Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Thực trạng đầu tư nước ngoài tại ninh bình cùng một số giải pháp đề xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.69 KB, 29 trang )

[Type text]

Trường Đại học Ngoại Thương
Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Chuyên ngành Thương Mại Quốc tế

THU HOẠCH BÁO CÁO KIẾN TẬP
TÊN ĐỀ TÀI : Thực trạng đầu tư nước ngoài tại Ninh Bình cùng
một số giải pháp đề xuất

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thủy Anh
Lớp : Anh 12KT- K48
GV hướng dẫn : Thầy Nguyễn Cương

Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2012


[Type text]

Trường Đại học Ngoại Thương
Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tê
Chuyên ngành Thương Mại Quốc tế

THU HOẠCH BÁO CÁO KIẾN TẬP
TÊN ĐỀ TÀI : Thực trạng đầu tư nước ngoài tại Ninh Bình cùng
một số giải pháp đề xuất

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thủy Anh
Lớp : Anh 12KT- K48
GV hướng dẫn : Thầy Nguyễn Cương


Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2012


[Type text]

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................................1
Chương 1 : Giới thiệu về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình.............................................................3
1. Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch và Đầu tư.......................................................................................3
1.1.Vị trí, chức năng............................................................................................................................3
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn.....................................................................................................................3
1.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy và biên chế.............................................................................................6
2. Giới thiệu về các phòng ban chức năng và đơn vị trực thuộc............................................................7
2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban, đơn vị nói chung....................................7
2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Kinh tế đối ngoại..................................................7
Chương 2 : Thực trạng đầu tư nước ngoài tại tỉnh Ninh Bình....................................................................8
1.Môi trường đầu tư tại Ninh Bình..........................................................................................................8
1.1. Thuận lợi.......................................................................................................................................8

1.1.1.Điều kiện tự nhiên………………………………………………………………….8
1.1.2. Dân số và nguồn nhân lực………………………………………………………....9
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai giai đoạn 2001 – 2009......................................................................9
Bảng 2.2: Thực trạng phát triển dân số đến năm 2008.............................................................................10
Bảng 2.3: Thực trạng nguồn nhân lực giai đoạn 2001 - 2008..................................................................11

1.1.3.Trình độ, tiềm năng phát triển kinh tế xã hội……………………………………..11
1.2. Khó khăn.....................................................................................................................................12
2. Chính sách huy động và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tại Ninh Bình..........................................13
2.1. Các chính sách về đầu tư nước ngoài đã áp dụng.....................................................................13
2.2. Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tại Ninh Bình.....................................14

Bảng 2.4: Tình hình hoạt động của các dự án mới quý II và 6 tháng đầu năm 2012..............................15
2.3. Đánh giá hoạt động huy động và sử dụng vốn ĐTNN tại Ninh Bình........................................16
3. Tác động của vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Ninh Bình..................................................................17
3.1. Tác động tích cực........................................................................................................................17
Bảng 2.5: So sánh cơ cấu kinh tế Ninh Bình với cả nước,.......................................................................18
3.2. Tác động tiêu cực........................................................................................................................18
Chương 3 : Một số giải pháp đề xuất nhằm tăng cường thu hút vốn ĐTNN vào....................................20
1. Giải pháp về chính sách thu hút ĐTNN............................................................................................20


[Type text]

2. Giải pháp về quy hoạch.....................................................................................................................20
3. Giải pháp về nguồn nhân lực.............................................................................................................21
4. Giải pháp về công tác phối hợp trong quản lý nhà nước đối với ĐTNN.........................................22
5. Giải pháp về xúc tiến đầu tư..............................................................................................................22
6. Giải pháp về phát triển các dịch vụ tư vấn........................................................................................22
KẾT LUẬN................................................................................................................................................24

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
CN-XD
N-L-TS
TM-DL
ĐTNN
FDI
ĐBSH

Chữ đầy đủ

Công nghiệp – Xây dựng
Nông-Lâm-Thuỷ sản
Thương mại – Du lịch
Đầu tư nước ngoài
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đồng bằng sông Hồng

LỜI MỞ ĐẦU


[Type text]

