Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.38 KB, 2 trang )

Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký
Khách hàng đang vay vốn lưu động tại Ngân hàng. Nay khách hàng yêu cầu và Ngân hàng đồng
ý nâng hạn mức vay. Trong hợp đồng thế chấp cũ đã nêu về nghĩa vụ bảo đảm phát sinh trước
hoặc sau thời điểm ký kết hợp đồng giữa ngân hàng và khách hàng. Vậy trong trường hợp này
khách hàng có cần phải ký hợp đồng thế chấp mới hay chỉ ký Phụ lục hợp đồng?Có cần đăng ký
bảo đảm bổ sung không?

TRẢ LỜI:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 296 Bộ luật dân sự năm 2015 thì: “Một tài sản có thể được dùng
để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn
hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật
có quy định khác.”
Điều 23 Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo
đảm quy định, trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm khi bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm được
thực hiện như sau:
“1. Trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà các bên ký kết hợp đồng bảo đảm mới, có
hiệu lực độc lập với hợp đồng bảo đảm đã đăng ký trước đó, thì người yêu cầu đăng ký thực
hiện đăng ký biện pháp bảo đảm mới và không phải xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó.
2. Trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà các bên ký kết hợp đồng bảo đảm mới thay
thế hợp đồng bảo đảm đã đăng ký, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký biện
pháp bảo đảm và 01 bộ hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm mới để thực hiện đồng thời thủ tục
xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó và thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm mới.
3. Các bên không phải thực hiện đăng ký thay đổi đối với trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo
đảm, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Trong hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm đã đăng ký có điều khoản
về việc cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ sẽ phát sinh trong tương lai;


b) Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm nhưng không bổ sung tài sản bảo đảm;
c) Các bên chỉ ký kết hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm đã đăng ký hoặc sửa đổi hợp
đồng có nghĩa vụ được bảo đảm mà không ký kết hợp đồng bảo đảm mới.”


Như vậy, căn cứ các quy định của pháp luật nêu trên, trong trường hợp bổ sung nghĩa vụ được
bảo đảm, các bên lựa chọn ký kết hợp đồng bảo đảm mới hoặc ký kết Hợp đồng sửa đổi, bổ sung
hợp đồng bảo đảm cũ. Nếu khách hàng và Ngân hàng ký kết hợp đồng bảo đảm mới, có hiệu lực
độc lập với hợp đồng bảo đảm đã đăng ký trước đó và cả hai hợp đồng đều có chung đối tượng là
tài sản bảo đảm, thì áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 102/2017/NĐ-CP, người
yêu cầu đăng ký thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm mới và không phải thực hiện xóa biện
pháp bảo đảm đã đăng ký trước đó.
Trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà các bên ký kết hợp đồng bảo đảm mới thay thế
hợp đồng bảo đảm đã đăng ký, thì áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số
102/2017/NĐ-CP, người yêu cầu đăng ký thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm mới đồng thời
với việc thực hiện xóa biện pháp bảo đảm đã đăng ký trước đó.
Trường hợp Hợp đồng bảo đảm đã đăng ký không có thỏa thuận về việc thế chấp để bảo đảm cho
các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì các bên thực hiện đăng ký thay đổi nội dung biện pháp
bảo đảm đã đăng ký theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 102/2017/NĐ-CP.
Trường hợp Hợp đồng bảo đảm đã đăng ký có thỏa thuận về việc thế chấp để bảo đảm cho các
nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì các bên không cần thiết thực hiện đăng ký thay đổi nội
dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký.



×