã tác động đến
công cuộc phát triển kinh tế xã hội loài người. Sự phát triển như vũ bão của
ngành khoa học Công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt
động của loài người.
Đối với ngành giáo dục cũng vậy, việc đưa Tin học vào giảng dạy cho học
sinh ngay từ cấp tiểu học cũng nhằm mục đích tạo ra được những thế hệ công
dân có đủ năng lực, khả năng tiếp cận và phát huy hơn nữa những thành tựu đó.
Tuy nhiên để học sinh cấp tiểu học nhận thức được vấn đề này thì mỗi
người giáo vên chúng ta phải là người hướng dẫn, dìu dắt các em ngay từ bước
đầu chập chững bước vào thế giới của Công nghệ thông tin và hơn ai hết đó là
những giáo viên phụ trách giảng dạy môn Tin học tại các trường tiểu học. Chúng
ta cần nhận thức rõ để từ đó có những biện pháp giúp đỡ các em. Đối với học
sinh tiểu học tiếp cận với Công nghệ thông tin (Môn tin học) chỉ ở mức độ đơn
giản và là môn học tự chọn (không bắt buộc).
Nội dung học tập chủ yếu:
- Làm quen với việc sử dụng máy tính.
- Sử dụng các thiết bị thông dụng : chuột, bàn phím, màn hình, sử dụng
thiết bị ngoại vi thông dụng (đĩa và ổ đĩa mềm, đĩa và ổ đĩa CD – ROM, …); sử
dụng phương tiện giao tiếp phổ biến (bảng chọn, biểu tượng)…
- Sử dụng phần mềm trò chơi mang tính giáo dục.
- Khai thác phần mềm hỗ trợ việc dạy học những môn học khác.
- Sử dụng phần mềm soan thảo.
- Sử dụng phần mềm đồ họa đơn giản.
Tin học là môn học tự chọn, nội dung học tập đơn giản nhưng không vì
thế mà giáo viên chúng ta tỏ ra lơ là thiếu nhiệt huyết vì đây chính là môn học
nền tảng cho khả năng phát triển về Tin học của các em sau này.


1


- Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của ngành khoa học Công nghệ
thông tin, máy móc thiết bị Tin học ngày càng phổ biến. Các em nhỏ đã dần tiếp
cận với Công nghệ thông tin (Tin học) ngay từ bậc tiểu học. Để các em có thể
làm việc, thao tác được với chiếc máy đúng là rất khó khăn. Và đặc biệt hơn khi
các em học sinh vùng khó khăn là con em người dân tộc ít người, máy tính dùng
để thực hành ở nhà lại càng không có. Chính vì vậy để các em bước vào thế giới
Công nghệ một cách tự tin, không lo sợ thì người giáo viên phải hướng dẫn, dìu
dắt các em ngay từ khi bắt đầu tiếp cận môn Tin học và điều cơ bản nhất chính
là dùng chuột để điều khiển các chương trình, ứng dụng, trò chơi, phần mềm…
trong máy tính. Trong những năm qua được trải nghiệm, giảng dạy tại trường
PTDTBT TH số 1 Mường Nhà tôi luôn tìm cách để các em học sinh tiếp cận và
học tập một cách tự nhiên và hứng thú nhất vì vậy tôi xin giới thiệu với quý thầy
cô và các bạn đồng nghiệp, một sáng kiến đã góp phần vào sự thành công trong
công tác dạy học. Biện pháp để các em học tập tốt môn tin học nhanh, hiệu quả,
chính xác đó là sử dụng bài tập trắc nghiệm trong dạy học.
- Với phần mềm mouse kiil sẽ giúp các em sử dụng chuột dễ dàng, thành
thạo nhất.
Mouse Skills sử dụng cho nhiều lứa tuổi, giúp bạn rèn luyện kỹ năng sử
dụng chuột máy tính, đặc biệt phù hợp cho các em học sinh tiểu học khi bắt đầu
sử dụng máy tính. Mouse Skills giúp cho các bạn làm quen với các thao tác với
chuột trái, chuột phải, thanh cuộn. Các bài học sẽ được sắp xếp từ đơn giản đến
phức tạp để các bạn tiến bộ và hoàn thiện dần các kỹ năng của mình.
Mouse Skills giúp cho những ai chưa biết cách sử dụng chuột để điều
khiển Laptop, PC hoặc dùng mà chưa hiệu quả những bài luyện tập khác nhau.
Bạn sẽ được trải nghiệm kỹ năng dùng chuột qua 5 cấp độ với mức độ khó khác
nhau với nhiều bài kiểm tra trong mỗi cấp độ giúp bạn tiến bộ nhanh chóng và
sử dụng chuột thành thạo hơn.