Trong những năm 90 của thế kỷ XX, đầu tư nước ngoài trở thành một xu
hướng mạnh đối với các nước phát triển trên thế giới. đối với các nước chậm
phát triển và đang phát triển thì vốn và công nghệ là chìa khoá là điều kiện hàng
đầu để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
nên nhiều quốc gia đã sớm nắm bắt và tận dụng cơ hội này để phát triển.
Đối với Việt Nam trong điều kiện chuyển dịch từ cơ chế kế hoạch hoá tập
trung sang kinh tế thị trường lại có điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng kinh
tế chưa cao và để đưa dất nước phát triển nhanh, Đảng ta khẳng định “phát huy
cao nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài”
Ninh Bình là một tỉnh đang trên đà phát triển mạnh của miền Bắc, tỉnh đã
xác định rõ lợi thế so sánh, xu hướng phát triển kinh tế quốc tế và khẳng định thu
hút vốn đầu tư nước ngoài là những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh nói riêng và đóng góp vào sự phát triển của cả nước nói chung. Có
thể nói sau hơn 10 năm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh
Ninh Bình đã thu được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
hoạt động thu hút sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Ninh Bình vẫn
chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển và hiệu quả sử dụng chưa cao. Được tham gia kiến tập tại Sở Kế hoạch và

Đầu tư tỉnh Ninh Bình, em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng đầu tư nước ngoài
tại Ninh Bình cùng một số giải pháp đề xuất” để nhìn lại những thành quả đã
đạt được và nghiên cứu tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Ninh Bình.
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy
động và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Ninh Bình, vai trò của đầu tư
nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và trên cơ sở đó đưa ra các giải


[Type text]

pháp đồng bộ nhằm từng bước đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt
động đầu tư nước ngoài đối với tỉnh Ninh Bình.
Với mục tiêu trên, đề tài được trình bày làm 3 phần:
Chương 1 : Giới thiệu về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình
Chương 2 : Thực trạng đầu tư nước ngoài tại tỉnh Ninh Bình
Chương 3 : Một số giải pháp đề xuất nhằm tăng cường thu hút vốn ĐTNN
vào Ninh Bình


[Type text]

Chương 1 : Giới thiệu về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình
1. Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch và Đầu tư
1.1.Vị trí, chức năng
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh
Ninh Bình, tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm các lĩnh vực:
Tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,tổ chức
thực hiện và kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên

địa bàn tỉnh Ninh Bình.Kiểm tra, giám sát và thực hiện đầu tư trong nước, ngoài
nước ở địa phương.Ngoài ra Sở còn quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA),đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương.Sở Kế hoạch và
Đầu tư nhận các nhiệm vụ về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở
theo quy định của pháp luật và một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn,
nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
Sở có nhiệm vụ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định, Chỉ thị về quản
lý các lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo
quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chịu trách
nhiệm về nội dung các văn bản đã trình,trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định
việc phân công, phân cấp quản lý về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho Uỷ ban
nhân dân cấp huyện và các Sở, Ban, Ngành của tỉnh theo quy định của pháp luật;


[Type text]

chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định phân
cấp đó.
Sở tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong đó có
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh và
những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch,
sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, quản lý vốn ODA và
các nguồn viện trợ phi Chính phủ, quản lý các hoạt động đấu thầu.
Về việc quản lý các khu, cụm công nghiệp:
Sở có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan thẩm định

và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp trên địa bàn để Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, đồng thời thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy
hoạch phát triển các cụm công nghiệp và các cơ chế quản lý đối với các cụm
công nghiệp phù hợp với tình hình phát triển thực tế của địa phương.
Về việc doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp tác xã:
Sở có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, Ngành liên quan trình Uỷ ban
nhân dân tỉnh chương trình, kế hoạch sắp xếp phát triển doanh nghiệp thuộc
thẩm quyền do địa phương quản lý; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ phát
triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh,
đồng thời tổ chức thực hiện cấp đăng ký kinh doanh cho các đối tượng trên địa
bàn thuộc thẩm quyền theo quy định; hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh
cho cơ quan chuyên môn quản lý về kế hoạch và đầu tư cấp huyện; phối hợp với


[Type text]

các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi
phạm sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương; thu thập, lưu
trữ và quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
Ngoài ra Sở còn có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành đề xuất
các mô hình và cơ chế, chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia
đình; hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về tình hình phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình
trên địa bàn tỉnh.
Sở chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ quan
chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn; theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực
hiện.
Sở chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác nghiên cứu ứng dụng

tiến bộ khoa học-công nghệ; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch
và đầu tư theo quy định của pháp luật; tổ chức quản lý và chỉ đạo hoạt động đối
với các tổ chức sự nghiệp dịch vụ công thuộc Sở.
Ngoài ra, Sở còn phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền
các vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và
đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo
quy định của pháp luật.
Sở được giao nhiệm vụ tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực
hiện nhiệm vụ được giao theo quy định với Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.


[Type text]

Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định
của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhan dân tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc
quyền quản lý của Sở và phát triển nguồn nhân lực ngành kế hoạch và đầu tư
trên địa bàn tỉnh.
Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ theo
quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thực hiện những
nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.
1.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy và biên chế
Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư gồm có Giám đốc và các Phó Giám đốc giúp
việc Giám đốc.
Các phòng chuyên môn nghiệp vụ,đơn vị trực thuộc:
+ Văn phòng
+ Thanh tra Sở
+ Phòng Kế hoạch Tổng hợp Kinh tế - Xã hội
+ Phòng Kế hoạch Công nghiệp – Giao thông – Xây dựng

+ Phòng Kế hoạch Nông nghiệp và phát triển nông thôn
+ Phòng Kinh tế đối ngoại
+ Phòng Kế hoạch lao động – văn xã
+ Phòng thẩm định
+ Phòng Đăng ký kinh doanh
+ Đơn vị trực thuộc : Trung tâm tư vấn đầu tư
Biên chế do Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình giao hàng năm.


[Type text]

2. Giới thiệu về các phòng ban chức năng và đơn vị trực thuộc.
2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban, đơn vị nói chung
Các phòng ban tham mưu cho Giám đốc Sở về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư
phát triển các lĩnh vực chuyên môn của mình.
Các phòng ban cũng chủ trì tổng hợp, xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm, bố
trí cân đối kế hoạch vốn đầu tư theo các lĩnh vực tương ứng và các lĩnh vực có
liên quan.
Bên cạnh đó các phòng ban còn có trách nhiệm hướng dẫn xây dựng,triển khai
quy hoạch, kế hoạch và phối hợp kiểm tra thực hiện kế hoạch và đầu tư phát
triển các lĩnh vực chuyên môn đối với Sở, ngành và các huyện,thị xã.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Kinh tế đối ngoại
Phòng Kinh tế Đối ngoại tham mưu cho Giám đốc Sở về quy hoạch, kế hoạch và
đầu tư phát triển kinh tế đối ngoại, hợp tác đầu tư và phát triển thương mại, du
lịch, chịu trách nhiệm chủ trì tổng hợp, xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm,
bố trí cân đối kế hoạch vốn đầu tư trong phát triển kinh tế đối ngoại và hợp tác
đầu tư.
Phòng cũng tổng hợp công tác quản lý, sử dụng và thu hút vốn ĐTNN, làm đầu
mối hướng dẫn về thủ tục đầu tư cho các đối tác đầu tư nước ngoài có nhu cầu
đầu tư tại địa phương.

Phòng được tham gia thẩm định, thẩm tra các dự án đầu tư, các dự án quy hoạch,
chủ trì thẩm định và đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư
cho các dự án đầu tư nước ngoài tại địa phương, tổng hợp quản lý các đơn vị có


[Type text]

dự án đầu tư nước ngoài và theo dõi công tác kinh tế đối ngoại, hợp tác đầu tư và
chủ trì tổng hợp xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư.

Chương 2 : Thực trạng đầu tư nước ngoài tại tỉnh Ninh Bình
1.Môi trường đầu tư tại Ninh Bình
1.1. Thuận lợi
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam của vùng Đồng bằng sông Hồng,
cách Hà Nội hơn 90 km về phía Nam, nằm trên tuyến giao thông huyết mạch
Bắc – Nam, có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế
- xã hội, nằm trong khu vực ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Ninh Bình có địa hình đa dạng, biến đổi từ vùng núi đồi ở phía Tây, Tây Bắc,
đến vùng đồng bằng trũng xen kẽ núi đá vôi, tiếp theo là đồng bằng phì nhiêu và
phía dưới (Đông Nam) là bãi bồi ven biển. Địa hình hội tụ đầy đủ điều kiện để
phát triển kinh tế - xã hội với thế mạnh của từng vùng như vùng đồi núi, vùng
đồng bằng trũng trung tâm và các bãi bồi ven biển. Tài nguyên đất với tổng diện
tích là 1.388,7 km2, đất đai vùng đồng bằng rất thuận lợi trong phát triển nông
nghiệp bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi; Đất đai vùng bãi bồi ven biển thuận lợi
phát triển trồng cói, nuôi trồng thuỷ sản và đất đai vùng đồi núi thuận lợi để phát
triển cây công nghiệp và lâm nghiệp. Ngoài ra tỉnh còn có nhiều vùng đất rộng lớn
thuận lợi để xây dựng các khu công nghiệp và khu chế xuất.