Phần mềm Mouse Skills hỗ trợ các bài tập từ đơn giản tới nâng cao giúp
người dùng làm quen và thực hiện các thao tác với chuột máy tính, laptop một

2


cách tốt nhất. Với các cấp độ level tăng dần, các thao tác di chuyển, sử dụng các
tính năng chuột trái phải, kích đúp ... sẽ có chương trình.
Mouse Skills còn hướng dẫn học sinh cách click chuột trái, click chuột
phải, click đúp vào các vị trí được xác định trước và tự động chuyển sang cấp độ
tiếp theo khi qua 10 bài kiểm tra từ phần mềm. Ngoài ra, học sinh còn phải biết
cách sử dụng chuột để click vào một tệp, di chuyển nó đến một vùng yêu cầu.
Những bài tập này sẽ giúp cho những người mới bắt đầu không còn gặp khó
khăn nào khi tiếp xúc và điều khiển chuột.
Mouse Skills giúp cho học sinh mới bắt đầu làm quen với con chuột máy
tính. Với Mouse Skills sẽ có 5 cấp độ (Level) để bạn luyện tập, từ đến cách di
chuyển, điều khiển chuột đến cách thức tích chuột trái, tích chuột phải hoặc tích
đúp rồi đến thao tác kép thả chuột.... Từ đó sẽ giúp cho bạn sử dụng chuột thành
thạo hơn trong quá trình sử dụng máy tính.Mouse Skills được cung cấp miễn tới
người dùng và phù hợp với tất cả các phiên bản của Windows.
Kỹ năng sử dụng chuột là yếu tố đầu tiên với người dùng máy tính vì việc
truy cập và điều khiển máy tính đều thông qua chuột và bàn phím. Chính vì thế
Mouse Skills sẽ rút ngắn thời gian học dùng máy tính cho bạn.
Việc luyện tập sử dụng chuột với Mouse Skills cũng khá đơn giản, giúp
bạn nhanh chóng thuần thục khi chơi game hay điều khiển các chương trình đồ
họa.
Mouse Skills rất cần thiết cho các em học sinh nhỏ tuổi có nhu cầu làm
quen với Tin học và bắt đầu phải sử dụng chuột. Phần mềm gồm các bài học ở
nhiều cấp độ khác nhau từ dễ đến khó để học sinh có thể bắt đầu học. Ở bài học
thứ nhất, ứng dụng sẽ giúp các em bước đầu sử dụng chuột khi chạm các khối

màu chuyển động, đây là phương pháp giúp học sinh xác định vị trí chuột chính
xác nhất.
2. Lý do chọn sáng kiến
- Chuột máy tính hoạt động không chính xác, cảm giác khó điều khiển và
đặc biệt là đối với mọi người mới bắt đầu sử dụng máy tính và các em nhỏ ở
vùng sâu, vùng xa.
3