[Type text]

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai giai đoạn 2001 – 2009
Đơn vị tính : ha

TT
1
1.1
1.2
1.3
2
2.1
2.2
2.3
3
3.1
3.2

Loại hình sử dụng
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Các loại còn lại
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng
Các loại còn lại
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất dốc chưa sử dụng

Tổng

2001
89.449,0
67.630,0
17.732,0
4.087,0
27.051,0
5.018,0
15.611,0
6.422,0
21.699,0
5.952,0
15.747,0
138.199

2005
89.814,0
62.188,0
22.349,0
5.277,0
26.678,0
5.260,0
14.895,0
6.523,0
22.519,0
8.550
13.969
139.011


2009
96.291,2
62.709,1
27.542,8
6.039,3
29.317,4
5.706,8
16.855,2
6.755,4
13.262,8
5.712,8
7.550
138.871

Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Ninh Bình

1.1.2. Dân số và nguồn nhân lực
Theo thống kê năm 2008, dân số là 936.262 người, chiếm trên 5% dân số
của vùng Đồng bằng sông Hồng. Mật độ dân số trên 674 người/km2, thấp hơn
mật độ trung bình của vùng. Độ tuổi trung bình của dân số tỉnh tương đương với
độ tuổi trung bình của cả nước và đang nằm trong "thời kỳ dân số vàng".

Bảng 2.2: Thực trạng phát triển dân số đến năm 2008


[Type text]

Năm 2000

Năm 2008


Tốc độ tăng trung

Chỉ tiêu

bình(%)
Số

Tỷ

Số

Tỷ

lượng

trọng lượng

1997-

20012008

(Người) (%)
890.625 100

trọng 2000
(Người) (%)
936.262 100
0,81


435.152 48,9

448.002 47,9

0,74

0,42

455.473 51,1

488260

52,1

0,87

1,0

- Thành thị

117.497 13,2

157874

16,9

8,06

4,3


- Nông thôn

773.128 86,8

778388

83,1

-0,07

0,1

1.Dânsố
2.Theo giới tính
- Nam
- Nữ
3.Theo khu vực

0,72

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình

Nguồn nhân lực phát triển khá về cả số lượng cùng chất lượng và đang ở thời kỳ
đầu khá thuận lợi cho tăng trưởng nhanh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Hiện tại tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 466,8 nghìn
người (năm 2008), trong đó lao động công nghiệp là 92.700 người và lao động
đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ tới trên 30%. Chất lượng giáo dục đào tạo tốt, hệ
thống các trường đào tạo đa dạng (Đại học, Cao đẳng, Trung học dạy nghề...)
nên chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá là khá so vùng Đồng bằng sông
Hồng cũng như cả nước. Bình quân 1.000 người có tới gần 300 người đi học (là

tỷ lệ khá cao so cả nước) trong đó số sinh viên, học sinh học nghề chiếm tỷ lệ
lớn.
Bảng 2.3: Thực trạng nguồn nhân lực giai đoạn 2001 - 2008
Chỉ tiêu

Đ/vị

2001

2002

2003

2004

2005

2006 2007

2008


[Type text]

Dân số

Nghìn 895,

901,


906,

911,6 915,

922,

928,7 936,26

Lao động:

người 8
Nghìn 420

0
433,

0
443,

449,

7
455,

6
458,

463,2 466,8

người

%
%
%
Triệu

14,1
74,9
11,0

0
15,4
72,5
12,1

0
16,8
70,4
12,8

6
17,3
68,8
13,9

2
17,8
68,0
14,2

8

22,6
61,7
15,7

27,9
54,9
17,2

28,1
54,24
17,66

đồng/

4,95

4,93

5,39

6.27

7,46

8,34

9,49

11,19


người
-

10,2
3,0
11,8

8,2
3,1
11,6

9,4
3,2
12,2

12,9
3,3
12,7

18,4
3,2
14,2

16,8
3,6
14,6

16,0
4,3
15,4


20.,7
4,45
17,12

+CN-XD
+N-L-TS
+TM-DL
Năng suất lao
động
+CN- XD
+N-L-TS
+TM-DL

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình

1.1.3. Trình độ, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội
Tăng trưởng kinh tế: giai đoạn 2006 - 2009, tăng trưởng kinh tế đạt
19%/năm, gấp 1,24 lần giai đoạn 2001 - 2005, cao hơn mức bình quân chung cả
nước (7%) và có bước cải thiện rõ rệt về chất lượng tăng trưởng. Trong 3 năm
(2006, 2007, 2008) tăng trưởng bình quân đạt 18,73%/năm. Tăng trưởng bình
quân của giá trị sản xuất các ngành đạt cao: nông lâm nghiệp thuỷ sản đạt 4,1%;
công nghiệp - xây dựng đạt 23,88% và dịch vụ đạt 16,27%.
. Thu ngân sách: thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 32,9%/ năm
giai đoạn 2006-2009; đạt 639,1 tỷ đồng (2006) và hai năm tiếp theo tăng mạnh
(2007 là 35% và 2008 là 36,7%), năm 2009 thu ngân sách đạt 2.002 tỷ đồng.
Tổng vốn đầu tư xã hội: Đầu tư xã hội đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
43,9%/năm (2008 vốn đầu tư toàn xã hội đạt 5.942 tỷ đồng), tỷ lệ huy động vốn
đầu tư so với GDP tăng từ 16,3% năm 2000 lên 55,9% năm 2008 (mức khá cao).



[Type text]

Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,9%, vốn đầu tư
tăng 41,7% tức là để tăng thêm 1% GDP thì cần tốc độ tăng vốn đầu tư là 3,5%
và hiện là cao hơn so với mức trung bình của vùng (tăng vốn/tăng GDP là 1,07).
Độ mở của nền kinh tế Ninh Bình xấp xỉ 27,4%, đây là mức thấp so với mức
trung bình của cả nước (cả nước là 60,95%).

1.2. Khó khăn
Mặc dù bộc lộ nhiều thuận lợi trong môi trường đầu tư, tuy nhiên Ninh
Bình vẫn còn hạn chế là mùa khô thì hạn hán, mùa mưa gây úng, lũ lụt và một số
con sông phải đảm nhiệm vai trò phân lũ, chậm lũ cho một phần của vùng Đồng
bằng Sông Hồng. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao, năng suất lao
động thấp và lao động nông nhàn chiếm khá lớn (khoảng 15%) trong năm.. Thu
ngân sách chưa đáp ứng được nhu cầu chi (năm 2009 thu ngân sách đạt 2.002 tỷ
đồng trong khi chi ngân sách là 2.831 tỷ VNĐ).
Ngoài ra môi trường đầu tư tại Ninh Bình vẫn chưa thực sự hấp dẫn các nhà
đầu tư nước ngoài do hệ thống hạ tầng chưa đồng bộ, công tác xúc tiến đầu tư
chưa hiệu quả bởi kinh phí dành cho xúc tiến đầu tư còn hạn hẹp. Bên cạnh đó,
đội ngũ cán bộ công chức làm công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh còn thiếu về số
lượng và yếu về chất lượng, nguồn lao động có tay nghề có thể đáp ứng được các
tiêu chuẩn quốc tế còn hạn chế, công tác đền bù giải phóng mặt bằng và giao đất
còn chậm.
Khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm 2008 đã ảnh hưởng tiêu cực đến
thu hút đầu tư nước ngoài vào Ninh Bình cũng như quyết định triển khai dự án
của nhiều nhà đầu tư. Kết quả là một số dự án đầu tư nước ngoài đã được triển
khai không đúng với tiến độ đã cam kết.



[Type text]

2. Chính sách huy động và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tại Ninh Bình
2.1. Các chính sách về đầu tư nước ngoài đã áp dụng
Nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua, tỉnh
Ninh Bình đã tập trung thực hiện một số chính sách và giải pháp sau :
- Quyết định số 1556/2006/QĐ – UBND ngày 31/7/2006 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh về việc ban hành quy định ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào khu
công nghiệp, khu du lịch trên địa tỉnh.
- Xây dựng và thường xuyên cập nhật, hiệu chỉnh trang “Ninh Bình – Tiềm
năng và cơ hội đầu tư” nhằm giới thiệu các tiềm năng thế mạnh của tỉnh
- Văn bản số 55/UBND-VP9 ngày 14/4/2009 về việc triển khai một số giải
pháp nhằm thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn FDI trên địa
bàn tỉnh.
- Triển khai chương trình xúc tiến quốc gia hàng năm, tiến hành rà soát cập
nhật danh mục các dự án khuyến khích đầu tư vào trong tiềm năng của
tỉnh, hoàn thành việ xây dựng.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn thủ tục đầu tư đối với các nhà đầu tư nước
ngoài và thủ tục đăng ký kinh doanh.
- Kiểm tra, rà soát các thủ tục hành chính theo đề án 30 của Chính phủ.
2.2. Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tại Ninh Bình
Trong 4 năm đầu của kỳ kế hoạch 5 năm (2006-2009), tỉnh Ninh Bình thu hút
được 21 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký đạt 543 triệu USD,
trong 3 tháng đầu năm 2010 thu hút được 2 dự án đầu tư nước ngoài với tổng
vốn đầu tư đăng ký đạt 20 triệu USD, tổng số vốn thực hiện tính đến hết quý I