- Việc học môn Tin học ngay ở bậc tiểu học giúp các em làm quen với máy
tính và một số chương trình, trò chơi, ứng dụng đơn giản… bước đầu các em
được làm quen với chuột và bàn phím. Sử dụng chuột để điều khiển máy tính
với các em rất khó khăn, muốn nhấn vào biểu tượng, ứng dụng nhưng không
nhấn vào được con trỏ chuột cứ chạy qua chạy lại, tay các em cầm chuột run lên
toát hết mồ hôi tay.
Chính vì vậy để các em cầm được chuột, hiểu được cấu tạo của chuột và
điều khiển chuột một cách chuẩn xác. Với kinh nghiệm dạy và học ở trường
PTDTBT TH số 1 Mường Nhà tôi đã cho các em luyện tập, rèn kỹ năng sử dụng
chuột với phần mềm Mouse kills.
3.Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 3A1 của trường PTDTBT TH số 1
Mường Nhà.
- Phạm vi nghiên cứu : Năm học 2016 – 2017 Môn tin học trường
PTDTBT TH số 1 Mường Nhà.
4. Mục tiêu nhiệm vụ của sáng kiến
- Nhằm rèn kỹ năng sử dụng chuột cho các em học sinh khi mới bắt đầu
vào học môn Tin học.
- Để các em thao tác với chuột một cách dễ dàng và chuẩn xác.
- Sử dụng chuột để điều khiển các trò chơi, ứng dụng, phần mềm mà các
em được học trong bậc tiểu học.

- Các em có thể di chuyển chuột, nhấn chuột phải, chuột trái khi thực
hành với phần mềm Mouse kills.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát.
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Phương pháp tổng hợp.
4


6. Điểm mới của vấn đề nghiên cứu
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của Công nghệ thông tin và khoa
học máy tính; Bộ giáo dục và đào tạo xây dựng chương trình môn Tin học cho
các em ngay từ bậc tiểu học. Việc làm quen và sử dụng máy tính đối với các em
nhỏ là cực kì quan trọng. Các em được thực hành, tìm hiểu khám phá máy khoa
học máy tính. Để các em có thể tự mình có thể mở được các ứng dụng, trò chơi,
phần mềm hỗ trợ học tập…điều trước tiên các em cần làm là tìm hiểu và nắm
chắc được cách điều khiển chuột để có thể điều khiển các chương trình, ứng
dụng một cách dễ dàng, chuẩn xác.

PHẦN II : NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Trong quan điểm xây dựng chương trình môn Tin học của Bộ giáo dục và
đào tạo cũng nêu rõ : “ Mỗi địa phương cần kết hợp chặt chẽ với các cơ sơ Tin
học ngoài xã hội, các tổ chức kinh tế, các dự án về Tin học , các phương tiện
truyền thông đại chúng , tiếp tục phát huy vai trò chủ động, tích cực của các địa
phương, các trường để mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu về dạy và học tin
học”. Bộ giáo dục chấp nhận sự đầu tư ưu tiên so với các môn học khác trong

việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên, trang bị các thiết bị cần thiết cho việc dạy và
học tin học.
Việc dạy và học môn Tin học ở bậc tiểu học là cần thiết và cần được sự
quan tâm của chính quyền địa phương, lãnh đạo phòng và các nhà trường để mỗi
em học sinh có máy tính thực hành và học tập tại trường.
2. Cơ sở thực tiễn
a. Thuận lợi
- Hàng năm Phòng giáo dục và đào tạo quan tâm, bổ sung, đầu tư trang
thiết bị, máy tính, máy chiếu để thực hiện dạy và học môn Tin học.
- Tuy Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều
kiện để học sinh từ khối lớp 3 được tiếp cận học tập, tạo điều kiện sắm sửa máy
móc, trang thiết bị như máy tính, máy chiếu …để phục vụ cho công tác giảng
dạy môn Tin học.
5


- Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về Tin học để đáp ứng
cho nhu cầu dạy và học môn Tin học bậc tiểu học.
- Tin học là môn học trực quan, sinh động học sinh được tìm hiểu khám
phá những lĩnh vực mới trong máy tính nên học sinh rất hứng thú, nhất là những
tiết được làm quen với phần mềm, ứng dụng, trò chơi mới.
b. Khó khăn
- Học sinh ở điểm bản về vốn tiếng việt còn hạn chế, chưa lần nào được
làm quen với máy tính nên sợ và nhút nhát.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị vẫn còn thiếu: Máy tính vẫn còn thiếu chưa
đủ để cho mỗi em một máy tính, phòng học tin học có diện tích nhỏ nên khó
khăn cho các em thực hành.
Ngoài ra các em học sinh khối lớp 3 vẫn còn nhỏ lại là các em người dân
tộc ít người, ở bán trú tại trường, gia đình khó khăn chưa có điều kiện để mua
máy tính học ở nhà.Vậy nên việc sử dụng chuột để điều khiển máy tính của các

em còn gặp nhiều khó khăn. Kết quả khảo sát đầu năm của các em học sinh lớp
3A1 như sau:
Năm học

Lớp

Tổng
số học
sinh

Biết thao
tác với
chuột

Tỉ lệ
%

Chưa biết sử
dụng chuột

Tỉ lệ
%

2016 - 2017 3A1
28
6/28
21,43
22/28
78,58
3. Giải pháp thực hiện rèn kỹ năng sử dụng chuột với phần mềm

Mouse kills cho học sinh lớp 3A1 đạt hiệu quả.
3.1 Gới thiệu tổng quan về giải pháp sử dụng phần mềm Mouse kills.
- Một trong những lí do quan trọng nhất để học sinh có thể điều khiển
máy tính, tìm hiểu khám phá máy tính đó là học sinh có thể thao tác sử dụng
chuột một cách chuẩn xác và dễ dàng.
Việc sử dụng chuột máy tính của các em còn hạn chế và gặp nhiều khó
khăn nhất là với các em dân tộc người H’mông lần đầu được cầm vào chuột, ban
đầu tiếp xúc với máy tính thì lại càng khó khăn hơn. Để giải quyết được vấn đề
này tôi đã cùng các em luyên tập thực hành, rèn kỹ năng sử dụng chuột với phần
mềm Mouse kills.
6


- Ngay từ khi bắt đầu chương trình học cho các em lớp 3 tôi đã cho các
em tìm hiểu về cấu tạo đơn giản của máy tính, cho các em làm quen với chuột,
bàn phím. Đặc biệt hơn là cho các em thao tác với chuột nhiều hơn.
- Bắt đầu học, luyện tập rèn kỹ năng sử dụng chuột máy tính với phần
mềm Mouse kills để các em có thể sử dụng chuột một cách thành thạo, chuẩn
xác, dễ dàng.
- Tất cả các máy tính đều được cài phần mềm Mouse kills cho các em lớp
3A1 thực hành trong các buổi học đầu tiên. Phần mềm Mouse kills sẽ giúp cho
các em sử dụng chuột thành thạo nhất.
3.2 Làm quen với các thao tác chính với chuột:
Chuột dùng để thực hiện các lệnh điều khiển hoặc nhập dữ liệu vào máy
tính nhanh và thuận tiện.
Quy ước đặt tên cho các nút của chuột:

Hình 1. Quy ước đặt tên cho các nút của chuột
Cách cầm chuột: Dùng tay phải để giữ chuột, ngón trỏ đặt lên nút
trái, ngón giữa đặt lên nút phải chuột.