[Type text]

năm 2010 đạt 189 triệu USD. Trong tổng số 23 dự án đầu tư nước ngoài nói trên,

có 10 dự án đã đi vào hoạt động, các dự án còn lại đang triển khai đầu tư và
không có dự án nào bị rút giấy Chứng nhận đầu tư. Các lĩnh vực thu hút được
nhiều vốn đầu tư nhất là may mặc, công nghiệp chế biến, các ngành dịch vụ du
lịch và xuất khẩu lao động. Đối tác đầu tư lớn nhất là Đài Loan với hơn 50%
tổng số vốn đầu tư, tiếp theo là Hàn Quốc và Hồng Kông.
Theo các báo cáo nhận được, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong 6
tháng đầu năm 2012 vào khoảng 5,1 tỉ USD, bằng 94% so với cùng kỳ năm
2011. Tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 8 tỉ USD, bằng 95% so với
cùng kỳ năm trước. Trong đó, tỉnh Ninh Bình có 5 dự án mới được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư với tổng số vốn thực hiện của riêng 5 dự án này là 15,1 triệu
USD. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI gia tăng mạnh mẽ trong 6
tháng đầu năm do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi.
Bảng 2.4: Tình hình hoạt động của các dự án mới quý II và 6 tháng đầu
năm 2012 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình)
Ngày cấp

Tên dự
án/doanh
nghiệp

13/11/2008 Nhà máy
thiết bị
quang học
Beauty
Surplus
21/6/2007 Lux
Fashion

Năm 2012
Thực hiện quý

II
Vốn
Từ NN
thực
(Triệu
hiện
USD)
(Triệu
USD)
0
0

Thực hiện 6 tháng

Ước cả năm

Vốn
thực
hiện
(Triệu
USD)
1

Từ NN
(Triệu
USD)
1

Vốn
thực

hiện
(Triệu
USD)
6,5

Từ
nước
ngoài
(Triệu
USD)
6,5

1

3

3,5

30

29

1


[Type text]

14/01/2009 Nhà máy
sơ chế
nguyên

liệu kim
loại và chế
biến phôi
kim loại
Changxin
27/10/2009 Nhà máy
sx các loại
đinh ốc vít
và con tán
bằng sắt,
đồng
không gỉ
Chia Chen
10/10/2007 Nâng cấp
Nhà máy
xi măng
Hệ Dưỡng
lên công
suất 3,6
triệu
tấn/năm

4

4

4

4


12

12

4

4

5,5

5,5

7

7

6,1

6,1

50

50

27,1

27,1

Theo biểu đồ cho thấy lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chứng tỏ được
sức hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài với cả 5 dự án mới thu hút

được đều đầu tư cho ngành công nghiệp này. Ngoài các đối tác đầu tư quen thuộc
thuộc như Đài Loan (Nhà máy thiết bị quang học Beauty Suply), Hàn Quốc
(Nhà máy sản xuất cần gạt nước /Công ty TNHH ADM21 Việt Nam) còn thu hút
được thêm Anh Quốc (Nhà máy sơ chế nguyên liệu kim loại và chế biến phôi
kim loại Changxin; Nhà máy sản xuất, gia công các sản phẩm may mặc thể thao
Phoenix).