7


* Di chuyển chuột: Giữ và di chuyển chuột tới nơi bạn muốn(di chuyển
trên mặt phẳng và không nhất bất kỳ nút nào trên chuột).
* Nháy chuột: Nháy chuột là nhấn nút trái chuột(thường nút trái là hay
bấm nên không gọi là nháy nút phải chuột) nhanh và thả tay ra khỏi nút đó.
* Nháy nút phải chuột: Nhấn nút bên phải của chuột nhanh và thả tay
* Nháy đúp chuột: Nhấn nút trái chuột 2 lần liên tiếp thật nhanh
* Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển chuột đến điểm
đích rồi thả tay ra.
3.3 Luyện tập thực hành sử dụng chuột cùng phần mềm Mouse Skills:
* Hướng dẫn sử dụng phần mềm Mouse Skills :
- Phần mềm Mouse Skills dùng để luyện tập thao tác chính với chuột gồm
5 Mức:
+ Mức 1: Luyện thao tác di chuyển chuột (Chỉ cần di chuyển không cần
nháy chuột).
+ Mức 2: Luyện thao tác nháy chuột (Vừa di chuyển chuột đến đích và
nháy chuột).
+ Mức 3: Luyện thao tác nháy đúp chuột (Vừa di chuyển đến đích và
nháy đúp chuột).
+ Mức 4: Luyện thao tác nháy phải chuột (Di chuyển đến đích và nháy
nút phải chuột).
+ Mức 5: Luyện thao tác kéo thả chuột (Nhấn và giữ chuột tới ô đích rồi
thả)
- Khởi động phần mềm:
- Khởi động phần mềm bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng của
phần mềm
- Nhấn một phím bất kì để bắt đầu vào cửa sổ luyện tập chính

- Luyện tập tập các thao tác sử dụng chuột qua từng mức độ
Khởi động ứng dụng, với Mouse Skills sẽ có 5 cấp độ (Level), mỗi cấp độ có 10
bài để luyện tập.
Một số phím tắt khi sử dụng chương trình
8


Để bắt đầu luyện tập thực hành nhấn vào biểu tượng

để khởi đông

chương trình và nhấn vào một phím bất kỳ trên bàn phím.
Để thoát khỏi chương trình nhấn phím Q.
Để tới cấp độ tiếp theo nhấn phím N
Với Cấp Độ 1 (Level 1): Luyện tập với khả năng di chuyển, điều khiển
chuột. Với cấp độ này ở mức đơn giản, khi các khối màu xuất hiện trên màn
hình bạn chỉ cần điều khiển chuột chạm vào khối hình đó là đã hoàn thành công
việc, chương trình sẽ tự động chuyển sang cấp độ tiếp theo khi qua 10 bài. Học
sinh cũng có thể chuyển luôn tới cấp độ tiếp bằng cách nhấn phín N.

Với Cấp Độ 2 (Level 2): Luyện tập với thao tác tích chuột trái.
Tại cấp độ này, khi có khối hình xuất hiện thì bạn cần phải điều khiển
chuột tới đó và tích (Click) chuột trái vào khối hình đó thì mới được tính điểm,
chương trình sẽ tự động chuyển sang cấp độ tiếp theo khi qua 10 bài. Học sinh
cũng có thể chuyển luôn tới cấp độ tiếp bằng cách nhấn phín N.

9


Với Cấp Độ 3 (Level 3): Luyện tập thao tác tích đúp chuột trái (Double

Click).
Tại cấp độ này, khi có khối hình xuất hiện thì bạn cần phải điều khiển
chuột tới đó và tích đúp (Double Click) chuột trái vào khối hình đó thì mới được
tính điểm, chương trình sẽ tự động chuyển sang cấp độ tiếp theo khi qua 10 bài.
Học sinh cũng có thể chuyển luôn tới cấp độ tiếp bằng cách nhấn phím N.

Với Cấp Độ 4 (Level 4): Luyện tập với chuột phải
Tại cấp độ này, khi có khối hình xuất hiện thì bạn cần phải điều khiển
chuột tới đó và tích (Click) chuột phải vào khối hình đó thì mới được tính điểm,
chương trình sẽ tự động chuyển sang cấp độ tiếp theo khi qua 10 bài. Học sinh
cũng có thể chuyển luôn tới cấp độ tiếp bằng cách nhấn phín N.

10


Với Cấp Độ 5 (Level 5): Luyện tập thao tác kéo và thả chuột (Drag and
Drop)...
Tại cấp độ này thì chương trình yêu cầu khó hơn, bạn cần điều khiển
chuột và tích chuột trái vào tệp (file) có trên màn hình, sau đó vẫn phải giữ
nguyên chuột trái và di chuyển đến vùng yêu cầu, lúc đó bạn mới được thả
chuộc trái ra. Và thực hiện cho tới kết thúc.

Như vậy sau khi luyện tập với Mouse Skills thì các thao tác với chuột của
các em đã cải thiện đáng kể, sẽ không còn bỡ ngỡ với cách điều khiển chuột
nữa. Ngoài luyện tập với phần mềm này học sinh còn được luyện tập chơi với
trò chơi Dots, Sticks, Blocks trong chương trình học lớp 3 và các bạn có thể
tham khảo một số thủ thuật hay với chuột máy tính khác nữa để điều khiển sử
dụng chuột một cách thuận lợi, dễ dàng.
4. Kết quả đạt được
Sau khi áp dụng việc rèn kỹ năng sử dụng chuột với phần mềm Mouse

kills cho các em học sinh lớp 3A1 nói riêng và các em học sinh khối 3 trường
PTDTBT tiểu học số 1 Mường Nhà nói chung kết quả đạt được như sau:
11


Kết quả trước khi học sinh chưa được luyện tập với phần mềm mouse
kills.
Năm học

Lớp

Tổng
số học
sinh

Biết thao
tác với
chuột

Tỉ lệ
%

2016 - 2017 3A1
28
6/28
21,43
Sau khi luyện tập với phần mềm mouse kills.
Năm học

Lớp


Tổng
Sử dụng
số học chuột thành
sinh
thạo

Tỉ lệ
%

Chưa biết sử
dụng chuột

Tỉ lệ
%

22/28

78,58

Biết thao tác
với chuột

Tỉ lệ
%

2016 - 2017
3A1
28
24/28

85,71
28/28
100
Như vậy, sau khi áp dụng cho học sinh luyện tập thao tác với chuột bằng
phần mềm Mouse kills tỉ lệ học sinh biết sử dụng chuột tăng lên 21,42 % đạt
100% và sử dụng chuột thành thạo tăng lên rõ rệt 64,28 đạt 85,71% so với khi
chưa áp dụng phần mềm cho các em luyện tập.
Sử dụng thành thạo chuột máy tính giúp các em điều khiển các phần
mềm, ứng dụng, trò chơi …một cách dễ dàng và chuẩn xác. Ngoài ra còn giúp
các em tham gia thi giải toán, tiếng anh trên mạng đạt kết quả.
Học sinh lớp 3A1 đạt giải thi Toán và Tiếng Anh trên mạng:
Tiếng Anh trên internet:
6 giải cấp huyện: 2 giải nhì, 2 giải ba, 2 khuyến khích.
3 giải cấp tỉnh: 1 giải nhì, 1 giải 3, 1 giải khuyến khích.
Toán trên internet:
1 giải khuyến khích cấp huyện.
5. Bài học kinh nghiệm
Trong chương trình Tin học lớp 3 các em được làm quen với máy tính,
chuột, bàn phím và một số ứng dụng, phần mềm trò chơi đơn giản. Để các em có
thể nắm được kiến thức và thực hành thao tác với máy tính là vấn đề không hề
dễ dàng đối với giáo viên giảng dạy. Vì vậy để các em có thể làm việc với máy
tính ngay từ đầu giáo viên nên áp dụng các phương pháp, các hình thức dạy và
học phong phú và đa dạng đối với môn học này.
12