2.3. Đánh giá hoạt động huy động và sử dụng vốn ĐTNN tại Ninh Bình


[Type text]

Với các kết quả đã đạt được trong việc thu hút và sử dụng vốn FDI giai đoạn
2006 đến nay, có thể nhận thấy sự cố gắng của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình
cũng như Sở Kế hoạch và đầu tư trong việc tiếp thu và triển khai các nghị định
cũng như các chính sách về Đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, những gì đạt được
vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh Ninh Bình và phần nào thể hiện sự
mất cân đối. Nông nghiệp chỉ chiếm hơn 5% tổng số dự án với 1 dự án nông lâm nghiệp và 4 dự án thủy sản. Trong khi khu vực nông nghiệp - nông thôn
đang đóng góp khoảng 20% GDP cho toàn tỉnh, với trên 70% dân số thì FDI vào
khu vực này mới chiếm khoảng 7%. Những bất cập quan trọng được các chuyên
gia chỉ ra là vấn đề chậm cải tiến trong cơ chế chính sách, quản lý; cơ sở hạ tầng
kém, trong đó có cả yếu tố quy hoạch về cơ sở vật chất, con người. Thực tế trong
mấy năm gần đây cho thấy sự xáo trộn trong điều hành chính sách đã ảnh hưởng
lớn đến dòng vốn đầu tư từ bên ngoài. Sự xáo trộn đó là do mất cân đối giữa thể
chế và thực tế phát triển, khu vực tư nhân đang phát triển nhanh hơn khuôn khổ
thể chế quản lý. Tỉnh Ninh Bình vẫn đang chưa chủ động trong việc lựa chọn dự
án FDI, mà thường bị động với nhà đầu tư nước ngoài cả về ý tưởng tới quy mô
vốn, diện tích sử dụng, thời gian triển khai dự án... Một hạn chế quan trọng nữa
được rút ra là năng lực thẩm tra, quản lý ở địa phương vẫn kém. Thực tế địa
phương không quan tâm đầy đủ, đúng mức đến thẩm định năng lực tài chính, kỹ

thuật cũng như những tác động về môi trường, kinh tế - xã hội lâu dài của các dự
án có quy mô lớn, gây ảnh hưởng cho định hướng phát triển chung.


[Type text]

3. Tác động của vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Ninh Bình
3.1. Tác động tích cực
Trước hết, FDI góp phần làm tăng tổng vốn đầu tư, tăng kim ngạch xuất
khẩu, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thu ngân sách
nhà nước và ổn định kinh tế vĩ mô. Trong giai đoạn 2006 -2009, các dự án Đầu
tư nước ngoài của tỉnh Ninh Bình đóng góp khoảng 11 tỷ đồng cho ngân sách
nhà nước, tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 5000 lao động. Cơ cấu kinh tế đã và
đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đặc biệt trong những năm gần đây, tỷ trọng
nông - lâm - thuỷ sản giảm nhanh (năm 2000 là 43,6% đến 2008 còn 22,4%)
trong khi công nghiệp - xây dựng tăng lên mạnh (26,18% năm 2000 đến năm
2008 đạt 43,7%). Tỷ trọng dịch vụ cũng tăng (từ 30,2% năm 2000 lên 33,9%
năm 2008). Vốn FDI chảy vao tạo sức ép cạnh tranh trên thị trường, từ đó buộc
các doanh nghiệp trong nước phải đầu tư đổi mới công nghệ, lưu chuyển lao
động từ doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp trong nước, chuyển giao công
nghệ cho doanh nghiệp trong nước, liên kết giữa doanh nghiệp FDI và DN trong
nước để sản xuất sản phẩm (ví dụ như công ty xi măng Vinakansai đã mở rộng
quy mô, cải tiến công nghệ thành Tập đoàn xây dựng Vissai sau khi hợp tác với
Đài Loan).
Bảng 2.5: So sánh cơ cấu kinh tế Ninh Bình với cả nước,
Đồng bằng sông Hồng năm 2000 và năm 2007
Đơn vị tính: %

T
T

1
2
3

Ngành kinh tế

Cả nước
2000 2007

Công nghiệp - xây
36,73
dựng
Nông - lâm – thuỷ sản
24,53
Dịch vụ
38,74

Vùng ĐBSH
2000 2007

Ninh Bình
2000 2007

41,6

33,1

41,8

26,18


39,11

20,25
38,15

22,5
44,4

13,96
44,24

43,62
30,2

27,29
33,6


[Type text]

Nguồn: TCTK&Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình

Ngoài ra FDI còn tác động tích cực đến nền văn hoá của tỉnh Ninh Bình : đổi
mới tư duy, thái độ, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, tập quán, giao tiếp ứng xử,
bình đẳng giới và các vấn đề xã hội.