Ngoài việc cho các em học lý thuyết thì việc thực hành cực kỳ quan trọng
giúp các em có thể coi máy tính như người bạn thân thiết với mình. Việc sử
dụng chuột làm sao cho các em không ngại, không sợ sệt khi cầm, thao tác với
chuột một cách dễ dàng, chính xác …đó là nhiệm vụ của người giáo viên hướng

dẫn, giúp các em học tập tốt môn Tin học.
Việc luyện tập và rèn luyện hàng ngày rất tốt để các em sử dụng chuột
điều khiển máy tính dễ dàng. Thông qua việc cho các em thực hành với phần
mềm Mouse kills giúp các em nhanh chóng làm chủ chiếc máy tính và thành
thạo trong việc mở, đóng các ứng dụng và phần mềm trò chơi đơn gian trong
chương trình đã học.
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy nên cho các em luyện tập thực hành thao
tác với chuột để rèn kỹ năng dùng chuột để điều khiển máy tính. Ngoài việc cho
các em tìm hiểu về cấu tạo đơn giản của máy tính, bàn phím, chuột. Thông qua
bài 4 “Chuột máy tính” và các bài “luyện tập chuột” ở chương 2 trò chơi Dosts,
Sticks, Blocs và luyện tập với phần mềm mouse kills các em đã phần nào hiểu
được chuột máy tính và cách điều khiển chuột máy tính theo ý mình.

PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Tầm quan trọng, sự cần thiết
- Việc rèn kỹ năng sử dụng chuột với phần mềm Mouse kills là rất cần
thiết đối với giáo viên dạy môn Tin học nói riêng và các trường tiểu học nói
chung. Với các giải pháp trên đã mang lại kết quả khả thi giúp các em giảm
thiểu được khó khăn, sự e dè của các em vùng dân tộc thiểu số trong việc sử
dụng chuột để điều khiển các chương trình ứng dụng phần mềm trò chơi trong
chương trình học.
- Việc luyện tập và sử dụng phần mềm Mouse kills cho các em học sinh
lớp 3 rèn kỹ năng điều khiển chuột đã phần nào giúp các em thao tác với chuột
một cách dễ dàng và chuẩn xác hơn.
Như vậy việc luyện tập với phần mềm Mouse kills có thể thường xuyên
và tận dụng mọi lúc trong giờ thực hành và ôn tập. Có thể cho các các em lớp 4,
5 cùng luyện tập.
13



2. Những vấn đề cần giải quyết tiếp
- Ngoài việc sử dụng chuột của các em còn có bàn phím máy tính. Trong
chương trình học của các em cũng được luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón tay
bằng phần mềm MRIO.
Bàn phím và chuột giúp các em đưa thông tin vào để máy tính xử lý theo
các chương trình đã được cài đặt trong máy tính. Giúp các em học tập toán, học
tiếng anh, khai thác thông tin trên mạng internet, bước đầu làm quen với tư duy
lập trình. Bởi vậy bản thân tôi sẽ tiếp tục áp dụng rèn kỹ năng sử dụng chuột với
phần mềm Mouse kills cho các em học sinh lớp 3 để các em có thể sử dụng
chuột điều khiền máy tính một cách dễ dàng, chuẩn xác và thành thạo.
Sau khi nghiên cứu và làm việc tại Trường PTDTBT TH số 1 Mường Nhà
tôi hy vọng tất cả các trường học có thể áp dụng phần mềm vào cho các em
luyện tập, rèn kỹ năng thao tác với chuột máy tính. Để các em không gặp khó
khăn khi sử dụng chuột để điều khiển máy tính.
3. Kiến nghị
- Phòng giáo dục và đào tạo tiếp tục triển khai thực hiện các chuyên đề, đa
dạng hóa các dạng bài để giáo viên có thêm kinh nghiệm giảng dạy; Hàng năm
bổ sung máy tính, máy chiếu...để các trường có đủ máy tính cho học sinh thực
hành.
Trên đây là biện pháp rèn kỹ năng sử dụng chuột cho các em học sinh
khối lớp 3 của bản thân tôi trong quá trình dạy và học trong trường PTDTBT TH
số 1 Mường Nhà. Tôi rất mong nhận sự chia sẻ, góp ý của đồng nghiệp để bản
thân có thêm kinh nghiệm trong việc truyền đạt kiến thức cho các em học sinh.
Giúp các em học sinh học tiến bộ và ngày càng yêu thích môn Tin học.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Trọng Toàn
14




×