3.2. Tác động tiêu cực
Sự xuất hiện của doanh nghiệp có vốn FDI có thể gây cạnh tranh khốc liệt với
các doanh nghiệp trong tỉnh mà phần thua thiệt thường là các doanh nghiệp trong

tỉnh. Các doanh nghiệp trong tỉnh bị mất thị trường, mất lao động có kỹ năng và
vì vậy có thể dẫn đến phá sản. Ngoài ra, vốn FDI có thể làm cho đầu tư trong
tỉnh bị thu hẹp do nhiều doanh nghiệp bị mất cơ hội đầu tư họăc đầu tư không
hiệu quả do trình độ công nghệ thấp kém, vốn ít. Điều này xảy ra khi xuất hiện
tác động lấn át đầu tư của doanh nghiệp FDI.
Một số những ngành mà FDI đầu tư còn có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con
người. Trên thực tế hiện tương xúc phạm nhân phẩm, bóc lột khai thác cạn kiệt
sức lao động của ng làm thuê trong các doanh nghiệp ĐTNN vẫn thường xảy ra.
FDI còn làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các cá nhân, các vùng được
nhận FDI.
Vốn FDI càng nhiều, vấn đề ô nhiễm môi trường trong tỉnh Ninh Bình càng đáng
báo động. Ngoài ra việc ngành kinh doanh dịch vụ và du lịch được đầu tư từ
những năm trước bắt đầu có những hiệu quả đáng kể trong 2 năm trở lại đây
khiến thanh thiếu niên ở nhiều vùng nông thôn có biểu hiện ăn chơi đua đòi, kéo
theo các tệ nạn xã hội gia tăng.


[Type text]

Chương 3 : Một số giải pháp đề xuất nhằm tăng cường thu hút vốn ĐTNN
vào
Ninh Bình
1. Giải pháp về chính sách thu hút ĐTNN
Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình nên phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư tiến
hành thẩm tra thận trọng khi xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự
án trên địa bàn trên các phương diện : công nghệ, năng lực thực hiện, ô nhiễm


[Type text]


môi trường…đặc biệt lưu ý về quy mô vốn của dự án đối với việc sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên như đất đai, khoáng sản để đảm bảo tính hợp lý của dự án và
giảm thiểu những tác hại tiêu cực của FDI. Trong trường hợp cần thiết, để đảm
bảo tính khả thi của dự án, có thể quy định 1 khoản tiền ký quỹ hoặc 1 hình thức
khác tương đương.
Ngoài ra cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản
hóa, giảm thời gian xử lý hồ sơ hành chính theo đề án 30 của Chính phủ nhằm
bãi bỏ bớt những thủ tục không cần thiết, tránh gây phiền nhiễu với nhà đầu tư.
Giám sát chặt chẽ quá trình triển khai dự án. Chủ động tổ chức việc đền bù giải
phóng mặt bằng và giao đất cho chủ đầu tư theo đúng cam kết, đặc biệt là các dự
án đầu tư lớn mà chủ đầu tư sẵn sang giải ngân nhằm tạo uy tín về cách làm việc
chuyên nghiệp.
2. Giải pháp về quy hoạch
Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch, đặc biệt là quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch sử dụng
đất chi tiết, quy hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu; rà soát điều chỉnh cho
phù hợp và kịp thời đối với các quy hoạch đã lạc hậu; có kế hoạch cụ thể để thực
hiện các quy hoạch đã được duyệt.
Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ giải phóng
mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương ven biển nhằm đảm bảo
phát triển kinh tế và môi trường bền vững.


[Type text]

Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định của Luật Đầu tư trong công tác
quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù
hợp với các cam kết quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Các giải pháp về quy hoạch nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu

hút các dự án đầu tư nước ngoài thông qua các cơ sở hạ tầng đã được chuẩn bị
sẵn.
3. Giải pháp về nguồn nhân lực
Tiếp tục tổ chức và hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động tại các cơ sở đào tạo
nghề trong tỉnh, đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cho các doanh
nghiệp.
Tiếp tục phổ biến giáo dục pháp luật lao động trên địa bàn tỉnh để người lao
động hiểu, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình không để xảy ra tình trạng
đình công và lãn công.
Tăng cường kiểm tra về công tác sử dụng lao động trong các doanh nghiệp về
tuyển dụng, cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động, báo cáo sử dụng
lao động nhằm đảm bảo chất lượng và quyền lợi cho nguồn nhân lực trong các
doanh nghiệp.

4. Giải pháp về công tác phối hợp trong quản lý nhà nước đối với ĐTNN
Phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương trong việc cấp phép và quản
lý các dự án đầu tư nước ngoài.


×